Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
82,83 KB
Nội dung
THỰCTRẠNGCÔNGTÁCPHÁTHÀNHSÁCHTẠITỔNGCÔNGTYSÁCHVIỆTNAM 2.1. Một số đặc trưng của thị trường sáchViệtNamSách là công cụ giáo dục tư tưởng, truyền bá đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, là phương tiện nâng cao dân trí, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự hát triển văn minh tiến bộ của xã hội. Vì thế, chúng ta có thể khẳng định được sách là một loại hàng hoá đặc biệt, không giống với tất cả các loại hàng hoá khác được kinh doanh trên thị trường. Do đó thị trường kinh doanh sách cũng là một thị trường đặc biệt mang nhiều tính chất đặc thù. + Nhằm phục vụ nhu cầu văn hoá giải trí của mọi tầng lớp trong xã hội, quy mô của thị trường sách là rất rộng lớn và đang ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Dân số nước ta có khoảng hơn 80 triệu người với khoảng 13 triệu hộ gia đình, cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế là sự gia tăng liên tục thu nhập của người lao động, nhu cầu ăn, mặc không còn là nỗi lo thường trực như trước kia, mà hiện nay, nhu cầu hưởng thụ đã được nâng lên tầng cao mới nhất là nhu cầu về học tập, tìm hiểu; với hệ thống các cơ quan, xí nghiệp, trường học, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội và một hệ thống thư viện trên cùng rộng lớn cho sản phẩm. Thị trường sách đang ngày càng mở rộng đến mọi đối tượng người đọc trong xã hội. Từ cán bộ trí thức, người công nhân, nông dân đến các bạn học sinh sinh viên và với mọi lứa tuổi từ các cụ già, những người lứa tuổi trung niên cho đến các em thiếu niên nhi đồng. Không chỉ là thị trường sản phẩm phục vụ nhu cầu học tập, hiểu biết thị trường sách còn là thị trường của các sản phẩm là công cụ phục vụ cho hoạt động của Đảng, Chính phủ, và các cơ quan nhà nước. Đó là các sản phẩm phục vụ côngtác giáo dục tư tưởng, truyền bá các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Như vậy, xét cả về quy mô và cơ cấu, chúng ta có thể thấy được tiềm năng phát triển rất lớn cho ngành pháthànhsách trong tương lai. + Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của rất nhiều hàng hoá khác trên thị trường, tốc độ tăng của thị trường sách diễn ra khá nhanh và mạnh mẽ, tạo ra một thị trường hấp dẫn thu hút nhiều côngty tham gia. Điều đó đã dẫn đến một hậu quả tất yếu đó là mức độ cạnh tranh của thị trường ngày càng gay gắt, quyết liệt. Một sản phẩm sách muốn đưa ra đời thì cần phải có một khoảng thời gian nhất định và phải trải qua các khâu nhu sáng tác, kiểm duyệt, in ấn, sau đó mới đem ra phát hành. Côngtác xuất bản cũng chỉ được giao cho một hoặc một số nhà xuất bản cho nên mức độ cạnh tranh về chất lượng và giá cả là không cao. Vì mức khấu hao và chi phí là xấp xỉ nhau. Tuy nhiên do sự tham gia vào ngành của nhiều đơn vị, nhiều thành phần kinh tế khác nhau sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt giữa: - Doanh nghiệp pháthànhsách Nhà nước với các côngty thuộc khối giáo dục (công ty thiết bị trường học); - Giữa các Côngtypháthànhsách với các cửa hàng pháthànhsách của các Nhà xuất bản; - Giữa các côngty Nhà nước với các nhà sách tư nhân. Sự cạnh tranh diễn ra trên nhiều lĩnh vực trong đó chủ yếu là: Giá cả, chiết khấu, chính sách ưu đãi đối với người mua, bản thảo để liên kết xuất bản ( lợi ích của tác giả )… + Thị trường sản phẩm sách có thể chia thành hai khu vực: Khu vực