Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
84,06 KB
Nội dung
ĐÁNHGIÁCHẤTLƯỢNGTĂNGTRƯỞNGNGÀNHDỆTMAY I. VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA NGÀNHDỆTMAY TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 1. Vai trò của ngànhDệtMayDệtMay là một ngành sản xuất vật chất thuộc nhóm ngành công nghiệp nhẹ sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu may mặc của con người như sợi, vải, quần áo. NgànhDệtMay gắn liền với nhu cầu thiết yếu của mỗi người. Vì thế, ngành này đã hình thành và đi lên cùng với sự phát triển ban đầu của chủ nghĩa tư bản. Đây cũng là ngành yêu cầu vốn đầu tư không lớn, thu hút nhiều lao động với kỹ năng trung bình và có điều kiện mở rộng thương mại quốc tế…Do vậy, trong quá trình công nghiệp hoá các nước tư bản đầu tiên như Anh, Pháp, Italia…đến các nước Nics (Hàn Quốc, Đài Loan…) ngànhDệtmay đều có vị trí quan trọng. Năm 1994, tổng kim ngạch xuất khẩu ngànhDệtMay thế giới đạt 250 tỷ USD và trong 10 năm tới sẽ tăng 60% đối với may mặc và 34% đối với hàng dệt (theo dự báo của WTO), trong đó châu Á chiếm khoảng 40% giá trị xuất khẩu. NgànhDệtMay đã và đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Song hiện nay, do nhiều yếu tố như thiếu lao động, tiền công cao…dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp ở các nước phát triển nên các nước này đã và đang chuyển ngành công nghiệp DệtMay sang các nước đang phát triển. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, ngànhDệtMay giữ một vai trò then chốt trong nền kinh tế. Thứ nhất, ngànhDệtMay khai thác những lợi thế vốn có của Vịêt Nam. Truyền thống sản xuất hàng dệtmay lâu đời trải qua nhiều thế hệ đã đúc rút cho người lao động Việt Nam nhiều kinh nghiệm quý báu trong quá trình tạo ra một sản phẩm dệt may. Nguồn lao động rẻ, dồi dào cộng với bản chất bền bỉ, cần cù, cẩn thẩn rất phù hợp với đặc trưng của ngànhdệt may. Thứ hai, ngànhDệtMay tạo ra một khối lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, chủ yếu là lao động phổ thông. Nó góp phần thu hút một số lượng lao động dư thừa trong nền kinh tế (chủ yếu là lao động ở nông thôn), giải quyết phần nào nạn thất nghiệp mà kéo theo đó là các tệ nạn xã hội, những bất ổn về an ninh trật tự. Ngày nay, hầu hết các nước phát triển nắm giữ những khâu quan trọng đòi hỏi trình độ công nghệ cao trong ngành công nghiệp dệt may. Theo sự phân công lao động quốc tế, các nước đang phát triển đảm nhiệm phần gia công, ráp nối nguyên phụ liệu, những công việc không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao nhưng cần một lượng lao động lớn. Tính đến năm 2000, hơn 100.000 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đang hoạt động trong lĩnh vực DệtMay Việt Nam đang tạo việc làm cho gần 2 triệu lao động và năm 2005 là gần 5 triệu lao động. Tương lai, ngànhDệt sẽ thu hút đầu tư, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân và tăng thu nhập quốc dân. Thứ ba, ngànhDệtMay hiện là thị trường tiêu thụ vải và phụ liệu rất lớn cho ngànhDệt Việt Nam với nhu cầu khoảng trên 500 triệu mét vải mỗi năm. Trong khi đó sản xuất vải nội địa chưa đáp ứng được yêu cầu về chấtlượng và chủng loại mẫu mã nên phải nhập khẩu từ bên ngoài. Thứ tư, DệtMay là ngành có đóng góp lớn vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu, thu hút ngoại tệ cho đất nước. Từ năm 1992 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của ngànhDệtmay liên tục tăng với tốc độ cao và là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước và đứng thứ hai về giá trị sau dầu thô. Năm 1995 kim ngạch xuất khẩu hàng DệtMay Việt Nam mới đạt 800 