Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
59,48 KB
Nội dung
KHÁIQUÁTCHUNGVỀBẢOHIỂMHÀNGHOÁXNKVẬNCHUYỂNBẰNGĐƯỜNGBIỂNVÀCÔNGTÁCKHAITHÁCTRONGBHHÀNGHOÁXNKVẬNCHUYỂNBẰNGĐƯỜNGBIỂN 1.1.Tổng quan vềBHhànghoá xuất nhập khẩu vậnchuyểnbằngđường biển. 1.1.1.Vai trò của vậnchuyểnbằngđườngbiểnvà các loại rủi ro,tổn thất trong quá trình vậnchuyểnbằngđường biển. 1.1.1.1.Vai trò của vậnchuyểnbằngđường biển. Trong xu thế vận động và phát triển của kinh tế toàn cầu ngày nay,thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ,đặc biệt là thương mại quốc tế, trong đó vậnchuyển đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là cầu nối cho sự lưu thông và phát triển của thương mại quốc tế.Có thể nói “không có thương mại nếu không có vận chuyển”,đặc biệt là vậnchuyểnbằngđườngbiển chiếm khoảng 90% tổng khối lượng hànghoáXNK của thế giới.Có rất nhiều lý do khiến vậnchuyểnbằngđườngbiển trở nên phổ biến như vậy: - Vậnchuyểnbằngđườngbiển có thể đảm nhận những khối lượng hànghoá lớn với khối lượng lớn mà các phương tiện vận tải khác không làm được chẳng hạn vậnchuyển các loại hànghoá siêu trường, siêu trọng. - Hiệu quả sử dụng của các tuyến đường cao vì đườngbiển rất rộng lớn mà chi phí đầu tư xây dựng không cao do dựa nhiều vào điều kiện tự nhiên.Cũng chính vì vậy mà giá thành vậnchuyểnbằngđườngbiển thường thấp hơn so với các phương tiện khác. - Vậnchuyểnbằngđườngbiển còn có đặc thù là trải qua nhiều vùng biển khác nhau và nhiều nước khác nhau nên nó góp phần phát triển tốt mối quan hệ kinh tế với các nước và mở rộng quan hệ làm ăn cho các bên,góp phần tăng thu ngoại tệ cho Nhà Nước. 1.1.1.2.Các loại rủi ro,tổn thất trongvậnchuyểnbằngđường biển. Các loại rủi ro. Mặc dù vậnchuyểnbằngđườngbiển có rất nhiều lợi thế nhưng nó vẫn tồn tại một số nhược điểm mà nhược điểm lớn nhất chính là khả năng xày ra rủi ro đối với tàu biển là khá lớn,không những thế giá trị tổn thất khi xảy ra rủi ro cũng rất cao. Rủi ro ở đây được hiểu là rủi ro hàng hải,đó là những rủi ro do thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển gây ra làm hư hỏng hànghoávà phương tiện chuyên chở.Để tiện cho việc kiểm soát và sử dụng các biện pháp khắc phục người ta thường phân loại các loại rủi ro theo nguyên nhân, theo đó có rủi ro do thiên tai, rủi ro do tai nạn bất ngờ trên biểnvà rủi ro do hành động của con người : + Thiên tai là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra như biển động, bão, lốc, sét,thời tiết quá xấu… mà con người không chống lại được. + Tai nạn bất ngờ trên biển:Mắc cạn, đắm tàu, bị phá huỷ, cháy nổ,mất tích, đâm va với các tàu khác hoặc đâm va với một vật thể nào đó mà không phải là nước,sự phá hoại của thuyền trưởng và thuỷ thủ trên tàu… + Hành động của con người:Ăn trộm, ăn cắp hàng,mất cướp, chiến tranh, đình công,bắt giữ,tịch thu… Ngoài ra còn có các rủi ro khác như rủi ro lúc xếp dỡ hàng,hàng bị nhiễm mùi, lây bẩn… Các loại tổn thất. Rủi ro xảy ra thường gây ra tổn thất đối với hànghoá được vậnchuyểnbằngđường biển, thông thường rủi ro