1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông nguyễn thái học, thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay

146 25 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 437,99 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐÀO THỊ MINH PHƯƠNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN THÁI HỌC, THÀNH PHỐ VĨNH YÊ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐÀO THỊ MINH PHƯƠNG

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN THÁI HỌC, THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 60 14 05

Người hướng dẫn khoa học: NGDN PGS TS NGUYỄN VÕ KỲ ANH

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Bác đã từng dạy “Học là quyển vở không trang cuối cùng” nên tôi đãluôn phấn đấu vươn lên để học tập, nghiên cứu, vận dụng vào thực tiễn ngànhgiáo dục – đào tạo phần nào đáp ứng yêu cầu của ngành học hiện nay

Trong quá trình học tập, nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tôi đã cố gắnghết sức mình để làm tròn nhiệm vụ của người học Tuy vậy, hoàn thành đượcnhiệm vụ vẻ vang đó tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Giáodục - Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy, bồidưỡng, cung cấp những kiến thức cơ bản, cần thiết, tạo điều kiện tối đa giúp

đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, học tập, rèn luyện tại nhà trường

Đặc biệt tôi xin bày tỏ tấm lòng thành kính và lòng biết ơn vô hạn tới

NGND PGS TS.Nguyễn Võ Kỳ Anh - Người thầy mẫu mực, đã toàn tâm toàn

ý trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới UBND tỉnh, Giám đốc

Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc, Ban giám hiệu trường THPT NguyễnThái Học thành phố Vĩnh Yên, Lãnh đạo TTGDTX tỉnh và bạn bè đồngnghiệp, gia đình đã tạo điều kiện quý báu về thời gian, vật chất và tinh thần,động viên kịp thời để tôi hoàn thành khoá học và luận văn này

Tuy nhiên do điều kiện thời gian và kinh nghiệm, năng lực của bản thâncòn nhiều hạn chế, chắc chắn luận văn còn nhiều khiếm khuyết Kính mongcác thầy, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp xa gần góp ý để có sự tiến bộ hơn, đápứng yêu cầu “đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam” trong xu thếhội nhập của đất nước

Xin trân trọng cám ơn!

Tác giả

Đào Thị Minh Phương

i

Trang 3

BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cảm ơn i

Bảng ký hiệu các chữ viết tắt trong luận văn ii

Mục lục iii

Danh mục bảng vi

Danh mục biểu đồ, sơ đồ vii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Khách thể nghiên cứu và đối tượng khảo sát 4

5 Giả thuyết khoa học của đề tài 4

6 Phạm vi thời gian thực hiện đề tài 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5

9 Dự kiến cấu trúc của luận văn 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN THÁI HỌC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 6

1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài 6

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 7

1.2 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 10

1.2.1 Khái niệm về quản lý 10

1.2.2 Khái niệm về quản lý giáo dục 13

1.2.3 Khái niệm đạo đức 17

1.2.4 Giáo dục đạo đức 18

1.2.5 Quản lý giáo dục đạo đức trong nhà trường THPT 20

1.3 Những đặc điểm cụ thể về rèn luyện đạo đức của HS ở trường THPT 24

iii

Trang 5

1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 25

1.4.1 Đặc điểm sinh lý của học sinh Trung học phổ thông 25

1.4.2.Vai trò của các lực lượng trong quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở trường THPT 25

Tiểu kết chương 1 26

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN THÁI HỌC, THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 28

2.1 Khái quát đặc điểm, tình hình kinh tế -xã hội và giáo dục của thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 28

2.1.1 Tình hình kinh tế xã hội 28

2.1.2 Khái quát tình hình giáo dục của thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc 29

2.1.3 Đặc điểm tình hình trường THPT Nguyễn Thái Học 30

2.2 Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở trường THPT Nguyễn Thái học, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 32

2.2.1 Thực trạng về nhận thức giáo dục đạo đức học sinh của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh ở trường THPT Nguyễn Thái Học 32

2.2.2 Thực trạng vi phạm đạo đức của học sinh ở trường THPT Nguyễn Thái Học 39

2.2.3 Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của trường THPT Nguyễn Thái Học 44

2.2.4 Thực trạng sự phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Nguyễn Thái Học 52

2.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Nguyễn Thái Học tỉnh Vĩnh Phúc 53

2.3.1 Đánh giá thực trạng 53

2.3.2 Nguyên nhân thực trạng 53

Tiểu kết chương 2 54

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN THÁI HỌC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 56

Trang 6

3.1 Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp 56

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tinh́ mucc̣ tiêu 56

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tinh́ toàn diêṇ vàhê c̣thống 56

3.1.3 Nguyên tắc đảmbảo tinh́ kếthừa 57

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tinh́ thưcc̣ tiêñ vàtinh́ khảthi 57

3.1.5 Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả 57

3.2 Một số biện pháp 58

3.2.1 Nâng cao nhâṇ thức cho các lưcc̣ lươngc̣ tham gia GDĐĐ cho HS 58

3.2.2 Kế hoạch hóa quá trình quản lý giáo dục đạo đức phù hợp với học sinh và với điều kiện trong và ngoài nhà trường 59

3.2.3 Tổ chức nghiên cứu, xác định những chuẩn mực đạo đức chủ yếu cần giáo dục học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay 65

3.2.4 Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức trong và ngoài nhà trường 67

3.2.5 Tăng cường vai tròcủa Đoàn thanh niên Côngc̣ sản HồChíMinh trong viêcc̣ thưcc̣ hiêṇ giáo ducc̣ đaọ đức hocc̣ sinh trung hocc̣ phổthông 72

3.2.6 Xây dựng kế hoạch phối hợp với gia đình và các tổ chức xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh nhằm giáo dục đạo đức nói riêng và giáo dục toàn diện nói chung cho học sinh 75

3.2.7 Huy đôngc̣ các nguồn lưcc̣ , tăng cường cơ sởvâṭchất , các điều kiện cho các hoạt động giáo dục đạo đức học sinh 78

3.2.8 Thường xuyên kiểm tra đánh giá 79

3.3 Mối quan hê c̣của các biêṇ pháp 81

3.4 Kiểm tra mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp 82

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 82

3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 82

3.4.3 Phương pháp khảo nghiệm 83

3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 83

Kết luận chương 3 84

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

PHỤ LỤC 92

Trang 7

v

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh qua các năm 31

Bảng 2.2: Kết quả xếp loại học lực của học sinh qua các năm 32

Bảng 2.3: Nhận thức CBQL và giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho học sinh 33

Bảng 2.4: Nhận thức của CBQL và giáo viên về mức độ cần thiết của các nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 34

Bảng 2.5 Vai trò của các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh 35

Bảng 2.6: Nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho học sinh 36

Bảng 2.7: Thái độ của phụ huynh đối với việc rèn luyện đạo đức học sinh 37

Bảng 2.8: Nhận thức của học sinh về các phẩm chất đạo đức mà học sinh THPT cần 38

Bảng 2.9: Thực trạng thực hiện nội quy nhà trường của học sinh 39

Bảng 2.10: Những nguyên nhân dẫn đến HS có hành vi vi phạm đạo đức 41

Bảng 2.11 Những yếu tố tác động đến việc rèn luyện đạo đức của học sinh 42

Bảng 2.12: Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh 43

Bảng 2.13: Tỷ lệ có xây dựng các kế hoạch GDĐĐ cho HS 44

Bảng 2.14: Vai trò của các LLGD đối với việc Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đứchoạt động GDĐĐ cho HS (tỷ lệ %) 47

Bảng 2.15: Các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh đã được nhà trường thực hiện 48

Bảng 2.16: Thái độ của học sinh tham gia các hình thức giáo dục đạo đức 49

Bảng 2.17: Thực trạng sử dụng phương pháp giáo dục đạo đức 50

Bảng 2.18: Thực trạng kiểm tra đánh giá giáo dục đạo đức 51

Bảng 2.19: Sự phối hợp các lực lượng trong công tác giáo dục đạo đức 52

Bảng 3.1: Kếhoacḥ phân bổthời gian quản lýhoaṭđôngc̣ GDĐĐ học sinh qua từng tháng 62

Bảng 3.2: Đánh giá về tầm quan trọng và tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường PTTH Nguyễn Thái Học 83

vi

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh qua các năm 31

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ đánh giá chất lượng kế hoạch GDĐĐ cho HS 45 Biểu đồ 3.2: Đánh giá về tầm quan trọng và tính khả thi của các biện pháp

quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường PTTH Nguyễn

Thái Học 84

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hệ thống quản lý giáo dục 14

