1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

8 115 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 23,46 KB

Nội dung

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RAĐỖ VĂN ĐẠI, LÊ HÀ HUY PHÁT 2012Quyết định số 3222011DSGĐT ngày 2842011 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao XÉT THẤY Tháng 122007, chị Tuyết là chủ nhà số 12 giáp với nhà số 10 xây dựng nhà mới làm cho nhà số 10 của ông Khanh xuất hiện vết nứt. Ông Khanh có báo với chính quyền địa phương, Sở Xây dựng đến lập biên bản vào ngày 12122007 ghi nhận 13 vết nứt. Gia đình chị Tuyết tiếp tục xây dựng đến ngày 29012008 chính quyền địa phương cùng Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Long đến lập biên bản ghi nhận xuất hiện thêm 07 vết nứt mới. Ngày 0242008 chánh Thanh tra Sở Xây dựng có Quyết định số 142QĐTTrXD về việc buộc ông cùng gia đình phải di dời người và tài sản ra khỏi căn nhà số 10 do nhà số 10 bị nghiêng, nứt nghiêm trọng có khả năng sụp đổ bất kỳ và thực tế sau đó đã phải tháo dỡ nhà. Như vậy thiệt hại do chị Tuyết gây ra cho gia đình ông Khanh là thiệt hại thực tế là có thật và được xác định thiệt hại là 43.296.400 đồng nhưng Tòa án cấp phúc thẩm chỉ chấp nhận 75% giá trị còn lại của ngôi nhà = 32.472.300 đồng là không đúng với nguyên tắc bồi thường thiệt hại qui định tại Điều 605, 627 Bộ luật Dân sự và Điều 120 Luật Xây dựng.Đối với các khoản chi phí mà gia đình ông Khanh đã phải chi như tiền thuê nhà, chi phí dỡ nhà, tiền di dời đều là những chi phí thực tế nhưng Tòa án cấp sơ thẩm chỉ dựa vào lời khai của ông Khanh mà chưa xác minh thực tế về các khoản tiền đó chi như thế nào mà đã chấp nhận là chưa đủ căn cứ vững chắc. Ngược lại Tòa án cấp phúc thẩm cũng chưa xác minh nhưng không chấp nhận yêu cầu của ông Khanh cũng là không đúng làm thiệt hại đến quyền lợi chính đáng của gia đình ông Khanh. Do đó cần hủy cả bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm, giao hồ sơ để Tòa án cấp sơ thẩm xác minh làm rõ các vấn đề nêu trên mới có căn cứ để giải quyết vụ án đúng theo qui định của pháp luật. Bởi các lẽ trên; Căn cứ vào khoản 2 Điều 291, khoản 3 Điều 297 và Điều 299 của Bộ luật Tố tụng dân sự; QUYẾT ĐỊNH:Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 472009 DSPT ngày 1332009, Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 1342008DSST ngày 29102008 của Tòa án nhân dân thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long về việc “tranh chấp bồi thường thiệt hại tài sản” giữa nguyên đơn là ông Khanh với bị đơn là bà Tuyết. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long xét xử lại sơ thẩm theo quy định của pháp luật. Quyết định số 192012DSGĐT ngày 13012012 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao XÉT THẤY Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại phiên tòa và sau khi thảo luận, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao thống nhất với nhận định nêu trong Kháng nghị: Theo kết quả giám định số 34BCTTKĐ ngày 23122010 của Trung tâm kiểm định Đà Nẵng đã xác định nguyên nhân là do trong quá trình thi công phần móng nhà, đơn vị thi công đã không có biện pháp che chắn giữ đất công trình lân cận hợp lý, đã gây ra sự cố lún đất nền móng, nứt tường… của công trình nhà ông Khơi, bà Hoa. Như vậy, công trình xây dựng do ông Vũ, bà Vân đứng tên chủ sở hữu và trong giấy phép xây dựng, khi thi công phần móng nhà đã gây ra sự cố lún nứt đối với căn nhà liền kề của ông Khơi, bà Hoa là có thật. Ông Vũ, bà Vân thừa nhận có việc khi xây dựng làm lún nứt nhà ông Khơi, bà Hoa nhưng lại cho rằng năm 1999 vợ chồng ông đã chuyển nhượng cho bà Hà song không đưa ra được chứng cứ chứng minh. Do đó Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm xác định vợ chồng ông Vũ bà Vân là bị đơn trong vụ án là chính xác. Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm lại cho rằng: Trong quá trình tố tụng vào ngày 05112010 và 10112010 vợ chồng ông Vũ, bà Vân đã làm thủ tục tặng cho bà Hà nhà đất trên để buộc bà Hà là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn là không đúng vì thiệt hại xảy ra trước khi bị đơn làm thủ tục tặng cho bà Hà.Ngoài ra việc kiểm định của Trung tâm kiểm định Đà Nẵng chỉ có sự tham gia của vợ chồng ông Khơi, bà Hoa (nguyên đơn yêu cầu kiểm định) mà không có sự tham gia của phía bị đơn, của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, của Tòa án và chính quyền địa phương là không đúng quy định của pháp luật. Mặt khác, Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm không đưa đơn vị thi công công trình là Công ty KTH vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để làm rõ trách nhiệm gây thiệt hại và trách nhiệm liên đới khi bồi thường cho ông Khơi, bà Hoa là thiếu sót. Bởi các lẽ trên; Căn cứ vào khoản 2 Điều 291, khoản 3 Điều 297 và Điều 299 của Bộ luật tố tụng dân sự; QUYẾT ĐỊNH Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 642011 DSPT ngày 3082011 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 612011DSST ngày 1052011 của Tòa án nhân dân huyện Hải Châu, thành phố Đà Nẵng (…). Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.BÌNH LUẬN 1. Dẫn nhập: Trong đời sống dân sự thường xảy ra hoàn cảnh một người xây dựng công trình như nhà ở trên phần diện tích đất của mình theo quy định nhưng từ việc xây dựng này mà công trình của chủ thể liền kề bị hư hỏng do có sự tác động của cơ địa. Hai vụ việc được bình luận cho thấy điều vừa nêu. Trong vụ việc thứ nhất, chị Tuyết là chủ nhà số 12 giáp với nhà số 10. Chị Tuyết xây dựng nhà mới làm cho nhà số 10 của ông Khanh xuất hiện vết nứt. Trong vụ việc thứ hai, hoàn cảnh pháp lý tương đồng với hoàn cảnh trong vụ việc thứ nhất. Cụ thể, công trình xây dựng là do ông Vũ, bà Vân đứng tên chủ sở hữu trong giấy phép xây dựng và khi thi công phần móng nhà đã gây ra sự lún nứt đối với căn nhà liền kề của ông Khơi, bà Hoa. Trong cả hai vụ việc, thiệt hại cho chủ thể liền kề đã rõ và câu hỏi đặt ra là ai sẽ bồi thường cho người bị thiệt hại? Hai quyết định được bình luận cho chúng ta cơ hội phân tích trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu, của người thi công và xác định người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu. I. Trách nhiệm bồi thường của chủ sở hữu nhà cửa, công trình xây dựng khác 2. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bồi thường: Đối với những trường hợp tài sản của người liền kề bị thiệt hại do việc xây dựng gây ra, thực tiễn xét xử ở nước ta khá ổn định về hướng giải quyết: chủ sở hữu quyền sử dụng đất trên đó có công trình xây dựng đã hay đang được tiến hành phải bồi thường thiệt hại. Trong vụ việc thứ nhất, chị Tuyết được xác định là chủ số nhà 12 và Tòa án đã theo hướng chị Tuyết phải bồi thường thiệt hại gây ra cho tài sản liền kề. Cụ thể, Tòa sơ thẩm đã “buộc bà Tuyết có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại tài sản do xây dựng gây ra cho ông Khanh”. Tại cấp phúc thẩm, Tòa án cũng quyết định “buộc bà Tuyết có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại tài sản do xây dựng gây ra”. Về phía mình, Tòa giám đốc thẩm cho rằng “thiệt hại do chị Tuyết gây ra cho gia đình ông Khanh là thiệt hại thực tế là có thật và được xác định thiệt hại là 43.296.400 đồng nhưng Tòa án cấp phúc thẩm chỉ chấp nhận 75% giá trị còn lại của ngôi nhà = 32.472.300 đồng là không đúng”. Ở đây, điều mà Tòa giám đốc thẩm cho rằng Tòa phúc thẩm không đúng không phải là Tòa phúc thẩm buộc chị Tuyết bồi thường mà là do Tòa phúc thẩm tính toán không chính xác thiệt hại thực tế. Điều đó có nghĩa là Tòa giám đốc thẩm cũng theo hướng chị Tuyết phải bồi thường thiệt hại. Trong vụ việc thứ hai, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm lại cho rằng: Trong quá trình tố tụng vào ngày 05112011 và 10112010 vợ chồng ông Vũ, bà Vân đã làm thủ tục tặng cho bà Hà nhà đất trên để buộc bà Hà là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn. Ở đây, Tòa sơ và phúc thẩm xác định bà Hà là chủ sở hữu (do được tặng cho) nên phải bồi thường thiệt hại cho chủ tài sản liền kề. Điều đó có nghĩa là Tòa sơ và phúc thẩm theo hướng chủ sở hữu phải bồi thường. Về phía mình, Tòa giám đốc thẩm không phủ nhận trách nhiệm bồi thường của chủ sở hữu nhưng theo hướng người chịu trách nhiệm là chủ sở hữu ở thời điểm gây thiệt hại “vì thiệt hại xảy ra trước khi bị đơn làm thủ tục tặng cho bà Hà”. 3. Cơ sở pháp lý đối với trách nhiệm của chủ sở hữu: Trên cơ sở nào chúng ta xác định chủ sở hữu công trình xây dựng phải bồi thường thiệt hại (gây ra cho chủ thể liền kề)? Trong vụ việc thứ hai, Tòa giám đốc thẩm không đưa ra căn cứ văn bản nào. Trong vụ việc thứ nhất, khi bàn về trách nhiệm bồi thường của chủ sở hữu, Tòa giám đốc thẩm đã viện dẫn “Điều 605, 627 Bộ luật Dân sự và Điều 120 Luật Xây dựng”. Điều 605 Bộ luật Dân sự (BLDS) hiện hành quy định về “nguyên tắc bồi thường thiệt hại” trong đó có nguyên tắc “bồi thường toàn bộ” và không liên quan đến “căn cứ” xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại nên không thể lý giải cho câu hỏi trên. Bên cạnh đó, Tòa giám đốc thẩm còn viện dẫn Điều 120 Luật Xây dựng trong đó có khoản 1 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo đó “người nào có hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp các hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại”. Để phát sinh trách nhiệm bồi thường theo quy định trên của Luật xây dựng đối với chủ sở hữu, chúng ta phải xác định được chủ sở hữu “có hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan”. Trong vụ việc thứ hai, rất khó tìm ra hành vi trái pháp luật của chủ sở hữu và có lẽ vì lý do này mà Tòa giám đốc thẩm đã không sử dụng Điều 120 Luật Xây dựng trong vụ việc thứ hai. Trong vụ việc thứ nhất, ông Khanh có báo với chính quyền địa phương và Sở Xây dựng đến lập biên bản vào ngày 12122007 ghi nhận 13 vết nứt. Gia đình chị Tuyết tiếp tục xây dựng và đến ngày 29012008 chính quyền địa phương cùng Sở Xây dựng đến lập biên bản ghi nhận xuất hiện thêm 07 vết nứt mới. Trong trường hợp này, đối với việc tiếp tục xây dựng sau ngày 12122007, có thể coi chị Tuyết có hành vi trái pháp luật nên 07 vết nứt mới có thể được coi là thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra nên việc Tòa giám đốc thẩm sử dụng Điều 120 Luật Xây dựng là hợp lý. Đối với thiệt hại trước khi có biên bản ngày 12122007 (13 vết nứt) thì rất khó xác định chủ sở hữu có hành vi trái pháp luật nên bản thân Điều 120 Luật Xây dựng khó có thể lý giải trách nhiệm của chủ sở hữu đối với thiệt hại gây ra cho tài sản liền kề. 4. Cơ sở pháp lý đối với trách nhiệm của chủ sở hữu (tiếp): Có lẽ vì Điều 120 Luật Xây dựng không đủ để quy trách nhiệm cho chủ sở hữu nên Tòa giám đốc thẩm còn viện dẫn thêm Điều 627 BLDS có tiêu đề “bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra” với nội dung “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại, nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng”. Thực ra, thực tiễn xét xử trước đây cũng đã từng khai thác Điều 627 BLDS đối với thiệt hại do việc xây dựng gây ra cho tài sản liền kề nhưng không chứng minh được hành vi trái pháp luật của chủ sở hữu6. Tuy nhiên, có lẽ đây là lần đầu tiên Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao chính thức sử dụng Điều 627 BLDS nên quyết định được bình luận sẽ tạo ra tiền lệ (án lệ) quan trọng cho Tòa án địa phương và rất đáng lưu tâm khi giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do xây dựng gây ra cho tài sản liền kề. Theo nội dung điều luật trên, chủ sở hữu phải bồi thường “nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác”. Đối chiếu vụ việc đang được phân tích vào nội dung này, chúng ta rất khó có thể quy trách nhiệm bồi thường cho chủ sở hữu vì nhà cửa, công trình xây dựng của họ không “bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở”. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào tiêu đề của điều luật trên là “bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra” thì chúng ta thấy việc quy trách nhiệm cho chủ sở hữu là có cơ sở. Thực ra, điều luật trên có tiêu đề với phạm vi rộng liên quan đến sự kiện phát sinh thiệt hại là “do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra” còn nội dung điều luật chỉ đề cập đến một số trường hợp làm phát sinh thiệt hại là nhà cửa, công trình xây dựng “bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở”. Do vậy, nếu căn cứ vào nội dung Điều 627, chúng ta khó có thể áp dụng chế định này vào tình huống đang nghiên cứu vì thiệt hại không phát sinh từ việc “để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở”: Nhà chị Tuyết không bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở. Ngược lại, nếu căn cứ vào tiêu đề của Điều 627 thì việc Tòa án áp dụng Điều 627 là thuyết phục vì đây là trường hợp “thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra”. Qua vụ việc này, chúng ta thấy thực tiễn xét xử đã không quá lệ thuộc vào nội dung Điều 627 và đã áp dụng Điều 627 phù hợp với tiêu đề (hay tinh thần) của nó. 5. Nhận xét bổ sung: Việc xây dựng đúng pháp luật nhưng gây thiệt hại cho chủ thể liền kề rất phổ biến trong đời sống và vấn đề bồi thường thiệt hại thường được đặt ra. Trong trường hợp này, người liền kề bị thiệt hại xứng đáng được bồi thường và chủ sở hữu (hay người quản lý) công trình xây dựng gây ra thiệt hại phải là người đầu tiên bồi thường. Do đó, hướng giải quyết như trên của Tòa giám đốc thẩm Tòa án nhân dân tối cao là thuyết phục. Lưu ý là luật của Cộng hòa Pháp không có quy định chuyên biệt về hoàn cảnh như chúng ta đang nghiên cứu nhưng án lệ đã giải quyết giống thực tiễn Việt Nam nêu trên. Theo án lệ Pháp, “không ai được gây ra sự lộn xộn bất bình thường cho người liền kề” và việc xây dựng gây thiệt hại cho tài sản liền kề là một trường hợp lộn xộn