Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
35,16 KB
Nội dung
TổngquanvềtìnhhìnhnghiệnmatúyởViệt Nam. 1.1. Các khái niệm liên vềma túy. 1.1.1. Matúy Con người đã phát hiện và sử dụng các chất matúy từ cách đây 6000 năm. Việc trồng và sử dùng các cây có chứa hoạt chất matúy tự nhiên đã trở thành thói quen và tập tục của nhiều dân tộc trên thế giới. Từ thời thượng cổ, người Ba tư và người Ai Cập đã biết dùng nhựa mủ cây thuốc phiện để hút, tạo cảm giác say sưa và dễ chịu cho con người. Đến sau đó, cây cần sa được trồnng nhiều ở khu vực Nam Á ( Ấn Độ, I Ran, Thổ Nhĩ Kỳ…). Matúy đã tồn tại tư rất lâu đời, bởi vậy tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau vềma túy: Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO ) thì “Ma túy là bất kì chất gì khi đưa vào cơ thể sống có thể thay đổi một hay nhiều chức năng sinh lý của cơ thể”.(1) Theo các chuyên gia vềmatúy của Liên Hiệp Quốc thì “Ma túy là những chất có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo, khi thâm nhập vào cơ thể con người sẽ làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm cho con người bị lệ thuộc vào matúy gây nên những tổn thương cho cá nhân và cộng đồng”.(2) Nhưng theo cách hiểu chung nhất thì matúy là các chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, có khả năng ức chế thần kinh, có tính chất gây nghiện và khi đưa vào cơ thể quá liều thì sẽ làm thay đổi các chức năng sinh lý, tâm lý bình thường của con người. 1.1.2. Nghiệnmatúy và đôi nét về lịch sử nghiệnmatúyởViệt Nam. Trước hết, ta cần phân biệt giữa việc sử dụng ma túy, lạm dụng matúy và vấn đề nghiệnma túy: - Sử dụng matúy là việc dùng matúy với mục đích chữa bệnh, đúng liều lượng, đúng lúc theo hướng dẫn chỉ định của bác sỹ. Việc sử dụng matúy như vậy mang lại một số lợi ích cho sức khỏe của người dùng. - Lạm dụng matúy là sử dụng matúy một cách quá liều hoặc không theo sự hướng dẫn của chuyên gia, bác sỹ để nhằm mục đích tiêu khiển, có hại đối với cơ thể. - Khái niệm vềnghiệnmatúy cũng được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau: Nghiệnmatúy từ góc độ y học được tổ chức Y tế thế giới định nghĩa là “ Trạng thái nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính do sử dụng lặp lại nhiều lần, một chất độ tự nhiên hay tổng hợp nào đó. Sự nhiễm độc này thể hiện ở sự tăng dần liều dùng và sự lệ thuộc tâm sinh lý của người dùng vào tác dụng của chất đó ”.( 1) Theo quan điểm xã hội thì “ Nghiệnmatúy là tệ nạn xã hội làm tổn hại đến sức khỏe, nhân cách, ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt và trật tự an toàn xã hội ”.(15) Tóm lại, nghiệnmatúy là hiện tượng phụ thuộc cả về thể xác và tinh thần vào matúy do sử dụng thường xuyên với liều lượng ngày càng tăng dẫn đến mất khả năng kiểm soát bản thân ở người nghiệnma túy, có hại cho cá nhân và cho xã hội. Quá trình nghiệnmatúy diễn ra với các mức độ ngày càng tăng, đầu tiên là những khoái cảm hoàn toàn mang tính cá nhân, rồi đến những khổ sở, đau đớn vật vã, của chính cá nhân người nghiện và cuối cùng là những hành vi gây nguy hiểm cho gia đình và xã hội. Chính vì vậy, nghiệnmatúy đã bị coi là tệ nạn xã hội cần phải lên án và loại bỏ. Quá trình hình thành nghiệnmatúyởViệt Nam: Lịch sử nghiện hút các chất matúyởViệtNam đã có từ rất lâu đời. Tác hại của việc dùng matúy cũng được phát hiện từ năm 1665, đã có đạo luật cấm trồng cây anh túc.