ĐÁNHGIÁGIÁTRỊGIẢITRÍVÀGIÁTRỊPHISỬDỤNGVƯỜNQUỐCGIABABỂ 3.1. Bảng hỏi phỏng vấn và các đặc điểm xã hội của đối tượng phỏng vấn 3.1.1. Bảng hỏi phỏng vấn Đề tài sửdụng phương pháp chi phí du lịch để đánhgiágiátrịgiảitrívà phương pháp định giá ngẫu nhiên để đánhgiágiátrịphisử dụng. Cả hai phương pháp đều sửdụng nguồn số liệu điều tra về chi phí du lịch vàsự bằng lòng chi trả của khách du lịch. Do đó, để tiến hành thu thập số liệu phân tích, một bảng hỏi được tác giả thiết kế gồm 3 phần (phụ lục 2): Phần 1: Thông tin về đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách gồm họ tên, độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập và tình trạng hôn nhân. Các thông tin này có ý nghĩa quan trọng để xem xét hành vi của du khách, nhu cầu du lịch của du khách, nhận thức của du khách đối với vấn đề bảo tồn, khả năng chi trả của du khách cho chuyến đi vàsự sẵn lòng chi trả cho bảo tồn. Các biến số này được dự đoán là có mối liên hệ chặt chẽ với chi tiêu cho chuyến đi của du khách vàsự bằng lòng chi trả của du khách. Phần 2: Các thông tin liên quan đến chuyến đi của du khách: Du khách bộc lộ điểm xuất phát, thời gian lưu trú, số lần đến BaBể kể cả lần hiện tại, số người đi cùng đoàn, mục đích chuyến đi…Những thông tin này thể hiện mức độ quan tâm của du khách đến BaBểvà cũng là cơ sở phân chia vùng xuất phát của du khách, xác định chi phí đi lại của du khách. Đặc biệt, để thu thập thông tin về chi phí của du khách cho chuyến đi, bảng hỏi thiết kế các phần sau: 1. Phương tiện du khách sửdụng để tới Ba Bể: Du khách bộc lộ phương tiện đi lại từ địa điểm xuất phát tới BaBể bằng máy bay, tàu hỏa, xe buýt, thuê xe, mô tô hay sửdụng xe riêng. Thông tin nhận được từ câu trả lời này là cơ sở xác định chi phí đi lại, chi phí thời gian của du khách. 2. Chi tiêu của du khách cho chuyến đi bao gồm chi phí đi lại, chi phí ăn ở, vé vào cổng, chi phí tham quan và chi phí khác liên quan đến chuyến đi. Việc thu thập thông tin từng khoản chi phí đôi khi gặp khó khăn vì du khách có thể không nhớ được đầy đủ từng khoản chi phí nhưng du khách có thể dễ dàng ước tính tổng chi phí cho toàn bộ chuyến đi. 3. Thông tin về mức độ hài lòng của du khách khi đến Ba Bể, những vấn đề đặt ra về chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng… cần cải thiện trong thời gian tới. Bảng hỏi cũng đặt ra câu hỏi về địa điểm thay thế nếu du khách cảm thấy không hài lòng về quyết định tới BaBể của mình. Thông tin thu thập được từ phần 1 và phần 2 là cơ sở xác định hàm cầu giảitrí từ đó xác định giátrị giải trí do cảnh quan BaBể mang lại. Phần 3: Thông tin về mức sẵn sàng chi trả của du khách cho công tác bảo tồn. Một giả thuyết đặt ra “một Quỹ bảo tồn được thành lập để bảo vệ vệ sinh thái cảnh quan và toàn bộ các giátrị của VQG cần huy động sự đóng góp của du khách, vậy du khách sẵn sàng đóng góp cho Quỹ không? Du khách sẵn sàng đóng góp cho Quỹ bao nhiêu trong lần tham quan này? Du khách mong muốn đóng góp để lưu truyền giátrị đó cho thế hệ con cháu hay đóng góp vì sự tồn tại của VQG?”. Thông tin thu thập được từ phần 3 được sửdụng để xác định giátrị phi sửdụng của VQG Ba Bể. 3.1.2. Mẫu điều tra Đề tài đã tiến hành điều tra từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2005 là thời điểm thường có nhiều du khách đến tham quan nghỉ dưỡng và nghiên cứu khoa học hàng năm. Có hai hình thức phỏng vấn đã được áp dụng: 1. Gửi phiếu điều tra tới du khách để du khách tự trả lời. Hình thức này chỉ thực hiện với một số du khách lưu trú tại nhà nghỉ của VQG. Thực hiện hình thức này, tác giả đã gửi phiếu phỏng