ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
HUỲNH THỊ THANH VY
PHAN TICH THANH PHAN CHAT THAI RAN SINH HOAT TAI THANH PHO HO CHI MINH BANG CAC PHUONG PHAP
THONG KE DON BIEN VA DA BIEN
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: 60850101
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TP.HO CHi MINH, thang 01 nam 2020
Trang 2(Gh1 rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Cán bộ cham nhận xét 1 : TS Phạm Gia Trân (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Cán bộ chấm nhận xét 2 : PGS.TS Nguyễn Tân Phong (Gh1 rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM ngày 06 tháng 01 năm 2020
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng cham bảo vệ luận văn thạc sĩ) 1 PGS.TS Bùi Tá Long 2 PGS.TS Trần Thị Vân 3 TS Phạm Gia Trân 4 PGS.TS Nguyễn Tân Phong 5 TS Nguyễn Nhật Huy
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
Trang 3NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: HUỲNH THỊ THANH VY MSHV: 1670896
Ngày, tháng, năm sinh: 19/11/1993 Nơi sinh: Fp.HCM
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã số : .60850101
I TÊN ĐÈ TÀI:
Phân tích thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh bằng các
phương pháp thống kê đơn biến và đa biến
NHIEM VU VA NOI DUNG:
1 Khảo sát, đánh giá hiện trạng tiếp nhận và quản lý CTRSH tại địa bàn nghiên cứu
- Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Tp.HCM
2 Phân tích thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn nghiên cứu - Trạm trung chuyên Quang Trung và Trạm trung chuyên Tống Văn Trân
3 Đề xuất giải pháp quản lý
IH NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 19/8/2019 sec x1 xEEx1xExckrsrkd
HI NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 12/2019 - - 6-52 s23 xxx
IV.CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên): .
Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Lê Văn Khoa - S22 2E xSEEEEEEEEEEEErkkrkrkrkes
Tp HCM, ngay thang nam 2020
CAN BO HUONG DAN CHU NHIEM BO MON DAO TAO
(Ho tén va chit ky) (Ho tén va chit ky)
TRUONG KHOA
Trang 4lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học — Trường Đại học Bách Khoa —
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, các Thầy, Cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích để tôi có
thể vững vàng trên con đường nghiên cứu khoa học
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Văn Khoa và PGS.TS Chế Đình
Ly — người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị
Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và tạo điều kiện để cho tơi hồn thành luận văn Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả các bạn bè, đồng nghiệp và những người thân
trong gia đình đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình tôi học tập và hoàn thành luận văn thạc sỹ này
Dù đã nỗ lực hết sức nhưng với kiến thức và thời gian có hạn nên những sai sót trong luận văn này là điều không thể tránh khỏi Kính mong nhận được sự đóng góp
và sửa chữa từ quý Thầy, Cô để tơi có thể hồn thiện kiến thức hơn và tránh được
những sai sót về sau
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2019
Học viên thực hiện đề tài
Trang 5TOM TAT
Nghiên cứu này phân tích thành phần CTRSH tại thành phố Hồ Chí Minh, cụ
thể tại TTC Quang Trung và Tống Văn Trân bằng các phương pháp thống kê, kết luận tỷ trọng chất thải hữu cơ trong CTRSH phát sinh tại các hộ gia đình chiếm 54,9%
cao hơn 14.9% so với nguồn từ Trung tâm thương mại-Nhà hàng-Khách sạn Nhóm
chất thải có khả năng tái chế chiếm tỉ trọng 54% đối với nguồn Trung tâm thương mại-nhà hàng-khách sạn; cao gấp 1,85 lần so với nguồn Hộ gia đình
Thành phân hữu cơ chiếm 49,5% tông khối lượng CTRSH, gấp 4 lần giấy; 2,3 lần nhựa; 70,8 lần kim loại và 64,6 lần thủy tinh Khối lượng giấy, nhựa, kim loại phát sinh từ Trung tâm thương mại — nhà hàng — khách sạn gấp lần lượt 3,6 và 1,3 và 2,9 lần so với nguồn Hộ gia đình Thủy tỉnh có khối lượng phát sinh từ nguồn Hộ gia đình cao hơn gấp 1,4 lần nguồn từ Trung tâm thương mại-Nhà hàng-Khách sạn Khối
lượng nhựa phát sinh lớn, chiếm khối lượng 218 kg trên 01 tấn CTRSH; gấp 31,1 lần
so với kim loại và 28,3 so với thủy tinh
Thành phần CTRSH từ nguồn Hộ gia đình và nguồn Trung tâm thương mại —
nhà hàng — khách sạn không khác nhau về mặt thống kê
Qua phân tích gộp nhóm và phương pháp phân tích thành phần chính, về mặt
thống kê các thành phần trong CTRSH có thê chia làm 03 nhóm là là nhóm chất thải
hữu cơ, nhóm chất thải tái chế và nhóm chất thải còn lại
Trang 6ABSTRACT
This study surveys and evaluates MSW in Ho Chi Minh City, and concludes that organic waste generated from Households source accounts for 54.9%, 14.9% higher than that from Mall-Restaurant-Hotel source Recyclable waste from Mall-
Restaurant-Hotel source accounts for 54% of the total amount; 1.85 times higher than
household sourcesThe organic waste accounts for 49.5% of the total MSW, 4 times
higher than paper; 2.3 times the plastic; 70.8 times the metal and 64.6 times the glass
The volume of paper, plastic and metal generated from Mall-Restaurant-Hotel source
are 3.6 and 1.3 and 2.9 times higher respectively than Households source The amount of glass generated from Household sources is 1.4 times higher than that of Mall- Restaurant-Hotel source Volume of plastic generated per 01 ton of MSW is 218 kg;
31.1 times higher than metals and 28.3 times the glass
The composition of MSW from Household sources and Mall- Restaurant-Hotel
sources is not statistically different
Through Cluster Analysis and Principal Component Analysis method, the components of MSW can be statistically divided into 3 groups: organic waste, recyclable waste and the remaining waste
Trang 7CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PSG.TS Lê Văn Khoa Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực, khách quan Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác
Học viên thực hiện đề tài
Trang 8¡90v ằ ằ ằằ ii e.\ 62900 iv CHƯƠNG I MỞ ĐẦU . 5:5 S122 E2 1171111111311 711111 1x T.E1.LrD 1 1.1 Đặt vẫn để tt HT H111 2111111171111 111 11TET11T1111E11ET11111111 1e Tre 1 IVAâđviỏ /C ( 3
1.3 Mục tiêu nghiÊn CỨU - c1 01830 1011199 1101118101111 0 1v ng ng ng kg in 4
1.4 Đối tượng, giới hạn và thời gian nghiên cỨU -¿- - 2c 5xx vs ve 4
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu và tính mới của đề tài - - 5 vn xxvEExrkrkrkrserkes 5