bất bình thường nên chủ sở hữu công trình phải bồi thường. Xin dẫn một ví dụ để minh họa điều vừa nêu: Gia đình X tiến hành thi công trên mảnh đất của mình (theo yêu cầu của cơ quan hành chính và tư pháp) và từ việc thi công này đã làm hư hỏng tài sản trên đất của gia đình Y. Gia đình Y yêu cầu được bồi thường và Tòa phúc thẩm đã tuyên buộc gia đình X bồi thường thiệt hại cho gia đình Y. Không đồng ý với quyết định phúc thẩm, gia đình X đã kháng cáo giám đốc thẩm với lý do họ thực hiện việc thi công là trên cơ sở quyết định hành chính và của Tòa án. Tuy nhiên, theo Tòa giám đốc thẩm, Tòa phúc thẩm đã xét xử đúng luật vì “thiệt hại xuất phát trực tiếp từ việc thi công do gia đình X tiến hành và đã vượt quá những bất tiện thông thường trong quan hệ liền kề, cho dù việc thi công đã được thực hiện trên cơ sở quyết định hành chính hay tư pháp”. Lưu ý thêm là nếu hướng giải quyết nêu trên là thuyết phục thì cơ sở pháp lý cho hướng giải quyết như vậy ở Việt Nam còn gây bàn cãi: Hướng giải quyết của Tòa án phù hợp với tiều đề nhưng chưa hợp với nội dung của Điều 627 BLDS. Để cho thực tiễn xét xử có cơ sở pháp lý vững chắc, chúng ta nên theo hướng thay đổi nội dung Điều 627 để phù hợp với tiêu đề của Điều 627 (đồng nghĩa với việc luật hóa thực tiễn nêu trên) và nội dung Điều 627 nên viết thành “Chủ sở hữu (...) phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng”. II. Xác định người có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu 6. Đặt vấn đề: Tài sản nói chung và công trình xây dựng nói riêng có thể thay đổi chủ sở hữu trong quá trình tài sản tồn tại và vụ việc thứ hai cho thấy rõ điều này. Cụ thể, công trình xây dựng gây thiệt hại cho chủ thể liền kề ban đầu là của ông Vũ, bà Vân nhưng sau đó ông Vũ, bà Vân đã chuyển quyền sở hữu (bằng hợp đồng tặng cho) cho bà Hà. Trong những trường hợp thay đổi chủ sở hữu như nêu trên thì ai là người phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người liền kề bị thiệt hại? Đây là một nội dung trong vụ việc thứ hai mà chúng ta đang bình luận và dường như chúng ta chưa có quy định cụ thể trong văn bản về chủ đề này. 7. Xác định chủ thể bồi thường: Trước khi đi vào phân tích quyết định thứ hai đối với câu hỏi trên, có thể nghiên cứu pháp luật nước ngoài về chủ đề này. Đối với chủ đề trên, luật thành văn của Cộng hòa Pháp không có câu trả lời và Tòa án tối cao Pháp đã hình thành một án lệ vào năm 2000. Tình tiết hình thành án lệ này như sau: Công ty Stefs tiến hành thi công liên quan đến một bất động sản và việc xây dựng này gây thiệt hại cho chủ sở hữu liền kề. Để được bồi thường, chủ sở hữu liền kề khởi kiện Công ty Stefs và đại diện các đồng sở hữu hiện tại của bất động sản nêu trên. Khi giải quyết tranh chấp, Tòa phúc thẩm cho rằng thiệt hại phát sinh ở thời điểm Công ty Stefs thi công nên không thể khởi kiện chủ sở hữu hiện tại. Tuy nhiên, hướng giải quyết của Tòa phúc thẩm không được Tòa giám đốc thẩm của Pháp đồng ý với lý do “chủ sở hữu hiện tại và Công ty Stefs, tác giả của việc thi công là nguồn gốc của thiệt hại, phải chịu trách nhiệm đối với những lộn xộn vượt quá những bất tiện thông thường trong quan hệ liền kề đối với tài sản liền kề”. Như vậy, theo án lệ Pháp, trong trường hợp có sự thay đổi chủ sở hữu bất động sản gây thiệt hại cho bất động sản liền kề thì chủ sở hữu hiện tại phải bồi thường cho chủ sở hữu liền kề bị thiệt hại. Quay trở lại với pháp luật Việt Nam, trong vụ việc thứ hai mà chúng ta đang bình luận, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm cho rằng “vợ chồng ông Vũ, bà Vân đã làm thủ tục tặng cho bà Hà nhà đất trên để buộc bà Hà là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn”. Điều đó có nghĩa là, Tòa sơ và phúc thẩm theo hướng chủ sở hữu hiện tại bồi thường cho người liền kề bị thiệt hại. Tuy nhiên, theo Tòa giám đốc thẩm, hướng giải quyết vừa nêu “là không đúng vì thiệt hại xảy ra trước khi bị đơn làm thủ tục tặng cho bà Hà”. Ở đây, Tòa giám đốc thẩm đã theo hướng chủ sở hữu hiện tại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và người phải chịu trách nhiệm bồi thường là chủ sở hữu ở thời điểm xảy ra thiệt hại. 8. Nhận xét về việc xác định người phải bồi thường: Phần trình bày trên cho thấy án lệ Pháp và án lệ Việt Nam khá khác nhau về chủ thể phải bồi thường trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu. Án lệ của Pháp như trên thường được giải thích như sau: yếu tố gây thiệt hại xuất phát từ bất động sản (nhà, công trình xây dựng khác) nên gắn liền với bất động sản và ai là chủ sở hữu bất động sản thì người đó phải chịu trách nhiệm bồi thường. Hướng của án lệ này có ưu điểm quan trọng là tạo điều kiện cho người bị thiệt hại trong việc yêu cầu bồi thường: Thứ nhất, chủ sở hữu hiện tại thường dễ được nhận biết hơn so với chủ sở hữu trước đây (có thể đã chuyển đi nơi khác mà người liền kề không biết địa chỉ) nên người bị thiệt hại dễ biết người được yêu cầu bồi thường. Thứ hai, khi quy trách nhiệm cho chủ sở hữu hiện tại, người bị thiệt hại đã biết rõ có một tài sản để bảo đảm cho việc bồi thường và tài sản đó chính là tài sản đã làm phát sinh thiệt hại. Thực tiễn của Việt Nam nêu trên cũng có phần thuyết phục vì thực ra thiệt hại phát sinh ở thời điểm nhà cửa, công trình xây dựng khác thuộc chủ sở hữu cũ nên chính người này phải bồi thường. Tuy nhiên, hướng này sẽ bất lợi cho người bị thiệt hại nếu chủ sở hữu đã chuyển đi nơi khác, không còn tài sản gì để đảm bảo việc bồi thường. Do vậy, sẽ là thuyết phục khi chúng ta theo hướng đưa cả chủ sở hữu hiện tại vào trong tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và, trong trường hợp không biết chủ sở hữu cũ ở đâu, chủ sở hữu hiện tại phải chịu trách nhiệm và sau khi bồi thường thiệt hại, chủ sở hữu hiện tại có thể truy đòi chủ sở hữu cũ hoàn trả. III. Trách nhiệm bồi thường của người thi công nhà cửa, công trình xây dựng khác 9. Người thi công phải bồi thường: Trong thực tế, hiếm khi chủ sở hữu tự tiến hành xây dựng trên đất của mình mà thường giao cho chủ thể khác thực hiện công việc này. Trong vụ việc thứ nhất, chúng ta không rõ ai thi công nhưng trong vụ việc thứ hai đơn vị thi công là Công ty KTH. Trong trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại cho chủ thể liền kề thì người thi công có phải chịu trách nhiệm không (bên cạnh chủ sở hữu, người được giao quản lý như đã phân tích ở trên)? Từ năm 2010, chúng tôi đã theo hướng chủ sở hữu và người thi công liên đới chịu trách nhiệm: “quyết định xây dựng là của chủ đầu tư nhưng công việc của người thầu cũng có thể ảnh hưởng tới người bên cạnh. Để tạo điều kiện cho phía người bị hại, phải chăng chúng ta nên buộc cả hai liên đới chịu trách nhiệm?”