1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tăng cường năng lực của các cơ quan kiểm toán tối cao trong đấu tranh phòng chống tham nhũng

8 22 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 244,64 KB

Nội dung

Bài viết nhằm mục đích tăng cường nhận thức về vai trò của SAI trong ngăn ngừa và đấu tranh chống tham nhũng và xây dựng năng lực cho các bên liên quan vì mục tiêu chung. Với tầm quan trọng đó, tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đều đồng ý đưa vấn đề này vào Chương trình nghị sự phát triển đến năm 2015.

Trang 1

KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI

tăng CƯƠøng năng LƯïC CuÛa CáC CƠ Quan KieÅm toán tối Cao tRong đấu tRanh

phòng Chống tham nhũng

NGUYỄN DIỆU THúY

Cuộc chiến phòng chống tham nhũng và tìm kiếm các mẫu thực hành hiệu quả về mối quan

hệ hợp tác giữa các Cơ quan kiểm tốn tối cao (SAI) và người dân để nâng cao trách nhiệm giải trình cơng dược đem ra thảo luận trong các hội thảo và hội nghị chuyên đề của Liên hợp quốc/INTOSAI từ những năm 1970 Kể từ đĩ, tính cấp thiết của những vấn đề này chỉ

cĩ ngày càng tăng mà khơng hề giảm Đây cũng là trọng tâm trao đổi trong các hội nghị chuyên đề từ năm

2011 đến 2013 của Liên hợp quốc/INTOSAI Các cuộc họp cấp cao về vấn đề này đều rút ra kết luận rằng,

sẽ khơng cĩ sự tin cậy trong việc quản lý các quỹ cơng mà khơng tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình và trong việc buộc các SAI phải đĩng vai trò quan trọng

Bài viết nhằm mục đích tăng cường nhận thức về vai trò của SAI trong ngăn ngừa và đấu tranh chống tham nhũng và xây dựng năng lực cho các bên liên quan vì mục tiêu chung Với tầm quan trọng đĩ, tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đều đồng ý đưa vấn đề này vào Chương trình nghị sự phát triển đến năm 2015 Chương trình nghị sự này với các nhĩm mục tiêu phát triển bền vững (SDG) yêu cầu phải đảm bảo một mơi trường an tồn tài chính để triển khai và đạt được các SDG

Từ khĩa: Phịng chống tham nhũng, vai trị của SAI.

Strengthening the capacity of Supreme Audit Institutions to fight against corruption

The fight against corruption and the search for effective practices of cooperation between SAIs and citizens

to enhance public accountability have been recurrent subjects of discussion during UN/INTOSAI seminars and symposiums since the 1970s Since then, the urgency of these subjects only increased They have been at the center of discussion during the UN/INTOSAI symposiums in 2011 and 2013 The conclusions of these events can be summarized by stating that there will be no trust in the management of public funds without increased transparency and accountability, and in achieving this audit institutions play an important role This article aims to increase the awareness of the importance of SAIs’ role in preventing and fighting corruption and capacity building of stakeholders for the shared development goals This is all the more important as the United Nations Member States are in the process of developing a Post-2015 Development Agenda This agenda with its single set of Sustainable Development Goals (SDGs) requires an enabling environment to safeguard the necessary finances for the implementation and achievement of SDGs

key words: Fight against corruption, roles of SAI.

1 Nhận thức về tham nhũng và vai trị của các

cơ quan kiểm tốn tối cao

1.1 Tham nhũng trong bối cảnh phát triển

kinh tế

Tham nhũng, đặc biệt là trong lĩnh vực cơng, là

một trong những vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị

hệ trọng và nguy hiểm mà thế giới đang phải đối mặt hàng ngày Tham nhũng bao gồm nhiều hoạt động chống lại sự phát triển của xã hội và quản trị tốt, bao gồm hối lộ, biển thủ, gian lận, vơ tổ chức,

lơ là, thiên vị, gia đình trị Trong khi tham nhũng là một vấn nạn ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong

Trang 2

lĩnh vực công Tham nhũng, quan liêu làm mất

hiệu quả hoạt động, hủy hoại nền dân chủ và các

quy định pháp luật, làm méo mó thương mại quốc

gia và quốc tế, hủy hoại nền quản trị và đạo đức cả

trong lĩnh vực tư, đe dọa an ninh quốc gia và toàn

cầu Tham nhũng gây nên hậu quả nghiêm trọng,

khiến hàng triệu người rơi vào nghèo đói và đau

khổ, là yếu tố tiềm tàng cho bất ổn xã hội, kinh tế

và chính trị Cùng với đó, tham nhũng là nguyên

nhân dẫn đến đói nghèo cũng như là rào cản để

vượt qua đói nghèo

Ở cấp độ quốc gia, tham nhũng còn là tội ác

mang tính xã hội bởi cái giá mà cộng đồng phải

chi trả là vô cùng lớn khi mà tham nhũng sẽ làm

gia tăng chi phí sản xuất bởi việc hối lộ thường

nhằm tránh các quy định của Nhà nước, được ưu

ái và giành được các hợp đồng không đúng quy

định pháp luật Đặc biệt, các chính sách công đối

với lợi ích cộng đồng trong các lĩnh vực y tế, môi

trường và tài chính bị bóp méo bởi hành động

tham nhũng, vốn có thể làm gia tăng chi phí xã hội

Tham nhũng cũng đồng thời tạo nên sự méo mó

cho đầu tư công đi chệch ra xa các dự án vì lợi ích chung như giáo dục vào các dự án mà hối lộ và lại quả phổ biến Tham nhũng làm giảm chất lượng dịch vụ và hạ tầng Chính phủ, làm gia tăng áp lực ngân sách lên Chính phủ Đồng thời, hành vi tham nhũng trốn thuế có thể làm giảm nguồn thu thuế của Nhà nước

Đối với các nước đang phát triển thì hệ quả này còn nguy hiểm hơn Bất kể được xem như là nguyên nhân hay hệ quả của sự kém phát triển, tham nhũng khiến cho nguồn lực công dành cho tăng trưởng càng khan hiếm, làm méo mó đóng góp của hàng hóa và dịch vụ công, làm suy yếu các quy định của pháp luật và phá hủy niềm tin vào Chính phủ của công chúng, sẽ làm cản trở đầu tư tài chính và tăng trưởng kinh tế Tham nhũng cũng dẫn tới quan liêu, phân phối thu nhập không công bằng, năng suất lao động thấp, phân bổ nguồn lực

và đầu tư không hợp lý, làm suy yếu thêm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế vốn đã thấp Các chuẩn mực kế toán được công bố không đầy đủ cũng như việc giám sát lỏng lẻo là các dạng khác của tham nhũng ở