Sơ đồ3.1: Mối quan hê c̣giữa các biêṇ pháp 82

Trang 10

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1 Xuất phát từ mục tiêu giáo dục Việt Nam

Chúng ta đang bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của sự thay đổi lớn về khoahọc kỹ thuật và công nghệ Những biến đổi mạnh mẽ có tác động rất lớn đếngiá trị xã hội, đặc biệt là giá trị nhân văn Xã hội hiện đại đang đứng trướcmột vấn đề bức xúc: Làm thế nào để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa sựphát triển như vũ bão của khoa học – công nghệ với việc phát triển những giátrị đạo đức, giá trị nhân văn của con người và của đời sống xã hội

Đứng trước những yêu cầu của thời đại việc xác định những hành viđạo đức phù hợp với chuẩn mực như một đòi hỏi tất yếu Chính vì vậy Đảng

ta đã xác định xây dựng một nền giáo dục Việt Nam tiên tiến mang đậm đàbản sắc dân tộc trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhậpquốc tế Năm 1979 Bộ chính trị và Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết về cảicách giáo dục và Uỷ ban cải cách giáo dục Trung ương đã ra quyết định số 01

về cuộc vận động tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng trong trường học

đã ghi rõ: “Nội dung đạo đức cần được giáo dục cho học sinh từ mẫu giáo đếnđại học, nội dung chủ yếu dựa vào 5 điều Bác Hồ dạy”

Nghị quyết của hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảngkhoá VIII có nêu: “Mục tiêu chủ yếu là giáo dục toàn diện đức, trí, thể, mỹ ởtất cả các bậc học, hết sức coi trọng giáo dục chính trị tư tưởng, nhân cách,khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành” Với tư tưởng này, Đảng vànhà nước ta đã đặt con người vào vị trí trung tâm: con người là mục tiêu và làđộng lực của sự phát triển [2]

Trong những năm gần đây trước vấn đề hội nhập, công tác giáo dục, chínhtrị, đạo đức, pháp luật cho học sinh trong các nhà trường được Đảng, Nhà nướcquan tâm thể hiện qua các chỉ thị, nghị quyết, các quyết định về công tác giáodục tư tưởng chính trị, đạo đức pháp luật trong các nhà trường cụ thể là:

1

Trang 11

- Nghị quyết TƯ 5 khóa IX từng bước đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng.

- Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tăng cường công tác tư tưởng rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng

Điều 23- Luật giáo dục 2005 đã xác định " Mục tiêu của giáo dục phổthông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người ViệtNam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân "

Vậy làm thế nào để vừa đẩy nhanh công nghiệp hóa – hiện đại hóa vừagiữ vững, phát huy được truyền thống văn hóa dân tộc theo tinh thần Nghịquyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành trung ương khóa VIII Điều đó tùythuộc vào chính con người Việt Nam, tùy thuộc vào sự giáo dục – đào tạo thế

có những biểu hiện thái độ, hành vi lệch chuẩn so với yêu cầu của xã hội

Sư c̣du nhâpc̣ của văn hóa bên ngoài vào làm mở mang tầm hiểu biết của con người nhưng cũng phávỡđi những thuần phong mỹtucc̣ , môṭsốbô c̣phâṇ thanh thiếu niên đăcc̣ biêṭlà học sinh trung hocc̣ phổthông đã bị lôi kéo vào cuộcsống thực dụng, sa đà và làm mất đi truyền thống văn hóa dân tộc

Trong nhà trường Trung học phổ thông nói chung và trong trườngTHPT Nguyễn Thái Học ở thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng,nhiều học sinh không có lý tưởng, hoài bão, ước mơ để rồi không tìm đượccho mình một hướng đi đúng đắn Đặc biệt có những học sinh sống buông thả,

có những biểu hiện hành vi đạo đức xa rời lối sống, thuần phong mỹ tục đẹpcủa dân tộc Những hiện tượng nói hỗn với thầy cô, chửi rủa bạn bè, bỏ

Trang 12

học đi chơi vẫn còn rất nhiều Bạo lực học đường ngày càng gia tăng làmnhức nhối bao gia đình và nhà trường.

Trươc tinh hinh va thưcc̣ trangc̣ trong nhưng năm qua đa đươcc̣ cac cấp ,

các ngành đặc biệt là những ngườ

toàn diện, nhưng vấn đềgiao ducc̣ ly tương đaọ đưc co nhưng luc

còn xem nhẹ, chưa đươcc̣ đầu tư

Cấp THPT là cấp học cuối, phải định hình nhân cách cho học sinh đểhọc sinh sau khi ra trường có thể tiếp tục học lên bậc cao hơn hoặc lao độngsản xuất, trở thành công dân trong thời đại mới Các thầy cô và cán bộ quản lýtrường THPT Nguyễn Thái Học đã có những nhận thức về tầm quan trọng củaviệc giáo dục đạo đức cho học sinh Nhà trường đã đưa ra nhiều hình thức,biện pháp giáo dục đạo đức nhằm nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinhtoàn trường

Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh THPT có nhiều biểu hiện cầnquan tâm Là giáo viên chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề trên, rất mongmuốn đóng góp trách nhiệm vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, nên

tôi mạnh dạn chọn đề tài:“Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Nguyễn Thái Học, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay.” để làm luận văn tốt nghiệp cao học.

2. Mục đích nghiên cứu

- Thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng quá trình quản lý hoạtđộng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Nguyễn Thái Học, thànhphố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và trên cơ sở nhiệm vụ chính trị của nhàtrường, tôi đề xuất một số biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng giáo dụcđạo đức cho học sinh của nhà trường trong giai đoạn hiện nay

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

- Khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục

3

Trang 13

đạo đức cho học sinh trường THPT Nguyễn Thái Học, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Đề xuất một số biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng giáo dụcđạo đức cho học sinh trường THPT Nguyễn Thái Học, thành phố Vĩnh Yên,tỉnh Vĩnh Phúc

4. Khách thể nghiên cứu và đối tượng khảo sát

4.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT

4.2 Đối tượng khảo sát nghiêncứu

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trườngTHPT Nguyễn Thái Học thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh phúc

5 Giả thuyết khoa học của đề tài

Thực tế hiện nay học sinh THPT có những biểu hiện hành vi không phùhợp với chuẩn mực đạo đức xã hội có lẽ vì chúng ta không quan tâm đúngmức trong việc trang bị cho học sinh những giá trị sống cơ bản và chưa cómột cách thức quản lý phù hợp Nếu đề xuất các biện pháp quản lý khoa học,khả thi sẽ nâng cao được chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức trong bốicảnh hiện nay

6 Phạm vi thời gian thực hiện đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu tại trường THPT Nguyễn Thái Học thànhphố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh phúc trong năm học 2012 – 2013

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu tài liệu về những lý luận cơ bản của quá trình giáo dục đạo đức học sinh

-Nghiên cứu văn kiện, sách báo, tạp chí nhằm hệ thống hóa những vấn

đề lý luận liên quan đến đề tài

7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Điều tra bằng phiếu hỏi

Trang 14

- Quan sát, khảo sát thực tế

-Tổng kết kinh nghiệm, tổ chức tọa đàm, hội thảo theo chuyên đề

- Xin ý kiến chuyên gia

7.3 Phương pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp toán thống kê

8.2.Ý nghĩa thực tiễn

- Đề xuất được một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượngquản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho trường THPT Nguyễn Thái HọcThành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

9. Dự kiến cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụlục, luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận của việc quản lý hoạt động đạo đức cho học

sinh trường THPT Nguyễn Thái Học thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúctrong giai đoạn hiện nay

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học

sinh trường THPT Nguyễn Thái Học thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúctrong giai đoạn hiện nay

Chương 3: Một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động

giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Nguyễn Thái Học thành phốVĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay

5

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN THÁI HỌC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội được hình thành và phát triểntheo sự phát triển của xã hội loài người Việc giáo dục đạo đức đã được đặt ra

từ xa xưa và luôn thay đổi theo sự thay đổi của xã hội

Việc giáo dục đạo đức của học sinh trong nhà trường được xem là vấn

đề quan trọng góp phần trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho họcsinh, vì thế đây là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo dục trong vàngoài nước quan tâm

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Ở phương Đông từ thời cổ đại, Khổng Tử (551-479-TCN) trong các tácphẩm: “Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc Xuân Thu” rất xem trọng việc giáo dục đạođức

Ở phương Tây, nhà triết học Socrat (470-399-TCN) đã cho rằng đạođức và sự hiểu biết quy định lẫn nhau Có được đạo đức là nhờ ở sự hiểu biết,

do vậy chỉ sau khi có hiểu biết mới trở thành có đạo đức

Aristoste (384-322-TCN) cho rằng không phải hy vọng vào Thượng đế

áp đặt để có người công dân hoàn thiện về đạo đức, mà việc phát hiện nhu cầutrên trái đất

Phoiơbắc (1804 - 1872) nhấn mạnh đạo đức chỉ tồn tại ở đâu đó trong

quan hệ giữa người với người, đâu có mối quan hệ giữa tôi và anh [7, tr.142]

Theo quan điểm học thuyết Mác-Lênin: Đạo đức có nguồn gốc từ laođộng xã hội và đời sống cộng đồng xã hội, nó phản ánh và chịu sự chi phốicủa tồn tại xã hội Khi tồn tại xã hội thay đổi thì đạo đức xã hội cũng thay đổi

Trang 16

theo Chính vì vậy đạo đức mang tính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc.mới tạo nên được con người hoàn thiện trong quan hệ đạo đức.