. Trong vụ việc thứ hai, Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm không đề cập đến trách nhiệm của người thi công và đây là lý do mà Tòa giám đốc thẩm đã hủy án. Cụ thể, theo Tòa giám đốc thẩm, “Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm không đưa đơn vị thi công công trình là Công ty KTH vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để làm rõ trách nhiệm gây thiệt hại và trách nhiệm liên đới khi bồi thường cho ông Khơi, bà Hoa là thiếu sót”. Như vậy, Tòa giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao theo hướng chủ sở hữu và người thi công liên đới bồi thường thiệt hại gây ra cho chủ sở hữu liền kề. Với hướng liên đới này, trên cơ sở Điều 298 BLDS , người bị thiệt hại có thể chỉ yêu cầu chủ sở hữu (hoặc người được giao quản lý) hay người thi công hoặc cả hai bồi thường toàn bộ thiệt hại. 10. Lý giải trách nhiệm của người thi công: Khi theo hướng chủ sở hữu và người thi công liên đới chịu trách nhiệm, Tòa giám đốc thẩm không đưa ra bất kỳ văn bản nào để làm cơ sở. Thực ra, văn bản chuyên ngành trong lĩnh vực xây dựng không có quy định theo hướng liên đới (xem Luật Xây dựng 2003, Nghị định 1802007 NĐCP ngày 07122007). Về phía mình, BLDS có quy định về trách nhiệm liên đới tại Điều 616 theo đó “trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại”. Tuy nhiên, để xác định trách nhiệm liên đới theo quy định này, chúng ta phải xác định được chủ sở hữu và người thi công “cùng gây thiệt hại”. Khó có thể chứng minh được điều này vì, về phía chủ sở hữu, thiệt hại không do hành vi con người gây ra mà do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra (nói cách khác thiệt hại do tài sản gây ra). Như vậy, rất khó tìm thấy cơ sở văn bản cho hướng giải quyết như trên của Tòa giám đốc thẩm và chúng ta có thể coi đây là một sự sáng tạo của Tòa giám đốc thẩm trong lĩnh vực xây dựng. 11. Nghiên cứu so sánh: Quyết định năm 2012 trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao liên quan đến trách nhiệm liên đới của người thi công có thể được coi là một tiền lệ, “án lệ” cho Tòa án địa phương. Đối chiếu với thực tiễn xét xử nước ngoài, chúng ta thấy Tòa án nước ngoài cũng theo hướng này và điều này cho thấy hướng giải quyết trên của Tòa dân sự không thiếu phần thuyết phục. Ở Cộng hòa Pháp, chủ sở hữu công trình gây thiệt hại phải bồi thường như đã nêu trên (xem phần số 5). Bên cạnh đó, án lệ cũng theo hướng quy trách nhiệm liên đới cho người thi công và cả kiến trúc sư nên người bị thiệt hại có thể yêu cầu trực tiếp một trong những người này bồi thường hay yêu cầu cả ba người này cùng một lúc theo cơ chế của nghĩa vụ liên đới. Ví dụ, vợ chồng ông bà Cabe và ông Molenat là hai chủ sở hữu liền kề. Ông Molenat đã giao cho ông M. Digard là kiến trúc sư tiến hành thiết kế và xin giấy phép xây dựng đồng thời giao cho Công ty Lecca tiến hành việc xây dựng. Việc xây dựng trên đã gây ra những hư hỏng như vết nứt đối với nhà và bể bơi của vợ chồng ông bà Cabe nên ông bà Cabe đã yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tòa phúc thẩm đã chấp nhận yêu cầu của ông bà Cabe và buộc ông Molenat liên đới cùng kiến trúc sư và Công ty thi công bồi thường cho ông bà Cabe. Quyết định phúc thẩm bị kháng cáo giám đốc thẩm nhưng Tòa giám đốc thẩm chấp nhận hướng xử lý của Tòa phúc thẩm (ngoại trừ việc xác định mức trách nhiệm của từng người của những người liên đới). Thực ra, việc theo hướng trách nhiệm liên đới của người thi công và chủ sở hữu rất có lợi cho người bị thiệt hại. Cụ thể, việc này tạo điều kiện cho người bị thiệt hại trong việc yêu cầu bồi thường thiệt hại. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, người bị thiệt hại không biết rõ chủ sở hữu nhưng lại biết người thi công (vì thường có thông báo ở địa điểm thi công nên người liền kề biết) nên sẽ rất thuận lợi cho họ khi cho phép người bị thiệt hại yêu cầu trực tiếp người thi công bồi thường thiệt hại. Nói cách khác, bằng việc xác định thêm chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường (thông qua cơ chế liên đới), quyền lợi của người bị thiệt hại được bảo vệ tốt hơn. 12. Nhận xét bổ sung: Về trách nhiệm liên đới với chủ sở hữu, chúng tôi có một số nhận xét bổ sung sau. Thứ nhất, có cần chứng minh người thi công có lỗi không để quy trách nhiệm liên đới? Ở Pháp, án lệ theo hướng không cần chứng minh người thi công có lỗi để cho phép chủ sở hữu liền kề yêu cầu bồi thường thiệt hại. Ở Việt Nam, trong vụ việc mà chúng ta đang bình luận, đoạn đầu của quyết định có nêu “nguyên nhân là do trong quá trình thi công phần móng nhà, đơn vị thi công đã không có biện pháp che chắn giữ đất công trình lân cận hợp lý, đã gây ra sự cố lún đất nền móng, nứt tường… của công trình nhà ông Khơi, bà Hoa”. Tuy nhiên, khi đề cập về trách nhiệm liên đới của người thi công, Tòa dân sự không nói đến nguyên nhân này. Thiết nghĩ, trong tranh chấp, chúng ta vẫn đưa người thi công vào tố tụng với tư cách là người có quyền, nghĩa vụ liên quan nhưng người thi công chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp họ có sơ xuất trong quá trình thi công như “không có biện pháp che chắn giữ đất công trình lân cận hợp lý” mà Tòa dân sự đã nêu ở phần đầu quyết định. Trong tương lai, để Tòa án thêm cơ sở pháp lý, chúng ta nên nghĩ tới hướng luật hóa “án lệ” của Tòa giám đốc thẩm về trách nhiệm liên đới nêu trên.Thứ hai, trong hai vụ việc được bình luận, chúng ta không thấy xuất hiện kiến trúc sư trong khi đó việc xây dựng gây thiệt hại còn có thể có sự tham gia của họ. Do đó, việc xem xét trách nhiệm của kiến trúc sư đối với chủ thể liền kề bị thiệt hại cũng cần được lưu tâm. 13. Kết luận: Chế định bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra đã tồn tại trong BLDS năm 1995 và được giữ nguyên trong BLDS năm 2005 tại Điều 627. Quy định trên có không hiếm cơ hội được áp dụng và Tòa án đã hiểu “công trình xây dựng” với nội hàm tương đối rộng. Trong thực tế, Tòa án đã vận dụng quy định trên cho trường hợp thiệt hại phát sinh do biển quảng cáo đổ. Trong tương lai, chúng tôi hy vọng rằng Tòa án sẽ mạnh dạnh áp dụng các quy định trên đối với trường hợp cột điện (như cột điện cao thế hay cột điện dành cho điện thoại) đổ gây thiệt hại (tình huống khá phổ biến trong đời sống dân sự). Trong vụ việc thứ nhất, Tòa giám đốc thẩm cũng áp dụng Điều 627 BLDS cho cả trường hợp thiệt hại phát sinh cho tài sản liền kề xuất phát từ việc xây dựng. Ở Điều 627, có sự khác nhau giữa tiêu đề và nội dung và Tòa án đã xem nhẹ nội dung điều luật đồng thời phát huy tinh thần của điều luật phù hợp với tiêu đề. Qua kinh nghiệm của thực tiễn này, chúng ta nên có sự thay đổi Điều 627 theo hướng mở rộng nội dung để tương đồng với tiêu đề nhằm tạo điều kiện cho người bị thiệt hại được bồi thường. Về người phải bồi thường, chủ sở hữu hay người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại cho chủ thể liền kề. Vụ việc thứ hai được bình luận còn cho chúng ta thấy có thể quy trách nhiệm liên đới cho cả người thi công. Đây là hướng giải quyết tương đối thuyết phục, cần được duy trì trong các vụ việc tương tự.

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA, CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA ĐỖ VĂN ĐẠI, LÊ HÀ HUY PHÁT - 2012 Quyết định số 322/2011/DS-GĐT ngày 28/4/2011 Tòa dân Tòa án nhân dân tối cao XÉT THẤY Tháng 12/2007, chị Tuyết chủ nhà số 12 giáp với nhà số 10 xây dựng nhà làm cho nhà số 10 ông Khanh xuất vết nứt Ơng Khanh có báo với quyền địa phương, Sở Xây dựng đến lập biên vào ngày 12/12/2007 ghi nhận 13 vết nứt Gia đình chị Tuyết tiếp tục xây dựng đến ngày 29/01/2008 quyền địa phương Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Long đến lập biên ghi nhận xuất thêm 07 vết nứt Ngày 02/4/2008 chánh Thanh tra Sở Xây dựng có Quyết định số 142/QĐTTrXD việc buộc ơng gia đình phải di dời người tài sản khỏi nhà số 10 nhà số 10 bị nghiêng, nứt nghiêm trọng có khả sụp đổ thực tế sau phải tháo dỡ nhà Như thiệt hại chị Tuyết gây cho gia đình ơng Khanh thiệt hại thực tế có thật xác định thiệt hại 43.296.400 đồng Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận 75% giá trị cịn lại ngơi nhà = 32.472.300 đồng không với nguyên tắc bồi thường thiệt hại qui định Điều 605, 627 Bộ luật Dân Điều 120 Luật Xây dựng Đối với khoản chi phí mà gia đình ơng Khanh tiền thuê nhà, chi phí dỡ nhà, tiền di dời chi phí thực tế Tịa án cấp sơ thẩm dựa vào lời khai ông Khanh mà chưa xác minh thực tế khoản tiền chi mà chấp nhận chưa đủ vững Ngược lại Tòa án cấp phúc thẩm chưa xác minh không chấp nhận yêu cầu ông Khanh khơng làm thiệt hại đến quyền lợi đáng gia đình ơng Khanh Do cần hủy án phúc thẩm án sơ thẩm, giao hồ sơ để Tòa án cấp sơ thẩm xác minh làm rõ vấn đề nêu có để giải vụ án theo qui định pháp luật Bởi lẽ trên; Căn vào khoản Điều 291, khoản Điều 297 Điều 299 Bộ luật Tố tụng dân sự; QUYẾT ĐỊNH: Hủy án dân phúc thẩm số 47/2009/ DS-PT ngày 13/3/2009, Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long hủy án dân sơ thẩm số 134/2008/DSST ngày 29/10/2008 Tòa án nhân dân thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long việc “tranh chấp bồi thường thiệt hại tài sản” nguyên đơn ông Khanh với bị đơn bà Tuyết Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long xét xử lại sơ thẩm theo quy định pháp luật Quyết định số 19/2012/DS-GĐT ngày 13/01/2012 Tòa dân Tòa án nhân dân tối cao XÉT THẤY Sau nghiên cứu hồ sơ vụ án, đề nghị đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao phiên tòa sau thảo luận, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm Tòa dân Tòa án nhân dân tối cao thống với nhận định nêu Kháng nghị: Theo kết giám định số 34/BCTTKĐ ngày 23/12/2010 Trung tâm kiểm định Đà Nẵng xác định nguyên nhân trình thi cơng phần móng nhà, đơn vị thi cơng khơng có biện pháp che chắn giữ đất cơng trình lân cận hợp lý, gây cố lún đất móng, nứt tường… cơng trình nhà ông Khơi, bà Hoa Như vậy, công trình xây dựng ông Vũ, bà Vân đứng tên chủ sở hữu giấy phép xây dựng, thi công phần móng nhà gây cố lún nứt nhà liền kề ông Khơi, bà Hoa có thật Ơng Vũ, bà Vân thừa nhận có việc xây dựng làm lún nứt nhà ông Khơi, bà Hoa lại cho năm 1999 vợ chồng ông chuyển nhượng cho bà Hà song không đưa chứng chứng minh Do Tịa án cấp sơ thẩm phúc thẩm xác định vợ chồng ông Vũ bà Vân bị đơn vụ án xác Tuy nhiên, Tịa án cấp sơ thẩm phúc thẩm lại cho rằng: Trong trình tố tụng vào ngày 05/11/2010 10/11/2010 vợ chồng ông Vũ, bà Vân làm thủ tục tặng cho bà Hà nhà đất để buộc bà Hà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải bồi thường thiệt hại cho ngun đơn khơng thiệt hại xảy trước bị đơn làm thủ tục tặng cho bà Hà Ngoài việc kiểm định Trung tâm kiểm định Đà Nẵng có tham gia vợ chồng ông Khơi, bà Hoa (nguyên đơn yêu cầu kiểm định) mà khơng có tham gia phía bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, Tịa án quyền địa phương không quy định pháp luật Mặt khác, Tịa án sơ thẩm phúc thẩm khơng đưa đơn vị thi cơng cơng trình Cơng ty KTH vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để làm rõ trách nhiệm gây thiệt hại trách nhiệm liên đới bồi thường cho ơng Khơi, bà Hoa thiếu sót Bởi lẽ trên; Căn vào khoản Điều 291, khoản Điều 297 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự; QUYẾT ĐỊNH Hủy án dân phúc thẩm số 64/2011/ DSPT ngày 30/8/2011 Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng hủy án dân sơ thẩm số 61/2011/DSST ngày 10/5/2011 Tòa án nhân dân huyện Hải Châu, thành phố Đà Nẵng (…) Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng xét xử sơ thẩm lại theo quy định pháp luật BÌNH LUẬN Dẫn nhập: Trong đời sống dân thường xảy hoàn cảnh người xây dựng cơng trình nhà phần diện tích đất theo quy định từ việc xây dựng mà cơng trình chủ thể liền kề bị hư hỏng có tác động địa Hai vụ việc bình luận cho thấy điều vừa nêu Trong vụ việc thứ nhất, chị Tuyết chủ nhà số 12 giáp với nhà số 10 Chị Tuyết xây dựng nhà làm cho nhà số 10 ông Khanh xuất vết nứt Trong vụ việc thứ hai, hoàn cảnh pháp lý tương đồng với hoàn cảnh vụ việc thứ Cụ thể, cơng trình xây dựng ông Vũ, bà Vân đứng tên chủ sở hữu giấy phép xây dựng thi cơng phần móng nhà gây lún nứt nhà liền kề ông Khơi, bà Hoa Trong hai vụ việc, thiệt hại cho chủ thể liền kề rõ câu hỏi đặt bồi thường cho người bị thiệt hại? Hai định bình luận cho hội phân tích trách nhiệm bồi thường thiệt hại chủ sở hữu, người thi công xác định người chịu trách nhiệm bồi thường trường hợp thay đổi chủ sở hữu I Trách nhiệm bồi thường chủ sở hữu nhà cửa, cơng trình xây dựng khác Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bồi thường: Đối với trường hợp tài sản người liền kề bị thiệt hại việc xây dựng gây ra, thực tiễn xét xử nước ta ổn định hướng giải quyết: chủ sở hữu quyền sử dụng đất có cơng trình xây dựng hay tiến hành phải bồi thường thiệt hại Trong vụ việc thứ nhất, chị Tuyết xác định chủ số nhà 12 Tòa án theo hướng chị Tuyết phải bồi thường thiệt hại gây cho tài sản liền kề Cụ thể, Tòa sơ thẩm “buộc bà Tuyết có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại tài sản xây dựng gây cho ông Khanh” Tại cấp phúc thẩm, Tòa án định “buộc bà Tuyết có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại tài sản xây dựng gây ra” Về phía mình, Tòa giám đốc thẩm cho “thiệt hại chị Tuyết gây cho gia đình ơng Khanh thiệt hại thực tế có thật xác định thiệt hại 43.296.400 đồng Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận 75/% giá trị lại nhà = 32.472.300 đồng không đúng” Ở đây, điều mà Tòa giám đốc thẩm cho Tòa phúc thẩm khơng khơng phải Tịa phúc thẩm buộc chị Tuyết bồi thường mà Tòa phúc thẩm tính tốn khơng xác thiệt hại thực tế Điều có nghĩa Tịa giám đốc thẩm theo hướng chị Tuyết phải bồi thường thiệt hại Trong vụ việc thứ hai, Tòa án cấp sơ thẩm phúc thẩm lại cho rằng: Trong trình tố tụng vào ngày 05/11/2011 10/11/2010 vợ chồng ông Vũ, bà Vân làm thủ tục tặng cho bà Hà nhà đất để buộc bà Hà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn Ở đây, Tòa sơ phúc thẩm xác định bà Hà chủ sở hữu (do tặng cho) nên phải bồi thường thiệt hại cho chủ tài sản liền kề Điều có nghĩa Tịa sơ phúc thẩm theo hướng chủ sở hữu phải bồi thường Về phía mình, Tịa giám đốc thẩm khơng phủ nhận trách nhiệm bồi thường chủ sở hữu theo hướng người chịu trách nhiệm chủ sở hữu thời điểm gây thiệt hại “vì thiệt hại xảy trước bị đơn làm thủ tục tặng cho bà Hà” Cơ sở pháp lý trách nhiệm chủ sở hữu: Trên sở xác định chủ sở hữu cơng trình xây dựng phải bồi thường thiệt hại (gây cho chủ thể liền kề)? Trong vụ việc thứ hai, Tòa giám đốc thẩm không đưa văn Trong vụ việc thứ nhất, bàn trách nhiệm bồi thường chủ sở hữu, Tòa giám đốc thẩm viện dẫn “Điều 605, 627 Bộ luật Dân Điều 120 Luật Xây dựng” Điều 605 Bộ luật Dân (BLDS) hành quy định “nguyên tắc bồi thường thiệt hại” có nguyên tắc “bồi thường tồn bộ” khơng liên quan đến “căn cứ” xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại nên lý giải cho câu hỏi Bên cạnh đó, Tịa giám đốc thẩm viện dẫn Điều 120 Luật Xây dựng có khoản trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo “người có hành vi vi phạm pháp luật xây dựng quy định khác pháp luật có liên quan tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp hành vi vi phạm pháp luật xây dựng gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp tổ chức, cá nhân phải bồi thường thiệt hại” Để phát sinh trách nhiệm bồi thường theo quy định Luật xây dựng chủ sở hữu, phải xác định chủ sở hữu “có hành vi vi phạm pháp luật xây dựng quy định khác pháp luật có liên quan” Trong vụ việc thứ hai, khó tìm hành vi trái pháp luật chủ sở hữu có lẽ lý mà Tịa giám đốc thẩm không sử dụng Điều 120 Luật Xây dựng vụ việc thứ hai Trong vụ việc thứ nhất, ơng Khanh có báo với quyền địa phương Sở Xây dựng đến lập biên vào ngày 12/12/2007 ghi nhận 13 vết nứt Gia đình chị Tuyết tiếp tục xây dựng đến ngày 29/01/2008 quyền địa phương Sở Xây dựng đến lập biên ghi nhận xuất thêm 07 vết nứt Trong trường hợp này, việc tiếp tục xây dựng sau ngày 12/12/2007, coi chị Tuyết có hành vi trái pháp luật nên 07 vết nứt coi thiệt hại hành vi trái pháp luật gây nên việc Tòa giám đốc thẩm sử dụng Điều 120 Luật Xây dựng hợp lý Đối với thiệt hại trước có biên ngày 12/12/2007 (13 vết nứt) khó xác định chủ sở hữu có hành vi trái pháp luật nên thân Điều 120 Luật Xây dựng khó lý giải trách nhiệm chủ sở hữu thiệt hại gây cho tài sản liền kề Cơ sở pháp lý trách nhiệm chủ sở hữu (tiếp): Có lẽ Điều 120 Luật Xây dựng không đủ để quy trách nhiệm cho chủ sở hữu nên Tòa giám đốc thẩm viện dẫn thêm Điều 627 BLDS có tiêu đề “bồi thường thiệt hại nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây ra” với nội dung “Chủ sở hữu, người chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, cơng trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại, để nhà cửa, cơng trình xây dựng khác bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy hoàn toàn lỗi người bị thiệt hại kiện bất khả kháng” Thực ra, thực tiễn xét xử trước khai thác Điều 627 BLDS thiệt hại việc xây dựng gây cho tài sản liền kề không chứng minh hành vi trái pháp luật chủ sở hữu[6] Tuy nhiên, có lẽ lần Tịa dân Tịa án nhân dân tối cao thức sử dụng Điều 627 BLDS nên định bình luận tạo tiền lệ (án lệ) quan trọng cho Tòa án địa phương đáng lưu tâm giải yêu cầu bồi thường thiệt hại xây dựng gây cho tài sản liền kề Theo nội dung điều luật trên, chủ sở hữu phải bồi thường “nếu để nhà cửa, cơng trình xây dựng khác bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác” Đối chiếu vụ việc phân tích vào nội dung này, khó quy trách nhiệm bồi thường cho chủ sở hữu nhà cửa, cơng trình xây dựng họ khơng “bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở” Tuy nhiên, vào tiêu đề điều luật “bồi thường thiệt hại nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây ra” thấy việc quy trách nhiệm cho chủ sở hữu có sở Thực ra, điều luật có tiêu đề với phạm vi rộng liên quan đến kiện phát sinh thiệt hại “do nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây ra” nội dung điều luật đề cập đến số trường hợp làm phát sinh thiệt hại nhà cửa, cơng trình xây dựng “bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở” Do vậy, vào nội dung Điều 627, khó áp dụng chế định vào tình nghiên cứu thiệt hại không phát sinh từ việc “để nhà cửa, cơng trình xây dựng khác bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở”: Nhà chị Tuyết không bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở Ngược lại, vào tiêu đề Điều 627 việc Tịa án áp dụng Điều 627 thuyết phục trường hợp “thiệt hại nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây ra” Qua vụ việc này, thấy thực tiễn xét xử không lệ thuộc vào nội dung Điều 627 áp dụng Điều 627 phù hợp với tiêu đề (hay tinh thần) Nhận xét bổ sung: Việc xây dựng pháp luật gây thiệt hại cho chủ thể liền kề phổ biến đời sống vấn đề bồi thường thiệt hại thường đặt Trong trường hợp này, người liền kề bị thiệt hại xứng đáng bồi thường chủ sở hữu (hay người quản lý) cơng trình xây dựng gây thiệt hại phải người bồi thường Do đó, hướng giải Tòa giám đốc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thuyết phục Lưu ý luật Cộng hịa Pháp khơng có quy định chun biệt hoàn cảnh nghiên cứu án lệ giải giống thực tiễn Việt Nam nêu Theo án lệ Pháp, “không gây lộn xộn bất bình thường cho người liền kề” việc xây dựng gây thiệt hại cho tài sản liền kề trường