Trang 3

KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI

các nước đang phát triển, thường được xem như là

“gian lận tài chính” Quy mơ lớn và sự lan tỏa của

gian lận tài chính cĩ thể dẫn đến khủng hoảng tài

chính, làm xĩi mịn sự ổn định và phát triển

Về nguyên nhân của tham nhũng, yếu tố đầu

tiên chính là chính thể bất ổn, nền kinh tế khơng

vững chắc, Chính phủ vơ trách nhiệm, tư duy kinh

doanh thiếu trung thực, cơng chức khơng trong

sạch, tư hữu hĩa nguồn lực cơng và tư tưởng bè

phái, tất cả đều đem lại đặc quyền cho số ít người

Các yếu tố khác cĩ thể gây ra tham nhũng như áp

lực, nỗi sợ và sự im lặng, thiếu mơi trường đạo đức

trong quản lý nhân sự, kiểm sốt nội bộ và giám sát

từ bên ngồi yếu

Tham nhũng cĩ thể lan rộng hơn ở các nước

đang phát triển và mang tính tồn cầu Điều đĩ lý

giải vì sao cộng đồng quốc tế đang chung tay trong

cuộc chiến chống tham nhũng Luật pháp và các

quy định nghiêm khắc trong phịng chống tham

nhũng cùng với sự giám sát chặt chẽ cĩ thể ngăn

ngừa gian lận và tham nhũng Trong khi các cơ

quan Chính phủ cĩ trách nhiệm to lớn trong việc

ngăn ngừa tham nhũng, sự phối hợp liên ngành là

yêu cầu tất yếu để đấu tranh chống lại vấn nạn này

Mặc dầu tất cả các cấp chính quyền đều nỗ lực để

đảm bảo nền chính trị, tài chính, luật pháp minh

bạch và cĩ trách nhiệm giải trình, các cơ quan kiểm

tốn tối cao (SAI) đĩng vai trị hàng đầu trong cuộc

đấu tranh này

1.2 Vai trò của Cơ quan kiểm tốn tối cao

trong đấu tranh phòng chống tham nhũng

Để hoạt động phịng chống tham nhũng của

các SAI đạt hiệu quả cần phải đảm bảo: Độc lập về

ngân sách và nhân sự; hoạt động kiểm tốn được

triển khai ở tất cả các lĩnh vực thuộc khu vực cơng;

tham gia vào việc rà sốt các quy định pháp luật

hiện cĩ; cĩ thẩm quyền đánh giá chất lượng của các

quy định hiện cĩ của nhà nước về quản lý tài chính;

độc lập trong việc lập kế hoạch kiểm tốn; và quyền

được tiến hành thẩm tra tại chỗ Các SAI cĩ thể

đĩng gĩp một cách hiệu quả trong cuộc đấu tranh phịng chống gian lận và tham nhũng, trong đĩ:

- Được độc lập về tài chính và hoạt động cũng như được quyền quyết định phạm vi các cuộc kiểm tốn;

- Đĩng vai trị tích cực trong đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực của hệ thống tài chính và kiểm sốt nội bộ;

- Phân tích kỹ lưỡng hiện tượng tham nhũng – sự kiện, nguyên nhân, lĩnh vực và cơ chế - dựa vào tính liêm chính, minh bạch và trách nhiệm giải trình;

- Tập trung kế hoạch kiểm tốn vào các lĩnh vực

và hoạt động dễ xảy ra gian lận, tham nhũng;

- Thiết lập các cơng cụ hữu hiệu để cơng bố rộng rãi các báo cáo kiểm tốn;

- Tăng cường trao đổi kinh nghiệm về phịng chống gian lận, tham nhũng giữa các SAI;

- Thiết lập và tăng cường quan hệ hợp tác gần gũi với các tổ chức chống tham nhũng quốc gia và quốc tế

Hiệu quả hoạt động của SAI hay cơ quan nhà nước cĩ thể được tăng cường thơng qua việc tìm

ra cách thức phù hợp để giám sát và xem xét việc triển khai quy chế của đơn vị Giám sát, đánh giá và báo cáo là quá trình liên tục, cĩ vai trị quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch và đấu tranh phịng chống tham nhũng Thực vậy, việc xem xét thường xuyên và mang tính hệ thống bởi cả các kiểm tốn viên nội bộ và kiểm tốn viên nhà nước đều là chiến lược hiệu quả nhất để ngăn ngừa tham nhũng, nhất là gian lận tài chính

Đối với các SAI thuộc INTOSAI, nhận diện và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc củng cố và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong đấu tranh phịng chống tham nhũng là yêu cầu cấp thiết Ví dụ như các SAI cĩ thể trao đổi thơng tin nhằm tạo ra một kho dữ liệu chung phục vụ việc giải quyết vấn đề

