1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐỀ TÀI: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM RÀO CẢN THƯƠNG MẠI

30 1,6K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 407,32 KB

Nội dung

BÁO CÁO ĐỀ TÀI:TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM RÀO CẢN THƯƠNG MẠI Theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), năm 2012, nền kinh tế thế giới chỉ tăng trưởng khoảng 2,4%, trong đó Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) giảm 0,8%; một số nền kinh tế của nhóm các nước phát triển nhất cũng tăng trưởng chậm lại hoặc suy thoái. Nền kinh tế số một thế giới và cũng là thị trường xuất, nhập khẩu thuộc nhóm hàng đầu của Việt Nam là Mỹ tăng trưởng dưới 2%, kinh tế Nhật Bản giảm, kinh tế Anh, Pháp, CHLB Đức,... đều có mức tăng trưởng thấp hơn năm 2011. Một số nền kinh tế mới nổi, như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazin,... đều có tốc độ tăng trưởng chậm lại. Tỷ lệ thất nghiệp ở nhiều nước tăng cao, nhất là một số nước thuộc Eurozone, như Tây Ban Nha, Hy Lạp,... do nhiều doanh nghiệp phá sản hoặc thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh.

Trang 1

BỘ MÔN QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU

BÁO CÁO ĐỀ TÀI:

TỔNG QUAN VỀ TÌNH

HÌNH XUẤT NHẬP

KHẨU CỦA VIỆT NAM

& RÀO CẢN THƯƠNG

MẠI

GVHD: GS.TS Bùi Thanh TrángDanh sách sinh viên: 1 Lê Hiếu Liêm

2 Nguyễn Trường Long

Trang 2

Mục lục

I Tình hình xuất nhập khẩu 2

1 Tổng quan tình hình kinh tế năm 2012 2

a Sơ lược tình hình kinh tế thế giới 2

b Sơ lược tình hình kinh tế Việt Nam 2

2 Tình hình xuất khẩu 3

a Xuất khẩu của Việt Nam năm 2012 3

b Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam từ 2008 – 2012 4

c Các thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2012 4

3 Tình hình nhập khẩu 5

a Nhập khẩu của Việt Nam năm 2012 5

b Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam từ 2009 – 2012 10

4 Đánh giá chung về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam 11

a Những điểm tích cực trong hoạt động xuất nhập khẩu 12

b Những điểm hạn chế trong hoạt động xuất nhập khẩu 12

II Rào cản thương mại 13

1 Định nghĩa 13

2 Đặc điểm chung 14

3 Phân loại 14

4 Tác động của rào cản thương mại 15

a Đối với hoạt động nhập khẩu 15

b Đối với hoạt động xuất khẩu 16

5 Một số mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu của Việt Nam và những rào cản thương mại thường gặp 17

a Mặt hàng thủy sản – cá tra 17

b Mặt hàng nông sản – gạo 20

c Mặt hàng dệt may 24

6 Tổng kết một số biện pháp vượt rào cản chung 27

III Tham khảo 28

Trang 3

I Tình hình xuất nhập khẩu

1 Tổng quan tình hình kinh tế năm 2012

a Sơ lược tình hình kinh tế thế giới

Theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), năm 2012, nền kinh tế thế giớichỉ tăng trưởng khoảng 2,4%, trong đó Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) giảm0,8%; một số nền kinh tế của nhóm các nước phát triển nhất cũng tăng trưởng chậm lại hoặc suythoái Nền kinh tế số một thế giới và cũng là thị trường xuất, nhập khẩu thuộc nhóm hàng đầucủa Việt Nam là Mỹ tăng trưởng dưới 2%, kinh tế Nhật Bản giảm, kinh tế Anh, Pháp, CHLBĐức, đều có mức tăng trưởng thấp hơn năm 2011 Một số nền kinh tế mới nổi, như Ấn Độ,Trung Quốc, Brazin, đều có tốc độ tăng trưởng chậm lại Tỷ lệ thất nghiệp ở nhiều nước tăngcao, nhất là một số nước thuộc Eurozone, như Tây Ban Nha, Hy Lạp, do nhiều doanh nghiệpphá sản hoặc thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh

Cuộc khủng hoảng nợ công của Eurozone vẫn tiếp tục lan rộng và chưa có lối ra, đã tác động tiêucực đến thị trường xuất, nhập khẩu của thế giới cũng như Việt Nam Mức cung và cầu trên thịtrường tài chính quốc tế và thị trường tiêu thụ các mặt hàng xuất khẩu hàng hóa và cung cấphàng hóa, nhất là máy móc, thiết bị công nghệ cao của Việt Nam như Pháp, Đức, Anh, bấp bênh

và giảm sút mạnh Thêm vào đó, nhu cầu tiêu dùng của người dân các nước phát triển giảm; cácnhà đầu tư thuộc nhiều tập đoàn kinh tế thế giới lại khá thận trọng trong chi tiêu, dẫn tới khảnăng mở rộng sản xuất, kinh doanh rất khó Nền kinh tế thế giới năm 2012 thực sự khó khăn cả ởphía cung lẫn phía cầu Cung yếu làm suy giảm cầu và cầu suy giảm không kích thích đượccung Với tình hình như vậy, việc tăng tốc độ và quy mô xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ củaViệt Nam như các năm trước rất khó khăn

b Sơ lược tình hình kinh tế Việt Nam

Sản xuất kinh doanh tăng trưởng chậm, tổng cầu nội địa suy yếu: ở trong nước, tốc độ tăngtrưởng kinh tế đạt khoảng 5,2% không đạt mục tiêu đề ra và là năm thứ hai liên tiếp, tăng trưởngGDP của Việt Nam đạt dưới 6% Sản xuất kinh doanh phát triển chậm, nhất là công nghiệp, xâydựng Số lượng doanh nghiệp phá sản, ngừng sản xuất, kinh doanh trong năm 2012 tiếp tục tăng.Đến thời điểm tháng 10 năm 2012, cả nước có trên 47.000 doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng sảnxuất kinh doanh, trong đó nhiều nhất là Thành phố Hồ Chí Minh với hơn 19.000 doanh nghiệp,tăng 29% so với năm 2011 Sản xuất kinh doanh dịch vụ phát triển chậm và không bền vững.Tình trạng tắc nghẽn tín dụng, dẫn đến sự sụt giảm khá mạnh về vốn đầu tư xã hội, gây nên sựsuy yếu về tổng cầu của nền kinh tế Một trong những nguyên nhân trực tiếp quan trọng dẫn đếntình trạng suy yếu tổng cầu là lượng hàng tồn kho công nghiệp, đặc biệt là hàng tồn kho trongcác lĩnh vực sản xuất có liên quan đến xây dựng - bất động sản, đang tăng cao

Nhìn chung, có thể thấy, sức sản xuất của doanh nghiệp tiếp tục yếu đi trong khi cầu nội địa vàquốc tế chưa được cải thiện Thêm vào đó, hầu hết các doanh nghiệp thiếu vốn nghiêm trọng, lãisuất ngân hàng dù đã giảm so với năm 2011 nhưng vẫn cao nên doanh nghiệp không có điều kiện

Trang 4

để mở rộng sản xuất kinh doanh như các năm trước Trong khi đó, giá vật tư, nguyên liệu, nhiênliệu đầu vào tăng, như giá giấy tăng 50%, nguyên liệu dệt may tăng 30-45%, cước vận tải tăng50%.

Yếu tố tác động thuận lợi đến tăng xuất nhập khẩu tuy có, nhưng không nhiều và không đủ mạnh

để lấn át các tác động tiêu cực Đó là nhu cầu lương thực, thực phẩm thế giới tăng, nhất là gạo vàcác mặt hàng nông sản nhiệt đới của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng thị trườngxuất nhập khẩu của Việt Nam Thị trường Trung Quốc và các nước ASEAN ít biến động nênxuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam vào những thị trường này vẫn có khả năngtăng trưởng

Sản xuất nông nghiệp được mùa, nguồn cung các mặt hàng nông sản, thủy sản tiếp tục tăng, nhất

là lúa gạo Số dự án và vốn FDI thực hiện năm 2012 đạt khá cao so với các năm trước cũng tạothêm hàng hóa và dịch vụ cho thị trường xuất, nhập khẩu cả nước Đường lối đổi mới và hộinhập quốc tế của Việt Nam do Đại hội XI của Đảng đề ra được cụ thể hóa bằng chính sách và cơchế thông thoáng góp phần quan trọng thúc đẩy hoạt động xuất, nhập khẩu của cả nước năm2012