CHƯƠNG II TÔNG QUAN - 2-5 1252823823 EEEEEEEEEEEEkrkxrkerkrrrrrrrrrrrrrke 6
2.1 Chat thai ran sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 6
2.1.1 Khái niệm L1 + 1 0 vn ng hi 6
2.1.2 Hiện trạng phát sinh - c1 191111 901111 1 1 1n ng ng kh 6
2.2 Hiện trạng quản lý chất thải răn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 7
2.3 Giới thiệu về Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố Hồ Chí Minh.9
2.4 Thống kê trong lĩnh vực môi trường . -¿- - ¿- 5+ Sẻ Ek‡keEEkEEEkrkrrkrkrseei 13
2.4.1 Phương pháp thống kê .- - ¿St SEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEErkrkrrered 13
2.4.2 Giới thiệu phần mềm thống kê Minitab - + 55 xcz‡vsrxrsereee 13
2.5 Các nghiên cứu trong nước Và ngoài NƯỚC .- - n1 ng 15
“SN (2ê a3 15 “hWYIWc v3: vV rẺdiaaaaii 17
Trang 93.1 Nội dung nghiÊn CỨU s1 3 13 vn gọn hà 19
3.2 Phương pháp nghiên CỨU - - c1 119112301111 510111 81v 1 ng ng nh ngu 20
3.2.1 Phương pháp tông hợp tài liệu - 6 S23 StkEESEkrkrkersrkrkrkrrsrs 20
3.2.2 Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu -¿- ¿5 2s s£++xx+sz+xez 21
3.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu + + 2s ccverersrree 25
CHƯƠNG IV KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN - 29
4.1 Hiện trạng quản lý chất thải răn sinh hoạt tại Công ty TNHH MTV Môi trường
đô thị thành phố Hỗ Chí Minh . + 5s 5s 3 +S9E*+E+EEEE+EEESEEEErerkrrerkrrereerre 29
4.1.1 Hiện trạng trạm trung chuyển Quang Trung và Tống Văn Trân 29 4.1.2 Hiện trạng công tác thu gom, tiếp nhận, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại 02 trạm trung chuyển ¬———— ^ 32 4.2 Đánh giá sơ bộ các thông số thống kê về thành phần của chất thải rắn sinh 4.2.1 Đánh giá tỷ lệ thành phần chất thải răn sinh hoạt dựa trên hướng dẫn phân loại
rác tại nguồn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và nguồn phát sinh 45 4.2.2 Đánh giá tỷ lệ thành phân chất thải răn sinh hoạt theo thông lệ quốc tế và nguồn
0:18 007777 aa a ằ cụ 47
4.3 So sánh thành phân của 02 nguồn phát sinh . ¿2-5 + sccsExcxersxrsee, 48
4.4 Phân nhóm các thành phần theo phương pháp phân tích gộp nhóm 50
4.5 Đánh giá thành phân chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp phân tích thành
070/11 ẮẺ na 51 4.6 Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho Công ty TNHH MTV Môi
trường đô thị thành phố Hồ Chí Minh . + 5 £EEE 2+ £EErErEerkeree 54
4.6.1 Về thu gom, tiếp nhận, vận chuyỀn - 56s cv EEkeEExrrrkerrrkred 55
Trang 10CHUONG V KET LUAN VÀ KIÊN NGHỊ 2 - Sa SE SE SE EEEvEssessrssssrea 62
S01 K@t Wan .ccccccsccescscscscscscescscsvscscscssecsacsvscscssecsavavacscsssesavavasaeassesevavaasacsesevavavavavaceees 62
5,2 Kiến nghị - - 5c tt E111 113 11151113135 11119 TT Tà TT TH Tài 63
Trang 11CN: CTCL: CTHC: CTNH: CTR CTRSH: CTTC: HGD: MTDT: PLRTN: QCVN: TCVN: Tp.HCM: TTC: TTTM-NH-KS: UBND: DANH MUC TU VIET TAT Chi nhánh Chất thải còn lại
Chất thải hữu cơ Chất thải nguy hại
Chat thai ran
Chat thai ran sinh hoat
Chất thải tái chế
Hộ gia đình Môi trường đô thị Phân loại rác tại nguồn Quy chuẩn Việt Nam Tiêu chuẩn Việt Nam
Thành phô Hồ Chí Minh
Trạm trung chuyên
Trang 12DANH MUC BANG BIEU
Bang 2.1 Hoạt động trong lĩnh vực chất thải răn tại Công ty TNHH MTV Môi trường
6 thi Tp.HOM HE ƯA A a4 12
Bảng 3.1 Bảng thành phần phân loại CTR.SH .À 2-5 5s v2E£E#EEeEzEsrxrseri 22
Bảng 4.1 Thông tin chung về TTC Quang Trung và TTC Tống Văn Trân 30
Bảng 4.2 Tổng hợp các phương tiện vận chuyỀn : - 5: 5S S+xrcrrrrrsred 38 Bảng 4.3 Các đơn vị xử lý CTRSH trên địa bàn Tp.HCM -.- c2 39
Bảng 4.4 Tác động của các văn bản pháp lý đến hoạt động Công ty 39
Bảng 4.5 Nhận xét hoạt động quản lý CTRSH tại Cơng ty .- «5c c2 43
Bảng 4.6 Thống kê tỷ lệ các nhóm chất thải theo hướng dẫn phân loại rác tại nguồn
trên địa bàn Tp.HCM và nguồn phát sỉnh 2-2 - 2 2x +E#EEtS+E+EEEvrxeszrxeverere 46
Bảng 4.7 Thống kê khối lượng thành phần theo thông lệ quốc tế và nguồn phát sinh
trên 01 tấn CTRSH tt HH ng ghi 47
Bảng 4.8 Kết quả phân nhóm thành phần CTRSH - -.: 5: 2: 522cc s2 50
Bảng 4.9 Kết quả phân tích tương quan ma trẬn À - - 2-5 ss+xEv2eEvExrsersrsrsers 52
Bảng 4.10 Hệ số tải của các biến đại diện tt tt ve SsEEErssersrseersree 53
Bảng 4.11 Khối lượng các nhóm chất thải được thu gom, tiếp nhận, vận chuyển và
Trang 13Hình 1.1 Phân cấp quản lý chất thải +: ¿5+ 56 E1‡ESEEEEEEEEEEEEEEEErkeEkrtrrkrsres 2 Hình 2.1 Biểu đồ khối lượng phát sinh chất thai ran sinh hoạt trên địa bàn Tp.HCM sesussausauessessesssssssesssssesssvesvssvssssvssessvssesscsussvsssssssnssussesssssessssssssssssssnssesssssssessssevsseantensaeesse 7 Hình 2.2 Sơ đồ quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP.HCM 9 Hình 2.3 Sơ đồ tô chức Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Tp.HCM 10
Hình 2.4 Phan mềm thống kê Minitab + ¿55 2 S2 SEE£EExrErkeEsrkrrkrkrrkd 14
Hình 3.1 Khung định hướng nghiÊn CỨU S111 ven 21
Hình 3.2 Hình ảnh thực nghiệm phân loại CTRSH tại TTC - - «5 25+ 25
Hình 3.3 Phân tích gộp nhóm c1 1919119 01 1 ng nghệ 27
Hình 3.4 Phân biệt hai hình thức gộp nhóm phân bậc và phân chia 28
Hình 4.1 Trạm trung chuyển Quang Trung 2 5s + vEE+xeEvzEeEvEkrsrrsrsrsers 31
Hình 4.2 Trạm trung chuyển Tống Văn Trân - - ¿5 ¿5k x‡EvEErkeEsrkrseei 31
Hình 4.3 Bô ép CTRSH ho tai TTC Quang Trung ou eee ecessseecessseecestseesseneeeees 35
Hinh 4.4 B6 ép CTRSH kin tai TTC Quang Trung c2 sxssxsess 35
Hình 4.5 Bô ép CTRSH tại TTC Tống Văn Tran ccccccsscsesssessssssessessessssssssseseens 36
Hình 4.6 Hoạt động thu gom chất thải tái chế tại TTTC - ¿5 55 55 5<: 36
Hình 4.7 Chất thải tái chế thu được sau phân loại tại TĨC ‹- + «5 s+<< + 37
Hình 4.8 Hình Sơ đồ quy trình tiếp nhận và vận chuyển CTRSH của 02 Trạm trung
an I0 37
Hình 4.9 Kiểm định sự khác biệt giữa Nguồn HGĐ và nguồn TTTM-NH-KS tại TTC
Quang Trung PT nŒaiia 49
Hình 4.10 Kiểm định sự khác biệt giữa Nguồn HGĐ và nguồn TTTM-NH-KS tại
TTC Tống Văn TTÂn - - 56 SE 3k SE E9 EE E3 k9 E9 T333 HE Tàu HE Tư ưryh 49
Hình 4.11 Kiểm định sự khác biệt giữa Nguồn Hộ gia đình và nguồn Trung tâm
thương mại — nhà hàng — khách Sạm - - - 5 + 1n 1 3 ng nh 50
Hình 4.12 Giản đồ phân nhóm thành phần CTRSH .À -2- 2 2 s2 s+zEz2+£E+S+zx2 51
Hình 4.13 Đồ thị hệ số tải (Loading Plot) của các thành phần CTRSH 52
Trang 14Hình 4.15 Các trạm trung chuyển thuộc quản lý của Công Ty TNHH MTV Môi