Trang 4

đó, ban hành các hướng dẫn phù hợp trong khuôn

khổ INTOSAI nhằm đấu tranh chống tham nhũng

cũng là việc làm rất cần thiết Mục đích và vai trò

của các SAI và INTOSAI không thể trọn vẹn khi

thực hiện các chiến lược giải quyết vấn đề tham

nhũng mà cuộc đấu tranh này cần có sự tham gia

của nhiều nhân tố và vấn đề, ví dụ như:

- Ngăn ngừa tất cả các hình thức quản lý các quỹ

tài chính công một cách yếu kém bằng việc thiết lập

và duy trì kiểm soát tài chính mạnh mẽ, hỗ trợ các

cuộc kiểm toán và hoạt động điều tra;

- Xác định và hỗ trợ quyền của công chúng

trong việc nắm bắt quy trình chi tiêu công;

- Công dân được quyền tham gia vào việc đưa ra

các quyết định của đất nước;

- Phản hồi công dân theo cách thức đầy đủ, rõ

ràng, dễ hiểu;

- Hỗ trợ công dân kết nối với chính quyền;

- Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động bất đồng

quan điểm chính đáng, hợp pháp trong Chính phủ

và bảo vệ quyền khiếu nại, tố cáo của công chức;

- Kiểm tra, tái kiểm tra trách nhiệm của lãnh

đạo và các cá nhân khác trong việc bảo đảm văn

hóa đạo đức;

- Thúc đẩy các nguyên tắc hiến pháp về tính

bình đẳng, công bằng và đúng quy định trong bảo

vệ quyền công dân

Một số vấn đề sau đây, phục vụ cho việc phát

hiện tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, đưa ra

một số ý kiến quan trọng liên quan đến cả các cơ

quan công và tư: Bắt buộc các ngân hàng và tổ chức

tài chính, bất kể chủ sở hữu, phải áp đụng dầy đủ

các chuẩn mực kế toán kiểm toán quốc tế; đề ra các

chuẩn mực đạo đức trong lĩnh vực kế toán kiểm

toán thông qua đào tạo và phát triển các hiệp hội kế

toán kiểm toán độc lập; yêu cầu tất cả các tổ chức

tài chính nhà nước phải được kiểm toán định kỳ

lực thể chế trong việc kiểm tra giám sát các tổ chức tài chính; phát triển năng lực quản trị thuế và kiểm toán tài chính hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng trốn thuế và gian lận tài chính; khuyến khích cộng đồng xã hội và giới truyền thông đóng vai trò tích cực trong việc đảm bảo trách nhiệm toàn dân đấu tranh ngăn ngừa tham nhũng, gian lận tài chính và quản lý tài chính thiếu trách nhiệm; bảo vệ được những người tố cáo tham nhũng thông qua luật pháp; đào tạo các nhà quản lý và nhân viên thuộc các tổ chức tài chính nghiệp vụ phát hiện rửa tiền Quan trọng nhất trong cuộc đấu tranh này là có một bộ máy công chức trung thực và trách nhiệm Việc tuyển dụng công chức cần phải thực hiện thông qua sàng lọc trước tuyển dụng một cách kỹ lưỡng, chỉ dựa vào năng lực và tính liêm chính của ứng viên Việc luân chuyển công chức cũng là công

cụ quan trọng trong đấu tranh chống tham nhũng Ngoài ra, gian lận có thể được ngăn chặn bởi bộ quy tắc đạo đức công vụ rõ ràng và tất cả công chức cần được bồi dưỡng thường xuyên về các vấn đề đạo đức và nhận diện gian lận