các hộ gia đình và khu vực cơ quan, doanh nghiệp , trường học, thư viện… Ở mỗi khu vực thị trường sẽ xuất hiện các yêu cầu khác nhau về sản phẩm chủng loại, mẫu mã, số lượng, chất lượng… Khu vực hộ gia đình có xu hướng sử dụng các loại sách văn hoá, sách y học, sách về đạo đức, sách phục vụ nhu cầu làm đẹp…và cũng xuất hiện một số nhu cầu về học tập, nghiên cứu Trong khi đối với khu vực còn lại thì khác, các cơ quan có nhu cầu chủ yếu các sản phẩm sách phục vụ côngtác nghiên cứu, doanh nghiệp cần tiếp xúc các loại sách về quản lý kinh tế, kinh doanh, kỹ năng của nhà lãnh đạo, người lao động… trường học lại có mục đích rèn luyện trước hết về đạo đức, văn hoá, về kiến thức, tri thức và sau cùng là kỹ năng nghề nghiệp. Thư viện là nơi tập trung nhiều chủng loại nhất, bởi vì nơi đây sẽ phục vụ mọi nhu cầu bạn đọc, về mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Chính vì vậy, để đáp ứng tốt, đầy đủ tất cả các nhu cầu khác nhau của các khu vực thị trường, TổngcôngtysáchViệtNam phải có chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp nhất. Trên đây là một số nét đặc trưng của thị trường sáchViệtNam qua đó chúng ta có thể nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng của thị trường sách; Sự gia tăng cả về mẫu mã chủng loại sản phẩm phục vụ mọi nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong điều kiện môi trường sống ngày càng tốt hơn. Điều đó khẳng định xu thế phát triển mạnh mẽ của thị trường sách trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, quyết liệt; đòi hỏi Tổngcôngty phải đưa ra các kế hoạch ngắn hạn cũng như một chiến lược kinh doanh dài hạn một cách hợp lý nhất, chắc chắn nhất, để đảm bảo thành công cho Tổngcông ty. 2.2 Một số nét tổng quan về biến động của thị trường sách trong thời gian qua Trong điều kiện nền kinh tế kế hoạch hóa trước đây, không có thị trường cạnh tranh trên thị trường sản phẩm, hàng hoá nói chung và sách nói riêng thuộc độc quyền Nhà nước. Nền kinh tế thiếu sự năng động trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường. Nạn khan hiếm hàng hoá xảy ra khi mà hàng hoá xuất ra là theo kế hoạch của Nhà nước, các nhà xuất bản in ấn theo đơn đặt hàng trước của khách hàng – các cơ quan, đơn vị thuộc Nhà nước là chủ yếu. Giá bán của sản phẩm, giá cước vận chuyển cũng theo đó mà cố định. Nhu cầu tiêu dùng của thị trường nhất là sản phẩm về sách còn hạn chế. Tuy nhiên, khi chuyển qua nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, mọi thành phần kinh tế đều được tạo điều kiện khuyến khích tham gia tạo ra một môi trường kinh doanh tự do, đòi hỏi sự năng động sáng tạo đối với các nhà cung ứng; và sự nhạy bén, linh hoạt cả với người sử dụng sản phẩm; thị trường không còn khan hiếm, sản phẩm sách báo tràn ngập thị trường. Việc xuất bản sách vẫn có một bộ phận theo đơn đặt hàng từ khách hàng. Tuy nhiên, phần lớn còn lại là theo nhu cầu thị trường mà được các nhà cung ứng in ấn và pháthành ra. Các côngty xây dựng cho mình những kế hoạch, chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn phục vụ tối đa mục đích và mục tiêu đặt ra. Nhờ đó, lượng xuất bản phẩm pháthành trên thị trường có sự biến động lớn, dẫn tới mức hưởng thụ số sản phẩm sách trên một đầu người tăng theo từng năm. Bảng số 7 : Mức hưởng thụ bình quân sản phẩm sách/người Năm Dân số triệu người Tổng số bản sáchpháthành (triệu bản) Mức hướng thụ (bản/người) 2002 81 230 2,8 2003 82,5 270 3,8 2004 83,5 300 3,6 ( Nguồn: Tạp chí Sách và đời sống số 1/2005 ) Trong những năm gần đây, nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ với đủ các thành phần kinh tế. Thị trường sách do đó có sự góp mặt của nhiều đơn vị kinh doanh thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, tạo ra sự sôi động không thua kém gì thị trường sản phẩm khác. Điều này sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh tự do quyết liệt, có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế đất nước nói chung và ngành kinh doanh sách nói riêng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Những năm đầu của thời kỳ đổi mới, sẽ không có gì lạ khi ở các cửa hàng sách người ta thống kê được rằng số lượng xuất bản phẩm phục vụ côngtác nghiên cứu, giảng dạy chiếm đa số các đầu sách được tiêu thụ. Trong khi các xuất bản phẩm thuộc loại sách mỹ văn được tiêu thụ với số lượng rất ít. Ngược lại, trong khoảng thời gian gần đây cơ cấu đó đã có sự thay đổi lớn. Theo thống kê của Tạp chí Sách và đời sống số 3/2004, trong năm 2003 lượng sách thuộc thể loại sách mỹ văn có số lượng tiêu thụ tăng lên đáng kể, trong khi sách tư vấn, sách khoa học kỹ thuật phục vụ cho nghiên cứu giảng dạy thì lại giảm về số lượng tiêu thụ. Cụ thể như sau: sách mỹ văn 26 %, sách tư vấn 9 %, sách kỹ thuật 17 %, sách giáo khoa 35 %, sách thiếu nhi 13 %. Biểu đồ 1 : Cơ cấu pháthànhsáchnăm 2003 ( Nguồn: Tạp chí Sách và đời sống số 3/2004 ) Như vậy, trong điều kiện nền kinh thế thị trường, khi mà đời sống người dân được cải thiện và nâng cao, thì nhu cầu văn hoá, giải trí cũng có sự biến đổi. Ngành pháthànhsách cũng có những sự thay đổi mang tính thích nghi nhằm phục vụ tối đa nhu cầu thị trường. Các loại sách phục vụ nhu cầu văn hoá, giải trí ngày càng được ưa chuộng, trong khi sách khoa học kỹ thuật phục vụ học tập, nghiên cứu dường như đang bị bỏ quên. Và một điều đáng nói hơn nữa là lượng sách phục vụ cho thiếu nhi - Thế hệ tương lai của đất nước - lại chỉ chiếm một tỷ lệ cực kỳ khiêm tốn so với vai trò thực sự của nó. Các côngty sách, côngty thiết bị trường học (bao gồm cả TổngcôngtysáchViệtNam ) lại quên đi nhiệm vụ chính của mình để căng mình ra thực hiện nhiều công việc. Các côngtypháthànhsách thay vì tập trung vào chức năng chính của mình là xây dựng hệ thống kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, lại cố gắng tìm cho mình chỗ đứng trong lĩnh vực xuất bản – là công việc của các nhà xuất bản. Do đó mà hiệu quả chung mà ngành pháthànhsách đạt được là không cao. 2.3 Vai trò của pháthànhsách trong đời sống kinh tế và xã hội Như đã nói, sách là một sản phẩm đặc biệt đối với đời sống xã hội. Sách không chỉ là công cụ truyền bá đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước mà còn là phương tiện nâng cao dân trí, phổ biến kiến thức văn hoá, khoa học kỹ thuật, thúc đẩy nền văn minh và tiến bộ của xã hội. Do đó côngtácpháthànhsách cũng là một công việc vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với đời sống văn hoá xã hội. Trước hết, có thể coi ngành pháthànhsáchthực sự là một ngành kinh doanh phục vụ nền kinh tế. Đối với bản thân ngành pháthành sách: Những năm qua, đã khẳng vai trò to lớn của mình trong suốt quá trình hình thành và phát triển (đối với TổngcôngtysáchViệtNam là hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành). Hiệu quả