1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Phán quyết của trọng tài thương mại quốc tế về bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng

5 101 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 19,88 KB

Nội dung

PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI QUỐC TẾ TRANH CHẤP VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG Các bên: Nguyên đơn : Một ngân hàng Pháp Bị đơn : Một công ty Marốc Các vấn đề được đề cập:  Bảo đảm thực hiện hợp đồng  Bảo đảm độc lập  Bảo đảm phụ thuộc  Giám định kỹ thuật Tóm tắt vụ việc: Ngày 20 tháng 9 năm 1982 một công ty xây dựng Pháp đã ký hợp đồng với một công ty Marốc theo đó công ty Pháp sẽ xây dựng một khu liên hợp tại Marốc với tổng trị giá công trình là 211.200.000 Frăng Pháp (FF) và 60.264.000 Dirhams. Hợp đồng này có điều khoản chọn trọng tài ICC. Công ty xây dựng còn chấp nhận yêu cầu một Ngân hàng Pháp phát hành bảo đảm thực hiện hợp đồng với trị giá 20% tổng trị giá hợp đồng. Ngày 9 tháng 11 năm 1982, Ngân hàng Pháp, Nguyên đơn trong vụ việc này, đã phát hành một thư bảo đảm thực hiện với trị giá tối đa là 54.575.438,16 FF, tức là 20% trị giá hợp đồng. Ngân hàng tuyên bố trong giấy bảo đảm rằng: Bằng việc khước từ quyền tranh luận và quyết định của mình, chúng tôi chấp nhận trả toàn bộ hoặc một phần trong khoản tiền nói trên trên cơ sở yêu cầu bằng văn bản của quý công ty (Bị đơn), kèm theo một bản báo cáo chuyên môn được lập bởi một chuyên gia của Trung tâm giám định kỹ thuật quốc tế của Phòng Thương mại Quốc tế. Hai bên thoả thuận với nhau là khoản tiền bảo đảm sẽ giảm xuống tương ứng với tiến độ hoàn thành công trình. Theo văn thư ngày 9 tháng 11 năm 1984, mọi tranh chấp liên quan đến việc bảo đảm sẽ được đưa ra ICC. Năm 1984, giữa nhà thầu Pháp và chủ dự án Marốc đã xảy ra tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng và hai bên đã đưa tranh chấp này ra ICC giải quyết ngày 10 tháng 9 năm 1985. Tố tụng trọng tài trong tranh chấp vẫn đang được tiến hành. Ngày 10 tháng 10 năm 1985, công ty Marốc yêu cầu Trung tâm giám định kỹ thuật quốc tế chỉ định một chuyên gia như yêu cầu trong thư bảo đảm năm 1984 của Ngân hàng Pháp. Ngày 12 tháng 11 năm 1985, Trung tâm đã chỉ định một chuyên gia người Thuỵ Sỹ, và chuyên gia này đã trình báo cáo vào tháng 4 năm 1986 trong đó có nêu rõ phần công việc chưa thực hiện của nhà thầu Pháp tương ứng với khoản bảo đảm thực hiện là khoảng 16.902.000 FF và 13.076.000 Dirhams. Ngày 21 tháng 4 năm 1986, công ty Marốc yêu cầu Ngân hàng Pháp trả khoản tiền mà chuyên gia đã ấn định. Ngày 2 tháng 5 năm 1986, Ngân hàng từ chối trả tiền và ngày 22 tháng 5 năm 1986 đã khởi kiện ra trọng tài ICC. Ngân hàng Pháp lập luận rằng bảo đảm cấp cho công ty Marốc chỉ là một bảo đảm phụ thuộc và do đó nó phụ thuộc vào kết quả của trọng tài trong tranh chấp giữa công ty Pháp và công ty Marốc. Ngân hàng cũng cho rằng ngay cả nếu bảo đảm này là bảo đảm chứng từ chỉ dựa trên yêu cầu duy nhất là báo cáo giám định thì báo cáo này cũng không hợp pháp vì việc lập báo cáo có gian lận. Cuối cùng, Nguyên đơn cho rằng do có các khó khăn trong việc