Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
19,41 KB
Nội dung
KHÁINIỆMQUYỀNCÔNGTỐVÀTHỰCHÀNHQUYỀNCÔNG TỐ TRONGTỐTỤNGHÌNHSỰ 1.1 Kháiniệmquyềncông tố trongtốtụnghình sự. Để xác định đúng đắn bản chất quyềncôngtốvà đưa ra kháiniệmquyềncôngtố phải xuất phát từ lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, coi quyềncôngtố là quyền lực công, quyền đó thuộc về Nhà nước, được bắt nguồn từ nhu cầu phải duy trì trật tự xã hội bằng pháp luật để bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị và lợi ích chung [15, tr.54]. Hiện nay, trong khoa học pháp lý có nhiều ý kiến khác nhau về quyềncông tố. Có ý kiến cho rằng: Quyềncôngtố là sự cáo buộc của Nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức đã vi phạm pháp luật [10, tr.28]. Với tư cách là một quyền năng của Nhà nước, quyềncôngtố được thực hiện trong tất cả các quá trình giải quyết các vi phạm pháp luật, bao gồm TTHS, tốtụng dân sự, tốtụng kinh tế, tốtụng lao động, tốtụnghành chính. Như vậy, theo ý kiến này, sự tồn tại quyềncôngtốtrong các hoạt động tốtụng nêu trên là do nhu cầu khách quan. Bởi vì, Nhà nước không thể không thể hiện quyền lực của mình trong việc giải quyết các vi phạm pháp luật, vàsự hiện diện côngtố như một điều kiện bảo đảm tính hiệu quả của việc giải quyết các vi phạm pháp luật của cơ quan tài phán. Bên cạnh đó cũng có ý kiến: Quyềncôngtố là quyền của Nhà nước truy cứu TNHS và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội [15, tr.40]. Như vậy, theo ý kiến này, quyềncôngtố chỉ tồn tại trong lĩnh vực TTHS. Theo chúng tôi, quyềncôngtố chỉ có thể được xem xét trong mối liên hệ với lĩnh vực pháp luật mà từ cội nguồn lịch sử của nó đã gắn liền không thể tách rời với việc nhân danh Nhà nước (nhân danh công quyền) chống lại hìnhthức vi phạm pháp luật nghiêm trọng (tội phạm), đó là lĩnh vực TTHS. Vì vậy, chúng tôi đồng ý với ý kiến cho rằng: quyềncôngtố chỉ tồn tại trong lĩnh vực TTHS. Vậy quyềncôngtốtrong TTHS được hiểu như thế nào? Ở nước ta hiện đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về kháiniệmquyềncôngtốtrong TTHS. Quan điểm thứ nhất: đồng nhất quyềncôngtố với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS trong TTHS [10, tr.22]. Theo quan điểm này, côngtố không phải là một chức năng độc lập của VKS, mà chỉ là một quyền năng, một hìnhthứcthực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Hiểu kháiniệmquyềncôngtố trên là chưa chính xác, và dẫn đến việc xem nhẹ bản chất của quyềncôngtố như là một hoạt động độc lập của VKS nhân danh quyền lực công. Quan điểm thứ hai: Quyềncôngtố là quyền của VKS tiến hànhtrong giai đoạn xét xử sơ thẩm (tức là việc truy tố bị can ra trước Tòa án và buộc tội tại phiên tòa) [10, tr.24]. Chúng tôi cho rằng, quan điểm này đã quá thu hẹp khái niệm, nội dung, phạm vi quyềncôngtốvà không phản ánh được bản chất của quyền này. Trên thực tế, hoạt động truy tốvà buộc tội của VKS tại phiên tòa chỉ là một số trong các quyền hạn của VKS khi thựchànhquyềncông tố. Theo chúng tôi, để xác định đúng đắn kháiniệmquyềncôngtố cần làm rõ một số vấn đề sau: Chủ thể quyềncông tố. Muốn hiểu đầy đủ về chủ thể quyềncông tố, chúng tôi đề cập đến một vấn đề ít nhiều có liên quan, đó là quyền tư tố. Tư tố là một chế định pháp lý thuộc loại cổ xưa nhất mà pháp luật cổ đại cho phép người bị hại hoặc người thân thích của họ sử dụng để khởi kiện, khởi tố chống lại người đã thực hiện những hành vi xâm phạm đến các quyềnvà lợi ích hợp pháp của cá nhân. Quyền này do người bị hại trực tiếp thực hiện, nhân danh cá nhân bảo vệ các lợi ích của bản thân mình trước Tòa án (hoặc có thể nhờ người khác thay mặt mình