Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
21,22 KB
Nội dung
KHÁIQUÁTVỀPHÁPLUẬT XUẤT BẢNỞVIỆTNAM I. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁPLUẬTVỀXUẤTBẢN 1. Nhận thức chung vềxuấtbản Để có những nhận thức chung và thống nhất vềxuất bản, mà ở đó các quan hệ xã hội được hình thành, tạo nên đối tượng điều chỉnh của phápluậtxuất bản, phần này được trình bày kháiquát từ khái niệm, đến vị trí, vai trò và đặc điểm của xuất bản. 1.1. Khái niệm Hiện nay, ở ViệtNamxuấtbản đã phát triển và đạt trình độ mới. Các nhà xuấtbản chuyên lo việc tổ chức, hoàn chỉnh bản thảo, bản mẫu đưa in. Các nhà in lo việc tiếp nhận công nghệ mới, để thoả mãn nhu cầu về số lượng và chất lượng việc in nhân bản các ý tưởng của tác giả, của nhà xuấtbản thành xuấtbản phẩm. Phát hành là người chuyển tải các ý tưởng chứa đựng trong những xuấtbản phẩm đến tay người sử dụng, thông qua hoạt động thương nghiệp. Vậy xuấtbản là gì? Theo nghĩa rộng, xuấtbản là hoạt động bao gồm các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuấtbản phẩm. Hoạt động xuấtbản là quá trình tổ chức các nguồn lực xã hội trong việc sáng tạo tác phẩm, in nhân bản các tác phẩm, phổ biến đến nhiều người nhằm đạt hiệu quả kinh tế, chính trị và xã hội. Theo nghĩa hẹp, xuấtbản là quá trình tổ chức việc sáng tạo, tác động vào quá trình sáng tạo của tác gải để có bản thảo tác phẩm, xử lý và hoàn chỉnh bản thảo, bản mẫu, in thành các xuấtbản phẩm nhằm phục vụ nhiều người. Hoạt động xuấtbản là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hoá, tư tưởng thông qua việc sản xuất, phổ biến những xuấtbản phẩm đến nhiều người, không phải là hoạt động đơn thuần kinh doanh. Hoạt động xuấtbản nhằm mục đích: - Phổ biến những tác phẩm về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật; giới thiệu những di sản văn hoá dân tộc, tinh hoa văn hoá thế giới; nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, mở rộng giao lưu văn hoá với các nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ViệtNam xã hội chủ nghĩa. - Đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam. 1.2. Vai trò của xuấtbản - xuấtbản - “bà đỡ” của các tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học công bố dưới hình thức xuấtbản phẩm. - xuấtbản - Phương tiện phản ánh đời sống tinh thần của nhân loại, và mỗi quốc gia, bảo tồn và lưu truyền các sản phẩm văn hoá Ngày nay trong điều kiện tiến bộ không ngừng của khoa học và công nghệ, đã kéo theo sự phát triển không ngừng của văn hoá. Với sự đa dạng về phương thức, phương tiện, loại hình và sản phẩm văn hoá, việc phổ biến nhanh nhạy của các phương tiện thông tin đại chúng, đã làm cho không ít người băn khoăn về việc tồn vong của xuất bản. Nhưng với vai trò như trình bày trên, xuấtbản vẫn sẽ tồn tại và phát triển cùng xã hội loài người. Nó sẽ tiếp nhận các tiến bộ của khoa học và công nghệ, đa dạng hoá xuấtbản phẩm, đa năng hoá xuấtbản phẩm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của bạn đọc. 1.3. Đặc điểm của xuấtbản Phần này chỉ trình bày những đặc điểm cơ bản liên quan đến việc điều chỉnh của pháp luật. - xuấtbản vừa là hoạt động văn hoá tư tưởng vừa là hoạt động kinh tế Xét về phương diện mục đích và hiệu quả thì xuấtbản hướng tới việc cảm hoá con người, cải tạo con người, để cải tạo thiên nhiên và xã hội vì mục đích của con người. Nó là một hoạt động tinh thần, hoạt động trí tuệ và vì trí tuệ. Song khi các sản phẩm của trí tuệ là sách đã “nhiễm” vào con người thì nó không thể chỉ là dạng tinh thần, mà đến “cái ngưỡng” nhất định nó sẽ chuyển hoá thành lực lượng chất. - xuấtbản phẩm là kết quả của quá trình tư duy và quy trình sản xuất đặc thù. Xuấtbản là một loại ngành nghề, và nó trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật đạt lợi nhuận cao ở các nước phát triển. Hoạt động của nó là dạng