1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GAS PETROLIMEX

21 652 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 37,67 KB

Nội dung

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GAS PETROLIMEX I. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY GAS PETROLIMEX 1. Quá trình hình thành phát triển của công ty Gas hoá lỏng (LPG) đã tồn tại và phát triển tại khu vực phía Nam từ cuối thập niên 50 của thế kỷ 20. Nhu cầu trong thời gian này khoảng 400 tấn/năm. Sau đó tăng lên 1900 tấn/năm (1965) và mức tiêu thụ đã đạt tới 15 ngàn tấn/năm thời kỳ trước giải phóng (tương đương 1kg/ đầu người/năm) với mức tiêu thụ này Việt Nam được coi là quốc gia tiêu thụ nhiều LPG trong khu vực. Khi đất nước thống nhất, do thiếu ngoại tệ và mặt hàng LPG được xem là mặt hàng xa xỉ nên không được khuyến khích sử dụng, việc nhập khẩu và kinh doanh LPG đã chính thức biến mất khỏi thị trường Việt Nam vào những năm 1984. Năm 1991 chỉ sau vài năm nước ta thực hiện chính sách đổi mới do Đảng và Nhà nước khởi xướng, đời sống nhân dân được cải thiện đi lên rõ rệt, sản phẩm LPG đã quay lại thị trường Việt Nam thông qua các kênh phân phối không chính thức. Thời điểm tuy giá rất cao ( 14.000 đồng/kg) nhưng ngay sau khi được giới thiệu LPG đã được người tiêu dùng phía nam chấp nhận lượng tiêu thụ ngày càng gia tăng. Nhận thức được nhu cầu của thị trường Việt Nam đối với sản phẩm LPG một số hang như : Elf của Pháp đã tiến hành nghiên cứu thị trường. Tháng 2/1993 liên doanh giữa hãng Elf và công ty vật liệu xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đã được thành lập, sau đó là sài Gòn Petro trực thuộc uỷ ban nhân thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11/1993 tổng Công ty xăng dầu Việt Nam đã chính thức tham gia vào thị trường LPG sau khi hoàn thành công tác nâng cấp hệ thống bồn bể tại kho xăng dầu Nhà Bè- TP Hồ Chí Minh với sự giúp đỡ cuả công ty Australian Westtarmers Kleenheat Gas (úc). Nhận thấy tiềm năng và sự phát triển của ngành hàng LPG tổng công ty xăng dầu Việt Nam đã thành lập các xí nghiệp gas hoá lỏng tại thị trường trọng điểm: Tp Hồ Chí Minh, Tp Hà Nội, Tp Hải Phòng, Tp Đà Nắng. Tại tổng công ty mặt hàng này được giao cho một phòng gọi là phòng kinh doanh gas hoá lỏng phụ trách. Đến năm 1998 sau khi thị trường gas hoá lỏng có sự cạnh tranh rõ rệt và ngày càng trở nên rõ nét. Để nâng cao tính tự chủ và độc lập của ngành hàng ngày 25/11/1998 trên cơ sở tờ trình của tổng công ty xăng dầu Việt Nam Bộ thương mại đã ra quyết định số 1653/QĐ- BTM cho phép thành lập công ty gas petrolimex (12/12/1998) trên cơ sở tiếp nhận ngành hàng LPG của tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Công ty được thành lập với nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu LPG, thiết bị, phụ kiện, bồn bể và bao gồm việc đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ kỹ thuật ngành hàng với số vốn kinh doanh ban đầu trên 200 tỷ Công ty có trụ sở tại Hà Nội (số 775 đường Giải Phóng - Hai Bà trưng Hà Nội ) và các chi nhánh tại Tp Hồ Chí minh, Tp Hải Phòng, Tp Đà năng và Tp Cần thơ ngoài ra sản phẩm của công ty gas petrolimex còn được cung cấp ra thị trường thông qua trên 50 công ty thành viên thuộc tổng công ty xăng dầu Việt Nam và hệ thống đại lý tư nhân trên khắp toàn quốc. Nhờ hệ thống phân phối rộng khắp sản phẩm của công ty đã có mặt tại khắp các khu vực thị trường của Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của xã hội, bên cạnh hệ thống phân phối công ty đã không ngừng đầu tư vào các cơ sở vật chất của các ngành hàng tại những khu vực then chốt. Hiện nay sức chưa của