thực hiện quyền này). Dù pháp luật dành cho người bị hại quyền tư tố nhưng họ (hoặc người thân thích của họ) rất ít khi sử dụng. Để tiến hành một VAHS, người ta mất rất nhiều thời gian, tiền của vàcông sức. Vì thế, không phải ai cũng có điều kiện và khả năng để làm. Mặt khác, việc pháp luật cho phép cá nhân bị hại có quyền hòa giải, thỏa thuận với người phạm tội đã dẫn đến nhiều vụ án nghiêm trọng (xét ở góc độ trật tự xã hội) không bị xét xử và trừng trị. Điều này làm cho pháp luật không được tuân thủ một cách nghiêm chỉnh, công bằng xã hội không được bảo đảm. Vì vậy, Nhà nước thấy cần thiết phải can thiệp vào quá trình giải quyết các vụ án mà người bị hại không muốn thực hiện quyền tư tố. Như vậy, từ chỗ vận hành chủ yếu dựa vào quyền tư tố, TTHS chuyển sang vận hành dựa vào quyềncông tố. Chính điều đó đã làm cho vai trò của chủ thể quyềncôngtố trở nên hết sức quan trọngtrong quá trình giải quyết các VAHS. Như vậy, Nhà nước là người nhân danh xã hội thay mặt xã hội đứng ra trừng phạt kẻ phạm tội. Điều đó cũng có nghĩa Nhà nước chính là chủ thể của quyềncông tố. Phạm vi của quyềncông tố. Ở nước ta hiện đang tồn tại những quan điểm khác nhau về phạm vi quyềncôngtố mà VKS nhân danh Nhà nước thực hiện. Quan điểm thứ nhất: Phạm vi quyềncôngtố chỉ bao gồm hai giai đoạn của hoạt động tư pháp hìnhsự là truy tố bị can ra trước Tòa án, buộc tội bị can tại phiên tòa, và chấm dứt khi bản án có hiệu lực pháp luật [15, tr.28]. Nói cách khác, quyềncôngtố chỉ tồn tại ở giai đoạn xét xử sơ thẩm. Với quan điểm trên, khó mà cắt nghĩa được các hoạt động tốtụng khác, ví dụ: quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can thuộc quyền gì? hoặc, việc kháng nghị các quyết định hay bản án có sai lầm hoặc vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tốtụng là thuộc nội dung của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật hay thuộc nội dung quyềncông tố? Theo chúng tôi, truy tố người phạm tội ra Tòa án vàthực hiện việc buộc tội tại phiên tòa chỉ là một trong số quyền năng cụ thể thuộc nội dung quyềncông tố, không thể coi là phạm vi quyềncông tố. Quan điểm thứ hai: Quyềncôngtố bắt đầu từ khi có tội phạm xảy ra và kết thúc khi người phạm tội chấp hành xong bản án [10, tr.50]. Như vậy có nghĩa là quyềncôngtố được thực hiện bởi các cơ quan tiến hànhtốtụngtrong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Quan điểm này đã quá mở rộng phạm vi bắt đầu và kết thúc của quyềncông tố. Chúng tôi tán thành với quan điểm được đa số thừa nhận, đó là: Phạm vi quyềncôngtố bắt đầu từ khi tội phạm được thực hiện và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng nghị. Theo chúng tôi, khi hành vi phạm tội được thực hiện, bổn phận của cơ quan côngtố là phải (và có quyền) tiến hành ngay các hoạt động tốtụng theo quy định của pháp luật nhằm phát hiện tội phạm và người phạm tội, xác định các căn cứ để kết tội họ. Còn trên thực tế, cơ quan côngtố có phát hiện, điều tra kịp thời tội phạm và người phạm tội hay không thì đó lại là vấn đề khác. Đối tượng của quyềncông tố. Đối tượng của quyềncôngtố được hiểu là cái mà quyềncôngtố tác động vào nhằm đạt được mục đích buộc tội và trừng phạt kẻ phạm tội. Do xuất phát từ các quan niệm khác nhau về quyềncôngtố nên nhận thức về đối tượng của quyền này cũng khác nhau. Có quan điểm coi sự tuân thủ pháp luật của các cơ quan tiến hànhtố tụng, người tiến hànhtốtụngvà người tham gia tốtụng là đối tượng của quyềncôngtố [10, tr.43]. Với quan niệmquyềncôngtố là quyền của Nhà nước thực hiện sự buộc tội (thực hiện việc truy cứu TNHS) đối với người phạm tội, chúng tôi đồng ý với quan điểm cho rằng: Đối tượng