triệu USD, đến 2001 con số này tăng lên gần 2 tỷ USD (chiếm 24% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước), năm 2002 xuất khẩu đạt trên 2,7 tỷ USD. Thứ năm, ngànhdệtmay góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. DệtMay là một ngành, một bộ phận cấu thành của nền công nghiệp Việt Nam. Sự phát triển của công nghiệp DệtMay có tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu vùng kinh tế Việt Nam. NgànhDệtMay phát triển kéo theo sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. Trước tiên là việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng ở một số vùng trồng nguyên liệu phục vụ cho dệtmay như đay, bông, dâu, tằm…Do đó, nó đòi hỏi ngành nông nghiệp phát triển theo chiều hướng phá vỡ thế độc canh, chỉ trồng cây lương thực, hoa màu. Sau đó là tác động đến việc phát triển những ngành sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành may, và ngành cơ khí cung cấp máy móc thiết bị cho ngànhDệt May. Từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế các vùng. Vùng có ngành sản xuất DệtMay phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành sản xuất phụ trợ cho ngànhDệtMay và cả những ngành sử dụng sản phẩm của ngànhDệtMay như giày da, nội thất, xây dựng…từ đó tăng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế. Thứ sáu, với kim ngạch xuất khẩu hàng DệtMay năm 2002 đạt trên 2,7 tỷ USD, ngànhDệtMay Việt Nam đang góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Có thể khẳng định: Với lợi thế sử dụng được nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, khả năng đóng góp lớn vào xuất khẩu, tạo điều kiện quân bình cán cân thu chi ngoại tệ theo hướng tích cực, ngànhDệtMay đã giữ một vai trò then chốt, chẳng những trong nền kinh tế các nước đang phát triển mà vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng cả trong những nước phát triển. Đặc biệt góp phần chuyển dịch cơ cấu và tăngtrưởng kinh tế ổn định kinh tế, chính trị, xã hội. 2. Vị trí của ngànhDệtMay Trong đường lối phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, Công nghiệp DệtMay luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm và đặt vào vị trí quan trọng trong các chính sách phát triển chung của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Trước hết DệtMay Việt Nam được khẳng định là ngành giữ vị trí hàng đầu, một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của nước ta trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để đạt được mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 cần phải có tỷ lệ tích luỹ lớn, tạo điều kiện cho quá trình đổi mới công nghệ. Và DệtMay là một trong những ngành mang trọng trách đáp ứng yêu cầu đó. Lịch sử quá trình công nghiệp hoá của các nước trên thế giới đã cho thấy rõ vị trí quan trọng của ngànhDệtMay trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá, bắt đầu từ công nghiệp DệtMay nước Anh. Các nước công nghiệp lớn đều dùng lợi thế sử dụng nhiều lao động của ngànhDệtMay làm bàn đạp phát triển công nghiệp. Việt Nam sẽ không phải là một ngoại lệ. Tính chất mũi nhọn của ngànhDệtMay được luận giải ở hai tiêu chuẩn chính là năng lực tạo công ăn việc làm cao và khả năng mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn. Bên cạnh đó, việc ưu tiên phát triển ngành này còn phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu đang diễn ra trong khu vực. Hiện nay, một số cường quốc xuất khẩu hàng may mặc trong khu vực cũng như trên thế giới như Thái Lan đang từng bước nhường thị trường cạnh tranh này vì chi phí lao động tăng lên. Việt Nam có điều kiện để trở thành cường quốc mới trong