Tổ chức triển khai và chỉ đạo thực hiện được các mục tiêu của kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp………... Thôngqua hoạt động, nhân cách con người được hình thành và phát triển to
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH DÂN TỘC NỘI TRÚ TẠI TRƯỜNG HỮU NGHỊ T78
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Hà Nội - 2013
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH DÂN TỘC NỘI TRÚ TẠI TRƯỜNG HỮU NGHỊ T78
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Quốc Bảo
Hà Nội - 2013
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin được bày tỏ lòng biết ơncủa mình tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và Công tác sinh viên TrườngĐại học Giáo dục - ĐHQGHN cùng toàn thể các thầy cô giáo đã trực tiếpgiảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoànthành luận văn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới PGS.TS Đặng Quốc Bảo, người Thầy hướng dẫn khoa học đã chỉ bảo tận tình, trực tiếp giúp đỡ,
động viên để tôi thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, tập thể các thầy côgiáo, cán bộ nhân viên và học sinh Trường Hữu Nghị T78 - nơi tôi đang côngtác đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Tôi cũng vô cùng biết ơn các bạn đồng nghiệp, người thân trong giađình đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu vàhoàn thành luận văn
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng trong quá trình thực hiện đề tài nhữngthiếu sót là điều không thể tránh khỏi Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp
ý của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và những người quan tâm đến vấn
đề được trình bày trong luận văn
Hà Nội, ngày 8 tháng 12 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Trang 4Giáo dục thường xuyênGiáo dục và Đào tạoGiáo viên
Giáo viên bộ mônGiáo viên chủ nhiệmGiáo dục ngoài giờ lên lớpHoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớpHiện đại hóa
Nhà xuất bảnPhụ huynh học sinh
Số lượngThể dục thể thaoTrung học cơ sởTrung học phổ thông
Trang 5mục chữ viết tắt
Mục lục………
Danh mục bảng
Danh mục hình
MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HOC̣ SINH DÂN TÔC̣ NÔỊ TRÚ
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.2 Các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Quản lý
1.2.2 Quản lý giáo dục
1.2.3 Quản lý nhà trường
1.2.4 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.2.5 Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.3 Ý nghĩa và tác động của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh dân tộc nội trú trong bối cảnh hiện nay
1.3.1 Bối cảnh hiêṇ nay
1.3.2 Đặc trưng của học sinh dân tộc nội trú
1.3.3 Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Trang 61.3.4 Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
i
ii
ii i
vii
ix1
77111116181920
212122222427
28
Trang 73030
Trang 81.4 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học
sinh dân tộc nội trú 32
1.4.1 Quản lý chương trình và kế hoạch thực hiện 33
1.4.2 Quản lý đội ngũ thực hiện kế hoạch 34
1.4.3 Quản lý về cơ sở vật chất và các điều kiện khác phục vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 35
1.4.4 Quản lý việc phối hợp thực hiện của các lực lượng giáo dục tham gia vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 35
1.4.5 Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả 36
1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 37
1.5.1 Nhận thức của các lực lượng giáo dục 37
1.5.2 Năng lực của người tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 38
1.5.3 Nội dung chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 39
1.5.4 Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 39
1.5.5 Sự đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 40
1.5.6 Các điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả 41
Tiểu kết chương 1……… 43
Chương 2: THƯC̣ TRANG̣ QUẢN LÝ HOAṬ ĐÔNG̣ GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH DÂN TỘC NỘI TRÚ TẠI TRƯỜNG HỮU NGHỊ T78 44
2.1 Khái quát về trường Hữu Nghị T78 44
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 44
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 48
2.1.3 Quy mô dạy học 50
2.1.4 Cơ sở vật chất 51
2.1.5 Kết quả giáo dục qua các năm học 52 2.2 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh dân tộc nội trú tại Trường Hữu Nghị T78 56
Trang 92.2.1 Quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp 56
2.2.2 Tổ chức triển khai chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 58
2.2.3 Quản lý bồi dưỡng cán bộ Đoàn - Hội, giáo viên chủ nhiệm về năng lực, nghiệp vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 60
2.2.4 Thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 62
2.2.5 Kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 64
2.3 Đánh giá thực trạng và phân tích nguyên nhân 66
Tiểu kết chương 2……… 68
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH DÂN TỘC NỘI TRÚ TẠI TRƯỜNG HỮU NGHỊ T78 69
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 69
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 69
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 70
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 70
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 70
3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh dân tộc nội trú tại Trường Hữu Nghị T78 70
3.2.1 Nâng cao nhận thức đối với từng đối tượng về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 70
3.2.2 Hoàn thiện kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với kế hoạch tổng thể 72
3.2.3 Tổ chức triển khai và chỉ đạo thực hiện được các mục tiêu của kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp……… 74
3.2.4 Xây dựng cơ sở vật chất và tăng cường các điều kiện để thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 78
3.2.5 Phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào quá trình tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 79
3.2.6 Tăng cường kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Trang 103.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp
3.4 Khảo nghiệm về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm
3.4.2 Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm
3.4.3 Nội dung khảo nghiệm
3.4.4 Kết quả khảo nghiệm
3.5 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tiểu kết Chương 3………
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1 Kết luận………
2 Khuyến nghị………
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC………
80 83
84 84 84 84 86
89
91 92 92 93 95 98
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng số liệu thống kê trình độ đội ngũ giáo viên qua các năm học
Bảng 2.2 Bảng số liệu thống kê tuổi nghề của đội ngũ giáo viên qua các năm
học
Bảng 2.3 Bảng số liệu thống kê trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ
công nhân viên qua các năm học
Bảng 2.4 Bảng số liệu thống kê quy mô dạy học qua các năm học
Bảng 2.5 Bảng số liệu thống kê về cơ sở vật chất
Bảng 2.6 Bảng thống kê kết quả xếp loại đạo đức của khối học sinh dân
tộc
Bảng 2.7 Bảng thống kê kết quả học tập của khối học sinh dân tộc