công ty đạt trên 3000 tấn gồm 1000 tấn ở Hải Phòng, 800 tấn tại Tp Hồ Chí Minh, 500 tấn tại Đà Nẵng, 500 tấn ở Cần Thơ, 700 tấn tại Nhà Bè và 120 tấn tại Hà nội. Công ty gas Petrolimex là một Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng quản lý kỹ kỹ thuậtPhòng kinh doanh Phòng tài chính kế toán Phòng bán hàng dịch vụ Chi nhánh Hải Phòng Chi nhánh Đà NẵngChi nhánh Sài GònChi nhánh Cần ThơKho ga Đức GiangHệ thống cửa hàng bán lẻ tại Hà Nội trong 3 công ty dẫn đầu trong thị trường LPG của Việt Nam cùng với Sài Gòn Petro và Mobil unique 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Bộ máy tổ chức của công ty gas Petrolumex được xây dựng theo cơ chế trực tuyến chức năng. Bảng 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty gas Petrolumex * Giám đốc là người đứng đầu công ty tực tiếp điều hành và chụi trách nhiệm về mọi mặt. - Tổ chức bộ máy và tổ chức kinh doanh có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn của công ty - Chỉ đạo điều hành các phòng ban các đơn vị trực thuộc trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh tháng, quí, năm trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trường, kế hoạch phát triển dài hạn của công ty. Các qui chế qui đinh của công ty về quản lý nghiệp vụ kỹ thuật, chất lượng, nội quy kỷ luật lao động, khen thưởng, đào tạo tuyển dụng . để giúp việc cho giám đốc có 2 phó giám đốc: là phó giám đốc kỹ thuật và phó giám kinh doanh. + Phó giám đốc kỹ thuật: chỉ đạo và điều hành các phòng ban có liên quan trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất tháng, quí, năm định mức sử dụng các yếu tố đầu vào, sửa chữa duy tu bảo dưỡng các thiết bị vật tư, đầu tư xây dựng đào tạo và nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên. + Phó giám đốc kinh doanh: Chỉ đạo điều hành phòng ban phân xưởng có liên quan trong việc thực hiện mua sắm, bảo quản, lưu kho các nguyên vật liệu phụ tùng, thiết bị . Phục vụ cho nhu cầu kinh doanh, phụ trách mặt tiêu thụ sản phẩm thực hiện các công việc giám đốc giao. Báo cáo giám đốc xem xét giải quyết những vấn đề về thẩm quyên giải quyết của mình. * Phòng tổ chức - hành chính Phòng tổ chức – hành chính có các chức năng nhiện vụ sau: Lập kế hoạch về lao động tiền lương, đào tạo cán bộ, nhu cầu sử dụng lao động các biên pháp an toàn lao động xây dựng các định mức lao động chế độ chính sách trả lương và phân phối lợi nhuận theo dõi các phong trào trong công ty chế độ thưởng phạt. Thay mặt giám đốc tiếp đón khách, quản lý công văn, giấy tờ lưu trữ thực hiện các công việc hành chính quản trị * Phòng kinh doanh Giúp giám đốc lập kế hoạch ngắn hạn, dài hạn cho công ty cùng các biện pháp thực hiện, yêu cầu tương ứng về vật tư máy móc lao động. Lập phương án định giá sản phẩm. Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch báo cáo kịp thời cho giám đốc để điều hành nhằm hoàn thành tốt kế hoạch, phát hiện tốt những khó khăn đê xuất biện pháp khắc phục kịp thời phối hợp với các phòng ban khác giải quyết những vấn đề đột xuất phát sinh trong việc thực hiện kế hoạch * Phòng tài chính kế toán Có nhiệm vụ tổ chức công tác tài chính kế toán nhằm giám sát phân tích hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty chịu trách nhiệm thu chi ngân sách, đề xuất tổ chức bộ máy kế toán chế độ kế toán phù hợp với quy định nhà nước và với tình hình của công ty. Giúp giám đốc kiểm soát tình hình tài chính của công ty có biện pháp quản lý các loại vốn nhằm phục vụ kịp thời trong kinh doanh, quay vòng vốn nhanh, theo dõi rà soát công nợ của bên ngoài với công ty và ngược lại. Cung cấp các số liệu cho các phòng có