1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của chi tiêu công, quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á

166 27 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 166
Dung lượng 1,85 MB
File đính kèm lehoanganh.34449.rar (3 MB)

Nội dung

Tác động của chi tiêu công, quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ Tên luận án: Tác động của chi tiêu công, quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 Nghiên cứu sinh: Lê Hoàng Anh Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thạch Cơ sở đào tạo: Trường đại học ngân hàng TP.HCM Luận án hướng đến các mục tiêu cụ thể gồm: (1) Đánh giá tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á; (2) Đánh giá tác động của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á; (3) Đánh giá tác động của quản trị công lên mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á. So sánh với các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây luận án có những đóng góp mới như sau: Dựa vào nguồn dữ liệu tại 43 quốc gia châu Á trong giai đoạn 2004 2017, tác giả đã đánh giá tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chi tiêu công có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, nghiên cứu cũng không tìm thấy bằng chứng về tác động phi tuyến của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các nghiên cứu trước thường chỉ đo lường tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế mà chưa xem xét tới các yếu tố làm thay đổi tác động này. Khác với các nghiên cứu trước, luận án xem xét tác động của quản trị công đến mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế. Kết quả đã cho thấy, tại các quốc gia có chất lượng quản trị công tốt, chi tiêu công tổng thể sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả của luận án đã đóng góp thêm bằng chứng thực nghiệm cho các lý thuyết luật Wagner (1883), lý thuyết của Keynes về tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, kết quả của luận án đã cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm củng cố cho các lý thuyết về lựa chọn công, lý thuyết kinh tế chính trị, lý thuyết kinh tế học thể chế khi cho thấy tác động tích cực của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế và vai trò của quản trị công trong mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, một đóng góp mới của luận án thể hiện qua phương pháp đo lường quản trị công. Cụ thể, hầu hết các nghiên cứu trước đo lường quản trị công dựa trên hai bộ chỉ số là chỉ số quản trị toàn cầu (Worldwide Governance Indicators WGI) và chỉ số đánh giá rủi ro quốc gia (International Country Risk Guide – ICRG). Mặc dù hai chỉ số trên được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu thực nghiệm đo lường chất lượng quản trị công và tùy vào điều kiện nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có thể chọn WGI hoặc ICRG nhưng các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một số bất cập trong các chỉ số này. Cụ thể, các nghiên cứu của Knoll Zloczysti (2012), Langbein Knack (2010) đã cho thấy bằng chứng về sự chồng chéo của 6 nhóm chỉ tiêu cấu thành hai bộ chỉ số này. Đồng thời, một số chỉ tiêu trong hai bộ chỉ số này khó tách biệt nhau. Điều này hàm ý rằng một số chỉ tiêu trong hai bộ chỉ số này có thể cùng đo lường một khái niệm. Khác với các nghiên cứu trước, trong xem xét tác động của quản trị công đến mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế, để giải quyết những bất cập khi sử dụng các bộ chỉ số đo lường quản trị công đã nêu trên, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis EFA) dựa trên hai bộ chỉ số WGI và ICRG, nhằm xác định các nhân tố đại diện đo lường quản trị công. Phương pháp này có thể giúp nhóm các chỉ tiêu cùng đo lường một khái niệm lại với nhau để tạo thành một nhân tố đại diện. Các nhân tố đại diện này sẽ tách biệt với nhau. Các nhân tố đại diện đo lường quản trị công sau đó sẽ được tác giả sử dụng để đánh giá tác động đến mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á thông qua việc ước lượng các mô hình bằng phương pháp DGMM của Arellano Bond (1991). Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong các ước lượng dữ liệu bảng động tuyến tính để khắc phục hiện tượng nội sinh thường xảy ra trong các mô hình kinh tế vĩ mô. Do đó, các kết quả thu được đảm bảo độ tin cậy để rút ra các kết luận. Bên cạnh đó, một vấn đề đặt ra đối với các phương pháp ước lượng là tính vững của mô hình. Điều này xuất phát từ việc hệ số hồi quy của các biến trong mô hình bị thay đổi giá trị khi số lượng biến giải thích trong mô hình thay đổi. Khi đó, các kết luận rút ra từ kết quả ước lượng có thể bị ảnh hưởng. Do đó, một đóng góp mới nữa của luận án là sau khi ước lượng các mô hình tác giả tiếp tục sử dụng phân tích Bayesian Model Averaging (BMA) để kiểm định lại các hệ số hồi quy nhằm đảm bảo tính vững của mô hình cũng như các kết luận được rút ra. Cuối cùng, về mặt thực tiễn, xuất phát từ việc chi tiêu công ngày càng gia tăng và không hiệu quả có thể góp phần làm suy giảm kinh tế, tác giả xem xét vai trò của quản trị công như một chất xúc tác, kiểm soát tốt, hiệu quả hơn việc quản lý, sử dụng chi tiêu công để từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hiệu ứng ngược lại trong điều kiện quản trị công kém. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách nắm bắt được tác động của quản trị công đến mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế tại khu vực châu Á. Từ kết quả này, họ có thêm cơ sở để đưa ra những điều chỉnh về hoạt động quản trị công nhằm quản lý, sử dụng chi tiêu công tốt hơn để từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH LÊ HỒNG ANH TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CƠNG, QUẢN TRỊ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH LÊ HỒNG ANH TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG, QUẢN TRỊ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài – Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Nguyễn Ngọc Thạch TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 1.4 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 1.5 Phương pháp nghiên cứu 1.6 Những kết đóng góp luận án 1.7 Kết cấu luận án 10 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG, QUẢN TRỊ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 11 Giới thiệu chương 11 2.1 Các khái niệm liên quan 11 2.1.1 Khái niệm chi tiêu công 11 2.1.2 Khái niệm quản trị công 12 2.1.3 Khái niệm tăng trưởng kinh tế 15 2.2 Cơ sở lý thuyết tác động chi tiêu công, quản trị công đến tăng trưởng kinh tế 16 2.2.1 Cơ sở lý thuyết tác động chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế 16 2.2.1.1 Các lý thuyết tác động chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế 16 2.2.1.2 Các mơ hình tác động chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế 17 2.2.2 Cơ sở lý thuyết tác động quản trị công đến tăng trưởng kinh tế 20 2.2.3 Cơ sở lý thuyết tác động quản trị công đến mối quan hệ chi tiêu công tăng trưởng kinh tế 26 2.2.3.1 Lý thuyết Lựa chọn công lý thuyết Kinh tế trị 26 2.2.3.2 Lý thuyết Kinh tế học thể chế 28 2.3 Khung phân tích tác động chi tiêu công, quản trị công đến tăng trưởng kinh tế 32 2.4 Lược khảo nghiên cứu liên quan 35 2.4.1 Lược khảo nghiên cứu tác động chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế 35 2.4.2 Lược khảo nghiên cứu tác động quản trị công đến tăng trưởng kinh tế 37 2.4.3 Lược khảo nghiên cứu tác động quản trị công đến mối quan hệ chi tiêu công tăng trưởng kinh tế 41 Tóm tắt chương 49 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG, QUẢN TRỊ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 51 Giới thiệu chương 51 3.1 Thiết kế nghiên cứu 51 3.2 Phương pháp nghiên cứu 52 3.2.1 Phương pháp đánh giá tác động chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế 52 3.2.3 Phương pháp đánh giá tác động quản trị công đến tăng trưởng kinh tế 57 3.2.3 Phương pháp đánh giá tác động quản trị công đến mối quan hệ chi tiêu công tăng trưởng kinh tế 60 3.3 Phương pháp ước lượng: 64 3.3.1 Phương pháp ước lượng mơ hình 64 3.3.2 Kiểm định tính vững mơ hình 65 3.4 Thu thập xử lý liệu 67 Tóm tắt chương 68 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG, QUẢN TRỊ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á 70 Giới thiệu chương 70 4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu tương quan biến: 70 4.2 Kết nghiên cứu thực nghiệm 73 4.2.1 Kết đánh giá tác động chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế quốc gia châu Á 73 4.2.2 Kết xác định nhân tố đại diện cho quản trị công quốc gia châu Á 81 4.2.2.