Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
68,2 KB
Nội dung
PHẦN 1: TỔNGQUANVỀCÔNGTYXUẤTNHẬPKHẨUTHỦCÔNGMỸNGHỆARTEXPORT 1.1. Giới thiệu chung vềcôngtyxuấtnhập khẩu thủ côngmỹnghệArtexport 1.1.1. Những nét khái quát về chung vềcôngtyxuấtnhập khẩu thủ côngmỹnghệArtexportCôngty cổ phần xuấtnhập khẩu thủ côngmỹ nghệ, tên viết tắt là Artexport (Viet Nam Art And Handicraft Product Export – Import Company). Côngty có trụ sở chính tại 2A – Phạm Sư Mạnh – phường Phan Chu Trinh – quận Hoàn Kiếm – Hà Nội. Artexport được thành lập 23/12/1964 theo quyết định 671/BNgT – TCCB của Bộ Ngoại Thương (nay là Bộ Công Thương), ban đầu gồm hai phòng nghiệp vụ: phòng thủ công và phòng mỹnghệ tách ra từ Tổngcôngtyxuất khẩu tạp phẩm TOCONTAP Bộ Ngoại Thương, Artexport có tên ban đầu là TổngcôngtyXuấtnhập khẩu thủ côngmỹ nghệ. Ngày 31/01/1993, Bộ Thương Mại ra quyết định số 334/TM – TCCB đổi tên Tổngcôngtyxuấtnhập khẩu thủ côngmỹnghệ thành Côngtyxuấtnhập khẩu thủ côngmỹ nghệ. Theo thông tư số 07/TM – TCCP ngày 11/11/1993, Côngtyxuấtnhập khẩu thủ côngmỹnghệ được xếp hạng là doanh nghiệp hạng I trực thuộc Bộ Công Thương. Côngty là đơn vị được phép kinh doanh xuấtnhập khẩu trực tiếp, hoạt động theo pháp luật Việt Nam, theo chế độ hạch toán kinh tế, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tiền Việt Nam và tiền ngoại tệ tại Ngân hàng, có con dấu riêng để giao dịch. Ngày 04/10/2004, theo chủ trương chính sách của Đảng, côngty được cổ phần hóa (vốn điều lệ ban đầu là 32 tỷ Việt Nam đồng) và được đổi tên thành Côngty cổ phần Xuấtnhập khẩu thủ côngmỹnghệ Artexport. 1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển Trải qua 45 năm hình thành và phát triển, Artexport đã trải qua nhiều sự thay đổi để thích nghi với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Có thể chia quá trình hình thành và phát triển của côngty ra thành các giai đoạn chủ yếu như sau: - Giai đoạn 1964 – 1975: Artexport được thành lập vào những năm tháng khó khăn nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Được thành lập theo quyết định số 617/BNgT – TCCB, tách ra từ Tổngcôngtyxuấtnhập khẩu Tạp phẩm, cơ sở vật chất của côngty ban đầu rất nghèo nàn, cán bộ quản lý kiêm nghiệp vụ chỉ có 36 người làm việc ở hai phòng mới hình thành là phòng mây tre đan và phòng mỹnghệ sơn mài. Dưới sự lãnh đạo của Bộ Ngoại thương, côngty đã sớm ổn định tổ chức, bước đầu thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ được giao, cụ thể là tổ chức sản xuất, thu mua, tái chế, đóng gói, kinh doanh xuấtnhập khẩu độc quyền hàng thủ côngmỹnghệ theo kế hoạch của Bộ giao. Vượt qua bao gian khó, Artexport đã có được 600.000 rúp kim ngạch xuất khẩu trong năm 1965, chỉ sau một năm thành lập. Kim ngạch xuất khẩu năm 1968 của Artexport đã lên đến 6 triệu rúp, tăng 10 lần chỉ sau 4 năm thành lập. Vừa hoạt động vừa kiện toàn tổ chức, đến thời điểm này, ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, Artexport còn có một chi nhánh ở Hải Phòng và 3 xí nghiệp thành viên là: Xí nghiệp Mỹnghệxuất khẩu, Xí nghiệp Thảm len Đống Đa và Xí nghiệp Thảm đay Lực Điền (Hưng Yên). Hệ thống các kho nguyên liệu chiến lược giao nhận tại các tỉnh cũng được xây dựng kịp thời, như Đồng Quan, Xâm Động, Thường Tín, Thanh Trì, Từ Sơn… Đến những năm 70, tuy chiến tranh ác liệt ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhưng kim ngạch xuất khẩu của Artexport