được phân chia theo các cách sau: - Căn cứ vào mức độ và quy mô, tổn thất đựơc chia thành hai loại: + Tổn thất bộ phận (patial loss): Là sự mất mát một phần đối tượng bảohiểm thuộc một hợp đồng bảo hiểm. Ví dụ lô hàng 10 tấn đườngtrong quá trình vậnchuyển bị tổn thất 1 tấn. + Tổn thất toàn bộ (total loss): Là hànghóabảohiểm bị mất 100% giá trị hoặc gía trị sử dụng. Tổn thất toàn bộ gồm 2 loại: * Loại 1: Tổn thất toàn bộ thực sự (actual total loss) : Là tổn thất mà do hànghóa bị phá hủy hoàn toàn hay bị hư hỏng nghiêm trọng không còn là vật phẩm như cũ hoặc người được bảohiểm bị tước quyền sở hữu với hàng hóa. Như vậy tổn thất toàn bộ thực sự có thể là do hànghóabảohiểm bị phá hủy hoàn toàn như cháy hoặc nổ, hay hànghóa bị hư hỏng nghiêm trọng như gạo hay ngô bị thối do ngấm nước hoặc người được bảohiểm bị tước hẳn quyền sở hữu đối với hànghóa như hàng vị mất do mất tích hay do tầu bị đắm. * Loại 2: Tổn thất toàn bộ ước tính (contructive total loss) : Là tổn thất vềhànghóa mà không sao tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực sự hay những chi phí phải bỏ ra để sửa chữa, khôi phục và đưa hànghóavề bến đến bằng hoặc vượt quá trị giá hàng hóa. Tổn thất toàn bộ ước tính gồm 2 dạng: • Thứ nhất: Chắc chắn tổn thất toàn bộ thực sự sẽ xảy ra, ví dụ một lô ngô được chở từ nước ngoài về Việt Nam, dọc đường ngô bị ngấm nước và bắt đầu thối, nếu cố mang về Việt Nam thì ngô sẽ thối hết, tổn thất toàn bộ thực sự chắc chắn sẽ xảy ra. • Thứ hai: Xét về tài chính thì coi là tổn thất toàn bộ, ví dụ vậnchuyển sắt thép từ nước ngoài về Việt Nam, dọc đường tàu hỏng máy buộc phải vào Hồng Kông để sửa chữa. Ðể chữa tàu phải dỡ sắt lên bờ, trong thời gian chữa phải lưu kho lưu bãi sắt thép, khi chữa xong phải tái xếp sắt thép xuống tàu và đưa sắt thép về Việt Nam. Tổng các chi phí phải bỏ ra trong trường hợp này có thể bằng hoặc lớn hơn trị giá bảohiểm của sắt thép. Khi hànghóa bị tổn thất toàn bộ ước tính, người được bảohiểm có thể từ bỏ hàng hóa. Từ bỏ hànghóa là từ bỏ mọi quyền lợi liên quan đến hànghóa hay là sự tự nguyện của người được bảohiểmchuyển quyền sở hữu vềhànghóa cho người bảohiểm để đòi bồi thường toàn bộ. Muốn từ bỏ hàng phải tuân thủ các quy định sau; • Một là: Tuyên bố từ bỏ hàng (notice of abandonment - NOA) gửi cho người bảohiểmbằngvăn bản. • Hai là: Chỉ từ bỏ khi hànghóa còn ở dọc đườngvà chưa bị tổn thất toàn bộ thực sự. • Ba là: Khi từ bỏ đã được người bảohiểm chấp nhận thì không thay đổi được nữa, sở hữu vềhànghoá thuộc về người bảohiểmvà người được bảohiểm được đòi bồi thường toàn bộ. - Căn cứ vào quyền lợi và trách nhiệm, tổn thất được chia làm hai loại: + Tổn thất riêng (particular average) : Là tổn thất của từng quyền lợi bảohiểm do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên. Ví dụ, dọc đường tàu bị sét đánh làm hànghóa của chủ hàng A bị cháy, tổn thất của hàng A là do thiên tai, chủ hàng A phải tự chịu, hoặc đòi công ty bảo hiểm, không được phan bổ tổn thất cho chủ tàu và các chủ hàng khác. Tổn thất trong trường