1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Góp phần nâng cao vị thế môn GDCD

3 217 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Góp phần nâng cao vị thế môn giáo dục công dân trong trường phổ thông. Phan Anh Tú-Trường THPT Hà Huy Tập-Cẩm Xuyên-Hà Tĩnh ------------------------------*********---------------------------------- Những năm gần đây, cùng với việc phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang tạo ra hiệu ứng tích cực, khả thi cho mọi hoạt động của đời sống sản xuất, cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, không ai có thể còn nghi ngờ vai trò to lớn của CNTT đối với đời sống sản xuất, tiêu dùng và quản lí của đất nước; trong giáo dục, việc tranh thủ ứng dụng CNTT vào giảng dạy cũng đã và đang đem lại cho chúng ta những kết quả hết sức to lớn và đáng tin cậy… nhất là việc đổi mới phương pháp dạy học. Thực tế những năm qua, với việc Bộ GD&ĐT ban hành thực hiện đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa khá đồng bộ thế nên việc đổi mới đó đã và đang đặt ra cho chúng ta yêu cầu là: đội ngũ nhà giáo phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) nhằm đáp ứng nhu cầu dạy-học trong thời kỳ mới. Đổi mới PPDH đòi hỏi người thầy phải biết sử dụng phương tiện dạy học phù hợp; trong tính hiện thực ấy, CNTT là một giải pháp quan trọng không thể thiếu nhằm đổi mới PPDH, qua đó việc ứng dụng CNTT nhằm cung cấp cho giáo viên những phương tiện làm viêc hiện đại hiệu quả. Từ những phương tiện hiện đại này giáo viên có thể khai thác, cập nhật nắm bắt, sử dụng trao đổi thông tin dạy-học qua các kênh thông tin từ đồng nghiệp, sách giáo khoa, mạng Intrnet vào thực tiễn từng bài học cụ thể, tránh tình trạng “dạy chay, học chay” khô khan, xơ cứng; tạo hứng thú cho người học bởi môn GDCD là một môn học rất nhạy bén với các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội, pháp luật, đạo đức cũng như các vấn đề của đời sống xã hội, của đất nước…thế nên việc cung cấp, chia sẽ thông tin mới-cập nhật, liên hệ với từng vấn đề cụ thể, từng tiết học, từng bài học là một trong số nhiều yêu cầu hết sức cần thiết xuất phát từ những đặc trưng của môn học này. Thực tế qua nhiều năm giảng dạy ở trường phổ thông, chúng tôi nhận thấy, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy nói chung và dạy học môn GDCD nói riêng đã tạo ra được hiệu ứng to lớn, tích cực cho hoạt động dạy – học, tạo ra được những nét mới và hứng thú của cả người dạy và người học. Cùng trên một đơn vị kiến thức, nếu giáo viên chỉ đơn thuần sử dụng PPDH “truyền thống” thì hiệu quả dạy - học cầm chừng, mục đích yêu cầu chỉ đạt ở mức độ trung bình, nghĩa là hoạt động dạy – học chỉ đồng nghĩa lên lớp và xong bài giảng, rồi mọi thứ sẽ đâu vào đó mà ít tạo ra được dấu ấn đậm nét cho người học, thì ngược lại nếu giáo viên biết ứng dụng CNTT vào nắm bắt, khai thác, sử dụng, lồng ghép các hình ảnh minh họa, các bảng biểu, sơ đồ, các tình huống, các câu chuyện, thậm chí là cả những thước phim tư liệu phù hợp với thực tiễn cuộc sống, nội dung từng bài học sẽ tạo ra được sự bứt phá mạnh mẽ, làm cho bài giảng phong phú và sinh động, thu hút và kích thích được sự say mê, hứng thú của người học, lớp học thế cũng sôi nổi hẳn lên, học 1 sinh cũng tiếp thu bài nhanh hơn. Đặc biệt với khả năng trình chiếu đa dạng, phong phú, bắt mắt (Slide Show) lại càng làm cho bài giảng ấn tượng hơn trong tư duy nhận thức của học sinh, nên khả năng khắc sâu kiến thức thế cũng được cải thiện đáng kể. Một tác động tích cực nữa là, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy bộ môn nó còn góp phần nâng cao vị thế môn học GDCD trong các trường phổ thông hiện nay, cải thiện đáng kể cách nhìn nhận đánh giá của không ít đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh trong thời gian qua đã ít nhiều xem nhẹ bộ môn, thậm chí không ít người còn cho rằng GDCD là “môn phụ”,môn học “bất đắc dĩ”, nhất là trong bối cảnh hiện nay, môn học giáo dục công dân ít được chú ý, ít được coi trọng, nếu không muốn nói là bị bỏ rơi, lại giảm tiết (vì trước đây, nếu như bình quân môn GDCD thực hiện 1.5 tiết/tuần, thì nay chỉ còn 1tiết/tuần. Theo chúng tôi là thời lượng đã ít nay còn ít hơn ) làm cho việc dạy - học môn GDCD trở nên càng khó khăn khi thời lượng phân phối ít mà lượng kiến thức quá ôm đồm, quá nhiều nên việc lên lớp của giáo viên bị quá tải, nhiều khi chỉ mong muốn dạy cho xong bài mà không kịp biết dến hiệu quả bộ môn ; việc học bộ môn này hầu như chỉ là khâu đối phó với nhiều học sinh bộ môn này không thi tốt nghiệp, cũng chẳng có thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh như một số địa phương lân cận vẫn thực hiện, thế nên nhiều giáo viên