liên quan giúp giám đốc phân tích tình hình của công ty. Lập các báo cáo theo đúng biểu mẫu qui định đúng thời gian. * Phòng quản lý kỹ thuật chịu trách nhiệm về các lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật trong quá trình kinh doanh, an toàn lao động mẫu mã bình do công ty sản xuất ra. Cung cấp mọi thông tin về kỹ thuật cũng như chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật nếu có sơ suất xảy ra, lập và quản lý bổ sung hoàn chỉnh duy tu bảo dưỡng các thiết bị phụ tùng máy móc. * Phòng bán hàng dịch vụ. Giới thiệu chào bán sản phẩm của công ty, khảo sát, nắm bắt các thông tin về thị trường phục vụ cho công tác bán hàng,cho kế hoạch mua hàng. Các dịch vụ trước và sau khi bán hàng. * Các đơn vị trực thuộc Mỗi chi nhánh chịu trách nhiệm kinh doanh trên địa bàn được giao chủ động cung cấp hàng hoá ra thị trường và phát triển mở rộng thị trường đó. Bên cạnh đó hoạt động quản lý hệ thống kho và nhập hàng cũng thuộc nhiệm vụ của các chi nhánh. Các chi nhánh phải báo cáo kết quả kinh doanh hàng ngày về công ty. Các chi nhánh trưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc về tình hình kinh doanh của chi nhánh mình. 3. Kế quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua. Trong sản xuất kinh doanh có nhiều chỉ tiêu để đánh giá, nhưng kết quả cuối cùng bao giờ cũng là mối quan tâm lớn nhất, nó quyết đinh sự sống còn, quyết định các hoạt động tiếp theo của công ty. Mặc dù mới được thành lập nhưng công ty đã đạt được những kết quả đáng kế . Nó được thể hiện qua bảng sau. Qua bảng trên ta thấy. - Sản lượng bán ra năm 2000 đạt 62.470 tấn, tăng 53,17% so với năm 1999. Sản lượng bán ra tăng làm cho doanh thu bán hàng tăng. Doanh thu xuất bán năm 2000 đạt 362 tỷ đồng, tăng52.25% so với năm 1999, tốc độ tăng doanh thu thấp hơn so với tốc độ tăng sản lượng theo đánh giá của công ty. Vì lượng gas rời xuất bán chiếm tỉ trọng lớn đạt 26,420 tấn tăng so với năm 1999 là 97% nhưng do tình hình cạnh tranh gay gắt của các hàng gas khác buộc công ty phải giảm giá. Cụ thể công ty đã giảm 3,19%(năm 1999 là 5650đ/kg xuống 5442đ/kg năm 2000). Ngoài ra do chi phí vận chuyển và các khoản chi phí khác đều tăng. Năm 2000 các khoản nộp ngân sách nhà nước đạt 8,671 tỷ đồng, tăng 3,9% so với năm 1999. Trong đó VAT phải nộp là 4,379 tỷ đồng, tăng 73% so với năm 1999.Do biến động của giá dầu thô trên thị trường thế giới, để bảo vệ các hoạt động kinh doanh gas lỏng và kích thích tiêu dùng nhà nước đã hạ thuế từ 20% năm 1999 xuống 5% rồi 0% trong năm 2000. Đây là nguyên nhân chủ yếu giải thích tại sao sản lượng tăng mà mức đóng góp của công ty lại giảm. - Lợi nhuận sau thuế năm 2000 đạt 3,5tỷ tăng 5,53% so với cùng kỳ năm 1999. Đây là mức tương đối khả quan với tình hình cạnh tranh quá gay gắt trong lĩnh vực gas. - Thu nhập bình quân đầu người của công ty tăng từ1,278 triệu năm 1999 đến 1,897 triệu năm 2000 (48%). Đời sống cán bộ công nhân viên ổn định hơn họ gắn bó và tận tình với công ty hơn, giúp công ty đứng vững và phát triển. Bảng 3: Khối lượng và doanh thu gas tiêu thụ của công ty Năm Khối lượng (tấn) Giá trị ( triệu đồng) 1999 40.830 238.000 2000 62.4760 326.000 Quả bảng trên ta thấy khối lượng bán ra năm sau tăng hơn năm trước là 53% đây là mức tăng rất khả quan trong điều kiện công ty mơi thành lập còn nhiều khó khăn, bất cập, môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt. Đó là nỗ lực rất lớn của công ty. Bảng 4: Khối lượng và doanh thu tiêu thụ theo các phương thức. Phương thức tiêu thụ Khối lượng (tấn) Doanh thu (triệu) 1999 2000 1999 2000 Tiêu thụ trực tiếp 17.632 27.987 102.340 162.176 