ngân sách nhà nước
LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay nề kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì vị trí vai trò của tài chính nhà nước ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy xây dựng nền tài chính vững mạnh là yêu cầu cơ bản cấp bách trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta, trong đó Ngân sách nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền tài chính quốc gia. Ngân sách nhà nước là nơi tập trung quỹ tiền tệ lớn nhất trong nền kinh tế , nó có mối quan hệ chặt chẽ với tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân cũng mối quan hệ khăng khít với tất cả các khâu của hệ thống các khâu tài chính đặc biệt là tài chính doanh nghiệp và tín dụng . Hơn nữa Ngân sách nhà nước là kế hoạch kế toán tài chính vi mô , là khâu chủ đạo trong hệ thống các khâu tài chính quyết định sự phát triển kinh tế , công bằng xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia, thực hiện công bằng trong xã hội. Xử lí bội chi Ngân sách nhà nước là một vấn đề nhạy cảm, bởi nó không chỉ tác động trước mắt đến nề kinh tế mà còn tác động đến sự phát triển bền vững của các quốc gia . Trong bối cảnh nề kinh tế toàn cầu đang có những biến động lớn như : giá dầu tăng cao , khủng hoảng kinh tế , tình trạng lạm phát diễn ra ở nhiều nước trên thế giới , vấn đề kiềm chế lạm phát đặt ra ở nhiều nước trên thế giới , vấ đề lạm phát vô cùng cấp bách đặt ra không chỉ ở Việt Nam . Vậy xử lí bội chi ngân sách nhà nước như thế nào là để ổn định nền kinh tế vĩ mô, thực hiện hiệu quả các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế xã hội, tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát hiện nay. Hiện nay, trong việc quản lí ngân sách tình hình bội chi đang là vấn đề cần quan tâm, cần có biện pháp khắc phục. Vậy tình hình bội chi hiện nay ở Viêt Nam như thế nào? Giảo quyết ra sao? Chương I: Tổng quan lí thuyết 1.1. Một số khái niệm . 1.1.1.Khái niệm NSNN : Ngân sách nhà nước, hay ngân sách chính phủ, là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu. Các nhà kinh tế Nga quan niệm: Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của quốc gia. Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự ra đời của nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân. 1.1.2.Khái niệm chi ngân sách nhà nước : Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, Chi ngân sách nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước. 1.1.3.Thâm hụt ngân sách nhà nước : Thâm hụt ngân sách nhà nước, hay còn gọi là bội chi ngân sách nhà nước, là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu "không mang tính hoàn trả" của ngân sách nhà nước. Để phản ánh mức độ thâm hụt ngân sách người ta thường sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ thâm hụt so với GDP hoặc so với tổng số thu trong ngân sách nhà nước. Thâm hụt ngân sách nhà nước có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nền kinh tế một nước tùy theo tỉ lệ thâm hụt và thời gian thâm hụt. Nói chung nếu tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước với tỷ lệ cao và trong thời gian dài sẽ gây ra lạm phát, ảnh hưởng tiêu cực. 1.2 Các nguyên tắc chi NSNN . - Dựa trên khả năng các nguồn thu có thể huy động được để bố chí các khoản chi . - tiết kiệm và hiệu quả . - Tập trung có trọng điểm . - Nhà nước và nhân dân cùng làm trong việc bố trí các khoản chi NSNN nhất là các khoản chi mang tính chất phúc lợi xã hội. - Phân biệt các nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội các cấp theo luật định để bố trí các khoản chi cho thích hợp. - Kết hợp chặt chẽ các khoản chi NSNN với việc điều hành khối lượng tiền tiền tệ , lãi suất, tỷ giá hối đoái để tạo nên công cụ tổng hợp cùng tác động thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô . 1.3. Quá trình của chi ngân sách nhà nước gồm: - Quá trình phân phối: là quá trình cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nước để hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng; - Quá trình sử dụng: là trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ ngân sách nhà nước mà không phải trải qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng. 1.4. Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước. - Chi ngân sách nhà nước gắn với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ. - Chi ngân sách nhà nước gắn với quyền lực nhà nước, mang tích chất pháp lí cao. - Các khoản chi của ngân sách nhà nước được xem xét hiệu quả trên tầm vĩ mô. - Các khoản chi của ngân sách nhà nước mang tính chất không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. - Các khoản chi của ngân sách nhà nước gắn chặt với sự vận động của các phạm trù giá trị khác như giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiền lương, tín dụng, v.v . (các phạm trù thuộc lĩnh vực tiền tệ). 1.5. Nội dung của chi ngân sách nhà nước. 1.5.1.Theo chức năng nhiệm vụ, chi ngân sách nhà nước gồm: - Chi tích lũy:Chi cho tăng cường cơ sở vật chất như đầu tư phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, trong đó phần lớn là xây dựng cơ bản, khấu hao tài sản xã hội - Chi tiêu dùng:Không tạo ra sản phẩm vật chất để xã hội sử dụng trong tương lai (chi bảo đảm xã hội), bao gồm: Giáo dục. Y tế. Công tác dân số. Khoa học và công nghệ. Văn hóa. Thông tin đại chúng. Thể thao. Lương hưu và trợ cấp xã hội. Các khoản liên quan đến can thiệp của chính phủ vào các hoạt động kinh tế. Quản lý hành chính. An ninh, quốc phòng. Các khoản chi khác. Dự trữ tài chính. Trả nợ vay nước ngoài, lãi vay nước ngoài. 1.5.2. Theo tính chất kinh tế, chi ngân sách nhà nước đựoc chia ra: - Căn cứ vào nội dung chi tiêu. - Căn cứ vào tích chất và phương thức quản lí ngân sách nhà nước như sau: Chi thường xuyên. Chi đầu tư phát triển Chi dự trữ Chi trả nợ 1.6. Phân loại chi ngân sách nhà nước. 1.6.1. Căn cứ vào mục đích, nội dung - Nhóm 1: Chi tích lũy của ngân sách nhà nước là những khoản chi làm tăng cơ sở vật chất và tiềm lực cho nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế; là những khoản chi đầu tư phát triển và các khoản tích lũy khác. - Nhóm 2: Chi tiêu dùng của ngân sách nhà nước là các khoản chi không tạo ra sản phẩm vật chất để tiêu dùng trong tương lai; bao gồm chi cho hoạt động sự nghiệp, quản lý hành chính, quốc phòng, an ninh . 1.6.2. Căn cứ theo yếu tố thời hạn và phương thức quản lý - Nhóm chi thường xuyên bao gồm các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của nhà nước. - Nhóm chi đầu tư phát triển là các khoản chi dài hạn nhằm làm tăng cơ sở vật chất của đất nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. - Nhóm chi trả nợ và viện trợ bao gồm các khoản chi để nhà nước thực hiện nghĩa vụ trả nợ các khoản đã vay trong nước, vay nước ngoài khi đến hạn và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế. - Nhóm chi dự trữ là những khoản chi ngân sách nhà nước để bổ sung quỹ dự trữ nhà nước và quỹ dự trữ tài chính. 1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi ngân sách nhà nước. Chế độ xã hội là nhân tố cơ bản; Sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khả năng tích lũy của nền kinh tế. Mô hình tổ chức bộ máy của nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ, sự biến động của các phạm trù giá trị ( giá cả, tỉ giá hối đoái, tiền lương, ). Chương II. Thực trạng chi ngân sách nhà nước những năm gần đây: 2.1 Tình hình chi NSNN Năm 2010. Công tác quản lý, điều hành ngân sách đã bảo đảm tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán được Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo điều hành ngân sách nhà nước năm 2010 theo nguyên tắc: đảm bảo cân đối đủ nguồn để thực hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán được duyệt; chủ động sử dụng nguồn dự phòng và vượt thu ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai và dịch bệnh, bổ sung