lĩnh vực này do chi phí lao động thấp và các cơ sở thị trường đã được chuẩn bị và tiếp cận. Việc lực chọn maygia công xuất khẩu trong bối cảnh đó cho phép thu hút mạnh mẽ nguồn vốn và kỹ thuật của các nước đang có nhu cầu chuyển giao cơ cấu. Ngoài ra ngànhDệtMay được coi là ngành giữ vị trí nòng cốt trong chiến lược sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam. Từ năm 1991 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng Dệtmay không ngừng tăng lên. Tốc độ tăngtrưởng bình quân giá trị sản lượng hàng dệtmay giai đoạn 1992-1998 là 43,5%/năm. Tỷ trọng hàng dệtmay xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta luôn tăng từ 7,6% năm 1991 đến 15% năm 98. Trước tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế không ngừng được nâng cao và mở rộng, đặc biệt trong thời kỳ sắp tới, ngànhDệtMay Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò là ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, góp phần tăngtrưởng kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. II. ĐẶC ĐIỂM NGÀNHDỆTMAY 1. Đặc điểm về sản phẩm Sản phẩm của ngànhdệtmay không chỉ là quần áo, vải vóc và các vật dụng quen thuộc như khăn bàn, khăn tắm, chăn mền, nệm, rèm, thảm, đệm ghế, ô dù, mũ nón v.v. mà còn cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt: lều, buồm, lưới cá, cần câu, các loại dây nhợ, dây thừng, dây chão, các thiết bị bên trong xe hơi, xe lửa, máy bay, tàu bè (một chiếc xe hơi trung bình dùng đến 17 kí sợi vải), vòng đai cua-roa, vỏ săm lốp, ống dẫn, bao bì, và nói chung mọi vật liệu dùng để đóng gói, bao bọc, để lót, để lọc, để cách nhiệt, cách âm, cách điện, cách thuỷ, và cả những dụng cụ y khoa như chỉ khâu và bông băng. Có thể hiểu tại sao ngànhdệtmay đã đi liền với sự phát triển của các nước công nghiệp, cùng với sắt thép là hai ngành vừa được ưu tiên thừa hưởng những phát minh kỹ thuật vừa là động cơ chuyển biến cả nền kinh tế từ thủ công sang công nghiệp trong thời kỳ cách mạng kỹ nghệ. Điều này cũng giải thích tại sao các nước công nghiệp vẫn quyết tâm bảo vệ ngànhdệtmay nội địa trước sự cạnh tranh của các nước nghèo, từ thập niên 1970 trở đi, khi các nước này tập trung xây dựng ngành này thành trọng điểm của chiến lược phát triển. Và tại sao đó cũng là một trong những mối tranh chấp căng thẳng từ nhiều năm trong quan hệ thương mại giữa các nước giàu và nghèo. 2. Đặc điểm về kỹ thuật sản xuất Dệtmay là một trong những hoạt động có từ xưa nhất của con người. Sau thời kỳ ăn lông ở lỗ, lấy da thú che thân, từ khi biết canh tác, loài người đã bắt chước thiên nhiên, đan lát các thứ cỏ cây làm thành nguyên liệu. Trải qua 5 nghìn năm hình thành và phát triển, các kỹ thuật maydệt đã mau chóng đạt mức độ tinh vi, có khi thành cả nghệ thuật. Nguyên liệu của ngànhdệtmay chủ yếu bắt nguồn từ thiên nhiên, lấy từ cây cỏ như các sợi bông, sợi đay (jute), sợi gai dầu (hemp), sợi lanh, hay từ thực vật như da, sợi len, tơ tằm…Ngày nay, với khoa học kỹ thuật hiện đại, con người đã sáng tạo ra nhiều loại sợi nhân tạo, sợi tổng hợp với ưu điểm là có thể sản xuất hàng loạt với giá rẻ. Tuy nhiên vì dầu hoả là nguyên liệu chính của sợi hoá học và do giá dầu hoả ngày càng tăng nên khuynh hướng thay thế các sợi tự nhiên bằng sợi hoá học cũng chậm lại và ngày nay sợi tự nhiên, chủ yếu là bông, vẫn tồn tại trên thị trường, và sợi hóa học chỉ chiếm đa số với khoảng 60% . Công nghiệp dệtmay so với các ngành công nghiệp khác, đặc biệt công nghiệp nặng có suất đầu tư thấp hơn nhiều lần, chỉ bằng 1/10 so với ngành điện, 1/15 so với ngành cơ khí và 1/20 so với ngành luyện kim. So sánh ngay trong ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, để tạo ra một chỗ làm việc mới ngành công nghiệp dệtmay chỉ cần đầu tư khoảng 1000 USD, trong khi đó suất đầu tư của ngành giấy là gần 3.000 USD. Bên cạnh đó, do đặc thù sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong thời gian ngắn nên thời hạn thu hồi vốn đối với ngànhDệt là 12-15 năm, ngànhMay là 5-7 năm, trong khi đó đối với các ngành công nghiệp khác, thời gian thu hồi vốn là 15 năm, thậm chí hàng chục năm như công nghiệp thép chẳng hạn. Do đặc điểm về công nghệ sản xuất không quá phức tạp, lao động của ngànhDệtMay lại dễ đào tạo nên việc tổ chức sản xuất các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế và xã hội của các quốc gia nhỏ bé như Việt Nam. Đối với ngànhDệtMay Việt Nam, truyền thống làng nghề, truyền thống văn hóa là một yếu tố tác động khá lớn đến đặc điểm kỹ thuật sản xuất của ngành. Lịch sử cho thấy, người dân Việt Nam có truyền thống lâu đời về Dệt May. Từ thời phong kiến đã hình thành nên các làng nghề thủ công và các tổ chức công nghiệp. Các làng Dệt ở ven Hồ Tây ngày nay như Trích Sài, Yên Thái, Nghĩa Đô đã nổi tiếng ngay từ triều Lý Công Uẩn (năm 1010). Các vùng nuôi tằm tại Hưng Yên, Thái Bình…; trồng bông tại các vùng cao nguyên miền núi phía Bắc Việt Nam và một số tỉnh như Ninh Thuận, Đồng Nai cũng được hình thành từ rất sớm. Năm 1989 đánh dấu sự phát triển chính thức của ngành công nghiệp Dệt tại Việt Nam kể từ khi người Pháp tiến hành xây dựng Khu công nghiệp dệt tại Nam Định. Hiện nay song song với sự phát triển của các công ty dệtmay trong nước, các làng nghề DệtMay truyền thống của Việt Nam vẫn không ngừng được bảo tồn và phát triển. Nghề dệt vải không ngừng được cải tiến và phát triển mạnh mẽ. Từ những sản phẩm lụa mộc mạc ban đầu ngày nay đã có những mặt hàng độc đáo, cao cấp như gấm, lụa, the, lĩnh…mịn, óng, mềm mại, với màu sắc và hoa văn sinh động, tinh tế… Mặt hàng vải thổ cẩm dệt thủ công, vải tơ lụa cũng không ngừng được nâng cao về chất lượng, phong phú về chủng loại, màu sắc và hoa văn…được các bạn hàng trong nước cũng như quốc tế ưa thích. III. ĐÁNHGIÁCHẤTLƯỢNGTĂNGTRƯỞNGNGÀNH DMVN 1. Khái niệm về chấtlượngtăngtrưởngTăngtrưởng hiện nay là một trong những mục tiêu hàng đầu của mọi nền kinh tế cũng như của các ngành bộ phận. Tăngtrưởng là sự giatăng về thu nhập của nền kinh tế hay của một bộ phận trong nền kinh tế ấy trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Tuy nhiên ngày nay người ta nhìn nhận khái niệm tăngtrưởng kinh tế không chỉ ở mặt định lượng được biểu hiện ở quy mô, tốc độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển, mà còn nhấn mạnh bản chất của tăngtrưởng kinh tế thông qua khái niệm “Chất lượngtăng trưởng”. Hiện nay chưa có một khái niệm chính thống nào về chấtlượngtăngtrưởng và khái niệm này vẫn gây nhiều tranh cãi. Mặc dù người ta nhắc đến khái niệm chấtlượngtăngtrưởng ngày một thường xuyên hơn nhưng chưa ai định nghĩa một cách chính xác và cụ thể chấtlượngtăngtrưởng là gì, cũng như thước đo chấtlượngtăng trưởng. Có nhiều cách hiểu chấtlượngtăngtrưởng khác nhau. Nhiều người muốn dùng đến chỉ số ICOR (hệ số mức giatăng của đầu vào so với đầu ra) để làm thước đo, tuy nhiên chỉ số này chỉ phản ánh một phần chấtlượngtăngtrưởng thông qua hiệu quả của đầu tư mà thôi. Ở một thái cực khác, có người nói đến chấtlượngtăngtrưởng đồng nghĩa với tăngtrưởng bền vững bao gồm sự bền vững về xã hội, về kinh tế, về môi trường v.v…Ngoài ra còn có quan điểm cho rằng xem xét chấtlượngtăngtrưởng phải dựa trên chỉ số phát triển con người (HDI) hay nói đến các vấn đề xã hội kèm theo. Có quan