1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Luận văn thạc sĩ) Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm của tổng công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam

104 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 106,14 KB

Nội dung

Trang 1

-TRẦN ANH QUÂN

HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM CỦATỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂMNGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, Năm 2020

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

-TRẦN ANH QUÂN

HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM CỦATỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂMNGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

CHUYÊN NGHÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS NGUYỄN VĂN GIAO

Hà Nội, Năm 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả luận văn xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa họccủa riêng tác giả Các số liệu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực vàchính xác Các đánh giá, nhận xét và kết luận trong luận văn chưa từngđược công bố trong công trình nào khác trước đó.

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

Tác giả

Trần Anh Quân

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Tiếnsỹ Nguyễn Văn Giao và toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Sau Đại Học -trường Đại học Thương Mại đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiệncho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu công trình tại trường.Nhờ đó mà tác giả đã hoàn thành Luận văn Thạc sỹ kịp tiến độ và hiệu quả.

Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể cán bộnhân viên Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phầnCông Thương Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quátrình điều tra, khảo sát thực tế, thu thập số liệu phục vụ cho việc phân tích,tổng hợp số liệu và viết luận văn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Trần Anh Quân

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan nghiên cứu 2

3 Mục đích và câu hỏi nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Những đóng góp của đề tài 6

7 Kết cấu của luận văn 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦACÔNG TY BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 7

1.1 Tổng quan về bảo hiểm phi nhân thọ 7

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm phi nhân thọ 7

1.1.2 Vai trò của bảo hiểm phi nhân thọ 11

1.1.3 Phân loại bảo hiểm phi nhân thọ 12

1.2 Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm phinhân thọ 13

1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ 13

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ 14

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ 19

1.3 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ 23

1.3.1 Kinh nghiệm của Công ty bảo hiểm Bảo Việt 23

1.3.2 Kinh nghiệm của Công ty bảo hiểm PVI 24

Trang 6

1.3.3 Bài học rút ra cho Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ

phần Công thương Việt Nam 27

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 29

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM CỦATỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 30

2.1 Tổng quan về Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phầnCông thương Việt Nam 30

2.2.3 Hiệu quả hoạt động 48

2.2.4 Khả năng sinh lời 52

2.3 Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh bảo hiểm của Tổng công ty cổ phầnbảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 55

3.1 Định hướng phát triển kinh doanh bảo hiểm của Tổng công ty cổ phần bảo hiểmNgânhàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam từ năm 2020 đến năm2022 62

Trang 7

3.1.1 Dự báo sự phát triển của thị trường bảo hiểm trong giai đoạn từ năm 2020đến năm 2022 62

3.1.2 Định hướng phát triển kinh doanh bảo hiểm của Tổng công ty cổ phần bảohiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 63

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm của Tổng công ty cổ phần bảo

hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 65

3.2.1 Hoàn thiện và phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu đa dạng của kháchhàng 65

3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 67

3.2.3 Chú trọng công tác đòi bồi thường của bên thứ 3 và xử lý tài sản đã được bồithường 70

3.2.4 Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc khách hàng 71

3.2.5 Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, đại lý 73

3.2.6 Tiếp tục quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín trên thị trường bảo hiểm phinhân thọ 75

3.2.7 Tích cực phổ biến kiến thức về bảo hiểm phi nhân thọ cho các khách hàngtiềm năng 77

3.3 Một số kiến nghị 80

3.3.1 Một số kiến nghị với các cơ quan chức năng 80

3.3.2 Kiến nghị đối với Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổphần Công thương Việt Nam 85

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 87KẾT LUẬN 88TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

6 Bảng 2.6 Hiệu suất sử dụng của toàn bộ tài sản 46

7 Bảng 2.7 Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh 48bảo hiểm phi nhân thọ

8 Bảng 2.8 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời 52Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu kế hoạch cơ bản của Tổng công

9 ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công 64thương Việt Nam

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiệu quả sản xuất, kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của doanhnghiệp, là mục tiêu cao nhất mà mọi doanh nghiệp phải hướng tới Hiệu quảkinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánhtrình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp… để đạt đượckết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất.

Bảo hiểm ở Việt Nam là một ngành dịch vụ không mới nhưng đầy triểnvọng Những lợi ích mà nó mang lại cho người dùng cũng như sự chăm sócchu đáo của các công ty bảo hiểm là lý do mà bảo hiểm phát triển vượt bậctrong thời gian qua Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết ngày31/12/2019, doanh thu phí gốc ngành bảo hiểm đạt mức 160.180 tỷ đồng (tăng20.54% so với cùng kỳ năm trước), trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phinhân thọ ước đạt 52.387 tỷ đồng (tăng 12,3% so với năm 2018), các doanhnghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 107.793 tỷ đồng (tăng 25% so với năm2018) Thị trường bảo hiểm tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, cơ chế, chính sáchtrong lĩnh vực bảo hiểm tiếp tục được hoàn thiện Tính đến 31/12/2019, thịtrường bảo hiểm có 66 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm (trong đó có 30doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 18 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 02doanh nghiệp tái bảo hiểm và 16 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) và 01 chinhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Côngthương Việt Nam được thành lập từ năm 2008, là một công ty con hoạt độngtrong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ của Ngân hàng thương mạicổ phần Công thương Việt Nam Đến nay sau 10 năm từ khi gia nhập thịtrường, công ty đã đạt được những thành tựu kinh doanh đáng kể, chiếm được

Trang 11

cảm tình và niềm tin của đông đảo khách hàng trong đó có rất nhiều kháchhàng lớn Tuy nhiên, thị phần của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàngthương mại cổ phần Công thương Việt Nam trên thị trường bảo hiểm phi nhânthọ vẫn rất khiêm tốn, năm 2018 chỉ chiếm 3,2% Không nằm ngoài tình hìnhchung của thị trường, lợi nhuận từ việc kinh doanh bảo hiểm là rất thấp do chiphí bồi thường, dự phòng bồi thường mang tính chất không lường trước được,mức độ cạnh tranh của thị trường khiến phí doanh thu bảo hiểm bị đẩy xuốngrất thấp không cân xứng với mức trách nhiêm/rủi ro mà công ty phải nhận.

Việc phân tích, đánh giá hiện trạng để tìm ra giải pháp nhằm nâng caohiệu quả kinh doanh bảo hiểm luôn là yêu cầu cấp thiết của VBI Ngoài ra,VBI là công ty chỉ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phi nhân

thọ Xuất phát từ nhu cầu đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “ Hiệu quả kinhdoanh bảo hiểm của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Thươngmại Cổ phần Công thương Việt Nam ” làm đề tài nghiên cứu luận văn của

mình, với mong muốn góp phần đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ của VBI.

2 Tổng quan nghiên cứu

Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến hiệu quảkinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, cụ thể:

- Luận văn thạc sỹ “Nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi

nhân thọ tại Công ty Bảo Việt Phú Thọ” (2014) của Lê Hồng Lâm, trường Đại

học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh bảohiểm phi nhân thọ, phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phinhân thọ tại Công ty Bảo Việt Phú Thọ, đánh giá những kết quả đạt được,những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế để từ đó đề xuất giải pháp giúpBảo Việt Phú Thọ nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.

Trang 12

- Luận văn thạc sỹ “Nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi

nhân thọ tại Phòng Kinh doanh khu vực Vĩnh Phúc của Công ty bảo hiểm BIDVTây Bắc” (2014) của Lê Văn Thành, trường Đại học Thái Nguyên.

Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về bảo hiểm phi nhân thọ vàhiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, phân thực trạng hiệu quả kinhdoanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Phòng Kinh doanh khu vực Vĩnh Phúc củaCông ty bảo hiểm BIDV Tây Bắc, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chếvà nguyên nhân của hạn chế Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất một số giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại PhòngKinh doanh khu vực Vĩnh Phúc của Công ty bảo hiểm BIDV Tây Bắc.

- Luận án tiến sỹ “Phát triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ tại

Việt Nam” (2015) của Hồ Công Trung, trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển hoạt động bảo hiểmphi nhân thọ; đề xuất phương pháp đánh giá mức độ phát triển và các nhân tốảnh hưởng tới phát triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam; đánhgiá thực trạng hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam, đặc biệt là làmrõ hạn chế cùng các nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển hoạt động bảohiểm phi nhân thọ tại Việt Nam Từ đó, luận án đã đề xuất hệ thống giải phápnhằm phát triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam.

- Luận văn thạc sỹ “Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ bảo

hiểm phi nhân thọ tại Công ty bảo hiểm Bảo Long Cần Thơ giai đoạn 2017 2025” (2017) của Võ Xuân Thi, Đại học Trà Vinh.

-Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh dịchvụ bảo hiểm phi nhân thọ Đồng thời, căn cứ trên dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, đềtài tập trung phân tích môi trường kinh doanh của Công ty bảo hiểm BảoLong Cần Thơ, để từ đó xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đedọa đối với Công ty Trên những cơ sở đó luận văn đã xây dựng chiến lược

Trang 13

kinh doanh dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ cho Công ty bảo hiểm Bảo LongCần Thơ giai đoạn 2017 - 2025.

- Luận văn thạc sỹ “Quản lý rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ tại Công ty

bảo hiểm PVI Sông Hồng” (2014) của Đỗ Huyền Cẩm Hà, trường Đại học

Thái Nguyên.

Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý rủi ro bảo hiểmphi nhân thọ Đồng thời, luận văn đã phân tích thực trạng quản lý rủi ro bảohiểm phi nhân thọ tại Công ty bảo hiểm PVI Sông Hồng, đánh giá nhữngkết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế Trên cơ sở đó, luậnvăn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro bảo hiểmphi nhân thọ tại Công ty bảo hiểm PVI Sông Hồng.

Nhìn chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực kinhdoanh bảo hiểm phi nhân thọ, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứuvề hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Tổng công ty cổ phầnbảo hiểm Ngân hàngthương mại cổ phần Công thương Việt Nam Đâychính là khoảng trống nghiên cứu mà tác giả đã lựa chọn để thực hiện đề tài

“ Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểmNgân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam”.

3.Mục đích và câu hỏi nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Khái quát, hệ thống hóa lý luận về bảo hiểm phi nhân thọ và hiệu quảhoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ của các công ty bảo hiểm(không bao gồm hoạt động đầu tư tài chính của các công ty bảo hiểm).

Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả quả kinh doanh bảo hiểmphi nhân thọ (không bao gồm hoạt động đầu tư tài chính) của Tổng công tycổ phần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân

Trang 14

thọ (không bao gồm hoạt động đầu tư tài chính) của Tổng công ty cổ phầnbảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.

3.2 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng VKD trong lĩnh vựcbảo hiểm phí nhân thọ là gì?

Câu hỏi 2: Thực trạng sử dụng VKD tại Tổng Công ty Cổ phần Bảohiểm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam như thế nào?

Câu hỏi 3: Cần có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả sử dụngVKD tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Thương mại Cổ phầnCông thương Việt Nam?

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động của Tổng Công ty Cổ phần Bảohiểm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam có 2 mảng chínhlà kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và đầu tư tài chính Trong phạm vi đề tàinày, tác giả tập trung nghiên cứu về hiệu quả của hoạt động kinh doanh bảohiểm phi nhân thọ của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Thương mạiCổ phần Công thương Việt Nam.

+ Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2017-2019.

5.Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính gồm: thống kê, mô tả, phân tích, so sánh, tổng hợp, điều tra, phỏng vấn Cụ thể:

- Thống kê, mô tả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Tổng Công ty

Trang 15

Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam.- Phân tích báo cáo tài chính, so sánh, tổng hợp thông tin, số liệu về tình hình tài chính của đơn vị.

7.Kết cấu của luận văn

Ngoài mở đầu và kết luận, danh mục biểu, sơ đồ, hình vẽ, danh mục chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo … luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hiệu quả kinh doanh của công ty

bảo hiểm phi nhân thọ

Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh bảo hiểm của TổngCông ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNGTY BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ

1.1 Tổng quan về bảo hiểm phi nhân thọ

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm phi nhân thọ

1.1.1.1 Khái niệm bảo hiểm phi nhân thọ

Mặc dù ra đời từ khá sớm, tuy nhiên đến này vẫn chưa có một kháiniệm thống nhất về bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng.Các nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm bảo hiểm khác nhau tùy vào gócđộ nghiên cứu khác nhau.

Nguyễn Văn Định (2012) tổng kết một số khái niệm phổ biến về bảohiểm như sau:

Dưới góc độ tài chính bảo hiểm được định nghĩa là “Bảo hiểm là mộthoạt động dịch vụ tài chính nhằm phân phối lại những chi phí mất mátkhông mong đợi”.

Dưới góc độ pháp lý giáo sư Hemard đưa ra khái niệm: “Bảo hiểm làmột nghiệp vụ, qua đó một bên là người được bảo hiểm chấp nhận trả mộtkhoản tiền cho chính mình hoặc cho bên thứ ba khác để trong trường hợprủi ro xảy ra sẽ nhận được một khoản tiền bồi thường từ bên khác là ngườibảo hiểm, người chịu trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro, đền bù thiệt hạitheo quy luật thống kê”.

Dưới góc độ kinh doanh bảo hiểm, các công ty, tập đoàn bảo hiểmthương mại trên thế giới đưa ra khái niệm: “Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơchế này một người, hay một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủiro cho các công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo

Trang 17

hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữatất cả những người được bảo hiểm”.

Mặc dù có sự khác biệt trong các khái niệm về bảo hiểm, nhưng nhìnchung các khái niệm đều mô tả được tính chất san sẻ rủi ro của bảo hiểm,chuyển giao rủi ro thông qua cơ chế phí bảo hiểm Bởi vậy có thể hiểu: “Bảohiểm là một dịch vụ tài chính, thông qua đó một cá nhân hay tổ chức có quyềnđược hưởng bồi thường hoặc được chi trả tiền bảo hiểm nếu rủi ro hay sự kiệnbảo hiểm xảy ra nhờ vào khoản đóng phí bảo hiểm cho mình hay cho ngườithứ ba khác thông qua hợp đồng bảo hiểm Khoản tiền bồi thường này do mộttổ chức (thường là công ty bảo hiểm) đảm nhận, tổ chức này có trách nhiệmtrước rủi ro hay sự kiện bảo hiểm và bù trừ chúng theo quy luật thống kê”.

Dịch vụ bảo hiểm có hai loại là bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phinhân thọ Trong đó, bảo hiểm phi nhân thọ là loại bảo hiểm đảm bảo chocác rủi ro khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra liên quan đến tổn thất về vật chấtvà tai nạn con người, trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm và độc lậpvới tuổi thọ con người.