vẫn không ngừng tăng lên. Năm 1970, kim ngạch vẫn đạt 8 triệu rúp. Dưới bom đạn của kẻ thù, côngty vừa lo sản xuất ở các địa phương, vừa bám cảng, bám hàng. Năm 1972, năm cao điểm nhất của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, kim ngạch xuất khẩu của Artexport đã đạt tới 15 triệu rúp, tạo đà cho những năm tiếp theo đạt bình quân 30 triệu rúp đến thời điểm năm 1975. - Giai đoạn 1976 - 1986: Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất cùng chung xây Chủ nghĩa xã hội (CNXH). Tổngcôngtyxuấtnhập khẩu thủ côngmỹnghệ là số ít đơn vị phía Bắc sớm đặt chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và Bộ Ngoại giao là sớm xây dựng cơ sở sản xuất, hướng dẫn tay nghề làm hàng thủ côngmỹ nghệ, đưa công ăn việc làm đến người dân những vùng mới giải phóng, giúp họ sớm ổn định cuộc sống, đồng thời giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Với trách nhiệm được giao, số đông cán bộ có kinh nghiệm đã được biệt phái vào các chi nhánh, từ đó tỏa đi các địa phương, vừa hướng dẫn vừa khôi phục các làng nghề truyền thống như: điêu khắc đá Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng; gỗ và thêu ở Huế; dạy nghề làm thảm cói, đay ở các tỉnh Long An, Cửu Long, Đồng Tháp, đặc biệt giai đoạn này, các cán bộ của côngty đã khôi phục và mở rộng nhanh chóng quy mô sản xuất của các cơ sở vốn có như: gốm nhẹ lửa Đồng Nai, sơn mài Sông Bé, đồ gỗ Nha Trang, các loại thảm sơ dừa ở Nghĩa Bình, Phú Khánh, Bến Tre. Côngty được Bộ hỗ trợ về vốn đã phối hợp cùng các địa phương xây dựng và mở rộng các nhà máy kéo sợi len, nhà máy đay ở thành phố Hồ Chí Minh… Để tiêu thụ hàng, Artexport miền Nam còn thành lập côngty Viettimex Hồng Kông do đoàn thương mại tại Hồng Kông phụ trách. Hồng Kông là một thị trường có sức tiêu thụ lớn, nhờ vậy, những hàng tồn kho trước đây ở thành phố Hồ Chí Minh được tiêu thụ nhanh chóng. Các khu vực trọng điểm hàng xuất khẩu của Artexport tại thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Mỹ Tho, Đồng Tháp… thường đạt tổng mức trên 30 triệu rúp mỗi năm. Trong khi đó, tại miền Bắc cũng liên tục phát triển, mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu các ngành nghề như dâu tằm, thảm len, thêu, sơn mài… Các mặt hàng này được phát triển mạnh mẽ hơn cả về sản lượng và chất lượng do thị trường tiêu thụ ở các nước Xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn. Khu vực thị trường Tư bản chủ nghĩa cũng ngày càng được mở rộng hơn. - Giai đoạn 1987 - 2004: đây là thời kỳ công cuộc đổi mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đổi mới toàn diện từ cách nghĩ đến cách làm. Trong hoạt động kinh tế, các doanh nghiệp buộc phải tìm cách thoát ra khỏi lối mòn tập trung quan liêu bao cấp sang tự chủ kinh doanh, năng động và chủ động tìm kiếm thị trường. Năm 1988, kim ngạch xuất khẩu của Artexport lên tới 98 triệu rúp, chiếm tỉ trọng cao nhất trong toàn ngành (toàn ngành Thương mại thời điểm này đạt 800 triệu rúp). Đây chính là đỉnh cao trong quá trình hình thành và phát triển của TổngcôngtyArtexport cho tới thời điểm đó. Artexport đã khẳng định là một trong những Tổngcôngty dẫn đầu về thành tích kinh doanh của Bộ Ngoại thương với quy mô rộng khắp trên toàn quốc và uy tín trên thị trường thế giới. Từ những năm 1990, việc chuyển đổi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường diễn ra ngày càng sâu sắc, nhiều doanh nghiệp đã