ĐÁNHGIÁNHẬNXÉTVÀMỘTSỐÝKIẾNĐỀXUẤT I. Đánhgiá về công tác quản lý. 1.1. Ưu điểm. Trong những năm gần đây, nhất là khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, Công ty đã có nhiều thay đổi phù hợp với xu thế phát triển mới. Công ty đã mạnh dạn ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại như công nghệ cốp pha trượt và thi công bê tông cốt thép dự ứng lực, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, 2000… Bên cạnh đó, Công ty còn đưa ra nhiều biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuấtvà hạ giá thành xây lắp, tăng hiệu quả vốn đầu tư như: căn cứ vào các dự toán công trình, Công ty lập được kế hoạch dự trù vật tư vật liệu . làm cơ sở cho việc theo dõi giám sát lượng vật tư cần cung cấp, từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp cụ thể làm giảm vật tư tiêu hao mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Công ty đã đề ra giá thành kế hoạch sản xuất là chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống chỉ tiêu kế hoạch tài chính của Công ty là mục tiêu phấn đấu nhằm giảm chi phí, hạ giá thành thực tế, tăng lợi nhuận cho Công ty. Công ty rất coi trọng vấn đề chất lượng, tiến độ hoàn thành công việc và chữ tín đối với khách hàng. Ngoài ra, Công ty còn rất chủ động trong sản xuất kinh doanh, bên cạnh nhiệm vụ thi công các công trình do tổng giao, Công ty tự tìm kiếm, ký kết hợp đồng với các đơn vị ngoài ngành có nhu cầu xây dựng, lắp đặt, thể hiện sự linh động trong công tác đấu thầu, góp phần tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, tăng tích luỹ cho Công ty và đóng góp cho ngân sách nhà nước. Mô hình quản lý của Công ty được xây dựng gọn nhẹ, hiệu quả, phân công chức năng nhiệm vụ cho từng người rõ ràng đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong kế toán. Cán bộ, công nhân viên trong Công ty làm việc tương đối nghiêm túc, hiệu quả. 1.2. Hạn chế: - Đối với công tác quản lý trong toàn bộ Công ty : + Về quản lý nguồn nhân lực: Về mặt chất lượng còn một vài hạn chế như mộtsố cán bộ kỹ thuật trẻ chưa hiểu rõ về thiết bị, quy trình công nghệ cốp pha trượt, thiếu kinh nghiệm thực tế nên dẫn đến việc đề ra các biện pháp thi công còn sơ sài, thiếu chuẩn xác; công tác điều động cán bộ giữa các công trình còn chưa hợp lý ; + Hoạt động công nợ: Chưa chủ động trong công tác đối chiếu công nợ, chưa giải quyết được các công nợ khó đòi của các dự án như: Xi măng Hải Vân, Đài nước Nam Triệu; + Công tác quản lý an toàn lao động: Còn nhiều bất cập, yếu kém như việc sử dụng bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ chưa được thực hiện triệt để tại các chi nhánh, tổ, đội như chi nhánh Ninh Bình, Ban B1, Đội vận hành TBCN .; + Về việc lập kế hoạch: Chưa sát với thực tế thi công dẫn đến nhiều sai sót, gây lãng phí, thất thoát, đội giá thành công trình. - Đối với công tác quản lý NVL: + Tại khâu thu mua: Do đặc điểm của cơ chế khoán, các tổ đội tự mua NVL phụ thực hiện thi công công trình, nhưng công ty lại chưa có cơ chế quản lý, kiểm soát thích đáng chủng loại, chất lượng, số lượng NVL tự mua này. Do vậy có thể dẫn đến hành vi sai phạm, gian lận, gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình, giảm uy tín của công ty và các mối làm ăn lâu dài; + Tại khâu bảo quản và sử dụng: Đối với các công trình lớn, địa điểm xa kho hàng của công ty và thời gian thi công trên 1 năm, trong quá trình vận chuyển dễ gây ra thất thoát. Các kho chứa NVL tại công trường thường nhỏ, tạm bợ, không kiên cố, thời gian lưu trữ khá lâu nên các loại vật tư nhỏ, phụ hay bị thất thoát, mộtsố NVL chính như các loại thép lớn…thường để ở ngoài dễ bị hao mòn, giảm chất lượng và thất thoát gây ảnh hưởng đến chất lượng và đội giá thành công trình. 