Bảng 2.8 Đánh giá của CBQL, CBĐ - H, GVCN về thực trạng quản
lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ
Bảng 2.11 Đánh giá của CBQL, CBĐ - H, GVCN về thực trạng quản
lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Bảng 2.12: Đánh giá của CBQL, CBĐ - H, GVCN về thực trạng quản
lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện HĐGDNGLL
Trang49
49
505152
5455
57
59
61
6264
9
Trang 12Bảng 3.2 Tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐ GDNGLL
Bảng 3.3 Sự tương quan giữa mức độ cấp thiết và tính khả thi của
các biện pháp quản lý HĐ GDNGLL
8687
89
Trang 13DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
TrangHình 2.1 Biểu đồ kết quả xếp loại đạo đức của khối học sinh dân tộc
Hình 2.2 Biểu đồ kết quả học tập của khối học sinh dân tộc qua các
Hình 3.1 Biểu đồ so sánh sự tương quan giữa mức độ cấp thiết và
tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐ GDNGLL 90
Sơ đồ 1.1 Quan hệ giữa dạy học trên lớp và hoạt động giáo dục giáo
dục ngoài giờ lên lớp trong việc giáo dục học sinh 25
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Ngày nay, xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ, cùng với sự phát triển như
vũ bão của khoa học công nghệ đã đưa giáo dục của mỗi quốc gia trong đó cóViệt Nam đứng trước yêu cầu và thử thách mới Chưa bao giờ giáo dục và đàotạo được quan tâm đặc biệt như hiện nay, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII
Đảng ta đã khẳng định “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu” giáo dục
phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Văn kiện Đaịhội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta nêu rõ: “Ưu tiên hàng đầu choviệc nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo vàđộc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên Coi trọng bồi dưỡng học sinh, sinhviên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền với lậpnghiệp của bản thân với tương lai cộng đồng dân tộc, trau dồi cho học sinh,sinh viên bản lĩnh, phẩm chất, lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại”
Để thực hiện được mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo, đòi hỏi cáccấp, các ngành phải xác định được tầm quan trọng, ảnh hưởng của giáo dục
và đào tạo đối với toàn xã hội
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện vềđạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thànhnhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và tráchnhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sốnglao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Từ khi Luật Giáo dục ra đời, mọi nhu cầu học tập, nâng cao trình độ, cậpnhật kiến thức của công dân nói chung và của thế hệ trẻ nói riêng luôn được
quan tâm đầu tư Điều 2 Luật Giáo dục nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục là đào
tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, có sứckhỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ
Trang 15nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực củacông dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Quá trình giáo dục diễn ra bằng nhiều con đường, nhiều hoạt động Thôngqua hoạt động, nhân cách con người được hình thành và phát triển toàn diện.Trong nhà trường, ngoài việc giáo dục thông qua giảng dạy chính khóa, cáchoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần quan trọng trong việc đẩymạnh hiệu quả giáo dục học sinh
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những hình thức hoạtđộng góp phần nâng cao chất lượng học tập và giáo dục cho học sinh Hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm một số các hình thức tổ chức nhưcâu lạc bộ khoa học, ngoại khóa, hội thảo khoa học, văn hóa văn nghệ, hoạtđộng thể dục thể thao, diễn đàn thanh niên, quá trình tự học của học viên Đây
là những hình thức tổ chức hoạt động dựa trên sự hứng thú và tự nguyện củahọc sinh, những trò chơi mà trong đó các em được trổ tài, được giao lưu vàđược bộc lộ mình Hoạt động này không chỉ giúp cho học sinh phát triểnnhanh về tư duy mà còn tạo cho học sinh khả năng ứng xử tốt, vận dụng kiếnthức tổng hợp linh hoạt, biết cách củng cố mở rộng các kiến thức đã học, tìmkiếm các kiến thức mới, phát triển hứng thú nhận thức sâu sắc các môn học
Từ đó kiến thức, kĩ năng của các em vững chắc hơn, sâu và rộng hơn
Nhằm giúp các em phát triển toàn diện, hình thành nhân cách con ngườiViệt Nam XHCN, ngoài việc đẩy mạnh hoạt động dạy học nhằm truyền thụcho học viên những tri thức khoa học cơ bản và có hệ thống còn phải đẩymạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để hình thành cho học viên ý thứcthái độ ứng xử đúng đắn trong các quan hệ giao tiếp hàng ngày, về hành vi vàcác kĩ năng hoạt động tạo cơ sở để học viên bổ sung và hoàn thiện những trithức đã học trên lớp Thời gian của một tiết học có hạn nên học sinh khó cóthể tiếp thu và hiểu sâu bài học ngay trên lớp, vì vậy việc tổ chức các hoạtđộng giáo dục khác nhau vào thời gian ngoài giờ lên lớp là điều kiện quantrọng để rèn luyện hành vi kĩ năng cho học sinh Như vậy hoạt động giáo dục
Trang 16ngoài giờ lên lớp thực sự là một đòi hỏi tất yếu của quá trình giáo dục vàkhông có gì thay thế được.
Nếu xem nhẹ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không những nhà quản
lí làm cho hoạt động dạy học trong nhà trường trở nên đơn điệu, làm giảm đihứng thú học tập của học sinh đối với các môn học, kiến thức và kĩ năng củacác em hình thành thiếu sâu sắc, không đủ độ rộng và tính vững chắc Vì vậy,quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trườnghiện nay cần phải được chú trọng hơn nữa, cần phải có những biện pháp quản
lý đúng và phù hợp
Một trong những nội dung cần phải đổi mới của Trường Hữu Nghị T78 đó
là tổ chức, quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Bởi vì hoạt đônggiáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần tích cực vào mục tiêu giáo dục toàn diệncủa nhà trường.Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tiếp nối hoạt động tronggiờ lên lớp, không chỉ nhằm bổ sung, củng cố kiến thức mà còn nâng cao hiểubiết xã hội, rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử phù hợp, rèn luyện thể lực,tính tập thể, tính kỉ luật…Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn hìnhthành tình cảm, niềm tin, động cơ, mục đích đúng đắn, góp phần quan trọngvào sự hình thành, phát triển nhân cách cho các em
Trường Hữu Nghị T78 đã có những nhìn nhận, đánh giá đúng về vai trò vịtrí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong các hoạt động giáo dục củanhà trường, nên hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được triển khai vàdần đi vào nề nếp, thu hút được khá đông học viên tham gia, góp phần nângcao chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh Mặc dù vậy, việc tổ chức cáchoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh còn thiếu linh hoạt, thựchiện máy móc, rập khuôn Cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp còn rất thiếu, việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp còn hạn chế về hình thức và nội dung, chưa thực sự thu hút được học sinhtham gia Trong thực tế việc thực hiện hoạt đông này còn gặp khó khăn vềthời gian, kế hoạch hoạt động, công tác tổ chức, quản lý chỉ đạo, kiểm tra và