Nâng cao trách nhiệm giải trình công không thể hoàn thiện mà không có sự tham gia tích cực chủ động của người dân Rõ ràng rằng người dân cần tham gia vào các vấn đề quản trị liên quan đến phúc lợi xã hội Sự tham gia của người dân tạo điều kiện cho việc giám sát toàn dân trong suốt quá trình thiết kế và triển khai các chương trình công cộng

và trong việc giám sát dịch vụ cũng như kết quả về sau Cùng với đó, trao đổi thông tin một cách hệ thống về các mối quan tâm chung về trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực công giữa người dân – và

xã hội dân sự và các tổ chức thuộc khu vực tư – và các SAI giúp đảm bảo rằng tất cả các lĩnh vực nhà nước đều được tổ chức một cách trách nhiệm Sự phối hợp hiệu quả giữa SAI và người dân có thể bao gồm kiểm toán xã hội và kiểm toán công dân giúp bảo đảm tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và quản trị tốt trong Chính phủ Tất cả những

Trang 5

KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI

điều này giúp cho người dân thận trọng trong các

dịch vụ cơng

Bài học lớn cĩ thể rút ra từ kinh nghiệm của

các nước chủ động trong cuộc chiến chống tham

nhũng, mà trong báo cáo quốc gia của họ cĩ nhắc

đến vấn đề này như Italy, Liên bang Nga, Hà Lan,

Ba Lan và Brazil đưa ra nhiều vấn đề khá thú vị

Điểm chung của các báo cáo này là vai trị quan

trọng của ngoại kiểm, được thực hiện bởi các SAI

chính là then chốt của cuộc chiến chống gian lận,

tham nhũng và rửa tiền trong lĩnh vực cơng Các

phát hiện khác như kiểm tốn viên cần duy trì thái

độ hồi nghi nghề nghiệp trong quá trình kiểm

tốn, bởi phát hiện gian lận khĩ hơn rất nhiều so

với phát hiện sai sĩt Cùng với đĩ, cuộc kiểm tốn

nên được tiến hành ngẫu nhiên, khơng thể đốn

định bởi việc gian lận cĩ thể được ngụy trang dưới

các hình thức tinh vi hơn nếu như đối tượng kiểm

tốn biết được thời điểm tiến hành kiểm tốn

Nhưng quan trọng là tính trung thực trong việc

hạn chế tham nhũng và đảm bảo tính liêm chính

Cĩ thể nĩi rằng, một Chính phủ trung thực là một

Chính phủ khơng cĩ tham nhũng và là nơi mà cơng

chức làm việc vì lợi ích của người dân chứ khơng phải vì lợi ích cá nhân

2 Một số bộ cơng cụ được các cơ quan kiểm tốn tối cao sử dụng trong phịng chống tham nhũng

2.1 ISSAI 5700 hướng dẫn kiểm tốn chống tham nhũng trong các cơ quan nhà nước

Hướng dẫn kiểm tốn phịng chống tham nhũng giải thích các thành tố ngăn ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong các cơ quan nhà nước Hướng dẫn này mơ tả cách thức thiết lập cấu trúc chống tham nhũng, cách đánh giá rủi ro và phân tích rủi ro, mơ – đun ngăn ngừa tham nhũng

và quá trình giám sát Mơ – đun ngăn ngừa tham nhũng bao gồm việc phân chia nhiệm vụ, luân chuyển nhân sự và vị trí việc làm, hiệu quả giám sát, đưa ra quyết định đúng đắn, vai trị của kiểm sốt nội bộ, phối hợp với các đơn vị khác, nguồn nhân lực và quy định của các cơ quan nhà nước ISSAI 5700 nhấn mạnh rằng các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm lớn trong việc phịng chống tham nhũng Sự phối hợp liên ngành là điều kiện