của quyềncôngtố là tội phạm và người phạm tội. Nội dung của quyềncông tố. Nội dung quyềncôngtố là sự buộc tội đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội. Trong hoạt động TTHS luôn luôn tồn tại ba chức năng tốtụng cơ bản: chức năng buộc tội, chức năng bào chữa (gỡ tội), chức năng xét xử. Buộc tội, với tư cách là một chức năng tốtụng luôn nhằm chống lại một cá nhân cụ thể vàthực chất đó chính là hoạt động truy cứu TNHS đối với người phạm tội. Người buộc tội (cơ quan thực hiện chức năng buộc tội) có trách nhiệm và có quyền đưa ra lời cáo buộc đối với những cá nhân cụ thể và có nhiệm vụ phải đưa ra những bằng chứng cụ thể cho sự cáo buộc đó. Vàtrong chức năng buộc tội, hìnhthức buộc tội nhân danh Nhà nước (nhân danh quyền lực công) giữ vai trò là động lực của hoạt động tố tụng. Từ những vấn đề về chủ thể, phạm vi, đối tượng và nội dung của quyềncông tố, theo chúng tôi: quyềncôngtố là quyền của Nhà nước truy cứu TNHS đối với người phạm tội. 1.2 Kháiniệmthựchànhquyềncông tố trongtốtụnghình sự. Trong khoa học luật TTHS, việc xác định quyềncôngtốvà theo đó là thựchànhquyềncôngtố có ý nghĩa lý luận vàthực tiễn rất lớn. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọngtrong giai đoạn hiện nay khi chúng ta tích cực triển khaithực hiện các Nghị quyết của Đảng về cải cách bộ máy Nhà nước, cải cách cơ quan tư pháp. Để xác định đúng đắn kháiniệmthựchànhquyềncôngtố cần đề cập đến: chủ thể, phạm vi, đối tượng và nội dung của thựchànhquyềncông tố. Chủ thể thựchànhquyềncông tố. Như đã trình bày ở trên, quyềncôngtố là quyền của Nhà nước thực hiện việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội. Quyền này thuộc về Nhà nước, được Nhà nước giao cho một cơ quan thực hiện. Ở nước ta, theo các quy định của pháp luật thực định, VKS là cơ quan được Nhà nước giao chức năng thựchànhquyềncông tố. Trong Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 có đề cập đến việc nghiên cứu chuyển VKS thành viện công tố. Do vậy, nếu VKS chuyển thành viện côngtố thì chủ thể thựchànhquyềncôngtố khi đó sẽ là viện công tố. Phạm vi thựchànhquyềncông tố. Như đã nêu ở phần trước, phạm vi quyềncôngtố bắt đầu từ khi tội phạm được thực hiện và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng nghị. Khác với phạm vi quyềncông tố, thựchànhquyềncôngtố chỉ bắt đầu khi khởi tố vụ án. Trên thực tế không phải bất cứ hành vi phạm tội nào cũng bị phát hiện và đưa ra xét xử. Chỉ khi VKS áp dụng các biện pháp luật định xác định được dấu hiệu của tội phạm thì thựchànhquyềncôngtố mới bắt đầu xuất hiện, đó chính là giai đoạn khởi tố vụ án. Như vậy, phạm vi quyềncôngtố rộng hơn so với phạm vi thựchànhquyềncông tố. Khi tìm hiểu về phạm vi thựchànhquyềncông tố, cần lưu ý: không phải trong mọi trường hợp quyềncôngtố đều kéo dài đến tận khi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật, mà nó có thể bị triệt tiêu ở giai đoạn tốtụng sớm hơn, theo quy định của pháp luật TTHS. Nghĩa là, không phải mọi vụ án đều được đưa ra xét xử trước Tòa án. Vì vậy, khi quyềncôngtố bị triệt tiêu thì thựchànhquyềncôngtố cũng không còn. Những căn cứ dẫn đến triệt tiêu quyềncông tố, và theo đó chấm dứt việc thựchànhquyềncôngtố ví dụ như: những căn cứ đình chỉ điều tra (Điều 164 BLTTHS), đình chỉ vụ án (Điều 169 BLTTHS), rút quyết định truy tố (Điều 181 BLTTHS). Từ những nội dung trên, chúng tôi cho rằng: Phạm vi thựchànhquyềncôngtố bắt đầu từ khi khởi tố VAHS và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng nghị hoặc kết thúc khi vụ án bị đình chỉ. Đối tượng thựchànhquyềncông tố. Quyềncôngtố là quyền của Nhà nước thực hiện việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội. Do