hoạt động sản xuất vật chất đặc biệt. Tính đặc biệt do đòi hỏi của sản phẩm sách quy định. Toàn bộ quy trình sản xuất hàng hoá sách là một quá trình của lao động tư duy, lao động trí óc Khi xét tới giá trị sử dụng của xuấtbản phẩm, ta có thể thấy một số thuộc tính sau: - Trong tiêu dùng giá trị của xuấtbản phẩm không những không mất đi mà còn được nhân lên. Người đọc sách không chỉ thoả mãn tức thời, như uống nước khi khát, mà cái giá trị nội dung tiếp nhận được còn tích lũy lâu dài trong nhận thức. Đọc một cuốn sách hay có khi nhớ cả đời. Người đọc sách còn truyền cho người khác qua việc kể lại nội dung. Một cuốn sách đâu chỉ một người đọc, mà được truyền tay nhau để đọc . Đặc biệt khi ở trong thư viện thì vòng luân chuyển của sách lại càng cao. Trong khi một ấm trà chỉ có một số ít người uống, và khi uống xong là hết. 2. Hiệu quả và những đặc trưng cơ bảnvề quản lý Nhà nước bằng phápluậtvềxuấtbản 2.1. Hiệu quả của quản lý Nhà nước bằng phápluậtvềxuấtbản * hiệu quả chính trị của việc quản lý Nhà nước bằng phápluậtvềxuất bản. Bằng những xuấtbản phẩm của mình, ngành xuấtbản chuyển tải tới công chúng các ý tưởng cao cả của giai cấp công nhân, về việc xây dựng một xã hội tưong lai, với bộ máy chính quyền vững mạnh, xã hội công bằng văn minh và thịnh vượng. Thông tin, và giải đáp kịp thời các vấn đề của quốc gia và quốc tế. Vì vậy xuấtbản góp phần giữ vững ổn định chính trị, định hướng xã hội chủ nghiã. * Hiệu quả kinh tế của việc quản lý Nhà nước bằng phápluậtvềxuất bản. Đối với xuất bản, hiệu quả kinh tế thể hiện trên các mặt sau: Quản lý xuấtbản bằng phápluật là giải phóng lực lượng sản xuất trong ngành xuất bản. Bởi vì bằng phápluật đã tách biệt chức năng quản lý Nhà nước và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Sự tách biệt này tạo quyền chủ động cho các cơ sở sản xuất kinh doanh xuấtbảnkhai thác các nguồn lực để mở rộng và nâng cao hiệu quả. * Hiệu quả xã hội của việc quản lý Nhà nước bằng phápluậtvềxuất bản. Quản lý Nhà nước bằng phápluật là tiền đề quan trọng dẫn đến hiệu quả chính trị, kinh tế, xã hội nói chung và trong xuấtbản nói riêng. Hiệu quả chính trị là cơ sở dẫn đến hiệu quả kinh tế xã hội. Vì nền chính trị xó vững vàng, hệ thống chính trị ổn định, thì xã hội mới phát triển, kinh tế mới tăng trưởng. Mọi tiềm năng được phát huy trong không khí thanh bình, triển vọng. Trong trường hợp đó không loại trừ khả năng xảy ra các cuộc ẩu đả, các cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Cũng có thể nói hiệu quả chính trị là nguyên nhân quan trọng dẫn đến các hiệu quả kinh tế, xã hội. Nhưng chính sự ổn định của kinh tế, kinh tế tăng trưởng, và sự ổn định của các giá trị xã hội, sẽ củng cố và tăng cường sự ổn định chính trị, chế độ chính trị và hệ thống chính trị. Đó là sự tác động tích cực trở lại của hiệu quả kinh tế, xã hội đối với hiệu quả chính trị. 2.2. Những đặc trưng cơ bản của quản lý Nhà nước bằng phápluậtvềxuấtbản Quản lý Nhà nước bằng phápluật trong xuấtbản có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, xuất phát từ các đặc trưng cơ bản là thuộc tính của các quan hệ xã hội về văn hoá, xuất bản. Nhưng ý chí của Nhà nước về quản lý xuấtbản “để lên thành luật” phải “bắt nguồn trong các quan hệ vật chất” vềxuất bản. Sau đây là các đặc trưng chính trong quản lý Nhà nước vềxuấtbản bằng pháp luật. - Quản lý Nhà nước vềxuấtbản bằng phápluật là bảo tồn, phát triển nền văn hoá dân tộc, hiện đại nhân văn; tiếp thu tinh hoa văn hoá và tiến bộ về khoa học - công nghệ của nhân loại. - quản lý Nhà nước bằng phápluậtvềxuấtbản là mở đường cho hoạt động sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học để công bố dưới hình thức xuất bản. Nhà XuấtBản Y Học có chức năng nhiệm vụ xuấtbản - in - phát hành các loại sách y dược, các loại tranh tuyên truyền bảo vệ sức khoẻ, hệ thống giấy tờ biểu mẫu, sổ sách quản lý nghiệp vụ y dược phục vụ công tác phòng bệnh và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Sách y học là loại sách đặc biệt có liên quan đến sức khoẻ con người, nên sách phải đạt được những yếu tố cơ bản. Đó là phải chuẩn về danh pháp, về nội dung chuyên môn, về học thuật và phải cụ thể, chính xác về liều lượng dùng. Trên lĩnh vực xuấtbản có tính chất đặc thù này, Nhà XuấtBản Y Học phải đắc biệt chú trọng trong khâu biên tập sách. Nếu biên tập viên không có kiến thức chuyên sâu về y, dược dễ xảy ra tình trạng sai về danh pháp, không cụ thể về liều lượng dùng sẽ không những gây lãng phí của cải xã hội mà còn tổn hại đến sức khoẻ của nhân dân. Để đáp ứng được nhu cầu sản xuất và yêu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng sản phẩm, hình thức và thời gian giao hàng, Nhà XuấtBản Y Học đã đầu tư dây chuyền công nghệ khép kín của quy trình xuấtbản - in - phát hành. Nhà nước quản lý hoạt động của tư duy sáng tạo trong xuấtbản bằng pháp luật, không kìm hãm và khống chế các ý tưởng sáng tạo; khuyến khích tài năng và đề cao các tác phẩm có giá trị về khoa học và nghệ thuật. Chính từ cơ chế thị trường được phápluật thừa nhận, là nơi đánh giá công minh các tác phẩm. ở đó, công chúng với tư cách là người tiêu dùng, họ là thước đo về năng lực sáng tạo của tác giả qua tác phẩm. Như vậy, Nhà nước với công cụ hàng đầu để quản lý xã hội là pháp luật, đã tạo ra cơ chế và thiết chế nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá, khoa học và công nghệ mới, tiến bộ của nhân loại. Các chủ thể xuất bản, chủ thể quản lý với địa vị pháp lý, với các quyền và nghĩa vụ do phápluật quy định, góp phần đảm bảo cho ý chí của Nhà nước được thực hiện trong thực tế về việc xây dựng một nền văn hoá mới, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; loại trừ và ngăn chặn những độc hại về văn hoá. Là phương tiện điều chỉnh có hiệu lực, phápluật tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động văn hoá phát triển theo định hưỡng xã hội, loại trừ khả năng hoà tan và đổi mầu trong quá trình hoà nhập. Như vậy, việc sử dụng phápluật để điều chỉnh hoạt động xuấtbản là điều chỉnh hoạt động kinh tế trong văn hoá - tư tưởng, đồng thời điều chỉnh hoạt động văn hoá- tư tưởng trong cơ chế thị trường. Đó là hai mặt của một vấn đề phải được thể chế hoá phù hợp, đảm bảo cho xuấtbản hoạt động đúng quy luật, phát triển theo trật tự của pháp luật. II. VAI TRÒ CỦA PHÁPLUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀXUẤTBẢN 1. Phápluật - phương tiện quản lý Nhà nước vềxuấtbản 1.1. Phápluật - phương tiện tạo lập môi trường tự do sáng tạo, bình đẳng cho các chủ thể trong hoạt động xuấtbản Với đặc trưng của lao động sáng tạo nói chung, đặc biệt là lao động sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học nói riêng thì nhu cầu về tự do sáng tạo, bình đẳng trong việc công bố và phổ biến tác phẩm là một đòi hỏi khách quan. Vì vậy, tự do và bình đẳng trong hoạt động sáng tạo, công bố và phổ biến tác phẩm là tự do trong khuôn khổ pháp luật. ở đó, các chủ thể tham gia hoạt động xuấtbản sẽ được làm tất cả những gì phápluật cho phép. phápluật cũng ấn định những gì được phép làm, đối với các cơ quan Nhà nước, nhằm ngăn chặn các hành vi lạm dụng, xâm hại đến quyền tự do, bình đẳng. Đồng thời với các quyền, phápluật còn đề ra các nghĩa vụ tương ứng cho các chủ thể hoạt động sáng tạo và quản lý. Như vậy, thông qua pháp luật, Nhà nước tạo ra môi trường thuận lợi, tin cậy và chính thức cho tác giả và các tổ chức tự do sáng tạo, bình đẳng trong hoạt động xuất bản. 1.2. Phápluật bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học Hoạt động sáng tạo ra các giá trị tinh thần, sản phẩm văn hoá tinh thần, được xã hội đánh giá cao và xếp loại lao động đặc biệt. ởViệt