(15) Năm 1802, trước tình trạng lộn xộn do việc hút thuốc phiện gây ra, luật phòng, chống matúy đầu tiên ra đời. Sau đó, Thực dân Pháp khi xâm lược nước ta nhận thấy món lợi kếch xù do matúy đem lại, chúng đã khuyến khích dân ta nhổ lúa trồng thuốc phiện. Từ Cách Mạng tháng Tám trở đi, với những nỗ lực của Chính phủ, diện tích trồng cây thuốc phiện đã bị thu hẹp nhiều. Trước kia, người nghiệnmatuý chủ yếu tập trung ở vùng núi phía Bắc, nơi đồng bào có tập tục trồng cây thuốc phiện và hút thuốc phiện với tổng số khoảng 30.000 người. Miền Nam dưới chế độ cũ, tệ nạn matuý phát triển tràn lan; theo thống kê, vào trước năm 1975, có khoảng 170.000 người nghiện và tập trung ở các thành phố, thị xã. Sau ngày hoà bình lập lại ở Miền Bắc năm 1954, và giải phóng miền Nam thống nhất đất nước năm 1975, dưới chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, nền kinh tế phát triển theo hướng kế hoạch hoá tập trung, xã hội được quản lý nghiêm ngặt, do đó tệ nạn matuý được đẩy lùi rõ rệt. Năm 1980, cả nước chỉ còn 30.000 – 40.000 người nghiện. Từ cuối nhưng năm 1980 đến nay, nước ta chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã mang lại nhiều thành tựu to lớn về kinh tế và xã hội. Tuy nhiên những năm gần đây, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, trong xã hội đã có nhiều biến đổi nhất định, phát sinh một số vấn đề xã hội đáng quan tâm, đặc biệt là tệ nạn nghiệnma tuý. Tìnhhìnhnghiệnmatúy không ngừng gia tăng và ngày càng phức tạp đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu và hiểu sâu hơn về vấn đề này. NghiệnmatúyởViệtNam hiện nay mang một số đặc điểm sau: - Số lượng người nghiệnmatúy ngày càng tăng qua các năm. Qua số liệu thống kê của các tỉnh, thành phố trong cả nước từ năm 1994 đến nay, số lượng người nghiện liên tục gia tăng. Năm 1994, cả nước mới chỉ có 55.445 người nghiện, đến nay có trên 130.000 người, bình quân mỗi năm tăng hơn 7.000 người nghiện, chiếm 13,5%. Đặc biệt là năm 2000 cho đến nay, mỗi năm số người nghiện tăng trên 10.000 người. Theo số liệu báo cáo tìnhhình nghện matúy từng năm của Cục phòng, chống tệ nạn xã hội thì số người nghiện có hồ sơ quản lý đã tăng nhanh từ năm 2000 đến nay. Cụ thể ở bảng sau: Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Số đối tượng 92.682 101.408 116.112 127.776 130.387 129.054 130043 Bảng số liệu trên cho thấy, số đối tượng nghiệnmatúy đã tăng 37.376 đối tượng từ năm 2000 đến năm 2006, tức là tăng 40,31%. Tính đến tháng 11/2007, con số này là 198.000 đối tượng. Đây có thể coi là con số đáng báo động về tệ nạn nghiệnmatúyở nước ta. - Tỷ lệ tái nghiện cao. Theo số liệu của Cục phòng, chống tệ nạn xã hội thì có hơn 90% số người đã cai nghiện rồi mắc nghiện lại. - Vào những năm đầu thập kỷ 90 người nghiện chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc và một số thành phố lớn: Theo số liệu năm 1994, cả nước có 49/53 tỉnh, thành phố có người nghiện. - Số người nghiện chủ yếu ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Năm 1994, số người nghiệnở độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm 42% trong số người nghiện thì đến nay tính trong cả nước những người nghiệnở độ tuổi từ 18-30 chiếm tới khoảng trên 75% tổng số người nghiện. Một số tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương … tỷ lệ người nghiện dưới 30 tuổi chiếm từ 80 – 90%. Con số này cho thấy mối quan hệ giữa người nghiện lứa tuổi thanh thiếu niên với lực lượng lao động của xã hội. Ta dễ dàng thấy, với tỷ lệ mắc nghiệnở đối tượng thanh thiếu niên như trên thì xã hội sẽ mất đi một lực lượng lao động đông đảo phục vụ cho sản xuất và phát triển kinh tế đất nước. - Đa dạng về chủng lọai matúy được sử dụng. Nếu như trước kia, thuốc phiện là dạng matúy phổ biến thì ngày nay matúy tồn tại ở nhiều dạng khác nhau: từ Heroin, cocain, hồng phiến, bạch phiến, thuốc an thần, thuốc ngủ, matuýtổng hợp ATS… với những tác dụng kích thích rất khác nhau. Năm 1994, có 85% số người nghiện sử dụng thuốc phiện, đến nay có 70% đã chuyển sang dùng Hêroin, 2% sử dụng matuý kích thích thần kinh như Amphêtamin, Estasy… Một số địa phương có số người sử dụng Hêroin rất cao như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương…trên 90% sử dụng