2 Tình hình xuất khẩu

a Xuất khẩu của Việt Nam năm 2012

Trong bối cảnh chung của kinh tế thế giới và trong nước như đã phân tích ở trên, xuất nhập khẩuViệt Nam năm 2012 đạt được những kết quả và tiến bộ đáng ghi nhận, cụ thể như sau:

- Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2012 đạt 114,57 tỷ USD, tăng 18,2% (18 tỷ USD) so năm

2011 là mức cao nhất từ trước tới nay, vượt xa so với kế hoạch đề ra (tăng 10%) Kim ngạch xuấtkhẩu bình quân đầu người cả năm lên tới 1.306 USD, so với mức 1.083 USD năm 2011 và mức

831 USD năm 2010 Tỷ lệ xuất khẩu/GDP vượt qua mốc 75%, là mức cao so với tỷ lệ đã đạtđược trong các năm trước

- Quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao đạt được chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài (FDI) với tổng giá trị lên tới 73 tỷ USD (tăng 31%) so với năm 2011 còn khuvực kinh tế trong nước đạt 42 tỷ USD (tăng 0,9%)

Một số mặt hàng chủ lực đạt kim ngạch xuất khẩu tăng cao so với năm 2011 là: Điện thoại cácloại và linh kiện đạt 12,7 tỷ USD, tăng 101,6%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 7,9 tỷ USD,tăng 67,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 5,5 tỷ USD, tăng 29,8%; phương tiện vận tải

và phụ tùng đạt 4,4 tỷ USD, tăng 31%; cà phê đạt 3,6 tỷ USD, tăng 37,1%

Một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng khá là: dầu thô đạt 9,5 tỷ USD, tăng 15%; giàydép đạt 7,0 tỷ USD, tăng 11%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,6 tỷ USD, tăng 18,3%; sản phẩm chấtdẻo đạt 1,6 tỷ USD, tăng 18%; túi xách, ví, va-li, mũ, ô, dù đạt 1,6 tỷ USD, tăng 17,9%; rau quảtăng 26%, sắn và sản phẩm từ sắn tăng 38%; thủy sản đạt 6,1 tỷ USD, tăng 2%; chè tăng 14%;

Trang 5

lượng gạo xuất khẩu đạt 7,7 triệu tấn, kim ngạch đạt 3,7 tỷ USD; than đá đạt 1,1 tỷ USD, giảm27,2% về kim ngạch và giảm 16,1% về lượng.

Điểm đáng quan tâm trong xuất khẩu năm 2012 là số mặt hàng xuất khẩu đạt trên 5 tỷ USD đãlên tới 7 mặt hàng, tăng 4 mặt hàng so với năm 2011, trong đó có 2 mặt hàng đạt trên 10 tỷUSD, tăng gấp 2 lần năm 2011 là dệt may (gần 15 tỷ USD) và điện thoại và linh kiện (12,7 tỷUSD)

Theo số liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan, năm 2012 kim ngạchxuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 15,1 tỷ USD, tăng 7,5 % so với năm 2011, chiếm trên13% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Đây là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhấttrong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Trong năm 2012, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 đối tác lớn nhất nhập khẩu hàng dệtmay của Việt Nam Tổng kim ngạch hàng dệt may xuất sang 4 thị trường này đạt 12,96 tỷ USD,chiếm tới 86% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước

Theo Ông Lê Tiến Trường, Phó TGĐ Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho rằng, Việt Nam nằmtrong danh sách ưu tiên của các nhà nhập khẩu “Năm 2012, Dệt may Việt Nam nằm ở thứ tự ưutiên cao hơn đối với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu Vì thế khi thịtrường có xu hướng thu hẹp, họ hẹp ở những quốc gia yếu hơn hay nằm ở đáy danh mục các nhàcung cấp, còn Dệt may Việt Nam đã vươn lên được một vị trí nằm ở nhóm được ưu tiên, vì thếtrong bối cảnh này Dệt may Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng”

b Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam từ 2008 – 2012

Xét kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 05 năm (2008- 2012): xuất khẩu biếnđộng mạnh hơn so với giai đoạn trước Tăng trưởng xuất khẩu khá cao trong năm 2008, tươngứng là 29,1% Tuy nhiên, năm 2009 do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, xuất khẩugiảm 8,9%, nhưng năm 2010 đã tăng trở lại ở mức 26,5%, tiếp tục tăng lên mức 34,2% vào năm