Trang 17đánh giá Việc tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phầngiáo dục toàn diện học sinh cần được quan tâm chỉ đạo và thực hiện hiệu quả
hơn Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh dân tộc nội trú tại Trường Hữu Nghị
T78 trong bối cảnh hiện nay”.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp cho học sinh dân tộc nội trú tại Trường Hữu Nghị T78, đề xuất đượcnhững biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhằm đưa cáchoạt động này vào quy củ, nền nếp, góp phần bồi dưỡng và phát triển nhâncách học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của Trường Hữu NghịT78
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nghiên cứu, đề tài cần thực hiện các
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trường dân tộc nội trú
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh dân tộc nội trú tại Trường Hữu Nghị T78
Trang 185 Giả thuyết khoa học
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh dân tộc nội trú tạiTrường Hữu Nghị T78 có vai trò quan trọng Tuy nhiên, cùng với sự pháttriển của kinh tế xã hội và yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay, hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh dân tộc nội trú tại Trường Hữu NghịT78 chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục
Để nâng cao được chất lượng học tập rèn luyện của học sinh, góp phầnbồi dưỡng phát triển nhân cách cho học sinh dân tộc nội trú tại Trường HữuNghị T78 thì cần phải có các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp đạt hiệu quả hơn
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 Phạm vi đối tượng
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp cho học sinh dân tộc nội trú tại Trường Hữu Nghị T78 gồm cáchoạt động ngoài giờ lên lớp: tự học, hoạt động thể dục thể thao, văn hóa vănnghệ, các hoạt động giao lưu và sinh hoạt tập thể, thực tế xã hội
6.2 Phạm vi địa bàn
Đề tài được nghiên cứu và khảo sát tại Trường Hữu Nghị T78, ở một số
cơ sở, địa phương học sinh đi tham quan, giao lưu, hoạt động xã hội
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng trong việc nghiên cứucác tài liệu có liên quan đến công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp, tìm ra những vấn đề cần được giải quyết
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Trang 197.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học
Thống kê, so sánh, đối chiếu các số liệu thu thập được bằng các phép tính thông thường
8 Đóng góp mới của đề tài
Đề tài viết xong sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh dân tộc nội trú tại Trường Hữu Nghị T78
9 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệutham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp cho học sinh dân tộc nội trú
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh dân tộc nội trú tại Trường Hữu Nghị T78
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chohọc sinh dân tộc nội trú tại Trường Hữu Nghị T78
Trang 20CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI
GIỜ LÊN LỚP CHO HOC̣ SINH DÂN TÔC̣ NÔỊ TRÚ
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Khi nghiên cứu về các HĐGDNGLL các nhà giáo dục học ở một sốnước trên thế giới như: Nhà sư phạm người Nga T.V Smiêcnôva;J.A.Comenxki - ông tổ của nền sư phạm cận đại; nhà sư phạmA.T.Côpchiêva; các công trình nghiên cứu gần đây của các nhà giáo dục Mỹ,Nhật rất coi trọng, khẳng định ý nghĩa to lớn của HĐGDNGLL đối với sựphát triển toàn diện nhân cách của học sinh, sinh viên
HĐGDNGLL là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục ởhầu hết các nước trên thế giới Nó được chú trọng nghiên cứu để trở thànhmột công cụ hữu ích giúp học sinh học tập đạt kết quả cao hơn và phát triểntoàn diện về nhân cách Có thể nói HĐGDNGLLlà một phần quan trọngkhông thể thiếu trong các chương trình giáo dục ở hầu hết các nước trên thếgiới
Theo các nhà giáo dục nước Anh, HĐGDNGLL giúp học sinh gắn kiếnthức trên ghế nhà trường vào cuộc sống Bà Ruth Kelly - Bộ trưởng Giáo dục
Anh nhận xét: “Các hoạt động giáo dục ngoài giờ, nhất là các hoạt động ngoại khóa đã làm giàu chương trình học, tạo dựng niêm tin và củng cố kỹ năng cho học sinh” [22]
C.Mác (1818 - 1883) và F.Anghen (1820 - 1895) đã có nhiều đóng góp
to lớn cho nền giáo dục hiện đại: cung cấp cho khoa học giáo dục một phươngpháp luận khoa học vững chắc để xây dựng khoa học giáo dục, vạch ra quiluật tất yếu của xã hội tương lai là đào tạo con người phát triển toàn diện.Muốn vậy phải kết hợp giữa giáo dục đạo đức, thể dục, trí dục và lao độngtrong việc thực hiện giáo dục kĩ thuật tổng hợp, trong hoạt động thực tiễn vàhoạt động xã hội [26]
Trang 21Các nhà giáo dục Nhật Bản [23] nhấn mạnh tầm quan trọng của cáchoạt động ngoài giờ lên lớp Ở Nhật Bản, hầu hết các trường học học sinh đềuhọc bán trú, do vậy thời gian dành cho hoạt động ngoài giờ lên lớp khá nhiều.Tuy nhiên, họ sử dụng các hoạt động này chỉ nhằm giáo dục truyền thống vàgiáo dục đạo đức cho học sinh.
Ở Mỹ, theo nghiên cứu so sánh của các nhà giáo dục về chất lượng giáodục của Mỹ [32] và các nước trong khối G8 thì HĐGDNGLL là một trong nhữngđiều kiện mang lại chất lượng giáo dục cao Công trình nghiên cứu gần đây củacác nhà giáo dục Mỹ cho thấy tác dụng to lớn của HĐGDNGLL đối với đời sốngcủa học sinh:
+ Có tham gia vào HĐGDNGLL: 8/10 học sinh có kết quả học tập cao;
Có hành vi đạo đức tốt hơn; Có mối quan hệ và xúc cảm tốt hơn; Không sử dụng
ma tuý
+ Không tham gia vào HĐGDNGLL: 49% có sử dụng ma tuý; 37%
trong độ tuổi 13 đến 19 làm bố (hoặc mẹ) sớm; Có hiện tượng sử dụng bạo lựctrong nhà trường,
J.A Cô men xki [18] ông tổ của nền sư phạm cận đại trong thời gianlàm cố vấn giáo dục tại Hung ga ri đã rất coi trọng hoạt động ngoại khoá Ôngcho học sinh tham gia biểu diễn sân khấu để giúp các em ghi nhớ sâu sắcnhững nội dung cần thiết Ông thấy rằng những chàng trai thường ngày so ro,rụt rè nay ra trước công chúng với vẻ tự tin, xử sự điềm tĩnh Những conngười mới mấy tuần lễ trước còn đọc câu ngắc ngứ, bây giờ đã có thể nói mộtđoạn độc thoại dài mà không phạm lỗi hoặc giải thích những khái niệm mộtcách hùng hồn đầy tính thuyết phục
Cô men xki ở thời đó đã áp dụng phương pháp dạy học mới, đặc biệt làviệc mở rộng các hình thức học tập ở ngoài lớp, nhằm khơi dậy và phát huynhững khả năng tiềm ẩn, nhằm rèn luyện cá tính cho học sinh, đã chứng minhcho quan điểm giáo dục mới đầy tính thuyết phục
Cai - rốp, nhà giáo dục người Nga, đã viết: “Trong kế hoạch công tác
Trang 22của nhà trường cần dành một mục riêng cho hoạt động ngoài giờ lên lớp Mục
đó gồm các yếu tố sau: Điều kiện và cơ sở vật chất cho hoạt động ngoài giờlên lớp, các hoạt động ngoại khoá của nhà trường, của lớp; phân phối lựclượng và định kỳ hạn cho từng kế hoạch, ”
Có thể nói tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có nềngiáo dục tiên tiến thì càng coi trọng các HĐGDNGLL