đó, đối tượng của thựchànhquyềncôngtố chính là việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội. Nội dung thựchànhquyềncông tố. Nội dung thựchànhquyềncôngtố là việc sử dụng tất cả những quyền năng tốtụng nhằm bảo đảm phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người không có tội. Theo đó, nội dung thựchànhquyềncôngtố bao gồm: Thứ nhất, những hoạt động phát động công tố: khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Thứ hai, hoạt động thựchànhquyềncôngtố tiếp tục được thực hiện bởi VKS trong giai đoạn điều tra, được quy định tại Điều 112 BLTTHS như yêu cầu CQĐT khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố VAHS, khởi tố bị can; đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra; trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra khi cần thiết; yêu cầu Thủ trưởng CQĐT thay đổi ĐTV; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của CQĐT . Thứ ba, những hoạt động thựchànhquyềncôngtố của VKS trong giai đoạn xét xử VAHS như: đọc cáo trạng, quyết định của VKS liên quan đến việc giải quyết vụ án tại phiên tòa; thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm; tranh luận với người bào chữa và những người tham gia tốtụng khác tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm; phát biểu quan điểm của VKS tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm (Điều 17 Luật tổ chức VKSND). Từ những nội dung trình bày trên, chúng tôi cho rằng: Thựchànhquyềncôngtố là việc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyềncôngtố để thực hiện việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội trong các giai đoạn điều tra, truy tốvà xét xử. Theo quy định của pháp luật hiện hành, VKS là chủ thể thựchànhquyềncông tố. Như vậy, quyềncôngtốvàthựchànhquyềncôngtố là hai kháiniệm khác nhau. Quyềncôngtố là quyền của Nhà nước, nhân danh quyền lực côngthực hiện việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội. Nói đến quyềncôngtố là nói đến một phạm trù lý luận. Ngược lại, thựchànhquyềncôngtố lại là một phạm trù thực tiễn, là việc tổ chức thực hiện quyềncông tố. 1.3 Kháiniệmthựchànhquyềncôngtốtrong giai đoạn điều tra. Chủ thể, đối tượng và nội dung thựchànhquyềncôngtốtrong giai đoạn điều tra. VKS là cơ quan được Nhà nước giao thựchànhquyềncôngtốtrong TTHS. Do đó, VKS cũng chính là chủ thể thựchànhquyềncôngtốtrong giai đoạn điều tra. Đối tượng của thựchànhquyềncôngtốtrong TTHS là việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội. Do đó, đối tượng của thựchànhquyềncôngtốtrong giai đoạn điều tra chính là việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội trong giai đoạn này. Nội dung thựchànhquyềncôngtố của VKS trong giai đoạn điều tra được quy định tại Điều 112 BLTTHS, gồm những nhóm hoạt động sau: hoạt động khởi động công tố, hoạt động duy trì côngtốvà hoạt động kết thúccông tố. Phạm vi thựchànhquyềncôngtốtrong giai đoạn điều tra. Quá trình TTHS được chia thành các giai đoạn khác nhau với những hoạt động khác nhau của các cơ quan tiến hànhtố tụng. Ở nước ta hiện nay có nhiều quan điểm về việc phân chia các giai đoạn TTHS. Có quan điểm cho rằng, quá trình TTHS gồm 5 giai đoạn: Khởi tố VAHS, điều tra VAHS, truy tố người phạm tội, xét xử và thi hành án [1, tr 11.]