và học sinh gọi môn học này là môn “3 kh”( Khó, khô, khổ). Nhiều học sinh trong quá trình học tập, mặc dù đã quán triệt bằng nhiều biện pháp của giáo viên bộ môn trực tiếp giảng dạy nhưng nhìn chung đa số học chỉ là đối phó để khỏi bị thầy cô phê bình… cá biệt có những học sinh mặc dù soạn bài, làm bài tập đầy đủ nghiêm túc từ bài học đầu tiên cho đến bài học cuối cùng nhưng khi giáo viên hỏi bài cũ, thậm chí yêu cầu học sinh trình bày một vấn đề nào đó liên quan đến các bài đã học nhưng không thể nhớ nổi một vấn đề nào trong chương trình. Đây thực sự là một nỗi đau không riêng của những người trực tiếp giảng dạy bộ môn này. Đem vấn đề này trao đổi với một số đồng nghiệp lâu năm đã đang dạy học và cả những thầy cô giáo đã nghĩ hưu, nhiều người cũng đồng tình với chúng tôi rằng: việc dạy - học môn GDCD hiện nay thực sự cũng gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan: Đó là phương tiện dạy học thiếu thốn, tài liệu phục vụ giảng dạy còn nghèo, phương pháp dạy học của không ít giáo viên còn hạn chế, cầm chừng.; độ nhiệt tình và “lửa” của không ít giáo viên bị thui chột, người học thì rất thực dụng, học đối phó chỉ cần không thiếu điểm là xem như đã hoàn thành trách nhiệm. Thời gian còn lại chỉ tập trung cho môn “ chính”. Thực tiễn ấy lại càng đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới PPDH bằng việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy bộ môn GDCD, qua đó từng bước nâng cao vị thế môn học, từng bước thay đổi nhận thức của người học về vai trò, vị trí của bộ môn trong trường phổ thông hiện nay, bởi ai cũng biết rằng, trên phương diện khoa học, môn GDCD đóng vai trò to lớn, chủ chốt trong việc giáo dục cho học sinh ý thức và hành vi của người công dân, góp phần hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất và năng lực cần thiết của công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, một môn học có tác dụng to lớn trong việc tác động để hình thành và phát triển đạo đức nhân cách học sinh đang bị xem nhẹ. 2 Tuy nhiên, trong quá trình ứng dụng CNTT vào đổi mới PPDH ở môn học này, giáo viên cũng cần tránh quan điểm cứng nhắc, phó mặc, lợi dụng CNTT để sao chép, coppy nguyên bản các bài giảng điện tử trên hệ thống tài nguyên violet, ngược lại muốn sử dụng CNTT vào dạy học có hiệu quả (Một giờ ứng dụng CNTT ở trường THPH Hà Huy Tập) thì giáo viên cần phải biết kết hợp hài hòa giữa ý tưởng thiết kế nội dung bài học với kỷ thuật vi tính và khả năng trang trí có tính thẩm mỹ, khoa học; mặt khác phải bảo đảm được đặc trưng bộ môn, chuyển tải được nội dung cơ bản cần thiết, lượng kênh chữ, lượng thông tin, hình ảnh, đoạn phim trên một Slide phải hợp lý, màu sắc, phong chữ phải hài hòa…bởi nếu lạm dụng hoặc trình bày thiếu khoa học, thiếu tính thẩm mỹ sẽ làm cho học sinh mất tập trung, chạy theo hình thức mà ít chú ý đến nội dung bài giảng. Một điều chú ý khi khai thác , sử dụng CNTT vào giảng dạy, giáo viên phải tranh thủ khai thác, tính toán cập nhật từng vấn đề trong bài giảng, các vấn đề liên hệ thực tế mang tính định hướng, tính giáo dục cao…và đặc biệt là biết hướng dẫn học sinh khả năng ứng dụng CNTT phục vụ cho công tác học tập của chính các em để góp phần đổi mới phương pháp học tập hiện nay bởi lý luận dạy – học hiện đại, học tập không chỉ còn dừng lại ỏ 4 bức tường mà có nhiều “Kênh” thông tin để các em có thể giác ngộ, tự tìm hiểu, tự học, tự bồi dưỡng, tự khám phá, và tự chiếm lĩnh tri thức của nhân loại ngày càng rộng lớn. Làm được điều ấy đó là thành công lớn của người thầy. Như vậy, ngày nay cùng với việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa, việc đổi mới PPDH theo hướng hiện đại càng trở nên yêu cầu cấp thiết nếu đội ngũ nhà giáo không muốn mình lạc hậu - không chỉ riêng bộ môn GDCD. Nhà trường và các tổ chức, cá nhân, cấp uỷ Đảng, chính quyền cũng cần phải tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho sự nghiệp giáo dục thông qua con đường xã hội hóa giáo dục, đội ngũ giáo viên cũng cần nêu cao tinh thần tự học , tự bồi dưỡng, tự đào tạo để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, nắm bắt và ứng dụng CNTT vào dạy học để thực hiện thành công sứ mệnh “Trồng người” mà Đảng và nhân dân giao phó./. Bài và ảnh: Phan Anh Tú – GV Trường THPT Hà Huy Tập – Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh 3 . thức vì thế cũng được cải thiện đáng kể. Một tác động tích cực nữa là, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy bộ môn nó còn góp phần nâng cao vị thế môn học GDCD. Góp phần nâng cao vị thế môn giáo dục công dân trong trường phổ thông. Phan Anh Tú-Trường

Ngày đăng: 23/10/2013, 06:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w