Giáo dục ngoại khóa là một phần của nền giáo dục toàn diện màSingapore muốn đem đến cho các em học sinh, chính vì vậy mà các chínhsách và sự sắp xếp các bậc học được mở rộng để giúp các em có nhiều lựachọn hơn và ghi nhận sự tham gia của các em không chỉ trong các môn thểthao mà còn trong các hoạt động do các em tự khởi xướng và các hoạt độngcộng đồng “Chúng ta phải giúp từng em học sinh tìm được thế mạnh củamình, chứ không phải tập trung vào khuyết điểm của các em, và giúp các emthể hiện tài năng của mình tốt nhất Đó là nhiệm vụ của chúng ta ” (TharmanShanmugaratnam, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Singapore) [22]
1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Vấn đề giáo dục toàn diện cho học sinh được Đảng và Nhà nước taquan tâm đưa vào các mục tiêu đào tạo cho từng cấp học, bậc học
Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, ở nước ta đã có nhiềunghiên cứu xung quanh việc xác định khái niệm “HĐGDNGLL” và việc tổchức hiệu quả HĐGDNGLL trong các trường phổ thông
Chương trình GDNGLL hiện nay được chính thức đưa vào giảng dạytrong nhà trường cấp THPT từ năm học 2006-2007 Nhận thức rõ vai trò củaHĐGDNGLL trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh,
đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề quản lý và các biện phápthực hiện nhằm nâng cao hiệu quả HĐGDNGLL
Các nghiên cứu này được thực hiện theo hai hướng nghiên cứu chính:
Hướng thứ nhất: Những nghiên cứu cơ bản mang tính lý luận nhằm xác
định nội hàm của khái niệm “HĐGDNGLL”, xác định mục tiêu, vai trò, vị trí,
Trang 23nội dung, phương pháp, hình thức thực hiện Nghiên cứu theo hướng này cómột số công trình nghiên cứu như: Từ năm 1979, Viện khoa học giáo dục đãthực hiện đề tài nghiên cứu về “Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và
sự hình thành nhân cách của học sinh”do Trung tâm nghiên cứu giáo dục đạođức cho học sinh chủ trì Đề tài được triển khai thực nghiệm tại một số trườngphổ thông trên địa bàn Hà Nội, kết quả thực nghiệm đã được thể hiện trên tạpchí nghiên cứu giáo dục và tạp chí Thông tin khoa học giáo dục của một sốnhà nghiên cứu như: Đặng Thúy Anh, Phạm Hoàng Gia, Lê Trung Trấn,Phạm Lăng…
- Một số nghiên cứu thực nghiệm cải tiến nội dung, phương pháp tổ chứcnhằm nâng cao chất lượng HĐGDNGLL do một nhóm cán bộ nghiên cứu củaViện khoa học giáo dục thực hiện như: Đặng Thúy Anh, Nguyễn Dục Quang,Nguyễn Thị Kỷ, Nguyễn Thanh Bình…
- Một số nghiên cứu lý luận nhằm xây dựng cơ sở lý luận vềHĐGDNGLL của một số nhà khoa học như Nguyễn Đắc Lê, Hoàng Mạnh Phú, LêTrung Trấn, Nguyễn Dục Quang, Hà Nhật Thăng…
- Một số cuốn sách nói về HĐGDNGLL của một số tác giả như: Đặng VũHoạt, Hà Nhật Thăng, Nguyễn Hữu Hợp, Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Đăng Thìn,
Lê Thanh Sử, Nguyễn Thị Kỷ…
Hướng thứ hai: Một số bài viết về kinh nghiệm thực tiễn tổ chức
HĐGDNGLL ở các trường THPT mà tác giả là các GV, cán bộ quản lý tại cáctrường phổ thông
Nhìn chung, trong các nghiên cứu này đều nhấn mạnh vai trò củaHĐGDNGLL đối với việc phát triển toàn diện cho học sinh nói chung, họcsinh THPT nói riêng và nhấn mạnh vai trò quan trọng của công tác quản lýđối với HĐGDNGLL ở từng cấp và từng cơ sở giáo dục
Trang 241.2 Các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Quản lý
Quản lý là một khái niệm rộng lớn được sử dụng trong nhiều lĩnh vựckhác nhau Những nhà xã hội học nghiên cứu hoạt động quản lý trên cơ sởmối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, các nhà hoạt động kinh
tế nghiên cứu hoạt động quản lý trên cơ sở hiệu quả kinh tế… Chính vì thếkhi đưa ra khái niệm về quản lý, các tác giả thường gắn với các loại hình quản
lý cụ thể phụ thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu hay thực tế công việc quản lý củamình
Frederick Winslow Taylor (1856-1915) là người sáng lập ra thuyếtquản lý theo khoa học, theo ông thì: “Quản lý là biết được chính xác điều bạnmuốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng đã hoàn thành công việc mộtcách tốt nhất và rẻ nhất” [9, tr.89]
Henry Fayon (1845-1925), cha đẻ của thuyết quản lý hành chính lại chorằng: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức đều có, nó gồm 5 yếu tố tạothành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát Quản lý chính làthực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát” [6, tr.3-5]
Harold Koontz, được coi là người tiên phong của lý luận quản lý hiệnđại viết: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗlực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm Mục tiêu của mọi cá thểđạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãncủa cá nhân ít nhất” [21, tr.20]
Các nhà nghiên cứu trong nước cũng đưa ra những quan điểm đặc sắc
về quản lý:
Theo các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí thì Quản lý
là “tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý)đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổchức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”[6, tr.1]
Theo các tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ thì: “Quản lý là mộtquá trình định hướng, quá trình có mục tiêu Quản lý một hệ thống là một quá
Trang 25trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Nhữngmục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lýmong muốn”[19, tr.32-36].
Theo Nguyễn Văn Lê: “Quản lý là một hệ thống tác động khoa họcnghệ thuật vào từng thành tố của hệ thống bằng phương pháp thích hợp nhằmđạt được những mục tiêu đề ra của hệ thống và cho từng thành tố của hệthống”[24, tr.1]
Theo từ điển Tiếng Việt thì Quản lý là: “Tổ chức, điều khiển hoạt độngcủa một đơn vị, một cơ quan”
Như vậy, khái niệm quản lý được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhautùy theo từng cách tiếp cận khác nhau Tuy nhiên các quan điểm trên đều đềcập đến bản chất chung của khái niệm quản lý:
- Quản lý là sự tác động liên tục có định hướng, có chủ đích của chủ thểquản lý lên khách thể quản lý trong một tổ chức thông qua quá trình lập kế hoạch,
tổ chức lãnh đạo và kiểm tra nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biếnđộng của môi trường
- Quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật Quản lý mang tính khoa học
vì nó luôn là hoạt động có tổ chức, có định hướng dựa trên những quy luật, nhữngnguyên tắc và phương pháp hoạt động cụ thể Quản lý còn mang tính nghệ thuật vì
nó là một hoạt động thực tiễn vô cùng phong phú đầy biến động, không có nhữngnguyên tắc chung cho mọi tình huống
Cùng với sự phát triển chung của xã hội hiện nay, vai trò của quản lýngày càng được nâng cao Vì vậy, mỗi cấp quản lý, mỗi lĩnh vực hoạt độngcần vận dụng lý luận chung và lý luận cụ thể để phù hợp với quy mô và đặcthù của tổ chức mình qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý
* Chức năng quản lý
Khi phân loại về chức năng quản lý, các nhà nghiên cứu lý luận về quản
lý cũng có nhiều ý kiến khác nhau Tuy nhiên, hầu hết các tác giả đều đề cậptới bốn chức năng chủ yếu đó là: Kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra vàtrong đó thông tin vừa là phương tiện, vừa là điều kiện để thực hiện chức
Trang 26năng quản lý.