Hêroin. - Người nghiệnmatuý dùng bằng đường tiêm chích ngày càng phổ biến, đó là nguyên nhân làm gia tăng các bệnh lây truyền qua đường máu như bệnh viêm gan B, HIV/AIDS. Qua điều tra khảo sát, năm 1994, tỷ lệ người nghiện tiêm chích matuý là 28%, đến nay, tỷ lệ đó là 28%. - Đa dạng về thành phần xã hội của các đối tượng nghiện. Hiểm họa matúy không loại trừ bất kỳ ai, bất kỳ gia đình nào, từ thành thị đến nông thôn, từ tội phạm, gái mại dâm đến công nhân, viên chức hay ngay cả học sinh, sinh viên. - Nghiệnmatúy gắn với tội phạm ngày càng tăng. Với những đặc điểm như trên, matúy đã và đang gây những tác hại to lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội: - Về mặt kinh tế: Nghiệnmatuý làm tăng nhiều khoản chi phí xã hội. Theo khảo sát của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, bình quân một người nghiện tiêu tốn cho việc mua matuý là 120.000đ/ ngày, một năm nước ta có gần 130.000 người nghiện thì tiêu tốn hết trên 1.000 tỷ đồng cho việc dùng ma tuý. Bên cạnh đó, hàng năm nhà nước tiêu tốn một khoản lớn cho việc khắc phục hậu quả do matuý để lại. Nghiệnmatuý hàng năm làm giảm lực lượng lao động, giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, môi trường du lịch dẫn đến giảm thu ngân sách. Tệ nạn matúy khiến hàng năm nhà nước phải dành một khoản ngân sách khá lớn cho công tác phòng chống ma túy: + Chi phí cho công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống matúy + Chi phí cho công tác vận động tuyên truyền xóa bỏ cây thuốc phiện + Chi phí cho công tác tổ chức cai nghiện cộng đồng, xây dựng và quản lý các trung tâm cai nghiện. + Chi phí cho hoạt động kiểm soát matúyở biên giới, điều tra truy tố, xét xử tội phạm vềma túy. + Chi phí cho hoạt động hợp tác quốc tế về phòng chống matúy + Chí phí về giam giữ cải tạo số người phạm tội vềma túy. - Tệ nạn matúy ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Qua số liệu báo cáo cho thấy, trên 70% số vụ phạm tội hàng năm là do người nghiệnmatúy gây nên. - Về mặt xã hội, tệ nạn matúy làm tăng số người bị nhiễm HIV/AIDS, gần 70% số người nhiễm HIV là do nghiệnma túy. Tệ nạn matúy làm tăng tệ nạn mại dâm, làm tăng tai nạn giao thông, trong đó nhiều người nghiệnmatúy không làm chủ được tốc độ gây ra. Tệ nạn matúy lan rộng trong thế hệ trẻ làm sói mòn về đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, phá vỡ hạnh phúc gia đình, gây tác động xấu đến lối sống, sức khỏe, tri thức của hàng vạn thanh niên……… 1.2.3 Người nghiệnma túy. Người nghiệnmatúy là người sử dụng các chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần dưới các hình thức khác nhau như hút, hít, tiêm chích, và bị lệ thuộc vào các chất này. Người nghiệnmatúy có một số đặc điểm: - Có sự ham muốn không kìm chế được và phải sử matúy với bất kỳ giá nào. Luôn có những bức xúc về mặt tâm lý muốn sử dụng lại ma túy. - Có khuynh hướng tăng dần liều dùng. - Tâm sinh lý bị lệ thuộc và chịu tác động của ma túy. Khi ngừng sử dụng matúy sẽ gây ra hội chứng cai, khiến người nghiện đau đớn, vật vã và một số phản ứng sinh lý khác, bị lệ thuộc thể xác và tinh thần nên dễ bị mất khả năng kiểm soát, có thể làm bất cứ điều gì để có matúy dùng. - Người nghiệnmatúy gây nguy hiểm cho gia đình và đe dọa đến xã hội. 2. Công tác phòng chống matúyở nước ta. Trước tác hại to lớn của tệ nạn matúy đến mọi mặt của đời sống xã hội, Đảng và Nhà nước nhận thức sâu sắc vấn đề này, coi buôn bán matúy là tội phạm, còn nghiệnmatúy là tệ nạn xã hội, chính vì vậy mà nhiều sách lược trong việc phòng chống và ngăn chặn tệ nạn này. Việc phòng chống matúy được coi là nhiệm vụ của toàn xã hội. Đảng và nhà nước đã nhận định rằng đấu tranh giải quyết tội phạm matúy và tệ nạn matúy là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn thể xã hội, tham gia phòng chống tội phạm