1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non

11 122 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

+ Về nội dung của sáng kiến: *Giải pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non” Bước 1: Lựa chọn tác phẩm và kịch bản Cá

Trang 1

Mẫu số 5

Mã số

- Tên sáng kiến: Giải pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non

- Lĩnh vực áp dụng: Phát triển tình cảm xã hội

- Họ tên tác giả: Nguyễn Thị Phượng

- Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoa phượng

Bình Xuyên, năm 2019

Trang 2

Họ tên, chữ ký người chấm điểm Điểm Mã số

Người số 1:………

Người số 2:………

- Tên sáng kiến: “ Giải pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non”

- Mô tả sáng kiến:

- Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi trong các

trường mầm non

+ Về nội dung của sáng kiến:

*Giải pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm giáo dục tình cảm đạo đức

cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non”

Bước 1: Lựa chọn tác phẩm và kịch bản

Các tác phẩm văn học được lựa chọn để xây dựng kịch bản cho trẻ 5 - 6 tuổi cần tuân thủ các yêu cầu như: Lựa chọn truyện kể cho trẻ Tuy nhiên, khi lựa chọn tác phẩm văn học để chuyển sang kịch bản cũng như kịch bản có sẵn cho trẻ 5 – 6 tuổi đóng kịch tôi luôn chú ý một số vấn đề sau:

- Nội dung truyện ngắn gọn, hấp dẫn, thu hút trẻ, phù hợp đặc điểm tâm sinh

lý lứa tuổi

Trang 3

- Lời thoại của các nhân vật rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.

- Ngôn ngữ sử dụng trong trò chơi đóng kịch phải phong phú, giàu hình ảnh, mang nhiều sắc thái hơn với các lứa tuổi khác

- Hành động nhân vật đa dạng, kịch tính hơn để trẻ có thể tạo diễn xuất theo tính cách của nhân vật

- Kịch bản dành cho trẻ có thể dài hơn so với kịch bản dành cho các lứa tuổi

bé hơn Số lượng nhân vật tham gia trong một vở kịch cũng nhiều hơn

Bước 2: Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học và kịch bản

- Trước khi tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch ngoài việc lựa chọn tác phẩm, tôi còn đọc hoặc kể toàn bộ tác phẩm văn học bằng nghệ thuật đọc và kể diễn cảm để trẻ nắm vững được nội dung của tác phẩm

- Trò chuyện với trẻ về tác phẩm, giúp trẻ cảm nhận tác phẩm, nắm được cốt truyện, nhớ tên, hành động của nhân vật, các tình tiết truyện, biết đánh giá và nhận xét hành động của nhân vật

- Đọc kịch bản cho trẻ nghe, giúp trẻ nhớ được trình tự và nội dung của vở kịch, nhớ được lời thoại, phân biệt sắc thái, giọng điệu, lời nói của các nhân vật khác nhau Có hành động phù hợp với từng nhân vật, qua đó khắc họa rõ hơn tính cách của nhân vật

Trang 4

- Tôi luôn lựa chọn các bài hát, điệu múa phù hợp với kịch bản và cho trẻ làm quen dần với bài hát điệu múa đó

Bước 3: Phân vai và luyện tập

* Phân vai: Tôi cho trẻ tự thỏa thuận vai diễn của mình trong nhóm chơi Tôi

là người gợi ý, giúp trẻ luân chuyển vai chơi.Tôi không để một trẻ luôn đóng một vai cố định, nhất là các vai đóng nhân vật có tính cách và hành động xấu

* Luyện tập : Tôi luôn giúp trẻ ghi nhớ ngôn ngữ của nhân vật theo kịch bản

bằng cách đọc cho trẻ lại toàn bộ kịch bản, rồi cho trẻ đồng thanh nói lại lời thoại của các nhân vật theo kịch bản, cuối cùng cho trẻ nhắc lại lời thoại vai diễn đã được phân theo trình tự của vở kịch