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Khi còn sinh thời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài màkhông có đức thì là người vô dụng” Người nêu rõ: “Con người cần có bốnđức: cần - kiệm - liêm - chính, mà nếu thiếu một đức thì không thành người”

Đủ cả bốn đức ấy mới là người hoàn toàn Ấy là xét ở phạm vi tu dưỡng đạođức cá nhân Còn xét rộng ra, với một dân tộc, có đủ cả cần - kiệm - liêm -chính thì dân tộc đó sẽ vừa giàu có về vật chất lại vừa cao quý văn minh vềmặt tinh thần Ở đây, Hồ Chí Minh không chỉ nhấn mạnh đạo đức là giá trịcăn bản để làm người mà còn đề cập tới một cách sâu sắc vai trò động lực củađạo đức đối với sự phát triển và tiến bộ xã hội [32, tr.448-455]

Kế thừa tư tưởng của Người, GS.TS Phạm Minh Hạc - nhà Tâm lý họchàng đầu nước ta đã nêu lên các định hướng giá trị đạo đức của con ngườiViệt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bàn về thực trạngcũng như giải pháp ở tầm vĩ mô về giáo dục-đào tạo con người Việt Nam theođịnh hướng trên Về mục tiêu giáo dục, Ông nêu rõ “Trang bị cho mọi ngườinhững tri thức cần thiết về tư tưởng chính trị, đạo đức nhân văn kiến thứcpháp luật văn hóa xã hội Hình thành cho mọi công dân có thái độ đúng đắn,tình cảm, niềm tin, đạo đức trong sáng đối với bản thân, mọi người, với sựnghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc với mọi hiện tượng xảy ra xung quanh tổchức tốt giáo dục thế hệ trẻ, giúp họ để mọi người tự giác thực hiện nhữngchuẩn mực đạo đức xã hội, có thói quen chấp hành quy định, nỗ lực học tậprèn luyện, tích cực cống hiến sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp công nghiệp hóa -hiện đại hóa đất nước [24, tr.168-170]

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

đã có những đóng góp rất quan trọng vào lĩnh vực nghiên cứu này với các tácgiả: Hà Thế Ngữ, Nguyễn Đức Minh, Phạm Hoàng Gia, Phạm Minh Hạc,Phạm Tất Dong và nhiều tác giả khác Để đi đến các quan niệm và

7

Trang 17

giải pháp về giáo dục đạo đức, các tác giả đã lựa chọn cho mình những cáchtiếp cận khác nhau, tạo ra một sự đa dạng, phong phú về nội dung và phươngpháp nghiên cứu.

Hà Thế Ngữ chú trọng đến vấn đề tổ chức quá trình giáo dục đạo đứcthông qua giảng dạy các bộ môn khoa học, nhất là các bộ môn khoa học xãhội và nhân văn, rèn luyện phương pháp tư duy khoa học để trên cơ sở đógiáo dục thế giới quan, nhân sinh quan, bồi dưỡng ý thức đạo đức, hướng dẫnthực hiện các hành vi đạo đức cho học sinh [24, tr.8]

Phạm Tất Dong đã đi sâu nghiên cứu cơ sở tâm lý học của hoạt độnggiáo dục lao động, giáo dục hướng nghiệp, gắn kết các hoạt động này với giáodục đạo đức nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức nghề nghiệp và lýtưởng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ [13, tr 8-9]

Trong các công trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức từ sau Đại hộiĐảng lần thứ VI (1986), cần kể đến một số đề tài như công trình mang mã sốNN7: "Cải tiến công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống chohọc sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân" do Phạm Tất Dong làmchủ nhiệm

Đề tài NN7 đã mang lại nhiều nội dung mới về giáo dục đạo đức, chínhtrị và tư tưởng trong các trường từ tiểu học đến đại học những năm đầu củathập kỷ 90

Trong công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, do nhận thức được tầm quantrọng đặc biệt của nhân tố con người, nhiều nhà khoa học có uy tín đã tập hợptrong chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ quốc gia KX.07 (1991 -1995) do Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm nhằm nghiên cứu các đề tài về conngười với tư cách là mục tiêu và động lực của sự phát triển

Đổi mới công tác giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức chohọc sinh là một vấn đề mà nhiều các bậc phụ huynh và giáo viên quan tâm tới.Tác giả Đặng Vũ Hoạt đã nghiên cứu và tìm ra những biện pháp đổi mới chogiáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh

Trang 18

PGS.TS Phạm Khắc Chương với các cuốn: “ Đạo đức học”; “ Rèn đạođức và ý thức công dân” Tác giả đã chỉ ra rõ “đạo đức là một hiện tượng xãhội, phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống conngười Trong đời sống của mỗi con người, quy luật xã hội tất yếu đòi hỏi họphải ý thức được ý nghĩa, mục đích hoạt động của mình trong quá khứ, hiệntại và nhu cầu phải làm gì trong tương lai Những hoạt động đó bao giờ cũng

có sự chi phối về mối tương quan giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân và xã hộicho phép tới một giới hạn nhất định trong vòng trật tự chung của cộng đồng,của dân tộc”

GS TS Vũ Dũng “ Đạo đức môi trường ở nước ta lý luận và thực tiễn”

Từ nghiên cứu lý luận về đạo đức học và những yêu cầu bảo vệ môi trườngtrong bối cảnh toàn cầu hiện nay chúng ta có thể xác định một số tiêu chí cơbản để đánh giá đạo đức môi trường của con người Đạo đức môi trường làhành vi thực hiện các chuẩn mực môi trường.Khi nói đến đạo đức môi trườngtrước hết là nói tới những hành vi ứng xử của con người đối với môi trường.Bởi vì, đạo đức của con người phải được thể hiện qua hành vi cụ thể hàngngày của chính họ

PGS.TS Đặng Quốc Bảo: “Một số ý kiến về nhân cách thế hệ trẻ, thanhniên, sinh viên và phương pháp giáo dục” Nhân cách thế hệ trẻ đang trên đàsuy thoái Trên thực tế, các môn học đạo đức, giáo dục công dân không cònhứng thú trong học sinh, trở thành môn phụ, làm bài kiểm tra tha hồ quay cópnên tác động của môn học đến học sinh rất thấp

Có cùng quan điểm đổi mới giáo dục đạo đức để hình thành nhân cáchcho thanh niên từ nhà trường, theo GS-TS Nguyễn Hữu Khiển (Viện Khoahọc xã hội Việt Nam) trong đánh giá và nhìn nhận nếu còn tâm lý thanh niêncòn non trẻ không có kinh nghiệm là vô tình làm mất đi cơ hội thể hiện nănglực, phẩm chất năng động, sáng tạo, dám làm và cản trì trệ của thanh niên

Phan Lê Huy với đề tài “ Các giá trị truyền thống và con người ViệtNam hiện nay” Tác giả đã nhấn mạnh được tầm quan trọng của giá trị truyềnthống của dân tộc ta về văn hóa ứng xử

9

Trang 19

1.2 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu

1.2.1 Khái niệm về quản lý

Trên cơ sở những tiếp cận khác nhau thuật ngữ “quản lý” được hiểutheo nhiều cách khác nhau

Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra côngviệc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồnlực phù hợp để đạt được các mục đích đã định· Quản lý là hoạch định, tổchức, bố trí nhân sự, lãnh đạo và kiểm soát công việc và những nỗ lực của conngười nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra

· Quản lý là vận dụng khai thác các nguồn lực (hiện hữu và tiềm năng),

kể cả nguồn nhân lực để đạt đến những két quả kỳ vọng

· Quản lý là quá trình hoàn thành công việc thông qua con người và làm việc với con người

· Quản lý là sự tác động, chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn hành vi, quátrình xã hội để chúng phát triển hợp quy luật, đạt được mục đích đã đề ra vàđúng ý chí của người quản lý

· Quản lý là sự tác động của con người (cơ quan quản lý) đối với conngười và tập thể người nhằm làm cho hệ thống quản lý hoạt động bình thường

có hiệu lực giải quyết được các nhiệm vụ đề ra, là sự trông coi giữ gìn theonhững yêu cầu nhất định, tổ chức và điều hành các hoạt động theo những yêucầu nhiệm vụ nhất định

Thuật ngữ “Quản lý” gồm hai quá trình tích hợp vào nhau: Quá trình

“quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái“ổn định”, quá trình “lý”gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ vào thế “phát triển” Nếu ngườiđứng đầu tổ chức chỉ lo việc “quản” tức là chỉ lo việc coi sóc, giữ gìn thì tổchức trì trệ, tuy nhiên nếu chỉ quan tâm vào việc “lý” tức là chỉ lo việc sắpxếp tổ chức, đổi mới mà không đặt nền tảng của sự ổn định, thì sự phát triểncủa tổ chức không bền vững Trong “quản” phải có “lý”, trong “lý” phải có

“quản” để động thái của hệ luôn ở thế cân bằng động: Hệ vận động phù hợp,

Trang 20

thích ứng có hiệu quả trong mối tương tác giữa các nhân tố bên trong (nội lực)với các nhân tố bên ngoài (ngoại lực).

Theo từ điển tiếng Việt thông dụng, thuật ngữ “quản lý” được định nghĩalà: “Tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan”[43, tr 326]

Theo K.Marx: “Quản lý là lao động điều khiển lao động” K.Marx đãviết: “Bất cứ lao động hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy môlớn, đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá

nhân Một nhạc sĩ độc tấu thì điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thìphải có nhạc trưởng” [47, tr 350]

Nhà triết học V.G Afnatsev cho rằng, quản lý xã hội một cách khoa học

là nhận thức, phát hiện các quy luật, các khuynh hướng vận động của xã hội

và hướng sự vận động của xã hội cho phù hợp với các khuynh hướng đó; làphát hiện và giải quyết kịp thời các mâu thuẫn của sự phát triển; là duy trì sựthống nhất giữa chức năng và cơ cấu của hệ thống; là tiến hành một đường lốiđúng đắn dựa trên cơ sở tính toán nghiêm túc những khả năng khách quan,mối tương quan giữa các lực lượng xã hội [20, tr 326]

Frederick Winslow Taylor (1856-1915) là nhà thực hành quản lý khoahọc về lao động đã đưa ra định nghĩa: “Quản lý là biết được chính xác điềubạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành côngviệc một cách tốt nhất [20, tr 327]

Harold Koontz thì lại khẳng định: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu,

nó đảm bào phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mụcđích của tổ chức Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong

đó con người có thể đạt được các mục đích của tổ chức với thời gian, tiền bạc,vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [20, tr 327]

Henry Fayol (1841-1925) đã xuất phát từ nghiên cứu các loại hình hoạtđộng quản lý và phân biệt thành 5 chức năng cơ bản: “kế hoạch hoá, tổ chức,chỉ huy, phối hợp và kiểm tra” và sau này được kết hợp lại thành 4 chức năng

cơ bản của quản lý: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra Những cống hiến

11

Trang 21

của ông về lý luận quản lý đã mang tính phổ quát cao và nhiều luận điểm đếnnay vẫn còn giá trị khoa học và thực tiễn [20, tr 327-328].

Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là tác động có định hướng,

có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chứcnhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức [30, tr 1]

Từ quan niệm của các học giả đã nêu, chúng ta có thể khái quát lại:

“Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ chức, sửdụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay mộtcộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất”

1.2.1.1 Bản chất quản lý

Đó chính là các hoạt động của chủ thể quản lý tác động lên các đốitượng quản lý để đạt mục tiêu đã xác định Các hoạt động của chủ thể quản lýchính là việc dựa vào các nguồn lực, nhân lực để lập kế hoạch, tổ chức, chỉđạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá hiệu quả đạt được theo mục tiêu

đã đề ra

1.2.1.2 Chức năng quản lý

Chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý chuyên biệt thôngqua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện mộtmục tiêu nhất định gồm 4 chức năng cơ bản sau đây:

- Dự báo và lập kế hoạch

- Tổ chức thực hiện kế hoạch

- Lãnh đạo/Chỉ đạo thực hiện kế hoạch

- Kiểm tra, đánh giá

+ Theo truyền thống: H.fayot đưa ra 5 chức năng quản lý: Kế hoạch- tổ chức- chỉ huy- phối hợp- kiểm tra

+ Theo quan điểm của tổ chức UNESCO, hệ thống các chức năng quản

lý bao gồm 8 vấn đề sau: xác định nhu cầu- thẩm định và phân tích dữ xác định mục tiêu kế hoạch hóa (bao gồm cả phân công trách nhiệm, phânphối các nguồn lực, lập chương trình hành động) - triển khai công việc - điều

Trang 22

liệu-chỉnh - đánh giá - sử dụng liên hệ và tái xác định các vấn đề cho quá trìnhquản lý tiếp theo.

Như vậy thực chất của các chức năng quản lý chính là do sự tồn tại cáchoạt động quản lý

1.2.2 Khái niệm về quản lý giáo dục

Giáo dục là một loại hình, lĩnh vực hoạt động xã hội rộng lớn được hìnhthành do nhu cầu phát triển, tiếp nối các thế hệ của đời sống xã hội thông quaquá trình truyền thụ tri thức và kinh nghiệm xã hội của các thế hệ trước chocác thế hệ sau Cũng như bất kỳ một hoạt động xã hội nào, hoạt động giáo dụccần được tổ chức và quản lý với cấp độ khác nhau (nhà nước, nhà trường, lớphọc ) nhằm thực hiện có hiệu quả mục đích và các mục tiêu giáo dục phùhợp với từng giai đoạn phát triển của các thể chế chính trị -xã hội ở các quốcgia

P.V Khuđôminxky cho rằng: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống,

có kế hoạch, có ý thức, có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhauđến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo việc giáo dục cộng sản chủnghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hoà của họ trên cơ

sở nhận thức và sử dụng các quy luật khách quan của quá trình dạy học vàgiáo dục, của sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ em”

Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý giáo dục là những tác động có

hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở mọi cấpkhác nhau đến tất cả các mắt xích của toàn bộ hệ thống nhằm mục đích đảmbảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở quy luật của quá trìnhgiáo dục về sự phát triển thể lực, trí lực và tâm lực trẻ em” [29, tr 341]

Theo Nguyễn Ngọc Quang thì: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động

có mục đích, có kế hoạch phù hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho

hệ thống vận hành theo đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện được các tínhchất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quátrình dạy - học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiếnlên trạng thái mới về chất”

13

Trang 23

Trong tài liệu “Tổng quan về lý luận quản lý giáo dục” của trường Cán

bộ Quản lý Giáo dục - Đào tạo có nêu: “Quản lý giáo dục là một loại hìnhquản lý được hiểu là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thểquản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quảmong muốn bằng cách hiệu quả nhất” [19, tr.12]

Bản chất của quản lý giáo dục được biểu hiện ở các chức năng quản lý.Các công trình nghiên cứu về khoa học quản lý trong những đây đã đưa đếnmột kết luận tương đối thống nhất về 5 chức năng cơ bản của quảnăm gần n lýlà: kế hoạch hoá; tổ chức; kích thích; kiểm tra; điều phối [50, tr 146]

- Kế hoạch hoá: lập kế hoạch, phổ biến kế hoạch

- Tổ chức: tổ chức triển khai, tổ chức nhân sự, phân công trách nhiệm

- Kích thích: khuyến khích, tạo động cơ

- Kiểm tra: kiểm soát, kiểm kê, hạch toán, phân tích

- Điều phối: phối hợp, điều chỉnh

Tổ hợp tất cả các chức năng quản lý tạo nên nội dung của quá trìnhquản lý, nội dung làm việc của chủ thể quản lý, phương pháp quản lý và là cơ

sở để phân công lao động quản lý

Vậy có thể khái quát sự quản lý giáo dục qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hệ thống quản lý giáo dục