2011 và 18,2% năm 2012

Trong giai đoạn 2008 – 2012, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 17,5%/ năm Tốc độtăng trưởng bình quân này cho thấy rằng sau khi gia nhập WTO, hoạt động xuất khẩu của VN cónhững chuyển biến tích cực

c Các thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2012

Về thị trường xuất khẩu, trong năm 2012, EU vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước tavới kim ngạch đạt 20,3 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2011 Tiếp đến là thị trường Mỹ đạt 19,6

tỷ USD, tăng 15,6% ASEAN đạt 17,3 tỷ USD, tăng 27,2% Nhật Bản đạt 13,9 tỷ USD, tăng23,3% Trung Quốc đạt 14,2 tỷ USD, tăng 11,1% Hàn Quốc đạt 7 tỷ USD, tăng 16,3%

Trang 6

3 Tình hình nhập khẩu

a Nhập khẩu của Việt Nam năm 2012

Kim ngạch nhập khẩu cuối năm 2012 là gần 113,8 tỷ USD Trong đó các nhóm mặt hàng chủ lực

là các máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với kim ngạch hơn 16 tỷ USD Nước chúng ta là mộtnước nông nghiệp và đang tiến dần lên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do đó việcnhập máy móc thiết bị cũng phần nào dễ hiểu Đứng thứ hai là các máy vi tính, sản phẩm điện tử

và linh kiện với kim ngạch hơn 13 tỷ USD Điều này cho thấy tỉ lệ ngành công nghệ thông tin ởnước ta đang phát triển mạnh mẽ và cần nhập thêm nhiều máy vi tính và linh kiện điện tử Ngoài

ra, nhiên liệu xăng dầu các loại cũng được nhập đáng kể với kim ngạch lên đến 8 tỷ

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Xăng dầu các loại Vải các loại Sắt thép các loại Điện thoại các loại và linh kiện

Chất dẻo nguyên liệu Nguyên phụ liệu dệt, may, da và giày

Hóa chất Kim loại thường

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

16.04 13.1

8.96 7.04 5.96 5.04 4.8 3.16 2.78 2.63

10 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu cao nhất 2012

Phần còn lại nhập khẩu vào nước ta chủ yếu là nguyên liệu các loại như vải, sắt thép, chất dẻo,nguyên phụ liệu dệt may da dày và hóa chất

Kim ngạch nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI là gần 60 tỷ USD tăng 22,7% so với 2011, cònlại là nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước đạt hơn 53 tỷ USD giảm 7%

Đến ngày 15/3/2013, kim ngạch nhập khẩu của năm 2013 đã đạt đến hơn 23,7 tỷ USD Nếu vớitốc độ như thế này thì đến năm 2013, kim ngạch nhập khẩu của chúng ta sẽ vượt xa so với cùng

kỳ năm 2012

Xét qua những nghành hàng nhập khẩu chủ yếu có lượng kim ngạch cao trong năm 2012:

Năm 2012 tổng kim ngạch nhập khẩu là 113.780.430.859 USD

Trang 7

Vị trí Nhóm/Mặt hàng chủ

yếu

Kim ngạch(USD)

So với trị giánăm trước (%)

Tỷ trọng trong tổng kimngạch nhập khẩu (%)

Trong năm 2012, kim ngạch nhập khẩu lớn nhất thuộc về nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ

và phụ tùng với giá trị hơn 16 tỷ USD tăng 3,2 % so với năm 2011 và chiếm hơn 14 % tổng kimngạch nhập khẩu cả nước Đây cũng là nhóm hàng dẫn đầu về nhập khẩu vào Việt Nam trongnhững năm qua, với giá trị kim ngạch cao là do nhu cầu về mở rộng sản xuất và đầu tư mới củacác doanh nghiệp là rất lớn Trong đó khối các doanh nghiệp FDI nhập khẩu nhóm hàng này đạt8,57 tỷ USD tăng 30% so với năm 2011 và khối doanh nghiệp trong nước đạt 7,47 tỷ USD giảm14,6%, do doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn và tăng trưởng kinh tế sụt giảm nên tình hìnhđầu tư của doanh nghiệp trong nước không sôi động