1.1.1.2 Đặc điểm của bảo hiểm phi nhân thọ

Bảo hiểm phi nhân thọ có những đặc điểm chung của bảo hiểm, gồm:

Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm vô hình Đây cũng chính là đặc

điểm chung của sản phẩm các ngành dịch vụ Thực chất đó là một cam kếtbằng văn bản pháp lý của doanh nghiệp bảo hiểm với khách hàng về sự bảođảm cho khách hàng về mặt vật chất, tài chính trong trường hợp xảy ra rủi rođược quy định trong hợp đồng bảo hiểm với điều kiện là người bảo hiểm đượcthu trước một khoản tiền nhất định gọi là phí bảo hiểm Một doanh nghiệp bảohiểm uy tín chắc chắn sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của người tham gia bảohiểm Uy tín đó được thể hiện qua: danh tiếng và kinh nghiệm hoạt động củadoanh nghiệp, tình hình tài chính lành mạnh, chiến lược đầu tư vốn

Trang 18

hợp lý, nghiệp vụ vững chắc, chất lượng phục vụ cao… Người mua bảohiểm tin tưởng vào doanh nghiệp có khả năng và luôn sẵn sàng thực hiệnđầy đủ các cam kết trong hợp đồng Vì thế, uy tín của doanh nghiệp bảohiểm vô cùng quan trọng để quyết định ý tưởng lựa chọn của khách hàng.

Bảo hiểm có chu trình sản xuất ngược Xét về mặt kỹ thuật kinh

doanh thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng khác với các doanh nghiệp thôngthường khác Các doanh nghiệp thông thường đều hạch toán giá thành sảnphẩm dựa theo các khoản chi phí thực tế, giá cả được quyết định sau khi đãbiết được chi phí sản xuất ra hàng hóa đó Đối với doanh nghiệp bảo hiểm,mỗi hợp đồng bảo hiểm có thể được coi như một món hàng Phí bảo hiểmcủa nghiệp vụ bảo hiểm có thể ví như giá cả của nghiệp vụ bảo hiểm vàviệc tính giá cả này phát sinh trước khi có giá thành Điều đó nghĩa làdoanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải dự báo trước giá cả này trên cơ sở vận dụngquy luật số đông và dựa vào thống kê rủi ro, những số liệu tổn thất đã xảyra trong quá khứ, kinh nghiệm về những tổn thất xảy ra trước đây Tỷ lệ tổnthất trước đây chắc chắn sẽ có sự sai lệch nhất định so với tỷ lệ tổn thấtthực tế sẽ xảy ra sau này, thậm chí có khi mức độ sai lệch rất lớn Vì vậy,chỉ có thể xác định được khoản thu nhập của doanh nghiệp bảo hiểm nhưnglại có rất nhiều khả năng không xác định được trách nhiệm bồi thường sẽxảy ra sau này vì sự thay đổi về các yếu tố rủi ro.

Tâm lý người mua không muốn tiêu dùng dịch vụ Người muabảo hiểm không mong muốn có sự cố rủi ro xảy ra để được nhận quyền bảo

hiểm mặc dù rằng quyền lợi đó có thể nhiều hơn so với số phí phải đóng.Đặc điểm này có ảnh hưởng trực tiếp đến khâu khai thác, cụ thể là trongkhi giao dịch, chào bán dịch vụ, cán bộ bảo hiểm sẽ phải chú ý, quan tâmđến tâm lý, sở thích của khách hàng để thuyết phục khách hàng khi họ nóikhông quan tâm đến rủi ro và không mong muốn rủi ro xảy ra với họ.

Trang 19

Kinh doanh bảo hiểm phải tuân thủ một số vấn đề thuộc nguyêntắc như: nguyên tắc sàng lọc, nguyên tắc dàn trải, nguyên tắc phân chiaphân tán rủi ro, đặc biệt là phải vận dụng quy luật số lớn Đặc điểm cơ bản

của việc vận dụng quy luật số lớn được thể hiện ở chỗ: trong hoạt độngnghiệp vụ của mình, doanh nghiệp bảo hiểm phải thu hút được một lượngđủ lớn khách hàng, ký kết được một lượng đủ lớn hợp đồng bảo hiểm thìmới đảm bảo hoạt động kinh doanh, số lượng sản phẩm bán được càngnhiều thì doanh nghiệp càng có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh Điều nàyxuất phát từ bản chất hoạt động bảo hiểm là biện pháp chia nhỏ tổn thất củamột hay một số ít người có khả năng cùng gặp một loại rủi ro đưa vào mộtquỹ chung bằng tiền được lập bởi sự đóng góp của những người cũng cókhả năng gặp tổn thất đó thông qua hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.Bằng cách chia nhỏ tổn thất như vậy, hậu quả lẽ ra rất nặng nề, nghiêmtrọng với một hoặc một số người sẽ trở thành không đáng kể, có thể chấpnhận được đối với cả cộng đồng người tham gia bảo hiểm.

Ngoài các đặc điểm cơ bản của hoạt động bảo hiểm như đã nêu trên,bảo hiểm phi nhân thọ còn có những đặc trưng là:

- Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ là một hợp đồng có thời hạn bảo hiểm thường là một năm hoặc ngắn hơn;

- Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ chỉ bồi thường và chi tiền bảo hiểm khi có rủi ro được bảo hiểm xảy ra;

- Phí bảo hiểm phi nhân thọ được tính cho thời hạn bảo hiểm thôngthường là từng năm bảo hiểm hoặc từng chuyến Phí bảo hiểm phi nhân thọkhông cố định và phụ thuộc vào mức độ rủi ro hay phạm vi bảo hiểm;

- Trừ các nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ, còn các nghiệpvụ khác như bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự giữa người bảo hiểm,người được bảo hiểm và người thứ ba có liên quan tới rủi ro bảo hiểm đều có mốiquan hệ về quyền lợi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Trang 20

1.1.2 Vai trò của bảo hiểm phi nhân thọ

- Góp phần bảo vệ tài sản, ổn định cuộc sống con người

Rủi ro đã gây ra những hậu quả rất lớn làm thiệt hại tài sản, tínhmạng và sức khỏe con người Dịch vụ bảo hiểm đã đáp ứng nhu cầu bảo vệvề mặt vật chất, tài chính trước rủi ro, giúp cho các tổ chức bảo toàn đượcvốn, tài sản, không bị phá sản, cá nhân và gia đình ổn định trước cuộc sống,không bị rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính và tinh thần.

- Thúc đẩy hoạt động tiết kiệm, tập trung vốn

Sự tồn tại của thị trường bảo hiểm với nhiều loại hình bảo hiểm đã giúpcho nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nhanh chóng phục hồi, khắc phụchậu quả sau rủi ro, đã tạo ra những suy nghĩ cần tham gia bảo hiểm Mỗi nămtrích một khoản tiền nhỏ để đóng bảo hiểm vẫn hơn rất nhiều lần việc tựphòng ngừa rủi ro khi không may rủi ro xảy ra phải mất đi số tiền rất lớn đểphục hồi, thay thế tài sản hoặc cá nhân, gia đình phải bỏ ra khoản tiền lớn đểkhắc phục hậu quả rủi ro trong lúc mức thu nhập chỉ có hạn Việc tiết kiệmcủa những người tham gia bảo hiểm có liên quan chặt chẽ đến việc tập trungvốn của các công ty bảo hiểm Bằng việc đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm,đáp ứng mọi nhu cầu bảo hiểm của nhiều khách hàng, nhiều đối tượng đã giúpcho các công ty bảo hiểm có một khoản phí tập trung rất lớn mà nếu không códịch vụ bảo hiểm thì khó có thể tập trung được.