1.2.2.1 Khái niệm về Quản lý nhà trường phổ thông

- Mục tiêu quản lý trường THPT

Luật giáo dục điều 23 ghi rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp

Trang 24

học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹnăng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xâydựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lênhoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

Mục tiêu quản lý của trường THPT chính là xây dựng kế hoạch, tổchức, chỉ đạo, kiểm tra để thực hiện mục tiêu giáo dục đó Mục tiêu quản lýthường được cụ thể hóa trong bản kế hoạch năm học của nhà trường “Khi nóitới mục tiêu quản lý là nói tới các mong muốn, các dự kiến, đó cũng là cácnhiệm vụ - chức năng cái phải thực hiện trong khi triển khai hoạt động vàđồng thời đó cũng chính là cái đạt được (kết qua) khi kết quả thúc đẩy hoạtđộng.” (Nguyễn Ngọc Quang - Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lýgiáo dục - Trường cán bộ quản lý GDTWI - 1989)

- Nội dung quản lý trường THPT

+ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hiệu quả chất lượng quátrình đào tạo trên cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục lên lớp, hoạtđộng lao động

+ Xây dựng tập thể giáo viên - học sinh đoàn kết, các tổ chức đoàn thểtrong trường; chăm lo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đời sốngtinh thần, vật chất cho cán bộ giáo viên; thực hiện hoạt động tổ chức cán bộ,đảm bảo chế độ chính sách cho mọi thành viên trong trường

+ Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kết hợp với sự thanh tra từ bênngoài trường nhằm bảo đảm mối liên hệ thường xuyên và bền vững nhằmđánh giá khách quan chất lượng hiệu quả giáo dục của nhà trường

+ Xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường, quản lý tốt tài chính kết hợp thống nhất với hoạt động giáo dục đào tạo

+ Tổ chức, thu hút và phối hợp sự tham gia hỗ trợ của các lực lượng xãhội ngoài nhà trường vào việc xây dựng nhà trường (xã hội hóa giáo dục) tạo

ra môi trường giáo dục tốt đẹp, thống nhất

15

Trang 25

1.2.2.2 Nguyên tắc quản lý

Mục tiêu là mối quan tâm hàng đầu của mọi tổ chức, đơn vị … nên hoạtđộng quản lý phải coi mục tiêu là nguyên tắc cơ bản để định hướng, chi phốicác nguyên tắc khác

Việc tổ chức thực hiện mục tiêu, phải cụ thể hoá mục tiêu chung của tổchức thành các mục tiêu cụ thể và phân công cho các cá nhân, bộ phận trong

tổ chức để thực hiện Chỉ khi tổ chức đạt được mục tiêu thì mới thoả mãnđược lợi ích

Vừa phải tập trung thống nhất trong hoạt động quản lý vừa phải dânchủ công khai để có thể huy động và khai thác được trí tuệ của tập thể, giúpcho chủ thể quản lý luôn luôn chủ động trong việc tổ chức điều hành cũngnhư đảm bảo sự tác động của chủ thể lên đối tượng quản lý trong bất kì hoàncảnh điều kiện nào Mặt khác việc quan tâm thu hút sự tham gia của tập thểyêu cầu không thể coi nhẹ để tạo ra sự thống nhất ý chí của các chủ thể vớiđối tượng để cùng hướng tới thực hiện mục tiêu của tổ chức

Nguyên tắc này tạo cho mối quan hệ giữa các nhà quản lý với đối tượngquản lý có sự cởi mở và tác động qua lại nhau một cách tích cực Cần phảiđược kết hợp hài hoà các lợi ích ngay từ khi hoạch định và phát triển tổ chức

Thông qua giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích sẽ tạo nên tính thống nhấttrong tổ chức, đảm bảo cho tổ chức hoạt động đồng bộ thông suốt, ít nảy sinhcác mâu thuẫn cục bộ

Tiết kiệm và hiệu quả là mục đích của mọi hoạt động quản lý Hoạtdộng quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích Việc đạt được mục tiêu

sẽ làm thoả mãn những lợi ích mà tổ chức mong muốn Tuy nhiên để đạt tớilợi ích một cách tối đa với các chi phí hợp lý nhất thì các nhà quản lý phảiquan tâm đến tiết kiệm và hiệu quả cao

Trang 26

- Nguyên tắc thích ứng linh hoạt

Nhà quản lý phải có được tư duy mềm dẻo, linh hoạt, nhậy cảm vàkhách quan trong việc nhìn nhận đánh giá vấn đề, tránh lối tư duy bảo thủ, trìtrệ, cứng nhắc, quan liêu, vì những thói quen này sẽ phá hỏng sự tồn tại của tổchức và sự phát triển của tổ chức

Nhà quản lý phải biết liên kết phối hợp với các tổ chức khác để khaithác hết tiềm năng của họ, tăng cường sức mạnh cho mình và hạn chế nhữngđiểm yếu của tổ chức mình Đặc biệt với địa phương, vùng lãnh thổ của tổchức

1.2.3 Khái niệm đạo đức

Theo chủ nghĩa Mác thì đạo đức là cái có thật trong ý thức xã hội, trongđời sống tinh thần của con người nghĩa là về lý luận nó là bộ phận của kiếntrúc thượng tầng xã hội Đạo đức tồn tại trong mọi ý thức, hoạt động giao lưu,trong toàn bộ hoạt động sống của con người Đạo đức là những phẩm chất tốtđẹp của con người, do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức mà có Đờisống đạo đức của mỗi người gồm có: Ý thức đạo đức, tình cảm, niềm tin đạođức, hành vi đạo đức, vận động trong mối quan hệ biện chứng [7, tr.157-232]

Đạo đức là tổng hợp các qui tắc, tiêu chuẩn chỉ đạo mối quan hệ giữa conngười với con người trong một cộng đồng, một xã hội nói chung Cho dù ở giaiđoạn nào của lịch sử thì nét chung của đạo đức vẫn là hướng tới cái thiện, chốnglại cái ác, hướng tới quan hệ đẹp đẽ giữa con người với con người, con người với

tự nhiên và xã hội; đồng thời cũng là khẳng định sự tự tu dưỡng giáo dục của

17

Trang 27

mỗi cá nhân Từ xa xưa ông cha ta đã rất coi trọng và đề cao giáo dục đạo đứccủa con người Bác Hồ của chúng ta cũng đã từng nói: “Có Đức mà không cóTài thì làm việc gì cũng khó, có Tài mà không có Đức là người vô dụng” Báccòn chỉ rõ: “Dạy cũng như học phải chú trọng cả Đức lẫn Tài Đức là đạo đứccách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng” Công tác giáo dục đạo đức trong nhàtrường là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục trong nhàtrường XHCN.

Vậy đạo đức là một hệ thống những quy tắc những chuẩn mực mà qua

đó con người tự nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình vì hạnh phúc của

cá nhân, lợi ích của tập thể và cộng đồng

1.2.4 Giáo dục đạo đức

1.2.4.1 Mục tiêu giáo dục đạo đức

Mục tiêu của GDĐĐ là giúp cho mỗi cá nhân nhận thức đúng đắn cácgiá trị đạo đức, biết hành động theo lẽ phải, công bằng và nhân đạo, biết sống

vì mọi người, vì gia đình, vì sự tiến bộ xã hội và phồn vinh của đất nước.Trong đó mục đích quan trọng nhất của GDĐĐ là tạo lập những thói quenhành vi đạo đức

1.2.4.2 Chức năng giáo dục đạo đức

Giáo dục đạo đức là một bộ phận rất quan trong của quá trình sư phạm,đặc biệt là ở cấp trung học phổ thông Nó nhằm phát triển những cơ sở banđầu về mặt đạo đức cho học sinh, giúp các em ứng xử đúng đắn qua các mốiquan hệ đạo đức hàng ngày

Giáo dục đạo đức là làm cho học sinh thấm nhuần sâu sắc thế giới quanMác-Lênin, tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh, chủ trương, chínhsách của Đảng, biết sống và làm việc theo pháp luật, sống có kỷ cương, nềnếp, có văn hóa trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội

và giữa con người với nhau

1.2.4.3 Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Giáo dục đạo đức trong nhà trường là một bộ phận cực kỳ quan trọng

Trang 28

của quá trình sư phạm Giáo dục đạo đức là giáo dục ý thức đạo đức, giáo dục

tình cảm đạo đức, giáo dục thói quen đạo đức từ đó tạo ra nhịp cầu gắn kếtcon người với cuộc sống, với xã hội

