Gián án ĐỀ - ĐÁP ÁN THI HSG 9 LỊCH SỬ

9 348 0
Gián án ĐỀ - ĐÁP ÁN THI HSG 9 LỊCH SỬ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO HUYỆN KRÔNG NĂNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN: LỊCH SỬ 9 NĂM HỌC(2009-2010) Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1:(4 điểm) Thế nào là chủ nghĩa A-pác thai? Cuộc đấu tranh của nhân dân Châu Phi chống chế độ A-pác-thai như thế nào? Câu 2:( 4điểm) Hãy nêu những biến đổi của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? Biến đổi nào lớn nhất,vì sao? Câu 3:(4 điểm) Lập bảng so sánh giữa phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế theo mẫu sau: TT Nội dung so sánh Phong trào Cần Vương Khởi nghĩa Yên Thế 1 Thời gian 2 Mục đích đấu tranh 3 Thành phần lãnh đạo 4 Lưc lượng tham gia 5 Địa bàn hoạt động 6 Hình thức đấu tranh Câu 4:(4 điểm) Tại sao đế quốc Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất?Chương trình khai thác lần thứ hai của đế quốc Pháp tập trung vào những nguồn lợi nào? Câu 5:(4 điểm) Con đường tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác với con đường truyền thống của lớp người đi trước? ---------------------------HẾT----------------------- (Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm) - 1 - PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO HUYỆN KRÔNG NĂNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN: LỊCH SỬ 9 NĂM HỌC(2009-2010) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: Câu 1:*A-pác-thai có nghĩa là: sự tách biệt chủng tộc. Đây là một chính sách phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo của nhà cầm quyền da trắng đối với người da đen ở Nam Phi.(1điểm) -Nhà cầm quyền da trắng ở Nam Phi đã ban hành hơn 70 đạo luật về phân biệt chủng tộc, đối xử và tước bỏ quyền làm người của người da đen và da màu,buộc họ phải sống trong những khu riêng biệt, cách li hoàn toàn với người da trắng(1điểm) *Đó là cuộc đấu tranh của nhân dân 3 nước miền Nam Châu Phi:Rô-đê-di- a,Tây Nam Phi,Cộng hoà Nam Phi.(1điểm) -Sau nhiều năm chiến đấu kiên cường và bền bỉ,chính quyền da trắng đã phải tuyên bố xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.(0.5điểm) -Sau hơn 3 thế kỉ tồn tại, năm 1993 hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc dưới hình thức A-pác-thai bị sụp đổ hoàn toàn.(0.5 điểm) Câu 2:*Những biến đổi: -Cho đến nay,các nước Đông Nam Á đều đã giành được độc lập(1 điểm) -Từ khi giành độc lập,các nước ra sức xây dựng đất nước và đạt nhiều thành tựu lớn.(0.75 điểm) -Các nước Đông Nam Á gia nhập tổ chức ASEAN nhằm xây dựng mối quan hệ hoà bình ,hữu nghị,hợp tác giữa các nước trong khu vực.(1 điểm) *Biến đổi thứ nhất là quan trọng nhất.(0.25điểm) Vì:-Giúp biến đổi thân phận các nước từ thuộc địa và lệ thuộc trở thành độc lập.(0.5 điểm) -Nhờ vậy các nước mới có điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển đất nước.(0.5 điểm) - 2 - Câu3: TT Nội dung so sánh Phong trào Cần Vương Khởi nghĩa Yên Thế 1 Thời gian 1885-1896(0.25 điểm) 1884-1913(0.25điểm) 2 Mục đích đấu tranh Đánh Pháp,giành độc lâp, khôi phục chế độ phong kiến(0.5điểm) Tự bảo vệ quyền lợi, giữ đất, giữ làng…(0.5điểm) 3 Thành phần lãnh đạo Văn thân, sĩ phu(0.25điểm) Nông dân(0.25điểm) 4 Lưc lượng tham gia Nông dân, văn thân, sĩ phu yêu nước(0.25điểm) Nông dân(0.25điểm) 5 Địa bàn hoạt động Các tỉnh Trung Kì, Bắc Kì(0.5điểm) Chủ yếu ở Yên Thế ( Bắc Giang)(0.5điểm) 6 Hình thức đấu tranh Vũ trang(0.25điểm) Vũ trang(0.25điểm) Câu 4:*Vì:Sau chiến tranh thế giới thứ nhất(1914-1918)nước Pháp bị tàn phá nặng nề.Để bù đắp thiệt hại chiến tranh gây ra Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương.(1điểm). *Chương trình khai thác gồm: - Nông nghiệp: Mở rộng sản xuất,chủ yếu là đồn điền cao su.(0.5 điểm) - Công nghiệp:Tập trung khai mỏ,mở rộng một số cơ sở công nghiệp chế biến.(0.75điểm) - Thương nghiệp,tài chính:Độc chiếm thị trường, nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế.(0.75 điểm) - Giao thông vận tải: Đầu tư phát triển đường sắt.(0.5điểm) - Thuế: Đánh thuế nặng và đặt nhiều thứ thuế.(0.5 điểm) Câu 5:*Con đường cứu nước của các bậc tiền bối, tiêu biểu: cụ Phan Bội Châu đã chọn con đường sang phương Đông (Nhật Bản) xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp.(1điểm) *Phương pháp của cụ là vận động,tổ chức tập hợp lực lượng đấu tranh bạo động.(1 điểm) * Còn Nguyễn Ái Quốc lựa chọn hướng đi sang các nước phương Tây. Cách đi của Nguyễn Ái Quốc là: đi vào tất cả các giai cấp tầng lớp,đi vào phong trào quần chúng giác ngộ, đoàn kết họ đứng lên dành độc lập bằng sức mạnh của mình là chính.(1điểm) - 3 - -Nguyễn Ái Quốc đề cao, học tập cách mạng tháng Mười Nga, nghiên cứu lí luận chủ nghĩa Mác, đây là con đường duy nhất đúng vì nó phù hợp với sự phát triển của lịch sử dân tộc ta.(1 điểm) ---------------------------HẾT-------------------------- - 4 - PHÒNG GIÁO DỤC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN HUYỆN KRÔNG NĂNG LỚP 9 – THCS NĂM HỌC 2009- 1010 ĐỀ : MÔN : LỊCH SỬ Thời gian:150 phút (không kể thời gian giao đề) CÂU 1: (2 điểm) Em hãy làm sáng tỏ một số thuật ngữ sau đây trong lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945: Đấu tranh tự phát, đấu tranh tự giác, chiến lược, sách lược? CÂU 2: (3 điểm) Lập bảng thống kê những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương. Tên cuộc khởi nghĩa Thời gian Người lãnh đạo Nêu chiến thuật, đặc điểm nổi bật của những cuộc khởi nghĩa trên? CÂU 3: (4 điểm) Chứng minh chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng? Ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930-1931? CÂU 4: (3 điểm) Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một biến cố lịch sử vĩ đại, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cách mạng Việt Nam? Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên? CÂU 5:( 4điểm) Trình bày xu thế phát triển của lịch sử thế giới từ năm 1991đến nay. Theo em xu thế mới này đã đặt cho Việt Nam những cơ hội và thách thức nào? CÂU6: ( 4 điểm) Nêu và phân tích những nguyên nhân phát triển nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? Điểm chung giống nhau về nguyên nhân phát triển? Em có nhận xét gì? …………………………….Hết……………………………. Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. - 5 - PHÒNG GIÁO DỤC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN HUYỆN KRÔNG NĂNG LỚP 9 – THCS NĂM HỌC 2009- 1010 ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM MÔN : LỊCH SỬ ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM CÂU1: (2điểm) Làm sáng tỏ một số thuật ngữ trong lịch sử Việt nam từ năm 1919 đến năm 1945: Đấu tranh tự phát: Là cuộc đấu tranh phát sinh tự nhiên, không có sự lãnh đạo, chưa có ý thức giác ngộ.(0,5đ) Đấu tranh tự giác: Là cuộc đấu tranh có tổ chức, có sự lãnh đạo để thực hiện nhiệm vụ giành chính quyền…(0,5đ) Chiến lược: Đường lối chung, chỉ đạo việc đấu tranh lâu dài để đạt mục tiêu cơ bản của cách mạng. (0,5đ) Sách lược: Đường lối tổ chức, biện pháp, hình thức,và khẩu hiệu đấu tranh, vận động cách mạng trong một thời gian ngắn để thực hiện chiến lược cách mạng. (0,5đ) CÂU 2: (3điểm) Bảng thống kê những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương: (1,5đ) Tên cuộc khởi nghĩa.