giải thích báo cáo, bảo đảm này không thể được tự động thanh toán. Phía công ty Marốc lại lập luận rằng báo cáo đã được lập theo đúng qui định và đáp ứng được các yêu cầu nêu trong thư bảo đảm, và rằng thư bảo đảm có giá trị độc lập. Công ty này cũng kiện lại đòi được thanh toán khoản tiền mà chuyên gia đã ấn định (16.902.000 FF và khoản tiền tương đương với FF của 13.076.000 Dirhams), tiền lãi trên khoản tiền đó, phí trọng tài và phí cho báo cáo giám định và 1.500.000 FF để bù đắp cho các thiệt hại kinh tế đã phải gánh chịu. Phán quyết của trọng tài: A. Về khiếu kiện chính: 1. Bảo đảm độc lập hay Bảo đảm phụ thuộc? Các thuật ngữ dùng trong thư bảo đảm không rõ ràng. Thực tế, một mặt Ngân hàng sử dụng các từ như bảo đảm thực hiện đúng của ngân hàng, bảo đảm liên đới, và khước từ quyền tranh luận và quyết định là đặc trưng của bảo đảm phụ thuộc. Mặt khác, Ngân hàng lại hứa sẽ thanh toán trên cơ sở yêu cầu bằng văn bản của quý công ty (Bị đơn), kèm theo một báo cáo của chuyên gia”. Ngân hàng đưa ra ba điểm mà theo Ngân hàng thì có thể xác định tính chất phụ thuộc của bảo đảm đó. Thứ nhất, Ngân hàng viện dẫn rằng Ngân hàng đã hứa sẽ trả “toàn bộ hoặc một phần” khoản tiền nêu trong thư bảo đảm vì việc trả này phụ thuộc vào việc thanh toán khoản tiền chính mà công ty xây dựng có thể phải trả. Thứ hai, trị giá của bảo đảm này sẽ giảm tương ứng với tiến độ hoàn thành công trình. Và thứ ba, Ngân hàng cho rằng sự tồn tại của một điều khoản trọng tài nhằm giải quyết những khó khăn trong việc giải thích và thực hiện bảo đảm cho thấy bản thân bảo đảm đó không thể thực hiện một cách tự động được. Tuy nhiên, theo uỷ ban trọng tài ba khía cạnh này không đủ để xác định tính phụ thuộc hay tính độc lập của bảo đảm. Về điểm thứ nhất, hứa trả toàn bộ hay một phần là xuất phát từ thực tế công ty Marốc có thể yêu cầu một khoản tiền nhỏ hơn tổng trị giá khoản bảo đảm. Về điểm thứ hai, việc trị giá bảo đảm giảm tương ứng với tiến độ hoàn thành công việc hoàn toàn không có mối liên hệ gì với tính độc lập hay phụ thuộc của bảo đảm. Về điểm thứ ba, việc đưa một điều khoản trọng tài vào hợp đồng để giải quyết các khó khăn trong việc giải thích hay thực hiện bảo đảm không có nghĩa là bảo đảm đó không độc lập. Ngược lại, nếu như hiệu lực của bảo đảm phụ thuộc vào kết quả trọng tài giữa công ty Marốc và công ty Pháp thì đã không phải qui định cho nó một thủ tục trọng tài thứ hai. Việc trị giá bảo đảm giảm tương ứng với tiến độ hoàn thành công việc cũng đủ để có thể làm phát sinh những khó khăn cần đến trọng tài. Mặt khác, có một số thuật ngữ sử dụng trong bảo đảm lại thể hiện tính độc lập của bảo đảm này như hứa trả “trên cơ sở yêu cầu. Như vậy, trong trường hợp này người ta thấy có sự mâu thuẫn giữa các từ “bảo đảm hoàn thành” và “bảo đảm liên đới” với hứa trả “trên cơ sở yêu cầu”. Uỷ ban trọng tài, do buộc phải lựa chọn giữa các từ ngữ mâu thuẫn này, và lấy làm tiếc là một ngân hàng mà lại để có tình trạng mâu thuẫn như vậy. Sau khi xem xét, Uỷ ban trọng tài cho rằng đây là một bảo đảm ngân hàng dạng chứng từ, độc lập với nghĩa vụ chính và chỉ phụ thuộc vào yêu cầu xuất trình tài liệu. Thực tế, khi từ chối trả tiền vào ngày 2 tháng 5 năm 1986, Ngân hàng đã không nêu lý do là các nghĩa vụ của mình phụ thuộc vào kết quả giải quyết tranh chấp giữa công ty Marốc và công ty Pháp mà chỉ khẳng định rằng bảo đảm này “không thể thực hiện được”. Quyết đinh này của trọng tài căn cứ vào một số chi tiết sau đây: Nếu đây không phải là một bảo đảm độc lập (tức là Ngân hàng chỉ bị ràng buộc với bảo đảm này sau khi tranh chấp giữa công ty Marốc và công ty xây dựng Pháp đã được giải quyết) thì không thể giải thích tại sao lại có yêu cầu công ty Marốc trình một báo cáo của chuyên gia để được nhận tiền bảo đảm từ phía Ngân hàng. Yêu cầu về bản báo cáo thực chất để tránh các yêu cầu đòi thanh toán bảo đảm vô căn cứ, chứ không đơn thuần chỉ là một bằng chứng “chính xác” về thiệt hại của công ty Marốc mà Ngân hàng lập luận. Thực tế, sự không rõ ràng trong các thuật ngữ được sử dụng cũng xuất phát từ thực tế đây là một giải pháp thoả hiệp giữa:  Một bảo đảm phụ thuộc theo nghĩa hẹp mà Ngân hàng đã gợi ý trong văn thư đề ngày 10 tháng 10 năm 1984; phương thức này đã bị loại bỏ,  Một bảo đảm độc lập theo gợi ý đầu tiên của Công ty Marốc; phương thức này cũng bị loại bỏ. Tuy nhiên, Ngân hàng vẫn tiếp tục sử dụng thuật ngữ bảo đảm phụ thuộc (cautionsurety) theo nghĩa thông thường của thuật ngữ này, tức là cùng nghĩa với thuật ngữ bảo đảm (guarantee) theo nghĩa rộng, chứ không phải là theo nghĩa pháp lý đặc trưng của nó. Do đó, Ngân hàng không thể lập luận rằng văn thư ngày 9 tháng 11 năm 1984 đã thiết lập một bảo đảm phụ thuộc. Uỷ ban trọng tài, cho rằng ngân hàng trong trường hợp này đã lập một bảo đảm chứng từ cho công ty Marốc hưởng lợi, đã quyết định rằng báo cáo do chuyên gia Thuỵ Sỹ lập là điều kiện cần và đủ, do chính Ngân hàng đặt ra, để thực hiện bảo đảm. 2. Về vấn đề gian lận hay không đúng qui định trong việc lập báo cáo: Báo cáo giám định không hề nhằm tạo điều kiện thuận lợi hay thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp giữa công ty Marốc và công ty Pháp; báo cáo này là nhằm tránh những yêu cầu trả tiền không có căn cứ của công ty Marốc, thông qua việc nhờ một chuyên gia có thẩm quyền và trung lập xác định trị giá yêu cầu của công ty Marốc đối với công ty xây dựng Pháp, và dẫn tới việc thanh toán tự động khoản bảo đảm. Báo cáo này không có mối liên hệ pháp lý với tố tụng trọng tài liên quan đến công ty xây dựng Pháp, bao gồm cả các trọng tài viên và các bên. Chuyên gia đã được chỉ định theo các yêu cầu trong thư bảo đảm và theo các qui tắc về giám định kỹ thuật nêu trong thư đó. Hơn nữa, không chỉ Ngân hàng mà cả công ty xây dựng Pháp đều được thông báo về việc chỉ định chuyên gia đó, chuyên gia này cũng đã đến gặp và nghe họ trình bày, đã đi thăm công trình thực địa và, theo yêu cầu của công ty Pháp, đã đến thăm một nơi khác tương tự. Vì thế trong việc lập báo cáo này không có gì là bất bình thường hay gian lận như đã từng thấy trong các vụ việc có liên quan đến bảo đảm ngân hàng. Vì vậy báo cáo này được chấp nhận. 3. Về vấn đề liệu các khó khăn trong việc giải thích báo cáo có làm cho bảo đảm trở thành không thể thực hiện được hay không: Đây là lý do chính để Ngân hàng từ chối trả tiền bảo đảm với lập luận rằng những nhận xét của chuyên gia là không chính xác và rằng chuyên gia đã có sai lầm nghiêm trọng trong việc giải thích các điều khoản của hợp đồng, và rằng các kết luận trong báo cáo của chuyên gia chỉ mang tính giả thiết. Trong vấn đề này cần xem lại những phân tích về bản chất của bảo đảm. Về mặt nguyên tắc, việc trình một báo cáo được lập bởi một chuyên gia được chỉ định theo đúng thoả thuận của các bên phải được coi là đủ để thực thi một bảo đảm của ngân hàng, dĩ nhiên với điều kiện là các kết luận của chuyên gia không trái với các viện dẫn của công ty Marốc. Về mặt hình thức, nếu chuyên gia kết luận là không tồn tại quyền được hoàn trả thì yêu cầu của công ty Marốc cũng không thể được đáp ứng. Ngược lại, sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng, chuyên gia đã xác định chính xác trị giá các yêu cầu có thể của công ty Marốc, và công ty Marốc đã nêu khoản tiền này trong yêu cầu của mình. Hơn nữa, kết luận mà chuyên gia đưa ra không phải là các giả thiết; chuyên gia đã phân loại các đánh giá và nhận xét thành ba loại khác nhau và cũng nhấn mạnh rằng các đánh giá của mình có thể thay đổi nếu tình hình thay đổi. Vì vậy, báo cáo của chuyên gia là hoàn toàn rõ ràng và minh bạch, các kết luận trong đó không hề mang tính giả thiết như lập luận của Nguyên đơn. B. Về đơn kiện lại: Từ các phân tích nêu trên có thể thấy Bị đơn, công ty Marốc, có quyền yêu cầu thực hiện bảo đảm và hơn nữa, Nguyên đơn, Ngân hàng Pháp, phải bồi thường cho những thiệt hại phát sinh trực tiếp từ việc từ chối không thực hiện bảo đảm. Về vấn đề này, Bị đơn đã có căn cứ khi yêu cầu các khoản tiền sau đây ngoài khoản tiền do chuyên gia xác định:  Tiền lãi trên số tiền nêu trên, bắt đầu tính từ ngày có thông báo yêu cầu trả tiền bảo đảm chính thức bằng thư bảo đảm ngày 21 tháng 4 năm 1986; tiền lãi này được tính toán theo luật của Pháp với lãi suất 9,5%năm.  Tiền bồi thường cho những thiệt hại vật chất và hệ quả của cùng nguyên nhân mà Bị đơn phải chịu, độc lập với việc trì hoãn thực hiện khoản bảo đảm. Uỷ ban trọng tài xác định tổng số tiền thiệt hại phát sinh là 1.300.000 FF. Bị đơn không có cơ sở để yêu cầu Nguyên đơn thanh toán các chi phí cho báo cáo giám định bởi chính công ty phải chịu chi phí này nếu công ty muốn được trả bảo hiểm. Về phí trọng tài (phí hành chính cho ICC và thù lao cho các trọng tài viên), Uỷ ban trọng tài xác định các chi phí này sẽ được thanh toán theo tỷ lệ sau đây:  Ngân hàng Pháp, Nguyên đơn chịu 34  Công ty Marốc, Bị đơn chịu 14.

PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI QUỐC TẾ TRANH CHẤP VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG Các bên: Nguyên đơn : Một ngân hàng Pháp Bị đơn : Một công ty Ma-rốc Các vấn đề đề cập:  Bảo đảm thực hợp đồng  Bảo đảm độc lập  Bảo đảm phụ thuộc  Giám định kỹ thuật Tóm tắt vụ việc: Ngày 20 tháng năm 1982 công ty xây dựng Pháp ký hợp đồng với cơng ty Ma-rốc theo cơng ty Pháp xây dựng khu liên hợp Ma-rốc với tổng trị giá cơng trình 211.200.000 Frăng Pháp (FF) 60.264.000 Dirhams Hợp đồng có điều khoản chọn trọng tài ICC Cơng ty xây dựng chấp nhận yêu cầu Ngân hàng Pháp phát hành bảo đảm thực hợp đồng với trị giá 20% tổng trị giá hợp đồng Ngày tháng 11 năm 1982, Ngân hàng Pháp, Nguyên đơn vụ việc này, phát hành thư bảo đảm thực với trị giá tối đa 54.575.438,16 FF, tức 20% trị giá hợp đồng Ngân hàng tuyên bố giấy bảo đảm rằng: "Bằng việc khước từ quyền tranh luận định mình, chúng tơi chấp nhận trả tồn phần khoản tiền nói trên sở yêu cầu văn quý công ty (Bị đơn), kèm theo báo cáo chuyên môn lập chuyên gia Trung tâm giám định kỹ thuật quốc tế Phòng Thương mại Quốc tế" Hai bên thoả thuận với khoản tiền bảo đảm giảm xuống tương ứng với tiến độ hồn thành cơng trình Theo văn thư ngày tháng 11 năm 1984, tranh chấp liên quan đến việc bảo đảm đưa ICC Năm 1984, nhà thầu Pháp chủ dự án Ma-rốc xảy tranh chấp việc thực hợp đồng hai bên đưa tranh chấp ICC giải ngày 10 tháng năm 1985 Tố tụng trọng tài tranh chấp tiến hành Ngày 10 tháng 10 năm 1985, công ty Ma-rốc yêu cầu Trung tâm giám định kỹ thuật quốc tế định chuyên gia yêu cầu thư bảo đảm năm 1984 Ngân hàng Pháp Ngày 12 tháng 11 năm 1985, Trung tâm định chuyên gia người Thuỵ Sỹ, chuyên gia trình báo cáo vào tháng năm 1986 có nêu rõ phần cơng việc chưa thực nhà thầu Pháp tương ứng với khoản bảo đảm thực khoảng 16.902.000 FF 13.076.000 Dirhams Ngày 21 tháng năm 1986, công ty Ma-rốc yêu cầu Ngân hàng Pháp trả khoản tiền mà chuyên gia ấn định Ngày tháng năm 1986, Ngân hàng từ chối trả tiền ngày 22 tháng năm 1986 khởi kiện trọng tài ICC Ngân hàng Pháp lập luận bảo đảm cấp cho công ty Ma-rốc bảo đảm phụ thuộc phụ thuộc vào kết trọng tài tranh chấp công ty Pháp công ty Ma-rốc Ngân hàng cho bảo đảm bảo đảm chứng từ dựa yêu cầu báo cáo giám định báo cáo khơng hợp pháp việc lập báo cáo có gian lận Cuối cùng, Nguyên đơn cho có khó khăn việc giải thích báo cáo, bảo đảm tự động tốn Phía cơng ty Ma-rốc lại lập luận báo cáo lập theo qui định đáp ứng yêu cầu nêu thư bảo đảm, thư bảo đảm có giá trị độc lập Cơng ty kiện lại đòi tốn khoản tiền mà chuyên gia ấn định (16.902.000 FF khoản tiền tương đương với FF 13.076.000 Dirhams), tiền lãi khoản tiền đó, phí trọng tài phí cho báo cáo giám định 1.500.000 FF để bù đắp cho thiệt hại kinh tế phải gánh chịu Phán trọng tài: A Về khiếu kiện chính: Bảo đảm độc lập hay Bảo đảm phụ thuộc? Các thuật ngữ dùng thư bảo đảm không rõ ràng Thực tế, mặt Ngân hàng sử dụng từ bảo đảm thực ngân hàng, bảo đảm liên đới, khước từ quyền tranh luận định đặc trưng bảo đảm phụ thuộc Mặt khác, Ngân hàng lại hứa toán "trên sở yêu cầu văn quý công ty (Bị đơn), kèm theo báo cáo chuyên gia” Ngân hàng đưa ba điểm mà theo Ngân hàng xác định tính chất phụ thuộc bảo đảm Thứ nhất, Ngân hàng viện dẫn Ngân hàng hứa trả “toàn phần” khoản tiền nêu thư bảo đảm việc trả phụ thuộc vào việc tốn khoản tiền mà cơng ty xây dựng phải trả Thứ hai, trị giá bảo đảm giảm tương ứng với tiến độ hoàn thành cơng trình Và thứ ba, Ngân hàng cho tồn điều khoản trọng tài nhằm giải khó khăn việc giải thích thực bảo đảm cho thấy thân bảo đảm khơng thể thực cách tự động Tuy nhiên, theo uỷ ban trọng tài ba khía cạnh khơng đủ để xác định tính phụ thuộc hay tính độc lập bảo đảm Về điểm thứ nhất, hứa trả toàn hay phần xuất phát từ thực tế cơng ty Ma-rốc u cầu khoản tiền nhỏ tổng trị giá khoản bảo đảm Về điểm thứ hai, việc trị giá bảo đảm giảm tương ứng với tiến độ hồn thành cơng việc hồn tồn khơng có mối liên hệ với tính độc lập hay phụ thuộc bảo đảm Về điểm thứ ba, việc đưa điều khoản trọng tài vào hợp đồng để giải khó khăn việc giải thích hay thực bảo đảm khơng có nghĩa bảo đảm khơng độc lập Ngược lại, hiệu lực bảo đảm phụ thuộc vào kết trọng tài công ty Ma-rốc công ty Pháp khơng phải qui định cho thủ tục trọng tài thứ hai Việc trị giá bảo đảm giảm tương ứng với tiến độ hồn thành cơng việc đủ để làm phát sinh khó khăn cần đến trọng tài Mặt khác, có số thuật ngữ sử dụng bảo đảm lại thể tính độc lập bảo đảm hứa trả “trên sở yêu cầu" Như vậy, trường hợp người ta thấy có mâu thuẫn từ “bảo đảm hoàn thành” “bảo đảm liên đới” với hứa trả “trên sở yêu cầu” Uỷ ban trọng tài, buộc phải lựa chọn từ ngữ mâu thuẫn này, lấy làm tiếc ngân hàng mà lại để có tình trạng mâu thuẫn Sau xem xét, Uỷ ban trọng tài cho bảo đảm ngân hàng dạng chứng từ, độc lập với nghĩa vụ phụ thuộc vào yêu cầu xuất trình tài liệu Thực tế, từ chối trả tiền vào ngày tháng năm 1986, Ngân hàng không nêu lý nghĩa vụ phụ thuộc vào kết giải tranh chấp công ty Marốc công ty Pháp mà khẳng định bảo đảm “không thể thực được” Quyết đinh trọng tài vào số chi tiết sau đây: Nếu bảo đảm độc lập (tức Ngân hàng bị ràng buộc với bảo đảm sau tranh chấp công ty Ma-rốc công ty xây dựng Pháp giải quyết) khơng thể giải thích lại có u cầu cơng ty Ma-rốc trình báo cáo chuyên gia để nhận tiền bảo đảm từ phía Ngân hàng Yêu cầu báo cáo thực chất để tránh u cầu đòi tốn bảo đảm vô cứ, không đơn chứng “chính xác” thiệt hại cơng ty Ma-rốc mà Ngân hàng lập luận Thực tế, không rõ ràng thuật ngữ sử dụng xuất phát từ thực tế giải pháp thoả hiệp giữa:  Một bảo đảm phụ thuộc theo nghĩa hẹp mà Ngân hàng gợi ý văn thư đề ngày 10 tháng 10 năm 1984; phương thức bị loại bỏ,  Một bảo đảm độc lập theo gợi ý Công ty Ma-rốc; phương thức bị loại bỏ Tuy nhiên, Ngân hàng tiếp tục sử dụng thuật ngữ bảo đảm phụ thuộc (caution/surety) theo nghĩa thông thường thuật ngữ này, tức nghĩa với thuật ngữ bảo đảm (guarantee) theo nghĩa rộng, theo nghĩa pháp lý đặc trưng Do đó, Ngân hàng lập luận văn thư ngày tháng 11 năm 1984 thiết lập bảo đảm phụ thuộc Uỷ ban trọng tài, cho ngân hàng trường hợp lập bảo đảm chứng từ cho công ty Ma-rốc hưởng lợi, định báo cáo chuyên gia Thuỵ Sỹ lập điều kiện cần đủ, Ngân hàng đặt ra, để thực bảo đảm Về vấn đề gian lận hay không qui định việc lập báo cáo: Báo cáo giám định không nhằm tạo điều kiện thuận lợi hay thúc đẩy việc giải tranh chấp công ty Ma-rốc công ty Pháp; báo cáo nhằm tránh yêu cầu trả tiền khơng có cơng ty Ma-rốc, thơng qua việc nhờ chuyên gia có thẩm quyền trung lập xác định trị giá yêu cầu công ty Ma-rốc công ty xây dựng Pháp, dẫn tới việc toán tự động khoản bảo đảm Báo cáo khơng có mối liên hệ pháp lý với tố tụng trọng tài liên quan đến công ty xây dựng Pháp, bao gồm trọng tài viên bên Chuyên