hợp này là tổn thất riêng. + Tổn thất chung (general average): Là những thiệt hại xảy ra do những chi phí hoặc hi sinh đặc biệt được tiến hành một cách cố ý và hợp lý nhằm mục đích cứu tàu, hànghóavà cước phí trong một hành trình chung trên biển khỏi sự nguy hiểmchung đối với chúng. Tổn thất chung được chia làm 2 bộ phận * Bộ phận thứ nhất: Hy sinh tổn thất chung : Là những thiệt hại hoặc chi phí do hậu quả trực tiếp của một hành động tổn thất chung. Ví dụ: Tàu gặp bão lớn, buộc phải vứt hàng của chủ hàng A xuống biển để cứu toàn bộ hành trình. Hàng A bị vứt xuống biển là hy sinh tổn thất chung. * Bộ phận thứ 2: Chi phí tổn thất chung: Phải trả cho người thứ ba trong việc cứu tàu, hàng, cước phí thoát nạn hoặc chi phí làm cho tàu tiếp tục hành trình. Những chi phí sau đây được coi là chi phí tổn thất chung; Chi phí tàu ra vào cảng lánh nạn, chi phí lưu kho lưu bãi tại cảng lánh nạn, chi phí tạm thời sửa chữa những hư hại của tàu, chi phí tăng thêm về nhiên liệu . do hậu quả của hành động tổn thất chung. Các thiệt hại,chi phí hoặc hành động được coi là tổn thất chung khi có các đặc trưng sau: • Hành động cứu tàu phải là hành động tự nguyện,hữu ý của người có quyền hành trên biển là thuyền trưởng hoặc người thay mặt thuyền trưởng. • Hy sinh hoặc chi phí phải đặc biệt, bất thường. • Hy sinh hoặc chi phí phải hợp lý và vì an toàn chung, vì lợi ích chung của tất cả quyền lợi của các bên liên quan trong cuộc hành trình. • Nguy cơ đe doạ toàn bộ hành trình phải nghiêm trọngvà thực tế. • Mất mát,thiệt hại hoặc chi phí phải là hậu quả trực tiếp của hành động tổn thất chung. • TTC phải xảy ra trên biển. TTC và TTR có những điểm khác nhau: TTR xảy ra một cách ngẫu nhiên và chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi riêng biệt của các bên mà không có sự đóng góp chungtrong khi TTC là cố tình và có sự chia sẻ tổn thất của các bên có liên quan.TTR có thể xảy ra trên biển hoặc bất kì địa điểm nào khác trong khi TTC chỉ xảy ra trên biểnvà đây là loại tổn thất mà công ty bảohiểm luôn chịu trách nhiệm bồi thường cho các chủ hàng đối với mức đóng góp của mỗi bên còn đối với TTR công ty bảohiểm có bồi thường hay không còn tuỳ vào điều kiện bảo hiểm.Thông thường khi có TTC xảy ra công ty bảohiểm phải tiến hành tính toán mức độ đóng góp tổn thất của các bên để bồi thường hợp lý. 1.1.2.Sự cần thiết khách quan của bảohiểmhànghoá xuất nhập khẩu vậnchuyểnbằngđường biển. Hoạt động xuất nhập khẩu hànghoávậnchuyểnbằngđườngbiển gặp rất nhiều rủi ro và tổn thất khó lường , trong lịch sử đã có không ít các rủi ro gây tổn thất rất lớn cho các chủ hàng, gây ra những ảnh hưởng rất xấu đến công việc kinh doanh của họ và con người đã có nhiều biện pháp chống lại những tác động xấu này nhưng thực tế cho thấy biện pháp hữu hiệu nhất là bảo hiểm. Hình thức sơ khai ban đầu là các chủ hàng đã tự bảohiểm cho nhau bằng cách cùng chở hàng cho nhiều chủ hàng trên một con tàu, như vậy nếu có xảy ra rủi ro tổn thất thì các chủ hàng sẽ san sẻ tổn thất cho nhau và không ai