1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN-CHINHTA

17 134 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2 I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Phân môn Chính Tả trong nhà trường giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, nói riêng hơn là năng lực và thói quen viết đúng tiếng Việt văn hoá, tiếng việt chuẩn mực. Vì vậy phân môn Chính Tả có vò trí quan trọng trong chương trình môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học ở trường phổ thông nói chung. Ở bậc tiểu học, phân môn Chính Tả càng có vò trí quan trọng. Bởi vì giai đoạn tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kỹ năng chính tả cho học sinh và giúp cho người học có thói quen viết đúng, chuẩn mực tiếng việt văn hoá. Chính tả nói riêng cùng với các phân môn trong tiếng việt nói chung có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh như nghe, nói, đọc, viết. Qua những bài học đã đem đến cho học sinh những sung cảm xâu sắc trước vẻ đẹp bình dò của cuộc sống hàng ngày, khắc sâu vào tâm trí các em những tình cảm thiêng liêng như tình cảm gia đình, thầy trò, bạn bè . tình yêu quê hương đất nước. Giáo dục các em lòng nhân ái, đức hi sinh, tính siêng năng khiêm tốn, thật thà. Chính Tả nói riêng cùng với phân môn trong tiếng việt nói chung giúp người học chiễm lónh được văn bản hoá là công cụ để giao tiếp tư duy và học tập. Đối với người sử dụng Tiếng Việt đúng chính tả chứng tỏ là người có trình độ văn hoá về ngôn ngữ. Dạy học Chính Tả là một trong những phân môn giúp học sinh có điều kiện tốt để sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong việc học tập các bộ môn văn hoá và việc viết các băn bản, thư từ . Trong các môn học ở lớp 2 đặc biệt là môn Tiếng Việt, chương trình SGK mới rất đa dạng về nội dung lẫn hình thức, trong đó có phân môn Chính Tả, vậy muốn học tốt môn Chính Tả ở lớp 2, yêu cầu người học phải hoạt động toàn 1 diện, tư duy sáng tạo linh hoạt trong quá trình học, các em phải nắm được các quy tắc chữ cái, liên kết chữ cái thành tiếng, kết hợp tiếng thành từ rồi đến từ thành câu, câu thành đoạn, bài, quy tắc viết hoa, trình bày văn bản . Vậy để giúp học sinh học tập tốt phân môn Chính Tả đó là cả một giai đoạn mà giáo viên cần quan tâm. Đặc biệt đối với học sinh lớp 2, khi vốn hiểu biết, khả năng giao tiếp của các em còn hạn chế. Các em từ lớp 1 lên vừa mới học phần học vần, chưa học phân môn Chính Tả riêng và nhất là đối với học sinh dân tộc việc học tốt môn Chính Tả lại là một vấn đề khó khăn hơn đặc ra cho mỗi giáo viên trược tiếp giảng dạy. Qua quá trình giảng dạy bản thân tôi tự thấy nhiều giáo viên còn xem nhẹ phân môn Chính Tả, cứ đến giờ Chính Tả cho học sinh viết xong bài là xong giờ học ít chú ý đến lỗi sai, hay cách trình bày bài của học sinh. Nhiều giáo viên lên lớp học giao nhiệm vụ, ra câu hỏi và chờ kết quả, không hướng dẫn không kiểm tra không điêù chỉnh, sủa chữa. Khi không nhận được kết quả như dự đònh những giáo viên này không biết làm gì khác là làm thay học sinh và tình ra kết quả của mình. Vì vậy sau mỗi bài học sinh không thể đạt được những kiến thức và kỹ năng cơ bản. Một