vấn tại lễ tân nhà nghỉ, du khách có thể nhận được phiếu ngay khi họ nhận phòng. Hình thức này mặc dù phát được nhiều phiếu song lượng phiếu thu về là không nhiều và có nhiều phiếu phải loại bỏ do thiếu thông tin. 2. Phỏng vấn trực tiếp du khách: Hình thức này được tác giảsửdụng chủ yếu nhằm giải thích cho du khách mục đích ý nghĩa của bảng hỏi và thu thập thêm các thông tin khác mà du khách muốn chia sẻ. Hơn thế, với hình thức này người thực hiện phỏng vấn có thể trực tiếp giải thích cho đối tượng phỏng vấn những câu hỏi mà họ chưa rõ nên kết quả cuộc phỏng vấn có thể đáng tin cậy. Thực hiện hình thức phỏng vấn này, tác giảvà một đoàn sinh viên đã trực tiếp lên VQG để phỏng vấn khách. Tuy thời gian thực hiện phỏng vấn không dài (3 ngày) song do được trực tiếp tiếp cận du khách nên các câu hỏi đều nhận được trả lời đáng tin cậy. Đề tài đã thực hiện phỏng vấn ngẫu nhiên hơn 300 du khách thu được 209 phiếu có thể sửdụng để phân tích trong đó có 186 khách du lịch trong nước và 23 khách du lịch nước ngoài. Số lượng phiếu điều tra có chất lượng được sửdụng để phân tích là không lớn do giới hạn về thời gian và nguồn lực. Song mẫu có thể tin cậy được bởi hình thức phỏng vấn trực tiếp là cách tốt nhất để thu thập được thông tin đầy đủ từ du khách. 3.1.3. Một số đặc điểm kinh tế - xã hội của đối tượng phỏng vấn Đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách được quan tâm nhiều trong nội dung bảng hỏi vì chúng có thể ảnh hưởng nhiều đến mô hình phân tích. Bảng sau chỉ ra một số đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách trong nước. Bảng 3.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách trong nước Đặc điểm Trung bình Trung vị Giátrị lớn nhất Giátrị nhỏ nhất Tuổi 36,29 32 76 17 Giới tính (bằng 1 nếu là nam, bằng 0 nếu là nữ) 0,572 1 1 0 Trình độ học vấn (theo 5 cấp học, bằng 1 nếu có trình độ tiểu học, bằng 5 nếu có trình độ sau ĐH) 3,721 4 5 1 Thu nhập (ngàn đồng) 1435,1 1200 6000 500 Chi phí cho chuyến đi (ngàn đồng) 413,9 360 1910 60 Số ngày lưu trú 1,90 2 7 1 Nguồn: Số liệu thu thập từ điều tra mẫu Số liệu điều tra mẫu cho thấy một số đặc điểm xã hội chính của du khách trong nước như sau: - Về độ tuổi, giới tính: Kết quả điều tra cho thấy đối tượng phỏng vấn có độ tuổi trung bình là 36,2 tuổi, những người có tuổi từ 35 trở lên chiếm 45,1%, nam giới chiếm 57,6% tổng số đối tượng được phỏng vấn. Điều này cho thấy phần lớn những người đến với VườnQuốcgiaBaBể là những người tuổi trung niên với mục đích chính là tham quan nghỉ dưỡng. Nếu so với nghiên cứu của Trần Đức Thanh và Nguyễn Thị Hải tại VQG Cúc Phương thì độ tuổi trung bình du khách đến VQG BaBể cao hơn. Trên thực tế cán bộ trung tâm du lịch cũng cho biết phần lớn du khách đến BaBể là người trung niên hoặc có độ tuổi cao hơn, rất ít các đoàn khách là học sinh sinh viên tới đây. - Về trình độ học vấn: Có 68% đối tượng phỏng vấn có trình độ đại học trở lên chứng tỏ những người có trình độ học vấn cao quan tâm nhiều hơn đến hoạt động du lịch sinh thái. Hầu hết những người này đều đến từ các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên. Du khách là người dân sống tại tỉnh Bắc Kạn và những vùng lân cận có trình độ đại học không nhiều. - Về thu nhập: Mức thu nhập trung bình của đối tượng phỏng vấn là 1,43 triệu đồng/tháng, cao hơn mức thu nhập trung bình cả nước và có 42% số người được hỏi có thu nhập từ 1,5 triệu đồng trở lên. Điều này chứng tỏ đi du lịch là hàng hóa xa xỉ và chỉ có những người tầng lớp trung lưu trở lên mới có khả năng chi trả cho hàng hóa này. - Về địa điểm xuất phát: phần