phải gánh chịu rủi ro một mình cả, đây là cách làm rất hiệu quả vì vậy nó tiếp tục được nhân rộng và hoàn thiện dưới dạng các đơn bảohiểm được cung cấp đa dạng bởi các công ty bảohiểm như ngày nay. Vì bảohiểm có quy mô và phạm vi bảovệ rộng nên nó có thể đảm nhận vai trò là tấm lá chắn cho các chủ hàng khỏi những tổn thất lớn về tài chính mà họ không thể kham nổi. Nếu không có bảohiểm các chủ hàng có thể sẽ không thể vực dậy hoạt động kinh doanh của mình khi có những tổn thất lớn xảy ra, nền kinh tế có thể sẽ gặp phải những biến động lớn khi những tổn thất mang tính chất thảm hoạ, chính bảohiểm sẽ là tấm lá chắn che chở cho hoạt động kinh tế của các chủ thể diễn ra một cách an toàn và thông suốt. Hơn thế nữa,bảo hiểm cho hànghoáXNKvậnchuyểnbằngđườngbiển góp phần thúc đẩy mối quan hệ kinh tế quốc tế thông qua con đường thương mại và còn có ảnh hưởng tới vấn đề kinh tế xã hội của cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.Chính vì lẽ đó, bảohiểmhànghoá xuất nhập khẩu trở thành một vấn đề quan trọngvà cần thiết,trở thành tập quán thương mại quốc tế bắt buộc được áp dụng rộng rãi trên thế giới ngày nay. 1.1.3.Những nội dung cơ bản của bảohiểmhànghoá xuất nhập khẩu bằngđường biển. 1.1.3.1.Đối tượng bảohiểmvà trách nhiệm các bên liên quan Đối tượng được bảohiểm là hànghoá xuất nhập khẩu được vậnchuyểnvà xếp dỡ bằngđườngbiển có giấy tờ mua bán và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng được thể hiện qua các hợp đồng mua bán,hợp đồng vậnchuyểnvà hợp đồng giao nhận. Thông thường hoạt động XNKhànghoá được thực hiện qua 3 loại hợp đồng cụ thể là: - Hợp đồng mua bán - Hợp đồng vậnchuyển - Hợp đồng bảohiểm Ba loại hợp đồng này cũng là cơ sở pháp lý để phân định trách nhiệm của các bên liên quan và trách nhiệm này phụ thuộc vào điều kiện mua hàng của hợp đồng mua bán.Theo các điều kiện thương mại quốc tế “INCOTERM 2000”(international commercial terms) thì hiện nay có 13 loại điều kiện giao hàng được chia thành 4 nhóm như sau: - Nhóm E: EXW(ex-work) nghĩa là điều kiện trong đó hàng xuất đi được bảohiểm kể từ khi nó được giao tại cơ sở của người bán - Nhóm F: Hànghoá được bảohiểm không bao gồm cước vậnchuyển chính vàbao gồm các điều kiện giao hàng cụ thể sau: + FCA( free carrier ) : hàng được bảohiểm kể từ khi nó được giao cho người vậnchuyển gọi là điều kiện giao hàng cho người vậnchuyển + FAS( free alongside ship): hànghoá được bảohiểm kể từ khi nó được giao qua mạn tàu gọi là điều kiện giao hàng dọc mạn tàu. + FOB (free on board) : hànghoá được bảohiểm khi nó đã nằm trên tàu gọi là điều kiện giao hàng lên tàu. - Nhóm C :Hàng hoá được bảohiểm đã bao gồm cả cước vậnchuyển chính vàbao gồm các điều kiện giao hàng cụ thể sau: + CFR( Cost and freight): Giá trị bảohiểm được bao gồm tiền hàngvà cước phí vậnchuyển + CIF( Cost insurance freight) : Giá trị bảohiểmbao gồm tiền hàng, phí bảohiểmvà cước phí. + CPT ( carriage paid to…): cước trả tới + CIP ( Carriage and insurance paid to…) tiền cước và phí bảohiểm trả tới. -Nhóm D: Bảohiểm