Chức năng kế hoạch hóa: Đây là công việc đầu tiên mà mỗi người quản
lý phải làm khi tiến hành công việc quản lý của mình Thực hiện chức năngnày có nghĩa là người quản lý phải xác định mục tiêu, mục đích đối với thànhquả đạt được ở tương lai của tổ chức và các con đường cũng như cách thức đểđạt được mục tiêu, mục đích đó
Chức năng tổ chức: Tổ chức là quá trình sắp xếp, phân bổ công việcquyền hành và các nguồn lực cho các thành viên của tổ chức để họ có thế giúpcho tổ chức đạt được các mục tiêu một cách hiệu quả Nhờ tổ chức hiệu quả
mà người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn nguồn nhân lực và cácnguồn vật lực Sự thành công của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào nănglực của người quản lý sử dụng các nguồn lực này sao cho có hiệu quả
Chức năng lãnh đạo: Thực hiện chức năng này đòi hỏi người quản lýphải dùng ảnh hưởng của mình tác động đến mỗi thành viên trong tổ chức làmcho họ tự giác, nhiệt tình và nỗ lực phấn đấu để giúp tổ chức đạt được mụctiêu Ngoài ra người quản lý còn phải biết vận dụng một cách linh hoạt chứcnăng lãnh đạo để chuyển được ý tưởng của mình vào nhận thức của các thànhviên trong tổ chức, hướng họ về với mục tiêu chung của tổ chức
Chức năng kiểm tra: thông qua kiểm tra, một cá nhân, một nhóm hoặcmột tổ chức theo dõi giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành nhữngđiều chỉnh, uốn nắn nếu cần thiết để tiếp tục chu trình quản lý ngày càng hiệuquả hơn
Để người quản lý có thể thực hiện được bốn chức năng trên thì yếu tốthông tin là rất quan trọng Thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời là căn cứ
để hoạch định kế hoạch Thông tin có thể được xem như là chất liệu tạo nênmối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức, thông tin truyền tải mệnh lệnhchỉ đạo của người quản lý và phản hồi diễn biến hoạt động của các cá nhân,các bộ phận trong tổ chức giúp cho người quản lý xem xét mức độ đạt mụctiêu của họ từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp
Trang 27* Kỹ năng quản lý
Hoạt động quản lý là một công việc đòi hỏi phải mang tính mềm dẻo,linh hoạt và sáng tạo vì vậy mỗi CBQL hình thành nên các kỹ năng quản lýcho bản thân là hết sức quan trọng Khi tiến hành làm công việc quản lý, mỗiCBQL cần phải có những kỹ năng sau đây:
Các kỹ năng kỹ thuật: Mỗi một tổ chức có thể hoạt động liên quan đếnnhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, vì thế người quản lý cần phải biết vậndụng các phương pháp, kỹ thuật, biện pháp hay quy trình cụ thể phù hợp vớitừng lĩnh vực chuyên môn Trong khi đó một người dù tài giỏi đến mấy cũngkhông thể am hiểu hết mọi lĩnh vực được, cho nên người quản lý sẽ phải sửdụng các kỹ năng, kỹ thuật ở nhiều cung bậc, nhiều cấp độ và họ phải học hỏinhững kỹ năng ấy ở nhiều người trong tổ chức
Các kỹ năng liên nhân cách: Đây là những kỹ năng đòi hỏi người quản
lý phải có khả năng lãnh đạo, hướng dẫn cho nhân viên làm việc và giải quyếtxung đột trong tổ chức Người quản lý có kỹ năng liên nhân cách giỏi làngười biết khuyến khích, động viên nhân viên của mình vào quá trình ra quyếtđịnh, để giúp họ tự thể hiện, tự trình bày quan điểm của mình đối với côngviệc của tổ chức
Các kỹ năng khái quát hóa: Các kỹ năng khái quát hóa đòi hỏi biết nhìnnhận, đánh giá tổ chức như một thể thống nhất và thấy được các bộ phậntrong một tổ chức có liên hệ hữu cơ với nhau Tức là đánh giá được mức độảnh hưởng lẫn nhau giữa các bộ phận trong tổ chức Kỹ năng khái quát hóa rấtcần thiết đối với việc giải quyết các tình huống xung đột trong tổ chức hoặckhi phải phân phối nguồn lực hay khi thương thuyết và đàm phán Có thể nói
kỹ năng khái quát hóa thể hiện tầm nhìn của người quản lý về cơ hội cũngnhư thách thức có thể có ở tương lai của tổ chức mình
Các kỹ năng giao tiếp: Một công việc mà mỗi người quản lý phải làmthường xuyên nhất đó chính là giao tiếp Giao tiếp là công việc hết sức quantrọng để các nhà quản lý triển khai công việc cần phải làm của tổ chức và xác
Trang 28nhận thông tin phản hồi một cách trực tiếp Trong khi giao tiếp người quản lýcần phải có kỹ năng giao tiếp cơ bản về nói, viết và diễn đạt bằng cử chỉ (nétmặt, các cử chỉ bằng tay ).
Nếu như đòi hỏi mỗi người quản lý giỏi về tất cả các kỹ năng trên, đó
là một điều không thể Cho nên tùy thuộc vào các cấp độ quản lý thì yêu cầucác mức độ về kỹ năng quản lý cũng có sự khác nhau
* Các nguyên tắc quản lý
- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Để thực hiện nguyên tắc này các nhàlãnh đạo phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa sức mạnh của cơ quan quyền lực với sứcmạnh sáng tạo của quảng đại quần chúng trong việc thực hiện mục tiêu quản lý.Tập trung trong quản lý được hiểu là toàn bộ hoạt động của hệ thống được tậptrung vào cơ quan quyền lực cao nhất, cấp này có nhiệm vụ vạch đường lối, chủtrương, phương hướng mục tiêu tổng quát và đề xuất các giải pháp cơ bản, chủ yếu
để tiến hành thực hiện Nguyên tắc tập trung được thể hiện thông qua chế độ mộtthủ trưởng - người chịu trách nhiệm trước tập thể cán bộ, công nhân viên về toàn
bộ hoạt động của đơn vị, tổ chức mình
- Nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích xã hội: Mỗi hoạt động quản lýthường liên quan đến việc quản lý nguồn lực con người Đây là một công việc khó,bởi mỗi người là một nhân cách với những đặc điểm riêng biệt có những lợi ích,những nguyện vọng và những nhu cầu nhất định trong cuộc sống Trong đó lợi ích
là một động lực to lớn nó có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạotrong công việc của nhân viên Do vậy các nhà lãnh đạo cần phải hết sức chú ý đếnlợi ích của mỗi người trong tổ chức của mình trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợiích cá nhân với lợi ích của tập thể và lợi ích chung toàn xã hội
- Nguyên tắc hiệu quả: Mỗi tổ chức muốn tồn tại và phát triển đi lênđều phải tạo ra hiệu quả trong quá trình hoạt động Đặc biệt hiệu quả kinh tế là mộttrong những mục tiêu quan trọng của mỗi tổ chức, vấn đề đặt ra là làm thế nào đểvới cơ sở vật chất kỹ thuật, với nguồn tài sản, với lực lượng lao
26
Trang 29động hiện có của tổ chức có thể tạo ra một thành quả lớn nhất, chất lượng tốtnhất và hiệu quả cao nhất Hiệu quả không chỉ là nguyên tắc quản lý mà còn
là thước đo trình độ tổ chức, lãnh đạo và tài năng của người quản lý
- Nguyên tắc nắm khâu trọng yếu: Thực hiện nguyên tắc này, các nhàlãnh đạo phải phân tích một cách chính xác các tình thế của tổ chức để tìm ra cáckhâu, các công việc chủ yếu và những vấn đề then chốt có ý nghĩa quan trọng,quyết định đến sự thành bại của tổ chức Các nhà lãnh đạo cần phải khắc phụcđược tình trạng dàn trải chung chung, để tập trung nguồn lực của tổ chức vào việcgiải quyết những vấn đề then chốt ấy, tạo cơ sở cho việc thực hiện các nhiệm vụcòn lại và thực hiện được mục tiêu chung của tổ chức
- Nguyên tắc kiên định mục tiêu: Công việc mà mỗi nhà lãnh đạo đềuphải làm đó là xây dựng mục tiêu cho tổ chức và tìm cách để thực hiện được mụctiêu ấy Để làm được điều này đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải có ý chí kiên địnhthực hiện cho được mục tiêu đã xác định Các nhà lãnh đạo phải hết sức kiên địnhvới mục tiêu mà tổ chức của mình đã xác định, bởi vì một tổ chức dù có mục tiêuđúng đắn nhưng không phải lúc nào cũng được xã hội chấp nhận, đồng tình ủng