Nam, phápluật là phương tiện tạo lập môi trường tự do và bình đẳng cho hoạt động sáng tạo, công bố và phổ biến tác phẩm, đồng thời phápluật là phương tiện bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người bằng lao động của mình đã sáng tạo ra tác phẩm. Các quy định về quyền của người sáng tạo, người quản lý và các nghĩa vụ tương ứng phát sinh từ các quyền đó, cùng với các quy định về cơ chế đảm bảo thực hiện, là cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ quyền sở hữu tác phẩm. Các tác giả được Nhà nước tạo phương tiện để đấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Các tranh chấp về quyền tác gỉa, các hành vi xâm hại lợi ích vật chất và tinh thần của tác giả được tài phán tại toà án dân sự. Như vậy, thông qua việc bảo hộ quyền tác giả, Nhà nước tiếp tục khuyến khích năng lực sáng tạo của văn nghệ sĩ, trí thức để có nhiều sản phẩm văn hoá tinh thần có giá trị phục vụ xã hội 1.3. Phápluật đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động xuấtbản Với vai trò đặc biệt trong đời sống xã hội, cùng với báo chí, xuấtbản luôn gắn với lợi ích giai cấp, lợi ích quốc gia. Là một bộ phần của kinh tế thị trường, xuấtbản phát triển trong năng động, sáng tạo. Nhưng mặt trái của cơ chế thị trường sẽ đẩy hoạt động xuấtbản vào tình trạng vô chính phủ, không chỉ tác hại trong kinh tế mà nghiêm trọng hơn là sự tác động tiêu cực về chính trị, tới các giá trị đạo đức, xã hội, truyền thống tốt đẹp. Như vậy, xuấtbản trong cơ chế thị trường, tình huống chưa có tiền lệ ở nước ta, càng phải có phápluật để ngăn ngừa mặt trái, mặt tiêu cực tác động. Nhà nước phải phòng ngừa và ngăn chặn những hoạt động bất chấp hậu quả xấu về chính trị và xã hội. Các điều cấm trong phápluậtxuất bản, đặc biệt về nội dung là mệnh lệnh của Nhà nước, phải được các thủ thể xuấtbản thi hành nghiêm chỉnh 2. Nội dung điều chỉnh bằng phápluật đối với hoạt động xuấtbản 2.1. Hoạch định chiến lược phát triển xuấtbản theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đối với các quốc gia, việc xác lập các mục tiêu phát triển trên từng lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội được đặt ra như một tất yếu. Các mục tiêu đó được xây dựng trên cơ sở thực trạng kinh tế - xã hội và xu thế phát triển của thời đại. Nếu không làm được vấn đề này thì không khác người đi đường không có đích. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, sự hoà nhập trong cộng đồng quốc tế ở đó có nhiều mô hình phát triển khác nhau, thì việc lựa chọn mô hình, bước đi, mục tiêu phát triển phù hợp càng đòi hỏi cấp thiết hơn. Hoạt động xuấtbản cũng nằm trong sự đòi hỏi phát triển có mục tiêu. Đây là nội dung quan trọng đầu tiên, định hướng cho việc hình thành hành lang pháp luật, đảm bảo cho hoạt động xuấtbản phát triển. Với ý nghĩa đó, mục này trình bầy những nội dung cần phải điều chỉnh bằng pháp luật. 2.2. Quản lý Nhà nước bằng phápluật trên các lính vực khác nhau của xuấtbản Các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động xuất bản, từ hoạt động của các chủ thể xuất bản, in, phát hành, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị xuất bản, xuất nhập khẩu xuấtbản phẩm đến hoạt động của các chủ thể trong lập pháp, hành pháp và tư pháp là các nội dung đa dạng và phong phú cần được điều chỉnh bằng pháp luật. Các lĩnh vực khác nhau của xuất bản, phải được quản lý bằng phápluật gồm nhóm các vấn đề chính sau: - quyền và nghĩa vụ công dân, tổ chức trong hoạt động xuất bản. Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hoá đã cho họ quyền đó. Các Nhà nước đã ghi nhận các quyền tự nhiên và cơ bản của con người trong hiến pháp, các đạo luật và luật thành các quyền công dân. Đồng thời với các quyền, các nghĩa vụ tương ứng của công dân được phát sinh. Tuỳ theo chế độ chính trị - xã hội, mỗi Nhà nước có quy định rộng, hẹp vả cơ chế thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác nhau. - vềxuấtbản phẩm. Xuấtbản phẩm là sản phẩm của hoạt động xuất bản, có thuộc tính riêng, và có vai trò đặc biệt trong đời sống xã hội. Vì vậy, phápluậtvềxuấtbản phải có quy phạm phù hợp để điều chỉnh, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt trái, cũng như ngăn ngừa sự độc hại từ nội dung của xuấtbản phẩm. Những nội dung chủ yếu mà phápluậtvềxuấtbản phải đề cập là: + Khái niệm vềxuấtbản phẩm cần được duy danh định nghĩa rõ ràng. Trong đó phải chứa đựng các đặc trưng cơ bản, là thuộc tính của xuấtbản phẩm. Việc làm này có ý nghĩa đặc biệt nhằm phân biệt xuấtbản phẩm với một số loại hình gần gũi với xuấtbản như báo chí, điện ảnh, video truyền hình. + Chế độ kiểm duyệt trong xuấtbản có đặt ra hay không là một vấn đề hệ trọng liên quan đến tự do ngôn luận. Trong trường hợp có kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuấtbản thì tình thế và hoàn cảnh kiểm duyệt phải xác định rõ ràng. - điều kiện để trở thành chủ thể xuất bản, in, phát hành xuấtbản phẩm. Việc ra đời các tổ chức trong mọi Nhà nước, đặc biệt ở Nhà nước pháp quyền phải thoả mãn các điều kiện cần và đủ. Vì vậy, việc ra đời các chủ thể vềxuất bản, in và phát hành cũng phải được Nhà nước qui định cụ thể về điều kiện. Về lĩnh vực xuất bản: Với tính chất hoạt động chuyên nghiệp, và vị trí vai trò của nó trong đời sống xã hội, các điều kiện ra đời phải bao gồm nội dung sau: + Điều kiện vềpháp nhân: phápluật phải quy định được các loại pháp nhân thuộc đối tượng có thể đứng tên xin lập nhà xuất bản. + Điều kiện về sự phù hợp giữa tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuấtbản với chức năng, nhiệm vụ của pháp nhân đứng tên xin thành lập; Về lính vực in và phát hành: Các điều kiện thành lập cơ sở in và phát hành cần chú ý nhiều đến vón hoạt động, và các yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật, việc ứng dụng công nghệ và thiết bị, sản phẩm in. Tuy nhiên phải có điều kiện về mục tiêu, ngành nghề kinh doanh. Các điều kiện này rất quan trọng, nhằm ngăn ngừa việc in nhân bản các sản phẩm độc hại. - các quy định về hoạt động xuấtbản Quyền tự do và quyền chủ động của nhà xuất bản, cơ sở in và phát hành là quyền được làm tất cả những gì phápluậtxuấtbản không cấm. Đó là mục đích của hoạt động lập pháp. Vì như vậy mới phát huy được các nguồn lực của cơ sở xuất bản. Đồng thời cho phép các cơ quan quyền lực Nhà nước chỉ được làm những gì phápluật qui định, nếu không phápluật không còn là phương tiện, mà trở thành mục đích của các cơ quan quản lý Nhà nước. [...]... trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, quản lý Nhà nước vềxuấtbản bằng phápluật có những đặc trưng riêng, bắt nguồn từ các quan hệ vật chất về xuất bảnXuấtbản là quá trình tổ chức các nguồn lực xã hội để sáng tạo ra các tác phẩm văn hoá, nghệ thuật khoa học, sản xuất ra xuấtbản phẩm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá của xã hội Vì vậy, xuấtbản là “bà đỡ” của các sản phẩm văn hoá tinh thần, là... trong xã hội có giai cấp Xuấtbản phẩm nói chung, sách nói riêng là một loại hàng hoá, nhưng là hàng hoá đặc biệt Vì vậy, xuất bản là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hoá tư tưởng, đồng thời là hoạt động sản xuất kinh doanh Những nhận thức chung vềxuấtbản được trình bầy ở phần này, nhằm làm rõ tính đa dạng và phức tạp của các quan hệ xã hội trong xuất bản, đòi hỏi Nhà nước có phápluật thích hợp để quản . KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM I. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ XUẤT BẢN 1. Nhận thức chung về xuất bản. và những đặc trưng cơ bản về quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản 2.1. Hiệu quả của quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản * hiệu quả chính