- Góp phần đảm bảo an toàn, hạn chế tai nạn tổn thất

Hoạt động bảo hiểm là hoạt động kinh doanh thương mại đòi hỏi ngườibảo hiểm phải tính toán đến hiệu quả Muốn có hiệu quả đòi hỏi phải nghiêncứu kỹ rủi ro, thống kê tai nạn, tổn thất, xác định nguyên nhân tổn thất, giảiquyết bồi thường Người bảo hiểm đã chú ý đến việc tăng cường áp dụng cácbiện pháp phòng ngừa tổn thất, hạn chế tai nạn Mặt khác, bằng nghiệp vụ vàđúc kết từ thực tiễn nghiên cứu của mình, người bảo hiểm khi xem xét nhậnbảo hiểm đã đưa ra những đề nghị rất đúng mực, hợp lý để người tham gia

Trang 21

bảo hiểm thực hiện việc đảm bảo an toàn cho tài sản, tránh được những thiệt hại mà hậu quả làm hai phía đều có những mất mát.

- Góp phần ổn định chi phí

Nếu không tham gia bảo hiểm, khách hàng có thể tiết kiệm được mộtkhoản chi phí (phí bảo hiểm) giúp giảm chi (nếu các yếu tố khác khôngđổi) Nhưng thay vào đó họ phải tự mình lập ra những khoản dự phòng (cóthể rất lớn) để đề phòng cho những rủi ro, tổn thất có thể sẽ gặp phải trongtương lai, hoặc "chờ đợi" khi rủi ro, tổn thất xảy ra sẽ phải có những khoảnchi phí phát sinh (có thể rất lớn) để bù đắp, giải quyết thiệt hại, tổn thất.Như vậy dù bằng cách này hay cách khác, khi không tham gia bảo hiểm,với những rủi ro tổn thất có thể sẽ xảy ra trong tương lai, khách hàng khôngthể chủ động về mặt chi phí để "đối phó" với những rủi ro, tổn thất này.Ngược lại, khi tham gia bảo hiểm, khách hàng có thể chủ động về mặt chiphí Bằng việc đóng những khoản phí bảo hiểm (rất nhỏ so với những thiệthại, tổn thất khi rủi ro xảy ra), khách hàng sẽ được đảm bảo an toàn bởi cáccông ty bảo hiểm Khi đó, dịch vụ bảo hiểm sẽ giúp cho người tham gia bảohiểm yên tâm ổn định chi phí khi rủi ro đến với mình.

1.1.3 Phân loại bảo hiểm phi nhân thọ

Bảo hiểm phi nhân thọ là lĩnh vực bảo hiểm có phạm vi rất rộng Nóbao gồm tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dânsự và một phần bảo hiểm con người Có nhiều tiêu thức khác nhau để phânloại bảo hiểm phi nhân thọ, các tiêu thức chủ yếu thường được sử dụng đểphân loại bảo hiểm phi nhân thọ là:

Theo đối tượng bảo hiểm, Bảo hiểm phi nhân thọ được chia thànhbảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm bệnh tật, tai nạncon người.

Theo tiêu thức phân loại truyền thống, Bảo hiểm phi nhân thọ được chia thành bảo hiểm hàng hải và bảo hiểm phi hàng hải.

Trang 22

Theo đặc tính kỹ thuật và pháp lý, bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người; Bảo hiểm tài sản và bảohiểm thiệt hại; Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển,đường sông, đường sắt và đường hàng không; Bảo hiểm hàng không; Bảohiểm xe cơ giới; Bảo hiểm cháy nổ; Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dânsự chủ tàu; Bảo hiểm trách nhiệm chung; Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tàichính; Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; Bảo hiểm nông nghiệp; Các nghiệpvụ bảo hiểm phi nhân thọ khác khác do Chính phủ quy định.

1.2 Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp bảohiểm phi nhân thọ

1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế, phản ánh trình độkhai thác và sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm thực hiệnmục tiêu kinh doanh, với chi phí bỏ ra ít nhất mà đạt hiệu quả cao nhất.

Hiệu quả kinh doanh biểu hiện ở công thức:

Hiệu quả kinh doanh = Kết quả thu được/Chi phí bỏ ra

Hiệu quả kinh doanh là một khái niệm phức tạp và khó đánh giáchính xác, vì hiệu quả kinh doanh được xác định bởi mối tương quan giữahai đại lượng là kết quả đạt được và chi phí bỏ ra, mà cả hai đại lượng nàykhông có sự đồng bộ chặt chẽ và cũng khó đánh giá chính xác.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, chi phí bỏ ra baogồm các loại chi phí như chi phí bồi thường, chi phí quản lý doanh nghiệp vàkết quả thu được là doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ, lợi nhuận.

Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là mốiquan tâm của mọi doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp kinh doanh bảohiểm phi nhân thọ nói riêng Đó cũng là vấn đề bao trùm và xuyên suốt, thểhiện trong công tác quản lý, bởi suy cho cùng quản lý kinh tế là để đảm bảotạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh Tất cả

Trang 23

những cải tiến, những đổi mới về nội dung, phương pháp, biện pháp áp dụngtrong quản lý chỉ thực sự đem lại ý nghĩa khi chúng làm tăng được hiệu quả kinhdoanh Vì vậy, hiệu quả kinh doanh không những là thước đo về chất lượng,phản ánh tổ chức, quản lý kinh doanh, mà còn là vấn đề sống còn của doanhnghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì trướchết đòi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả Hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao,doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng đầu tư, nâng cấp máy móc thiết bị, đổimới công nghệ tiên tiến hiện đại Kinh doanh có hiệu quả là tiền đề nâng caophúc lợi cho người lao động, kích thích người lao động tăng năng suất lao độngvà là điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ

1.3.3.1 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Giá trị tài sản ngắn hạn/Giá trị nợ ngắn hạn

Tỷ lệ này thể hiện cứ một đồng nợ ngắn hạn thì công ty có bao nhiêuđồng tài sản ngắn hạn để đảm bảo thanh toán Tỷ lệ này càng lớn thì khả năngtrả nợ ngắn hạn của công ty càng cao Nếu Rc < 1, điều này chứng tỏ công tyđang khó khăn trong việc thanh toán nợ Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá lớn,chứng tỏ tiền đã tồn đọng nhiều ở tài sản ngắn hạn, có nghĩa là công ty đangsử dụng vốn không hiệu quả Nếu vốn tập trung nhiều ở khoản đầu tư ngắnhạn (ví dụ: gửi ở ngân hàng có kỳ hạn) thì có thể hợp lý, nhưng nếu vốn tậptrung ở khoản phải thu (phí bảo hiểm) thì công ty đã bị chiếm dụng vốn Đốivới kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, giá trị hàng tồn kho không đáng kể,không ảnh hưởng đến tính thanh khoản của công ty Do đó tỷ lệ Khả năngthanh toán nợ ngắn hạn cũng chính là tỷ lệ thanh toán nhanh.

- Tỷ số chiếm dụng vốn

Tỷ số chiếm dụng vốn = Các khoản phải thu/ (Các khoản phải trả - Quỹ dự trữ nghiệp vụ)

Trang 24

Tỷ số này chủ yếu đánh giá công nợ phí bảo hiểm từ khách hàng Tỷ sốnày cho ta biết doanh nghiệp bảo hiểm đang chiếm dụng vốn hay bị chiếmdụng vốn từ khách hàng Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 100% sẽ gây ra khả năngvốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp nhiều hơn vốn chiếm dụng từ đó dẫn đếngiảm hiệu quả sử dụng vốn và ngược lại, tỷ số này càng cao, nếu không thểthu hồi hết các khoản phải thu sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của cáckhoản phải trả, các khoản này chủ yếu là khoản bồi thường nên ít nhiều khảnăng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của công ty.