- Cho trẻ đổi vai thoại cho nhau, điều này giúp cho trẻ ghi nhớ lại lời thoại vai diễn của mình, nhớ được trình tự cả vở diễn và giúp trẻ có thể đóng được các vai diễn khác nhau

- Gợi ý cho trẻ trong nhóm chơi thể hiện vai diễn bằng lời nói, cử chỉ, điệu

bộ, hành động kịch sao cho phù hợp với nhân vật, phù hợp với diễn biến của vở kịch Khuyến khích trẻ thể hiện trí tưởng tượng cũng như những sáng tạo của mình với vai diễn

Trang 5

- Giúp trẻ phối hợp nhịp nhàng giữa các vai diễn trong hành động cũng như trong lời thoại bằng cách lần lượt cho từng nhóm trẻ tập phối hợp với nhau Tạo điều kiện cho trẻ nhận xét lẫn nhau trong việc nhập vai

- Trong quá trình trẻ luyện tập, tôi luôn theo dõi, nhận xét, bổ sung kịp thời những gì trẻ chưa thực hiện được và có thể làm mẫu cho trẻ xem( nếu cần)

- Trò chơi đóng kịch điều khiển bằng rối: Trẻ rất yêu thích việc tái hiện lại tác phẩm bằng các con rối, vì vậy trong khi cho trẻ đóng kịch bằng rối tôi luôn hướng dẫn trẻ cách điều khiển các con rối sao cho các động tác phù hợp với tình huống của

vở kịch cũng như tính cách, tuổi tác của nhân vật

- Ngoài việc cho trẻ sử dụng rối dẹt tôi cho trẻ sử dụng cả rối tay, rối que… Với các thao tác kịch bản dài hơn, phức tạp hơn, đòi hỏi sự khéo léo hơn so với trẻ lứa tuổi trước

Bước 4 : Sân khấu, đạo cụ và hóa trang

- Tùy thuộc vào hình thức tổ chức cho trẻ đóng kịch mà tôi chuẩn bị sân khấu, đạo cụ cũng như hóa trang cho phù hợp

* Sân khấu:

+ Sân khấu cho trẻ đóng kịch : Tôi có thể sử dụng khoảng trống nhỏ trong lớp hoặc ngoài sân, trang trí bằng phông, tranh ảnh hay những thứ có sẵn như bàn ghế,

Trang 6

đồ chơi hay rèm cửa, chậu hoa, cây cảnh…phù hợp với nội dung vở kịch, kích thước tùy thuộc vào không gian tổ chức cho trẻ chơi

- Trong những buổi biểu diễn của ngày lễ hội, sân khấu được thiết kế công phu hơn, phù hợp với không khí ngày lễ hơn

* Đạo cụ:

- Trò chơi đóng kịch rất phong phú về nội dung và hình thức vì vậy đạo cụ của trò chơi cũng vậy, tôi và trẻ cùng nhau làm những đồ dùng dụng cụ để phục vụ cho kịch bản như những đồ chơi như: rối que, rối tay, …bằng các nguyên vật liệu khác nhau, để trẻ hóa vai các nhân vật trong truyện một cách hấp dẫn hơn vào cũng

là để tạo hứng thú cho trẻ trước khi tham gia vào trò chơi

* Hóa trang:

- Hóa trang cũng là một trong những phần biểu diễn được trẻ vô cùng thích thú và yêu thích Với đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non, khi được cô giáo hóa trang trẻ rất vui vẻ và hứng khởi, vì vậy với tôi đây cũng là biện pháp rất quan trọng, tôi luôn cố gắng bằng sự khéo léo của mình để hóa trang cho các con một cách đẹp nhất

và phù hợp nhất với tính cách của nhân vật trong vai diễn của trẻ, không những làm trẻ thích thú mà ngay cả người xem cũng nhận ra cái hay cái đẹp trong cách hóa trang, sẽ giúp phần làm cho kịch bản thêm phần hấp dẫn hơn