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

7.47

5.14

Kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng 2010-2012

Doanh nghiệp trong nước Doanh nghiệp FDI

Tỷ USD

Trang 8

Tính đến hết năm 2012, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu từ Trung Quốc, Nhật Bản,

EU, Hàn Quốc, Đài Loan và Mỹ

0 1 2 3 4 5 6

Kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng một số quốc gia và khu vực

Tỷ USD

Ngành hàng ở vị trí thứ 2 về giá trị kim ngạch nhập khẩu trong năm 2012 là máy tính, sản phẩmđiện tử và linh kiện với hơn 13 tỷ USD, tăng 67% so với năm 2011, và chiếm 11,5 % tổng kimngạch nhập khẩu Đây cũng là nhóm hàng có lượng kim ngạch nhập khẩu trong top 10 trongnhững năm qua và có tốc độ tăng mạnh hơn 30% trở lên từ năm 2009 Trong năm 2012, mặthàng chủ yếu nhập từ Trung Quốc tăng 41,2 % so với năm 2011, Hàn Quốc tăng mạnh 71,4%(khoảng 3,3 tỷ USD cho mỗi nước) và một số nước khác như Nhật Bản, Singapore và Mỹ…

0 2 4 6 8 10 12 14

Trang 9

Tiếp đến là mặt hàng xăng dầu, kim ngạch nhập khẩu 2012 của mặt hàng này là khoảng 8,96 tỷUSD chiếm 7,87% tổng kim ngạch nhập khẩu, giảm 9,3% so với năm 2011 hay 9,2 triệu tấngiảm 13,8% Thị trường nhập khẩu chính mặt hàng này của Việt Nam là Singapore đạt 3,66 tỷUSD, tiếp theo là Đài Loan với 1,27 tỷ USD và Trung Quốc 1,25 tỷ USD.

0 2 4 6 8 10 12

0 1 2 3 4 5 6 7

Kim ngạch nhập khẩu sắt thép các loại 2009-2012

Tỷ USD

Trang 10

Ngoài ra còn một số mặt hàng có giá trị kim ngạch nhập khẩu cao của Việt Nam trong nhữngnăm gần đây như điện thoại các loại và linh kiện; chất dẻo nguyên liệu; nguyên phụ liệu dệt,may, da, giày; hóa chất; kim loại thường.

Nhìn chung các mặt hàng nhập khẩu tăng nhanh và có kim ngạch lớn trong năm 2012 là nguyênliệu, phụ liệu để gia công các sản phẩm máy tính, điện thoại di động, phương tiện vận tải Cònmặt hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng chỉ tăng 3,2% so với năm 2011, chưa tương xứng với yêucầu phát triển công nghiệp chế biến trong nước

Những nghành hàng nhập khẩu chủ yếu có lượng kim ngạch cao trong những năm tiếp theo nhưsau:

Năm 2011 tổng kim ngạch nhập khẩu là 106.749.853.535 USD

Vị trí Nhóm/ Mặt hàng chủ yếu Kim ngạch

(USD)

So với trị giánăm trước (%)

Tỷ trọng trong tổng kimngạch nhập khẩu (%)

Năm 2010 tổng kim ngạch nhập khẩu là 84.838.552.826 USD

Vị trí Nhóm/ Mặt hàng chủ yếu Kim ngạch

(USD)

So với trị giánăm trước (%)

Tỷ trọng trong tổng kimngạch nhập khẩu (%)

Trang 11

8 Kim loại thường 2.523.490.143 55,3 2,97

So với trị giánăm trước (%)

Tỷ trọng trong tổng kimngạch nhập khẩu (%)

b Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam từ 2009 – 2012

Kim ngạch nhập khẩu đến cuối năm 2009: 69.948.809.956

Kim ngạch nhập khẩu đến cuối năm 2010: 84.838.552.826

Kim ngạch nhập khẩu đến cuối năm 2011: 106.749.853.535

Kim ngạch nhập khẩu đến cuối năm 2012: 113.780.430.859

Minh họa kim ngạch nhập khẩu qua các năm:

Trang 12

2009 2010 2011 2012

69,948,809,956

84,838,552,826

106,749,853,535 113,780,430,859

Kim ngạch nhập khẩu qua các năm tăng dần nhưng không đều Từ năm 2009 đến năm 2010 và

từ 2010 đến 2011 thì tăng mạnh, nhưng từ năm 2011 đến 2012 thì tăng ít hơn

Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch nhập khẩu qua các năm:

4 Đánh giá chung về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam

Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2012 đạt gần 228,37 tỷ USD, tăng 12,1% sovới năm 2011, trong đó xuất khẩu đạt 114,57 tỷ USD, tăng 18,2% và nhập khẩu là 113,79 tỷ

Trang 13

USD, tăng 6,6% Cán cân thương mại xuất siêu 780 triệu USD( trong khi năm 2011 nhập siêu9,84 tỷ USD) Đây là năm đầu tiên trong vòng 20 năm quan Việt Nam đã xuất siêu.

Tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) trong năm qua là 124 tỷ USD, tăng 28,2% và chiếm 54% tổng kim ngạch xuất nhập khẩucủa cả nước Trong đó, xuất khẩu đạt 73 tỷ USD (tính cả dầu thô), tăng 31% và nhập khẩu là59,94 tỷ USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm trước

a Những điểm tích cực trong hoạt động xuất nhập khẩu

- Quy mô và tốc độ tăng trưởng vượt kế hoạch

- Tăng xuất khẩu các mặt hàng nông sản

- Giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống; phát triển thêm một số thị trường mới

- Sự đóng góp quan trọng của khối doanh nghiệp FDI Từ đó, góp phần tạo thêm việc làm, tăngthu nhập, nâng cao trình độ lao động, xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với khu vực nông thôn

b Những điểm hạn chế trong hoạt động xuất nhập khẩu

- Xuất khẩu tăng trưởng chưa bền vững, quy mô còn nhỏ; vẫn đi theo mô hình tăng trưởng chiềurộng Do đó, cần phải đầu tư nâng cao chất lượng thay vì gia tăng số lượng hàng xuất khẩu; cầnhiểu rằng, quốc gia dành ngân sách cho xúc tiến thương mại là một khoản đầu tư cho tương laichứ không phải là chi phí Vì hiệu quả của việc chi tiêu, nếu có, sẽ thể hiện ở các hợp đồng trongtương lai chứ không phải ngay lập tức

- Chưa đẩy mạnh được các thị trường xuất khẩu mới Cần phải mở rộng thị trường xuất khẩuthay vì chỉ tập trung vào các thị trường truyền thống

- Sự vượt trội của khối doanh nghiệp FDI lấn át sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước

Trang 14

- Vẫn chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho hoạt động gia công Cần tăng tỷ lệ nội địa hóatrong sản phẩm xuất khẩu để tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, nâng cao tính cạnh tranh cho sảnphẩm xuất khẩu của VN.

- Hạn chế trong nhập khẩu năm 2012: vốn hấp thụ trong sản xuất kinh doanh thấp, hàng hóa ứđọng, sản phẩm không lưu thông ra thị trường nền các doanh nghiệp không thể mở rộng sảnxuất, kinh doanh, không đủ vốn để nhập khẩu vật tư nguyên liệu Nhiều doanh nghiệp phá sản vàngừng hoạt động, trong khi các doanh nghiệp mới thành lập chưa đủ vốn và công nghệ để đầu tưchiều sâu, mở rộng sản xuất kinh doanh

II Rào cản thương mại

1 Định nghĩa

Trong khoa học về kinh doanh quốc tế tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về rào cản thương mại: Theo từ điển bách khoa toàn thư mở: “Rào cản thương mại là thuật ngữ chung mô tả chính sáchhay quy định của chính phủ hạn chế thương mại quốc tế Các hàng rào thương mại tồn tại dướinhiều hình thức chỉ các hạn chế trong thương mại quốc tế giữa các nước khác nhau liên quan đếnxuất nhập khẩu hàng hóa”

Theo từ điển thương mại – Đại học Indiana, Mỹ: “Rào cản thương mại là những hạn chế củachính phủ đối với việc nhập hoặc xuất khẩu tự do các hàng hóa Nó bao gồm hàng rào thuế quan

và phi thuế quan, nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp lựa chọn từ cạnh tranh quốc tế”

Theo Từ điển kinh doanh của Oxford: “Là hành động của chính phủ hạn chế thương mại tự dogiữa các tổ chức trong quốc gia đó và thế giới bên ngoài Thuế quan, hạn ngạch, cấm vận, chếtài, các quy định nghiêm ngặt tất cả là những hàng rào đối với thương mại tự do”