1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng vốn

- Hiệu suất sử dụng của toàn bộ tài sản

Hiệu suất sử dụng của toàn bộ tài sản = Doanh thu thuần/Tổng tài sảnbình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản bình quân trong kỳ tạo ra đượcbao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng cao thể hiện khả năngtạo ra doanh thu thuần của TTS càng cao, năng lực sử dụng tài sản củacông ty càng cao.

Bằng cách nhân (x) và chia (:) tử số và mẫu số của chỉ tiêu này với sốVCSH, ta có:

Hiệu suất sử dụng VCSH bình quân Doanh thu thuầnx

=của toàn bộ tài sản

TTS bình quân VCSH bình quânHay:

Hiệu suất sử dụng Hệ số tự Hiệu suất sử dụngcủa toàn bộ tài sản = tài trợ x của VCSHTừ đây, ta thấy: để tăng hiệu suất sử dụng của TTS, từ đó, góp phầnnâng cao hiệu quả kinh doanh, công ty phải tìm mọi biện pháp thích hợp đểtăng hệ số tài trợ và hiệu suất sử dụng của VCSH.

Trang 25

- Hiệu suất sử dụng của VCSH

Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuần

x 100%=

của VCSH

VCSH bình quân

Tương tự chỉ tiêu hiệu suất sử dụng của TTS, chỉ tiêu này cho biết khảnăng tạo ra doanh thu thuần của VCSH bình quân, chỉ tiêu này càng cao thểhiện năng lực hoạt động của VCSH càng cao Khi đánh giá chỉ tiêu này nhàphân tích cần so sánh số liệu của các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc đểthấy sự biến động của chỉ tiêu, ngoài ra cần lập phương trình phản ánh mốiquan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng để thấy được sự ảnhhưởng của các nhân tố liên quan đến chỉ tiêu xem xét Cụ thể nhân (x) và chia(:) tử số và mẫu số của chỉ tiêu này với số tổng số tài sản, ta có:

Hiệu suất sử dụng TTS bình quân Doanh thu thuần

của VCSH

VCSH bình quân TTS bình quânHay:

Hiệu suất sử Hệ số tài sản Hiệu suất sử dụng

1.2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm

- Tỷ lệ chi quản lý doanh nghiệp:

Trang 26

Tỷ lệ chi quản lý doanh nghiệp = Chi phí quản lý doanh nghiệp/Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Trang 27

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả trong quản lý hoạt động kinh doanhcủa công ty bảo hiểm phi nhân thọ Bảo hiểm là một ngành đặc thù nên chiphí quản lý chiếm tỷ lệ tương đối cao trong hoạt động kinh doanh, tỷ lệ nàycàng thấp chứng tỏ khả năng quản lý hoạt động trong doanh nghiệp là tốt,ngược lại sẽ là yếu kém trong khả năng quản lý.

- Tỷ lệ chi bồi thường:

Tỷ lệ chi bồi thường = (Tổng chi bồi thường bảo hiểm + Tăng dựphòng dao động lớn)/Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Tỷ lệ chi bồi thường phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty bảohiểm phi nhân thọ rõ ràng nhất Tỷ lệ này khi quá cao cho thấy bồi thườnggốc và bồi thường nhận tái quá lớn trong khi đòi người thứ 3 không đạt chitiêu mong muốn, từ đó cho thấy hoạt động kinh doanh và chất lượng dịchvụ của công ty không được đảm bảo gây suy giảm hiệu quả kinh doanh.- Tỷ lệ chi khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm:

Tỷ lệ chi khác hoạt động kinh doanh = (Chi hoa hồng bảo hiểm + Chiphí khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm)/Doanh thu thuần hoạt động kinhdoanh bảo hiểm

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí khác cho hoạt độngkinh doanh bảo hiểm của công ty bảo hiểm phi nhân thọ.

Trang 28

1.2.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng giá trị tài sản

Đây là tỷ số đo lường hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn tài sản củamột doanh nghiệp ROA đó lường khả năng sinh lời của cả vốn chủ sở hữuvà cả của nhà đầu tư Chỉ tiêu phản ánh cứ 100 đồng tài sản được đầu tưcủa doanh nghiệp thì thu được bao nhiêu lợi nhuận trước thuế Tỷ số ROAnối kết các kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh với hoạt động đầu tưcủa một doanh nghiệp không kể doanh nghiệp đã dùng nguồn vốn nào đểphục vụ cho các hoạt động đầu tư của mình.

- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE) ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

Khi chủ sở hữu đầu tư 100 đồng thì lợi nhuận sau thuế được tạo ra baonhiêu đồng Tỷ số này đo lường hiệu quả khả năng sử dụng vốn chủ sở hữucủa một doanh nghiệp để tạo ra thu nhập và lãi cho các cổ đông thường.Nói cách khác, nó đo lường thu nhập trên một đồng vốn chủ sở hữu đượcđưa vào sản xuất kinh doanh, hay còn gọi là mức hoàn vốn đầu tư cho vốnchủ sở hữu Khi tính chỉ tiêu này cần lưu ý: Vốn chủ sở hữu doanh nghiệpchính là giá trị ròng của doanh nghiệp, thường được xác định bằng giá trịthị trường hoặc đơn giản lấy bằng giá trị sổ sách (tổng tài sản trừ tổng nợ).- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị doanh thu thuần đem lại mấy đơn vị LN sau thuế Chỉ tiêu này càng cao thể hiện khả năng sinh lợi của doanh thu thuần càng cao.

- Hệ số LN trước thuế và lãi vay so với lãi vay

Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với lãi vay = Lợi nhuận trước

Trang 29

thuế và lãi vay/Lãi vay

Chỉ tiêu này cho biết khả năng chi trả lãi vay của công ty bởi vì, LN màcông ty thu được trước khi đóng thuế và lãi vay có đủ để trả lãi vay haykhông Trị số của chỉ tiêu này nếu < 1, chứng tỏ công ty kinh doanh bị lỗ, LNthu được không đủ chi trả lãi vay; nếu = 1, chứng tỏ LN thu được chỉ vừa đủđể trang trải lãi vay; còn nếu > 1, chứng tỏ công ty có thừa khả năng bù đắplãi vay và đóng thuế cũng như để lại tích luỹ hay chia cho các thành viên.

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ

1.2.3.1 Yếu tố khách quan

- Yếu tố chính trị và luật pháp: Các yếu tố thuộc môi trường chính trị vàluật pháp tác động mạnh đến việc hình thành và khai thác cơ hội kinh doanh vàthực hiện mục tiêu của công ty Tình hình ổn định chính trị là tiền đề quan trọngcho hoạt động kinh doanh không chỉ trong lĩnh vực bảo hiểm, thay đổi về chính trịcó thể gây ảnh hưởng có lợi cho nhóm công ty này hoặc kìm hãm sự phát triển củacông ty khác Hệ thống pháp luật hoàn thiện với luật kinh doanh bảo hiểm đượcban hành và sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranhlành mạnh cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng gian lận, kinh doanh thiếu trungthực như tình trạng cạnh bôi xấu các công ty bảo hiểm cạnh tranh hay khách hàngcố ý trục lợi từ hoạt động mua bán bảo hiểm phi nhân thọ Mức độ ổn định vềchính trị và luật pháp của một quốc gia cho phép công ty có thể đánh giá được mứcđộ rủi ro của môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của của nó đến doanh nghiệpnhư thế nào, vì vậy nghiên cứu các yếu tố chính trị và luật pháp là yêu cầu khôngthể thiếu được khi doanh nghiệp tham gia vào thị trường Ví dụ như cần kiểm tra kĩcàng xem chính trị nơi kinh doanh bảo hiểm có ổn định hay không hay pháp luật sởtại có chặt chẽ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm diễn ra an toàn không.

Trang 30

- Yếu tố kinh tế: Có thể tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhậpmở rộng thị trường Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến sức mua, sự thay đổi nhucầu tiêu dùng hay xu hướng phát triển của các ngành bảo hiểm, các yếu tố kinhtế đó bao gồm:

+ Hoạt động ngoại thương: xu hướng đóng mở của nền kinh tế có ảnhhưởng các cơ hội phát triển của doanh nghiệp, các điều kiện canh tranh Nhất làtrong tình hình hiện nay, rất nhiều các công ty bảo hiểm phi nhân thọ nhảy vàothị trường Việt Nam thì một cơ chế tốt sẽ giúp hoạt động kinh doanh bảo hiểmtốt và công bằng hơn giúp các doanh nghiệp trong nước tránh được những bất lợikhi cạnh tranh với các công ty bảo hiểm phi nhân thọ danh tiếng hơn.

+ Lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập,tích luỹ, tiêu dùng, kích thích hoặc kìm hãm nhu cầu sử dụng bảo hiểm củangười dân Nếu lạm phát quá cao sẽ gây nên hiện tượng sụt giảm nhu cầu vềbảo hiểm phi nhân thọ vì đặc thù bảo hiểm phi nhân thọ là một loại sản phẩmtốn rất nhiều chi phí do vậy nếu lạm phát quá cao sẽ đẩy người mua bảo hiểmvào thế khó khi chi phí dành cho bảo hiểm của họ trở nên quá lớn.

+ Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế ảnh hưởng đến vị trí vai trò và xuhướng phát triển của các ngành kinh tế kéo theo sự thay đổi chiều hướngphát triển của công ty Một ví dụ điển hình là sự chuyển hướng nền kinh tếViệt Nam từ nước nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ đã tạora nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bảo hiểm phi nhân thọ vìkhi chuyển dịch sang công nghiệp dịch vụ thì nhu cầu về bảo đảm cho cuộcsống sẽ tăng cao giúp các dịch vụ về bảo hiểm phát triển.

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Thể hiện xu hướng phát triển chung củanền kinh tế liên quan đến khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh củamỗi doanh nghiệp bảo hiểm Tốc độ tăng trưởng càng cao sẽ phản ánh rõ ràng quanhu cầu của người dân với các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ bởi

Trang 31

khi nền kinh tế tăng trưởng kéo theo người dân có nhiều tiền hơn cho các dịch vụ trong đó có bảo hiểm.

- Các yếu tố văn hóa xã hội

Các yếu tố này có ảnh hưởng lớn tới khách hàng cũng như hoạt độngkinh doanh của công ty bảo hiểm phi nhân thọ, là yếu tố hình thành tâm lý,thị hiếu của người tiêu dùng Ví dụ người Việt Nam thường rất coi trọnggiá trị của các tài sản lớn như ô tô, do vậy bảo hiểm phi nhân thọ có thể dễdàng tiếp cận với nhu cầu mua bảo hiểm cho ô tô của người dân Thông quayếu tố văn hóa xã hội, công ty bảo hiểm sẽ có sự hiểu biết về đối tượngphục vụ, qua đó lựa chọn các phương thức kinh doanh phù hợp.

- Yếu tố khách hàng

Khách hàng là những người có nhu cầu và khả năng thanh toán về dichvụ của công ty bảo hiểm phi nhân thọ Khách hàng là nhân tố quan trọngquyết định sự thành bại của công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nền kinh tếthị trường Khách hàng có nhu cầu rất phong phú và khác nhau tùy theo từnglứa tuổi, giới tính, mức thu nhập, tập quán Do đó, công ty bảo hiểm phi nhânthọ phải có chính sách đáp ứng nhu cầu từng nhóm khách hàng cho phù hợp.- Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh bao gồm các nhà kinh doanh bảo hiểm phi nhânthọ hoặc kinh doanh các sản phẩm có khả năng thay thế Đối thủ cạnh tranhcó ảnh hưởng lớn đến công ty bảo hiểm phi nhân thọ Công ty có cạnhtranh được thì mới có khả năng tồn tại, ngược lại, sẽ bị đào thải khỏi thịtrường Cạnh tranh giúp công ty bảo hiểm phi nhân thọ có thể nâng caochất lượng hoạt động của mình để phục vụ khách hàng tốt hơn.

Trang 32

1.2.3.2 Yếu tố chủ quan

- Năng lực của cán bộ, nhân viên

Thể hiện ở kiến thức, kinh nghiệm có khả năng đáp ứng cao yêu cầucủa công ty bảo hiểm phi nhân thọ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đượcgiao, đội ngũ cán bộ, nhân viên trung thành, đoàn kết, năng động, biết tậndụng và khai thác các cơ hội kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.

- Uy tín của công ty bảo hiểm phi nhân thọ

Đây là yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn, chấp nhận và quyết địnhmua hàng của khách hàng Trong mối quan hệ mua bán, yếu tố uy tín củabên mua sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bán hàng, tạo khả năngcạnh tranh thu hút khách hàng, mở rộng thị trường kinh doanh bảo hiểm.- Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại

Trong thời kỳ 4.0 hiện nay, công nghệ thông tin đóng vai trò quantrọng trong việc đảm bảo hiệu quả của hoạt động kinh doanh bảo hiểm Hệthống công nghệ thông tin có thể giúp các công ty bảo hiểm giảm bớt cácloại chi phí, cũng góp phần nâng cao chất lượng của các sản phẩm bảohiểm, tăng mức độ hài lòng cho khách hàng Đồng thời, thông qua hệ thốngcông nghệ thông tin mà tương tác giữa các công ty bảo hiểm với kháchhàng sẽ thuận lợi hơn, mức độ tương tác tăng lên sẽ giúp công ty bảo hiểmtạo được mối liên hệ thân quen với khách hàng, giữ chân khách hàng.

- Vị trí địa lý, cơ sở vật chất

Vị trí địa lý thuận lợi để công ty bảo hiểm đặt văn phòng là những vị trítrong trung tâm thành phố, có lượng khách hàng tiềm năng lớn và điều kiện giaothông thuận tiện Cơ sở vật chất thể hiện ở việc đầu tư trang thiết bị, văn phòngkinh doanh hiện đại, thuận tiện và thoải mái cho khách hàng Hai yếu tố này chophép công ty bảo hiểm phi nhân thọ thu hút sự chú ý của khách hàng, thuận tiệncung cấp thông tin về các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng.

Trang 33

1.3 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ

1.3.1 Kinh nghiệm của Công ty bảo hiểm Bảo Việt

Công ty bảo hiểm Bảo Việt là một trong những công ty hàng đầu thịtrường bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam Để nâng cao hiệu quả kinhdoanh bảo hiểm phi nhân thọ, công ty luôn chú trọng nâng cao chất lượngdịch vụ, đặc biệt trong lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới.