Trang 6

công Tất cả các cấp chính quyền đều cần đảm bảo

minh bạch chính trị, tài chính, luật pháp và trách

nhiệm giải trình Cụ thể, các SAI cần xây dựng

chiến lược để đấu tranh chống tham nhũng và các

dạng sai phạm khác như rửa tiền, gian lận Một

trong các thành tố quan trọng của chương trình

này là củng cố năng lực cho các cơ quan nhà nước

– hạt nhân của hệ thống liêm chính quốc gia Các

Cơ quan kiểm toán tối cao cần phân tích vấn đề

tham nhũng – hiện tượng, nguyên nhân, lĩnh vực

và cơ chế - trong suốt mỗi cuộc kiểm toán dựa

trên tính liêm chính, minh bạch và trách nhiệm

giải trình

Tóm lại, các thành tố của phòng chống tham

nhũng bao gồm 4 khía cạnh: tổ chức, đánh giá và

phân tích rủi ro; phòng ngừa tham nhũng; giám sát

và báo cáo

(1) Tổ chức

Một đơn vị độc lập được tổ chức tạm thời hay

chính quy thực hiện triển khai các biện pháp phòng

chống tham nhũng trong một cơ quan cụ thể

(2) Đánh giá và phân tích rủi ro

Kết quả phân tích rủi ro được sử dụng để xác

định các thay đổi trong cấu trúc, thủ tục hay phân

công nhân sự nhằm hạn chế tham nhũng

(3) Phòng ngừa tham nhũng

Vấn đề phòng chống tham nhũng bao gồm:

Phân chia trách nhiệm, bao gồm cả kiểm soát lẫn

nhau; luân chuyển nhân sự và vị trí công việc; giám

sát; ra quyết định; vai trò của kiểm soát nội bộ

hiệu quả liên quan đến phòng chống tham nhũng;

nguồn nhân lực, bao gồm cả công tác đào tạo; và

quy tắc ứng xử

Để đạt được mục tiêu kiểm soát và cấu trúc

kiểm soát nội bộ hiệu quả, hướng dẫn kiểm soát

nội bộ còn đưa ra các chuẩn mực chi tiết bao gồm:

Phân định nhiệm vụ trong đó có kiểm soát kép để

thực hiện trách nhiệm giải trình; luân chuyển nhân

trường ngăn ngừa gian lận, tham nhũng Với quy định về nhiệm vụ và luân chuyển vị trí việc làm như một công cụ phòng ngừa tham nhũng, giám sát đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ tham nhũng

Cùng với đó, mỗi cơ quan nhà nước và/hoặc

Cơ quan kiểm toán tối cao cần có quy trình, thủ tục ban hành các quyết định nhằm đảm bảo trách nhiệm giải trình và tính minh bạch Các quyết định được ban hành cần được hỗ trợ bởi thông tin xác đáng, toàn diện, chắc chắn, kịp thời và đáng tin cậy; minh bạch, phù hợp với thủ tục ra quyết định; ghi chép, lưu trữ tài liệu phù hợp và không xung đột lợi ích Ngoài ra, với sự phối hợp với các cơ quan khác tham gia cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, vai trò của kiểm soát nội bộ liên quan đến phòng chống tham nhũng là không thể phủ nhận Các mẫu thực hành quản lý tốt yêu cầu thành lập

bộ phận kiểm soát và kiểm tra nội bộ nhằm phát hiện gian lận và tham nhũng

Cuối cùng, về công tác nhân sự, mỗi cơ quan nhà nước và/hoặc SAI cần xây dựng chiến lược phòng chống tham nhũng trong đơn vị mình; thành lập đơn vị chịu trách nhiệm triển khai chiến lược; tổ chức đào tạo nhằm tăng cường nhận thức

về sự nguy hại của tham nhũng; nâng cao nhận thức cho người lao động bằng việc thực hiện bộ công cụ tự đánh giá tính liêm chính của INTOSAI (IntoSAINT); và đánh giá, xem xét chiến lược và quá trình triển khai Từ đó mỗi cơ quan và SAI cần có một bộ quy tắc ứng xử; phổ biến bộ quy tắc này, như một phần của công cụ phòng chống tham nhũng; tìm ra cách thức phù hợp để giám sát việc triển khai quy tắc trong đơn vị và định kỳ rà soát, xem xét lại bộ quy tắc

(4) Giám sát và báo cáo

Cuối cùng, giám sát và báo cáo là quy trình liên tục trong mỗi cơ quan Giám sát, kiểm toán, đánh giá và báo cáo được xem là các phần việc ưu tiên