matúy và sử dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hội, nghiệp vụ, tuyên truyền, vận động nhân dân, cán bộ, công chức và chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia phòng, chống tệ nạn ma túy, kết hợp với phòng, chống các lọai tội phạm HIV/AIDS với các tệ nạn xã hội khác. Để phòng, chống tệ nạn ma túy, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành đồng thời ba công tác chính: công tác giảm cung ma túy, công tác giảm cầu matúy và công tác giảm hại ma túy. Cho đến nay, chúng ta mới tổ chức thực hiện hai công tác đầu, công tác thư ba đang trong giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm. 2.1.Về công tác giảm cung ma túy. Đến nay, nhà nước ta đã ban hành nhều văn bản pháp luật cũng như nhiều biện pháp để ngăn chặn việc sản xuất, tàng trữ, buôn bán và vận chuyển trái phép các chất ma túy: - Năm 1991, cuộc vận động, tuyên truyền nhân dân phá bỏ không trồng cây thuốc phiện. Bằng nhiều hình thức khác nhau giúp người dân hiểu tác hại to lớn của matúy cũng như hậu quả nghiêm trọng của nghiệnmatúy đến mọi mặt đời sống. - Năm 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 06/CP về tăng cường công tác chỉ đạo phòng chống và kiểm soát ma túy. - Năm 1994, Cục phòng chống tệ nạn xã hội có quyết định thành lập hình thành các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tệ nạn xã hội, trong đó có ma túy. - Luật phòng chống matúy ban hành 12 năm 2000 đã được Quốc hội ViệtNam khóa X, kỳ họp thứ 8 thông qua. Ngay trong phần mở đầu của Luật phòng chống matúy được thông qua tại Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 8, Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh đã phát biểu: “ Tệ nạn matúy là hiểm họa lớn của toàn xã hội, gây tác hại cho sức khỏe, làm suy thái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia”. Tại điều 36, chương V quy định quản lý nhà nước về phòng chống matúy đã nêu: - Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch về phòng, chống ma túy; - Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma túy; - Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về phòng, chống ma túy; - Ban hành, sửa đổi, bổ sung, công bố danh mục chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần; - Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; - Quyết định thành lập, giải thể cơ sở cai nghiệnmatúy bắt buộc; cấp thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở khác về cai nghiệnma túy; tổ chức và quản lý việc cai nghiệnmatúy và hòa nhập cộng đồng cho người đã cai nghiệnma túy; - Tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm vềma túy; - Thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma túy; - Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng, chống ma túy; - Tổ chức tuyên truyền giáo dục về phòng, chống ma túy; - Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy; - Kiểm tra thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật phòng, chống ma túy; 2.2. Công tác giảm cầu ma túy. Để thực hiện công tác giảm cầu vềma túy, Đảng và nhà nước ta đã ban hành đồng bộ các biện pháp nhằm phòng, chống các đối tượng nghiệnmatúy cũng như các đối tượng tái nghiện. Cho đến nay, đã thực hiện các chương trình sau: Tại điều 25, chương IV của Luật phòng chống matúy đã nêu rõ “Nhà nước có chính sách khuyến khích việc tự nguyện cai nghiệnma túy; áp dụng chế độ cai nghiện đối với người nghiệnma túy, tổ chức các cơ sở cai nghiệnmatúy bắt buộc và khuyến khích cá nhân gia đình và các cơ quan, tổ chức thực hiện các hình thức cai nghiệnmatúy tại gia đình và cộng đồng; khuyến khích các tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài hỗ trợ hoạt động cai nghiệnma túy”. Qua đó đã thể hiện nhận thức sâu sắc và đúng đắn của Đảng và nhà nước đối với tệ nạn matúy nói chung và với người