hộ Nếu người quản lý thiếu tự tin, không có ý chí quyết tâm thì chắc chắn sẽkhông thể đạt được mục tiêu như mong muốn
Trong khi thực hiện những nguyên tắc quản lý trên, các nhà lãnh đạocần phải hết sức mềm dẻo, linh hoạt, tránh áp đặt các nguyên tắc một cáchcứng nhắc lên nhân viên trong tổ chức của mình Một nhà lãnh đạo quánguyên tắc, xử lý các sự việc diễn ra trong tổ chức nếu chỉ đạt lí mà khôngthấu tình thì sẽ gây nên bầu không khí căng thẳng trong tổ chức, gây ra nhiềukhó khăn trong việc thực hiện mục tiêu của tổ chức
1.2.2 Quản lý giáo dục
Cũng như các hoạt động khác của xã hội, ngay từ khi các tổ chức giáo dụcđầu tiên được hình thành thì đã có hoạt động quản lý giáo dục Khoa học quản lýgiáo dục trở thành một bộ phận của quản lý nói chung nhưng nó là một khoa họctương đối độc lập vì tính chất đặc thù của nền giáo dục quốc dân
Trang 30Theo M I Kônđacốp, chuyên gia giáo dục Liên Xô cũ: “Quản lý giáodục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thểquản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đếntrường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên
cơ sở nhận thức và vận dụng những quy tắc chung của xã hội cũng như nhữngquy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển tâm thế và tâm lý trẻ em”[14, tr.124]
thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệthống giáo dục) nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáodục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêuđiểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dựkiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [27, tr.35]
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí cho rằng: “Quản lýgiáo dục là hoạt động có ý thức bằng cách vận dụng các quy luật khách quancủa các cấp quản lý giáo dục tác động đến toàn bộ hệ thống giáo dục nhằmlàm cho hệ thống đạt được mục tiêu của nó” [7]
Như vậy, có thể nói hệ thống giáo dục là một hệ thống mở, luôn vậnđộng và phát triển theo quy luật chung và chịu sự quy định của điều kiện kinh
tế - xã hội Các định nghĩa trên cũng cho thấy quản lý giáo dục luôn luôn phảiđổi mới, đảm bảo tính năng động, khả năng tự điều chỉnh, thích ứng của giáodục đối với sự vận động và phát triển chung
Tùy theo đối tượng quản lý mà quản lý giáo dục có nhiều cấp độ khác nhau Theo Nguyễn Phúc Châu thì quản lý giáo dục được chia ra:
- Quản lý giáo dục ở cấp độ vĩ mô (quản lý hệ thống giáo dục): Ở cấp độ
này, “Quản lý giáo dục” được hiểu là những tác động tự giác, có ý thức, có mụcdích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật,… của chủ thể quản lý giáo dục cáccấp đến các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm thực hiện có chất lượng và hiệuquả việc tổ chức, huy động, điều phối, giám sát và điều
Trang 31chỉnh,… các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực và thông tin) để hệ thống giáo dục vận hành đạt được mục tiêu phát triển giáo dục.
- Quản lý giáo dục ở cấp độ vi mô (quản lý một cơ sở giáo dục): Ở cấp
độ này, quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác, có ý thức,
có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật,… của chủ thể quản lý một
cơ sở giáo dục đến tập thể GV, CNV, tập thể người học và các lực lượng tham giagiáo dục khác trong và ngoài cơ sở giáo dục đó, để thực hiện có chất lượng và hiệuquả hoạt động giáo dục và dạy học, nhằm làm cho cơ sở giáo dục vận hành luônluôn ổn định và phát triển để đạt tới mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục đó
1.2.3 Quản lý nhà trường
Nhà trường là một tổ chức giáo dục, là một tế bào căn bản, chủ yếu, làđơn vị cấu trúc của hệ thống giáo dục quốc dân Nhà trường là nơi tổ chứcthực hiện và quản lý quá trình đào tạo nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục theoyêu cầu của xã hội gồm hai chủ thể chính là người dạy và người học
Vấn đề cơ bản của quản lý giáo dục là quản lý nhà trường, vì nhàtrường là cơ sở giáo dục, là nơi diễn ra các hoạt động và thực hiện các mụctiêu giáo dục Vì vậy, quản lý nhà trường là một loại quản lý giáo dục đặc thùđược thực hiện ở tầm vi mô
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường ở Việt Nam là thựchiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, đưa nhà trườngvận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đàotạo với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [13, tr.2]
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường là tập hợpnhững tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể GV, học sinh và cán bộkhác nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do Nhà nước đầu tư, lực lượng xã hộiđóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có, hướng vào việc đẩy mạnh mọihoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ Thực
29
Trang 32hiện có chất lượng, mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lêntrạng thái mới” [27, tr 34].
Tóm lại, quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảngtrong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theonguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối vớingành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh
Quản lý nhà trường là hoạt động được thực hiện trên cơ sở những quyluật chung của quản lý, đồng thời có những nét riêng đặc thù của nó Quản lýnhà trường phải là quản lý toàn diện nhằm hoàn thiện và phát triển nhân cáchcủa thế hệ trẻ một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả Thành công hay thất bạicủa nhiệm vụ đổi mới, nâng cao hiệu quả giáo dục đòi hỏi người quản lý phảixem xét đến những điều kiện đặc thù của nhà trường, phải chú trọng tới việccải tiến công tác quản lý giáo dục, để quản lý có hiệu quả các hoạt động giáodục trong nhà trường
1.2.4 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
HĐGDNGLL là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các bộmôn văn hóa HĐGDNGLLcó mục tiêu giúp học sinh nâng cao hiểu biết cácgiá trị truyền thống của dân tộc, biết tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhânloại, củng cố, mở rộng kiến thức đã học trên lớp, củng cố các kỹ năng, hìnhthành và phát triển các năng lực chủ yếu như năng lực tự hoàn thiện, năng lựcthích ứng, năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực tổ chức quản lý, hợp tác vàcạnh tranh, năng lực hoạt động chính trị, xã hội… Có thái độ đúng đắn trướcnhững vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân,biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống
“Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoạikhóa về văn học, thể dục thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện của họcsinh và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan,
du lịch, giáo dục, văn hóa, các hoạt động giáo dục môi trường, các hoạt động
Trang 33lao động công ích, các hoạt động xã hội, các hoạt động từ thiện phù hợp vớiđặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh” [1].
Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt, “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp làviệc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học
kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân văn, văn hóanghệ thuật, thẩm mỹ, TDTT, vui chơi giải trí… để giúp các em hình thành vàphát triển nhân cách” [20]
Như vậy, HĐGDNGLL là hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờhọc các môn học trên lớp, là sự nối tiếp, bổ sung hoạt động trên lớp, là conđường gắn lý luận với thực tiễn nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng mục tiêu của
xã hội
Xuất phát từ vị trí, ý nghĩa của HĐGDNGLL nên trong đổi mới giáo dụchiện nay, đây là một hoạt động bắt buộc, là một bộ phận trong quy trình giáodục toàn diện học sinh, trong chính khóa chứ không phải hoạt động ngoạikhóa
1.2.5 Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Thực chất quản lý HĐGDNGLL chính là quá trình tác động của chủ thểquản lý (gồm Hiệu trưởng và bộ máy giúp việc của Hiệu trưởng) đến tập thểcán bộ, GV và học sinh nhằm thực hiện các mục tiêu về nội dung, kế hoạch,chương trình HĐGDNGLL
Với đặc thù như vậy, quản lý HĐGDNGLL cần đặc biệt lưu ý việc pháthuy vai trò của đội ngũ cán bộ, giáo viên trực tiếp tham gia tổ chứcHĐGDNGLL Việc huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường có ýnghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo tổ chức thành công cácHĐGDNGLL Đối với công tác chỉ đạo, quản lý, cần chia ra thành các bộphận thực hiện chính bao gồm: bộ phận tham gia xây dựng kế hoạch và chỉđạo thực hiện, bộ phận này bao gồm có Hiệu trưởng và Hiệu phó phụ tráchmảng công việc; bộ phận cán bộ giáo viên trực tiếp phụ trách việc tổ chứcthực hiện bao gồm GVCN, cán bộ Đoàn thanh niên; bộ phận phục vụ cho
Trang 34HĐGDNGLL bao gồm cán bộ nhân viên phục vụ cơ sở vật chất, trang thiết bịnhà trường Các bộ phận này có liên quan mật thiết với nhau trong việc phốihợp tổ chức các HĐGDNGLL dưới sự chỉ đạo điều hành của Hiệu trưởng.
Như vậy, quản lý HĐGDNGLL thực chất là quản lý về mục tiêu giáodục, quản lý về kế hoạch, đội ngũ, các điều kiện đảm bảo và quản lý công táckiểm tra đánh giá, quản lý công tác phối hợp các lực lượng giáo dục tham giavào hoạt động GDNGLL ở trường phổ thông
1.3 Ý nghĩa và tác động của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh dân tộc nội trú trong bối cảnh hiện nay
1.3.1 Bối cảnh hiêṇ nay
Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước đang bước vào thời kỳ phát triểnmạnh với vị thế và diện mạo mới
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vàhội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩaquan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước Giáodục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế
hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội Điều nàyđòi hỏi giáo dục phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xuthế và xứng tầm thời đại Chiến lược Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2001-2010
đã được kiểm chứng Thực tiễn phát triển giáo dục đất nước đã khẳng địnhnhững định hướng đúng đắn của chiến lược nhưng đồng thời cũng cho thấycần có sự điều chỉnh Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 với nhữngđiều chỉnh cần thiết, tạo những bước chuyển căn bản của giáo dục trong thậpniên mới
Trong lịch sử giáo dục Việt Nam, nội dung giáo dục con người biết đốinhân xử thế, kinh nghiệm làm ăn để đáp ứng những thách thức của thiên tai…
đã được phản ánh khá phong phú qua ca dao, tục ngữ Còn trong hệ thốnggiáo dục thì quan điểm học để làm người, nghĩa là để biết ứng xử với đời đã
Trang 35được coi như một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục Cho nên,giáo dục đã quan tâm cung cấp cho người học những kiến thức, thái độ và kỹnăng cần thiết để chuẩn bị cho người học có khả năng gia nhập cuộc sống xãhội.
1.3.2 Đặc trưng của học sinh dân tộc nội trú
Học sinh trường THPT DTNT ở độ tuổi trưởng thành , là đoàn viên ,thanh niên , tính năng động và độc lập cao hơn so với HS trung học cơ sở ;hứng thúhoc ̣ tâp ̣ của HS gắn với khuynh hướng nghềnghiêp ̣ cótinh́ lưạ choṇ;thái độ học tập gắn với động cơ học tập HĐHT chiụ sư ̣chi phối tác đông ̣ củamôi trường sư phaṃ vàmôi trường XH
Xuất thân trong công ̣ đồng các dân tôc ̣ thiểu số , sinh sống ởkhu vưc ̣ miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo Kinh tếkhókhăn , giáo dục chậm phát triển , tỷ lệ hộ nghèo cao , ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất
và tinh thần Trình độ học vấn thấp , tiếng phổhaṇ chế, sử dung ̣ không thànhthạo ảnh hưởng tới học tập, giao lưu vàtiếp thu khoa hoc ̣ công nghê.̣
Học sinh về trường PT DTNT học tập sống trong môi trường nội trú ,thay đổi hinh̀ thức hoaṭđông ̣ , xa rời thói quen sinh hoa ̣t hàng ngày , hâng̃ huṭ
tình cảm gia đình Trong quátrinh̀ hoc ̣ tâp ̣ , chịu sự ảnh hưởng của các điều kiêṇ KT -XH, phong tuc ̣ tâp ̣ quán , lối sống công ̣ đồng ; các nét tâm lý như ý chí rèn luyện, kiên tri,̀ tính kỷ luật cao, đông ̣ cơ hoc ̣ tâp ̣ chưa đươc ̣ xác đinḥ
Đặc điểm nổi bật trong tư duy của HS là thói quen lao động trí óc
không bền, ngại suy nghĩ , ngại động não Trong hoc ̣ tâp ̣ nhiều HS không biết lâṭđi, lâṭlaịvấn đề, suy nghi ̃môṭchiều , thụ đông ̣ dê ̃thừa nhâṇ ýkiến người
khác, không đi sâu tim̀ hiểu nguyên nhân , ý nghĩa diễn biến của sự vật hiện tương ̣ Do sống ởkhu vưc ̣ miền núi vùng dân tôc ̣ , ít va chạm, ngại giao tiếp , khả năng tư duy độc lập, tư duy sáng taọ của HS haṇ chế
1.3.3 Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động GDNGLL trong nhà trường cần đạt được những mục tiêu sau:
Mục tiêu về nhận thức: Củng cố và khắc sâu kiến thức của các môn học,
mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã
Trang 36hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của họcsinh Giúp các em sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và
xã hội, định hướng nghề nghiệp cho học sinh
Mục tiêu về rèn luyện kỹ năng:
+ Kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa, đây là một kỹ năng cần thiếtcho các em học sinh đặc biệt ở lứa tuổi học sinh THPT đang muốn tự khẳng địnhmình Được hiểu, học cách ứng xử có văn hóa giúp các em có đủ tự tin và sống cótrách nhiệm với bản thân và cộng đồng
+ Kỹ năng tổ chức quản lý, tham gia các hoạt động tập thể với tư cách làchủ thể của hoạt động Lứa tuổi THPT cần cho các em rèn luyện kỹ năng này đểhướng cho các em biết vận dụng, tổ chức, sắp xếp kế hoạch hàng ngày, hàng tuần,hàng tháng của mình, kế hoạch giúp đỡ gia đình Các em là những chủ thể hoạtđộng cần phải có kỹ năng thực hiện, kỹ năng quản lý và xử lý các hoạt động, các
kỹ năng này có được từ hoạt động GDNGLL của các em
+ Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, củng cố, pháttriển hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội Thông quahoạt động GDNGLL các em sẽ nhìn nhận được kết quả của mình, biết rút kinhnghiệm để cải thiện khả năng đánh giá, biết tự điều chỉnh hoàn thiện bản thân vàgiúp người khác hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện: đức dục, trí dục, thể dục,
mỹ dục và lao động trong trường THPT
Mục tiêu về giáo dục thái độ:
+ Hoạt động GDNGLL bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm đạođức trong sáng với thầy cô, bạn bè, quê hương đất nước Từ đó giúp cho các embiết trân trọng cái tốt, cái đẹp, bài trừ những cái xấu, lạc hậu
+ Bồi dưỡng cho học sinh lòng tự trọng con người, tôn trọng các chuẩnmực đạo đức và những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết tôn trọng phápluật
+ Bồi dưỡng tính tích cực, năng động, chủ động, sáng tạo khi tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể của nhà trường
+ Thông qua hoạt động GDNGLL từng bước hình thành cho học sinhniềm tin vào những giá trị tốt đẹp mà các em vươn tới, từ đó hình thành cho
Trang 37các em niềm tự hào dân tộc, mong muốn làm rạng danh truyển thống tốt đẹpcủa quê hương, đất nước.