Trang 7

KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI

trong cuộc chiến chống tham nhũng để đảm bảo

trách nhiệm giải trình

2.2 SAINT - cơng cụ tự đánh giá tính liêm

chính trong cơ quan nhà nước

SAINT – viết tắt của Self-Assessment INTegrity

– là bộ cơng cụ được Tịa Kiểm tốn Hà Lan phối

hợp với Bộ Nội vụ và Cơ quan phịng chống tham

nhũng thành phố Amsterdam phát triển Bộ cơng

cụ này giúp cho các cơ quan thuộc khu vực cơng cĩ

thể đánh giá các sơ hở gây nguy cơ vi phạm cũng

như ảnh hưởng khả năng phục hồi sau vi phạm

SAINT đồng thời kiến nghị cách thức cải thiện

cơng tác quán lý SAI đĩng vai trị quan trọng trong

việc nâng cao tính liêm chính trong khu vực cơng

thơng qua việc đĩng gĩp cho trách nhiệm giải trình

và tính minh bạch SAINT giúp cho các SAI đánh

giá rủi ro liêm chính và khả năng phục hồi của hệ

thống quản lý liêm chính

Chính sách liên quan đến liêm chính địi hỏi sự

kết hợp giữa ngăn chặn và phịng ngừa Một đơn vị

phải áp dụng các biện pháp xử lý trong trường hợp

nhân viên cĩ hành vi khơng đúng đắn (ngăn chặn)

và phải loại bỏ các cám dỗ khiến nhân viên vi phạm

tính liêm chính (phịng ngừa) Ưu tiên hàng đầu

chính là phịng ngừa Bộ cơng cụ này khơng được phát triển để phát hiện các hành vi vi phạm hay để

xử phạt người vi phạm mà được dùng để xác định các điểm yếu và rủi ro ảnh hưởng đến tính liêm chính Tất cả các vấn đề này được tập hợp trong hội thảo về SAINT, giúp tăng cường nhận thức về tính liêm chính Cùng với đĩ, hội thảo này cũng hướng dẫn cách thức tối thiểu hĩa rủi ro Cuối cùng, sản phẩm của hội thảo SAINT chính là bản kế hoạch hành động/báo cáo quản lý cụ thể

SAINT sử dụng khung kiểm sốt liêm chính dựa trên nghiên cứu tài liệu và các chuẩn mực quốc

tế được các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc hay Ngân hàng Thế giới ban hành Hệ thống được chia thành 14 hạng mục, chia làm 3 mục lớn (kiểm sốt chung, kiểm sốt cứng và kiểm sốt mềm) Trong

Hệ thống quản lý kiểm sốt liêm chính, các biện pháp kiểm sốt cứng liên quan đến các quy định, thủ tục, hệ thống kỹ thuật bao gồm trách nhiệm, quy định pháp lý, hệ thống kế tốn, kiểm sốt nội

bộ và an ninh Biện pháp kiểm sốt mềm được thiết

kế nhằm tác động đến các hành vi và mơi trường làm việc bao gồm các giá trị và chuẩn mực, văn hĩa của đơn vị, thái độ của ban quản lý và nhận thức

Trang 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A UN-INTOSAI Joint Project: Collection

of Important Literature on Strengthening Capacities of Supreme Audit Institutions

on the Fight against Corruption, ấn phẩm

chung của UDESA – Liên hợp quốc và INTOSAI, in tại Seoul, Hàn Quốc.