trường đô thị Tp.HCM .- - 2 2t 9t HE 1E 1211112112111 1x 1errrd 58
Hình 4.16 Quy trình tái chế chai nhựa PET - - + 5s k+S2 9E EEEzveEkrkessrerkrs 60
Trang 151.1 Dat van dé
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch, công nghiệp
lớn nhất nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ngày càng diễn ra mạnh mẽ Bên cạnh đó, việc dân số tăng nhanh, nhu cầu sản xuất, tiêu dùng lớn đã làm gia tăng
nhanh chóng lượng CTRSH Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường năm
2018, lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn Tp.HCM mỗi ngày lên đến 8.900 tấn
Trong đó phương pháp xử lý chủ yếu hiện nay là chôn lấp - chiếm 69%, phan con lai làm phân compost và tái chế — chiếm 31% Việc tăng nhanh chóng CTRSH đã trở thành áp lực cho các nhà quản lý và các đơn vị thu gom, vận chuyên, xử lý chất thải
(Sở Tài nguyên và Môi trường, 2018)
Việc xử lý CTRSH bằng phương pháp chôn lấp gây lãng phí quỹ đất, đồng thời không có khả năng tái sinh, tái sử dụng các nguồn nguyên liệu trong chất thải gây lãng phí một lượng lớn tài nguyên Trước thực trạng đó, Ủy ban nhân dân Tp.HCM
đã và đang quyết liệt trong công tác phân loại rác tại nguồn tại các đơn vị quận, huyện
trên địa bàn Thành phố và giảm khối lượng chất thải răn chôn lấp với tiễn trình thực
hiện cụ thê sẽ giảm tỉ lệ chôn lấp đến năm 2020 còn 50% và 25% ở năm 2050 (Ủy
Ban Nhân Dân Tp.HCM, 2017)
Hiện nay trên thế giới xu hướng quản lý thải đang chuyên dịch dân về các hoạt động nhằm giảm lượng chất thải phát sinh, ưu tiên tái sử dụng, tái chế chất thải trước
Trang 16\ Tái sử dụng / \ Tai ché / \ Đốt thu hồi nhiệt / Đốt giảm thê tích
Hình 1.1 Phân cấp quản lý chất thải
Theo báo cáo năm 2012 của Cơ quan môi trường quốc gia Singapore tỉ lệ tái
chế CTRSH ở quốc gia này lên đến 60%, đốt rác phát điện chiếm 37% và chỉ chôn lap 3% (Singapore Zero Waste, 2013) Tai Nhat Ban, tỉ lệ tái chế chiếm 20%, xử lý
cắt giảm khối lượng bao gồm đốt rác phát điện, đốt rác, khử nước, làm khô chiếm 70%, chôn lấp chiếm 10% (Amemiya Takashi, 2018)
Trong bối cảnh đó, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Tp.HCM là một
đơn vị công ích, hoạt động trên lĩnh vực vệ sinh môi trường với bề dày hơn 42 năm kinh nghiệm cùng các trang thiết bị, phương tiện, công nghệ hiện đại, đội ngũ cán bộ,
chuyên viên, công nhân giỏi, lành nghề đã, đang và sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của khách
hàng trong lĩnh vực thu gom, vận chuyền, xử lý chất thải Tuy nhiên, những năm gần
đây, do tác động của nên kinh tế thị trường cùng với chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực vệ sinh môi trường của Thành phó tạo sự cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị hoạt
động trên lĩnh vực vệ sinh môi trường, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động
Trang 17lượng dịch vụ, hợp lý hóa các quy trình hoạt động nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng
Việc thay đổi tỉ trong trong loại hình xử lý CTRSH theo yêu cầu của UBND Tp.HCM đòi hỏi doanh nghiệp cần nghiên cứu, ứng dụng các cơng nghệ mới trong và ngồi nước nhằm tận thu tối đa nguồn năng lượng, nguyên liệu trước khi chôn lấp
phân không thể tái chế được Đề áp dụng các công nghệ xử lý chất thải mới, buộc các
nhà quản lý doanh nghiệp cần hiểu rõ về thành phân, tính chất chất thai tai dia bàn
nghiên cứu, từ đó làm cơ sở lựa chọn, điều chỉnh công nghệ đạt hiệu quả xử lý tối đa
Vạch ra định hướng phát triển lâu đài đáp ứng nhu cầu của xã hội
Thuộc quản lý của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Tp.HCM, 02 trạm trung chuyển CTRSH Quang trung và Tống Văn Trân thực hiện công tác tiếp nhận và vận chuyên CTRSH đến các địa điểm xử lý, đây cũng là 02 trạm trung chuyển
CTRSH có công suất lớn nhất trên địa bàn Tp.HCM Đề đưa ra những quyết định phù
hợp trong việc cải tiến, đổi mới, đầu tư công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả thu gom, tiếp nhận, vận chuyên, xử lý CTRSH của Công ty nói riêng và cải thiện môi trường và sức khỏe cộng đồng nói chung, việc hiểu rõ về thành phan, tinh CTRSH tai 02 trạm là vô cùng cần thiết
Xuất phát từ sự cần thiết và có ý nghĩa của vẫn đề nghiên cứu thành phần chất
thải rắn, đề tài “Phân tích thành phân chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí
Minh bằng các phương pháp thống kê đơn biến và đa biến” được chọn làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường ở Khoa Môi trường và
Tài nguyên, trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM
1.2 Căn cứ pháp lý
Căn cứ Quyết định số 1832/UBND ban hành ngày 18 tháng 4 năm 2017 về việc
ban hành Kế hoạch triển khai phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn Tp.HCM giai
Trang 18Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ban hành ngày 07 tháng 5 năm 2018 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý
tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Công văn số 2254/STNMT-CTR ban hành ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường về điều chỉnh một số loại chất thải trong danh mục phân loại chất thai ran tại nguồn;
Căn cứ Công văn số 467/UBND-ĐT ngày 13 tháng 02 năm 2019 của Ủy ban
nhân dân TP.HCM về việc triển khai phân loại CTRSH tại nguồn;
Công văn số 4509/UBND-ĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân TP.HCM về quy hoạch mạng lưới trạm trung chuyên CTRSH trên địa bàn thành phố;
Công văn số 1663/STNMT-CTR ngày 12 tháng 3 năm 2019 của Sở Tài nguyên
và Môi trường TP.HCM về việc báo cáo công tác triển khai phân loại CTRSH trên địa bàn Tp.HCM,
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thành phần CTRSH tại Tp.HCM bằng các phương pháp thống kê đơn
biến và đa biến
1.4 Đối tượng, giới hạn và thời gian nghiên cứu
- Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên dữ liệu thành phần CTRSH duoc thu
thap tai tram trung chuyén CTRSH
- Giới hạn nghiên cứu: luân văn giới han pham vi nghiên cứu thành phan
CTRSH tại 02 trạm trung chuyên:
+ Trạm trung chuyền số 01 Tống Văn Trân, quận I1
Trang 19- Ý nghĩa khoa học: Đánh giá định lượng về thành phần CTRSH tại địa bàn
nghiên cứu là trạm trung chuyển Quang Trung và Tống Văn Trân
-_ Ý nghĩa thực tiễn: Dữ liệu đánh giá CTRSH làm cơ sở cho việc lựa chọn và đầu tư công nghệ xử lý phù hợp, tối ưu hóa công tác thu gom, vận chuyên, xử lý tại
Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Tp.HCM
- Tính mới của đề tài: áp dụng các phương pháp thống kê đơn biến, đa biến trong phân tích, đánh giá thành phần CTRSH tại trạm trung chuyên Quang Trung và
Trang 202.1.1 Khái niệm
CTRSH là chất thải được sinh ra từ các hoạt động hằng ngày của còn người ở
hộ gia đình, khu dân cư, cơ quan, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại, nhà
hàng, khách sạn, chợ, các tụ điểm buôn bán, khu vực công cộng
CTRSH có thành phần đa dạng trong đó bao gồm chất thải hữu cơ, giấy, vải,
gỗ, nhựa, da, cao su, kim loại, thủy tính, sành sứ, rác vườn, băng tã, đất cát, xỉ than,
nguy hại, bùn
2.1.2 Hiện trạng phát sinh
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Tp.HCM năm 2017, lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn Tp.HCM mỗi ngày lên đến 8.700 tấn với tỉ lệ gia tăng dự báo là
6%/năm Như vậy đến năm 2020 lượng CTRSH phát sinh sẽ đạt mức 10.000 tắn/ngày (Uy ban nhân dân Tp.HCM, 2017) Hình 2.1 trình bày biểu đồ dự báo khối lượng
phát sinh CTRSH trên địa bàn Tp.HCM
Tỉ lệ ước tính phát sinh CTRSH theo các nhóm nguồn: - Hộ gia đình: khối lượng ước tính chiếm 42%
- Chủ nguồn thải (cơ sở sản xuất, kinh doanh, weed! khéi lượng ước tính chiếm
40,5%
- Khu vực công cộng (đường phó, trên kênh rạch, công viên, quảng trường, bến
Trang 2120,000 =$— Thực tế 5,2% =i Dự báo 6% 15,000 10,000 5,000 0 20072008200920102011201220132014201520162017202020252030
Nguồn: Ủy ban nhân dân Tp.HCM, 2017
Hình 2.1 Biếu đồ khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
Tp.HCM
2.2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh
Từ việc tăng nhanh chóng chất thải rắn đô thị với tính chất, thành phần đa dạng,
phức tạp đã trở thành áp lực cho các nhà quản lý và các đơn vị thu gom, vận chuyền,
xử lý chất thải
Hoạt động thu gom CTRSH hiện nay do 02 nhóm đơn vị thực hiện: hệ thống công lập do Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Tp.HCM va 22 Công ty Dịch
vụ công ích quận/huyện thực hiện, thu gom 40% khối lượng CTRSH toàn thành phố;
hệ thống dần lập do các công ty tư nhân, lực lượng thu gom rác dân lập thực hiện, thu
gom 60% khối lượng khối lượng CTRSH thành phố Hiện nay, tỷ lệ thu gom CTRSH
khu vực nội thành của Thành phố đạt 100%, khu vực ngoại thành đạt 70 — 80%, do
khu vực ngoại thành còn nhiều khu đất trồng như ao, vườn nên một bộ phận không nhỏ người dân khu vực ngoại thành tự xử lý tại khu đất của mình, hoặc vứt ra ngoài các khu đất trống, ít nhiều gây ra tình trạng ô nhiễm cục bộ (Sở Tài nguyên và Môi
Trang 22hiện Trong đó, Công ty tiếp nhận, vận chuyên và xử lý 3.237 tan/ngay, dat gan 40%
khối lượng CTRSH phát sinh của thành phố (Công ty TNHH MTV Môi trường đô
thị Tp.HCM, 2018)
Từ thực tế trên cho thấy, công tác thu gom, vận chuyên, xử lý chất thải răn hiện nay còn dàn trải, chưa tập trung, phương tiện, thiết bị, công nghệ thu gom, vận chuyên và xử lý chưa đồng bộ, hiện đại, tỉ trọng rác do lực lượng dân lập thu gom cao (60%) cùng với việc thu gom chưa triệt để là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và mỹ quan đô thị Bên cạnh đó, công tác xử lý chất thải răn hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, chưa chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu,
tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải dẫn đến khối lượng chất thải
rắn xử lý bằng công nghệ chôn lấp cao, gây lãng phí tài nguyên, quỹ đất, ngân sách và ảnh hưởng đến môi trường
Phương pháp xử lý CTRSH chủ yếu hiện nay là chôn lấp hợp vệ sinh, chiếm tỉ trọng 69% Hai bãi chôn lắp hợp vệ sinh hiện nay đang tiếp nhận CTRSH:
- Bãi chôn lấp của Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS) tại Khu liên hợp Xử lý Chất thải Đa Phước: tiếp nhận 5.500 tẫn/ngày
- Bãi chôn lấp của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM tại
Khu liên hợp xử lý chất thải răn Tây Bắc - Củ Chỉ: tiếp nhận 500 tắn/ngày
Hoạt động làm phân compost và tái chế được thực hiện tại Khu liên hiệp xử lý
chất thải răn Tây Bắc - Củ Chi với khối lượng:
- Công ty Cô phần Tâm Sinh Nghĩa: tiếp nhận 1.300 tan/ngay
Trang 23học, trung tâm thương mại, hộ gia đình, rác thải công cộng Vy Trạm trung Vận chuyển chuyển thang \ Xe công-te-nơ y Công trường, nhà máy xử lý CTRSH 31% 69% Compost + tái chế Chôn lấp hợp vệ sinh
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường, 2018
Hình 2.2 Sơ đồ quy trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP.HCM 2.3 Giới thiệu về Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố Hồ
Chí Minh
Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Tp.HCM (CITENCO) là một doanh
nghiệp công ích trực thuộc Tp.HCM Với bề dày 44 năm kinh nghiệm hoạt động trong
lĩnh vực vệ sinh môi trường, cùng các trang thiết bị, phương tiện, công nghệ hiện đại,
Trang 24công ty là một trong những đơn vị chủ lực đề thực hiện nhiệm vụ chính trị của Thành
phố trên lĩnh vực vệ sinh môi trường và triển khai thực hiện phân loại CTRSH tại
nguồn
Công ty có bộ máy tô chức gồm 07 phòng nghiệp vụ và 07 chi nhánh trực thuộc với cơ sở vật chất trải đều trên toàn địa bàn thành phố đủ năng lực đáp ứng và phục vụ trọn gói các dịch vụ vệ sinh môi trường cho các tô chức, cá nhân như: quét dọn vệ
sinh; thu gom, vận chuyền, xử lý các loại chất thải sinh hoạt, xây dựng, y 6, cong
nghiệp, nguy hại; rút hằm cầu, hủy hàng và các dịch vụ vệ sinh môi trường khác,
Bên cạnh đó, Công ty còn thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh khác
như thiết kế xây dựng, sửa chữa và thi công các công trình chuyên ngành vệ sinh môi
trường: tư vẫn lập các dự án đầu tư, phát triển ngành vệ sinh công cộng Thành phố;
thiết kế, thi công và vận hành các công trình xử lý chất thải rắn; hỏa táng- địa táng,
đào lấp huyệt mã, rút hầm cầu, nhà vệ sinh công cộng; thực hiện các dịch vụ vệ sinh cho các cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện ; thực hiện kinh doanh xà ban,
dich vu san lap mat bang; sản xuất điện từ chất thải rắn và kinh doanh điện, phế liệu; kinh doanh cây kiếng, | UY BAN NHAN DAN TPHCM | | HOIDONGTHANH VEN | | GLAM ĐỐC | PHÔ _ PHÓ _ PHỎ
GIẢN ĐÓC GIÁM ĐỐC GIẢM ĐỐC
= PHONG PHONG aaa
Tà PHÒNG PHÒNG PHÒNG ĐẦU TƯ PHÒNG CONG NGHỆ Hi S CHINE KE HOACH | | KETOAN KINH XÂY KỸ THUẬT MỖI TRƯỜNG NGHIEM NEÀN sự | | TÔNGHỢP | | TÀICHỈH DOANH DỰNG CƠ VẬT TƯ VAKIEMTRA [—*| Conary
H0 BẢN CHẤT LƯỢNG
M