kinh tế không chỉ được đánh giá bằng những đóng góp cho nền kinh tế, những khoản thuế nộp vào Ngân sách Nhà nước, những thành quả trong việc phát triển mạng lưới kinh doanh mà còn thể hiện qua kết quả về số công ăn việc làm mà ngành đã đem lại cho một bộ phận không nhỏ những người lao động, cùng với nó là thu nhập ngày càng tăng của cán bộ công nhân viên. Biểu đồ 2: Thu nhập bình quân toàn TổngcôngtysáchViệtNam ( Nguồn: Tạp chí TổngcôngtysáchViệtNam đổi mới và phát triển ) Đối với các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế, sản phẩm (sách) của ngành pháthànhsách đã góp phần không nhỏ trong côngtác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo, cũng như mọi tầng lớp lao động trong xã hội. Thành quả không chỉ trong côngtác rèn luyện kỹ năng, kỹ thuật phục vụ nghề nghiệp mà còn rèn luyện nhân cách của mỗi người, đạo đức làm người Sự phát triển ngành pháthànhsách cũng đồng thời là yêu cầu chung nhằm phát triển một ngành kinh tế toàn diện của đất nước. Ngành pháthànhsách đang thể hiện bản sắc, tính truyền thống và sức mạnh chuyên ngành, gắn Trung ương với địa phương, gắn xuất bản với phát hành, gắn pháthành với thư viện, gắn quốc doanh với các thành phần kinh tế khác để cạnh tranh đứnh vững và phát triển. Côngtácpháthànhsách cũng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Nhiều hoạt động nghiệp vụ ngành pháthànhsách tập trung những ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn, hình thành lên các tụ điểm văn hoá, chính trị làm cơ sở để phát huy vai trò tác dụng của sách trong đời sống văn hoá xã hội. Coi nhiệm vụ chính trị là nhiệm vụ trọng tâm thúc đẩy hoạt động của ngành phát triển, thực hiện tốt Nghìn đồng Năm nhiệm vụ giáo dục tư tưởng trong nhân dân, tuyên truyền các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phục vụ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Sản phẩm ngành pháthànhsách nhằm nâng cao dân trí, phổ biến các kiến thức văn hóa, khoa học kỹ thuật, đưa ánh sáng văn hoá tới mọi nơi, mọi vùng trong cả nước. Mặc dù chuyển sang hạch toán kinh doanh, ngành pháthànhsách luôn bám sát đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như định hướng của Bộ Văn hoá - Thông tin để tuyên truyền, giới thiệu, tổ chức các đợt pháthànhsách phục vụ các ngày lễ tết, các sự kiện văn hoá-chính trị-xã hội trọng đại của đất nước cũng như của từng địa phương. Sách là tri thức của nhân loại, là món quà của cuộc sống, là kết tinh của tính nhân văn. Hoạt động của ngành pháthànhsách là một hoạt động có tầm sâu rộng, do đó không chỉ cần tới sự quan tâm của các cơ quan trong ngành mà còn cần sự quan tâm đóng góp của toàn xã hội. 2.4 Vị trí, vai trò của TổngcôngtysáchViệtNam trong nền kinh tế thị trường ViệtNam 2.4.1 Những thuận lợi và khó khăn Thuận lợi: TổngcôngtysáchViệtNam là Tổngcôngty duy nhất thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin được thành lập theo Quyết định 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hoạt động trong ngành pháthành sách. Được sự quan tâm rất lớn của các cơ quan cấp trên, tạo mọi điều kiện để Tổngcôngtyphát huy vai trò chủ đạo của nền kinh tế thị trường. Tổngcôngty có lực lượng nhân sự dồi dào và ngày càng tăng hàng năm _ năm 2005 với 1300 lao động trong đó có 720 ( 55%) lao động có trình độ Đại học và Cao đẳng trở lên, 30 ( 2,3 % ) lao động có trình độ trung cấp. Đây là lợi thế rất lớn của doanh nghiệp đối với các đơn vị kinh doanh cùng ngành. ( Số liệu bảng 3:Bộ máy cán bộ quản lý và lực lượng lao động của TổngcôngtysáchViệtNam ) Ban lãnh đạo Tổngcôngty đều là những cán bộ lâu năm, có kinh nghiệm trong ngành kinh doanh sách, là những người tâm huyết với ngành, nguyện cống hiến hết sức mình vì sự nghiệp phát triển của Tổngcông ty. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh tự do vô cùng gay gắt, quyết liệt, ưu thế của Tổngcôngty được thể hiện qua mạng lưới kênh phân phối rộng lớn. Tổngcôngty có các côngty thành viên cùng với một hệ thống các đại lý, cửa hàng tại rất nhiều các tỉnh thành trong cả nước. Bảng số 8: Hệ thống mạng lưới kênh phân phối của TổngcôngtysáchViệtNamNăm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số hiệu sách 141 142 150 156 160 166 + Tại tỉnh thành phố: Xây kiên cố 22 22 30 35 36 38 + Tại huyện: Xây kiên cố 44 47 52 57 66 75 + Số cửa hàng bán tự chọn 28 34 39 55 55 63 ( Nguồn: Tạp chí TổngcôngtysáchViệtNam đổi mới và phát triển ) Năm 2000, Tổngcôngty có 141 hiệu sách lớn nhỏ trong cả nước, trong đó tại các tỉnh, thành phố có 22 hiệu sách được xây kiên cố, tại các huyện là 44 hiệu sách được xây kiên cố, số cửa hàng sách tự chọn là 28 cửa hàng. Năm 2001 là 142 hiệu sách, năm 2002 là 150 hiệu sách, năm 2003 là 156 hiệu sách, năm 2004 với 160 hiệu sách và đến năm 2005 con số này đã tăng lên là 166 hiệu sách trong cả nước, trong đó tại các tỉnh, thành phố có 38 hiệu sách, tại các huyện có 75 hiệu sách được xây kiên cố, số cửa hàng sách tự chọn là 63 cửa hàng, nên đã đáp ứng được một lượng lớn nhu cầu tiêu dùng của người dân. Sau hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, TổngcôngtysáchViệtNam đã xây dựng được một mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhiều Nhà xuất bản, các côngtysách trong và ngoài nước. Đó là cơ sở để Tổngcôngtyphát triển, mở rộng thị trường kinh doanh trong thời gian tới. Khó khăn: Nhờ đường lối phát triển đúng đắn, dựa vào các nguồn lực, khai thác tối đa các lợi thế sẵn có, Tổngcôngty đã đạt được nhiều thành tựu trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Tổngcôngty còn gặp rất nhiều khó khăn và có những tồn tại nhất định: Đó là cơ chế chính sách chưa đồng bộ tạo ra nhiều bất cập trong quá trình hoạt động. Từ việc ra các quyết định cho tới thực hiện các kế hoạch, chiến lược kinh doanh. Khó khăn về vốn cũng là vấn đề cần bàn bạc, Tổngcôngty buộc phải tự hạch toán kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình chứ không còn trông chờ sự trợ giúp của Chính phủ. Số lượng sách thu mua từ các nhà xuất bản của Tổngcôngty là chưa cao, một phần là do thiếu vốn, các địa phương chiếm dụng vốn nên Tổngcôngty thanh toán với các Nhà xuất bản chưa kịp thời. Đa số các côngtypháthànhsách các tỉnh có số vốn dưới 1 tỷ đồng, nhất là nguồn vốn lưu động chỉ trên dưới vài trăm triệu ( không đủ mua 50 % số ấn phẩm của các nhà xuất bản ). Hệ thống cơ sở vật chất của Tổngcôngty đã xuống cấp nghiêm trọng, để khắc phục thì cần một chi phí khá lớn. Do đó khó có thể điều tiết và làm chủ thị trường xuất bản phẩm. Ngoài ra còn là sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đơn vị kinh doanh cùng ngành, nhất là các côngty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sách. Trong điều kiện kinh tế thị trường,cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi, cạnh tranh lành mạnh sẽ chỉ có lợi cho Tổngcôngty và có lợi cho sự phát triển thị trường.Tuy nhiên, vấn đề ở đây là sự xuất hiện của các đơn vị kinh doanh trái phép, không có giấy phép kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền, kinh doanh trốn thuế. Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng TổngcôngtysáchViệtNam cũng đã khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế. Đặc biệt côngtácpháthànhsách của Tổngcôngty có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế và đối với đời sống xã hội. 2.4.2 Vai trò côngtácpháthànhsách của TổngcôngtysáchViệtNam đối với nền kinh tế quốc dân Trong thời kỳ thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, trước những khó khăn do chuyển biến phức tạp của nền kinh tế thị trường, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Văn hoá - Thông tin; sự phấn đấu không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ công nhân viên ngành pháthành sách, TổngcôngtysáchViệtNam đã có được những thành tựu to lớn, khẳng định vai trò quan trọng trong mọi mặt của đời sống xã hội. Tổngcôngty đã thường xuyên tổ chức các hội thảo về sách, tạo điều kiện cho độc giả có cơ hội giao lưu học hỏi những tinh hoa văn hoá của nhân loại. Những cuốn sách hay được giới thiệu rộng rãi tới đông đảo bạn đọc không chỉ qua các cuộc tọa đàm về sách, các cuộc hội thảo … mà còn được giới thiệu thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Côngtácpháthànhsách được đặc biệt quan tâm thể hiện qua việc đầu tư cho hệ thống kênh phân phối, thực hiện tốt khẩu hiêu “sách tốt, sách hay, sách đến tay người đọc”. Hệ thống trang thiết bị được đầu tư hiện đại, đội ngũ nhân viên phục vụ tại các cửa hàng sách, trung tâm phát hành, các đại lý từ nhỏ đến lớn được đào tạo một cách bài bản nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Tổngcôngty kết hợp hài hoà giữa yêu cầu phục vụ chính trị với tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ, phổ biến các tri thức, các tinh hoa của nhân loại tới mọi người dân. Đồng thời qua đó phát huy hiệu quả kinh tế để làm tốt hơn nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao cho. TổngcôngtysáchViệtNam đảm nhận vai trò chủ đạo đối với ngành pháthànhsách trong nền kinh tế thị trường, đồng thời cũng là khẳng định vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước trong quá trình phát triển nền kinh tế. [...]... động pháthànhsách của Tổngcôngty góp phần mang ánh sáng văn hoá đến các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo góp phần nâng cao trình độ dân trí ,phát triển sự tiến bộ xã hội 2.4.3 Thực trạngcôngtác tổ chức và hoạt động pháthànhsách của TổngcôngtysáchViệtNam Trải qua rất nhiều khó khăn thử thách, TổngcôngtysáchViệtNam không ngừng phấn đấu vươn lên, đặc biệt trong côngtácphát hành. .. điều cốt lõi đối với Tổngcôngty là phải nhanh chóng khắc phục những tồn tại đang kìm hãm sự phát triển của mình : Phần thị trường của Tổngcôngty so với khả năng và tiềm lực của Tổngcôngty là chưa tương xứng TổngcôngtysáchViệtNam không phải là đơn vị duy nhất kinh doanh trên thị trường sách ở Việt Nam, mà hiện nay có rất nhiều đơn vị kinh doanh sách là đối thủ của Tổngcôngty đang từng bước... phẩm đã pháthành của Triệu bản Tổng công tysáchViệtNam ( Nguồn: Tạp chí Tổng công tysáchViệtNam đổi mới và phát triển ) Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, lượng xuất bản phẩm của Tổngcôngtypháthành