Tiêu thụ qua các đại lý 23.190 34.483 135.660 199.824 Tiêu thụ trực tiếp năm 1999 bằng 43,2%. Tổng lượng tiêu thụ năm 2000 bằng 44,9%, tăng so với năm 99 là 17%. Lượng tiêu thụ qua các đại lý luôn luôn lớn hơn tiêu thụ trực tiếp, mặc dù tỉ lệ này trong các năm có giao động. Bảng 5: Khối lượng tiêu thụ theo khu vực thị trường TT Thị trường 1999 2000 lượng (tấn) tỷ trọng (%) Lượng (tấn) tỷ trọng (%) 1 Miền Nam 19.827 48,56 28.554 49,07 2 Miền Bắc 13.333 32,71 19.296 30,89 Miền trung 7648 18,73 14520 20,04 3 Nhìn vào bảng trên ta tháy miền Nam là thị trường lớn của công ty, thị trường này tiêu thụ gần 1/2 sản lương bán ra của doanh nghiệp và sản lượng tiêu thụ ngày một nhiều thêm. Miền Bắc mức độ tiêu thụ đang chững lại thị trường miền Trung lượng tiêu thu hạn chế do đời sống nhân dân khó khăn thiên tai, lũ lụt Bảng 6: Một số hộ tiêu thụ lớn của công ty Đơn vị tính: tấn TT Khách hàng 1999 2000 1 Khách hàng công nghiệp 16.400 25430 2 Khách hàng dân dụng 24430 37040 Nhóm khách hàng dân dụng hiện nay là nhóm tiêu thụ nhiều sản phẩm nhất của công ty. Công ty đã đi sâu đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng này như độ an toàn, tính đồng bộ của sản phẩm, nhu cầu giao hàng tại nhà. Năm 1999 nhóm khách hàng này tiêu thụ 59,73% tổng sản lượng bán ra, còn năm 2000 là 59,3%. Nhóm khách hàng công nghiệp cũng chiếm tỷ trọng rất lớn và đây là nhóm có tiềm năng phát triển trong những năm tới.Công ty đã chú trọng đầu tư các hoạt động tiếp thị, lắp đặt hệ thống sử dụng LPG theo kiểu chìa khoá trao tay cho những khách hàn thuộc nhóm này. II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GAS PETROLIMEX 1. Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty Mặc dù mới được thành lập nhưng được kế thừa từ tổng công ty xăng dầu Việt Nam cùng với sự nỗ lực không ngừng của cán bộ nhân viên công ty nên sản phẩm của công ty đã có mặt ở khắp mọi nơi trong mọi lĩnh vực. Trong công nghiệp và vật liệu xây dựng: Thuỷ tinh San Miguel Yama ha Hải Phòng, gốm sứ Việt trì, gạch ceramic Đà nẵng, kính Đáp cầu, sứ Thiên thanh, sứ Hải Dương, thuỷ tinh Y [...]... trường, nhu cầu của người sử dụng công ty đã áp dụng những biện pháp bán hàng rất mềm dẻo, hạ giá theo thị trường chung, đưa sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng 2 Thực trạng tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty * Xuất phát từ đặc điểm yêu cầu của ngành hàng LPG Công ty đã thiết kế được mạng lưới rộng khắp toàn quốc, căn cứ chủ yếu để xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty là: - Khách... sản phẩm Nhờ hệ thống phân phối qua các công ty thuộc tổng công ty Petrolimex nên độ bao phủ của thị trường tương đối lớn Lượng hàng bán ra tăng do phạm vi hoạt động rộng cùng với sự hỗ trợ của các công ty xăng dầu trên toàn quốc, tạo sự ổn đinh trong kinh doanh Các hoạt động đầu tư hỗ trợ luôn được công ty chú ý, ngoài ra các công ty xăng dầu địa phương chỉ được quyền kinh doanh các sản phẩm của công. .. hàng cho công ty qua chi nhánh cấp hàng Hàng tồn kho của các đơn vị này cũng là hàng tồn kho của công ty, việc thanh toán của hàng bán ra trong tháng tại các đơn vị này được thực hiện vào cuối tháng trên cơ sở hoá đơn đòi tiền của công ty Đối với khách hàng công nghiệp công ty sẽ hỗ trợ cho các công ty trực thuộc Petrolimex trong hoạt động lắp đặt ban đầu.