Trang 25Chức năng và nhiệm vụ của các Chỉ nhánh trực thuộc:
- Chỉ nhánh MTĐT Gia Định: Nhiệm vụ quét dọn, thu gom, vận chuyển
CTRSH, rut ham cầu, cho thuê nhà vệ sinh lưu động
+ Quét dọn, thu gom, vận chuyển CTRSH trên toàn bộ địa bàn Quận Bình Tân Địa bàn hoạt động: khu Đông Bắc Tp.HCM
+ Quản lý Trạm trung chuyên CTRSH Quang Trung
- Chí nhánh MTĐT Chợ Lớn: Nhiệm vụ quét dọn, thu gom, vận chuyển CTRSH, rút hằm cầu, cho thuê nhà vệ sinh lưu động
+ Quét don, thu gom, vận chuyên CTRSH trên toàn địa bàn Quận Tân Phú Địa bàn hoạt động khu vực Tây Nam Tp.HCM
+ Quản lý Trạm trung chuyền CTRSH Tống Văn Trân
- Chỉ nhánh MTĐT Sài Gòn: Thực hiện thu gom, tiếp nhận, lưu chứa, vận
chuyển rác xây dựng (xà ban, rac can), cho cac hé dan, co quan, doanh nghiép, các
công trình xây dựng và các khu chế xuất, khu công nghiệp + San lắp mặt bằng công trình
+ Thu gom và vận chuyền rác thải nguy hại Vớt rác trên sông, kênh rạch + Quản lý 02 Trạm trung chuyên chất thải xây dựng Lê Đại Hành và Võ Thị Sáu
- Chi nhánh dịch vụ môi trường: Thực hiện việc thu gom, vận chuyên, xử lý: Chất thải y tế, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại, chất thải hủy hàng
+ Quản lý công trường Đông Thạnh
+ Dịch vụ vệ sinh công nghiệp các tòa nhà, khu dân cư, khu công nghiệp, cơ
quan, trường học, bệnh viện,
+ Duy tu, bảo quản các nghĩa trang Bình Hưng Hòa, Hóa An, Đa Phước Dịch vu cai tang, bốc mộ Quản lý, vận hành Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa, Đa Phước
- Chi nhánh xử lý chất thải: Quản lý, điều hành các công trường xử lý CTRSH
Trang 26+ Thiết kế, chế tạo thiết bị chuyên dùng ngành môi trường, sửa chữa, trung đại tu phương tiện xe máy
- Chi nhánh Tiền Giang: Quản lý, vận hành trung tâm hỏa táng An Phước Viên - Chỉ nhánh Đà Nẵng: Dịch vụ hỏa táng Bang 2.1 Hoạt động trong lĩnh vực chất thải rắn tại Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Tp.HCM STT | Loại hình hoạt động trong Chỉ Ghi chú lĩnh vực chất thải Nhánh
] MTDT Quan ly TTC Quang Trung
Thu gom, tiếp nhận, vận chuyển Gia Định CTRSH MTĐT Quản lý TTC Tống Văn Trân Chợ Lớn
3 Thu gom, tiếp nhận, vận chuyển | MTĐT Quản lý TTC Lê Đại Hành,
Chat thải xây dựng Sài Gòn | TTC Võ Thị Sáu
4 Xử lý CTRSH bằng phương | Xử lý chất | Quản lý Công trường Phước
pháp chôn lấp hợp vệ sinh thải Hiệp, Công trường Gò Cát
5 Xử lý chất thải nguy hại, chất |Dịch vụ | Quản lý Công trường Đông
thải y tế nguy hại, chất thải công | môi trường | Thạnh nghiệp bằng phương pháp đốt 6 - Tién Giang - 7 - Da Nang - Nguồn: Citenco, 2019
Trang 27nhiệm vụ quản lý và vận hành 02 "Trạm trung chuyển Quang Trung và Tống Văn
Trân, Chi nhánh Xử lý chất thải quản lý và vận hành bãi chôn lấp CTRSH số 03 tại Khu liên hiệp xử lý chất thải Phước Hiệp
2.4 Thông kê trong lĩnh vực môi trường
2.4.1 Phương pháp thống kê
Thống kê ngoài ý nghĩa thông thường là thu thập số liệu còn mang nghĩa rộng
là một môn khoa học về bố trí, hoạch định các quan sát và thí nghiệm; thu thập và
phân tích các số liệu từ đó đưa ra kết luận về các số liệu đã phân tích Thống kê được cơi là một công cụ đắc lực trong công tác nghiên cứu khoa học với phạm vi áp dụng
trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, y tế, nông nghiệp, môi trường,
Trong lĩnh vực môi trường, các phương pháp phân tích thống kê được áp dụng như:
- Thống kê mô tả: mô tả thực trạng vẫn đề
- Thống kê suy diễn: kiểm định các giả thuyết nghiên cứu nhằm nhận dạng tương quan giữa các yếu tô và nguyên nhân của vấn đề (Phạm Gia Trân, 2017)
2.4.2 Giới thiệu phần mềm thống kê Minitab
Minitab được là phần mềm thống kê giúp đối chiếu số liệu, thống kê phân tích
kết quả, kiểm tra dữ liệu từ nhiều góc độ được phát triển vào năm 1972 tại Đại học
Pennsylvania, Hoa Ky
Theo thống ké tt Minitab, phan mém duoc str dụng ở hơn 4.000 trường đại học
Trang 28{1B Minitab - TEST 8-12 (1).mpx
File Edit Data Calc Stat Graph View Help Assistant
fa ed | 3 oo
Navigator v Cluster Analysis of Variable » X
Factor Analysis: TP_l.vocun ^ EB WORKSHEET 1
Principal Component Anskysi=s Cluster Analysis of Variables: TP vo cung vo mem xuong vo dua loi ngo hat lon rom ra ba mia gia vi canh tia hoa la bia giay
Principal Component Analysi
Correlation Coefficient Distance, Average Linkage
Cluster Analysis of Variables:
Cluster Analysis of Variables: Amalgamation Steps
Best Subsets Regression Number of obs Best Subsets Regression: TP vi Number of Similarity Distance Clusters New innew Regression Analysis: TP versu Step clusters level level joined cluster cluster
Best Subsets Ri i 1 26 92,8016 0.14397 6 21 6 2
el 2 25 920033 015893 12 13 12 2
Best Subsets Regression: kim 3 24 87,5491 024902 9 17 9 2
Regression Analysis: kim loai 4 23 851175 029765 6 Z7 6 3 5 22 848521 030296 12 16 12 3
Best Subsets Regression: da c 6 21 813810 037238 12 20 12 4
Regression Analysis: da cao s 20 78,7250 042550 1 18 1 2
Principal Component Analysi » p ian 8 9 1 18 766346 760266 047947 15 19 046771 3 5 15 3 2 2
Principal Component Analysi 10 17 757026 048595 10 23 10 2 Principal Component Analysi 1 l6 73746 053509 1 6 1 5
12 15 73,7169 0,52566 § 24 8 2
Principal Component Analysi B 14 727535 054493 10 26 10 3
Principal Component Analysi a a c 3 c4 cs C6 c7 cs co cto cn cz C13 C14 cs CI6 c7 ^ hd TP vocung vomem xuong vodua loingo hatlon romrabamia giavjị canhta hoala biagiaycu hopsua Nylonmau Nylon ly binh chai ong hut thi: Principal Component Analysi 1 49.59 0.58 0.56 1.06 0.31 0.32 2.59 0.67, 0.060000} 0.000001 2.48 7.29 1.01 341 13.17 1.68 21:
Regression Analysis: TP versu 2 50.04 0.33 119 1954 2.81 032 0.63 3.97 0.180000 0.000001 5.51 449 1.20 3.29 8.61 1/00 3.1:
Regression Analysis: TP versu 3 44.97 0.74 0.13 3.08 0.64 0.18 0.36 1.40 0.140000 0.000001 147 14.10 1.18 1.98 14.03 7.10 3.71
Regression Analysis: bia giay 4 4412 087 O17 090 582 099 0.39 138 0040000, 0030000 132 388 173 214) 1074 173 26:
- 5 39.17 1.48 187 071 6.78 0.20 0.43 1.08 0,040000| 0.170000 3.13 7.99 1.86 4.06 9.84 2.67 2.81
Regression Analysis: bia giay
6 37.44 0.74 0.30 139 0.35 037 0.09 0.50 0.170000 0.000001 0.26 18.40 1.61 3.94 12.52 5.94 3.91
Regression Analysis: TP versu 7 51.80 1.20 0.40 1.30 1.10 0.30 0.10 3.00 0.000001) 0.100000 0.80 5.20 1.40 3.30 13.50 1.30 2.11
Regression Analysis: TP versu 8 42.58 0.63 1.01 1.24 3.42 0.26 0.73 1.52 0.270000) 0.120000 2.50 9.15 1.32 1.55, \A/1221, 1.13 3⁄8:
Regression Analysis: TP versu ° 2500 110 970 22n 250 non n2n 15n annnann annannn a1n 3810 310 2.3n aan 7,20 28% 4 4b + Worksheet? | Worksheet3 | Worksheet4 © Worksheet 2 4
Best Subsets Regression: TP v Nguân: Huỳnh Thi Thanh Vy, 2019 Hình 2.4 Phần mềm thống kê Minitab Phần mềm cung cấp đầy đủ các tính năng cho công tác thống kê, bao gồm các tính năng chính như:
- Công cụ thống kê cơ bản bao gồm thống kê mô tả (Descriptive Statistics), kiểm định giả thuyết (Hypothesis Tests), khoang tin cay (Confidence Intervals) va kiém tra chuan (Normality Tests)
- Phân tích hồi quy và phân tích phương sai (ANOVA) giúp khám phá mỗi quan
hệ giữa các biến và xác định các yếu tô quan trọng ảnh hưởng
- Công cụ chất lượng giúp xác định hệ thống đo lường, đánh giá quy trình, tạo
kế hoạch lẫy mẫu
- Thiết kế thí nghiệm bằng Factorial, Response Surface, Mixture và Taguchi giúp tìm các cài đặt tối ưu hóa các quy trình
- Biêu đơ kiểm sốt giúp theo dõi quá trình theo thời gian và đánh giá sự ôn
định của chúng
- Độ tin cậy và sự sống sót giúp xác định các đặc điểm trọn đời của sản phẩm
Trang 29Phần mềm Minitab cung cấp giao diện đơn giản, dễ sử đụng đến người mới bắt đầu làm quen cho đến chuyên nghiệp Bên cạnh đó phần mềm còn có các ưu điểm
nỗi trội như:
- Nhập dữ liệu thông minh, tạo điều kiện cho việc nhập dữ liệu từ Excel
- Tự động cập nhật biêu đồ khi có sự thay đổi về đữ liệu đảm bảo sự đồng bộ
- Dễ dàng trích xuất kết quả, thuận lợi cho công tác trình bày, chia sẻ thông tin - Trình trợ giúp giúp người dùng mới dễ dàng sử dụng thông qua từng bước hướng dẫn phân tích được tích hợp sẵn
Với mục đích sử dụng phần mềm thống kê trong nghiên cứu ngày cho các mục
tiêu phân nhóm thành phần, phân tích tỉ lệ thành phần CTRSH theo nguồn, phân tích tỉ lệ nguồn cho từng nhóm thành phần CTRSH, so sánh thống kê về thành phần, xác
lập mô hình hồi quy giữa các nhóm thành phần, việc sử dụng phần mềm Minitab hoan toàn đáp ứng được các mục tiêu trên
2.5 Các nghiên cứu trong nước và ngoài nước 2.5.1 Ngoài nước
Nghiên cứu về năm 2005 của Zickiene và cộng sự đã xác định mối quan hệ giữa
thay đôi GDP và phát sinh chất thải đô thị ở 03 nhóm quốc gia: nhóm phát sinh chất
thải dưới mức trung bình, nhóm phát sinh trung bình và nhóm phát sinh cao Qua các các phân tích: phân tích cụm không phân cấp (k-mean), phân tích mô tả, phân tích tương quan Nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng chất thải trên đầu người và tỷ lệ thay đổi GDP có liên quan với nhau Tuy nhiên mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng GDP và lượng chất thải trên đầu người là yếu và không ôn định Kết quả phân tích đã chứng minh rằng lượng chất thải trên đầu người không được xác định theo tỷ lệ phần trăm của ngành dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội (Zickiene et al.,2005)
JOO và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu phân tích dữ liệu mực nước ngầm dé hiểu đặc điểm của việc bỗ sung nước ngầm đô thị đã báo cáo một phương pháp dựa trên mô hình hỗn hợp logistic Bayes để phân tích gộp nhóm các thông số của mực
nước ngầm thay đổi theo thời gian và ước tính mối quan hệ giữa các đặc điểm của
Trang 30nước ngầm từ 37 giếng quan trắc ở thành phố Seoul, Hàn Quốc và đã chia 37 giếng
thành bốn cum Qua phân tích tác giả đã nhận thấy các điều kiện địa chất thủy văn của từng cụm, do đó hiểu rõ hơn về dòng chảy của nước ngầm trong môi trường đô thị và tính dễ bị tốn thương của nước ngầm đối với dòng nước ô nhiễm tiềm ân từ mặt đất bề mặt, đưa ra chỉ định một cách khoa học khu vực cần bảo vệ nước ngầm
(JOO et al., 2009)
Ung dung phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) trong nghiên cứu của
Nabegu về khám phá đặc điểm chất thải rắn đô thị ở Kano Metropolis, Tay Bac Nigeria đã đưa ra kết luận rằng việc quản lý chất thải rắn đô thị phải liên quan đến
nghiên cứu chỉ tiết về đặc điểm của chất thải do sự biến đổi của loại chất thải và thành
phần ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường và tất cả các quy trình của hệ thống quản lý chất thải từ việc lưu trữ, thu thập xử lý vận chuyển và lựa chọn thiết bị Hơn nữa, sự khác biệt về thành phần chất thải quan sát được trong ba khu dân cư khác nhau của đô thị Kano phản ánh sự thay đổi cục bộ về mức sống và chỉ ra rằng để đạt được thành công trong quản lý, chất thải nên được quản lý ở cấp địa phương thay vì thực tế hiện nay một cơ quan tập trung lớn để có thê tính đến các biến thể cục
bộ Bất kỳ khuôn khổ quản lý chất thải nào cho đô thị Kano đều phải tính đến những
vấn đề này Do đó, việc xem xét cần thận tất cả các yếu tô này liên quan đến điều
kiện địa phương phải là cơ sở của chương trình quản lý chất thải bền vững và hợp lý
(Nabegu, 2013)
Bennis va Bahipca đã đưa ra chỉ dẫn về các tiêu chí lựa chọn vị trí khu xử lý chất thải nhằm đảm bảo khả năng sử dụng lâu dài, giảm thiểu tác động môi trường
thông qua các phân tích thành phần chính (PCA), Bivariate Correlation (BC) và phân
tích cụm (CA) Tác giả đã nghiên cứu trên 26 bài báo liên quan trực tiếp đến bãi chôn
lấp đưa ra 13 tiêu chí quan trọng trong việc lựa chọn vi tri bãi chôn lấp và tính tương
quan giữa các tiêu chí Chỉ ra các nhóm tiêu chí xuất hiện cùng nhau, cung cấp chỉ
dẫn rộng cho phân loại các tiêu chí mà một nhà nghiên cứu nên xem xét cho vẫn đề
Trang 31Phân tích thống kê đặc điểm nước rỉ rác từ thải rắn đô thị ở các quốc gia khác
nhau của Shuokr Qarani Azizvà cộng sự đã đưa ra kết quả phân tích thống kê trình bày rằng mối tương quan mạnh mẽ được phát hiện giữa NH3-N với BOD/COD, TS và TSS và giữa sắt (Fe) và độ dẫn điện (EC) Tuổi của các bãi chôn lấp nói chung có mỗi tương quan thống kê quan trọng với các thông số nước rỉ rác bãi rác nói trên (Shuokr Qarani Aziz et al., 2018)
2.5.2 Trong nước
Các đề tài nghiên cứu về chất thải rắn nói chung và CTRSH nói riêng đã được nghiên cứu trước đây, có thê điểm qua những công trình sau:
Nghiên cứu quản lý chất thải rắn ở Đồng bằng Sông Cửu Long của Nguyễn
Xuân Hoàng và Lê Hoàng Việt về hoạt động vận hành hệ thống quản lý và xử lý rác đô thị trong khu vực đồng thời phân tích các thuận lợi và bat lợi, cũng như các tác
động môi trường, những rủi ro tiềm ấn trong điều kiện ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu toàn cầu - khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (Nguyễn Xuân Hoàng và Lê Hoàng