nghiệnmatúy nói riêng. Công tác cai nghiện cũng là một công việc khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp hoạt động của các cấp, các ngành và toàn thể cộng đồng. Bên cạnh việc thi hành Luật phòng chống ma túy, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật khác nhằm tạo hành lang pháp lý để thực hiện cai nghiện cho các đối tượng nghiệnma túy. - Nghị định số 135/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/6/2004 quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của sơ sở chữa bệnh. Trong đó quy định cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật phòng, chống matúy và cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được gọi chung là Trung tâm – Chữa bệnh - Giáo dục- Lao động xã hội (gọi tắt là các trung tâm) là nơi chữa trị, học tập và lao động phục hồi đối với người nghiệnma túy, người bán dâm bị xử lý bằng cách đưa vào các cơ sở chữa bệnh, người nghiệnmatúy và người bán dâm chưa thành niên nhưng tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh để cai nghiện, chữa trị. Nghị định cũng đã quy định tổ chức hoạt động của trung tâm. Chức năng, nhiệm vụ: - Tiếp nhận phân loại, tổ chức chữa trị, phục hồi sức khỏe cho người vào trung tâm; tổ chức lao động trị liệu, lao động sản xuất; tổ chức học tập, giáo dục, dạy nghề, bảo đảm các điều kiện vật chất, sinh hoạt tinh thần cho những người đưa vào trung tâm. - Nghiên cứu thực hiện mô hình, quy trình chữa trị cai nghiện phục hồi; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công chức, nhân viên của trung tâm. - Quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí theo quy định, giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội tại các trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội. - Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để tổ chức, quản lý, chữa bệnh, giáo dục, lao động, dạy nghề và hướng nghiệp cho các đối tượng vào trung tâm. Điều 32 tại Nghị định này còn quy định về chế độ lao động đối với các đối tượng ở trung tâm như sau: - Người bị áp dụng các biện pháp đưa vào trung tâm phải tuân thủ chế độ làm việc, thời gian làm việc theo quy định của pháp luật lao động và được trang bị bảo hộ lao động, bảo đảm vệ sinh an toàn lao động theo quy định. - Các đối tượng này cũng được hưởng tiền công lao động theo định mức lao động và kết quả công việc hoàn thành. Tổ chức cai nghiệnmatúy tại các trung tâm cũng là một hoạt động quan trọng góp phần làm giảm tìnhhình tội phạm matúy cũng như tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, việc thực hiện triển khai các hình thức cai nghiện phục hồi còn tồn tại nhiều hạn chế dẫn đến tỷ lệ tái nghiện khá cao do: - Hiện nay, do chất lượng công tác cai nghiện, phục hồi ngày càng được nâng cao và chú trọng thực hiện nên số đối tượng nghiệnmatúy đã giảm. Mặc dù vậy tỷ lệ tái nghiện vẫn còn ở mức khá cao (trên 90%) do do đặc điểm của nghiệnmatúy đó là sự lệ thuộc hoàn toàn về thể xác và tinh thần vào matúy nên thời gian cai nghiện tại trung tâm là không đủ để đối tượng đoạn tuyệt hoàn toàn với ma túy. - Bên cạnh đó, công tác hướng nghiệp, dạy nghề và dạy nghề cho người [...]... quả nhằm giảm hại cho người nghiệnmatúy Methadone là một lọai matúy được dùng cho người nghiện để thay thế heroin, giúp người nghiện có thể dần quên và không phải mua, sử dụng heroin, không cần tiêm chích ma túy, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và giảm nguy cơ với cộng đồng ỞViệt Nam, phương pháp này mới chỉ thực hiện thí điểm và thực hiện chưa đồng bộ, kể cả về cơ sở pháp lý cũng như các yếu tố... tại cộng đồng bị bỏ trống Bởi vậy, tỷ lệ tái nghiện gần như 100% đối tượng - Việc phân công quản lý nhà nước về cai nghiện matúy chưa tốt nên địa bàn cơ sở sau cai nghiện không được giám sát chặt chẽ Tái nghiện sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng vô cùng to lớn bởi mức độ sẽ nặng hơn trước và khả năng cai nghiện khó khăn phức tạp hơn nhiều lần Điều này đòi hỏi phải có sự quan tâm, đầu tư hơn nữa...sau cai nghiện chưa được chú ý, do đó đối tượng sau cai nghiện không có đủ điều kiện hòa nhập cộng đồng và dễ bị tái nghiện - Môi trường còn nhiều ma túy, không trong sạch tạo điều kiện thuận lợi để bọn tội phạm matúy lôi kéo và ép buộc các đối tượng sau cai nghiện Các khái niệm công cụ liên quan việc quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện Một là, khái niệm vềquản lý Có... phần lớn những đối tượng đưa vào cai nghiện matúy có trình độ văn hóa thấp và nghề nghiệp không ổn định Do đó, việc tổ chức dạy nghề và tạo việc làm cho nguời sau cai nghiện matúy phải phù hợp với điều kiện sức khoẻ, khả năng, sở thích… để tạo sự yêu thích đối với công việc, tạo ra động lực quan trọng giúp họ có thêm nghị lực và quyết tâm để đoạn tuyệt với matúy cũng như giúp họ có thêm cơ hội làm... những hoạt động mang tính chất tự tạo vì lợi ích hay thu nhập cho bản thân, gia đình mà không nhận tiền công hay hiện vật ” Theo Bộ luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam thì “ Việc làm là mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập không bị pháp luật cấm ”.(5) Tầm quan trọng của việc dạy nghề và tạo việc làm cho đối tượng sau cai nghiệnma túy: - Đối với nguời sau cai nghiện ma túy, chúng ta... một cách hợp lý Bởi vì những đối tuợng này sau thời gian dài sử dụng các chất matúy đã bị hạn chế nhiều hơn về mặt nhận thức, tâm lý, sức khỏe, mất cân bằng nghiêm trọng vả về thể chất lẫn tinh thần Trong thời gian sử dụng ma túy, người nghiện đã mất hết những thói quen tốt hàng ngày, lười biếng, ngại khó, ngại khổ; thêm vào đó là tâm lý tự tin, cô độc, ngại giao tiếp - Quá trình cai nghiện chỉ giúp... phần nào hội chứng nghiện và sự mất cân bằng chứ không xóa sạch được sự lệ thuộc vào tâm lý và ý thức của người sau cai nghiện - Mặt khác, dù được trở về với cuộc sống cộng đồng nhưng họ vẫn mang những mặc cảm, tự ti sợ mọi người kỳ thị, xa lánh Do đó, sử dụng lại matúy là điều khó tránh khỏi Không tìm được việc làm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tái nghiện cao ở nước ta - Bên cạnh... mức độ khác nhau song còn rất mới ở Vệt Nam Hệ thống các văn bản pháp luật hầu như không đề cập đến công tác giảm tác hại trong phòng, chống mại dâm, matúy để phòng ngừa lây truyền HIV/AIDS Có nhiều biện pháp can thiệp nhằm giảm hại của matúy Tôi chỉ xin nêu một giải pháp thay thế trong cai nghiện: đó là phương pháp sử dụng Methadone cho chăm sóc người cai nghiện đang được thực hiện thí điểm tại... khiển) và đối tuợng quản lý, đây là mối quan hệ ra lệnh - phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc - Quản lý bao giờ cũng là quản lý con nguời Với những vai trò trên thì quản lý là việc làm cần thiết đối với những đối tượng sau cai nghiện vì: - Trước đây, quy trình cai nghiệnmatúy có 5 giai đoạn liên hoàn nhưng đa số các trung tâm mới chủ yếu mới dừng lại ở giai đoạn cắt cơn, chưa chú ý giai đoạn... hoảng vềtinh thần, biết quý trọng đồng tiền, quý trọng sức lao động và sống có ý thức hơn Tạo việc làm còn giúp người sau cai nghiện hàn gắn lại uy tín với xã hội, tạo lập cuộc sống tốt đẹp hơn, giúp họ dễ dàng hòa nhập với cộng đồng 2.3 Công tác giảm hại matúy Thực tế cho thấy, các nước trên thế giới đã tiến hành các biện pháp can thiệp giảm hại rừ rất lâu và ở các mức độ khác nhau song còn rất mới ở . Tổng quan về tình hình nghiện ma túy ở Việt Nam. 1.1. Các khái niệm liên về ma túy. 1.1.1. Ma túy Con người đã phát hiện và sử dụng các chất ma túy. 1.1.2. Nghiện ma túy và đôi nét về lịch sử nghiện ma túy ở Việt Nam. Trước hết, ta cần phân biệt giữa việc sử dụng ma túy, lạm dụng ma túy và vấn đề nghiện ma