Quá trình giáo dục đạo đức là một bộ phận cấu thành của quá trình giáodục trong nhà trường Quá trình giáo dục trong nhà trường được chia làmnhiều quá trình bộ phận: giáo dục đạo đức (đức dục); giáo dục trí tuệ (trí dục);giáo dục thể chất; giáo dục thẩm mỹ (mỹ dục); giáo dục lao động kỹ thuậttổng hợp; hướng nghiệp Trong đó, giáo dục đạo đức được xem là nền tảng,gốc rễ tạo ra nội lực tiềm tàng vững chắc cho các mặt giáo dục khác

Quá trình giáo dục đạo đức có các thành tố, cấu trúc nhất định và cùngvận động trong hệ thống Các thành tố cơ bản đó là hoạt động của nhà giáodục và người được giáo dục, mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, phươngpháp và phương tiện giáo dục, kết quả giáo dục…Nhà giáo dục là chủ thểtham gia vào quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm thực hiện cácnhiệm vụ trọng yếu sau:

- Đưa học sinh vào các hệ thống hoạt động và quan hệ thực tiễn, quan

Theo GS.TS Phạm Minh Hạc thì những chuẩn mực đạo đức của ngườiviệt Nam thời kỳ CNH- HĐH có thể xác định thành 5 nhóm phản ánh các mốiquan hệ chính mà con người phải giải quyết đó là nhóm chuẩn mực đạo đứcthể hiện nhận thức tư tưởng chính trị; nhóm chuẩn mực đạo đức hướng vào sự

19

Trang 29

hoàn thiện bản thân; nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ quan hệ vớimọi người; nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với công việc; nhómchuẩn mực đạo đức liên quan đến xây dựng môi trường sống.

Con đường giáo dục đạo đức, phương pháp giáo dục đạo đức còn phảilà: củng cố, tăng cường giáo dục ở gia đình và cộng đồng, kết hợp chặt chẽvới giáo dục nhà trường trong công việc giáo dục đạo đức cho mọi ngườitrong đó có học sinh THPT

Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT còn phải bằng con đường tự rènluyện, tự giáo dục của bản thân người học sinh

Tóm lại, giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường là một bộphận cực kỳ quan trọng của quá trình giáo dục Quá trình giáo dục đạo đứccho học sinh phải tuân thủ theo các quy luật phát triển nhân cách để đạt tớimục tiêu giáo dục

1.2.5 Quản lý giáo dục đạo đức trong nhà trường THPT

Ở bất kỳ một nhà trường phổ thông nào cũng phải làm tốt hai nhiệm vụ

“Dạy chữ” và “Dạy người” Quản lý hoạt động GDĐĐ trong nhà trường làhướng tới việc thực hiện phát triển toàn diện nhân cách cho người học Quản

lý hoạt động GDĐĐ là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thểquản lý nhằm đưa công tác giáo dục đạo đức đạt kết quả mong muốn bằngcách hiệu quả nhất.Về bản chất quản lý hoạt động GDĐĐ là hoạt động điềuhành việc giáo dục đạo đức để đạo đức vừa là yêu cầu vừa là mục tiêu củangành giáo dục

1.2.5.1 Quản lý mục tiêu giáo dục đạo đức

Trong xã hội nói chung và nhà trường nói riêng quản lý GDĐĐ làhướng tới việc phát triển toàn diện nhân cách cho con người Mục tiêu củaquản lý GDĐĐ cho học sinh là làm cho quá trình GDĐĐ vận hành đồng bộ,hiệu quả để nâng cao chất lượng GDĐĐ.Mục tiêu quản lý hoạt động GDĐĐbao gồm:

Về nhận thức: Giúp cho mọi người, mọi ngành, mọi cấp, mọi tổ chức

Trang 30

xã hội có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động quản lýGDĐĐ, nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh về vấn đề phát triển con người toàn diện.

Về thái độ tình cảm: Giúp mọi người biết ủng hộ những việc làm đúng,đấu tranh với những việc làm trái pháp luật, có thái độ đúng đắn với hành vicủa bản thân, đối với việc quản lý GDĐĐ

Về hành vi: Tích cực tham gia quản lý việc GDĐĐ, tham gia hoạt độngtập thể, hoạt động xã hội Tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân theo chuẩn mựcđạo đức chung của xã hội

Tóm lại điều quan trọng nhất của việc quản lý hoạt động GDĐĐ là làmsao cho quá trình GDĐĐ đạt được mục đích hình thành cho học sinh ý thức,tình cảm và niềm tin đạo đức, tạo lập được những hành vi, thói quen đạo đức

1.2.5.2 Quản lý Nội dung giáo dục đạo đức

Quản lý nội dung hoạt động GDĐĐ cho học sinh THPT bao gồm:

- Chỉ đạo hoạt động xây dựng kế hoach phối hợp giữa nhà trường, giađình và xã hội về việc GDĐĐ đảm bảo sao cho kế hoạch phải vừa bao quát,vừa cụ thể phù hợp với từng đối tượng khác nhau, kế hoạch phải khả thi

- Kế hoạch phải được xây dựng từ thực trạng quản lý hoạt động phốihợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội về việc GDĐĐ của trường THPT hiệntại nhưng cũng phải chú ý đến hoạt động dự báo khoa học về quản lý GDĐĐthời gian tới Kế hoạch phải đưa ra được các chỉ tiêu cụ thể và các giải pháp

cụ thể

- Quản lý nội dung hoạt động GDĐĐ còn là việc triển khai chỉ đạo thựchiện kế hoạch theo đúng yêu cầu và tiến độ Thường xuyên kiểm tra, uốn nắnnhững lệch lạc, bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình cụ thể Tổngkết, đánh giá, khen thưởng, trách phạt kịp thời nhằm động viên các lực lượngtham gia quản lý và tổ chức giáo dục đạo đức Quản lý nội dung hoạt độngGDĐĐ được lựa chọn tùy theo mục tiêu đề ra và được thực hiện theo kếhoạch đã định

21

Trang 31

1.2.5.3 Quản lý Phương pháp giáo dục đạo đức

Quản lý phương pháp hoạt động GDĐĐ là cách thức mà chủ thể quản

lý tác động vào đối tượng nhằm đạt được những mục tiêu quản lý đề ra.Người ta thường sử dụng một số phương pháp sau:

+ Phương pháp tổ chức hành chính: là phương pháp tác động trực tiếpcủa chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý bằng các mệnh lệnh hành chínhdứt khoát bắt buộc như nghị định, nghị quyết, văn bản quy chế, quy định…Phương pháp tổ chức hành chính là vô cùng cần thiết trong hoạt động quản lý.Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý, nếu lạm dụng nó thì sẽ dẫn đến tìnhtrạng quan liêu, mệnh lệnh Ở trường THPT, phương pháp tổ chức hành chínhthể hiện qua các nghị quyết của HĐGD; nghị quyết của Hội nghị công chức,nghị quyết của

liên tịch… Các quyết định của Hiệu trưởng, các quy định, nội quy củanhà trường yêu cầu giáo viên, công nhân viên và học sinh phải thực hiện.Phương pháp tổ chức hành chính được xem như những biện pháp quản lý cơbản nhất để xây dựng nề nếp, duy trì kỷ luật trong nhà trường, buộc cán bộgiáo viên và học sinh phải làm tốt nhiệm vụ của mình

+Các phương pháp tâm lý - xã hội: Đây là phương pháp kích thích đốitượng quản lý sao cho họ luôn toàn tâm toàn ý cho công việc, coi những mụctiêu nhiệm vụ của quản lý như là mục tiêu công việc của chính họ, họ luôn cốgắng học hỏi tích lũy kinh nghiệm ngày càng tốt hơn, đoàn kết giúp đỡ nhauhoàn thành tốt mọi nhiệm vụ Các phương pháp tâm lý - xã hội bao gồm cácphương pháp: Giáo dục, Thuyết phục, Động viên, Tạo dư luận xã hội, Giaocông việc yêu cầu cao Nhóm phương pháp này thể hiện tính dân chủ tronghoạt động quản lý của người lãnh đạo Phương pháp này phát huy quyền làmchủ tập thể và phát huy mọi tiềm năng của mỗi thành viên trong tổ chức Vậndụng thành công phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao trong hoạt độngcủa tổ chức và hoạt động GDĐĐ học sinh Song phương pháp này đạt hiệuquả cao phụ thuộc vào nghệ thuật của người quản lý