1.3. Mộtsốýkiếnđề suất: - Đối với công tác quản lý trong toàn bộ Công ty : + Về nguồn nhân lực: Công ty nên chú ý đến công tác điều động cán bộ giữa các công trình hợp lý hơn, chú ý đến yếu tố khoảng cách giữa các công trình và đặc điểm công việc của từng cán bộ. Bên cạnh đó, đối với những cán bộ trẻ mới vào làm, công ty nên cho khoảng thời gian thử việc hợp lý và có cán bộ hướng dẫn cụ thể; + Hoạt động công nợ: Công ty nên đẩy mạnh công tác nghiệm thu, đôn đốc thu hồi vốn trên tất cả các công trường; + Về việc lập kế hoạch: Nên có công tác tìm hiểu kỹ lưỡng về công trình sắp thi công, về tất cả các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình thi công công trình nhằm đưa ra kế hoạch hợp lý hơn, sát với thực tế thi công. - Đối với công tác quản lý NVL: + Tại khâu thu mua : Công ty nên chỉ định việc mua vật tư tại các đại lý, không mua lẻ ở ngoài nhằm giảm các hiện tượng gian lận làm giảm chất lượng công trình ; + Tại khâu bảo quản và sử dụng : Công ty nên đặt ra tiêu chuẩn chặt chẽ hơn về chất lượng các kho tàng bến bãi được sử dụng tại các công trình, tổ đội, đầu tư nhiều hơn trong việc xây dựng mới các kho tàng nhằm giảm thiểu tình trạng suy giảm chất lượng các NVL được bảo quản. Công ty cũng nên tăng cường các hoạt động kiểm kê bất thường các kho tàng nhằm giảm thiểu khả năng thất thoát NVL do chủ ý. Ngoài ra, Công ty nên có quy định rõ ràng về mức thưởng phạt đối với thủ kho nhằm khuyến khích và nâng cao ý thức trách nhiệm của thủ kho trong công việc trông giữ, bảo quản NVL. II. Đánhgiá về công tác kế toán. 2.1. Ưu điểm: a. Đối với công tác kế toán chung: - Nhìn chung, công tác kế toán tại Công ty đã được tổ chức khá tốt từ các bộ phận ở tổ đội đến các phòng ban trong công ty. Các phần hành kế toán được thực hiện đầy đủ, hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách đúng với chế độ kế toán hiện hành do Bộ Tài Chính quy định, đồng thời phù hợp với quy mô và đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty; - Công ty đã áp dụng phần mềm kế toán nhằm hỗ trợ cho công tác kế toán thủ công giúp giảm thiểu khối lượng công việc cần làm, tránh được những sai sót số học sảy ra trong quá trình ghi chép số liệu và tổng hợp tính toán, tiết kiệm được thời gian và nâng cao hiệu quả trong công việc; - Về cơ bản, hệ thống sổ kế toán của Công ty được lập đúng, đầy đủ theo quy định với ưu điểm là sổ sách được lập vào cuối tháng. Như vậy, trong tháng có phát hiện ra sai sót thì vẫn có thể sửa chữa được dễ dàng. Ngoài ra, việc các sổ kế toán đều được cập nhật thường xuyên nên rất thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu giữa kế toán chi tiết với kế toán tổng hợp. b. Đối với công tác kế toán NVL : - Các nhân viên kế toán đã phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình biến động và sử dụng NVL tại Công ty; - Kế toán tổng hợp NVL được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung rất phù hợp với thực trạng NVL có quy mô, chủng loại khá đa dạng và đặc thù sản xuất kinh doanh tại Công ty; - Kế toán chi tiết NVL được áp dụng theo phương pháp thẻ song song nên công tác hạch toán có ưu điểm là đơn giản, dễ đối chiếu, dễ kiểm tra. 2.2. Hạn chế: Bên cạnh các mặt tích cực, công tác kế toán của Công ty còn có mộtsố hạn chế thiếu sót nhất định cần hoàn thiện như sau: - Sự phối kết hợp giữa phòng ban kế toán của Công ty với bộ phận kế toán dưới các tổ đội còn chưa hợp lý, chặt chẽ khiến cho công tác nghiệm thu thanh quyết toán, lưu trữ hồ sơ của các công trình nhất là các công trình do đơn vị tự tìm kiếm còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; - Thực trạng NVL tại Công ty khá đa dạng và phong phú trong khi đó việc lập bảng phân bổ vật liệu của Công ty không phản ánh cho từng loại vật liệu mà phản ánh tổng cộng cho tài khoản 152, cách làm này gây khó khăn cho việc quản lý vật liệu của Công ty; - Công ty áp dụng phương pháp tính giá NVL theo phương pháp giá thực tế đích danh. Phương pháp này chỉ thích hợp với những doanh nghiệp có ít chủng loại vật tư và không phù hợp với những doanh nghiệp có số lượng vật tư khá nhiều như Công ty CP Xây Dựng số 9. Vì vậy điều này gây khó khăn trong quá trình hạch toán, dễ sảy ra tình trạng vật tư sử dụng không đúng thời hạn, không đảm bảo chất lượng, gây lãng phí, ứ đọng vốn; 2.3. Mộtsốýkiếnđề suất nhằm hoàn thiện công tác kế toán. Ýkiến 1: Bộ phận phòng ban kế toán trong Công ty và bộ phận kế toán của các tổ đội nên có sự hợp tác, kế hợp chặt chẽ hơn, các thông tin kế toán nên được thông báo một cách nhanh chóng, đầy đủ để kế toán tại các tổ đội nắm vững được tình hình chung trong công tác thi