(0,5đ) Thời gian (0,5đ) Người lãnh đạo (0,5đ) Ba Đình 1886-1887 Phạm Bành, Đinh Công Tráng Bãi Sậy 1883- 1892 Đinh Gia Quế, Nguyễn Thiện Thuật Hương Khê 1885- 1895 Phan Đình Phùng, Cao Thắng Chiến thuật, đặc điểm nổi bật của những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương:(1,5đ) - Cuộc khởi nghĩa Ba Đình: + Địa bàn hoạt động chỉ có ba làng (Mậu Thịnh, Thượng Thọ và Mĩ Khê). Lợi dụng địa hình của ba làng có thế chân kiềng, nghĩa quân xây dựng căn cứ để phối hợp hổ trợ nhau trong chiến đấu.(0,25đ) + Căn cứ chỉ mạnh về phòng thủ nên rất hạn chế trong việc tấn công kẻ thù và rút lui khi cần thiết.(0,25đ) - Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy: - 6 - + Địa bàn hoạt động lớn trên nhiều tỉnh. (0,25đ) +Nghĩa quân không xây dựng công sự kiên cố để phòng thủ giống như cuộc khởi nghĩa Ba Đình, mà cơ động chiến đấu, đánh du kích. (0,25đ) - Cuộc khởi nghĩa Hương Khê: + Địa bàn hoạt động chủ yếu dựa vào rừng núi hiểm trở trên địa bàn bốn tỉnh ( Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quãng Bình). (0,25đ) + Lãnh đạo của nghĩa quân là những người tài giỏi, có uy tín. (0,25đ) + Lực lượng nghĩa quân lớn mạnh, được tổ chức chặt chẽ và có trang bị vũ khí tốt. (0,25đ) + Đây là cuộc khởi nghĩa kéo dài, tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương (11năm). (0,25đ). CÂU 3:( 4điểm) * Xô Viết nghệ- Tĩnh là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng: - Tổ chức chính quyền: Khi chính quyền địch tan rã ở nhiều địa phương, các Ban chấp hành Nông Hội xã đã đứng ra quản lí đời sống. Đây là hình thức của chính quyền Xô Viết.(0,5đ) - Chính sách: + Về chính trị: Ban bố thực hiện các quyền tự do, dân chủ, thành lập các đoàn thể quần chúng Nông hội, Công hội, Hội phụ nữ giải phóng. (0,5đ) + Về kinh tế: Chia lại ruộng đất cho nông dân, bãi bỏ các thứ thuế vô lí, thực hiện giảm tô, xoá nợ. (0,5đ) + Về văn hoá, xã hội:Tổ chức đời sống mới, mở các lớp dạy chữ quốc ngữ, xoá bỏ tệ nạn xã hội. (0,5đ) * Ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930-1931: - Đây là sự kiện trọng đại của lịch sử nước ta. (0,5đ) + Lần đầu tiên liên minh công nông được thiết lập để chống đế quốc, phong kiến và đã giáng một đòn mạnh vào nền thống trị của đế quốc, phong kiến. (0,5đ) + Chứng tỏ sức mạnh của công nhân và nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, có khả năng đánh đổ chính quyền của thực dân phong kiến, xây dựng xã hội mới. (0,5đ) - Đây là cuộc diễn tập đầu tiên của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng để chuẩn bị cho cách mạng tháng tám. (0,5đ) CÂU 4:( 3 điểm) * Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một biến cố lịch sử vĩ đại: - Đối với nước ta: + Đánh đuổi Nhật- Pháp, giải phóng được dân tộc, lật đổ chế độ phong kiến, lập ra nước Việt Nam dân chủ công hoà.(0,25đ) - 7 - + Đưa nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, đưa dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ nước nhà.(0,25đ) + Mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc- kỷ nguyên độc lập tự do.(0,5đ) - Đối với cách mạng thế giới: + Là thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân. (0,5đ) + Cổ vũ mạnh mẽ phong trào GPDT trên thế giới, nhất là các nước châu Á, châu Phi. (0,5đ) *Bài học kinh nghiệm : - Kết hợp giải quyết một cách đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.(0,5đ) - Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, tập hợp mọi lực lượng yêu nước của dân tộc để xây dựng khối đoàn kết toàn dân trong mặt trận thống nhất, lấy liên minh công nông làm nền tảng.(0,5đ) - Kiên quyết đi theo con đường cách mạng bạo lực của quần chúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-lênin.