điểm nói chấtlượng là phải giữ được bản sắc. Báo cáo chấtlượngtăngtrưởng năm 1997 của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) còn kèm theo vấn đề về tạo việc làm cho người dân. Luận văn xin đưa ra một cách nhìn khác về khái niệm chấtlượngtăng trưởng. Chấtlượngtăngtrưởng được hiểu theo hai nghĩa, nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Chấtlượngtăngtrưởng theo nghĩa hẹp phản ánh sự biến động về cơ cấu bên trong tạo thành bản chất của sự tăngtrưởng và thể hiện được hiệu quả trong sự vận động của quá trình tăngtrưởng đó trong một hoàn cảnh, giai đoạn nhất định. Thông qua khái niệm theo nghĩa hẹp này có thể thấy, giống như bao hiện tượng khác, tăngtrưởng cũng có mặt lượng và mặt chất. Mặt lượng thể hiện ở tốc độ tăngtrưởng trong từng thời kỳ, còn mặt chất thể hiện tính hiệu quả, tính hiện đại, tính bền vững, và tính cân đối bên trong quá trình tăng trưởng. Chấtlượngtăngtrưởng theo nghĩa rộng hơn còn thể hiện mối liên hệ qua lại giữa ba lĩnh vực: quá trình tăngtrưởng về mặt kinh tế, các vấn đề về xã hội và môi trường. Đây chính là cách hiểu chấtlượngtăngtrưởng đồng nghĩa với tăngtrưởng bền vững. Lâu nay ta vẫn nói tốc độ tăngtrưởng cao. Nhưng vấn đề đặt ra là duy trì tốc độ này được bao lâu, nguồn tăngtrưởng ấy do đâu mà có và suy cho đến cùng, liệu tốc độ tăngtrưởng cao có đảm bảo một cuộc sống no đủ cho người dân. Từ cách hiểu chấtlượngtăngtrưởng theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, có thể thu hẹp lại khái niệm chấtlượngtăngtrưởng trong phạm vi từng ngành. Đối với ngànhDệt May, khi xem xét quá trình tăng trưởng, người ta không chỉ quan tâm tới tốc độ tăng của sản lượng, của giá trị sản xuất hay giá trị xuất khẩu; mà còn quan tâm nhiều đến chấtlượngtăngtrưởngngànhdệt may, tức xem xét sự vận động của các yếu tố nội tại bên trong như tỷ trọng chi phí trung gian trong giá trị sản xuất, việc sử dụng lao động hay nguồn vốn đầu tư, tương quan giữa hai ngànhDệt và May; hay theo nghĩa rộng là tác động của quá trình tăngtrưởng tới môi trường và tới cuộc sống của người lao động. 2. Một số tiêu chí đánhgiáchấtlượngtăngtrưởngngànhDệtMay 2.1 Hiệu quả trong sử dụng chi phí trung gian Chi phí trung gian là một bộ phận cấu thành của giá trị sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất (nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, chi phí vật chất khác) và dịch vụ (công tác phí, chi phí bưu điện, chi phí vận tải thuê ngoài, thuê quảng cáo, phòng cháy chữa cháy, chi trả dịch vụ pháp lý; chi phí dịch vụ ngân hàng, tín dụng, chi thuê phương tiện máy móc, nhà cửa…) được sử dụng trong quá trình sản xuất tạo ra giá trị sản xuất ngành công nghiệp. a. Chi phí về nguyên nhiên phụ liệu Chi phí nguyên nhiên phụ liệu chiếm một tỷ trọng rất lớn trong giá thành của sản phẩm dệt may. Hầu hết trong thời kỳ đầu phát triển ngành công nghiệp dệt may, các nước trên thế giới đều không đáp ứng được nguồn nguyên phụ liệu trong nước mà phải nhập khẩu. Rất nhiều quốc gia tỷ lệ nội địa hoá của sản phẩm dệtmay chiếm chưa đến 30% (trong đó có Việt Nam). Như vậy các quốc gia này đơn thuần chỉ là nơi gia công sản phẩm, nhập nguyên liệu về, chế biến rồi lại xuất khẩu, vì vậy không tạo ra nhiều giá trị gia tăng, lợi nhuận có được rất thấp. b. Chi phí dịch vụ - Xuất phát từ các đặc thù riêng có, ngành công nghiệp DệtMay có thêm nhiều loại chi phí khác cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng không kém chi phí dành cho nguyên phụ liệu. Cũng như nhiều ngành sản xuất hàng tiêu dùng khác, ngành công nghiệp dệtmay phải tính thêm chi phí vận chuyển vào trong giá thành sản phẩm. Chi