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo 81 4.2.2.2 Kết phân tích nhân tố khám phá 84 4.2.3 Đánh giá chất lượng quản trị công quốc gia châu Á 87 4.2.4 Đánh giá tác động quản trị công đến tăng trưởng kinh tế quốc gia châu Á 94 4.2.5 Kết đánh giá tác động quản trị công lên mối quan hệ chi tiêu công tăng trưởng kinh tế quốc gia châu Á: .105 4.2.6 Kiểm định tính vững mơ hình 108 Tóm tắt chương .111 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 113 5.1 Kết luận 113 5.2 Hàm ý sách 118 5.2.1 Thúc đẩy quản trị công nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế .118 5.2.2 Nâng cao chất lượng quản trị công hoạt động chi tiêu công 120 5.3 Hạn chế hướng nghiên cứu 122 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC QUỐC GIA CHÂU Á PHỤ LỤC 2: THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ĐẠI DIỆN CHO QUẢN TRỊ CÔNG TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI TIÊU CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TÍNH VỮNG CỦA MƠ HÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP BMA DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu viết tắt Từ tiếng Anh Nghĩa đầy đủ ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng DGMM Difference generalized Phương pháp moment tổng quát method of moments sai phân IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế PMG Pooled Mean Group WDI WEO ICRG 10 WGI World Development Indicators Chỉ số phát triển giới World Economic Outlook International Country Risk Guide Worldwide Governance Indicators Chỉ số đánh giá rủi ro quốc gia Chỉ số quản trị toàn cầu 11 EFA Exploratory Factor Analysis 12 BMA Bayesian Model Averaging Phương pháp phân tích nhân tố khám phá DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Lược khảo nghiên cứu liên quan 45 Bảng 3.1: Tổng hợp biến mơ hình nghiên cứu 62 Bảng 4.1 Kết thống kê mơ tả biến mơ hình .70 Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan 71 Bảng 4.3 Kiểm tra đa cộng tuyến biến độc lập 72 Bảng 4.4 Kiểm tra tự tương quan phương sai thay đổi .73 Bảng 4.5 Kết ước lượng mơ hình tác động chi tiêu công tổng thể đến tăng trưởng kinh tế quốc gia châu Á 74 Bảng 4.6 Kết ước lượng mơ hình tác động phi tuyến chi tiêu cơng đến tăng trưởng kinh tế 77 Bảng 4.7 Kết ước lượng mơ hình tác động chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế điều kiện khủng hoảng 79 Bảng 4.8 Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo WGI .82 Bảng 4.9 Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo ICRG 83 Bảng 4.10 Kiểm định KMO Bartlett 84 Bảng 4.11 Tổng phương sai giải thích 85 Bảng 4.12 Ma trận xoay nhân tố 86 Bảng 4.13 Đánh giá nhân tố thành phần cấu thành nhân tố đại diện chất lượng quản trị công 89 Bảng 4.14 Kết ước lượng mơ hình với biến độc lập ICRG .95 Bảng 4.15 Kết ước lượng mơ hình với biến độc lập WGI 98 Bảng 4.16 Kết ước lượng mơ hình với biến độc lập PV 100 Bảng 4.17 Kết ước lượng mơ hình với biến độc lập ICRG, WGI, PV 102 Bảng 4.18 Tổng hợp kết tác động quản trị công đến tăng trưởng kinh tế quốc gia châu Á 104 Bảng 4.19 Kết ước lượng mơ hình 105 Bảng 4.20 Kết kiểm định tính vững tác động chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế quốc gia châu Á .109 Bảng 4.21 Kết kiểm định tính vững tác động chi tiêu công, quản trị công đến tăng trưởng kinh tế quốc gia châu Á .110 ... phân loại chi tiêu công thành chi tiêu công cụ thể chi tiêu công chung Các khoản chi tiêu cụ thể bao gồm chi chuyển giao, chi cho hàng hóa, dịch vụ cơng Các khoản chi chuyển giao bao gồm chi lương... trưởng kinh tế phi tuyến, tức gia tăng chi tiêu công thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chi tiêu công vượt qua ngưỡng định tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu giảm dần (Malek, 2014) Về mặt thực tiễn, chi. .. quốc gia Tuy nhiên, lý thuyết luật Wagner (1883) cho chi tiêu công nguyên nhân phát triển kinh tế, mà biến nội sinh tăng trưởng kinh tế Cụ thể, gia tăng tăng trưởng kinh tế nguyên nhân dẫn đến gia

Ngày đăng: 19/10/2020, 08:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w