Việt, 2011)
Ứng dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu ISM/F-ANP và GIS trong lựa chọn
vị trí quy hoạch bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Hưng Hà, tỉnh
Thái Bình nhằm lựa chọn vị trí quy hoạch bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho
huyện Hưng Hà Kết quả cho thấy, ISM/F-ANP cho kết quả tốt hơn so với phương
pháp AHP hay được sử dụng hiện nay, đồng thời cũng khẳng định tính hợp lý của vị trí cho bãi chôn lấp chất thải răn sinh hoạt tại xã Điệp Nông trong phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Hưng Hà đến năm 2020 đã được phê duyệt (Nguyễn Xuân
Linh et al., 2016)
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hoàng năm 2018 về cách tiếp cận quản lý tổng hop chat thai ran nhằm ứng phó biến đổi khí hậu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nhằm
đưa ra các lựa chọn xử lý thích hợp cho chất thải rắn cần được áp dụng cùng với các giải pháp khác như tái sử dụng, tái chế và giảm thiêu chất thải rắn cũng như các giải
pháp ngăn ngừa ô nhiễm Và cách tiếp cận quản lý tổng hợp chất thải rắn nhằm ứng
Trang 32Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, các phương pháp phân tích đơn biến và đa biến đã được sử dụng khá rộng rãi trong các ứng dụng môi trường, bao gồm các
đánh giá chất lượng nước mặt (Trịnh Thanh Nhân, 2013), đánh giá nhiễm mặn tầng
chứa nước (Phan Nguyễn Hồng Ngọc ct al., 2017), đánh giá chất lượng nước dưới đất (Nguyễn Hải Âu et al.,2017), nghiên cứu lâm nghiệp (Bùi Mạnh Hưng, 2018)
Qua tông quan các tài liệu nghiên cứu về CTRSH cho thấy vấn đề này nhận
được sự quan tâm rất lớn trên thế giới và trong nước Tuy nhiên tại Việt Nam, những nghiên cứu về thành phần CTRSH còn nhiều hạn chế, ngoài ra những nghiên cứu thống kê và mô tả không đi sâu phân tích định lượng nhằm rút ra các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác xử lý, quản lý Vì vậy trong luận văn này, tác giả sẽ áp dụng các phương pháp phân tích định lượng nhằm tìm kiếm các mối liên hệ giữa các thành phần chất thai ran, tir đó rút ngăn thời gian, công sức trong công tác khảo sát
Trang 33CHƯƠNG III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Khảo sát, đánh giá hiện trạng tiếp nhận và quản lý CTRSH tại
địa bàn nghiên cứu - Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Tp.HCM
- Hiện trạng trạm:
+ Diện tích, công suất, công nghệ, vị trí 02 trạm trung chuyển Quang Trung và Tống Văn Trân
+ Lượng CTRSH tiếp nhận tại 02 trạm + Nguồn CTRSH tiếp nhận tại 02 trạm
- Hiện trạng thu gom, tiếp nhận, phân loại, vận chuyển và xử lý: phương pháp, phương tiện, công nghệ
Nội dung 2: Phân tích thành phân chất thải rắn sinh hoạt tại Trạm trung
chuyển Quang Trung và Trạm trung chuyển Tống Văn Trân
- Đánh giá tý lệ thành phần CTRSH theo hướng dẫn Phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Tp.HCM và theo thông lệ phân loại quốc tế
- So sánh thành phân từ nguồn phát sinh Hộ gia đình và nguồn Trung tâm thương mai — nhà hàng — khách sạn bằng phương pháp kiểm định phi thông số Mann — Whitney
- Phân nhóm các thành phần CTRSH theo phương pháp phân tích gộp nhóm (Cluster Analysis)
- Đánh giá thành phan CTRSH bang phương pháp phân tích thành phân chính
(Principal Component Analysis)
Nội dung 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quan ly chat thai ran sinh hoạt cho Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Tp.HCM
Trang 343.2 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các nội dung nêu trên, các phương pháp nghiên cứu sau đây sẽ được áp dụng:
3.2.1 Phương pháp tổng hợp tài liệu
Thu tập các số liệu thứ cấp như: các số liệu thu thập từ UBND Tp.HCM, Sở Tài
nguyên và Môi trường Tp.HCM, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Tp.HCM Trong khuôn khổ đề tài, tác giả có găng thu thập và sử dụng những nguồn số liệu mới nhất, để từ đó có thể đưa ra những nhận xét chính xác về hiện trạng, đưa ra nhận xét
và đề xuất hợp lý, sát với thực tế
Bên cạnh đó, tác giả tham khảo các nghiên cứu trước, các nguồn dữ liệu từ
Internet, các bài giảng, công trình khoa học của các tác giả đã thực hiện của một số
đề tài tương tự với mục đích làm phong phú thêm nội dung của luận văn về hàm
Trang 35
Khảo sát, đánh giá hoạt
Lay mẫu và _ động quản lý CTRSH <- Tong quan
phan tich mau tai Cong ty va thanh tài liệu
phan CTRSH tai tram
trung chuyén
Vv
Kiểm định phi thông số | _ ` So sánh thành
- Mann Whitney phần tự 02 nguon phát sinh Phân tích gộp nhóm _> Gop nhóm các (Cluster Analysis) thành phần Phân tích thành phần chính > liên hệ giữa các Principal C t Analysi - , , (Principal Component Analysis) thanh phan | Đề xuất giải pháp quản lý
Hình 3.1 Khung định hướng nghiên cứu 3.2.2 Phương pháp lây mẫu và phân tích mẫu
Mẫu chất thải được lấy theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9461:2012 (ASTM D5231-92) về Chất thải răn - Phương pháp xác định thành phần của chất thai ran đô
thị chưa xử lý
Số liệu được trích xuất từ kết quả của dự án khảo sát thành phần, tính chất chất
thải sinh hoạt tại trạm trung chuyển Số 01 Tống Văn Trân và số 629 Quang Trung
quận Gò Vấp do Phòng Công nghệ môi trường và Kiểm tra chất lượng thuộc Công ty
Trang 36Thời gian lẫy mẫu:
- Trạm trung chuyên Tống Văn Trân: Ngày 09/01/2018 - 14/01/2018 (6 ngày);
- Trạm trung chuyển Quang Trung: Ngày 15/01/2018 - 20/01/2018 (6 ngày)
Số lượng mẫu: Tổng số lượng mẫu lẫy tại 2 TTC là: 12 mẫu (6 mẫu/TTC, 1 mẫu/ngày);
Loại mẫu: CTRSH được lấy tại từng TTC có sự khác biệt giữa các ngày, cu thé:
- Ngay 01, 02: Lay mau tir xe van chuyén CTRSH chủ yếu của hộ gia đình; - Ngay 02, 03: Lay mau ngau nhién tir xe van chuyén CTRSH (ngẫu nhiên 10 xe chon 1 xe);
- Ngày 05, 06: Lẫy mẫu từ xe vận chuyển CTRSH chủ yếu của nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, siêu thị
Mẫu CTRSH được phân loại thành 27 thành phần chỉ tiết như sau: Bảng 3.1 Bảng thành phần phân loại CTRSH SIT Danh mục chung Thành phân chỉ tiết 1 |Thực phẩm dễ phân hủy 2 [Thực phẩm|Vỏ cứng Vỏ cứng (vỏ sò, vỏ Ốc, ) 3 |kkhóphân |Vỏ mêm Vỏ mêm (vỏ trứng, vỏ tôm) 4 hủy Xương
5 Hữu cơcứng [Vỏ dừa
6 (dạng rắn) Lõi ngô, đầu vỏ khóm
7 Hat (hạt nhẫn, xoài, măng cụt, )
8 Hữu cơmêm Rom ra, ba mia, 1a chuôi
9 Các loại hữu cơ sử dụng làm gia vị (ớt, tỏi,.)
10 |Các loạiRác từ vườn Các cành tỉa
II |CTR khác Các loại rác vườn khác (hoa, lá, g1ỏ hoa,.)