tăng ngân sách phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá thông tin, phát thanh truyền hình và các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách khác; tăng chi trả nợ do biến động chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và hoàn trả một phần các khoản vay ngắn hạn đến hạn thanh toán, thu hồi vốn đầu tư XDCB đã tạm ứng và chuyển nguồn sang năm 2011 . Đồng thời, sử dụng một phần số tăng thu để giảm bội chi NSNN. Căn cứ vào dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2010 (582.200 tỷ đồng), kết hợp với dự kiến sử dụng nguồn vượt thu ngân sách nhà nước năm 2010, đánh giá tổng chi ngân sách nhà nước năm 2010 đạt 671.370 tỷ đồng, tăng 15,3% so với dự toán, tăng 14,8% so với thực hiện năm 2009. Kết quả cụ thể tại một số lĩnh vực chi chủ yếu như sau: 2.1.1. Chi đầu tư phát triển: Dự toán chi 125.500 tỷ đồng, kết quả thực hiện (bao gồm cả vốn dự kiến bổ sung từ nguồn vượt thu NSNN năm 2010) đạt 172.710 tỷ đồng, tăng 37,6% so với dự toán, bằng 96% mức thực hiện năm 2009, chiếm 25,7% tổng chi ngân sách nhà nước và bằng 8,7% GDP. Số vượt chi so với dự toán được sử dụng từ nguồn dự phòng ngân sách nhà nước đã bố trí đầu năm và một phần nguồn vượt thu ngân sách nhà nước so với dự toán năm 2010 (chủ yếu là nguồn vượt thu tiền sử dụng đất so với dự toán của các địa phương theo chế độ quy định); được tập trung sử dụng cho các dự án quan trọng, cấp bách có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2010 - 2011, các dự án đầu tư nâng cấp công trình sạt lở đê kè cấp bách và giảm nhẹ tác hại thiên tai, bổ sung tăng dự trữ quốc gia để bảo đảm an ninh lương thực và một số mặt hàng dự trữ quốc gia khác . Trong tổ chức triển khai thực hiện, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã đảm bảo hoàn thành công tác phân bổ kế hoạch vốn năm 2010 theo yêu cầu đề ra; đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án và tuân thủ quy trình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư . Bên cạnh nguồn vốn đầu tư bố trí cân đối ngân sách nhà nước, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã thực hiện huy động trái phiếu Chính phủ để đầu tư các công trình giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục và nhà ở cho sinh viên; ước thực hiện cả năm đạt 55.235 tỷ đồng, bằng 98,6% kế hoạch (56.000 tỷ đồng). Với việc triển khai thực hiện nêu trên, nhiều dự án quan trọng từ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước năm 2010 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả, tạo thêm năng lực mới cho nền kinh tế. Ước tính cả nước có trên 1.500 km đường giao thông các loại, trên 1.000 km kênh mương được xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo hoàn thành; năng lực tưới tăng thêm 200 nghìn ha; hàng nghìn phòng học, nhà bán trú được xây mới; các dự án phục vụ 1.000 năm Thăng Long Hà Nội, cầu Cần Thơ, cầu Hàm Luông, cầu Thanh Trì, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, sân bay Cần Thơ . đã hoàn thành, đưa vào khai thác phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. 2.1.2 Chi trả nợ và viện trợ: Dự toán chi 70.250 tỷ đồng, kết quả thực hiện đạt 80.250 tỷ đồng, tăng 14,2% so với dự toán, đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết, kể cả yếu tố tác động tăng chi do biến động chênh lệch tỷ giá ngoại tệ đối với các khoản trả nợ nước ngoài; đồng thời, trong năm đã bố trí hoàn trả một phần các khoản vay ngắn hạn đến hạn thanh toán. 2.1.3 Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính (bao gồm cả chi điều chỉnh tiền lương đã phân bổ vào các lĩnh vực): Dự toán chi 362.282 tỷ đồng, kết quả thực hiện đạt 385.082 tỷ đồng, tăng 6,3% so với dự toán, tăng 20,2% so với thực hiện năm được giao; đồng thời thực hiện các nhiệm vụ quan trọng như: phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, bão lũ; tăng kinh phí phòng, chống tái phát dịch cúm gia cầm và dập dịch lở mồm long móng gia súc; bảo đảm kinh phí phục vụ các sự kiện chính trị và văn hoá quan trọng trong năm 2010; kinh phí thực hiện nâng mức lương tối thiểu lên 730.000 đồng/tháng từ ngày 01/05/2010; bổ sung kinh phí mua bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên; thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, . 