Theo Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ, cơ quan chuyên nghiên cứu về rào cản thương mại củacác nước đối với xuất khẩu đầu tư của Mỹ ở nước ngoài: “Rào cản thương mại không có địnhnghĩa rõ ràng, mà có thể được xác định một cách rộng rãi đó là luật pháp, qui định, chính sách,thực tiễn của chính phủ hoặc là nó bảo hộ sản phẩm nội địa trước sự cạnh tranh của nước ngoàihoặc thúc đẩy xuất khẩu giả tạo sản phẩm trong nước”

Theo một số nhà khoa học trong nước thì: “Rào cản thương mại hay hàng rào đối với thương mạithế giới là những biện pháp hay hành động nào gây cản trở đối với thương mại quốc tế”

Theo quan điểm của chúng tôi thì rào cản thương mại dù được định nghĩa như thế nào thì nócũng toát lên bản chất là: Đó là những trở ngại, hoặc hỗ trợ mà Chính phủ lập nên nhằm điều tiếthoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phát triển theo hướng có lợi nhất cho quốc gia và an sinh xã hội.Cũng theo nhóm thì: rào cản trong hoạt động kinh doanh quốc tế không chỉ là những biện phápgây trở ngại, mà còn là những biện pháp gián tiếp hỗ trợ thương mại phát triển Ví dụ Nhà nướcthực hiện kiểm tra khắt khe chất lượng hàng xuất khẩu đi các nước, tránh được khiếu nại, bị trả

Trang 15

về, bị tẩy chay như nhiều loại hàng hóa của Trung Quốc, khiến không những khả năng xuất khẩu

bị giảm, mà còn làm mất thể diện quốc gia Hoặc Nhà nước giám sát chặt chẽ khối lượng hàngxuất khẩu, hoặc đánh thuế cao vào các mặt hàng xuất khẩu thô, hoặc hàng trị giá gia tăng thấp để

có biện pháp điều chỉnh giảm xuất khẩu giúp giảm khả năng bị kiện ở nước nhập khẩu

• Rào cản thương mại của một quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa được xây dựng phải phù hợpvới các hiệp định thương mại song phương và đa phương; sau đó mới tính đến phù hợp với hoàncảnh kinh tế của một quốc gia

• Rào cản thương mại có thể gây trở ngại, hoặc có thể là biện pháp hỗ trợ cho hoạt động thươngmại phát triển lành mạnh vì lợi ích tổng thể chung của nền kinh tế

Nhìn chung rào cản thương mại ngăn cản quá trình tự do hóa thương mại, tạo lập môi trườngkinh doanh quốc tế có kiểm soát: bảo hộ thị trường trong khuôn khổ các định chế của các hiệpđịnh đa phương (WTO, EU, ASEANs… ) và các hiệp định song phương

3 Phân loại

Tùy theo các góc độ phân tích kinh tế khác nhau mà phân rào cản thương mại thành các loại ràocản khác nhau Tuy nhiên, về cơ bản rào cản thương mại được phân làm 2 loại như sau:

• Rào càn thuế quan (tariffs) : Là một khoản tiền mà nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu phải nộp cho

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành hoạt động thương mại quốc tế

Thuế quan tác động đến giá cả hàng hóa, dẫn đến tác động tới sức tiêu thụ của hàng hóa, chínhdựa vào cơ chế này mà các Chính phủ xây dựng chính sách thuế quan để tham gia điều tiết hoạtđộng ngoại thương theo hướng có lợi nhất

• Rào cản phi thuế quan (non-tariffs) : Theo tổ chức thương mại thế giới: “biện pháp phi thuếquan là những biện pháp ngoài thuế quan, liên quan hoặc ảnh hưởng đến sự luân chuyển hànghóa giữa các nước”

Phân loại theo hình thức biểu hiện, rào cản phi thuế quan có những hình thức cơ bản sau đây:

- Cấm xuất khẩu; cấm nhập khẩu

- Hạn ngạch hay còn gọi là quota xuất khẩu, nhập khẩu

Ngày đăng: 10/07/2014, 23:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

HÌNH XUẤT NHẬP - BÁO CÁO ĐỀ TÀI: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM  RÀO CẢN THƯƠNG MẠI
HÌNH XUẤT NHẬP (Trang 1)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w