phí này cao hay thấp phụ thuộc vào cả yếu tố chủ quan như phương tiện hay vị trí của doanh nghiệp sản xuất, mà còn phụ thuộc vào cả yếu tố khách quan như chấtlượng cơ sở hạ tầng (đường xá, bến cảng…). - Bên cạnh đó riêng đối với ngànhdệtmay còn xuất hiện thêm nhiều loại chi phí khác như chi phí về công đoàn (khá đáng kể do ngành này sử dụng nhiều lao động), chi phí dành cho công tác quảng cáo, tiếp thị… c. Các chi phí khác Khác với nhiều quốc gia khác trên thế giới, ngành công nghiệp DệtMay Việt Nam còn chịu thêm một khoản chi phí khác: chi phí về hạn ngạch. Đây là một khoản chi phí không chính thức nhưng lại có giá trị không nhỏ chút nào, đặc biệt đối với những nước xuất khẩu hàng dệtmay mà chưa phải là thành viên của WTO như Việt Nam. Chi phí này phát sinh do các doanh nghiệp phải bỏ ra để có thêm được một phần hạn ngạch khi xuất khẩu ra thị trường thế giới. Thông thường các chi phí này không được công khai và hạch toán cụ thể nên khó có thể kiểm soát được. Chi phí này chỉ có thể được loại bỏ khi nước xuất khẩu trở thành thành viên WTO, mọi doanh nghiệp sẽ được cạnh tranh một cách bình đẳng và tránh phải tiêu tốn vào những khoản chi phí lớn nhưng không đem lại giá trị nào cho sản phẩm. Có thể thấy, chi phí đóng vai trò quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp. Sản lượng làm ra dù có nhiều, kim ngạch xuất khẩu dù có lớn nhưng chi phí lại chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm thì lợi nhuận tạo ra sẽ rất thấp, ngành công nghiệp dệtmay nội địa sẽ mãi chỉ là nơi gia công sản phẩm cho thị trường nước ngoài mà thôi. 2.2 Hiệu quả trong sử dụng lao động Lao động là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với một ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như ngànhdệt may. Lao động trong ngànhDệtMay có thể chia ra làm 2 loại chủ yếu dựa trên tính chất công việc của họ, đó là lao động gián tiếp và công nhân lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm. Những lao động gián tiếp tạo ra sản phẩm là các cán bộ khoa học kỹ thuật, những người làm công tác quản lý và nhân viên kinh doanh. Đây là nhóm lao động trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, vì vậy sử dụng những lao động này có hiệu quả sẽ góp phần phát triển doanh nghiệp. Trung Quốc là một cường quốc xuất khẩu hàng dệtmay của thế giới. Sản phẩm dệtmay của Trung Quốc có thể len lỏi mọi nơi trên thế giới ngoài nguyên nhân giá cả thấp còn xuất phát từ việc họ biết khai thác triệt để đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên kinh doanh có trình độ tốt cả về chuyên môn và ngoại ngữ. Đội ngũ cán bộ, nhân viên này với trình độ của mình dễ dàng thâm nhập, điều tra, nghiên cứu và khái thác thị trường [...]... CAO CHẤTLƯỢNGTĂNGTRƯỞNGNGÀNHDỆTMAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2010 Thứ nhất, ngànhDệtMay là một ngành mũi nhọn trong quá trình công nghiệp hoá đất nước Nâng cao chấtlượngtăngtrưởng ngành dệt may, trước hết sẽ thúc đẩy phát triển chiều sâu các ngành có liên quan trực tiếp đến ngànhdệtmay như công nghiệp trồng bông, công nghiệp dệt, công nghiệp hoá chất Trước yêu cầu phát triển chiều sâu ngành. .. triển, gồm: tăngtrưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường Xét trong ngànhDệt May, khi đánh giáchấtlượngtăngtrưởng không thể bỏ qua việc xem xét tác động của tăngtrưởng tới môi trường cũng như tới đời sống của người lao động Chất lượngtăngtrưởng ở đây được thể hiện qua khía cạnh duy trì khả năng tăngtrưởng và sự phân phối thành quả của tăng trưởng Tốc độ tăngtrưởng cao... không có chấtlượng 2.3 Mối quan hệ giữa ngànhDệt và May trong quá