số giáo viên chưa khai thác hết nhữngkiến thức , kỹ năng, mục tiêu của mỗi bài học, chưa chú ý đến phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng, lứa tuổi học sinh,chưa xác đònh lấy học sinh làm trung tâm mà thường giảng dạy theo phương pháp giảng giải, đàm thoại vì vậy sau mỗi bài học học sinh không kết quả của học sinh có phần hạn chế chưa phát huy được tính tích cực học tập và tư duy sáng tạo, năng lực vốn có của các em. Vậy dạy học Tiếng Việt trong đó phân môn Chính Tả nói riêng có ảnh hưởng lâu dài sâu sắc đối với các em học sinh trong suốt quá trình học tập của cá em. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thời đại bùng nổ thông tin thì việc dạy học sinh đọc thông, viết thạo tiếng mẹ đẻ vừa là cộng cụ để học tập tất cả các môn học khác, kỹ năng nghe, nói, đọc, viết là điều kiện và phương tiện cần thiết của lao động, học tập của học sinh. Nói cách khác, trẻ muốn nắm kỹ năng học tập, trước hết phải đọc thông, viết thạo tiếng việt đó là chìa khoá của nhận thức, của học vấn, của sự phát triển trí tuệ đúgn đắn. Thiếu ngôn ngữ, con người không thể tham gia vào cuộc sống xã hội hiện đại vào sản xuất hiện đại. Vì lẽ đó dạy Tiếng Việt có một ý nghóa to lớn, dạy đọc, viết nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với người đi học. Đầu tiên là trẻ phải biết đọc, biết viết sau đó giúp trẻ chiếm lónh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp cuộc sống và trong học tập. 2 Như vậy dạy học Chính Tả là giúp cho các em nắm vững các quy tác chính tả và hình thành kỹ năng chính tả nói cách khác giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, đồng thời rèn cho các em học sinh một số phẩm chất hư tính cẩn thận (vì phải viết đúng quy tắc, kiểu chữ mẫu, viết nắn nót) óc thẩm mỹ (Vì phải viết ngay ngắn, thẳng hàng đẹp đẽ), bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý tiếng Việt trong việc viết đúng chính tả. Nhưng trong thực tế giảng dạy chúng ta còn gặp những khó khăn trong việc dạy học sinh viết đúng chính tả. Cuộc sống cho ta thấy ở từng vùng miền còn những vấn đề phát âm đặt ra do sự khác nhau về ngữ âm của vùng (đòa phương) đó đặt ra. Cho nên việc viết đúng chính tả, viết chuẩn cho cả nước là yêu cầu rất cần thiết. Đặc biệt hơn đối với học sinh dân tộc học tiếng việt là ngôn ngữ thứ hai của các em lại càng khó khăn hơn, cụ thể là học sinh lớp tôi hiện nay. Năm học 2006 - 2007 tôi được phân công giảng dạy lớp 2/2 với tổng số học sinh là 28 em, trong đó số học sinh 1/3 là học sinh dân tộc, tất cả học sinh ở đây đều là con em lao động, đời sống kinh tế còn khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, lạc hậu (đặc biệt là phụ huynh đồng bào dân tộc, nhiều phụ huynh còn mù chữ) vì vậy các em đều thiếu sự quan tâm, đầu tư kèm cặp từ phái gia đình. Bản thân các em còn nhỏ, một số em lại còn phải phụ giúp gia đình (số ít em lớn tuổi đi học nên thờ ơ trong việc học tập). Các em hàng ngày lên lớp học tập sau đó về nhà xếp vở vào không hề ngó ngàng gì, cha mẹ các em mải làm công việc đồng áng vất vả đi làm từ sáng đến tối, ít khi có thời gian nhắc nhở các em. Do vậy kiến thức không được ôn luyện thường xuyên đặc biệt là học sinh dân tộc học tiếng việt là ngôn ngữ thứ hai nên các em rất dễ quên kiến thức. Các em không thể "Bật nhanh" trong các tình huống. Hơn nữa việc học tập của các em chủ yếu nhờ vào sự dạy dỗ của giáo viên trên lớp. Mặt khác do độ tuổi không đồng đều từ 7 đến 11 tuổi nên sự tiếp thu kiến thức không đồng đều dẫn đến việc dạy tốt môn Chính Tả là một điều khó khăn đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy. Một số học sinh dân tộc sự bất đồng ngôn ngữ giữa giáo viên và học sinh vì các em chưa được giao tiếp nhiều, do ảnh hưởng đến tiếng mẹ đẻ nên viết sai, viết thiếu dấu khó hiểu trong quá trình giao tiếp, tiếp thu bài là điều đương nhiên. Một số em kỹ năng đọc chưa rõ ràng sau ba tháng nghỉ hè, kiến thức không được ôn luyện nên các em phần nào đã quên kiến thức được lónh hội ở lớp 1. Đầu năm vào nhiều em không nhớ được mặt chữ và quy tắc chính tả việc đọc còn phải đánh vần nên khó khăn trong việc ghép vần tạo tiếng do đó viết sai chính tả là điều không thể tránh khỏi qua khảo sát chất lượng đầu năm chất lượng lớp tôi rất thấp. 3 Cụ thể như sau: Só số học sinh Giỏi Khá Trung Bình Yếu TS % TS % TS % TS % 28 1 3,6 3 10,7 11 39,2 13 46,4 Từ những lý do trên là một giáo viên trực tiếp giảng dạy các em tôi có suy nghó và trăn trở rất nhiều về giải pháp phải làm sao tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với điều kiện, đối tượng của học sinh nơi đây. Nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức một cách toàn diện như viết đúng chính tả, viết đúng kiểu chữ, mẫu chữ mà Bộ giáo dục đã quy đònh viết hoa, trình bày khoa học để tiến tới đạt hiệu quả cao trong việc học tập các bộ môn văn hoá. Làm nhiệm vụ "Đặt viên gạch" đầu tiên là nền tảng cơ bản để các em học tốt lên lớp trên và bậc học cao hơn. Từ những cơ sở trên, bản thân tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu là môn Tiếng Việt mà cụ thể là phân môn chính tả với đề tài "Một số biện pháp rèn kó năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2” nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh. Đây cũng là kinh nghiệm từ nhiều năm mà tôi đã giảng dạy lớp 2 và với điều kiện của học sinh đòa phương nơi tôi công tác. 1. Cơ sở lý luận của đề tài. Phân môn chính tả trong chương trình tiểu học nhằm giúp các em có kỹ năng viết đúng chính tả, viết đúng các văn bản thư từ, biết trình bày bài văn, bài thơ sao cho sạch - đẹp - khoa học. Nhiều bài chính tả là những áng văn hay có thể giúp các em rung động trước cái hay, cái đẹp của hình tượng văn học của ngôn ngữ văn chương giáo dục thể chất qua môn học chính tả bồi bưỡng một số đức tính và thái độ cần thiết như tính cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mỹ, yêu mến và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, chữ viế góp phần hình thành nhân cách toàn diện của học sinh phù hợp với sự phát triển đi lên của xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mỗi bài chính tả đều gắn với đời sống thực tế của các em, bồi dưỡng cho các em tình yêu thiên nhiên đất nước gắn bó với quê hương, gia đình bạn bè . Thông qua phân môn chính tả nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung để thực hiện được mục tiêu đào tạo "Hình thành và phát rtriển ở hòc sinh kỹ năng sử dụng tiếng việt dẫn dắt học sinh vào các lónh vự của đời sống". Qua đó tăng cường vốn hiểu biết của các em về nhà trường - gia đình và xã hội đồng thời mở cánh cửa cho các em bước vào thế giới xung quanh khám phá được vẻ đẹp và ý nghóa của 4 các hình tượng văn học, đặt nền móng cho sự phát triển năng lực cảm thụ văn học và tư tưởng tình cảm, nhân cách của các em. Chính vì tầm quan trọng đó mà tôi rất trăn trở và suy nghó về phương pháp giảng dạy phân môn Chính Tả như thế nào? để đạt hiệu quả cao nhất và bản thân mỗi giáo viên phải làm gì? để giảng dạy học sinh thực hiện được mục tiêu trên quả là điều không đơn giản, đặc biệt năm học 2006 - 2007 toàn ngành giáo dục hướng tới mục tiêu "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" không để học sinh ngồi nhầm lớp hay sáng học lớp 6, chiều học lớp 1. Nhưng để thực hiện điều đó không phải là dễ dàng và cũng không phải một sớm, một chiều mà đạt được. Thế nhưng nếu tất cả giáo viên ai cũng có tâm huyết với nghề nghiệp, lòng yêu nghề, yêu thương con trẻ và có chí hướng phấn đấu, quyết tâm cao trong công tác giảng dạy thì chắc rằng các em sẽ dần tiến bộ, phát huy được những mặt tích cực, hạn chế nhược điểm, sai sót trong học tập và kết qủa sẽ làm hài lòng mỗi chúng ta. 2. Vai trò , tác dụng của biện pháp rèn kỹ năng viết đúng Chính Tả cho học sinh lớp 2. Việc nâng cao chất lượng dạy học là nhu cầu cần thiết, cấp bách không của riêng ai mà là của toàn xã hội. Muốn có một xã hội phát triển phần vinh theo kòp với các nước bạn bè trên trøng Quốc tế đòi hỏi xã hội phải có một nền giáo dục phát triển toàn diện. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế mở cửa toàn cầu như hiện nay, giáo dục lại càng được ngành các cấp quan tâm. Như Bác Hồ đã nói "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Na,m có bước tới đài vinh quang để sáng vai với các cường quốc năm châu được hay không? chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Ngày nay Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và ưu tiên cho giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Chính bản thân các thầy cô giáo cũng được xã hội tôn vinh, coi thầy cô giáo là những "Chiến só trên mặt trận tư tưởng văn hoá". Do đó mỗi giáo viên chúng ta nhất thiết phải ra sức phấn đấu không ngừng học tập nâng cao trình độ, luôn tìm tòi học hỏi trong công tác giảng dạy để nhằm nâng cao chất lượng dạy học làm tốt công tác mà Đảng và nhân dân giao phó để thực hiện mục tiêu "Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Phân môn Chính Tả trong chương trình tiểu học là môn học quan trọng đặc biệt đối với học sinh đầu cấp, việc nâng cao chất lượng dạy học môn Chính Tả là nền móng vững chắc hỗ trợ cho các em tiến tới bậc học cao hơn vì vậy mỗi giáo viên chúng ta cần nhận thức chín chắn và quan tâm sâu sắc. II/ Giải quyết vấn đề: 1. Ngoài những vấn đề về nhiệm vụ, chức năng, vò trí, yêu cầu, phương pháp dạy môn Chính Tả đã được Bộ giáo dục & Đào tạo biện soạn (chương trình 5 SGK mới) mỗi giáo viên chúng ta cần hiểu rằng nội dung mỗi bài Chính Tả trong SGK là những bài "khoá" để dựa vào đó học sinh được củng cố kiến thức cũng như rèn luyện kỹ năng viết Chính Tả, kỹ năng mà học sinh cần dạt được có mức độ yêu cầu cụ thể của từng bài trong từng chủ đề khác nhau. Nhưng ở đây vấn đề đặt ra là sau mỗi bài học, giờ học Chính Tả thì học sinh tiếp thu được những gì? kỹ năng viết, việc trình bày bài của học sinh được nâng lên ở mức độ nào? vấn đề được giải quyết là gì? chứ không phải cứ viết xong bài chính tả là hoàn thành giờ học. Nếu hiểu được điều đó một cách cụ thể thì có lẽ người giáo viên mới thực sự chủ động và sáng tạo để hướng dẫn giảng dạy học sinh phân môn Chính Tả. Trong mỗi bài học giáo viên cần biết nên rèn luyện nội dung gì? cho đối tượng nào? và điều quan trọng nhất là phù hợp với đối tượng học sinh mà mình phụ trách giảng dạy. 2. Muốn dạy học tốt môn Chính Tả ở lớp 2 mỗi người giáo viên cần phải nắm được chương trình, nội dung và mục tiêu của mỗi bài dạy. Phân môn Chính Tả ở lớp 2 yêu cầu các mức độ rèn luyện như chính tả viết đoạn, bài (tập chép) hoặc nghe viết, chính tả về âm, vần đây là các bài luyện viết các âm, vần dễ viết sai chính tả do không nắm vững quy tắc hoặc do ảnh hưởng của cách phát âm ở đòa phương. Bên cạnh những bài chính tả tập chép yêu cầu học sinh chép lại chính xác tất của các từ, câu hoặc đoạn . thì loại bài Chính Tả (nghe - viêt) có yêu cầu học sinh nghe từng từ, cụm, từng câu do giáo viên đọc, vừa nghe vừa tái hiện lại hình thức và viết chữ cửa các từ, cụm từ, cây ấy. Việc nghe và hiểu ở đây giữ một vai trò quan trọng đặc biệt đối với việc viết đúng chính tả của học sinh. Do đó giáo viên cần xác đònh nội dung cụ thể mà mình giảng dạy giúp học sinh khắc phục lỗi sai một cách có hiệu quả. Để đạt chất lượng trong dạy học môn Chính Tả vấn đề không thể thiếu đó là giáo viên cần xác đònh và phân loại kòp thời được trình độ và năng lực của từng học sinh ngày từ đầu năm học. Trên cơ sở đó lập kế hoạch giảng dạy sát với từng đối tưọgn học sinh trong lớp. Mỗi giáo viên phải hiểu rằng khi các em viết bài chính tả là lúc các em được rèn luyện để hình thành kỹ năng viết đúng chính tả tiến tới viết đẹp, trình bày khoa học. Nhiệm vụ của mỗi giáo viên là giáo dục và rèn luyện, hướng dẫn các em để dần dần có được kỹ năng viết thông, viết đúng góp phần nào nhiệm vụ giáo dục và phát triển trí tuệ, nhân cách toàn diện để thực hiện mục tiêu đào tạo. Trong nhiều năm giảng dạy học sinh lớp 2 và năm học 2006 - 2007 được phân công giảng dạy lớp 2. Bản thân tôi không ngừng phấn đấu, tìm tòi học hỏi đúc rút kinh nghiệm áp dụng theo phương pháp mới, phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu tài liệu nắm chắc 6 chương trình SGK mới. Qua những giờ dạy thăm lớp, sinh hoạt chuyên môn, giờ dạy liên trường với trường bạn. Học tập qua sách báo, đồng nghiệp, tôi đã đúc rút cho mình được một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2 như sau: Điều tra phân loại đối tượng học sinh ngay trong tuần 1. Khảo sát chất lượng đầu năm phân môn Chính Tả để phân loại từng đối tượng học sinh cụ thể những học sinh thường mắc phải lỗi do phát âm đòa phương, học sinh viết chưa đúng kiểu chữ, mẫu chữ, những học sinh mắc lỗi về thanh, điệu (lỗi về thành điệu thường rơi vào những học sinh dân tộc). Sau bài khảo sát chất lượng đầu năm, tiếp đến kiểm tra phân loại đối tượng học sinh ở bài viết tuần 1 gồm bài tập chép "Có công mài sắt - có ngày nên kim" và bài chính tả (nghe - viết) "Ngày hôm qua đâu rồi". Từ đấy thống kê lỗi học sinh mắc phải của từng em để một lần nũa phân loại chính xác từng đối tượng học sinh để có kế hoạch giảng dạy cho từng tuần tiếp theo. Thống kê phân loại chất lượng cho học sinh được tiến hành thường xuyên cho đến cuối năm học. Công việc này cần phải thật cụ thể từng em, đánh giá thật chính xác, thực chất, xác đònh đúng nguyên nhân dẫn đến việc viết sai chính tả. Đối với học sinh lớp 2 nơi đòa phương tôi công tác và cụ thể là lớp 2/2 mà tôi phụ trách giảng dạy. Qua 3 tháng hè các em xếp sách vở không được học thêm cũng không đươc kèm cặp từ phía gia đình nên đầu năm vào nhiều em đã quên kiến thức được lónh hội từ lớp 1, nhiều em chưa đọc thông, viết thạo, chưa nhớ mặt chữ, đặc biệt là âm, vần khó, viết hoa, quy tắc chính tả. Học sinh dân tộc đa số không phân biệt được dấu thanh thường viết thiếu dấu hoặc dẫu lần lộn. Cụ thể qua bài viết của em Rê. Bài "Ngày hôm qua đâu rồi"? Em viết: Ngày hôm quá đâu rối Ngày hôm qua ở lại Trong vơ hồng của con Con học hàng chăm chỉ Là ngáy qua vẫn còn. Bài viết của em Thưm qua bài "Gọi bạn". Mốt năm chơi hạn hăn Suối cán cỏ kéo khô Lấy gì nuồi đồi bàn. Hay lỗi sai của một số em thường mắc phải: Đôi bạn viết thàng đuôi bạng Suối cạn viết thàng suối cạng Quên viết thành vên 7 Một số học sinh thường mắc phải lỗi sai về vần, phụ âm cuối học sinh thường mắc phải như: Tìm kiến viết thành tiềm kiếm. Vần ất viết thành ấc, bút viết thành búc, iu viết thành iêu hoặc ươn viết thành ương. Vậy những trường hợp trên giáo viên cần đặc biệt quan tâm cụ thể, hướng dẫn rõ ràng, tránh qua loa đại khái. Bên cạnh những lỗi sai trên giáo viên cần chú ý các trường hợp trống nhiều chữ vì tốc độ viết còn chậm, hoặc bỏ trống nhiều chữ vì không nghe rõ, chưa nhớ mặt chữ nên xác đònh được chữ viết hoặc phải đuổi theo tốc độ đọc của giáo viên. Cho nên bài viết một số em rất cẩu thả, biến dạng thậm chí có em viết hàng trên xuống hàng dưới viết không ngay hàng, thẳng lối. Một số em đọc sai vần nên dẫn đến viết sai như các tiếng chứa vần ât viết thành ấc, vần ăt viết thành ác những em này thường không phân biệt được âm cuối. Hay một số em sai do lối phát âm đòa phương như đi về - đi dề, về quê - dề vê. Sau khi thống kê phân loại ta sẽ thấy đặc điểm chung của lớp và cụ thể từng học sinh để từ đó giáo viên lập kế hoạch dạy lựa chọn bài luyện tập phù hợp với đối tượng học sinh của mình. 2. Khi đã xác đònh cụ thể phân loại được đối tượng học sinh, giáo viên cần sử dụng các phương pháp, lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức dạy học hợp lý, linh hoạt, sáng tạo trong mỗi bài dạy. Sau mỗi bài học giáo viên cần nắm chắc thống kê tỉ lệ phần trăm các lỗi cụ thể như lỗi sai về âm đầu, vần hay thanh điệu, hay lỗi sai vì viết thiếu chữ, cỡ chữ và viết hoa không đúng quy đònh. Đặc biệt trong mỗi giờ học giáo viên cần quan tâm kèm cặp sát sao hơn những học sinh yếu kém bằng cách kiểm tra trực tiếp khi các em viết sai và phát hiện lỗi sai kòp thời để nhắc nhở các em. II. Trên cơ sở nắm vững đối tượng học sinh giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy vận dụng sáng tạo linh hoạt các biện pháp dạy học. 1. Chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch giảng dạy và đảm bảo những nguyên tắc chung, chọn nội dung bài luyện tập phù hợp với đối tượng học sinh và tiến hành giảng dạy đi từ dễ đến khó. Giáo viên cần xác đònh cụ thể nội dung trọng tâm, cần rèn luyện trong mỗi bài dạy là gì? Dạy bài chính tả tập chép là kiểu bài yêu cầu học sinh chép lại chính xác tất cả các từ, câu hoặc đoạn trên bảng lớp. Kiểu bài này có tác dụng giúp học sinh nhớ mặt chữ các từ trong câu, trong đoạn. Yêu cầu đối với học sinh lớp 2 trong kiểu bài tập chép là phải đọc (đọc trơn) được từ, cụm từ, câu và chép liền mạch từng tiếng tương ứng với tiếng là 8 chữ. Kiểu bài chính tả này giúp học sinh ghi nhớ mặt chữ cuả các từ trong ngôn ngữ. Qua việc lặp đi lặp lại hình thực chính tả này, mặt chữ dần dần đònh hình trong trí não non nớt nhưng rất nhạy bén của học sinh, sẽ đi vào tiềm thức của từng học sinh vì vậy khi dạy kiểu bài này giáo viên cần chú ý chép bài viết mẫu lên bảng thật cẩn thận, chuẩn xác, đúng tính chất mẫu mực. Khi học sinh viết bài, giáo viên cần có sự hướng dẫn nhắc nhở thích hợp để học sinh viết chính xác, viết đẹp, không tẩy xoá và đảm bảo tốc độ viết đã quy đònh. Ở phần "viết đúng" trong đó trọng tâm của sự chú ý là các tiếng có phụ âm đầu, vần, thanh dễ lẫn lộn, ở phần "luyện tập" để đònh hướng cho học sinh trong việc làm các bài tập, giáo viên nên làm mẫu và gợi ý hướng dẫn học sinh về cách làm, tránh "thả nổi" hoặc "làm thay" học sinh. Đối với loại bài chính tả nghe - viết. Kiểu bài này yêu cầu học sinh nghe từng từ, cụm từ, câu do giáo viên đọc, vừa nghe vừa tái hiện lại hình thức chữ viết của các từ, cụm từ, câu. Yêu cầu đặt ra là học sinh phải viết đủ số âm tiết đã nghe, viết đúng và nhanh theo đúng tốc độ (học sinh phải biết phối hợp nghe, nhớ để viết). Trong bài chính tả nghe - viết học sinh thường phải qua ba hoạt động cùng một lúc như tai nghe, mồm nhẩm, tay viết (khi mới học thường đọc nhẩm trong miệng, khi đã viết thạo phải đọc thầm trong óc trước khi viết). Như vậy lời đọc của thầy phải một lần thông qua lời đọc của trò mới thành chữ viết trong bài chính tả. Nếu thầy đọc đúng mà trò nhẩm sai thì vẫn cứ viết sai. Từ những điểm trên ta thấy dạy chính tả cần phải kết hợp chặt chẽ với chính âm tức là với việc rèn luyện khả năng phát âm đúng. Vậy yêu cầu quan trọng đặt ra trong kiểu bài chính tả này là việc đọc mẫu của giáo viên phải chuẩn xác, phải đúng với chính âm, giáo viên nên đọc thong thả, rõ ràng ngắt nghỉ hơi hợp lý, tốc độ đọc phải phù hợp tương ứng với tốc độ viết của học sinh. (Bên cạnh việc phát âm đúng giáo viên cần giúp học sinh nắm được quy tắc chính tả đây là nhiệm vụ quan trọng mà không một giáo viên nào được bỏ qua). Nếu gặp câu dài, giáo viên đọc từng cụm từ (cụm từ ấy phải diễn