kiểm soát chung được mở rộng hơn hoặc có sự pha

trộn giữa kiểm soát cứng và mềm bao gồm khung

chính sách, phân tích rủi ro/nhạy cảm, tuyển dụng,

ứng phó với các hành vi vi phạm, trách nhiệm giải

trình, kiểm toán và giám sát

2.3 Khung kiểm soát gian lận: mẫu thực

hành tốt

Đây là công cụ do Cơ quan Kiểm toán tối cao Ả

rập Xê út ban hành Theo đó, gian lận chính là sự

thất bại quản trị do thiếu vắng Khung kiểm soát gian

lận Bộ công cụ này có ba chức năng chính là ngăn

ngừa gian lận, phát hiện và ứng phó với gian lận

Ngăn ngừa gian lận

Gian lận có thể được ngăn ngừa bằng việc đẩy

mạnh các hành vi đạo đức của lãnh đạo và tạo nên

một môi trường mang tính đạo đức nhờ các quy

tắc ứng xử, xung đột chính sách lợi ích, bồi dưỡng

về đạo đức và nhận diện gian lận, sàng lọc trước

tuyển dụng và phân công trách nhiệm Cụ thể

hơn, quy tắc ứng xử của một đơn vị là tài liệu quan

trọng trong đó đề ra các chuẩn mực ứng xử rõ ràng

dành cho người lao động và hỗ trợ ngăn ngừa tham

nhũng hiệu quả Thứ hai, các đơn vị cần có một

chính sách rõ ràng về nhận diện và giải quyết các

xung đột lợi ích Thứ ba, tất cả người lao động phải

được bồi dưỡng thường xuyên về đạo đức và nhận

thức gian lận Các khóa đào tạo này cần được thiết

kế để củng cố hành vi đạo đức Thứ tư, sàng lọc

trước tuyển dụng giúp giảm nguy cơ người được

tuyển dụng “có vấn đề” từ trước Các nội dung cần

sàng lọc bao gồm cá tính, lý lịch tư pháp, bằng cấp,

công việc cũ Cuối cùng, phòng chống gian lận yêu

cầu xác định rõ ràng và phân công trách nhiệm và

nghĩa vụ cụ thể cho tất cả nhân viên

Quản lý rủi ro gian lận là phần quan trọng

trong Khung kiểm soát gian lận Kế hoạch kiểm

soát gian lận nằm trong chương trình Quản lý rủi

ro gian lận mô tả cách thức tiếp cận của tổ chức

để kiểm soát gian lận Kế hoạch này bao gồm các

lận được xác định thông qua quá trình đánh giá rủi ro gian lận Chương trình đánh giá rủi ro gian lận là một quá trình được sử dụng để xác định rủi

ro gian lận, phân tích rủi ro, đánh giá rủi ro và ứng phó với rủi ro

Phát hiện gian lận

Bộ phận kiểm toán nội bộ mạnh, hoạt động hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong phát hiện

và ngăn ngừa gian lận Nguồn lực kiểm toán nội bộ của một tổ chức cần được sử dụng để hỗ trợ ngăn ngừa và phát hiện tham nhũng thông qua các cuộc kiểm toán, được xem như một phần của chương trình kiểm toán nội bộ hàng năm Kiểm toán nội

bộ cần rà soát việc triển khai Kế hoạch kiểm soát gian lận của đơn vị Bất kỳ thông tin nào thu thập được đều cần được xem là mật Khi nhận được báo cáo về vấn đề nghi ngờ có gian lận, được nhập liệu vào một hệ thống/phần mềm quản lý gian lận Theo cách này, kiểm toán nội bộ có thể đóng góp công sức cho việc ngăn ngừa và phát hiện tham nhũng hiệu quả

Ứng phó với gian lận

Ứng phó với gian lận bao gồm các hành động thích hợp được thực hiện để đối phó với gian lận, bao gồm bảo đảm bằng chứng cho hành động tội phạm, thiết lập đường dây liên lạc với cảnh sát, xem xét các biện pháp kiểm soát nội bộ sau gian lận và lập báo cáo Khi phát hiện gian lận, cần tiến hành đánh giá để đánh giá mức độ đầy đủ của công tác kiểm soát nội bộ trong đơn vị và xác định động thái tiếp theo

Ngày đăng: 27/10/2020, 07:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w