. Bên cạnh đó cũng tồn tại quan điểm quá trình TTHS gồm 7 giai đoạn: Khởi tố VAHS, điều tra VAHS, truy tố, xét xử sơ thẩm VAHS, xét xử phúc thẩm VAHS, thi hành án và giai đoạn đặc biệt (giám đốc thẩm và tái thẩm) [14, tr.10]. Như vậy, dù có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân chia các giai đoạn TTHS, điều tra VAHS vẫn là giai đoạn không thể thiếu, có vị trí và vai trò riêng trong quá trình TTHS. Giai đoạn điều tra có nhiệm vụ: - Thu thập chứng cứ, chứng minh tội phạm và người phạm tội, làm cơ sở cho việc truy tốvà xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; - Xác định thiệt hại do tội phạm gây ra, tạo điều kiện cần thiết cho việc giải quyết vụ án; - Tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa; - Góp phần phổ biến và giáo dục ý thức pháp luật cho quần chúng nhân dân. Do giai đoạn điều tra có vị trí, vai trò như vậy, nên việc xác định đúng phạm vi thựchànhquyềncôngtố của VKS trong giai đoạn này là cần thiết. Theo Điều 112 BLTTHS, khi tiến hànhthực hiện các hoạt động thựchànhquyềncông tố, bên cạnh việc thực hiện những hoạt động của giai đoạn điều tra, VKS còn thực hiện những hoạt động của giai đoạn khởi tố (quyết định khởi tố vụ án), giai đoạn truy tố (quyết định truy tố bị can, tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án). Theo đó, phạm vi thựchànhquyềncôngtố của VKS trong giai đoạn điều tra bao trùm lên hoạt động khởi tố, điều tra và quyết định việc truy tố. Từ đó cho thấy, phạm vi thựchànhquyềncôngtốtrong giai đoạn điều tra là phạm vi thựchànhquyềncôngtố của giai đoạn trước xét xử sơ thẩm. Trong giai đoạn điều tra, với các quyền năng cụ thể của mình khi thựchànhquyềncông tố, VKS đã hình thành mối quan hệ vừa phối hợp vừa chế ước với CQĐT. Hoạt động của CQĐT và VKS được quy định trong luật TTHS đều có mục đích là nhằm phát hiện và điều tra xử lý tội phạm một cách nhanh chóng, có hiệu quả và đúng pháp luật. Sự phối hợp giữa VKS với CQĐT không phải là VKS làm thay CQĐT mà sự phối hợp đó được biểu hiện qua những hoạt động sau: VKS đề ra yêu cầu điều tra làm cho việc điều tra được thực hiện một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ; trong quá trình điều tra, VKS có thể trực tiếp áp dụng những biện pháp TTHS như: Khởi tố vụ án; khởi tố bị can; áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi trực tiếp phát hiện tội phạm hoặc CQĐT bỏ lọt tội phạm hoặc những trường hợp khẩn cấp không cần thiết phải chuyển cho CQĐT thực hiện. Mối quan hệ chế ước của VKS và CQĐT thể hiện qua việc: Yêu cầu CQĐT tiến hành các hoạt động điều tra; yêu cầu Thủ trưởng CQĐT thay đổi ĐTV theo quy định của pháp luật, nếu hành vi của ĐTV có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự; yêu cầu truy nã bị can; phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết định của CQĐT; hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của CQĐT. Như vậy, khi thựchành nội dung quyềncôngtốtrong giai đoạn điều tra, mối quan hệ giữa VKS và CQĐT vừa phối hợp vừa chế ước tạo ra sự liên hệ ràng buộc nhất định, nhưng không phải là mâu thuẫn, loại trừ nhau. VKS không làm thay, cũng không hạn chế hoặc cản trở việc điều tra của CQĐT, cơ quan này tạo điều kiện để cơ quan kia thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình. Từ kháiniệm về thựchànhquyềncôngtố nói chung, cũng như qua việc nghiên cứu về chủ thể, phạm vi, đối tượng và nội dung của hoạt động thựchànhquyềncôngtốtrong giai đoạn điều tra, chúng tôi đưa ra khái niệm: Thựchànhquyềncôngtốtrong giai đoạn điều tra là việc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyềncôngtố để thực hiện việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội trong giai đoạn tốtụng trước xét xử sơ thẩm. . KHÁI NIỆM QUYỀN CÔNG TỐ VÀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1 Khái niệm quyền công tố trong tố tụng hình sự. Để xác định. thành viện công tố. Do vậy, nếu VKS chuyển thành viện công tố thì chủ thể thực hành quyền công tố khi đó sẽ là viện công tố. Phạm vi thực hành quyền công