đạt một ý nhỏ), cả việc đọc (của giáo viên) và việc viết (của học sinh) đều không theo từng từ riêng lẻ mà phải gắn cả câu (hoặc cụm từ trọn nghóa). Như vậy, học sinh viết chính tả trên cơ sở thông hiểu nội dung văn bản và sẽ tránh được các lỗi không hiểu những gì mình viết. 2. Bên cạnh việc phát âm đúng, giáo viên cần gíup học sinh nắm được quy tắc chính tả đây là nhiệm vụ quan trọng không một giáo viên nào được bỏ qua. Học sinh nắm được cơ bản cách viết đúng từ mà không đòi hỏi sự ghi nhớ máy móc của những từ riêng lẻ. Dựa vào các quy tắc chính tả đã nắm được gặp những 9 trường hợp cụ thể học sinh thông qua đối chiếu so sánh khái quát từ đó lựa chọn cách viết đúng. Như khi dạy bài chính tả tập chép tuần 1 "Có công mài sắt - có ngày lên kim", giáo viên cần củng cố quy tắc c/k để học sinh nghi nhớ. Ví dụ: c ghép với a, o, ô, u k ghép với i, ê, e Dạy bài làm việc thật là vui tuần 1. Giáo viên củng cố quy tắc viết g / gh qua trò chơi tìm chữ g chỉ ghép với (a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư ). gh chỉ ghép với (i, ê, e). Như vậy thông qua bài luyện tập giáo viên củng cố quy tắc để học sinh nghi nhớ chính xác và phân biệt âm, vần để lẫn lộn như vần ươn / ương, ao/au, ai / ay. Song bên cạnh những trường hợp có quy tắc lại không ít những trường hợp phi quy tắc. Ví dụ: phân biệt d/gi, tr/ch, l/n, một số em thường viết sai. Gặp những trường hợp này giáo viên cần phải cho các em sử dụng nhiều lần và ghi nhớ thuộc lòng nhưng áp dụng rất khó để khi học sinh thuộc lòng. Vậy chúng ta cần dựa vào các bài tập chính tả lựa chọn bân cạnh dạy nội dung chính tả phần chung cho cả nước cần phải có "phần mềm" riêng cho từng vùng để lựa chọn nội dung sát với đối tượng học sinh lớp mình. 3. Khi dạy chính tả giáo viên cần nắm được những kiến thức về ngữ âm học, về từ vựng - ngữ, nghóa hoăïc có liên quan đến chính tả. Cụ thể giáo viên phải biết vận dụng những kiến thức như phân loại lỗi chính tả, phát hiện đặc điểm của từng loại lỗi, nhất là việc xây dựng các quy tắc chính tả các "mẹo" chính tả để giúp học sinh ghi nhớ cách viết một cáchkhái quát, có hệ thống. Ví dụ: Khi dùng trước nguyên âm i, iê, e, ê, âm "cờ" viết là "k" ví dụ: kiến, kẻ, âm "gờ" viết là "gh", âm "ngờ" viết là "ngh". Khi đứng trước các nguyên âm còn lại, âm "cờ" viết là "c", âm "ngờ" viết là "gh" . hay những từ nghi nghờ viết tr hay ch, nếu chúng chỉ những đồ dùng trong gia đình thì hầu hết được viết là ch, ví dụ: chai, chén. chảo, chăn, chiếu . Đối với việc giảng dạy học sinh là đồng bào dân tộc các em chưa phân biệt được dấu thanh nên các em hay thêm dấu hoặc bỏ dấu lẫn lộn giữa thanh (huyền - sắc), thanh (hỏi - nặng). Ví dụ: "hạn hán" viết thành "hàn hàn", "cỏ héo khô" viết thành "cọ héo khô". Đây là lỗi sai cơ bản học sinh dân tộc thường mắc phải vì vậy khi dạy các em giáo viên phải hương dẫn thật cụ thể, tỉ mỉ và cần kiên nhẫn, tránh nôn nóng vì nôn nóng sẽ không bao giờ đi đến kết quả. Vì học sinh dân tộc học tiếng việt là ngôn ngữ thứ 2, không khác bao nhiêu với người học ngoại ngữ, các em lại 10

Ngày đăng: 23/10/2013, 13:11

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w