(0,5đ) - Kết hợp chuẩn bị lâu dài với việc chớp thời cơ.(0,5đ) CÂU 5: (4điểm) * Xu thế phát triển của lịch sử thế giới từ năm 1991đến nay: - Xu thế hoà hoãn, hoà dịu trong quan hệ quốc tế.(0,5đ) - Trật tự thế giới mới đang dần dần thiết lập: đa cực, nhiều trung tâm.(0,5đ) - Hầu hết các nước đang điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.(0,5đ) - Tuy hoà bình thế giới được củng cố nhưng nhiều khu vực lại xảy xung đột nội chiến. (0,5đ) Nhìn chung, xu thế của thế giới là hoà bình, ổn định, hợp tácphát triển kinh tế. * Cơ hội và thách thức với Việt Nam: + Cơ hội: (1đ) . Môi trường hoà bình, ổn định để mở cửa hợp tác . . Có cơ hội tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ… . Thu hút đầu tư, học hỏi kinh nghiệm, giao lưu văn hoá . + Thách thức:(1đ) . Sự cạnh tranh quyết liệt của nước lớn… . Quan hệ quốc tế còn nhiều bất bình đẳng . . Âm mưu mới của các thế lực phản động… . Nhà nước phải có những chính sách đúng đắn, phù hợp ,đúng thời cơ để phát triển nhưng vẫn giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc. CÂU6:( 4 điểm) - 8 - * Nguyên nhân phát triển của kinh tế Mỹ: (1,5đ) - Thu lơi nhuận nhiều trong chiến tranh, đất nước không bị chiến tranh tàn phá, nhân công dồi dào, chất xám trên thế giới đổ về Mỹ.(0, 5đ) - Ổn định sản xuất, trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.(0,25đ) - Quân sự hoá nền kinh tế để buôn bán vũ khí. (0,25đ) - Đi đầu về KHKT và công nghệ, đạt được những thành tựu kì diệu nhất của cách mạng khoa học kỹ thuật để tăng trưởng kinh tế.(0, 5đ) * Nguyên nhân phát triển của kinh tế Nhật Bản:(1,5đ) - Nhiều cải cách dân chủ được tiến hành sau chiến tranh là nhân tố quan trọng cho kinh tế bắt đầu phát triển.(0,25đ) - Mĩ tiến hành chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam tạo cơ hội cho sự tăng trưởng “thần kỳ”.(0,25đ) - Những nhân tố có ý nghĩa quyết định của chính Nhật Bản gồm: (0,75đ) + Truyền thống văn hoá giáo dục lâu đời. + Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế tăng trưởng, hệ thống quản lí hiệu quả của các xí nghiệp công ty. + Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù, tiết kiệm… - Tận dụng được những thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại. (0,25đ) *Điểm chung giống nhau về nguyên nhân phát triển: (1đ) - Tận dụng được những thành tựu của cách mạng khoa học- kỹ thuật để phát triển. (0,25đ) * Nhận xét: Cách mạng khoa học – kỹ thuật luôn được chú trọng và đây chính là chìa khoá của sự phát triển kinh tế đất nước của mọi quốc gia.(0,75đ) ………………Hết……………. - 9 - . với sự phát triển của lịch sử dân tộc ta.(1 điểm) -- -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -HẾT -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - 4 - PHÒNG GIÁO DỤC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI. đi trước? -- -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -HẾT -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- (Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm) - 1 - PHÒNG GIÁO

Ngày đăng: 29/11/2013, 17:11

Hình ảnh liên quan

6 Hình thức đấu - Gián án ĐỀ - ĐÁP ÁN THI HSG 9 LỊCH SỬ

6.

Hình thức đấu Xem tại trang 3 của tài liệu.
Sách lược: Đường lối tổ chức, biện pháp, hình thức,và khẩu hiệu đấu tranh, vận động cách mạng trong một thời gian ngắn để thực hiện chiến lược cách mạng - Gián án ĐỀ - ĐÁP ÁN THI HSG 9 LỊCH SỬ

ch.

lược: Đường lối tổ chức, biện pháp, hình thức,và khẩu hiệu đấu tranh, vận động cách mạng trong một thời gian ngắn để thực hiện chiến lược cách mạng Xem tại trang 6 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan