1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thời hiệu yêu cầu chia di sản đối với thừa kế mở trước khi bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực

10 112 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 28,86 KB

Nội dung

THỜI HIỆU YÊU CẦU CHIA DI SẢN ĐỐI VỚI THỪA KẾ MỞ TRƯỚC KHI BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 CÓ HIỆU LỰCĐỖ VĂN ĐẠI – 2019TÓM TẮTBộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015) đã thay đổi thời hiệu yêu cầu chia di sản (kéo dài từ 10 năm thành 30 năm) nhưng chưa cho biết thời hiệu này có áp dụng cho thừa kế mở trước khi BLDS năm 2015 có hiệu lực hay không và cũng không cho biết thời hiệu mới này áp dụng như thế nào đối với thừa kế mở trước khi có Pháp lệnh thừa kế. Bài viết cho thấy Án lệ số 262018AL đã làm rõ các vấn đề nêu trên. Án lệ số 262018AL về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản. Án lệ này được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17102018 và được công bố theo Quyết định số 269QĐCA ngày 06112018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.Nguồn án lệ:Quyết định giám đốc thẩm số 062017DSGĐT ngày 2732017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp thừa kế tài sản và chia tài sản chung” ở Hà Nội giữa nguyên đơn là ông Cấn Xuân V, bà Cấn Thị N1, bà Cấn Thị T1, bà Cấn Thị H, ông Cấn Xuân T, bà Cấn Thị N2, bà Cấn Thị M1. Người đại diện cho các đồng nguyên đơn là bà Cấn Thị N2 và bị đơn là cụ Nguyễn Thị L, ông Cấn Anh C. Người đại diện cho các đồng bị đơn theo ủy quyền là ông Lê Hồng L. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 07 người.Vị trí nội dung án lệ:Đoạn 5, 6, 7 phần “Nhận định của Tòa án”.Khái quát nội dung án lệ: Tình huống án lệ: Người để lại di sản thừa kế là bất động sản chết trước ngày công bố Pháp lệnh thừa kế ngày3081990. Tại thời điểm Tòa án xét xử sơ thẩm, BLDS số 912015QH13 đang có hiệu lựcpháp luật. Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, phải xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là ngày công bố Pháp lệnh thừa kế ngày 3081990. Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế được xác định theo quy định của BLDS số 912015QH13.Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ: Khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015; Khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 3081990.Từ khóa của án lệ:“Chia di sản thừa kế”; “Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế”; “Thời điểm bắt đầu tính thờihiệu”.NỘI DUNG ÁN LỆ1. Dẫn nhậpNăm 2018, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành thêm 10 án lệ mới (từ Án lệ số 172018AL đến Án lệ số 262018AL) trong đó có 03 án lệ hình thành từ đề xuất của Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung vào bình luận một trong các án lệ đó là Án lệ số 262018AL về thời hiệu yêu cầu chia di sản đối với di sản có thời điểm mở thừa kế xảy ra trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực (sau đây là Án lệ số 26).Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng nhau nghiên cứu tình tiết vụ án hình thành Án lệ số 26. Cụ thể, cụ T chết năm 1972 để lại di sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (gọi chung là bất động sản). Ở đây, cụ T chết trước khi Pháp lệnh về thừa kế ngày 3081990 được công bố. Ở thời điểm xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, BLDS năm 2005 đang có hiệu lực với thời hiệu yêu cầu chia di sản là 10 năm. Tuy nhiên, ngày nay BLDS năm 2015 có hiệu lực và đưa ra thời hiệu yêu cầu chia di sản là bất động sản dài hơn vì khoản 1 Điều 623 BLDS năm 2015 quy định “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế”. Quy định này đương nhiên được áp dụng đối với di sản có thời điểm mở thừa kế xảy ra sau ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực (tức người để lại di sản chết sau ngày 112017). Tuy nhiên, đối với di sản mà thời điểm mở thừa kế xảy ra trước ngày BLDS năm 2015có hiệu lực như trường hợp của cụ T trong vụ án trên, văn bản chưa thực sự rõ về khả năng áp dụng thời hiệu mới 30 năm. Ở đây, Án lệ số 26 đã bổ sung vào pháp luật thực định đường lối giải quyết liên quan đến thời hiệu này trong đó có việc áp dụng thời hiệu 30 năm cho thừa kế mở trước ngày 112017 (I) và thời điểm bắt đầu thời hiệu 30 năm nêu trên (II). Để biết rõ thêm giá trị thực tế của Án lệ số 26, chúng ta sẽ xem xét cả những khả năng áp dụng Án lệ này (III)2. Đặt vấn đềQuy định mới nêu trên (30 năm đối với bất động sản) đương nhiên được áp dụng đối với di sản mà thời điểm mở thừa kế diễn ra sau khi BLDS năm 2015 có hiệu lực áp dụng (từ ngày 112017). Vấn đề đặt ra là thời hiệu mới này (dài hơn so với trước đây) có được áp dụng cho cả di sản mà thời điểm mở thừa kế diễn ra trước khi BLDS năm 2015 có hiệu lực không? Ngay sau khi BLDS năm 2015 được thông qua, chúng tôi đã cho rằng “đây là câu hỏi rất quan trọng cần có câu trả lời, vì việc còn hay hết thời hiệu ảnh hưởng rất lớn đến quyền, lợi ích của các chủ thể có liên quan”.Trước khi thông qua BLDS năm 2015 ít ngày, nhà lập pháp đã có một Dự thảo Nghị quyết quy định một số điểm thi hành BLDS trong đó có quy định về áp dụng quy định về thời hiệu trong BLDS năm 2015 tại khoản 4 Điều 2 với nội dung “thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự này”. Theo Dự thảo Nghị quyết, khoản 4 này nằm độc lập so với các quy định về giao dịch dân sự (Điều 2 của Dự thảo Nghị quyết đưa ra quy định chuyển tiếp và quy định chuyển tiếp về giao dịch dân sự được nêu tại khoản 1 còn quy định chuyển tiếp về thời hiệu được nêu tại khoản 4). Nếu nghị quyết như vừa nêu được thông qua, chúng ta không gặp khó khăn trong việc áp dụng thời hiệu mới cho thừa kế trước đây vì khoản 4 Điều 2 Dự thảo Nghị quyết theo hướng các quy định về thời hiệu trong BLDS năm 2015 được áp dụng và quy định này không bị giới hạn ở giao dịch dân sự nên có thể được áp dụng cho cả lĩnh vực khác trong đó có thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, trước khi thông qua BLDS, nhà lập pháp đã quyết định không ban hành nghị quyết riêng như Dự thảo nêu trên mà xây dựng một điều luật chuyển tiếp là Điều 688 BLDS năm 2015 như chúng ta đã thấy ở trên: Dự thảo Nghị quyết được gửi cho chúng tôi vào ngày 17112015 và chúng tôi thống nhất với việc để điều khoản chuyển tiếp về thời hiệu nằm độc lập với quy định về giao dịch dân sự. Tuy nhiên, BLDS được thông qua ngày 24112015 đã chuyển Dự thảo Nghị quyết trên thành Điều 688 vào phút cuối và nhập điều khoản chuyển tiếp về thời hiệu vào trong quy định chuyển tiếp về giao dịch dân sự. Điều luật chuyển tiếp được thông qua đã không giữ lại cấu trúc như Dự thảo Nghị quyết đã được đề cập ở trên liên quan đến thời hiệu trong BLDS mới và việc nhập điều khoản chuyển tiếp về thời hiệu vào điều khoản chuyển tiếp về giao dịch dân sự làm cho vấn đề áp dụng hồi tố quy định về thời hiệu thừa kế đã trở thành điểm trống trong văn bản và Án lệ số 26 đã có câu trả lời bổ sung. 3. Sự không đầy đủ trong văn bảnKhi ban hành BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005, Quốc hội có ban hành Nghị quyết về việc thi hành Bộ luật dân sự. Khi thông qua BLDS năm 2015, Quốc hội không ban hành Nghị quyết áp dụng nhưng có điều luật về chuyển tiếp. Đó là Điều 688 và trong điều luật này có quy định về thời hiệu rất đáng quan tâm. Cụ thể, theo điểm d khoản 1 Điều 688 thì “thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này”. Nếu chỉ đọc quy định này một cách độc lập, chúng ta có thể hiểu rằng thời hiệu trong BLDS năm 2015 trong đó có thời hiệu yêu cầu chia di sản được áp dụng ngay lập tức, cả đối với tình tiết đã diễn ra trước khi BLDS năm 2015 có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, khi xem kỹ vị trí của điểm d nêu trên thì chúng ta sẽ gặp lúng túng vì điểm d này nằm trong khoản 1 Điều 688 và khoản 1 Điều 688 này có phạm vi điều chỉnh (bị giới hạn) là “đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực”. Quy định này đương nhiên áp dụng cho “giao dịch dân sự” được xác lập trước ngày 112017 nhưng thừa kế không phải lúc nào cũng được hiểu là “giao dịch dân sự”. Thực ra, chúng ta có 2 loại thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Đối với thừa kế theo di chúc, chúng ta không gặp khó khăn trong việc khẳng định quy định trên về thời hiệu được áp dụng vì di chúc là một dạng giao dịch dân sự nên quy định về thời hiệu của BLDS năm 2015 hoàn toàn có thể được được áp dụng cho thừa kế theo di chúc.Tuy nhiên, trong vụ việc nêu trên, chúng ta không đối diện với trường hợp thừa kế theo di chúc vì người để lại di sản không để lại di chúc mà là trường hợp thừa kế theo pháp luật. Do đó, không có cơ sở văn bản để khẳng định quy định chuyển tiếp trên được áp dụng cho cả thừa kế theo pháp luật. Nói cách khác, điều khoản chuyển tiếp trên về thời hiệu đương nhiên được áp dụng cho giao dịch dân sự nhưng chưa rõ về việc có áp dụng thời hiệu mới cho thừa kế theo pháp luật hay không khi thời điểm mở thừa kế diễn ra trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực.4. Đường lối giải quyết trong án lệTrước sự không rõ ràng của văn bản như nêu trên, việc Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn áp dụng là cần thiết và việc hướng dẫn này có thể được đưa ra dưới dạng nghị quyết hướng dẫn hay phát triển một vụ việc thành án lệ. Hiện nay, Tòa án nhân dân tối cao chưa có ý định xây dựng nghị quyết về chủ đề này và nhân dịp đợt xây dựng án lệ của năm 2018, chúng tôi đã lựa chọn phương án thứ hai và Án lệ số 26 đáp ứng mục tiêu này. Cụ thể, sau khi khẳng định “Theo quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01012017), thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế” và “Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015, đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật Dân sự này có hiệu lực, thì thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này”, Án lệ số 26 đã xác định “Như vậy kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án áp dụng quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định thời hiệu đối với trường hợp mở thừa kế trước ngày 01012017”. Với nội dung như vừa nêu, Án lệ số 26 đã mở rộng phạm vi áp dụng các quy định mới về thời hiệu (thời hiệu mới không chỉ áp dụng cho giao dịch dân sự mà cho cả thừa kế theo pháp luật) và việc mở rộng này còn được thể hiện rõ nét ở phần Khái quát án lệ. Bởi lẽ, phần này đưa ra Tình huống án lệ là “Người để lại di sản thừa kế là bất động sản chết trước ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 3081990. Tại thời điểm Tòa án xét xử sơ thẩm, Bộ luật Dân sự số 912015QH13 đang có hiệu lực pháp luật” và chúng ta thấy Giải pháp pháp lý trong phần Khái quát án lệ là “Trường hợp này, phải xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 3081990. Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự số 912015QH13”. Thực ra, hướng của Án lệ số 26 đã tồn tại trong một số bản án được ban hành sau khi BLDS năm 2015 có hiệu lực nên đã có tiền lệ áp dụng trong thực tiễn.Ví dụ, trong một bản án năm 2017, chúng ta thấy nêu “Cụ Kh mất ngày 01112007, cụ Đ mất ngày 2142011. Do vậy thời điểm mở thừa kế của cụ Kh là ngày 01112007, thời điểm mở thừa kế của cụ Đ là ngày 1442011. Về thời hiệu khởi kiện: ngày 24022013 nguyên đơn có đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ Kh và cụ Đ, như phân tích về thời điểm mở thừa kế nêu trên, áp dụng Điều 623 của BLDS năm 2015 thì yêu cầu chia di sản thừa kế của cả cụ Kh và cụ Đ còn trong thời hiệu khởi kiện”.Ở đây, thời điểm mở thừa kế trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực và Tòa án đã áp dụng quy định về thời hiệu trong BLDS năm 2015.5. Tính thuyết phục của án lệHướng như nêu trên của Án lệ số 26 là hoàn toàn thuyết phục vì các lý do sau đây:Thứ nhất, trước đây một số quy định có phạm vi ban đầu là áp dụng đối với “giao dịch dân sự” nhưng thực tế cũng được áp dụng cho cả thừa kế theo pháp luật nên chúng ta đã có tiền lệ. Cụ thể, trước đây Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ban hành Nghị quyết số 581998NQUBTVQH10 và Nghị quyết số 10372006NQUBTVQH11 về giao dịch dân sự về nhà ở. Cả hai nghị quyết này đều có quy định về thời hiệu yêu cầu chia di sản nên “thừa kế nhà ở” đã được coi là giao dịch dân sự cho dù đây không phải là thừa kế theo di chúc mà chỉ là thừa kế theo pháp luật. Luật Nhà ở năm 2014 cũng coi “thừa kế” nói chung là một dạng giao dịch tại Điều 117 dù đó là thừa kế theo pháp luật. Trong thực tiễn xét xử, Tòa án nhân dân tối cao cũng áp dụng quy định về thời hiệu trong Nghị quyết trên cho cả thừa kế về nhà ở mà người để lại di sản không có di chúc (tức áp dụng quy định trong Nghị quyết cho cả thừa kế theo pháp luật trong khi đó Nghị quyết này có phạm vi áp dụng là “giao dịch về nhà ở”). Điều đó có nghĩa là các quy định về thời hiệu áp dụng cho giaodịch dân sự nêu trong Nghị quyết cũng đã được áp dụng cho thừa kế, cho dù là thừa kế theo di chúc hay thừa kế theo pháp luật.Thứ hai, hướng trên của Án lệ số 26 phù hợp với tinh thần sửa đổi các quy định về thời hiệu trong BLDS năm 2015 vì khi tiến hành chỉnh lý Dự thảo BLDS tại Quốc hội, tinh thần chung mà chúng tôi nhận được là áp dụng ngay các quy định về thời hiệu với chủ trương rất rõ là quy định có lợi cho người dân thì áp dụng ngay và quy định mới về thời hiệu (thời hạn được kéo dài so với BLDS năm 2005) là quy định có lợi cho người dân nên cũng cần được áp dụng ngay. Vì vậy, việc áp dụng hồi tố quy định về thời hiệu yêu cầu chia di sản của BLDS năm 2015 mang lại lợi ích tốt nhất cho các chủ thể có liên quan trong các tranh chấp về chia di sản, tạo cơ hội cho Tòa án xử lý di sản một cách triệt để (di sản hết thời hiệu yêu cầu chia sẽ không được giải quyết triệt để, mâu thuẫn giữa những người thừa kế vẫn tồn tại và làm cho di sản trong tình trạng không được khai thác hiệu quả). Trong một bản án được trích dẫn ở phần sau, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội cũng có nhận xét theo hướng như vừa nêu. Cụ thể, sau khi viện dẫn khoản 1 Điều 623 và điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS năm 2015 đã được trình bày ở trên, Tòa án cấp cao đã xét rằng “đây là những quy định mới của pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong vụ án tranh chấp thừa kế nói chung nên cần áp dụng để giải quyết triệt để, toàn diện vụ án6. Nhận xét bổ sungBLDS năm 2015 theo hướng “Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này” (điểm d khoản 1 Điều 688) để cho phép áp dụng các quy định mới về thời hiệu cho hoàn cảnh xảy ra trước khi BLDS năm 2015 có hiệu lực. Tuy nhiên, các nhà lập pháp đã có sơ ý khi để nội dung này trong quy định về “giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực” trong khi đó, quy định này đáng ra nằm trong một điều khoản độc lập với giao dịch dân sự như Dự thảo Nghị quyết áp dụng để áp dụng cho cả các trường hợp không là giao dịch dân sự.Án lệ số 26 đã khắc phục được thiếu sót trên vì đã theo hướng áp dụng thời hiệu mới của BLDS đối với cả thừa kế theo pháp luật (tức không là giao dịch dân sự). Hướng như vừa nêu của Án lệ số 26 tạo ra sự thống nhất giữa thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Hướng đó còn cho phép giải quyết những trường hợp yêu cầu chia di sản đã bị hết thời hiệu theo BLDS trước đây nhưng hiện nay các bên vẫn có tranh chấp. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng hướng như vừa nêu không thực sự xa lạ vì ngay sau khi BLDS năm 2015 được ban hành, chúng tôi đã cho rằng “điểm d khoản 1 Điều 688 nêu trên của BLDS năm 2015 cũng được áp dụng cho thừa kế, cho dù đó là thừa kế theo pháp luật” và “việc áp dụng hồi tố thời hiệu chia di sản của BLDS năm 2015 mang lại lợi ích tốt nhất cho các chủ thể có liên quan trong các tranh chấp về chia di sản, tạo cơ hội cho Tòa án giải quyết tranh chấp cũng như có thể xử lý di sản một cách triệt để”.Thực ra, BLDS có quy định mới về thời hiệu không chỉ dành riêng cho thừa kế. Đối với lĩnh vực khác, BLDS năm 2015 cũng có quy định mới về thời hiệu khởi kiện (kéo dài thời hiệu khởi kiện so với BLDS trước đây) như đối với bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (từ 2 năm thành 3 năm). Chúng tôi hy vọng rằng các quy định mới về thời hiệu trong BLDS năm 2015 (được kéo dài so với BLDS trước đây) cũng được áp dụng hồi tố tương tự như trong Án lệ số 26 mặc dù quan hệ giữa các bên không phát sinh từ giao dịch dân sự như trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.7. Áp dụng thời hiệu mới tính từ khi Pháp lệnh Thừa kế được công bốĐặt vấn đề. Theo khoản 1 Điều 149 BLDS năm 2015 thì “Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định”. Quy định trên cho thấy thời hiệu là thời hạn và thời hạn trong thời hiệu yêu cầu chia di sản trong BLDS năm 2015 đối với bất động sản là 30 năm. Ở đây, chúng ta không bàn về thời hạn 30 năm nữa mà bàn về thời điểm bắt đầu của thời hạn 30 năm này.Quy định trên trong BLDS năm 2015 lấy thời điểm bắt đầu thời hiệu 30 năm là “kể từ thời điểm mở thừa kế”. Nếu lấy thời điểm này, thời hiệu yêu cầu chia di sản của cụ T đến năm ban hành Quyết định giám đốc thẩm (vào năm 2017) được sử dụng để phát triển thành Án lệ số 26 cũng quá 30 năm vì cụ T mất năm 1972 (đến năm 2017 là hơn 40 năm). Tuy nhiên, pháp luật về thừa kế Việt Nam có rất nhiều thay đổi, và đối với trường hợp mở thừa kế trước khi có Pháp lệnh Thừa kế, chúng ta có quy định theo hướng thời điểm bắt đầu thời hiệu không là “thời điểm mở thừa kế” mà là thời điểm khác. Cụ thể, theo khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh Thừa kế thì “Đối với các việc thừa kế đã mở trước ngày ban hành Pháp lệnh này thì thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được tính từ ngày công bố Pháp lệnh này”. Như vậy, theo Pháp lệnh Thừa kế, đối với thừa kế mở trước ngày ban hành Pháp lệnh Thừa kế như trường hợp của cụ T trong vụ việc được phát triển thành Án lệ số 26, thời hiệu không bắt đầu từ “thời điểm mở thừa kế” mà từ “ngày công bố Pháp lệnh này”. Vấn đề tiếp theo cần quan tâm là đối với những trường hợp như nêu trên mà nay áp dụng thời hiệu 30 năm thì chúng ta vẫn lấy thời điểm bắt đầu thời hiệu là ngày mở thừa kế (như vụ việc của cụ T là năm 1972 và thời hiệu đã hết cho dù áp dụng thời hiệu 30 năm) hay thời điểm Pháp lệnh Thừa kế được công bố (như vụ việc của cụ T là năm 1990 nên thời hiệu 30 năm vẫn còn).Sự không đầy đủ trong văn bản. Chúng ta đã thấy khoản 1 Điều 623 BLDS năm 2015 theo đó “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế” được áp dụng cho cả thừa kế mở trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực (tức trước ngày 112017). Quy định trên theo hướng xác định thời hiệu mới 30 năm “kể từ thời điểm mở thừa kế” và không cho biết đối với thừa kế mở trước khi ban hành Pháp lệnh Thừa kế ngày 3081990 thì có áp dụng thời điểm bắt đầu là “kể từ thời điểm mở thừa kế” hay là kể “từ ngày công bố Pháp lệnh này”. Thực ra, trong suốt quá trình xây dựng quy định về thời hiệu thừa kế trong BLDS năm 2015 mà chúng tôi được chứng kiến (với vai trò thành viên Tổ biên tập Dự thảo BLDS sửa đổi và chuyên gia chỉnh lý Dự thảo tại Quốc hội), chưa bao giờ vấn đề về mối quan hệ giữa Pháp lệnh Thừa kế và BLDS năm 2015 được đặt ra. Nói cách khác, việc có áp dụng thời hiệu 30 năm cho thừa kế mở trước khi ban hành Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 với thời điểm bắt đầu từ khi Pháp lệnh được công bố hay từ thời điểm mở thừa kế chưa được các nhà lập pháp quan tâm. Ở đây, BLDS năm 2015 chưa rõvề nội dung này và Án lệ số 26 đã bổ sung đường lối giải quyết.Đường lối giải quyết trong Án lệ. Trong vụ việc hình thành Án lệ số 26, chúng ta thấy cụ T chết năm 1972 nên trước khi Pháp lệnh Thừa kế được ban hành. Theo Nội dung án lệ, “Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 3081990 và Bộ luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp này thời hiệu khởi kiện chia di sản của cụ T cho các đồng thừa kế vẫn còn theo quy định của pháp luật”. Điều đó có nghĩa là, theo Nội dung án lệ, cần kết hợp “khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 3081990 và Bộ luật Dân sự năm 2015” và như vậy thời hiệu 30 năm trong BLDS năm 2015 cần được tính “từ ngày công bố Pháp lệnh”, chứ không được tính từ “thời điểm mở thừa kế”. Phần Giải pháp án lệ trong phần Khái quát án lệ cũng theo hướng vừa nêu vì có nội dung: “trường hợp này, phải xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 3081990”. Pháp lệnh Thừa kế được thông qua ngày 3081990 nhưng được công bố ngày 1091990 (ngày Chủ tịch Hội đồng nhà nước ký lệnh công bố Pháp lệnh). Thực tế, trước khi Án lệ số 26 được ban hành đã có Tòa án theo hướng tính thời hiệu từ ngày 3081990. Chẳng hạn, sau khi viện dẫn quy định về thời hiệu của BLDS năm 2015 theo hướng cần áp dụng thời hiệu 30 năm, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã xét rằng “cố Tuyền chết năm 1945, căn cứ vào khoản 1 Điều 3 và khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế được Hội đồng nhà nước ban hành ngày 3081990. Đối chiếu với quy định của pháp luật nêu trên thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối với di sản của cố Tuyền vẫn còn”. Với hướng trên của Án lệ số 26, thời hiệu yêu cầu chia di sản đối với thừa kế mở trước ngày ban hành Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 sẽ không được tính từ ngày 3081990 mà được tính từ ngày 1091990 (ngày Pháp lệnh được công bố). Điều đó cũng có nghĩa là thời hiệu 30 năm được tính đến ngày 1092020.Trong tương lai có thể có yêu cầu chia di sản chỉ được tiến hành sau ngày 1092020 đối với di sản có thời điểm mở thừa kế diễn ra trước khi Pháp lệnh Thừa kế được ban hành. Trong trường hợp này, chưa chắc thời hiệu yêu cầu chia di sản đã hết vì chúng ta còn có trường hợp không tính thời gian vào thời hiệu (với hệ quả là kéo dài thêm thời hiệu) như khi có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hay trường hợp di sản là nhà ở, có người định cư ở nước ngoài. Do đó, đối với giai đoạn sau ngày 1092020, chúng ta cần lưu ý thêm những trường hợp không tính một khoảng thời gian vào thời hiệu để kéo dài thời hiệu yêu cầu chia di sản. Tính thuyết phục của Án lệ. Hướng như nêu trên của Án lệ số 26 về thời điểm bắt đầu thời hiệu là hoàn toàn thuyết phục. Nó cho phép Tòa án giải quyết những tranh chấp về yêu cầu chia di sản bị “phớt lờ” bởi các quy định về thời hiệu yêu cầu chia di sản.Thực ra, BLDS áp đặt thời hiệu yêu cầu chia di sản (trước đây là 10 năm và nay là 30 năm đối với bất động sản) là không thuyết phục. Đáng ra phải coi di sản là tài sản chung của những người thừa kế nên cần áp dụng các quy định chung về tài sản chung trong đó có quy định về chia tài sản chung (không bị giới hạn về thời gian). Tuy nhiên, do nhà lập pháp vẫn duy trì thời hiệu yêu cầu chia di sản nên việc tìm cách hạn chế hệ quả của việc tồn tại thời hiệu này là việc cần làm. Nói cách khác, chúng ta không bỏ được thời hiệu yêu cầu chia di sản nên cần tìm cách kéo dài thời hiệu này để Tòa án vẫn có thể giải quyết yêu cầu chia di sản và Án lệ số 26 về thời điểm bắt đầu thời hiệu như nêu trên là một phương thức hiệu quả để kéo dài thời hiệu (làm chậm thời điểm bắt đầu nên sẽ làm kết thúc muộn thời hiệu). 8. Xác định trường hợp áp dụng thời hiệu mới theo Án lệ số 26Chưa xét xử bằng quyết định có hiệu lực. Quy định mới về thời hiệu đương nhiên được áp dụng cho thừa kế mở từ ngày 112017 (ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực) và chúng ta không bàn về trường hợp thừa kế này. Đối với thừa kế mở trước ngày vừa nêu, từ khi BLDS năm 2015 được thông qua, chúng tôi đã cho rằng nếu việc yêu cầu chia di sản diễn ra “sau ngày 112017 ở cấp sơ thẩm cũng như ở cấp phúc thẩm thì thời hiệu yêu cầu chia di sản vẫn áp dụng các quy định về thời hiệu trong BLDS năm 2015 (30 năm đối với di sản là bất động sản)”. Với nội dung Án lệ số 26 được phân tích ở trên, chúng ta có các hệ quả sau:Nếu việc chia di sản chưa được yêu cầu lần nào tại Tòa án thì hướng trong Án lệ số 26 đương nhiên được áp dụng cho lần yêu cầu đầu tiên tại cấp sơ thẩm và thực tế đã có Tòa án theo hướng áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS năm 2015 ở thời điểm xét xử sơ thẩm sau khi BLDS năm 2015 có hiệu lực (đối với thừa kế mở trước ngày 112017). Ví dụ, theo một bản án năm 2017 thì “khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia là 30 năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Bà B chết năm 2003 không để lại di chúc nên thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế về bất động sản của bà B đang còn trong hạn luật định”. Ở đây, thừa kế được mở trước khi BLDS năm 2015 có hiệu lực nhưng chúng ta không áp dụng thời hiệu trong BLDS trước đây (10 năm) mà áp dụng thời hiệu mới (30 năm).Nếu yêu cầu chia di sản đã được Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết theo thời hiệu của văn bản cũ (tức thời hiệu 10 năm) và nay được xem xét phúc thẩm ở thời điểm BLDS năm 2015 đã có hiệu lực pháp luật (tức sơ thẩm trước ngày 112017 và phúc thẩm sau ngày này) thì hướng trong Án lệ số 26 (áp dụng thời hiệu trong BLDS năm 2015) vẫn được áp dụng. Thực tế, điều khoản chuyển tiếp (khoản 2 Điều 688 BLDS năm 2015) chỉ quy định “Không áp dụng Bộ luật này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ việc mà Tòa án đã giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự trước ngày Bộ luật này có hiệu lực”. Như vậy, điều khoản này chỉ cấm sử dụng quy định trong BLDS năm 2015 để “giám đốc thẩm, tái thẩm” nên BLDS năm 2015 trong đó có quy định về thời hiệu 30 năm vẫn có thể được sử dụng để xét xử sơ phúc thẩm. Trong thực tế, không hiếm trường hợp Tòa án đã áp dụng thời hiệu 30 năm cho thừa kế mở trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực ở giai đoạn phúc thẩm.Chẳng hạn, theo một bản án năm 2017 thì“cụ Quán, cụ Khuyên là vợ chồng, cụ Quán chết không để lại di chúc, tại thời điểm này thì di sản của cụ Quán để lại là ½ quyền sử dụng thửa đất số 73 và tính đến năm 2014 đã hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế, do đó phần di sản của cụ Quán sẽ không được xem xét để chia thừa kế nhưng cấp sơ thẩm lại xác định phần di sản này đương nhiên là của cụ Khuyên và chia thừa kế là chưa đúng. Tuy nhiên, tại thời điểm xét xử phúc thẩm thì Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có hiệu lực thi hành, theo quy định tại Điều 623 thì thời hiệu chia thừa kế là 30 năm đối với bất động sản cho nên phần di sản của cụ Quán vẫn còn thời hiệu”. Đã xét xử bằng quyết định có hiệu lực. Khi án sơ thẩm hay phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật và trong án đó Tòa án đã khẳng định hết thời hiệu theo BLDS trước đây (thời hiệu 10 năm), hướng trong Án lệ số 26 có khả năng được áp dụng không?Khi đọc lướt qua điều khoản chuyển tiếp (khoản 2 Điều 688 nêu trên) chúng ta có thể suy luận rằng không có khả năng áp dụng Án lệ số 26 vì một khi án sơ thẩm hay phúc thẩm có hiệu lực thì chúng ta chỉ còn khả năng “giám đốc thẩm” hay “tái thẩm”. Tuy nhiên, khi phân tích kỹ tình tiết vụ việc hình thành Án lệ số 26, chúng ta sẽ có câu trả lời khác. Cụ thể, bản án sơ thẩm năm 2012 và phúc thẩm năm 2013 đã lần lượt theo hướng “Tòa án cấp sơ thẩm xác định tại thời điểm các đương sự khởi kiện (tháng 112010) là đã hết thời hiệu để chia thừa kế của cụ T” và “Cụ T chết năm 1972, thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế đã hết”. Tuy nhiên, các án này đã bị kháng nghị giám đốc thẩm và Tòa giám đốc thẩm đã hủy án sơ thẩm và án phúc thẩm lần lượt với lý do “Tòa án cấp sơ thẩm xác định di sản của cụ T để lại là tài sản chung chưa chia và tuyên chia cho 08 người con của cụ T là không đúng theo quy định tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 phần I Nghị quyết số 022004NQHĐTP ngày 1082004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vì cụ L, ông C (con cụ K) không thừa nhận tài sản đang tranh chấp là di sản của cụ T chưa chia” và “Tòa án cấp phúc thẩm xác định thời hiệu khởi kiện về thừa kế của cụ T đã hết và không chấp nhận yêu cầu của các nguyên đơn về việc chia tài sản chung đối với phần di sản của cụ T là đúng (theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 phần I Nghị quyết số 022004NQHĐTP ngày 1082004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao), nhưng Tòa án cấp phúc thẩm lại tuyên cho các đồng thừa kế đang quản lý các di sản của cụ T là cụ L và ông C được tiếp tục quản lý, sử dụng và sở hữu là không đúng”. Từ đó, Tòa giám đốc thẩm “Hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm” và “Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội giải quyết sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật”. Ở đây, khi giải quyết lại, Tòa án sẽ áp dụng đường lối nêu trong Quyết định giám đốc thẩm về thời hiệu đã được phát triển thành Án lệ (tức áp dụng thời hiệu 30 năm).Nội dung trên cho thấy án địa phương đã áp dụng thời hiệu cũ với hệ quả là hết thời hiệu nhưng án đó bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm và Tòa án xét xử lại sẽ phải áp dụng thời hiệu mới của BLDS năm 2015 theo định hướng của Án lệ số 26. Hướng này hoàn toàn không mâu thuẫn với điều khoản chuyển tiếp (khoản 2 Điều 688 nêu trên) vì Tòa giám đốc thẩm đã giám đốc thẩm án sơ thẩm và phúc thẩm không dựa vào quy định mới trong BLDS năm 2015. Do đó, đối với những trường hợp án sơ thẩm và án phúc thẩm đã có hiệu lực xác định thời hiệu thừa kế đã hết theo BLDS trước đây, chúng ta vẫn có cách để phải xét xử lại phần di sản đã hết thời hiệu theo BLDS cũ nhưng còn thời hiệu theo BLDS năm 2015 bằng cách giám đốc thẩm, tái thẩm về vấn đề khác vấn đề về thời hiệu và một khi án bị hủy toàn bộ để xét xử lại thì thời hiệu mới 30 năm theo BLDS năm 2015 và Án lệ số 26 được áp dụng.Áp dụng Án lệ số 26 cho vấn đề tương tự. BLDS năm 2015 có nhiều quy định mới về thời hiệu thừa kế.Thực tế, ngoài việc tăng thời gian từ 10 năm đến 30 năm đối với di sản là động sản, BLDS năm 2015 còn có quy định mới khác như quy định về hệ quả của hết thời hiệu yêu cầu chia di sản (10 năm cũng như 30 năm). Cụ thể, bên cạnh thời hiệu 30 năm đã được phân tích ở trên, khoản 1 Điều 623 BLDS năm 2015 còn quy định: “Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này; b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này”. Quy định này là mới so với BLDS trước đây và câu hỏi đặt ra là quy định này có được áp dụng cho thừa kế mở trước khi BLDS năm 2015 có hiệu lực không?Chúng ta thấy điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS năm 2015 quy định: “Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này” nhưng quy định này nằm trong điều khoản về “giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực”. Chúng ta thấy Án lệ số 26 đã áp dụng điểm d trên cho cả thừa kế theo pháp luật (tức không có giao dịch dân sự) và chúng ta nên tư duy tương tự đối với những vấn đề khác thời hiệu 30 năm. Nói cách khác, bằng áp dụng tương tự như Án lệ số 26, chúng ta nên theo hướng quy định mới khác về thời hiệu như quy định về hết thời hiệu yêu cầu chia di sản nêu trên cũng được áp dụng cho thừa kế mở trước khi BLDS năm 2015 có hiệu lực.

THỜI HIỆU YÊU CẦU CHIA DI SẢN ĐỐI VỚI THỪA KẾ MỞ TRƯỚC KHI BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 CÓ HIỆU LỰC ĐỖ VĂN ĐẠI – 2019 TÓM TẮT Bộ luật Dân năm 2015 (BLDS năm 2015) thay đổi thời hiệu yêu cầu chia di sản (kéo dài từ 10 năm thành 30 năm) chưa cho biết thời hiệu có áp dụng cho thừa kế mở trước BLDS năm 2015 có hiệu lực hay không không cho biết thời hiệu áp dụng thừa kế mở trước có Pháp lệnh thừa kế Bài viết cho thấy Án lệ số 26/2018/AL làm rõ vấn đề nêu Án lệ số 26/2018/AL xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế bất động sản Án lệ Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17/10/2018 công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA ngày 06/11/2018 Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 06/2017/DS-GĐT ngày 27/3/2017 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vụ án “Tranh chấp thừa kế tài sản chia tài sản chung” Hà Nội nguyên đơn ông Cấn Xuân V, bà Cấn Thị N1, bà Cấn Thị T1, bà Cấn Thị H, ông Cấn Xuân T, bà Cấn Thị N2, bà Cấn Thị M1 Người đại diện cho đồng nguyên đơn bà Cấn Thị N2 bị đơn cụ Nguyễn Thị L, ông Cấn Anh C Người đại diện cho đồng bị đơn theo ủy quyền ông Lê Hồng L Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 07 người Vị trí nội dung án lệ: Đoạn 5, 6, phần “Nhận định Tòa án” Khái quát nội dung án lệ: - Tình án lệ: Người để lại di sản thừa kế bất động sản chết trước ngày công bố Pháp lệnh thừa kế ngày30/8/1990 Tại thời điểm Tòa án xét xử sơ thẩm, BLDS số 91/2015/QH13 có hiệu lựcpháp luật - Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, phải xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế ngày công bố Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1990 Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế xác định theo quy định BLDS số 91/2015/QH13 Quy định pháp luật liên quan đến án lệ: - Khoản Điều 623 Bộ luật Dân năm 2015; - Khoản Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1990 Từ khóa án lệ: “Chia di sản thừa kế”; “Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế”; “Thời điểm bắt đầu tính thời hiệu” NỘI DUNG ÁN LỆ Dẫn nhập Năm 2018, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành thêm 10 án lệ (từ Án lệ số 17/2018/AL đến Án lệ số 26/2018/AL) có 03 án lệ hình thành từ đề xuất Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh Trong viết này, chúng tơi tập trung vào bình luận án lệ Án lệ số 26/2018/AL thời hiệu yêu cầu chia di sản di sản có thời điểm mở thừa kế xảy trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực (sau Án lệ số 26) Để hiểu rõ hơn, nghiên cứu tình tiết vụ án hình thành Án lệ số 26 Cụ thể, cụ T chết năm 1972 để lại di sản quyền sử dụng đất tài sản gắn liền với đất (gọi chung bất động sản) Ở đây, cụ T chết trước Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1990 công bố Ở thời điểm xét xử sơ thẩm phúc thẩm, BLDS năm 2005 có hiệu lực với thời hiệu yêu cầu chia di sản 10 năm Tuy nhiên, ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực đưa thời hiệu yêu cầu chia di sản bất động sản dài khoản Điều 623 BLDS năm 2015 quy định “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản 30 năm bất động sản, 10 năm động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế” Quy định đương nhiên áp dụng di sản có thời điểm mở thừa kế xảy sau ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực (tức người để lại di sản chết sau ngày 1/1/2017) Tuy nhiên, di sản mà thời điểm mở thừa kế xảy trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực trường hợp cụ T vụ án trên, văn chưa thực rõ khả áp dụng thời hiệu 30 năm Ở đây, Án lệ số 26 bổ sung vào pháp luật thực định đường lối giải liên quan đến thời hiệu có việc áp dụng thời hiệu 30 năm cho thừa kế mở trước ngày 1/1/2017 (I) thời điểm bắt đầu thời hiệu 30 năm nêu (II) Để biết rõ thêm giá trị thực tế Án lệ số 26, xem xét khả áp dụng Án lệ (III) Đặt vấn đề Quy định nêu (30 năm bất động sản) đương nhiên áp dụng di sản mà thời điểm mở thừa kế diễn sau BLDS năm 2015 có hiệu lực áp dụng (từ ngày 1/1/2017) Vấn đề đặt thời hiệu (dài so với trước đây) có áp dụng cho di sản mà thời điểm mở thừa kế diễn trước BLDS năm 2015 có hiệu lực không? Ngay sau BLDS năm 2015 thông qua, cho “đây câu hỏi quan trọng cần có câu trả lời, việc cịn hay hết thời hiệu ảnh hưởng lớn đến quyền, lợi ích chủ thể có liên quan” Trước thơng qua BLDS năm 2015 ngày, nhà lập pháp có Dự thảo Nghị quy định số điểm thi hành BLDS có quy định áp dụng quy định thời hiệu BLDS năm 2015 khoản Điều với nội dung “thời hiệu áp dụng theo quy định Bộ luật dân này” Theo Dự thảo Nghị quyết, khoản nằm độc lập so với quy định giao dịch dân (Điều Dự thảo Nghị đưa quy định chuyển tiếp quy định chuyển tiếp giao dịch dân nêu khoản quy định chuyển tiếp thời hiệu nêu khoản 4) Nếu nghị vừa nêu thông qua, không gặp khó khăn việc áp dụng thời hiệu cho thừa kế trước khoản Điều Dự thảo Nghị theo hướng quy định thời hiệu BLDS năm 2015 áp dụng quy định không bị giới hạn giao dịch dân nên áp dụng cho lĩnh vực khác có thừa kế theo pháp luật Tuy nhiên, trước thông qua BLDS, nhà lập pháp định không ban hành nghị riêng Dự thảo nêu mà xây dựng điều luật chuyển tiếp Điều 688 BLDS năm 2015 thấy trên: Dự thảo Nghị gửi cho vào ngày 17/11/2015 thống với việc để điều khoản chuyển tiếp thời hiệu nằm độc lập với quy định giao dịch dân Tuy nhiên, BLDS thông qua ngày 24/11/2015 chuyển Dự thảo Nghị thành Điều 688 vào phút cuối nhập điều khoản chuyển tiếp thời hiệu vào quy định chuyển tiếp giao dịch dân Điều luật chuyển tiếp thông qua không giữ lại cấu trúc Dự thảo Nghị đề cập liên quan đến thời hiệu BLDS việc nhập điều khoản chuyển tiếp thời hiệu vào điều khoản chuyển tiếp giao dịch dân làm cho vấn đề áp dụng hồi tố quy định thời hiệu thừa kế trở thành điểm trống văn Án lệ số 26 có câu trả lời bổ sung Sự không đầy đủ văn Khi ban hành BLDS năm 1995 BLDS năm 2005, Quốc hội có ban hành Nghị việc thi hành Bộ luật dân Khi thông qua BLDS năm 2015, Quốc hội không ban hành Nghị áp dụng có điều luật chuyển tiếp Đó Điều 688 điều luật có quy định thời hiệu đáng quan tâm Cụ thể, theo điểm d khoản Điều 688 “ thời hiệu áp dụng theo quy định Bộ luật này” Nếu đọc quy định cách độc lập, hiểu thời hiệu BLDS năm 2015 có thời hiệu yêu cầu chia di sản áp dụng lập tức, tình tiết diễn trước BLDS năm 2015 có hiệu lực pháp luật Tuy nhiên, xem kỹ vị trí điểm d nêu gặp lúng túng điểm d nằm khoản Điều 688 khoản Điều 688 có phạm vi điều chỉnh (bị giới hạn) “đối với giao dịch dân xác lập trước ngày Bộ luật có hiệu lực” Quy định đương nhiên áp dụng cho “giao dịch dân sự” xác lập trước ngày 1/1/2017 thừa kế lúc hiểu “giao dịch dân sự” Thực ra, có loại thừa kế thừa kế theo di chúc thừa kế theo pháp luật Đối với thừa kế theo di chúc, không gặp khó khăn việc khẳng định quy định thời hiệu áp dụng di chúc dạng giao dịch dân nên quy định thời hiệu BLDS năm 2015 hồn tồn được áp dụng cho thừa kế theo di chúc Tuy nhiên, vụ việc nêu trên, không đối diện với trường hợp thừa kế theo di chúc người để lại di sản khơng để lại di chúc mà trường hợp thừa kế theo pháp luật Do đó, khơng có sở văn để khẳng định quy định chuyển tiếp áp dụng cho thừa kế theo pháp luật Nói cách khác, điều khoản chuyển tiếp thời hiệu đương nhiên áp dụng cho giao dịch dân chưa rõ việc có áp dụng thời hiệu cho thừa kế theo pháp luật hay không thời điểm mở thừa kế diễn trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực Đường lối giải án lệ Trước không rõ ràng văn nêu trên, việc Tịa án nhân dân tối cao có hướng dẫn áp dụng cần thiết việc hướng dẫn đưa dạng nghị hướng dẫn hay phát triển vụ việc thành án lệ Hiện nay, Tòa án nhân dân tối cao chưa có ý định xây dựng nghị chủ đề đợt xây dựng án lệ năm 2018, lựa chọn phương án thứ hai Án lệ số 26 đáp ứng mục tiêu Cụ thể, sau khẳng định “Theo quy định khoản Điều 623 Bộ luật Dân năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017), thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản 30 năm bất động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế” “Theo quy định điểm d khoản Điều 688 Bộ luật Dân năm 2015, giao dịch dân xác lập trước ngày Bộ luật Dân có hiệu lực, thời hiệu áp dụng theo quy định Bộ luật này”, Án lệ số 26 xác định “Như kể từ ngày Bộ luật Dân năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tịa án áp dụng quy định Điều 623 Bộ luật Dân năm 2015 để xác định thời hiệu trường hợp mở thừa kế trước ngày 01/01/2017” Với nội dung vừa nêu, Án lệ số 26 mở rộng phạm vi áp dụng quy định thời hiệu (thời hiệu không áp dụng cho giao dịch dân mà cho thừa kế theo pháp luật) việc mở rộng thể rõ nét phần Khái quát án lệ Bởi lẽ, phần đưa Tình án lệ “Người để lại di sản thừa kế bất động sản chết trước ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30-8-1990 Tại thời điểm Tòa án xét xử sơ thẩm, Bộ luật Dân số 91/2015/QH13 có hiệu lực pháp luật” thấy Giải pháp pháp lý phần Khái quát án lệ “Trường hợp này, phải xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30-8-1990 Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế xác định theo quy định Bộ luật Dân số 91/2015/QH13” Thực ra, hướng Án lệ số 26 tồn số án ban hành sau BLDS năm 2015 có hiệu lực nên có tiền lệ áp dụng thực tiễn Ví dụ, án năm 2017, thấy nêu “Cụ Kh ngày 01/11/2007, cụ Đ ngày 21/4/2011 Do thời điểm mở thừa kế cụ Kh ngày 01/11/2007, thời điểm mở thừa kế cụ Đ ngày 14/4/2011 Về thời hiệu khởi kiện: ngày 24/02/2013 nguyên đơn có đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế cụ Kh cụ Đ, phân tích thời điểm mở thừa kế nêu trên, áp dụng Điều 623 BLDS năm 2015 yêu cầu chia di sản thừa kế cụ Kh cụ Đ thời hiệu khởi kiện” Ở đây, thời điểm mở thừa kế trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực Tịa án áp dụng quy định thời hiệu BLDS năm 2015 Tính thuyết phục án lệ Hướng nêu Án lệ số 26 hoàn toàn thuyết phục lý sau đây: Thứ nhất, trước số quy định có phạm vi ban đầu áp dụng “giao dịch dân sự” thực tế áp dụng cho thừa kế theo pháp luật nên có tiền lệ Cụ thể, trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ban hành Nghị số 58/1998/NQUBTVQH10 Nghị số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 giao dịch dân nhà Cả hai nghị có quy định thời hiệu yêu cầu chia di sản nên “thừa kế nhà ở” coi giao dịch dân cho dù thừa kế theo di chúc mà thừa kế theo pháp luật Luật Nhà năm 2014 coi “thừa kế” nói chung dạng giao dịch Điều 117 dù thừa kế theo pháp luật Trong thực tiễn xét xử, Tòa án nhân dân tối cao áp dụng quy định thời hiệu Nghị cho thừa kế nhà mà người để lại di sản khơng có di chúc (tức áp dụng quy định Nghị cho thừa kế theo pháp luật Nghị có phạm vi áp dụng “giao dịch nhà ở”) Điều có nghĩa quy định thời hiệu áp dụng cho giao dịch dân nêu Nghị áp dụng cho thừa kế, cho dù thừa kế theo di chúc hay thừa kế theo pháp luật Thứ hai, hướng Án lệ số 26 phù hợp với tinh thần sửa đổi quy định thời hiệu BLDS năm 2015 tiến hành chỉnh lý Dự thảo BLDS Quốc hội, tinh thần chung mà nhận áp dụng quy định thời hiệu với chủ trương rõ quy định có lợi cho người dân áp dụng quy định thời hiệu (thời hạn kéo dài so với BLDS năm 2005) quy định có lợi cho người dân nên cần áp dụng Vì vậy, việc áp dụng hồi tố quy định thời hiệu yêu cầu chia di sản BLDS năm 2015 mang lại lợi ích tốt cho chủ thể có liên quan tranh chấp chia di sản, tạo hội cho Tòa án xử lý di sản cách triệt để (di sản hết thời hiệu yêu cầu chia không giải triệt để, mâu thuẫn người thừa kế tồn làm cho di sản tình trạng khơng khai thác hiệu quả) Trong án trích dẫn phần sau, Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội có nhận xét theo hướng vừa nêu Cụ thể, sau viện dẫn khoản Điều 623 điểm d khoản Điều 688 BLDS năm 2015 trình bày trên, Tịa án cấp cao xét “đây quy định pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp cho đương vụ án tranh chấp thừa kế nói chung nên cần áp dụng để giải triệt để, toàn diện vụ án Nhận xét bổ sung BLDS năm 2015 theo hướng “Thời hiệu áp dụng theo quy định Bộ luật này” (điểm d khoản Điều 688) phép áp dụng quy định thời hiệu cho hoàn cảnh xảy trước BLDS năm 2015 có hiệu lực Tuy nhiên, nhà lập pháp có sơ ý để nội dung quy định “giao dịch dân xác lập trước ngày Bộ luật có hiệu lực” đó, quy định đáng nằm điều khoản độc lập với giao dịch dân Dự thảo Nghị áp dụng để áp dụng cho trường hợp không giao dịch dân Án lệ số 26 khắc phục thiếu sót theo hướng áp dụng thời hiệu BLDS thừa kế theo pháp luật (tức không giao dịch dân sự) Hướng vừa nêu Án lệ số 26 tạo thống thừa kế theo di chúc thừa kế theo pháp luật Hướng cịn cho phép giải trường hợp u cầu chia di sản bị hết thời hiệu theo BLDS trước bên có tranh chấp Tuy nhiên, phải thừa nhận hướng vừa nêu khơng thực xa lạ sau BLDS năm 2015 ban hành, cho “điểm d khoản Điều 688 nêu BLDS năm 2015 áp dụng cho thừa kế, cho dù thừa kế theo pháp luật” “việc áp dụng hồi tố thời hiệu chia di sản BLDS năm 2015 mang lại lợi ích tốt cho chủ thể có liên quan tranh chấp chia di sản, tạo hội cho Tịa án giải tranh chấp xử lý di sản cách triệt để” Thực ra, BLDS có quy định thời hiệu khơng dành riêng cho thừa kế Đối với lĩnh vực khác, BLDS năm 2015 có quy định thời hiệu khởi kiện (kéo dài thời hiệu khởi kiện so với BLDS trước đây) bồi thường thiệt hại hợp đồng (từ năm thành năm) Chúng hy vọng quy định thời hiệu BLDS năm 2015 (được kéo dài so với BLDS trước đây) áp dụng hồi tố tương tự Án lệ số 26 quan hệ bên không phát sinh từ giao dịch dân trường hợp bồi thường thiệt hại hợp đồng Áp dụng thời hiệu tính từ Pháp lệnh Thừa kế cơng bố Đặt vấn đề Theo khoản Điều 149 BLDS năm 2015 “Thời hiệu thời hạn luật quy định mà kết thúc thời hạn phát sinh hậu pháp lý chủ thể theo điều kiện luật quy định” Quy định cho thấy thời hiệu thời hạn thời hạn thời hiệu yêu cầu chia di sản BLDS năm 2015 bất động sản 30 năm Ở đây, không bàn thời hạn 30 năm mà bàn thời điểm bắt đầu thời hạn 30 năm Quy định BLDS năm 2015 lấy thời điểm bắt đầu thời hiệu 30 năm “kể từ thời điểm mở thừa kế” Nếu lấy thời điểm này, thời hiệu yêu cầu chia di sản cụ T đến năm ban hành Quyết định giám đốc thẩm (vào năm 2017) sử dụng để phát triển thành Án lệ số 26 30 năm cụ T năm 1972 (đến năm 2017 40 năm) Tuy nhiên, pháp luật thừa kế Việt Nam có nhiều thay đổi, trường hợp mở thừa kế trước có Pháp lệnh Thừa kế, có quy định theo hướng thời điểm bắt đầu thời hiệu không “thời điểm mở thừa kế” mà thời điểm khác Cụ thể, theo khoản Điều 36 Pháp lệnh Thừa kế “Đối với việc thừa kế mở trước ngày ban hành Pháp lệnh thời hạn quy định khoản 1, khoản Điều tính từ ngày công bố Pháp lệnh này” Như vậy, theo Pháp lệnh Thừa kế, thừa kế mở trước ngày ban hành Pháp lệnh Thừa kế trường hợp cụ T vụ việc phát triển thành Án lệ số 26, thời hiệu không “thời điểm mở thừa kế” mà từ “ngày công bố Pháp lệnh này” Vấn đề cần quan tâm trường hợp nêu mà áp dụng thời hiệu 30 năm lấy thời điểm bắt đầu thời hiệu ngày mở thừa kế (như vụ việc cụ T năm 1972 thời hiệu hết cho dù áp dụng thời hiệu 30 năm) hay thời điểm Pháp lệnh Thừa kế công bố (như vụ việc cụ T năm 1990 nên thời hiệu 30 năm còn) Sự không đầy đủ văn Chúng ta thấy khoản Điều 623 BLDS năm 2015 theo “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản 30 năm bất động sản, 10 năm động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế” áp dụng cho thừa kế mở trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực (tức trước ngày 1/1/2017) Quy định theo hướng xác định thời hiệu 30 năm “kể từ thời điểm mở thừa kế” không cho biết thừa kế mở trước ban hành Pháp lệnh Thừa kế ngày 30/8/1990 có áp dụng thời điểm bắt đầu “kể từ thời điểm mở thừa kế” kể “từ ngày công bố Pháp lệnh này” Thực ra, suốt trình xây dựng quy định thời hiệu thừa kế BLDS năm 2015 mà chứng kiến (với vai trò thành viên Tổ biên tập Dự thảo BLDS sửa đổi chuyên gia chỉnh lý Dự thảo Quốc hội), chưa vấn đề mối quan hệ Pháp lệnh Thừa kế BLDS năm 2015 đặt Nói cách khác, việc có áp dụng thời hiệu 30 năm cho thừa kế mở trước ban hành Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 với thời điểm Pháp lệnh công bố hay từ thời điểm mở thừa kế chưa nhà lập pháp quan tâm Ở đây, BLDS năm 2015 chưa rõvề nội dung Án lệ số 26 bổ sung đường lối giải Đường lối giải Án lệ Trong vụ việc hình thành Án lệ số 26, thấy cụ T chết năm 1972 nên trước Pháp lệnh Thừa kế ban hành Theo Nội dung án lệ, “Căn quy định khoản Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1990 Bộ luật Dân năm 2015, trường hợp thời hiệu khởi kiện chia di sản cụ T cho đồng thừa kế cịn theo quy định pháp luật” Điều có nghĩa là, theo Nội dung án lệ, cần kết hợp “khoản Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1990 Bộ luật Dân năm 2015” thời hiệu 30 năm BLDS năm 2015 cần tính “từ ngày cơng bố Pháp lệnh”, khơng tính từ “thời điểm mở thừa kế” Phần Giải pháp án lệ phần Khái quát án lệ theo hướng vừa nêu có nội dung: “trường hợp này, phải xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30/8/1990” Pháp lệnh Thừa kế thông qua ngày 30/8/1990 công bố ngày 10/9/1990 (ngày Chủ tịch Hội đồng nhà nước ký lệnh công bố Pháp lệnh) Thực tế, trước Án lệ số 26 ban hành có Tịa án theo hướng tính thời hiệu từ ngày 30/8/1990 Chẳng hạn, sau viện dẫn quy định thời hiệu BLDS năm 2015 theo hướng cần áp dụng thời hiệu 30 năm, Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội xét “cố Tuyền chết năm 1945, vào khoản Điều khoản Điều 36 Pháp lệnh thừa kế Hội đồng nhà nước ban hành ngày 30/8/1990 Đối chiếu với quy định pháp luật nêu thời hiệu khởi kiện thừa kế di sản cố Tuyền còn” Với hướng Án lệ số 26, thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế mở trước ngày ban hành Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 khơng tính từ ngày 30/8/1990 mà tính từ ngày 10/9/1990 (ngày Pháp lệnh cơng bố) Điều có nghĩa thời hiệu 30 năm tính đến ngày 10/9/2020 Trong tương lai có yêu cầu chia di sản tiến hành sau ngày 10/9/2020 di sản có thời điểm mở thừa kế diễn trước Pháp lệnh Thừa kế ban hành Trong trường hợp này, chưa thời hiệu yêu cầu chia di sản hết cịn có trường hợp khơng tính thời gian vào thời hiệu (với hệ kéo dài thêm thời hiệu) có kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hay trường hợp di sản nhà ở, có người định cư nước ngồi Do đó, giai đoạn sau ngày 10/9/2020, cần lưu ý thêm trường hợp khơng tính khoảng thời gian vào thời hiệu để kéo dài thời hiệu yêu cầu chia di sản Tính thuyết phục Án lệ Hướng nêu Án lệ số 26 thời điểm bắt đầu thời hiệu hoàn tồn thuyết phục Nó cho phép Tịa án giải tranh chấp yêu cầu chia di sản bị “phớt lờ” quy định thời hiệu yêu cầu chia di sản Thực ra, BLDS áp đặt thời hiệu yêu cầu chia di sản (trước 10 năm 30 năm bất động sản) không thuyết phục Đáng phải coi di sản tài sản chung người thừa kế nên cần áp dụng quy định chung tài sản chung có quy định chia tài sản chung (không bị giới hạn thời gian) Tuy nhiên, nhà lập pháp trì thời hiệu yêu cầu chia di sản nên việc tìm cách hạn chế hệ việc tồn thời hiệu việc cần làm Nói cách khác, khơng bỏ thời hiệu yêu cầu chia di sản nên cần tìm cách kéo dài thời hiệu để Tịa án giải yêu cầu chia di sản Án lệ số 26 thời điểm bắt đầu thời hiệu nêu phương thức hiệu để kéo dài thời hiệu (làm chậm thời điểm bắt đầu nên làm kết thúc muộn thời hiệu) Xác định trường hợp áp dụng thời hiệu theo Án lệ số 26 Chưa xét xử định có hiệu lực Quy định thời hiệu đương nhiên áp dụng cho thừa kế mở từ ngày 1/1/2017 (ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực) không bàn trường hợp thừa kế Đối với thừa kế mở trước ngày vừa nêu, từ BLDS năm 2015 thông qua, cho việc yêu cầu chia di sản diễn “sau ngày 1/1/2017 cấp sơ thẩm cấp phúc thẩm thời hiệu yêu cầu chia di sản áp dụng quy định thời hiệu BLDS năm 2015 (30 năm di sản bất động sản)” Với nội dung Án lệ số 26 phân tích trên, có hệ sau: Nếu việc chia di sản chưa yêu cầu lần Tòa án hướng Án lệ số 26 đương nhiên áp dụng cho lần yêu cầu cấp sơ thẩm thực tế có