bị xóa sổ. Năm 1991, sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống chính trị ở các nước Đông Âu đã khiến côngty mất tới 85% thị trường xuất khẩu hàng hóa của mình. Giai đoạn này, công tác xúc tiến thương mại được đẩy nhanh hơn bao giờ hết: côngty cử nhiều đoàn tham gia các hội chợ, triển lãm, thông qua thương vụ, Việt kiều, đoàn ngoại giao ở các nước để tìm kiếm thị trường. Cùng với các biện pháp về tổ chức sắp xếp lại lao động, đào tạo nguồn nhân lực mà côngty đã trụ vững qua thời kỳ cam go này. Từ những năm 1991 đến 1998, kim ngạch bình quân đạt khoảng 15 triệu USD, tuy mức độ chưa cao nhưng mức thực hiện có chiều hướng tăng dần và điều quan trọng, qua những giai đoạn khó khăn đó, côngty đã tìm được cho mình hướng đi đầy triển vọng cho những năm tiếp theo. Trong 5 năm 1999 - 2004, côngty đã có những bước chuyển mạnh mẽ để phù hợp với xu thế mới của thị trường: từ thế độc quyền chuyển hẳn sang cạnh tranh bình đẳng với nhiều thành phần kinh tế khác trong tổ chức sản xuất kinh doanh xuấtnhập khẩu hàng thủ côngmỹ nghệ; cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực châu Á; tiếp đến năm 2001, kinh tế thế giới lâm vào suy thoái sau sự kiện khủng bố 11/9 vào nước Mỹ khiến sức mua của thị trường thế giới giảm đáng kể, tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường gặp nhiều khó khăn…Năm 1999, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 23,23 triệu USD thì năm 2001 đã là 25,688 triệu USD, năm 2003 lên tới 27,8 triệu USD và năm 2004 đạt 32,5 triệu USD. Nộp ngân sách năm 2003 đạt mức 18 tỷ VNĐ, gấp đôi so với năm 1999, thu nhập bình quân từ 1,2 triệu đồng/người/tháng của năm 1999 đã đạt trên 2 triệu đồng/người/tháng năm 2004; bình quân mỗi cán bộ công nhân viên nộp ngân sách gần 80 triệu đồng/năm. Đến năm 2004, côngty đã có mối quan hệ bạn hàng và mở rộng thị trường ra 40 nước trên thế giới. Đặc biệt là từ đầu năm 2004, Côngty đã đưa vào sử dụng trụ sở làm việc tại 31 - 33 Ngô Quyền, với gần 10.000m² văn phòng đạt tiêu chuẩn văn minh, hiện đại. - Giai đoạn 2004 đến nay: Năm 2005, Côngty thực hiện cổ phần hóa và chuyển sang hoạt động theo mô hình côngty cổ phần với quyền lực cao nhất trong tay Đại hội đồng cổ đông. Thay đổi loại hình doanh nghiệp nhưng Artexport vẫn kiên trì thực hiện những định hướng của côngty ngay từ ngày đầu mới thành lập, đó là: mở rộng thị trường xuất khẩu thủ côngmỹnghệ Việt Nam, xây dựng và bảo tồn các làng nghề truyền thống, hỗ trợ đào tạo tay nghề, nâng cao tay nghề cho lao động tại làng nghề, phát triển ngành hàng thủ côngmỹnghệ với nhiều chủng loại sản phẩm mới, mẫu mã đa dạng. Giai đoạn chuyển mình từ một côngty nhà nước sang hoạt động kinh doanh theo mô hình côngty cổ phần trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt đã tạo nên một sức ép để cán bộ công nhân viên trong côngty nỗ lực phấn đấu vươn lên, tìm được nhiều thị trường mới, khách hàng mới, tạo giá trị gia tăng nhiều hơn trên mỗi đơn hàng. Thành tích trong thời kỳ này chính là việc côngty đã không ngừng mở rộng lĩnh vực hoạt động sang lĩnh vực bất động sản và tài chính. Đây là một nền tảng cơ sở tốt để côngty phát triển ngày càng đa dạng hóa mặt hàng và thị trường. 1.2. Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Côngtyxuấtnhập khẩu thủ côngmỹnghệArtexport 1.2.1. Sản phẩm và thị trường Sản phẩm của côngty rất đa dạng về chủng loại và phong phú về mẫu mã. Có thể nói sản phẩm của côngty bao gồm phần lớn các hàng thủ côngmỹnghệ có tiếng của Việt Nam, như: gốm sứ, thêu ren, cói, đồ gỗ, mỹnghệ sơn mài, mây tre đan… Về mặt hàng mây tre đan: đặc trưng nổi bật của khí hậu Việt Nam là nhiệt đới gió mùa, rất thuận lợi cho các loại mây, tre, nứa… phát triển, do đó, mặt hàng mây tre đan là mặt hàng rất phổ biến tại nước ta. Ngay từ những ngày đầu thành lập với hai phòng: mây tre đan và mỹnghệ sơn mài, Artexport chủ động trong việc liên kết với bà con nông dân tại các làng nghề truyền thống để thu mua, tái chế và xuất khẩu mặt hàng này ra thị trường thế giới. Không chỉ dừng lại ở đó, cán bộ côngty đã xuống tận làng nghề để hướng dẫn bà con về các kỹ thuật làm hàng mây tre đan xuất khẩu, đồng thời tìm kiếm ra được các nguyên liệu mới, phục vụ tốt hơn cho công tác làm hàng thủ côngmỹnghệxuất khẩu, như: cỏ, rơm rạ, xơ dừa, mây tre, cói đan, bẹ ngô… Về mặt hàng mỹnghệ sơn mài: đặc điểm của mặt hàng này đòi hỏi tính tỉ mỉ và sự tinh xảo rất cao. Vậy nên, muốn có được những mặt hàng đáp ứng được yêu cầu cao của khách hàng, Artexport đã phải tìm hiểu kĩ nhu cầu của khách hàng cũng như là tìm tới những nghệ nhân có tên tuổi tại các làng nghề để làm ra được những sản phẩm mang tính nghệ thuật cao và có giá trị. Về mặt hàng gốm sứ: đây là mặt hàng thủ côngmỹnghệ rất quen thuộc ở Việt Nam và được bạn bè thế giới đánh giá cao về chất lượng cũng như là tính nghệ thuật của sản phẩm. Với các làng nghề nổi tiếng như Bát Tràng, sản phẩm gốm cung cấp cho xuất khẩu là rất dồi dào. Tuy nhiên, vấn đề mẫu mã và quy trình sản xuất sao cho sản phẩm đạt được chất lượng tốt nhất luôn là một thách thức với các làng nghề bao đời nay. Với tâm huyết với làng nghề, năm 1995, thông qua một bạn hàng quen thuộc người Nhật Bản, Artexport đã mạnh dạn đầu tư 30 ngàn USD để nhập khẩu về chiếc lò nung 1m³ sử dụng nguyên liệu khí gas. Đây là một sự thay đổi to lớn trong cách thức tạo ra sản phẩm của làng nghề truyền thống như Bát Tràng. Cũng nhờ đó mà cuộc sống của người dân khấm khá hẳn lên. Về mặt hàng thêu: đây là sản phẩm mà khách hàng quốc tế đặc biệt thích thú khi đến thăm các gian hàng triển lãm hàng thủ côngmỹnghệ của Việt Nam. Sản phẩm này không chỉ là kết quả của sự lao động cần cù của người nghệ nhân mà nó còn chứa đựng trong đó cả tâm hồn và tình cảm của người nghệ sỹ dân gian đã sáng tạo ra nó. Do đặc điểm như vậy, mặt hàng này luôn được côngty chú trọng phát triển, không chỉ thuần túy về tính kinh tế, mà cao hơn, đó là đem hình ảnh đất nước con người Việt Nam quảng bá ra khắp thế giới. Về mặt hàng đá xây dựng: đá xây dựng là một mặt hàng ít được nhắc đến khi chúng ta đề cập tới ngành hàng thủ côngmỹ nghệ, tuy nhiên, mặt hàng này cũng có một thị trường xuất khẩu rất tiềm năng, khi mà lãnh thổ Việt Nam có nhiều loại đá phù hợp với việc trang trí và sử dụng trong xây dựng. Mặt khác, đá xây dựng cũng là một mặt hàng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho các địa phương khó khăn, góp phần cải thiện cuộc sống người dân. Trên đây là một số mặt hàng tiêu biểu của Artexport. Với sự phong phú và đa dạng của các sản phẩm thủ côngmỹnghệ tại Việt Nam, côngty đang nỗ lực tìm kiếm những sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Thị trường xuất khẩu của Artexport cũng rất đa dạng và phong phú. Nếu như trong những ngày đầu thành lập, thị trường chủ yếu của côngty là Liên Xô và Đông