Trang 32

+ Các phương pháp về kinh tế: Đặc điểm của phương pháp này là chủthể quản lý tác động gián tiếp đến đối tượng quản lý dựa trên các lợi ích vậtchất và các đòn bẩy kinh tế làm cho đối tượng quản lý suy nghĩ đến lợi íchcủa mình, tự giác thực hiện bổn phận và trách nhiệm một cách tốt nhất màkhông phải đôn đốc nhắc nhở nhiều về mặt hành chính mệnh lệnh của chủ thểquản lý Trong trường THPT, thực chất của phương pháp kinh tế là dựa trên

sự kết hợp giữa việc thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ của cán bộ giáo viên, họcsinh ghi trong điều lệ nhà trường phổ thông, quy chế chuyên môn…với nhữngkích thích có tính đòn bẩy trong trường Bản thân việc kích thích vật chấtcũng đã chứa đựng sự cổ vũ về tinh thần Bằng nguồn kinh phí của nhà trườngxây dựng cơ chế thưởng phạt trong quản lý nhà trường nói chung và quản lýhoạt động GDĐĐ nói riêng, khen thưởng xứng đáng cho những cán bộ giáoviên có thành tích trong hoạt động GDĐĐ cho học sinh, đồng thời phê bìnhkhiển trách, cắt danh hiệu thi đua đối với những cán bộ giáo viên thiếu tráchnhiệm trong GDĐĐ học sinh.(nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp)

Phương pháp kinh tế thường kết hợp với phương pháp tổ chức hànhchính Hai phương pháp này luôn hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau

1.2.5.4 Quản lý các hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình giáo dục đạo đức

- Quản lý nội dung hoạt động GDĐĐ cho học sinh ở trường THPT còn

là việc tổ chức sắp xếp bộ máy vận hành để thực hiện kế hoạch đã đề ra Việcphân công nhiệm vụ cụ thể, đúng việc Mỗi trường phải thành lập một Hộiđồng (hoặc Ban giáo dục đạo đức) để GDĐĐ cho học sinh bao gồm: Hiệutrưởng phụ trách chung, chủ tịch Hội đồng, phó hiệu trưởng phụ trách chuyênmôn theo dõi việc giáo dục đạo đức qua chuyên môn, các bài giảng trên lớp.Phó hiệu trưởng phụ trách lao động, CSVC và hoạt động ngoại khóa thì theodõi việc GDĐĐ học sinh qua hoạt động lao động, việc bảo vệ CSVC môitrường, và các hoạt động tập thể, ngoại khóa ngoài giờ lên lớp, các hoạt động

ở gia đình, ở xã hội; Việc giáo dục lý tưởng, ý thức giác ngộ chính trị, ý thức

23

Trang 33

làm chủ, hoạt động tự quản và nề nếp học sinh được tổ chức Đoàn TNCS củanhà trường đảm nhiệm Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi học sinh nhất,kết hợp cùng tập thể cán bộ lớp và chi đoàn để GDĐĐ và đánh giá đạo đứchọc sinh qua từng tháng.

1.2.5.5 Quản lý các điều kiện để thực hiện quá trình giáo dục đạo đức

- Tìm hiểu đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương Vì quátrình giáo dục đạo đức thống nhất biện chứng với quá trình xã hội, với môitrường sống

- Tìm hiểu các chuẩn mực, giá trị đạo đức trong xã hội của chúng tahiện nay và xu thế giá trị đạo đức trên thế giới để xây dựng nội dung giáo dụcđạo đức cho học sinh

- Xác định điều kiện giáo dục như: cơ sở vật chất, tài chính, quỹ thời gian, sự phối hợp với lực lượng giáo dục trong trường và ngoài trường

1.3 Những đặc điểm cụ thể về rèn luyện đạo đức của HS ở trường THPT

Quá trình giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng của họcsinh ở trường THPT có những đặc điểm nổi bật sau đây:

- Có sự gắn kết chặt chẽ với quá trình dạy học trên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ

- Có định hướng thống nhất các yêu cầu, mục đích giáo dục giữa các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường

- Tính biện chứng, phức tạp trong quá trình phát triển, biến đổi về nhân cách của học sinh về mặt đức dục

- Tính lâu dài của quá trình hình thành, phát triển các phẩm chất đạo đức

- Tính đột biến và khả năng biến đổi

- Phát triển thông qua hoạt động và giao lưu tập thể

- Tính cá thể hóa cao

- Chứa nhiều mâu thuẫn

- Có sự tương tác hai chiều giữa nhà giáo dục và đối tượng được giáo dục

- Tính khó khăn trong việc đánh giá kết quả, sự phát triển đạo đức của

cá nhân

Trang 34

1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

1.4.1 Đặc điểm sinh lý của học sinh Trung học phổ thông

Học sinh THPT là lứa tuổi vị thành niên, giai đoạn này các em đangphát triển mạnh về thể chất, tâm sinh lý Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ emsang người lớn Các em có xu hướng tự khẳng định mình, có ý thức vươn lênlàm chủ bản thân Ở giai đoạn này, sự chỉ bảo, kiểm tra, giám sát của ngườilớn luôn làm các em tỏ ra khó chịu Đây cũng là giai đoạn các em thích tìmtòi, khám phá phát hiện những điều chưa biết, những cái mới mẻ của cuộcsống Đồng thời các em cũng muốn vượt khỏi sự ràng buộc của cha mẹ

Mặt khác, ở lứa tuổi này, nhu cầu giao tiếp của các em rất lớn đặc biệt

là sự giao tiếp với bạn bè Từ đó mà hình thành lên các nhóm bạn cùng sởthích, khi không có sự hướng dẫn kèm cặp của người lớn thường dẫn đếnnhững nhận thức lệch lạc về lời nói, việc làm của mình dẫn đến vi phạm cácchuẩn mực đạo đức

1.4.2.Vai trò của các lực lượng trong quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở trường THPT

1.4.2.1 Vai trò của nhà trường

Một số cán bộ quản lý, giáo viên và bạn bè thường có những định kiến,thiếu thiện cảm; sử dụng các biện pháp hành chính thái quá; sự lạm dụngquyền lực của các thầy cô giáo, nhà quản lý; sự thiếu gương mẫu trong môphạm giáo dục; việc đánh giá kết quả, khen thưởng, kỷ luật thiếu khách quan

và không công bằng; sự phối hợp giáo dục sư phạm giữa các tổ chức kháctrong nhà trường không thống nhất; sự phối hợp không đồng bộ giữa nhàtrường, gia đình và xã hội đều có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo dụcđạo đức cho học sinh

Với một hệ thống giáo dục được tổ chức quản lý chặt chẽ thì nhàtrường là yếu tố quan trọng nhất trong việc GDĐĐ học sinh Yếu tố có tínhchất quyết định hoạt động GDĐĐ cho học sinh là: những định hướng mụctiêu GDĐĐ theo những chuẩn tiến bộ, đúng đắn; là hệ thống chương trìnhkhoa học, các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo phong phú; là các

25

Trang 35

phương tiện hỗ trợ giáo dục ngày càng hiện đại và đặc biệt là đội ngũ cán bộ,giáo viên, giáo viên chủ nhiệm được đào tạo cơ bản với đầy đủ phẩm chất vànăng lực.

1.4.2.2 Vai trò của gia đình

Gia đình là tế bào, là đơn vị cơ sở xã hội đầu tiên trong đó con ngườisinh ra và lớn lên, là môi trường có tác dụng to lớn đến sự hình thành và pháttriển của con người về mọi mặt vật chất cũng như tinh thần, đặc biệt về mặtđạo đức Mặc dù xã hội có những thay đổi, nhiều yếu tố tác động đến sự biếnđổi của gia đình nhưng không có thể chế xã hội nào thay được chức năng sinhthành, nuôi dưỡng, giáo dục con người trong gia đình Gia đình là nơi đemđến cho trẻ từ những bài học đầu tiên và thường xuyên, liên tục từ lúc sinh rađến lúc trưởng thành, là một hệ thống bảo trợ tốt nhất cho mỗi cá nhân, đảmbảo an toàn cho trẻ phát triển Gia đình có ảnh hưởng lớn tới mỗi con người,với cộng đồng xã hội

1.4.2.3 Vai trò của xã hội

Ở đây muốn nói đến môi trường giáo dục rộng lớn đó là cộng đồng cưtrú của học sinh, từ làng xóm đến khối phố các đoàn thể xã hội các cơ quannhà nước…đều ảnh hưởng rất lớn việc GDĐĐ cho học sinh nói chung và họcsinh THPT nói riêng Nếu được tắm trong một môi trường xã hội trong sạchlành mạnh, một cộng đồng xã hội tốt đẹp văn minh thì chắc chắn hoạt độngGDĐĐ cho học sinh sẽ thuận lợi hơn rất nhiều Cần phải có sự phối hợpthống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội Sự phối hợp này tạo ra môitrường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để GDĐĐ học sinh