hợp lộn xộn bất bình thường nên chủ sở hữu cơng trình phải bồi thường Xin dẫn ví dụ để minh họa điều vừa nêu: Gia đình X tiến hành thi cơng mảnh đất (theo yêu cầu quan hành tư pháp) từ việc thi công làm hư hỏng tài sản đất gia đình Y Gia đình Y yêu cầu bồi thường Tòa phúc thẩm tuyên buộc gia đình X bồi thường thiệt hại cho gia đình Y Khơng đồng ý với định phúc thẩm, gia đình X kháng cáo giám đốc thẩm với lý họ thực việc thi công sở định hành Tịa án Tuy nhiên, theo Tòa giám đốc thẩm, Tòa phúc thẩm xét xử luật “thiệt hại xuất phát trực tiếp từ việc thi cơng gia đình X tiến hành vượt bất tiện thông thường quan hệ liền kề, cho dù việc thi công thực sở định hành hay tư pháp” Lưu ý thêm hướng giải nêu thuyết phục sở pháp lý cho hướng giải Việt Nam gây bàn cãi: Hướng giải Tòa án phù hợp với tiều đề chưa hợp với nội dung Điều 627 BLDS Để cho thực tiễn xét xử có sở pháp lý vững chắc, nên theo hướng thay đổi nội dung Điều 627 để phù hợp với tiêu đề Điều 627 (đồng nghĩa với việc luật hóa thực tiễn nêu trên) nội dung Điều 627 nên viết thành “Chủ sở hữu ( ) phải bồi thường thiệt hại nhà cửa, công trình xây dựng khác gây cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy hoàn toàn lỗi người bị thiệt hại kiện bất khả kháng” II Xác định người có trách nhiệm bồi thường trường hợp thay đổi chủ sở hữu Đặt vấn đề: Tài sản nói chung cơng trình xây dựng nói riêng thay đổi chủ sở hữu trình tài sản tồn vụ việc thứ hai cho thấy rõ điều Cụ thể, cơng trình xây dựng gây thiệt hại cho chủ thể liền kề ban đầu ông Vũ, bà Vân sau ơng Vũ, bà Vân chuyển quyền sở hữu (bằng hợp đồng tặng cho) cho bà Hà Trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu nêu người phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người liền kề bị thiệt hại? Đây nội dung vụ việc thứ hai mà bình luận dường chưa có quy định cụ thể văn chủ đề Xác định chủ thể bồi thường: Trước vào phân tích định thứ hai câu hỏi trên, nghiên cứu pháp luật nước chủ đề Đối với chủ đề trên, luật thành văn Cộng hịa Pháp khơng có câu trả lời Tịa án tối cao Pháp hình thành án lệ vào năm 2000 Tình tiết hình thành án lệ sau: Cơng ty Stefs tiến hành thi công liên quan đến bất động sản việc xây dựng gây thiệt hại cho chủ sở hữu liền kề Để bồi thường, chủ sở hữu liền kề khởi kiện Công ty Stefs đại diện đồng sở hữu bất động sản nêu Khi giải tranh chấp, Tòa phúc thẩm cho thiệt hại phát sinh thời điểm Công ty Stefs thi công nên khởi kiện chủ sở hữu Tuy nhiên, hướng giải Tịa phúc thẩm khơng Tịa giám đốc thẩm Pháp đồng ý với lý “chủ sở hữu Công ty Stefs, tác giả việc thi công nguồn gốc thiệt hại, phải chịu trách nhiệm lộn xộn vượt bất tiện thông thường quan hệ liền kề tài sản liền kề” Như vậy, theo án lệ Pháp, trường hợp có thay đổi chủ sở hữu bất động sản gây thiệt hại cho bất động sản liền kề chủ sở hữu phải bồi thường cho chủ sở hữu liền kề bị thiệt hại Quay trở lại với pháp luật Việt Nam, vụ việc thứ hai mà bình luận, Tịa án cấp sơ thẩm phúc thẩm cho “vợ chồng ông Vũ, bà Vân làm thủ tục tặng cho bà Hà nhà đất để buộc bà Hà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn” Điều có nghĩa là, Tịa sơ phúc thẩm theo hướng chủ sở hữu bồi thường cho người liền kề bị thiệt hại Tuy nhiên, theo Tòa giám đốc thẩm, hướng giải vừa nêu “là khơng thiệt hại xảy trước bị đơn làm thủ tục tặng cho bà Hà” Ở đây, Tòa giám đốc thẩm theo hướng chủ sở hữu chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại người phải chịu trách nhiệm bồi thường chủ sở hữu thời điểm xảy thiệt hại Nhận xét việc xác định người phải bồi thường: Phần trình bày cho thấy án lệ Pháp án lệ Việt Nam khác chủ thể phải bồi thường trường hợp thay đổi chủ sở hữu Án lệ Pháp thường giải thích sau: yếu tố gây thiệt hại xuất phát từ bất động sản (nhà, cơng trình xây dựng khác) nên gắn liền với bất động sản chủ sở hữu bất động sản người phải chịu trách nhiệm bồi thường Hướng án lệ có ưu điểm quan trọng tạo điều kiện cho người bị thiệt hại việc yêu cầu bồi thường: Thứ nhất, chủ sở hữu thường dễ nhận biết so với chủ sở hữu trước (có thể chuyển nơi khác mà người liền kề địa chỉ) nên người bị thiệt hại dễ biết người yêu cầu bồi thường Thứ hai, quy trách nhiệm cho chủ sở hữu tại, người bị thiệt hại biết rõ có tài sản để bảo đảm cho việc bồi thường tài sản tài sản làm phát sinh thiệt hại Thực tiễn Việt Nam nêu có phần thuyết phục thực thiệt hại phát sinh thời điểm nhà cửa, cơng trình xây dựng khác thuộc chủ sở hữu cũ nên người phải bồi thường Tuy nhiên, hướng bất lợi cho người bị thiệt hại chủ sở hữu chuyển nơi khác, khơng cịn tài sản để đảm bảo việc bồi thường Do vậy, thuyết phục theo hướng đưa chủ sở hữu vào tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và, trường hợp chủ sở hữu cũ đâu, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm sau bồi thường thiệt hại, chủ sở hữu truy địi chủ sở hữu cũ hoàn trả III Trách nhiệm bồi thường người thi cơng nhà cửa, cơng trình xây dựng khác Người thi công phải bồi thường: Trong thực tế, chủ sở hữu tự tiến hành xây dựng đất mà thường giao cho chủ thể khác thực công việc Trong vụ việc thứ nhất, không rõ thi công vụ việc thứ hai đơn vị thi công Công ty KTH Trong trường hợp nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây thiệt hại cho chủ thể liền kề người thi cơng có phải chịu trách nhiệm khơng (bên cạnh chủ sở hữu, người giao quản lý phân tích trên)? Từ năm 2010, chúng tơi theo hướng chủ sở hữu người thi công liên đới chịu trách nhiệm: “quyết định xây dựng chủ đầu tư công việc người thầu ảnh hưởng tới người bên cạnh Để tạo điều kiện cho phía người bị hại, phải nên buộc hai liên đới chịu trách nhiệm?” Trong vụ việc thứ hai, Tòa sơ thẩm Tịa phúc thẩm khơng đề cập đến trách nhiệm người thi cơng lý mà Tịa giám đốc thẩm hủy án Cụ thể, theo Tòa giám đốc thẩm, “Tòa án sơ thẩm phúc thẩm khơng đưa đơn vị thi cơng cơng trình Cơng ty KTH vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để làm rõ trách nhiệm gây thiệt hại trách nhiệm liên đới bồi thường cho ông Khơi, bà Hoa thiếu sót” Như vậy, Tịa giám đốc thẩm Tòa án nhân dân tối cao theo hướng chủ sở hữu người thi công liên đới bồi thường thiệt hại