cho hànghoá khi hàng đến, tức là khi người bán đã giao hàng tại nước người mua, bao gồm: + DAF (Delivered at frontier) : bắt đầu bảohiểm có hiệu lực khi hànghoá được giao tại biên giới + DES ( Delivered ex-ship): bắt đầu bảohiểm có hiệu lực khi hànghoá được giao tại tàu. + DEQ(Delivered ex-quay): bắt đầu bảohiểm có hiệu lực khi hànghoá được giao tại cầu cảng. + DDU( Delivered duty paid) : hànghoá bắt đầu được bảohiểm khi nó được giao tại đích và đã nộp thuế cho hải quan. Trong các điều kiện trên thì điều kiện FOB và điều kiện CIF là được sử dụng thường xuyên nhất trong đó điều kiện FOB thường được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng khi xuất khẩu và điều kiện CIF thường được sử dụng khi nhập khẩu. Về cơ bản, trách nhiệm của các bên được phân chia như sau: - Người bán(người xuất khẩu): Chuẩn bị hànghoá theo đúng hợp đồng về số lượng, chất lượng, loại hàng,bao bì đóng gói, thời hạn tập kết hàng ở cảng. thủ tục hải quan, kiểm dịch… Nếu bán theo giá CIF thì người bán phải mua bảohiểm cho hàng hoá, sau đó kí hậu vào đơn bảohiểm để chuyển nhượng quyền lợi bảohiểm cho người mua. - Người mua(người nhập khẩu) :Có trách nhiệm nhận hàng của người chuyên chở theo đúng số lượng, chất lượng đã ghi trong hợp đồng vậnchuyểnvà hợp đồng mua bán, lấy giấy chứng nhận kiểm đến. biên bản kết toán giao nhận hàng với chủ tàu, biên bản hànghoá hư hỏng đổ vỡ do tàu gây nên (nếu có). Nếu sai lệch về số lượng, chất lượng với hợp đồng mua bán nhưng đúng đối với hợp đồng vậnchuyển thì người mua bảo lưu quyền khiếu nại đối với người bán.Nếu phẩm chất, số lượng sai lệch so với biên bản giao hàng thì người mua căn cứ vào hang hư hỏng do tàu đổ vỡ gây nên mà khiếu nại người vận chuyển. Ngoài ra, người mua còn có trách nhiệm mua bảohiểm cho hànghoá hoặc nhận hợp đồng bảohiểm do người bán chuyển nhượng lại. - Người vận chuyển: Có trách nhiệm chuẩn bị phương tiện vậnchuyển theo yêu cầu kỹ thuật thương mại và kỹ thuật hàng hải,giao nhận hàng theo đúng quy định của hợp đồng vận chuyển. Theo tập quán thương mại quốc tế, tàu chở hàng cũng được bảohiểm theo đơn bảohiểm thân tàu.Ngoài ra, người vậnchuyển còn có trách nhiệm cấp vận đơn cho người gửi hàng. Vận đơn( Bill of Lading) là một chứng từ vậnchuyểnhàng trên biển do người vậnchuyển cấp cho người gửi hàng nhằm nói lên mối quan hệ pháp lý giữa người vận chuyển, người gửi hàngvà người nhận hàng. - Người bảohiểm có trách nhiệm đối với hànghoá đăng kí bảo hiểm.Chẳng hạn kiểm tra chứng từ vềhàng hoá,về hành trình và bản thân con tàu vận chuyển… 1.1.3.2.Giá trị bảo hiểm,Số tiền bảohiểmvà Phí bảo hiểm. Giá trị bảohiểm Giá trị bảo hiểm(GTBH) là giá trị thực tế của lô hàng đăng kí tham gia bảo hiểm,thường là giá CIF,bao gồm : Giá hàng hoá, cước phí vận chuyển,phí bảohiểmvà các chi phí liên quan khác.Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu khách hàng, các công ty bảohiểm còn tổ chức bảohiểm cho lợi nhuận dự tính của lô hàng. Giả sử là các hợp đồng bảohiểm đều bảohiểm cho cả lô hànghoávà cả lợi nhuận thương mại của lô hàng(tối đa 10% giá CIF) thì giá trị bảohiểm của lô hàng lớn nhất bằng 110% CIF. Có thể xác định giá trị bảo hiểm( GTBH ) theo giá CIF theo công thức sau: V=C+F/1-R Trong đó: - V (Value) là GTBH của hànghoáXNK theo giá CIF - C(Cost) là giá hàng được tính bằng giá FOB ở cảng đi - F(freight) là cước phí vậnchuyển - R(rate) là tỷ lệ phí bảohiểm Hoặc nếu bảohiểm theo lãi dự tính thì GTBH = (C+F).(a+1)/1-R Trong đó a là tỉ lệ phần trăm lãi dự tính của lô hàng so với tổng giá trị của lô hàng(gồm giá trị hànghoávà cước phí vận chuyển) Số tiền bảohiểm Số tiền bảo hiểm(STBH ) là số tiền được đăng kí bảohiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm,nó được xác định trên cơ sở GTBH . GTBH lại thường được xác định căn cứ vào hoá đơn hàng hoá.Thường thì có 3 trường hợp sau đây: -Nếu STBH bằng GTBH thì gọi là bảohiểm ngang giá trị hay bảohiểm toàn phần. -Nếu STBH cao hơn GTBH thì gọi là bảohiểm trên giá trị hay bảohiểm vượt mức -Nếu STBH thấp hơn GTBH thì gọi là bảohiểm dưới giá trị hay bảohiểm dưới mức. Các chủ hàng thường đăng kí bảohiểm cho hànghoá theo bảohiểm ngang giá trị hoặc thấp hơn giá trị. Phí bảo hiểm. Khi tham gia bảo hiểm, người tham gia phải trả cho nhà bảohiểm một khoản phí gọi là phí bảohiểm để nhà bảohiểmbảohiểm cho những rủi ro mà hànghoá có thể gặp phải.Phí bảohiểm được xác định trên cơ sở STBH và tỷ lệ phí bảo hiểm.Phí bảo hiểm(P) được xác định như sau: P = Sb.R Trong đó: - Sb là STBH - R là Tỷ lệ phí bảohiểm được tính toán dựa trên các điều kiện liên quan đến đối tượng bảohiểm như GTBH, điều kiện bảo hiểm, mức khấu trừ, hạn mức trách nhiệm của các công ty bảohiểm v.v… [...]... bảohiểm H BHhànghoáXNKvậnchuyểnbằngđườngbiển là một văn bản ,trong đó công ty bảohiểm cam kết sẽ bồi thường cho người tham gia bảohiểm các tổn thất của hànghoá theo các điều kiện bảohiểm đã ký kết,còn người tham gia bảohiểm cam kết trả phí bảohiểm Hiện nay có hai loại hợp đồng bảohiểm là hợp đồng bảohiểmchuyếnvà hợp đồng bảohiểmbao + H BH chuyến: là H BH cho một chuyếnhàng chuyên... được bảohiểm theo điều kiện bảohiểm A 1.1.3.5.Hợp đồng bảohiểmhànghoá Khi có nhu cầu bảo hiểm, người có nhu cầu phải làm giấy yêu cầu trong đó ghi rõ các điều khoản sau đây: - Tên người được bảohiểm - Tên hànghoá cần được bảohiểm - Loại bao bì,cách đóng gói và ký mã hiệu của hànghoá được bảohiểm - Trọng lượng hay số lượng hànghoá được bảohiểm - Tên tàu biển hoặc loại phương tiện vận chuyển. .. trường bảohiểm Việt Nam Ta có thể tham khảo thêm các điều kiện bảohiểmhànghoá xuất nhập khẩu vậnchuyểnbằngđườngbiển của công ty bảohiểm Dầu Khí trong quyển “Quy tắc bảo hiểmhànghoá xuất nhập khẩu vậnchuyểnbằngđườngbiển được ban hành kèm theo Quyết định số 841/QĐ-PVI ngày 14 tháng 09 năm 2007 của tổng Giám Đốc công ty bảohiểm cổ phần Dầu khí như sau: Quy tắc này được áp dụng cho việc bảo hiểm. .. 1.2 .Công táckhaitháctrong bảo hiểmhànghoá XNK vậnchuyểnbằngđườngbiển 1.2.1.Vai trò của côngtáckhaithác Một hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ thực sự tốt khi nó có khởi đầu tốt,chính vì vậy trong quy trình của một nghiệp vụ bảo hiểm, khâu khaithác có một vai trò rất quan trọng.