Âu, thì tới ngày nay, nó đã mở rộng ra khắp năm châu, với trên 40 thị trường xuất khẩu khác nhau. Với các thị trường xuất khẩu chủ lực như Nhật Bản, Đức, Pháp… côngty đều đặn tham gia các hội chợ hàng năm về hàng thủ côngmỹnghệ để góp phần quảng bá hình ảnh công ty, đồng thời tìm kiếm những khách hàng tiềm năng, thậm chí là rất nhiều hợp đồng giá trị đã được ký kết trong thời gian hội chợ. Thị trường của hàng thủ côngmỹnghệ có nhiều điểm khác biệt so với hàng hóa thông thường. Trước hết, do tính độc đáo riêng có của sản phẩm thủ côngmỹnghệ nên khách hàng không phải là khách hàng đại trà như các sản phẩm tiêu dùng, những người tìm đến các mặt hàng thủ côngmỹnghệ là những người yêu mến và hiểu được giá trị của các sản phẩm đó. Tất nhiên, việc mở rộng thị trường theo hướng đại trà là một hướng đi đúng đắn nhưng điều đó không thể thực hiện trong ngày một ngày hai. Nó là cả một quá trình với nhiều công việc khác nhau như marketing, xúc tiến thương mại, … Khách hàng của côngty không phân biệt về lứa tuổi, giới tính hay trình độ, mà chỉ có một điểm chung đó là họ tìm thấy giá trị trong những sản phẩm thủ côngmỹ nghệ. Để có một bản mô tả chi tiết về đối tượng khách hàng của công ty, giống như các côngty sản xuất hàng tiêu dùng thì đó là một điều rất khó khăn. Mục tiêu của côngty là mở rộng thị trường, mở rộng đối tượng khách hàng. Đó mới là điều quan trọng nhất trong thời gian trước mắt. Về phía nhà cung cấp, nguồn cung chủ yếu của côngty là các làng nghề thủ công truyền thống, bên cạnh đó thì các cơ sở sản xuất tư nhân cũng là một nguồn cung đáng kể. Trước hết là các làng nghề truyền thống, các sản phẩm như mây tre đan, sản phẩm thêu thì các làng nghề tại các tỉnh đồng bằng Bắc bộ là những địa phương có nhiều sản phẩm cung cấp cho côngty nhất. Như mây tre đan tại Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình; thêu tại Hà Nam, Hà Tây (cũ),… Quy mô các làng nghề không lớn, do đó một mặt hàng côngty không chỉ lấy từ một làng nghề cụ thể nào mà có thể phải đặt hàng cho nhiều làng nghề tại các địa phương khác nhau. Mặt khác thì tại các làng nghề này, người dân vẫn còn làm hàng thủ công theo tính thời vụ nên để đảm bảo tiến độ của đơn hàng, cán bộ Artexport phải liên hệ chặt chẽ với từng làng nghề, theo sát tiến độ của từng nơi một. Thứ hai, các cơ sở sản xuất tư nhân: các cơ sở này có thể trực tiếp làm hàng xuất khẩu ra nước ngoài hoặc là chỉ sản xuất trong nước, Artexport liên hệ với các cơ sở này mỗi khi có đơn hàng tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài với các cơ sở. Thông thường thì khi nào có đơn hàng thì côngty mới đặt hàng tới cơ sở sản xuất, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp, cơ sở sản xuất đã sản xuất đón đầu và khi có đơn hàng thì côngty chỉ việc thu mua tại các cơ sở này. Như vậy, thị trường của Artexport có nhiều tiềm năng mở rộng hơn nữa, khi mà cầu hàng thủ côngmỹnghệ tăng cao, côngty sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập vào những thị trường mới và các phân đoạn khách hàng mới. Để phát triển bền vững trong một ngành hàng có tính độc đáo, riêng biệt cao như thủ côngmỹ nghệ, côngty đã, đang và sẽ xây dựng mối liên hệ mật thiết với các làng nghề, các cơ sở sản xuất hàng thủ côngmỹnghệ để đảm bảo nguồn cung luôn ổn định. Đại hội đồng cổ đông Chủ tịch hội đồng quản trị Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc (1) Phó