lớn du khách (>90%) trả lời họ đang sống ở các thành phố thị xã. Đây là dữ liệu quan trọng để xác định chi phí cơ hội về thời gian mà du khách từ bỏ để đến Ba Bể. Du khách trong nước tới VQG có mục đích tham quan du lịch là chính và họ đã từng đến các thắng cảnh, các khu bảo tồn thiên nhiên và VQG ở Việt Nam. Đa số du khách đã có những hiểu biết nhất định về đa dạng sinh học vàsự cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh học (76,29% đối tượng được phỏng vấn trả lời họ đã từng nghe tới khái niệm này). Với du khách nước ngoài, chỉ có 23 phiếu có thể sửdụng để phân tích do thời điểm phỏng vấn có ít khách nước ngoài đến Ba Bể. Du khách nước ngoài thường là những người làm việc cho các cơ quan đại diện của nước ngoài tại Việt Nam, chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam hoặc đang thực hiện một chuyến du lịch dài ngày tại Việt Nam. Không có du khách nước ngoài đến Việt Nam chỉ có một mục đích duy nhất là du lịch Ba Bể. Bảng 3.2: Đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách nước ngoài Đặc điểm Trung bình Trung vị Giátrị lớn nhất Giátrị nhỏ nhất Tuổi 35,79 35 60 21 Giới tính (bằng 1 nếu là nam, bằng 0 nếu là 0,541 1 1 0 nữ) Trình độ học vấn (theo 5 cấp học, bằng 1 nếu có trình độ tiểu học, bằng 5 nếu có trình độ sau ĐH) 4,375 4 5 4 Thu nhập (ngàn đồng) 2650 1900 7000 700 Chi phí cho chuyến đi (ngàn đồng) 123,2 105 500 30 Số ngày lưu trú 2,375 2 7 1 Nguồn: Số liệu tính toán từ kết quả điều tra Số liệu cho thấy thời gian lưu trú trung bình của du khách nước ngoài dài hơn du khách trong nước vì trên thực tế du khách nước ngoài thường xuất phát từ Hà Nội hoặc các tỉnh xa khác. Trình độ học vấn trung bình của du khách nước ngoài cao hơn du khách trong nước, hầu hết họ đang công tác tại các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam. Có 48% du khách nước ngoài được hỏi trả lời rằng họ đã đến BaBể hơn 2 lần chứng tỏ sự quan tâm vàđánhgiá cao giátrị của Ba Bể. Phần lớn du khách tới VườnQuốcgiaBaBể thường đi theo nhóm nhỏ, phổ biến là nhóm từ 5 đến 10 người, nhưng cũng có nhóm trên 30 người (bảng 3.3). Do VườnQuốcgiaBaBể nằm khá xa các thành phố lớn nên chỉ có khách du lịch địa phương và một số tỉnh lân cận quay trở lại hoặc mong muốn trở lại. Những du khách đến từ xa thường chỉ đến một lần hoặc rất lâu nữa mới quay lại. Thời gian lưu trú tại VườnQuốcgiaBaBể của du khách phụ thuộc nhiều vào quãng đường đi lại nhất là trong điều kiện đường xá tới BaBể không tốt như hiện nay. Du khách nội tỉnh và du khách đến từ khu vực lân cận thường đi về trong ngày. Du khách đến từ những khu vực xa hơn thường ở lại một vài ngày. Bảng 3.3 : Số lượng du khách trong mỗi nhóm Số du khách trong nhóm Tỷ lệ Từ 1 – 4 người 26.14% 5 – 10 người 52.94% 10 – 20 người 9.80% 20 người trở lên 11.11% Tổng 100.00% Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra Du khách tới BaBể mục đích nghỉ ngơi, giảitrí là chính nên các hoạt động được du khách ưa thích là đi thuyền trên hồ (đặc biệt du khách nước ngoài rất thích đi thuyền độc mộc), khám phá các hang động, tìm hiểu văn hoá bản địa. Trong số những du khách tới VQG BaBể còn có một số nhà nghiên cứu tới đây để nghiên cứu hệ sinh thái lòng hồ, tìm hiểu về đa dạng sinh học. . ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ VÀ GIÁ TRỊ PHI SỬ DỤNG VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ 3.1. Bảng hỏi phỏng vấn và các đặc điểm xã hội của đối. phỏng vấn Đề tài sử dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị giải trí và phương pháp định giá ngẫu nhiên để đánh giá giá trị phi sử dụng. Cả hai