12 Giấy Các loại bìa, các loại giây
Trang 3714 Nylon Nylon mau 15 Nylon Nhựa Các loại túi hộp đựng (ly, bình chứa, chai (thực 16 phẩm và đồ uống),.) 17 Các loại nhựa khác: cung nhựa, ông hút, thìa, 18 Bang ta 19 Thuy tinh 20 Kim loai 21 Vải 22 Gỗ 23 Da, cao su 24 Gôm sứ
25 Tro, than, thuốc lá
Chât thải nguy |Thuốc, các chât tây rửa; vật dụng nguy hại (pin, 26 hại đẻn, bình xịt,.) Các loại CTR |CTRSH loại to: Đô gia dụng có kích thước lớn, 27 khác các dụng cụ (chảo, xẻng, búa,.) 28 Khác: Đất, tóc, chuột chét,
ưu tiên lựa chọn xe thu gom CTRSH hộ gia đình ở các quận/huyện khác nhau dé dam bảo tính đại diện của mẫu Đề thu được 01 mẫu CTRSH hỗn hợp cần tiến hành chon 04 xe của đơn vị thu gom công lập (xe ép) và 02 xe của đơn vị thu gom dân lập (xe
Phương thức lấy mẫu
a Lay mẫu từ xe vận chuyển CTRSH của hộ gia đình
Tiên hành theo các bước như sau:
- Bước 1: Lua chon ngau nhién xe van chuyén CTESH của hộ gia đình,
cải tiến)
- Bước 2: Ghi chép lại biển số xe, thời điểm thu gom, nguôn thu gom CTRSH
Trang 38- Bước 3: Sau khi CTRSH được đỗ ra từ xe được lựa chọn, tiến hành lẫy 04 góc
trái, phải, trên dưới, mỗi góc lấy khoảng 05 - 10 kg Tương ứng, xe công lap lay 40 kg/xe và xe dân lập lẫy 20 kg/xe
- Bước 4: Đối với mỗi xe được lựa chọn lay mẫu, thực hiện lặp lại các bước 2 và 3 đề thu được 01 mẫu CTRSH hỗn hợp có khối lượng khoảng 200 kg (04 xe công
lập x 40kg/xe + 02 xe dân lập x 20 kg/xe)
b Lấy mẫu ngẫu nhiên từ xe vận chuyển CTRSH Tiến hành theo các bước như sau:
- Bước 1: Lựa chọn ngẫu nhiên xe vận chuyên CTRSH vào trạm trung chuyên với tần suất khoảng 10 xe chọn 01 xe Để thu được 01 mẫu CTRSH hỗn hợp cần tiến hành chọn 04 xe của đơn vị thu gom công lập (xe ép) và 02 xe của đơn vị thu gom dân lập (xe cải tiến)
- Bước 2: Ghi chép lại biển số xe, thời điểm thu gom, nguôn thu gom CTRSH
và phi nhận hình ảnh của xe được lựa chọn lẫy mẫu
- Bước 3: Sau khi CTRSH được đồ ra từ xe được lựa chọn, tiễn hành lây 04 góc trái, phải, trên dưới, mỗi góc lấy khoảng 05 - 10 kg Tương ứng, xe công lập lấy 40
kg/xe và xe dân lập lẫy 20 kg/xe
- Bước 4: Đối với mỗi xe được lựa chọn lay mẫu, thực hiện lặp lại các bước 2 và 3 để thu được 1 mẫu CTRSH hỗn hợp có khối lượng khoảng 200 kg (04 xe công
lập x 40kg/xe + 02 xe dân lập x 20 kg/xe)
c Lay mẫu từ xe vận chuyển CTRSH của nhà hàng, khách sạn, trung tâm
thương mại, siêu thị
Tiến hành theo các bước như sau:
- Bước 1 : Lựa chọn ngẫu nhiên xe vận chuyển CTRSH của nhà hàng, khách
sạn, trung tâm thương mại, siêu thị, ưu tiên lựa chọn xe thu gom CTRSH từ các loại
hình khác nhau để đảm bảo tính đại diện của mẫu Đề thu được 01 mẫu CTRSH hỗn
hợp cần tiễn hành chọn 05 xe của đơn vị thu gom công lập (xe ép)
- Bước 2: Ghi chép lại biển số xe, thời điểm thu gom, nguồn thu gom CTRSH
Trang 39-_ Bước 3: Sau khi CTRSH được đồ ra từ xe được lựa chọn, tiễn hành lấy 04 góc
trái, phải, trên dưới, mỗi góc lẫy khoảng 10 kg Tương ứng xe công lập lấy 40 kg/xe
- Bước 4: Đối với mỗi xe được lựa chọn lẫy mẫu, thực hiện lặp lại các bước 2
và 3 đề thu được 01 mẫu CTRSH hỗn hợp có khối lượng khoảng 200 kg (05 xe công lập x 40 kg/xe)
Chuẩn bị mẫu
Sau khi lấy mẫu CTRSH từ các xe vận chuyên, mẫu được trộn thủ công bằng
xẻng đến khi mẫu đồng nhất Trong quá trình trộn, những mẫu có kích thước lớn sẽ được cắt thành những mảnh nhỏ khoảng 15 cm bằng xẻng và kéo Thẻ tích của mẫu
CTRSH được làm giảm đến khối lượng cần lẫy bằng phương pháp chia bốn và bỏ 02 góc chéo đến khi khối lượng mẫu còn khoảng 50 kg Sau đó, tiễn hành phân loại thành
phan
Nguon: Citenco, 2018
Hinh 3.2 Hinh anh thuc nghiém phan loai CTRSH tai TTC
3.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Sử dụng các phần mềm excel, minitab để tông hợp, phân tích các số liệu đã thu
thập được, khái quát bản chất của đối tượng nghiên cứu Từ đó đúc kết nên các luận
Trang 40Kiểm định phi thông số Mann-Whitney
Các kiêm định giả thiết thống kê thông số trong trường hợp mẫu kích thước nhỏ
các kiếm định thông số sẽ không bảo đảm Từ đó, các kiểm định phi thông số được
tạo ra Các kiểm định này không phụ thuộc vào dạng phân bố của tập hợp toàn thê cũng như không liên quan đến thông số của phân bố Đặc trưng của các kiểm định
phi thông số là:
- Được dùng cho nhân tố định tính cũng như định lượng - Mẫu thu thập nhỏ nên tính toán đơn giản, nhanh
Một số phương pháp kiểm định phi thông số nhu: Mann-Whitney, Kruskal- Wallis, Friedman, tùy vào mục đích và nhu cầu để lựa chọn phương pháp thích hợp
- Phương pháp Mann-Whitney: So sánh khác biệt giữa 2 nhóm độc lập
- Phương pháp Kruskal-Wallis: Phân tích so sánh nhiều nhóm
- Phương pháp Friedman: Phân tích sai biệt nhiều nhóm có liên hệ (đo lặp lại) Phân tích gộp nhóm
Nhóm (cluster): là một tập hợp các đối tượng dữ liệu, tương đồng nhau khi trong
cùng nhóm và khác biệt đối với các đối tượng trong các nhóm khác
Phân tích gộp nhóm là tìm kiếm sự tương đồng giữa dữ liệu tùy theo các đặc trưng tìm thay trong dữ liệu và gộp nhóm các đối tượng đữ liệu (ví dụ, người, mẫu nước, doanh nghiệp ) tương tự thành các nhóm
Phân tích gộp nhóm là một tập hợp các phương pháp để xây dựng bộ phân loại thông tin của một tập hợp dữ liệu ban đầu chưa xếp loại bằng cách sử dụng các giá trị biến số quan sát được trên từng cá thể (Everitt, 1980)