Đối với các khách hàng dân dụng các công ty xăng... Kênh này được công ty áp dụng chủ yếu đối với khách hàng công nghiệp với khối lượng tiêu thụ lớn như công ty sứ Hải dương, tổng công ty xây dựng miền Trung, công ty gạch Đồng tâm, công ty gạch Long Tài, công ty Ceremic Lý do cơ bản cho sự tồn tại của loại kênh này là nhu cầu và vai trò của nhóm khách hàng có lượng tiêu thụ lớn Kênh số 2: Công tygas PETROLIMEX Chi nhánh Khách hàng Kênh này là loại kênh... của bình gas do đó công ty phải đầu tư quá lớn vào khâu vỏ bình Chi phí tăng dẫn đến thu nhập của công ty giảm III ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY GAS PETROLIMEX 1 Ưu điểm: - Thị trường LPG ở Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng Được thể hiện ở bảng sau: Bảng 9: Sản lượng tiêu thụ đến năm 2005 Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Sản lượng tiêu thụ (MT)... khu vực thị trường của các chi nhánh và xí nghiệp gas theo sự phân cấp của tổng công ty xăng dầu Việt Nam Kênh số 3: Công ty Gas Petrolimexnhánh xí nghiệp Chi Tổng đại lý đầu tư Đại lý tư nhân Khách hàng Gas lỏng đi qua kênh này chủ yếu phục vụ cho khách dân dụng Sản phẩm được công ty phân phối qua các chi nhánh, xí nghiệp sau đó các chi nhánh, xí nghiệp lại thực hiện hoạt động phân phối tới các đại... nay công ty gas Petrolimex đã thiết lập cho mình một hệ thống kênh và mạng lưới phân phối rộng khắp tương đối hoàn chỉnh và đang đi vào ổn định đáp ứng khá đầy đủ yêu cầu của lãnh đạo công ty Hiên tại công ty gồm 4 kênh phân phối sản phẩm đến khách hàng cụ thể như sau: Kênh số 1: Công ty PETROLIMEX Khách hàng Đây là kênh phân phối ngắn đi trực tiếp từ công ty đến khách hàng Kênh này được công ty áp dụng... các công ty xăng dầu: Mặc dù đã được phân định thị trường nhưng các công ty này vẫn xâm phạm thị trường của nhau tại các khu vực giáp gianh khi tổ chức mạng lưới tiêu thụ hoặc bán hàng trên đường vận chuyển tới kho -Mâu thuẫn giữa các chi nhánh và xí nghiệp của công ty gas Petrolimex với các công ty xăng dầu địa phương Mâu thuẫn này thường xảy ra với các khách hàng công nghiệp do công ty gas Petrolimex. .. chuyển bằng phương tiện của công ty như tàu chở LPG, hệ thống xe bồn Sau khi hàng được nhập vào hệ thống kho bể gas hoá lỏng được đóng Vào bình chụi tải (bình gas) sau đó vận chuyển tới nơi khách yêu cầu Bảng 8 : Hệ thống phân phối của công ty gas Petrolimex Nhà cung cấp Gas lỏng NhàvậnChuyển chứa củaKho hàng của Tổng công ty lý hàng đại lý Hệ thống kho Các xí nghiệp Gas công ty Các tổng đại Cửa Khách... 32,84%, miền Trung 24,83% Hệ thống phân phối rộng khắp toàn quốc các đơn vị cấu thành gồm -Công ty Gas Petrolimex với tư cách là nhà phân phối - Các chi nhánh của công ty - Các công ty xăng dầu - Các tổng đại lý tư nhân - Các đại lý khác - Các cửa hàng - Khách hàng với tư cách là người tiêu thụ cuối cùng Bảng 7: Mạng lưới bán hàng của công ty Các đơn vị Gas. P Số lượng các bộ phân thuộc kênh Miền Bắc Miền . thuộc nhóm này. II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GAS PETROLIMEX 1. Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty Mặc dù mới được. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GAS PETROLIMEX I. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY GAS PETROLIMEX 1.

Ngày đăng: 22/10/2013, 11:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3: Khối lượng và doanh thu gas tiêu thụ của công ty - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GAS PETROLIMEX
Bảng 3 Khối lượng và doanh thu gas tiêu thụ của công ty (Trang 9)
Bảng 7: Mạng lưới bán hàng của công ty - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GAS PETROLIMEX
Bảng 7 Mạng lưới bán hàng của công ty (Trang 15)
Bảng 9: Sản lượng tiêu thụ đến năm 2005 - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GAS PETROLIMEX
Bảng 9 Sản lượng tiêu thụ đến năm 2005 (Trang 19)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w