2.1.4.Chi chuyển nguồn đảm bảo cân đối NSNN năm 2011 là 10.000 tỷ đồng, bằng mức Quốc hội quy định. Trong tổ chức thực hiện chi NSNN, Chính phủ áp dụng nguyên tắc: Đảm bảo cân đối đủ nguồn để thực hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán được duyệt; Yêu cầu các địa phương chủ động sử dụng nguồn dự phòng và vượt thu NS địa phương để thực hiện các nhiệm vụ phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, bổ sung tăng ngân sách phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình và các nhiệm vụ quan trọng khác theo chế độ quy định; Tăng chi trả nợ do biến động chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và hoàn trả một phần các khoản vay ngắn hạn đến hạn thanh toán, thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã tạm ứng và chuyển nguồn sang năm 2011… Trường hợp tăng thu ở mức cao hơn, Chính phủ sử dụng để thu hồi số vốn NS trung ương đã ứng chi cho các nhiệm vụ cấp bách trong năm 2009, 2010 và các năm trước. Bội chi NSNN trong năm 2010 là 5,6% GDP, giảm 0,6% GDP so với dự toán và giảm 0,2% GDP so với báo cáo Quốc hội. Số bội chi tuyệt đối là 109.460 tỷ đồng. Dư nợ của Chính phủ tính đến ngày 31/12/2010 bằng 44,1% GDP (giảm 0,4% GDP so với báo cáo Quốc hội). Dư nợ quốc gia bằng 42,2% GDP, trong giới hạn bảo đảm an ninh tài chính quốc gia và ổn định các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. 2.2. Tình hình chi năm 2011: Căn cứ vào dự toán chi NSNN năm 2011, kết hợp với dự kiến phân bổ sử dụng nguồn dự phòng và nguồn vượt thu năm 2011 nêu trên, đánh giá tổng chi NSNN năm 2011 ước đạt 796.000 tỷ đồng, tăng 9,7% so với dự toán, tăng 18,6% so với thực hiện năm 2010. Kết quả cụ thể tại một số lĩnh vực chi chủ yếu như sau: 2.1.1 Chi đầu tư phát triển: Dự toán chi 152.000 tỷ đồng. Ước thực hiện cả năm, trên cơ sở dự toán đầu năm, cộng thêm vốn dự kiến bổ sung từ nguồn dự phòng và nguồn vượt thu NSNN, đạt 175.000 tỷ đồng, tăng 15,1% so với dự toán, tăng 9% so với thực hiện năm 2010, bằng 22% tổng chi NSNN. Số vượt chi so với dự toán được tập trung sử dụng cho các dự án quan trọng, cấp bách có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2011 - 2012, các dự án đầu tư sửa chữa, nâng cấp công trình sạt lở đê kè cấp bách và giảm nhẹ tác hại thiên tai, bổ sung tăng dự trữ quốc gia để bảo đảm an ninh lương thực . Tổng hợp vốn đầu tư từ trái phiếu Chính phủ, nguồn xổ số kiến thiết và vốn bố trí trong cân đối NSNN, thì tổng chi đầu tư phát triển từ NSNN năm 2011 ước 233.000 tỷ đồng, bằng 27,3% tổng chi NSNN, chiếm 9,3%GDP. Nguồn vốn đầu tư của NSNN, cùng với vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đưa vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2011 đạt khoảng 34,5%GDP, góp phần tăng thêm năng lực mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên, việc quản lý, điều hành chi đầu tư phát triển năm 2011 cũng còn tồn tại, trong đó vẫn còn những dự án tiến độ triển khai chậm so với yêu cầu nhiệm vụ; bố trí vốn cho các dự án chưa đủ thủ tục; phân bổ vốn không đúng với cơ cấu, chương trình hỗ trợ được giao; một số cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương còn chần chừ, thiếu kiên quyết trong cắt giảm đầu tư công, khởi công dự án mới trái quy định . 