gây cho chủ sở hữu liền kề Với hướng liên đới này, sở Điều 298 BLDS , người bị thiệt hại yêu cầu chủ sở hữu (hoặc người giao quản lý) hay người thi cơng hai bồi thường tồn thiệt hại 10 Lý giải trách nhiệm người thi công: Khi theo hướng chủ sở hữu người thi cơng liên đới chịu trách nhiệm, Tịa giám đốc thẩm không đưa văn để làm sở Thực ra, văn chuyên ngành lĩnh vực xây dựng khơng có quy định theo hướng liên đới (xem Luật Xây dựng 2003, Nghị định 180/2007 NĐ-CP ngày 07/12/2007) Về phía mình, BLDS có quy định trách nhiệm liên đới Điều 616 theo “trong trường hợp nhiều người gây thiệt hại người phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại” Tuy nhiên, để xác định trách nhiệm liên đới theo quy định này, phải xác định chủ sở hữu người thi công “cùng gây thiệt hại” Khó chứng minh điều vì, phía chủ sở hữu, thiệt hại khơng hành vi người gây mà nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây (nói cách khác thiệt hại tài sản gây ra) Như vậy, khó tìm thấy sở văn cho hướng giải Tòa giám đốc thẩm coi sáng tạo Tòa giám đốc thẩm lĩnh vực xây dựng 11 Nghiên cứu so sánh: Quyết định năm 2012 Tòa dân Tòa án nhân dân tối cao liên quan đến trách nhiệm liên đới người thi cơng coi tiền lệ, “án lệ” cho Tòa án địa phương Đối chiếu với thực tiễn xét xử nước ngồi, thấy Tịa án nước theo hướng điều cho thấy hướng giải Tòa dân khơng thiếu phần thuyết phục Ở Cộng hịa Pháp, chủ sở hữu cơng trình gây thiệt hại phải bồi thường nêu (xem phần số 5) Bên cạnh đó, án lệ theo hướng quy trách nhiệm liên đới cho người thi công kiến trúc sư nên người bị thiệt hại yêu cầu trực tiếp người bồi thường hay yêu cầu ba người lúc theo chế nghĩa vụ liên đới Ví dụ, vợ chồng ông bà Cabe ông Molenat hai chủ sở hữu liền kề Ơng Molenat giao cho ơng M Digard kiến trúc sư tiến hành thiết kế xin giấy phép xây dựng đồng thời giao cho Công ty Lecca tiến hành việc xây dựng Việc xây dựng gây hư hỏng vết nứt nhà bể bơi vợ chồng ông bà Cabe nên ông bà Cabe yêu cầu bồi thường thiệt hại Tòa phúc thẩm chấp nhận yêu cầu ông bà Cabe buộc ông Molenat liên đới kiến trúc sư Công ty thi công bồi thường cho ông bà Cabe Quyết định phúc thẩm bị kháng cáo giám đốc thẩm Tòa giám đốc thẩm chấp nhận hướng xử lý Tòa phúc thẩm (ngoại trừ việc xác định mức trách nhiệm người người liên đới) Thực ra, việc theo hướng trách nhiệm liên đới người thi công chủ sở hữu có lợi cho người bị thiệt hại Cụ thể, việc tạo điều kiện cho người bị thiệt hại việc yêu cầu bồi thường thiệt hại Hơn nữa, nhiều trường hợp, người bị thiệt hại rõ chủ sở hữu lại biết người thi cơng (vì thường có thơng báo địa điểm thi công nên người liền kề biết) nên thuận lợi cho họ cho phép người bị thiệt hại yêu cầu trực tiếp người thi công bồi thường thiệt hại Nói cách khác, việc xác định thêm chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường (thông qua chế liên đới), quyền lợi người bị thiệt hại bảo vệ tốt 12 Nhận xét bổ sung: Về trách nhiệm liên đới với chủ sở hữu, chúng tơi có số nhận xét bổ sung sau Thứ nhất, có cần chứng minh người thi cơng có lỗi khơng để quy trách nhiệm liên đới? Ở Pháp, án lệ theo hướng không cần chứng minh người thi cơng có lỗi phép chủ sở hữu liền kề yêu cầu bồi thường thiệt hại Ở Việt Nam, vụ việc mà bình luận, đoạn đầu định có nêu “nguyên nhân q trình thi cơng phần móng nhà, đơn vị thi cơng khơng có biện pháp che chắn giữ đất cơng trình lân cận hợp lý, gây cố lún đất móng, nứt tường… cơng trình nhà ơng Khơi, bà Hoa” Tuy nhiên, đề cập trách nhiệm liên đới người thi cơng, Tịa dân khơng nói đến ngun nhân Thiết nghĩ, tranh chấp, đưa người thi công vào tố tụng với tư cách người có quyền, nghĩa vụ liên quan người thi công phải chịu trách nhiệm bồi thường trường hợp họ có sơ xuất q trình thi cơng “khơng có biện pháp che chắn giữ đất cơng trình lân cận hợp lý” mà Tịa dân nêu phần đầu định Trong tương lai, để Tòa án thêm sở pháp lý, nên nghĩ tới hướng luật hóa “án lệ” Tịa giám đốc thẩm trách nhiệm liên đới nêu Thứ hai, hai vụ việc bình luận, khơng thấy xuất kiến trúc sư việc xây dựng gây thiệt hại cịn có tham gia họ Do đó, việc xem xét trách nhiệm kiến trúc sư chủ thể liền kề bị thiệt hại cần lưu tâm 13 Kết luận: Chế định bồi thường thiệt hại nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây tồn BLDS năm 1995 giữ nguyên BLDS năm 2005 Điều 627 Quy định có khơng hội áp dụng Tịa án hiểu “cơng trình xây dựng” với nội hàm tương đối rộng Trong thực tế, Tòa án vận dụng quy định cho trường hợp thiệt hại phát sinh biển quảng cáo đổ Trong tương lai, chúng tơi hy vọng Tịa án mạnh dạnh áp dụng quy định trường hợp cột điện (như cột điện cao hay cột điện dành cho điện thoại) đổ gây thiệt hại (tình phổ biến đời sống dân sự) Trong vụ việc thứ nhất, Tòa giám đốc thẩm áp dụng Điều 627 BLDS cho trường hợp thiệt hại phát sinh cho tài sản liền kề xuất phát từ việc xây dựng Ở Điều 627, có khác tiêu đề nội dung Tòa án xem nhẹ nội dung điều luật đồng thời phát huy tinh thần điều luật phù hợp với tiêu đề Qua kinh nghiệm thực tiễn này, nên có thay đổi Điều 627 theo hướng mở rộng nội dung để tương đồng với tiêu đề nhằm tạo điều kiện cho người bị thiệt hại bồi thường Về người phải bồi thường, chủ sở hữu hay người giao quản lý phải bồi thường thiệt hại cho chủ thể liền kề Vụ việc thứ hai bình luận cịn cho thấy quy trách nhiệm liên đới cho người thi công Đây hướng giải tương đối thuyết phục, cần trì vụ việc tương tự ... sử dụng nhà cửa, cơng trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại, để nhà cửa, cơng trình xây dựng khác bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy... bồi thường thiệt hại xây dựng gây cho tài sản liền kề Theo nội dung điều luật trên, chủ sở hữu phải bồi thường “nếu để nhà cửa, cơng trình xây dựng khác bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại. .. sinh thiệt hại ? ?do nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây ra? ?? nội dung điều luật đề cập đến số trường hợp làm phát sinh thiệt hại nhà cửa, cơng trình xây dựng “bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở” Do vậy,

Ngày đăng: 03/11/2020, 16:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w