Đặc biệt đối với sản phẩm bảohiểm là sản phẩm vô hình thì để sản phẩm tiếp cận được với khách hàng thì khâu khai thác. .. bảohiểmvà họ đều cố gắng hết sức để có được một chất lượng khaithác là tốt nhất.Nếu quá trình khaithác được thực hiện tốt nó sẽ góp phần cung cấp kiến thức chungvềbảohiểm cũng như bảohiểm xuất nhập khẩu một cách hiệu quả cho khách hàng, nâng cao hiểu biết chung của khách hàngvềbảo hiểm, mà cụ thể hơn là bảo hiểmhànghoá xuất nhập khẩu bằngđườngbiển 1.2.2.Quy trình khaithác Quy trình khai. .. giá L/C,số vận đơn B/L… - Điều kiện về quan hệ trên tinh thần thiện chí:Nghĩa là đã mua bảohiểmbao của người bảohiểm nào thì trong thời gian đó người được bảohiểm không được phép mua bảo hiểmhànghoá của người bảohiểm khác Trong thời gian có hiệu lực của H BH bao, mỗi lần vậnchuyểnhàng hoá, người tham gia bảohiểm phải gửi giấy báovậnchuyển cho người bảo hiểm. Nếu có thay đổi đặc biệt về số lượng,giá... khaithác Quy trình khaithác đối với nghiệp vụ bảo hiểmhànghoá xuất nhập khẩu bằngđườngbiển của các công ty bảohiểm nói chung thường bao gồm các nội dung sau: Tìm kiếm và tiếp cận khách hàng Đánh giá rủi ro và chào phí bảohiểm Cấp đơn bảohiểm Thu phí bảohiểmvà tiến hành theo dõi sau cấp đơn Bước 1:Tìm kiếm và tiếp cận khách hàng Trên cơ sở kế hoạch chung của công ty và những quy tắc chuẩn mực... này đến địa điểm khác ghi trong H BH .Công ty bảohiểm chỉ chịu trách nhiệm vềhànghoátrong phạm vi một chuyến H BHchuyến thường được trình bày dưới hình thức đơn bảohiểm hay giấy chứng nhận bảohiểm do công ty bảohiểm cấp.Đơn bảohiểm chính là một H BHchuyến đầy đủ.Nội dung gồm hai phần:Mặt trước và mặt sau của đơn bảo hiểm. Mặt trước của H BH thường ghi các chi tiết về hàng, tàu,hành trình.Mặt sau... để cấp đơn bảohiểm hoặc giấy chứng nhận bảohiểm Trừ khi có thoả thuận khác,người được bảohiểm phải thanh toán phí bảohiểm cho người bảohiểm ngay khi nhận đơn bảohiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm. Người bảohiểm có quyền huỷ bỏ hợp đồng bảohiểm nếu phí bảohiểm không thanh toán đúng thời hạn quy định Nếu sau khi hợp đồng bảohiểm được ký kết mà có bât kì thay đổi nào về rủi ro được bảo hiểm, đặc... khác quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, khi có tổn thất chung người được bảohiểm cần hỏi ý kiến người bảohiểm trước khi kê khaivà ký cam kết tổn thất chung b Những chi phí và tiền công hợp lý mà người được bảo hiểm, người làm côngvà đại lý của họ đã chi nhằm phòng tránh,giảm nhẹ tổn thất cho hànghoá được bảohiểm để đòi bồi thường và kiện chuyên chở,người nhận uỷ tháchànghoá hay người . KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ CÔNG TÁC KHAI THÁC TRONG BH HÀNG HOÁ XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1.1.Tổng. quan về BH hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. 1.1.1.Vai trò của vận chuyển bằng đường biển và các loại rủi ro,tổn thất trong quá trình vận