công công trình giúp công tác nghiệm thu, thanh quyết toán giải quyết nhanh chóng hơn. Ýkiến 2: Về việc lập bảng phân bổ nguyên vật liệu. Hiện nay, bảng phân bổ vật liệu của Công ty chưa phản ánh từng loại vật liệu mà phản ánh tổng cộng cho tài khoản 152. Như vậy sẽ gây khó khăn cho quản lý nguyên vật liệu. Vì vậy Công ty nên lập bảng phân bổ vật liệu chi tiết theo từng loại nguyên vật liệu. Mẫu bảng phân bổ nguyên vật liệu như sau: Bảng 3.1: Bảng phân bổ NVL Đơn vị: Bộ phận: Mẫu số: 07-VT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Bảng phân bổ nguyên vật liệu Tháng…năm… Số:………. S TT Có Nợ 1521 1522 1523 …… Cộng có 152 1 2 3 4 5 6 1542 …… 621 …… 627 … . 632 …… 641 …… 642 …… Cộng Ngày… tháng…năm… Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) + Các cột dọc 1521, 1522,… phản ánh chi tiết các loại vật liệu dùng trong tháng được tính theo giá thực tế; + Các dòng ngang phản ánh đối tượng sử dụng NVL; + Hàng ngang phản ánh đối tượng sử dụng của các loại vật liệu. Điều này cho phép Công ty tạo ra khả năng hạ giá thành sản phẩm có thể thực hiện được bằng cách quản lý và theo dõi chặt chẽ cả về mặt số lượng vàgiá trị, vật liệu xuất dùng trong tháng của từng loại, từng nhóm và từng thứ vật liệu. Ýkiến 3 : Công ty nên sử dụng giá hạch toán để thay thế cho giá thực tế đích danh trong việc tính giá NVL xuất kho. Hàng ngày hoặc định kỳ 5 đến 10 ngày, thủ kho phải chuyển các chứng từ nhập, xuất kho lên phòng kế toán. Sau đó kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết theo giá hạch toán quy định. Cuối tháng, tiến hành điều chỉnh giá hạch toán sang giá thực tế theo hệ sốgiá như sau : Giá thực tế NVL tồn kho đầu kỳ + Giá thực tế NVL tồn kho cuối kỳ Hệ sốgiá = Giá hạch toán NVL tồn kho đầu kỳ + Giá hạch toán NVL xuất kho Giá thực tế NVL xuất kho = Hệ sốgiá NVL x Giá hạch toán NVL xuất kho Phương pháp này sẽ thích hợp với Công ty CP Xây Dựng số 9 khi số lượng và chủng loại vật tư nhiều như hiện nay. Phương pháp sẽ giúp công việc hạch toán được tiến hành thuận lợi hơn, công tác tính giá thành cũng nhanh chóng hơn. KẾT LUẬN Trong quá trình kiến tập tại Công ty xây dựng số 9, em đã được các cô chú, anh chị trong phòng ban kế toán giúp đỡ, tạo mọi điều kiệnđể hoàn thành bản báo cáo này. Qua 3 tháng thực tập em đã bổ sung được kiến thức thực tế và nắm vững hơn về lý thuyết kế toán, từ đó nhận thức được tầm quan trọng của quá trình thực tế tại doanh nhất là đối với sinh viên chuẩn bị ra trường. Đây chính là điều kiệnđể sinh viên tìm hiểu sâu hơn những kiến thức mà chỉ có qua công tác thực tế mới có được, tạo tiền đề thuận lợi cho sinh viên bước vào công tác thực tế sau này. Với những nội dung được trình bày trong bản báo cáo này, em đã cố gắng phản ánh trung thực nhất tình hình tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp. Trên cơ sở những hiểu biết của mình, em đã mạnh dạn đưa ra nhậnxétvàmột vài kiến nghị về công tác quản lý và tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Do trình độ thực tế, nhận thức của bản thân và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên bản báo cáo này cũng không tránh khỏi những sai sót và hạn chế, em rất mong nhận được những ýkiến đóng góp chỉ bảo của thầy cô giáo và các cô, chú, anh, chị phòng tài chính kế toán của Công ty để em có được kiến thức đầy đủ hơn và hoàn thành bài kiến tập này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Hồng Thuý, các cô chú, anh chị phòng tài chính - kế toán của Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành bài kiến tập này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lý thuyết và thực hành Kế toán Tài chính- NXB Đại học kinh tế quốc dân, năm 2006. 2. Luật doanh nghiệp 3. Chuẩn mực kế toán Việt Nam – NXB Bộ Tài Chính 4. Hệ thống kế toán Việt Nam –NXB Tài Chính, năm 2006 5. Chuyên đề tốt nghiệp của khoá trước 6. http://vinaconex-9.com.vn . ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT I. Đánh giá về công tác quản lý. 1.1. Ưu điểm. Trong những năm gần đây,. dạn đưa ra nhận xét và một vài kiến nghị về công tác quản lý và tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Do trình độ thực tế, nhận thức của bản thân và thời