Tịa án theo hướng áp dụng thời hiệu 30 năm BLDS năm 2015 thời điểm xét xử sơ thẩm sau BLDS năm 2015 có hiệu lực (đối với thừa kế mở trước ngày 1/1/2017) Ví dụ, theo án năm 2017 “khoản Điều 623 Bộ luật Dân 2015 quy định thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia 30 năm bất động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế Bà B chết năm 2003 không để lại di chúc nên thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế bất động sản bà B hạn luật định” Ở đây, thừa kế mở trước BLDS năm 2015 có hiệu lực không áp dụng thời hiệu BLDS trước (10 năm) mà áp dụng thời hiệu (30 năm) Nếu yêu cầu chia di sản Tòa án cấp sơ thẩm giải theo thời hiệu văn cũ (tức thời hiệu 10 năm) xem xét phúc thẩm thời điểm BLDS năm 2015 có hiệu lực pháp luật (tức sơ thẩm trước ngày 1/1/2017 phúc thẩm sau ngày này) hướng Án lệ số 26 (áp dụng thời hiệu BLDS năm 2015) áp dụng Thực tế, điều khoản chuyển tiếp (khoản Điều 688 BLDS năm 2015) quy định “Không áp dụng Bộ luật để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vụ việc mà Tòa án giải theo quy định pháp luật dân trước ngày Bộ luật có hiệu lực” Như vậy, điều khoản cấm sử dụng quy định BLDS năm 2015 để “giám đốc thẩm, tái thẩm” nên BLDS năm 2015 có quy định thời hiệu 30 năm sử dụng để xét xử sơ phúc thẩm Trong thực tế, không trường hợp Tòa án áp dụng thời hiệu 30 năm cho thừa kế mở trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực giai đoạn phúc thẩm Chẳng hạn, theo án năm 2017 thì“cụ Quán, cụ Khuyên vợ chồng, cụ Quán chết không để lại di chúc, thời điểm di sản cụ Quán để lại ½ quyền sử dụng đất số 73 tính đến năm 2014 hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế, phần di sản cụ Quán không xem xét để chia thừa kế cấp sơ thẩm lại xác định phần di sản đương nhiên cụ Khuyên chia thừa kế chưa Tuy nhiên, thời điểm xét xử phúc thẩm Bộ luật Dân năm 2015 có hiệu lực thi hành, theo quy định Điều 623 thời hiệu chia thừa kế 30 năm bất động sản phần di sản cụ Quán thời hiệu” Đã xét xử định có hiệu lực Khi án sơ thẩm hay phúc thẩm có hiệu lực pháp luật án Tịa án khẳng định hết thời hiệu theo BLDS trước (thời hiệu 10 năm), hướng Án lệ số 26 có khả áp dụng không? Khi đọc lướt qua điều khoản chuyển tiếp (khoản Điều 688 nêu trên) suy luận khơng có khả áp dụng Án lệ số 26 án sơ thẩm hay phúc thẩm có hiệu lực khả “giám đốc thẩm” hay “tái thẩm” Tuy nhiên, phân tích kỹ tình tiết vụ việc hình thành Án lệ số 26, có câu trả lời khác Cụ thể, án sơ thẩm năm 2012 phúc thẩm năm 2013 theo hướng “Tòa án cấp sơ thẩm xác định thời điểm đương khởi kiện (tháng 11-2010) hết thời hiệu để chia thừa kế cụ T” “Cụ T chết năm 1972, thời hiệu khởi kiện quyền thừa kế hết” Tuy nhiên, án bị kháng nghị giám đốc thẩm Tòa giám đốc thẩm hủy án sơ thẩm án phúc thẩm với lý “Tòa án cấp sơ thẩm xác định di sản cụ T để lại tài sản chung chưa chia tuyên chia cho 08 người cụ T không theo quy định điểm a tiểu mục 2.4 mục phần I Nghị số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cụ L, ơng C (con cụ K) không thừa nhận tài sản tranh chấp di sản cụ T chưa chia” “Tòa án cấp phúc thẩm xác định thời hiệu khởi kiện thừa kế cụ T hết không chấp nhận yêu cầu nguyên đơn việc chia tài sản chung phần di sản cụ T (theo hướng dẫn điểm a tiểu mục 2.4 mục phần I Nghị số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao), Tòa án cấp phúc thẩm lại tuyên cho đồng thừa kế quản lý di sản cụ T cụ L ông C tiếp tục quản lý, sử dụng sở hữu khơng đúng” Từ đó, Tịa giám đốc thẩm “Hủy toàn Bản án dân phúc thẩm nêu hủy toàn Bản án dân sơ thẩm” “Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội giải sơ thẩm lại theo quy định pháp luật” Ở đây, giải lại, Tòa án áp dụng đường lối nêu Quyết định giám đốc thẩm thời hiệu phát triển thành Án lệ (tức áp dụng thời hiệu 30 năm) Nội dung cho thấy án địa phương áp dụng thời hiệu cũ với hệ hết thời hiệu án bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm Tòa án xét xử lại phải áp dụng thời hiệu BLDS năm 2015 theo định hướng Án lệ số 26 Hướng hồn tồn khơng mâu thuẫn với điều khoản chuyển tiếp (khoản Điều 688 nêu trên) Tịa giám đốc thẩm giám đốc thẩm án sơ thẩm phúc thẩm không dựa vào quy định BLDS năm 2015 Do đó, trường hợp án sơ thẩm án phúc thẩm có hiệu lực xác định thời hiệu thừa kế hết theo BLDS trước đây, có cách để phải xét xử lại phần di sản hết thời hiệu theo BLDS cũ thời hiệu theo BLDS năm 2015 cách giám đốc thẩm, tái thẩm vấn đề khác vấn đề thời hiệu án bị hủy toàn để xét xử lại thời hiệu 30 năm theo BLDS năm 2015 Án lệ số 26 áp dụng Áp dụng Án lệ số 26 cho vấn đề tương tự BLDS năm 2015 có nhiều quy định thời hiệu thừa kế.Thực tế, việc tăng thời gian từ 10 năm đến 30 năm di sản động sản, BLDS năm 2015 cịn có quy định khác quy định hệ hết thời hiệu yêu cầu chia di sản (10 năm 30 năm) Cụ thể, bên cạnh thời hiệu 30 năm phân tích trên, khoản Điều 623 BLDS năm 2015 quy định: “Hết thời hạn di sản thuộc người thừa kế quản lý di sản Trường hợp khơng có người thừa kế quản lý di sản di sản giải sau: a) Di sản thuộc quyền sở hữu người chiếm hữu theo quy định Điều 236 Bộ luật này; b) Di sản thuộc Nhà nước, khơng có người chiếm hữu quy định điểm a khoản này” Quy định so với BLDS trước câu hỏi đặt quy định có áp dụng cho thừa kế mở trước BLDS năm 2015 có hiệu lực không? Chúng ta thấy điểm d khoản Điều 688 BLDS năm 2015 quy định: “Thời hiệu áp dụng theo quy định Bộ luật này” quy định nằm điều khoản “giao dịch dân xác lập trước ngày Bộ luật có hiệu lực” Chúng ta thấy Án lệ số 26 áp dụng điểm d cho thừa kế theo pháp luật (tức khơng có giao dịch dân sự) nên tư tương tự vấn đề khác thời hiệu 30 năm Nói cách khác, áp dụng tương tự Án lệ số 26, nên theo hướng quy định khác thời hiệu quy định hết thời hiệu yêu cầu chia di sản nêu áp dụng cho thừa kế mở trước BLDS năm 2015 có hiệu lực 10 ... thẩm, BLDS năm 2005 có hiệu lực với thời hiệu yêu cầu chia di sản 10 năm Tuy nhiên, ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực đưa thời hiệu yêu cầu chia di sản bất động sản dài khoản Điều 623 BLDS năm 2015 quy... BLDS năm 2015 theo ? ?Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản 30 năm bất động sản, 10 năm động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế? ?? áp dụng cho thừa kế mở trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực. .. người thừa kế yêu cầu chia di sản 30 năm bất động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế? ?? “Theo quy định điểm d khoản Điều 688 Bộ luật Dân năm 2015, giao dịch dân xác lập trước ngày Bộ luật Dân có hiệu lực,

Ngày đăng: 03/11/2020, 16:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w