2.1.2 Chi trả nợ và viện trợ: Dự toán chi 86.000 tỷ đồng, ước cả năm đạt 101.000 tỷ đồng, tăng 17,4% so với dự toán, tăng 25,9% so với thực hiện năm 2010 đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ đã cam kết và thực hiện nhiệm vụ đối ngoại của nhà nước. Số chi vượt dự toán (15.000 tỷ đồng) nhằm đảm bảo tăng chi trả nợ ngoài nước do biến động chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và tăng trả nợ gốc đối với các khoản vay ngắn hạn để giảm áp lực bố trí trả nợ các năm sau. 2.1.3. Chi thường xuyên (bao gồm cả chi cải cách tiền lương): Dự toán chi 469.100 tỷ đồng. Trên cơ sở phân bổ sử dụng nguồn dự phòng ngân sách đã bố trí đầu năm và dự kiến bổ sung thêm từ nguồn vượt thu NSNN năm 2011 cho chi thường xuyên, chủ yếu để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và bảo đảm an sinh xã hội; ước thực hiện chi ngân sách cho lĩnh vực này cả năm đạt 491.500 tỷ đồng, tăng 4,8% so với dự toán, tăng 17,5% so với năm 2010. Trong chỉ đạo điều hành, Chính phủ đã tập trung kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội và xác định đây là mặt công tác trọng tâm trong năm 2011. Bên cạnh việc đảm bảo chi cho những chính sách đã được bố trí dự toán đầu năm và thực hiện chi trả tiền lương, lương hưu và trợ cấp xã hội theo mức tiền lương tối thiểu mới 830.000 đồng/tháng từ ngày 01/05/2011 theo đúng kế hoạch, Chính phủ đã ban hành và tổ chức thực hiện một số chính sách mới, như: trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn; hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; nâng mức cho học sinh sinh viên vay từ mức 900.000 đồng/người/tháng lên 1.000.000 đồng/người/tháng . Bội chi NSNN năm 2011 Quốc hội quyết định là 120.600 tỷ đồng, bằng 5,3% GDP. Ước cả năm, trên cơ sở đánh giá kết quả thu, chi và dự kiến sử dụng tăng thu NSNN báo cáo trên, giảm bội chi NSNN năm 2011 xuống 4,9%GDP. Số bội chi tuyệt đối là 111.500 tỷ đồng, giảm 9.100 tỷ đồng so với Quốc hội quyết định. 2.3.Tình hình chi năm 2012 Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2012 ước tính đạt 821,2 nghìn tỷ đồng, bằng 90,9% dự toán năm, trong đó : 2.3.1. Dự toán chi đầu tư phát triển: 180.000 tỷ đồng, tăng 18,4% (28.000 tỷ đồng) so dự toán năm 2011, bằng 19,9% tổng chi NSNN (dự toán năm 2011 là 20,9%) để tập trung ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp nông thôn, các công trình giao thông cấp thiết; các công trình y tế, giáo dục phục vụ an sinh xã hội; các dự án phục vụ an ninh, quốc phòng đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới . trong đó tập trung đầu tư cho các công trình, dự án lớn cần đẩy nhanh tiến độ đưa vào hoạt động nhằm mang lại hiệu quả đầu tư; chi cấp bù chênh lệch lãi suất tín dụng đầu tư Nhà nước và chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách; cho vay ưu đãi theo chính sách xã hội của nhà nước (người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số cải thiện nhà ở, phát triển sản xuất, xuất khẩu lao động .); đầu tư thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; chi dự trữ quốc gia để ứng phó với diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ, . Ngoài ra, năm 2012 dự kiến phát hành khoảng 45.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ để tiếp tục thực hiện các dự án giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục và các công trình thuỷ điện. Tính cả nguồn trái phiếu Chính phủ và nguồn thu xổ số kiến thiết thì tổng chi đầu tư phát triển năm 2012 bằng khoảng 25% tổng chi NSNN và 8,2%GDP (dự toán năm 2011 tương ứng là 26,3% và 9%). 2.3.2. Dự toán chi trả nợ và viện trợ: 100.000 tỷ đồng, tăng 14.000 tỷ đồng so với dự toán năm 2011 để đảm bảo chi trả các khoản nợ trong và ngoài nước đến hạn. Đồng thời vẫn phải thực hiện biện pháp phát hành để đảo nợ và giãn trả các khoản vay từ các quỹ tài chính Nhà nước. 2.3.3. Dự toán chi thường xuyên: 542.000 tỷ đồng, bằng 60% tổng dự toán NSNN, tăng 10,9% so với dự toán năm 2011 (đã tính theo cùng mặt bằng lương và các khoản phụ cấp tính theo lương với mức tiền lương tối thiểu 830 nghìn đồng/tháng). Số tăng chi thường xuyên năm 2012 so với dự toán năm 2011 bao gồm tăng chi thường xuyên của địa phương (do tăng nguồn thu NSĐP được hưởng theo phân cấp); tăng chi các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, khoa học công