Bảo Việt đã tiên phong ứng dụng công nghệ tiên tiến về bồi thườngbảo hiểm xe cơ giới thông qua việc hợp tác với Audatex, nhà cung cấphàng đầu thế giới về các giải pháp phần mềm vận hành, quản lý chất lượngbồi thường bảo hiểm xe cơ giới, nhằm rút ngắn tối đa thời gian xử lý bồithường, tối ưu hóa kết nối tác nghiệp giữa Bảo hiểm Bảo Việt và các hãngxe hàng đầu tại Việt Nam như Toyota, Ford, Mercedes-Benz…

Đặc biệt, để giảm thời gian giải quyết bồi thường và nâng cao chấtlượng sửa chữa, Bảo Việt còn hợp tác toàn diện với tất cả các hãng xe lớn tạiViệt Nam, liên kết sửa chữa chính hãng trên 600 gara Từ việc hợp tác nàykhách hàng nhận được dịch vụ bồi thường nhanh nhất với chính sách bảo lãnh1 cửa (không cần thanh toán tiền mặt), duyêt giá sửa chữa nhanh chóng…

Bên canh đó, Bảo Việt cũng đã cho ra mắt nhóm sản phẩm mới bao gồmBảo hiểm du lịch (Travel Easy), bảo hiểm trễ chuyến bay (Flight Easy), bảo hiểmthiết bị điện tử (Gadget Easy) và bảo hiểm hàng hóa (E-cargo Policy) trên nềntảng ứng dụng công nghệ 4.0 Khách hàng sẽ hoàn toàn chủ động trong việcmua, đăng ký, quản lý và theo dõi các đơn hàng BH thông qua phần mềm trựctuyến Việc yêu cầu BH cũng dễ dàng và nhanh gọn hơn khi các thủ tục đềuđược thực hiện trên nền tảng công nghệ mới Đặc biệt, đối với sản phẩm BH trễchuyến bay (Flight Easy), khách hàng sẽ ngay lập tức nhận được bồi thường khicó thông báo từ hệ thống với vài bước cung cấp thông tin trực tuyến mà khôngcần phải chờ đợi hay nộp nhiều loại hồ sơ giấy tờ.

Trang 34

Bảo hiểm Bảo Việt đã chú trọng đầu tư, phát triển hệ thống hướng tớitối đa sự thuận tiện cho khách hàng với gần 80 công ty thành viên, trên 300phòng khu vực và 1.000 giám định viên trên toàn quốc, trung tâm dịch vụkhách hàng online 24/7 tiếp nhận sự cố, hỗ trợ cứu hộ miễn phí xe bị sự cốkỹ thuật (không phải do tai nạn) và điều tiết giám định viên tại các thànhphố lớn bằng công nghệ bản đồ số kết hợp định vị GPS…, nhằm mang lạilợi ích cao nhất cho khách hàng và cộng đồng.

Chính sự đầu tư hệ thống để nâng cao chất lượng dịch vụ và phươngchâm “Lấy khách hàng làm trung tâm” đó, trong nhiều năm gần đây, Bảohiểm Bảo Việt luôn là công ty đứng đầu top thị trường bảo hiểm phi nhânthọ về thị phần, doanh thu phí bảo hiểm cũng như uy tín hoạt động.

1.3.2 Kinh nghiệm của Công ty bảo hiểm PVI

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ trong lĩnhvực bán lẻ, Bảo hiểm PVI đã đẩy mạnh kết nối hệ thống ứng dụng côngnghệ thông tin với các đối tác lớn để bán bảo hiểm bằng công nghệ Đây làxu hướng kinh doanh mới và Bảo hiểm PVI là một trong những doanhnghiệp chuẩn bị nền tảng từ rất sớm và ứng dụng có hiệu quả.

Với việc phát triển sản phẩm mới, Bảo hiểm PVI chú trọng vào cáckênh phân phối online Bảo hiểm PVI hợp tác với VNPAY, một công ty thanhtoán điện tử lớn tại Việt Nam, để bán các sản phẩm bảo hiểm qua ứng dụngmobile apps trên hệ thống các đối tác ngân hàng lớn của VNPAY Với nềntảng công nghệ hiện đại, tiên tiến, mạng lưới rộng khắp của các ngân hàng,việc triển khai các sản phẩm bảo hiểm sẽ nhanh chóng và tiện lơi hơn.

Ngoài ra, Bảo hiểm PVI cũng đã phối hợp bán chéo sản phẩm bảo hiểmNgũ Phúc Ưu Việt với Asahi và sản phẩm bảo hiểm tai nạn cá nhân, hỗ trợnằm viện với Smart Buddy, công ty chuyên về lĩnh vực Bảo hiểm - Tài chínhhoạt động trên nền tảng trực tuyến, tập trung vào việc bán lẻ các sản phẩm tài

Trang 35

chính và bảo hiểm Cùng với nhiều sản phẩm khác đang được bán trựctuyến, với 2 sản phẩm này Bảo hiểm PVI thực hiện cấp giấy chứng nhậnbảo hiểm điện tử cho khách hàng Đây được xem là tiền đề lớn để Bảohiểm PVI đẩy mạnh bán hàng qua các kênh điện tử, phù hợp xu thế trongthời đại 4.0 hiện nay Gần đây nhất Bảo hiểm PVI đã đưa ra thị trường sảnphẩm Bảo hiểm bệnh hiểm nghèovà Bảo hiểm bệnh ung thư, ngoài việc xâydựng chương trình triển khai trên toàn hệ thống còn hợp tác với eBaohiemđể cung cấp trực tuyến cho khách hàng.

Song song đó, việc phát triển mạng lưới, mở rộng thị trường đượcBảo hiểm PVI tiếp tục thực hiện Năm 2018 đã thành lập 3 Đơn vị thànhviên mới nâng tổng số Đơn vị thành viên lên con số 36, góp phần tăngdoanh thu đồng thời quảng bá thương hiệu PVI ngày một sâu rộng hơn.

Bảo hiểm PVI còn thực hiện nhiều biện pháp để rút ngắn quy trình giảiquyết khiếu nại, nghiệp vụ bảo lãnh, chi trả bảo hiểm sức khỏe và hoạt độnggiám định, bồi thường xe cơ giới Trung tâm dịch vụ khách hàng của Bảohiểm PVI mang đến một dịch vụ khép kín cho các khách hàng thông qua việctiếp nhận các yêu cầu qua các kênh thông tin như điện thoại, email, tư vấntrực tuyến… đồng thời phối hợp với đơn vị để giải quyết yêu cầu của kháchhàng nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả Kênh bán bảo hiểm trực tuyến củaBảo hiểm PVI cũng được khách hàng đánh giá tốt với nhiều ưu điểm nổi bậtnhư thao tác đơn giản, tính bảo mật cao, phương thức thanh toán đa dạng, cónhiều ưu đãi về phí… Hệ thống giám định trực tuyến hiện đại, ưu việt, giảmthiểu tối đa thời gian chờ đợi của khách hàng Tại Bảo hiểm PVI, mô hìnhquản lý tập trung giám định viên và hotline đưa về 2 Trung tâm chăm sóckhách hàng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Khi khách hàng gặp sựcố, có thể gọi số hotline 24/7 để được hướng dẫn xử lý, đồng thời Bảo hiểmPVI cũng có căn cứ để cử đội ngũ Giám định viên xuống hiện trường hỗ trợ

Trang 36

khách hàng nhanh chóng và chính xác.

Đáng chú ý là phát triển nguồn nhân lực, với môi trường làm việc năngđộng cùng nhiều chính sách thu hút nhân tài, Bảo hiểm PVI hiện có hơn 2.300cán bộ nhân viên trên toàn quốc Các văn phòng làm việc tại 38 đơn vị thànhviên và văn phòng đại diện khách hàng được thiết kế đồng bộ, hiện đại, tiêuchuẩn giúp các nhân viên hoàn toàn chủ động, sáng tạo trong công việc Đội ngũlao động đa dạng, trẻ, giàu nhiệt huyết với trình độ cao chính là một trong nhữngnhân tố quan trọng góp phần tạo nên thành công cho công ty Để đảm bảo nguồnlực, ngoài những chế độ chính sách đãi ngộ tốt, trong năm 2018 Bảo hiểm PVIđã tổ chức hơn 50 khóa học cho các cấp, tập trung vào kỹ năng quản lý, các kiếnthức chuyên sâu với hơn 3.500 lượt cán bộ nhân viên tham gia.