Tiểu kết chương 1

Trên đây là những cơ sở lý luận cơ bản về quản lý giáo dục đạo đức ởtrường THPT; những nghiên cứu ngoài nước và trong nước về quản lý giáodục đạo đức; những khái niệm cơ bản về quản lý, đạo đức, quản lý giáo dục,quản lý nhà trường, quản lý giáo dục đạo đức ở trường THPT Các vấn đề nêutrên đều liên quan và phụ thuộc vào hoạt động quản lý GDĐĐ trong nhà

Trang 36

trường Để chất lượng giáo dục ngày càng cao thì phải có các giải pháp quản

lý hoạt động GDĐĐ thật hữu hiệu Nhưng muốn đề ra các giải pháp quản lýGDĐĐ hiệu quả thì trước hết phải có sự đánh giá đúng đắn khoa học về thựctrạng quản lý hoạt động GDĐĐ trong nhà trường Chính vì thế trong chương

2 của luận văn này chúng tôi tập trung làm rõ thực trạng quản lý giáo dục đạođức cho học sinh trường THPT Nguyễn Thái học ở thành phố Vĩnh yên, tỉnhVĩnh phúc hai năm học gần đây

27

Trang 37

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

NGUYỄN THÁI HỌC, THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1 Khái quát đặc điểm, tình hình kinh tế -xã hội và giáo dục của thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.1 Tình hình kinh tế xã hội

Thành phố Vĩnh Yên là thủ phủ của tỉnh Vĩnh Phúc, có vị trí là cầu nốicủa Thủ đô với vùng Trung du miền núi phía Bắc, gần sân bay Nội Bài và gầnkhu du lịch vườn quốc gia Tam Đảo

Tính đến thời điểm 31/12/2009, lãnh thổ hành chính của thành phốVĩnh Yên được chia ra thành 07 phường và 02 xã Tổng diện tích tự nhiên củaThành phố là 50,81 km2, chiếm 4,1% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc.Vĩnh Yên có số dân đóng trên địa bàn là 100.358 người

Những năm gần đây, sự hình thành và phát triển các tuyến hành langkinh tế quốc tế và quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đã đưa Thành phố xíchgần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những Thành phố lớn củađất nước như: hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng,Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc

Chất lượng nguồn nhân lực của Thành phố từng bước được nâng lên,

do đòi hỏi của quá trình phát triển Trong tổng số lao động từ 15 tuổi trở lênđang hoạt động kinh tế, lao động có trình độ chuyên môn trở lên chiếm21,2%, Sơ cấp và trung cấp nghề chiếm 10,4% Đây là một lợi thế to lớn củaThành phố trong quá trình phát triển Tuy vậy, số lao động chưa được đào tạochuyên môn kỹ thuật còn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 68,4%

Những thay đổi về bối cảnh quốc tế và khu vực thời kỳ 5 năm

2006-2010 đã có những tác động không thuận tới việc thực hiện các mục tiêu tăng

Trang 38

trưởng và phát triển kinh tế - xã hội cả nước nói chung, tỉnh Vĩnh Phúc vàthành phố Vình Yên nói riêng.

Với vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng phát triển các ngành rõ rệt và làmột trong những địa bàn tập trung các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực của cảvùng, trong các giai đoạn phát triển sắp tới, chất lượng lao động của Vĩnh Yênchắc chắn sẽ tiếp tục được nâng lên, sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công cuộcxây dựng và phát triển Vĩnh Yên trong thời kỳ quy hoạch

2.1.2 Khái quát tình hình giáo dục của thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc

Phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàngđầu trong phát triển kinh tế - xã hội và cần đi trước một bước so với cácnhiệm vụ khác, nhằm nâng cao dân trí cho toàn dân và đào tạo nguồn nhânlực có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng nhu cầu phát triển chung của Thànhphố và cả khu vực

Thành phố Vình Yên có 5 trường THPT, 11 trường THCS, 11 trườngTiểu học và 25 trường Mầm non

Dự báo dân số kết hợp với số liệu điều tra cho thấy, năm 2015 cókhoảng 31 ngàn người đi học Nếu mỗi lớp học ở bậc tiểu học có 30 học sinh,bậc THCS có 40 học sinh thì toàn thành phố có khoảng 885 lớp học Thànhphố Vĩnh Yên tiếp tục thực hiện xã hội hóa giáo dục và đào tạo và nâng caochất lượng đào tạo toàn diện Tăng cường thiết bị, đảm bảo 100% trường học

có đủ điều kiện vật chất để giảng dạy và học tập

Trong vài năm gần đây , do tác đôngc̣ của cơ chếthi trượợ̀ng , nhiều gia

đinhợ̀ cũng đa ̃bung ra đểlàm giàu nên đa ̃bỏmăcc̣ không quan tâm đến boṇ trẻ.Đặc biệt là các tệ nạn như : cờbacc̣, sốđề, nghiêṇ hút, games, Internet, các vănhoá phẩm đồi truỵ cũng đã len lỏi vào đến từng lối phố mà do nhận thức vàhiểu biết con rất haṇ chế

mưcc̣ đaọ đức của các học sinh trên đ ịa bàn thành phố Nguy haịhơn làcác em học sinh do thiếu về hiểu biết , thông tin , nhâṇ thức kém , sai lacc̣ laịkhông đươcc̣ sư c̣quan tâm của gia đinhợ̀ , của xã hội, sư c̣chỉbảo tâṇ tinhợ̀ của các thầy cô

29

Trang 39

giáo đã đua đòi xa vào nhữn g thói xấu của xa ̃hôị Do đó việc quản lý giáodục đạo đức cho các em học sinh ở thành phố Vĩnh Yên là nhiệm vụ rất quantrọng trong giai đoạn hiện nay.

2.1.3 Đặc điểm tình hình trường THPT Nguyễn Thái Học

Trương THPT Nguyễn Thái Học tiền thân là tr ường THPT Bán công

Nguyễn Thái Học đươcc̣ thanh lâpc̣ từ

phấn đấu va trương thanh đến nay trương đa

Đứng trước những khó khăn thách thức như chất lượng tuyển sinh vào

10 thấp cả về văn hóa lẫn ý thức tổ chức kỷ luật, điều kiện kinh tế của họcsinh còn gặp nhiều khó khăn, có tới 70% học sinh là con em của gia đình làmnông nghiệp, cơ sở vật chất trang thiết bị còn nhiều thiếu thốn song thầy vàtrò nhà trường đã quyết tâm phấn đấu liên tục đổi mới và phát triển chất lượnggiáo dục luôn tăng trưởng dương

Trong 2 năm học vừa qua nhà trường đã tăng 1000 bậc trên bảng xếphạng các trường THPT toàn quốc về kết quả thi Đại học, kết quả thi Học sinhgiỏi và khảo sát chất lượng đại trà có sự tiến bộ vượt bậc Số học sinh đỗ đạihọc, cao đẳng nguyện vọng 1 chiếm 36.5% trên tổng số thí sinh dự thi Nhàtrường đứng thứ nhất trong số các trường bán công chuyển lên mô hình cônglập

Chất lượng giáo dục đạo đức cũng không ngừng được cải thiện và luôngiữ ở tỷ lệ ổn định qua các năm

Trang 40

Bảng 2.1: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh qua các năm

50 40 30 20 10 0 2010-2011

Biểu đồ 2.1: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh qua các năm

Nhìn vào kết quả ở bảng 2.1 chúng tôi thấy rằng: Số học sinh có hạnhkiểm tốt không bị giảm mà còn tăng hơn năm trước Đa số các em có ý thức

tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, nhân cách của mình, biết kính trọng thầy cô,yêu mến quan tâm giúp đõ bạn bè, yêu trường yêu lớp, phấn đấu học tập tốt,

có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tự giác, ý thức tự quản cao Đa số học sinhbiết yêu quý kính trọng ông bà, cha mẹ, những người thân trong gia đình, cótinh thần vượt khó, ý chí vươn lên trong học tập, biết bảo vệ của công và có ýthức làm đẹp trường lớp, biết đồng cảm với người khác

Trong ba năm học khi đã chuyển lên công lập tỷ lệ học sinh xếp loạihạnh kiểm khá, tốt hàng năm luôn được duy trì từ 90.6% đến 95.6 % Tỷ lệhọc sinh xếp hạnh kiểm loại trung bình và yếu hàng năm từ 4.44 % đến 9.88

Ngày đăng: 29/10/2020, 20:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w