qua từng năm luôn đạt mức tăng trưởng mạnh Năm 2001 pháthành 200 triệu xuất bản phẩm, tăng 43 triệu bản ( 27,38 % ) so với năm 2000 là 157 triệu bản Năm 2002 đã pháthành được230 triệu bản, tăng 30... tysáchViệtNam Đơn vị: Tỷ đồng ( Nguồn: Tạp chí Tống công tysáchViệtNam đổi mới và phát triển ) 2.4.4.2 Mục tiêu doanh thu Doanh thu của tổng công tysáchViệtNam đạt dược trong những năm vừa qua không phải là nhỏ, Đóng góp rất lớn vào ngân sách nhà nước cũng như góp phần vào nền kinh tế quốc dân Năm 2003 Tổng doanh thu mà tổngcôngsách đạt được là 129.544 triệu đồng Năm 2004 doanh thu của tổng. .. của tập thể cán bộ của Tổngcôngty Biểu đồ 4: Doanh số từ hoạt động pháthànhsách của Tỷ đồng TổngcôngtysáchViệtNam ( Nguồn: Tài liệu nghiệp vụ _ Phòng kinh doanh sách ) Tổngcôngty đã chiếm được lòng tin của một số côngty sách, các cửa hàng sách trong nước, thư viện các tỉnh, thành phố, trường học…Và đã trở thành nhà cung cấp sách thường xuyên cho các đơn vị này Nhu cầu về lượng sản phẩm của... được: TổngcôngtysáchViệtNam có tiền thân ra đời trong thời kỳ bao cấp, được trở thành Tổngcôngty trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh ở ViệtNam Hoạt động trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt, trải qua nhiều khó khăn song Tổngcôngty đã có nhiều cố gắng nhanh nhạy trước thị trường, vì vậy nên đã gặt hái được không ít những thành công Từ một Tổng công. .. 2004 tổng lượng xuất bản phẩm được pháthành từ TổngcôngtysáchViệtNam đã đạt con số 300 triệu bản, tăng 11,1 % so với năm 2003 và tăng 91,1 % so với năm 2000 Sự tăng trưởng mạnh về số lượng xuất bản phẩm được pháthành của Tổngcôngty đã đưa đến kết quả tất yếu là sự gia tăng về doanh số bán hàng của Tổngcôngty Sau 4 năm ( 2001 – 2004 ), doanh số từ hoạt động kinh doanh của Tổngcôngty đã... côngty cần có những chiến lược kinh doanh hợp lý để phát huy những thế mạnh và khắc phục những điểm yếu của mình nhằm thực hiện tốt mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội mà Tổngcôngty đã đề ra 2.4.4 Mục tiêu của TổngcôngtysáchViệtNam trong những năm tới 2.4.4.1 Mục tiêu doanh số bán ra Nhờ thực hiện đường lối, chiến lược mà lãnh đạo cấp trên đưa ra Những năm qua, TổngcôngtysáchViệtNam đã... côngty Tình hình sách lậu trên thị trường quá nhiều và được bán với giá rất rẻ Do vậy đã gây lên sự cạnh tranh không lành mạnh với các mặt hàng của Tổngcông ty; làm hạn chế khả năng tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến thị trường của Tổngcôngty không thể phát triển được Trong lịch sử hơn 50 xây dựng và trưởng thành, TổngcôngtysáchViệtNam đã gặp vô vàn những khó khăn, trở ngại Tuy vậy, Tổngcôngty đã... qua TổngcôngtysáchViệtNam đã khẳng định được vị trí của mình, thực sự trở thành đầu tàu trong ngành pháthànhsáchTổngcôngty không chỉ khẳng định vị trí trên thị trường của mình mà còn quan trọng hơn nữa là khẳng định được vị trí trong lòng người đọc sách Trong thời gian tới, phát huy những thành tựu đã đạt được, tận dụng những lợi thế sẵn có và biết cách khắc phục những khó khăn, tồn tại, Tổng . THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT HÀNH SÁCH TẠI TỔNG CÔNG TY SÁCH VIỆT NAM 2.1. Một số đặc trưng của thị trường sách Việt Nam Sách là công cụ giáo. 2.4.3 Thực trạng công tác tổ chức và hoạt động phát hành sách của Tổng công ty sách Việt Nam Trải qua rất nhiều khó khăn thử thách, Tổng công ty sách Việt Nam