trình tăngtrưởngNgànhDệtMay bao gồm nhiều ngành nhỏ, từ ngành kéo sợi, dệt thoi, dệt kim đến ngành nhuộm – hoàn tất và cuối cùng là ngànhmay mặc Các ngành này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau theo chiều dọc, sản phẩm của ngành này sẽ được sử dụng làm đầu vào cho ngành kia, một ngành nhỏ phát triển sẽ làm động lực kéo các ngành khác... khối lượng bông sử dụng ở Đài Loan đều phải nhập khẩu Năm 1990, giá trị sản lượng của dệt sợi bông đạt 61,7 tỷ Đài tệ (NT$), chiếm 18% tổng giá trị sản lượng của ngànhdệtMay mặc cũng là một ngành phát triển khá mạnh Năm 1990, ngànhmay mặc đã sản xuất khối lượng hàng trị giá 145,5 tỷ Đài tệ, tương đương 34% giá trị sản lượng của cả ngànhdệt Cũng như nhiều ngành công nghiệp truyền thống khác, khối lượng. .. quá trình phát triển của ngànhDệtMay Việt Nam là sự mất cân đối giữa ngànhDệt và ngànhMay Chúng ta có một ngànhMay năng động với một ngànhDệt kém hiệu quả, thiết bị công nghệ của ngànhMay khá hiện đại trong khi của ngànhDệt phần lớn là lạc hậu Xuất khẩu hàng đạt kim ngạch cao nhưng chủ yếu là làm gia công do ngànhDệt vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu, trong khi ngànhMay cũng chưa tự đáp ứng... ra Bởi vậy, ngànhDệtMay cần phải được đầu tư thích đáng để có thể trụ vững và phát triển không ngừng trên thị trường quốc tế Thứ hai, thực trạng chấtlượngtăngtrưởngngànhDệtMay còn khá nhiều hạn chế, không đảm bảo được một ngànhDệtMay phát triển bền vững trong tương lai Mặc dù trong những năm qua ngànhDệtMay đã có những bước phát triển đáng kể thể hiện ở tốc độ tăngtrưởng của giá trị sản... ngànhdệt lẫn nguyên liệu cho ngànhmay Tuy nhiên để phát triển được đến như ngày hôm nay, một số nước phải tiến hành chuyên môn hoá ngànhdệt trước sau đó mới tiếp tục chuyên môn hoá ngànhmay Tức là ngànhdệt phải đi trước một bước để tạo điều kiện phát triển ngànhmay Đài Loan là một ví dụ điển hình cho việc thất bại của ngànhdệtmay khi không đảm bảo sự phát triển cân đối giữa 2 ngànhDệt và May. .. huỷ hoại nghiêm trọng Vậy tăngtrưởng nhanh nhưng lại làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai liệu có được coi là chấtlượng cao? Bên cạnh đó, tăngtrưởng xét cho đến cùng cũng là để phục vụ, nâng cao đời sống con người Vậy để đánh giáchấtlượngtăngtrưởng ngành DệtMay còn có thể dựa trên khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản của lao động ngànhDệt May, đặc biệt là người công... phát triển của toàn ngànhdệtmay Để tạo ra một sản phẩm may mặc hoàn chỉnh cần trải qua rất nhiều giai đoạn, các giai đoạn này được chia theo 2 ngành chủ yếu là ngànhdệt và ngànhmay Thông qua ngành dệt, bông sợi được chuyển hoá thành vải Sau đó vải tiếp tục trở thành nguyên liệu cho ngànhmay mặc để tạo ra sản phẩm cuối cùng Sự phát triển cân đối, hài hoà giữa 2 ngànhdệt và may sẽ đảm bảo sự phát... chắn của toàn ngànhDệt - May Phát triển cân đối hai ngànhDệt và May không có nghĩa là đầu tư như nhau để cùng sản xuất ra một sản lượng như nhau mà sự phát triển của ngành này phải tương xứng với ngành kia, tạo điều kiện cho ngành kia phát triển Lịch sử phát triển của ngànhDệt – May ở một số nước cho thấy một quy luật chung là trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, ngànhdệtmay của tất cả . ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH DỆT MAY I. VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA NGÀNH DỆT MAY TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 1. Vai trò của ngành Dệt. ca, tăng giờ thì tăng trưởng đó không có chất lượng. 2.3 Mối quan hệ giữa ngành Dệt và May trong quá trình tăng trưởng Ngành Dệt May bao gồm nhiều ngành