tổng giám đốc (2) Khối quản lý Khối kinh doanh Chi nhánh Xưởng sản xuất 1.2.2. Cơ cấu tổ chức Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty: Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính _ côngtyxuấtnhập khẩu thủ côngmỹnghệ - Artexport + Đại hội đồng cổ đông: - Mỗi năm họp một lần do Chủ tịch hội đồng cổ đông triệu tập - Phân phối, sử dụng lợi nhuận, chia cổ tức và trích lập sử dụng các quỹ - Quyết định phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư của năm tài chính tới - Quyết định tăng giảm vốn điều lệ, góp vốn cổ phần và phát hành cổ phiếu - Bầu thành viên Hội đồng quản trị và kiểm soát viên nếu hết nhiệm kỳ hoặc bầu bổ sung, thay thế thành viên Hội đồng quản trị và kiểm soát viên theo quy định của điều lệ + Chủ tịch Hội đồng quản trị: - Phê duyệt những nội dung và phạm vi kiểm tra trong từng thời kỳ - Ra các quyết định và kiểm tra việc thực hiện các quyết định, bổ nhiệm Giám đốc, xây dựng các bản quyết toán + Hội đồng quản trị: - Kiểm tra kết quả cuối cùng của côngty đạt được có phù hợp với mục tiêu tổng thể hay không - Quy định rõ thẩm quyền của Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc + Ban kiểm soát: - Kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các bảng tổng kết tài chính của côngty - Trình Đại hội đồng cổ đông báo cáo thẩm tra các bảng tổng kết tài chính của côngty - Báo cáo về những sự kiện tài chính bất thường, về ưu, khuyết điểm trong quản trị tài chính của Hội đồng quản trị + Tổng giám đốc: - Lãnh đạo, điều hành và quản lý mọi hoạt động của côngty và chỉ đạo trực tiếp công tác chiến lược phát triển côngty - Trực tiếp phụ trách các phòng: phòng tài chính – kế hoạch, phòng kinh doanh xuấtnhập khẩu tổng hợp 3 và phòng mỹnghệ - Trực tiếp giải quyết công việc của các phó Tổng giám đốc khi phó Tổng giám đốc đi vắng + Phó Tổng giám đốc (1): - Thay mặt Tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động của côngty khi Tổng giám đốc đi vắng - Phụ trách công tác nội vụ của công ty, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác tổ chức hành chính, tham gia với Tổng giám đốc vềcông tác cán bộ, công tác phát triển nguồn nhân lực - Trực tiếp quản lý điều hành và khai thác có hiệu quả cao nhất đối với tất cả các cơ sở vật chất của côngty như nhà kho, xưởng, văn phòng tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh - Phụ trách phòng tổ chức hành chính, phòng kinh doanh xuấtnhập khẩu tổng hợp 2 và phòng kinh doanh xuấtnhập khẩu tổng hợp 5 - Giải quyết một số công việc thay cho phó Tổng giám đốc (2) khi phó Tổng giám đốc (2) khi đi công tác vắng + Phó Tổng giám đốc (2): - Thay mặt cho Tổng giám đốc chỉ đạo công tác xúc tiến thương mại, xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu các mặt hàng thủ côngmỹnghệ và sản phẩm mới - Phụ trách các phòng kinh doanh xuấtnhập khẩu tổng hợp 1, phòng kinh doanh xuấtnhập khẩu tổng hợp 9, phòng kinh doanh xuấtnhập khẩu tổng hợp 10, phòng thêu (bao gồm cả xưởng thêu), phòng cói - Tham gia với Tổng giám đốc về chiến lược phát triển nguồn nhân lực của côngty và công tác cán bộ - Giải quyết một số công việc thay cho phó Tổng giám đốc (1) khi phó Tổng giám đốc (1) đi vắng + Khối đơn vị quản lý: - Phòng tổ chức hành chính: giúp đỡ các đơn vị tổ chức và quản lý lao động của Côngty sao cho có hiệu quả nhất, nghiên cứu các phương án nhằm hoàn thiện việc trả lương cho công nhân viên và phân phối tiền thưởng một cách hợp lý. - Phòng tài chính – kế hoạch: khai thác mọi nguồn vốn đảm bảo cho các đơn vị hoạt động, tham mưu cho ban Giám đốc xét duyệt các phương án kinh doanh phân phối thu nhập, tổ chức và thực hiện việc tiến hành trả hàng cho các nước. Làm rõ khả năng của công ty, phân phối hợp lý kim ngạch được giao, xây dựng và trình giá, thu tiền và thanh toán cho khách hàng - Ban xúc tiến thương mại: tìm kiếm khách hàng, theo dõi chặt chẽ việc chi, các khoản chi phí phục vụ cho việc liên hệ, ký kết riêng của từng đơn vị để tính thu nhập và chi phí của đơn vị, những chi phí có liên quan đến nhiều đơn vị thì ban xúc tiến thương mại phải có trách nhiệm phân bổ hợp lý cho các đơn vị kinh doanh liên quan. + Khối đơn vị kinh doanh: - Bao gồm: phòng xuấtnhập khẩu tổng hợp 1, 2, 3, 5, 9, 10, phòng cói ngô, phòng thêu ren, phòng gốm sứ và phòng mỹnghệ - Trên cơ sở các mặt hàng kinh doanh được giao, các chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu được đặt ra, các đơn vị kinh doanh phải trực tiếp tiếp cận thị trường, tìm kiếm khách hàng, tổ chức từ khâu sản xuất hoặc thu gom hàng đến tận khâu giao nhận hàng cho khách, thanh toán, các đơn vị kinh doanh trực tiếp phụ trách tất cả công việc trong ngành hàng mình phụ trách - Xây dựng các phương án kinh doanh và trình cho Tổng giám đốc duyệt + Các đơn vị trực thuộc: - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: địa chỉ số 31 Trần Quốc Toản, được Côngty giao cho nhiệm vụ phụ trách các công việc ở các tỉnh phía Nam, từ việc giao nhận, thu gom đến việc xuất khẩu hàng - Chi nhánh Artexport Hải Phòng: địa chỉ số 25 phố Đà Nẵng, quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng: giao nhận, tái chế, đóng gói xuất khẩu và trực tiếp sản xuất hàng hóa xuất khẩu - Chi nhánh Artexport Đà Nẵng: địa chỉ số 74 Trưng Nữ Vương, nhiệm vụ: giao nhận, thu gom hàng xuất khẩu. - Xí nghiệp Sản xuất và Xuất khẩu hàng Thủ côngmỹ nghệ: 23 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội + Xưởng sản xuất: - Bao gồm: xưởng thêu Thanh Lân (huyện Thanh Trì – Hà Nội), xưởng gốm Bát Tràng (Hà Nội) và xưởng gỗ Đông Mỹ - Các xưởng có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất hàng phục vụ xuất khẩu. [...]... ban lãnh đạo công ty, phòng Tài chính – Kế Toán và các trưởng phòng xuấtnhập khẩu Ban lãnh đạo côngty và phòng Tài chính – Kế toán chịu trách nhiệm quản lý tài chính toàn công ty, các trưởng phòng xuấtnhập khẩu quản lý tài chính của phòng ban mình Do đó, không có sự trùng lắp trong công tác quản trị tài chính tại Côngty 1.3 Kết quả hoạt động của Côngtyxuấtnhập khẩu thủ côngmỹnghệ Arteport... Bảng1.4: Thu nhập bình quân của người lao động giai đoạn 2004 – 2008 Đơn vị: Triệu đồng/tháng Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Thu nhập 2.2 2.4 2.7 2.7 3.1 Nguồn: Phòng Tổ chức – hành chính _ Côngtyxuấtnhập khẩu thủ côngmỹnghệ - Artexport Hình 1.3:Biểu đồ tăng trưởng thu nhập bình quân người/tháng Đơn vị: Triệu đồng/tháng Nguồn: Phòng Tổ chức – hành chính _ Côngtyxuấtnhập khẩu thủ côngmỹnghệ - Artexport. .. Đặc điểm về vốn Khi mới thành lập, Artexport là một Tổngcôngty nhà nước Sau 40 năm xây dựng và trưởng thành, theo chủ trương chính sách của nhà nước, năm 2004, Artexport được cổ phần hóa với tên gọi: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ côngmỹ nghệ, với cơ cấu và bộ máy tổ chức của một công ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005 Hiện nay, Nhà nước nắm giữ 8,67% vốn điều lệ của công ty, số... cán bộ công nhân viên trong côngty đều có thời gian làm việc lâu dài trong công ty, độ tuổi trung bình trong côngty là khoảng 42 tuổi, đây là độ tuổi trung bình thuộc loại cao trong các công ty cổ phần Chính do độ tuổi trung bình khá cao đó, công việc tuyển dụng và bồi dưỡng thế hệ kế cận đang được côngty tích cực triển khai 1.2.4 Cơ sở vật chất trang thiết bị Hiện nay công ty cổ phần xuất nhập khẩu... Báo cáo tài chính 2007, 2008 – Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ côngmỹnghệ - Artexport Từ số liệu trong bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Artexport giai đoạn 2006 – 2008, có thể nhận thấy hoạt động của Côngty đang trong giai đoạn gặp nhiều khó khăn Cụ thể, năm 2007, lợi nhuận của Côngty đạt con số âm 25.640.401.370 đồng Tuy nhiên, nếu so sánh giữa tổng doanh thu và lợi nhuận, chúng... tạo nên những thành công như ngày hôm nay 1.2.7.4 Quản trị sản xuấtArtexport là một côngty chuyên vềxuấtnhập khẩu thủ côngmỹ nghệ, nguồn hàng chính là từ các làng nghề truyền thống, do đó, đặc điểm vềquản trị sản xuất tại đây có nhiều nét khác biệt so với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa khác Trước hết, sản phẩm tồn kho ở Côngty là rất thấp, nguyên nhân là do quá trình kinh doanh của Arteport... nhân lực Côngty có số cán bộ công nhân viên chính thức là 173 người, các cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm, nhiệt huyết trong công việc Trong số cán bộ công nhân viên có 12 người có trình độ thạc sĩ trở lên, 126 người có trình độ đại học, tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp có 22 người (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính _ Côngty cổ phần xuấtnhập khẩu thủ côngmỹnghệ - Artexport) ... yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, Côngty có kế hoạch đầu tư những sản phẩm kiểm tra chất lượng sản phẩm côngnghệ cao để đáp ứng đòi hỏi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa 1.2.7.3 Hoạt động marketing Hoạt động Marketing của Côngty được diễn ra chủ yếu là thông qua các hội chợ triển lãm hàng thủ côngmỹnghệ Tại đây, các gian hàng của Côngty được đầu tư một cách công phu Các sản phẩm... Hà Nội và tại Hải Phòng), các côngty thành viên: côngty cổ phần bất động sản Artexportland và côngty cổ phần chứng khoán Artex Ngoài ra, các văn phòng làm việc của Côngty cũng được trang bị đầy đủ máy móc hiện đại phục vụ cho công việc như máy in, máy fax, máy tính… Trang thiết bị tại các cơ sở sản xuất đang dần được hoàn thiện Tại xưởng thêu của công ty, bên cạnh các công nhân lành nghề, còn có... hàng, Côngty mới liên hệ tới các làng nghề, các cơ sở sản xuất để bắt tay vào sản xuất theo yêu cầu của đơn hàng, từ đó dẫn tới lượng hàng tồn của Côngty là không đáng kể Thứ hai, các xưởng sản xuất của Côngty (xưởng gốm, xưởng thêu, xưởng gỗ) cũng mới sản xuất ở quy mô nhỏ nên lượng thành phẩm tồn kho chỉ ở con số khiêm tốn Từ hai đặc điểm trên dẫn đến hoạt động quản trị sản xuất của Côngty gặp . PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨUTHỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT 1.1. Giới thiệu chung về công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport 1.1.1 nét khái quát về chung về công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ, tên viết tắt là Artexport (Viet