+ Giáo dục tình đoàn kết hữu nghị với bạn bè quốc tế
Như vậy, mục tiêu của hoạt động GDNGLL cần phải đảm bảo hìnhthành được cho học sinh mục tiêu về nhận thức, rèn luyện kỹ năng, hìnhthành, giáo dục thái độ đúng đắn, tích cực cho học sinh trong nhà trường
1.3.4 Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Vị trí của hoạt động GDNGLL
“HĐGDNGLL có vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động
tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh, vì nó có nội dung phong phú hơn, cáchình thức giáo dục đa dạng hơn, hấp dẫn hơn, phạm vi tiến hành rộng hơn,khả năng liên kết các lực lượng giáo dục dồi dào hơn” [23, tr.18]
Quá trình giáo dục và quá trình dạy học là những bộ phận của quá trình
sư phạm toàn diện, thống nhất Trong quá trình giảng dạy, ngoài việc truyềnthụ cho học sinh những tri thức khoa học một cách có hệ thống, còn phải luônluôn có hiệu quả giáo dục (giáo dục nhân cách cho học sinh thông qua cácmôn học) và tạo cơ sở cho toàn bộ quá trình giáo dục đạt hiệu quả Trong quátrình giáo dục, ngoài việc hình thành cho học sinh về ý thức, hành vi, kỹ nănghoạt động và ứng xử trong các quan hệ xã hội về chính trị, đạo đức, phápluật còn phải tạo cơ sở cho các em bổ sung và hoàn thiện những tri thức đãhọc trên lớp Vì vậy, quá trình giáo dục không những được thực hiện qua cáchoạt động giáo dục trên lớp mà còn qua các HĐGDNGLL
Kết quả giáo dục đó chính là: “Nhân cách - sức lao động” được hìnhthành ở học sinh Đó là sự hình thành thái độ, kỹ năng của học sinh
HĐGDNGLL là một bộ phận cấu thành trong hoạt động giáo dục Hoạtđộng giáo dục trong nhà trường được chia làm hai bộ phận:
- Hoạt động dạy học trên lớp;
Trang 38Mỗi bộ phận đều có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng chúng đều gópphần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục Nó thực sự là bộ phận quan trọngtrong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông.
HĐGDNGLL là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trường và
xã hội
Từ những lý luận trên, chúng ta thấy HĐGDNGLL là một trong hai hoạtđộng giáo dục cơ bản trong nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục đượcthể hiện như sơ đồ 1.1
Quá trình giáo dục học sinh
Mục tiêu giáo dục: Nhân cáchhọc sinh; Phát triển toàn diện
Sơ đồ 1.1 Quan hệ giữa dạy học trên lớp và hoạt động giáo dục giáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc giáo dục học sinh
Vai trò của hoạt động GDNGLL
- Hoạt động GDNGLL giúp các em học sinh củng cố tri thức của mình
đã được học trên lớp Học sinh có được các tri thức là nhờ vào nhận thức các
Trang 39bài giảng của thầy cô, cũng như tích lũy được trong quá trình tự học củamình Để đối chiếu kiểm nghiệm tri thức đã có được, làm cho tri thức đó trởthành tri thức của mình thì vai trò của HĐGDNGLL rất quan trọng, cácHĐGDNGLL sẽ giúp các em đưa kiến thức lý thuyết vào thực tế cuộc sống.
- Giúp các em học sinh bộc lộ khả năng của mình thông qua việc tự tổchức các hoạt động, từ đó khẳng định vị trí của mình trong tập thể, vấn đề đượcđưa ra là vấn đề mở, các em dựa vào mục tiêu của các hoạt động, có thể phát huyhết khả năng của mình trong xây dựng đề cương, tổ chức thực hiện, phân côngnhân sự, thực hành các hoạt động kiểm nghiệm chất lượng, tự đánh giá và rút kinhnghiệm cho các hoạt động khác
- Tạo điều kiện cho các em học sinh chủ động, tích cực, độc lập, sángtạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao Hoạt động nhận thức của họcsinh được phát triển tối đa khi trong một hoạt động học sinh vừa là chủ thể, vừa làngười thực hiện vừa là khách thể đánh giá Trong các hoạt động của mình, dưới sự
cố vấn của các thầy cô, học sinh chủ động đưa ra những giải pháp tình thế để giảiquyết vấn đề một cách hợp lý, lôgic
- Hoạt động GDNGLL củng cố các kiến thức đã được học trong các giờhọc chính khóa Thông thường việc sử dụng các hình thức hoạt động GDNGLLkhác nhau sẽ làm cho học sinh hiểu rõ hơn những kiến thức mình đã được học
- Hoạt động GDNGLL có chức năng định hướng, hình thành nhân cáchcho học sinh Thông qua nội dung và các hình thức hoạt động, học sinh được hìnhthành dần các giá trị về Chân – Thiện – Mỹ
- Hoạt động GDNGLL có chức năng định hướng học sinh phát triểntoàn diện, định hướng nghề nghiệp trong tương lai Thông qua các hoạt động nàycác em sẽ biết được mình làm tốt lĩnh vực gì và sẽ tìm hiểu kỹ lĩnh vực đó, biết bổsung những kiến thức mà mình chưa có, biết tiết chế những vấn
37
Trang 40đề làm giảm sự phát triển, từ đó chọn lựa cho mình một nghề nghiệp phù hợpnhất.
Tóm lại, từ vị trí, vai trò, chức năng và tính chất của HĐGDNGLL tathấy nó thật sự cần thiết và là bộ phận không thể thiếu của quá trình sư phạmtổng thể nói chung và cho học sinh dân tộc nội trú nói riêng Thực hiệnHĐGDNGLL có nội dung kế hoạch biện pháp và phương pháp đa dạng phongphú sẽ đạt hiệu quả giáo dục cao
1.3.5 Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Nhiệm vụ của HĐGDNGLL là giúp học sinh củng cố, nâng cao hiểubiết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, hoàn thiện những tri thức đãđược học trên lớp, mở rộng nhãn quan với thế giới xung quanh với cộng đồng xãhội Giáo dục trên lớp là giáo dục cơ bản theo một nội dung đã quy định Các emhọc sinh sẽ phải học và nắm vững các kiến thức đó Muốn bổ sung thêm tri thức,hoặc muốn làm sâu sắc các tri thức cần phải thông qua HĐGDNGLL.HĐGDNGLL giúp học sinh biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết cácvấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra, tạo cơ hội kiểm nghiệm những tri thức đó,làm cho nó đi vào tiềm thức của học sinh một cách chắc chắn và lâu bền, kíchthích sự phát triển tư duy của các em