Rà soát và đào tạo đội ngũ Giám định viên cũng là một trong nhữngcông tác được Bảo hiểm PVI chú trọng Trong năm 2018, gần 200 cán bộGiám định viên của Bảo hiểm PVI đã được tham gia các khóa huấn luyệntừ cơ bản đến nâng cao đặc biệt kỹ năng giám định hiện trường, đồng thờitrải qua những cuộc sát hạch khắt khe Không chỉ phải nắm vững về chuyênmôn, Giám định viên của Bảo hiểm PVI còn phải tuân thủ các quy địnhnghiêm ngặt về tác phong, đồng phục trong suốt thời gian làm việc Tất cảnhững yếu tố đó đã tạo nên một hình ảnh một Bảo hiểm PVI chuyên nghiệptrong lòng khách hàng.

Ngoài ra, công tác đào tạo cán bộ quản lý cũng được công ty tổ chứcthực hiện Ngoài việc tập trung vào các kỹ năng phát triển năng lực bảnthân, học viên còn phải hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ, chức năng của ngườiquản lý, các yếu tố, phương thức để xây dựng nên một đội ngũ thành côngvà cách thức đào tạo, huấn luyện, tạo môi trường cũng như làm thế nào đểtạo động lực cho nhân viên phát triển.

Với những giải pháp trên, Bảo hiểm PVI đã duy trì chiến lược phát

Trang 37

triển quy mô song hành với hiệu quả, đảm bảo duy trì chất lượng dịch vụkhách hàng, tập trung phát triển công nghệ thông tin, các kênh sản phẩmliên kết, các sản phẩm bảo hiểm mới có tính ưu việt cho khách hàng, vàthành lập thêm các chi nhánh ở các địa bàn tiềm năng.

1.3.3 Bài học rút ra cho Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Từ những kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phinhân thọ của Bảo Việt và PVI, có thể rút ra một số bài học cho Tổng côngty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương ViệtNam trong quá trình nỗ lực nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phinhân thọ, cụ thể như sau:

- Đầu tư hệ thống công nghệ thông tin, phát triển sản phẩm trên nềntảng công nghệ thông tin hiện đại Việc tăng cường ứng dụng công nghệ mới sẽgiúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, tránh rủi ro trong điềuhành quản lý kinh doanh đồng thời cũng tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho kháchhàng, đặc biệt trong các khâu lựa chọn sản phẩm bảo hiểm, ký kết hợp đồng,thanh toán phí bảo hiểm, khai báo giám định tổn thất, giải quyết bồi thường,tương tác với khách hàng… Việc triển khai, ứng dụng công nghệ trong các khâulựa chọn sản phẩm bảo hiểm, ký kết hợp đồng, thanh toán phí bảo hiểm, khaibáo giám định tổn thất, giải quyết bồi thường, tương tác với khách hàng… sẽgiúp các doanh nghiệp bảo hiểm đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanhnhất, tốt nhất.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để góp phần nâng cao chấtlượng dịch vụ Bảo hiểm phi nhân thọ là một sản phẩm dịch vụ, và do vậy chấtlượng của đội ngũ nhân viên bán hàng sẽ tạo nên một phần của giá trị dịch vụ.Thực tế hoạt động thị trường bảo hiểm trong những năm qua cho thấy vẫn còntồn tại nhiều khó khăn, trong đó một trong những hạn chế là

Trang 38

năng lực quản trị, chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp bảohiểm chưa đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội nhất làtrong bối cảnh hội nhập quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm phảicạnh tranh cao hơn nữa Trình độ các đại lý hiện nay của Tổng công ty cổphần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam nóiriêng và thị trường bảo hiểm nói chung có cả 4 cấp độ: phổ thông trunghọc, trung cấp, cao đẳng và đại học trở lên Trong đó đại lý có trình độ tốtnghiệp phổ thông trung học chiếm nhiều nhất, thứ hai là đại lý tốt nghiệp từđại học trở lên Do vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cánbộ, nhân viên và các đại lý bảo hiểm là giải pháp cấp bách mà các công tybảo hiểm phi nhân thọ cần thực hiện.

Trên đây là những bài học rút ra từ kinh nghiệm của Bảo Việt và PVItrong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ Tổng côngty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương ViệtNamcó thể học hỏi những kinh nghiệm này để thực hiện nâng cao hiệu quảkinh doanh bảo hiểm của công ty mình.

Trang 39

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã nêu lý luận tổng quan về hoạt động bảohiểm phi nhân thọ gồm khái niệm, đặc điểm và vai trò của bảo hiểm phinhân thọ Tác giả cũng tiến hành phân loại hoạt động bảo hiểm phi nhânthọ theo các tiêu thức: đối tượng bảo hiểm (gồm bảo hiểm tài sản, bảo hiểmtrách nhiệm dân sự và bảo hiểm bệnh tật, tai nạn con người); phân loạitruyền thống (gồm bảo hiểm hàng hải và bảo hiểm phi hàng hải); đặc tínhkỹ thuật và pháp lý (gồm bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn conngười, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại, bảo hiểm vận chuyển hànghóa, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm nông nghiệp…).

Bên cạnh đó, Chương 1 cũng đã hệ thống cơ sở lý luận về hiệu quảkinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, gồm khái niệm, các chỉ tiêu đánh giáhiệu quả kinh doanh (gồm các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán, cácchỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng vốn, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạtđộng, các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời) và các yếu tố khách quan,chủ quan ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.

Đồng thời, tác giả cũng tìm hiểu kinh nghiệm trong nâng cao hiệuquả kinh doanh của hai công ty có hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ,làCông ty bảo hiểm Bảo Việt và Công ty bảo hiểm PVI Qua đó, tác giả đãrút ra bài học cho Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng thương mạicổ phần Công thương Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh,đó là phải đầu tư hệ thống công nghệ thông tin, phát triển sản phẩm trênnền tảng công nghệ thông tin hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhânlực để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ.

Trang 40

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM CỦA TỔNGCÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

2.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển

Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phầnCông thương Việt Nam có tiền thân là Công ty TNHH MTV Bảo hiểmNgân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Trụ sở chính tại Tầng 10,11, số126 Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội.

Trải qua hơn 10 năm thành lập từ 2008 đến nay, Tổng công ty cổphần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Namđãtăng trưởng, phát triển nhanh, mạnh mẽ với định hướng là một công ty bảohiểm vì giá trị nhân văn và mục tiêu dẫn đầu phân khúc bán lẻ trên thịtrường bảo hiểm Việt Nam, Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàngthương mại cổ phần Công thương Việt Namđược nhiều khách hàng tindùng bởi những cam kết chiến lược: dịch vụ khách hàng tốt, tăng trưởngmạnh, mang lại giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.

Lịch sử hình thành và phát triển của VBI:

2008: Thành lập Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trực thuộc 100% vốn Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

2013: Xây dựng thành công mô hình bảo hiểm ngân hàng, cung cấp các sản phẩm bảo hiểm qua mạng lưới ngân hàng (hơn 155 chi nhánhvà hơn 1000 điểm giao dịch).

Ngày đăng: 27/10/2020, 17:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w