gia định theo yêu cầu thư bảo đảm theo qui tắc giám định kỹ thuật nêu thư Hơn nữa, khơng Ngân hàng mà cơng ty xây dựng Pháp thông báo việc định chuyên gia đó, chuyên gia đến gặp nghe họ trình bày, thăm cơng trình thực địa và, theo u cầu cơng ty Pháp, đến thăm nơi khác tương tự Vì việc lập báo cáo khơng có bất bình thường hay gian lận thấy vụ việc có liên quan đến bảo đảm ngân hàng Vì báo cáo chấp nhận Về vấn đề liệu khó khăn việc giải thích báo cáo có làm cho bảo đảm trở thành thực hay không: Đây lý để Ngân hàng từ chối trả tiền bảo đảm với lập luận nhận xét chun gia khơng xác chuyên gia có sai lầm nghiêm trọng việc giải thích điều khoản hợp đồng, kết luận báo cáo chuyên gia mang tính giả thiết Trong vấn đề cần xem lại phân tích chất bảo đảm Về mặt nguyên tắc, việc trình báo cáo lập chuyên gia định theo thoả thuận bên phải coi đủ để thực thi bảo đảm ngân hàng, dĩ nhiên với điều kiện kết luận chuyên gia không trái với viện dẫn công ty Ma-rốc Về mặt hình thức, chuyên gia kết luận khơng tồn quyền hồn trả u cầu công ty Ma-rốc đáp ứng Ngược lại, sau nghiên cứu kỹ lưỡng, chuyên gia xác định xác trị giá u cầu cơng ty Ma-rốc, cơng ty Ma-rốc nêu khoản tiền yêu cầu Hơn nữa, kết luận mà chuyên gia đưa giả thiết; chuyên gia phân loại đánh giá nhận xét thành ba loại khác nhấn mạnh đánh giá thay đổi tình hình thay đổi Vì vậy, báo cáo chuyên gia hoàn toàn rõ ràng minh bạch, kết luận khơng mang tính giả thiết lập luận Nguyên đơn B Về đơn kiện lại: Từ phân tích nêu thấy Bị đơn, cơng ty Ma-rốc, có quyền u cầu thực bảo đảm nữa, Nguyên đơn, Ngân hàng Pháp, phải bồi thường cho thiệt hại phát sinh trực tiếp từ việc từ chối không thực bảo đảm Về vấn đề này, Bị đơn có yêu cầu khoản tiền sau khoản tiền chuyên gia xác định:  Tiền lãi số tiền nêu trên, bắt đầu tính từ ngày có thơng báo yêu cầu trả tiền bảo đảm thức thư bảo đảm ngày 21 tháng năm 1986; tiền lãi tính tốn theo luật Pháp với lãi suất 9,5%/năm  Tiền bồi thường cho thiệt hại vật chất hệ nguyên nhân mà Bị đơn phải chịu, độc lập với việc trì hoãn thực khoản bảo đảm Uỷ ban trọng tài xác định tổng số tiền thiệt hại phát sinh 1.300.000 FF Bị đơn khơng có sở để u cầu Ngun đơn tốn chi phí cho báo cáo giám định cơng ty phải chịu chi phí cơng ty muốn trả bảo hiểm Về phí trọng tài (phí hành cho ICC thù lao cho trọng tài viên), Uỷ ban trọng tài xác định chi phí toán theo tỷ lệ sau đây:  Ngân hàng Pháp, Nguyên đơn chịu 3/4  Công ty Ma-rốc, Bị đơn chịu 1/4 ... thuộc bảo đảm Về điểm thứ ba, việc đưa điều khoản trọng tài vào hợp đồng để giải khó khăn việc giải thích hay thực bảo đảm khơng có nghĩa bảo đảm khơng độc lập Ngược lại, hiệu lực bảo đảm phụ... kiện trọng tài ICC Ngân hàng Pháp lập luận bảo đảm cấp cho công ty Ma-rốc bảo đảm phụ thuộc phụ thuộc vào kết trọng tài tranh chấp công ty Pháp công ty Ma-rốc Ngân hàng cho bảo đảm bảo đảm chứng... thuộc? Các thuật ngữ dùng thư bảo đảm không rõ ràng Thực tế, mặt Ngân hàng sử dụng từ bảo đảm thực ngân hàng, bảo đảm liên đới, khước từ quyền tranh luận định đặc trưng bảo đảm phụ thuộc Mặt khác,

Ngày đăng: 25/11/2019, 15:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w