+ Về khả năng áp dụng sáng kiến

Trang 7

- Sáng kiến có khả năng áp dụng rộng rãi cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử ( nếu có) theo các nội dung sau:

+ Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến của tác giả

Sau khi thử nghiệm, các giải pháp sáng tạo của mình vào trong giảng dạy và

tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ 5 – 6 tuổi, tôi thấy chất lượng của trò chơi đóng kịch ngày càng được nâng cao

Qua quá trình nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp Xây dựng kế hoạch tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ 5 – 6 tuổi Tôi nhận thấy rằng trẻ rất tò mò và hứng thú tham gia hoạt động và thu được nhiều kết quả đáng mừng

BẢNG ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Trẻ 5 – 6 tuổi: số trẻ 30

T

T

áp dụng sáng kiến

Khảo sát sau khi áp dụng sáng kiến

So sánh kết quả

Ghi

chú

Đạt Không đạt Đạt Không đạt Tăng Giảm

1 Trẻ hứng thú tham gia

các hoạt động đóng

Trang 8

2 Trẻ nhớ được tên các

tác phẩm, nhớ lời thoại

nhân vật

3 Trẻ có kỹ năng khi

tham gia vào hoạt động

4 Trẻ có kỹ năng tư duy,

sáng tạo trong hoạt

động

5 Trẻ biết thể hiện cảm

xúc, biết đóng vai, nhập

vai biết thể hiện tính

cách nhân vật.

Qua số liệu của bảng trên cho thấy, sau khi áp dụng các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm đã thu được kết quả rõ dệt trong hoạt động trò chơi đóng kịch của trẻ 5 – 6 tuổi

+ Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân

Đối với việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ mầm non

Hoạt động đóng kịch có một vị trí rất quan trọng Hoạt động đóng kịch là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mầm non, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì trẻ nhìn thấy trong thế giới xung

Trang 9

quanh,những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho trẻ những xúc cảm tình cảm tích cực

- Những thông tin cần được bảo mật ( Nếu có ): Không

d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

+ Về điều kiện cơ sở vật chất

- Các trang thiết bị cần thiết như: Tranh ảnh, rối tay, rối que, máy vi tính, máy chiếu, sách, báo,…

- Đồ dùng đồ chơi ở các góc, đồ dùng đồ chơi tự tạo…

- Lớp trang trí gọn gàng, sạch đẹp

+ Về giáo viên

- Giáo viên có kỹ năng đóng kịch

- Giáo viên nhiệt tình trong công tác giảng dạy, yêu nghề, mến trẻ

- Luôn đổi mới cách dạy học

- Tích cực rèn luyện kỹ năng đóng kịch

+ Về trẻ

Trang 10

-Trên đây là những kinh nghiệm thực tế qua các giờ lên lớp, buổi lên lớp của tôi Ngoài ra nó còn là những kết quả sau quá trình đào sâu nghiên cứu tâm lý trẻ Mong muốn lớn nhất của tôi làm sao để mỗi tiết học trẻ được vui chơi và thấm sâu vào tâm hồn trong sáng của trẻ những cảm xúc, ở đó sự sáng tạo đã được bắt nguồn, nảy nở Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, ban giám hiệu nhà trường , các bạn bè đồng nghiệp để tôi học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc giáo dục trẻ

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Bá Hiến, ngày 08 tháng 12 năm 2018

Tác giả sáng kiến

Nguyến Thị Phượng

Ngày đăng: 15/10/2020, 21:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI - Giải pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non
BẢNG ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI (Trang 7)
Qua số liệu của bảng trên cho thấy, sau khi áp dụng các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm đã thu được kết quả rõ dệt trong hoạt động trò chơi đóng kịch của trẻ 5 – 6 tuổi - Giải pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non
ua số liệu của bảng trên cho thấy, sau khi áp dụng các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm đã thu được kết quả rõ dệt trong hoạt động trò chơi đóng kịch của trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 8)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w