Văn hoádoanhnghiệp không thểthiếutrênđườnghộinhập Trong khi các DN đang dồn tâm sức vào cuộc cạnh tranh quyết liệt cho từng mặt hàng trên thị trường khi VN vừa chính thức gia nhập WTO, các chuyên gia cho rằng, vào thời điểm “nóng” này, vấn đề vănhoá DN hơn lúc nào hết cần được cộng đồng DN đặt lên tầm chiến lược, coi như một “tài sản vô hình” khôngthểthiếu để bước vào hành trình mới đầy thách thức… Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại & công nghiệp VN (VCCI) cho biết, hiện chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về vănhoá DN và việc xây dựng vănhoá của cộng đồng DN VN nhưng trên thực tế, các DN đã và đang hình thành những nét vănhoá mang bản sắc riêng. Ít nhất, chúng ta có thể quan sát thấy điều đó qua những yếu tố bên ngoài như thương hiệu, lòng tin của đối tác kinh doanh. Nhiều DN đã xây dựng được một hình ảnh hướng vào khách hàng cũng như lòng tin với những đối tác quốc tế, điển hình như Cty Kinh Ðô, Biti’s hay Pierre Cardin An Phuoc… Theo ông Lộc, “văn hoá DN là sự nhận thức chung về các giá trị của DN, được mọi người trong DN dù ở trình độ và vị trí khác nhau vẫn có thể miêu tả về vănhoá với cùng cách hiểu giống nhau”. Bản sắc riêng này được thể hiện thông qua nhiều khía cạnh mà chúng ta có thể “nhìn thấy được”. Cụ thể là: Tầm nhìn, triết lý và chiến lược kinh doanh tạo dựng lòng tin với nhân viên trong DN và cam kết với khách hàng, đối tác và các bên liên quan; hệ thống các nội quy hay chủ trương, chính sách chi phối kết quả SXKD của DN; cách ứng xử giao tiếp giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa nhân viên với nhau hay giữa DN với khách hàng và đối tác… Thực tế trong cơ chế thị trường, không ít DN VN đã trưởng thành, trụ vững và phát triển mạnh mẽ, mà nguyên nhân sâu xa chính là do các DN này đã và đang coi trọng xây dựng vănhoá cho mình. Ðơn cử, Cty bóng đèn phích nước Rạng Ðông có thời gian đã phải ngừng sản xuất 6 tháng, song tập thể CBCNV ở đây đã bắt tay bồi dưỡng chính trị, vănhoá kinh doanh, nâng cao tay nghề để làm chủ công nghệ mới, giáo dục tinh thần hợp tác đoàn kết giữa từng dây chuyền, từng phân xưởng, coi trọng xây dựng thiết chế và đời sống vănhoá Cty. Nhờ đó, chẳng bao lâu Rạng Ðông đã khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, sáng tạo ra nhiều mặt hàng có sức cạnh tranh giành lại được thị phần lớn ở phía Bắc và một phần thị trường phía Nam, không những thế, Công ty còn vươn ra nhiều thị trường quốc tế. Hay như Cty taxi Mai Linh, đã chủ động xây dựng vănhoá DN của mình bằng cách liên tục mở lớp đào tạo kiến thức, phẩm chất vănhoá của Cty cho mọi thế hệ thành viên. Và chính điều này là một nhân tố quyết định sự phát triển liên tục, bên vững cho thương hiệu “Mai Linh”. Tuy nhiên, PGS-TS. Ðào Duy Quát, Phó trưởng Ban Tư tưởng-văn hoá Trung ương khẳng định, hiện còn không ít cấp lãnh đạo, DN và doanh nhân chưa nhận thức được vai trò, động lực của vănhoá trong phát triển kinh tế, thậm chí còn coi việc xây dựng vănhoádoanh nhân là vấn đề viển vông, nằm ngoài quá trình SXKD. Hiện tượng Cty, chủ DN làm ăn theo kiểu “đánh quả”, chụp giật, buôn gian bán lận… không còn là hiếm. Những DN này lúc đầu phất lên rất nhanh do thắng những quả đậm nhưng không ít trong số họ đã phá sản, chủ DN phải bước ra vành móng ngựa. Theo một khảo sát mới đây của VCCI, doanh nhân VN có tinh thần hợp tác tốt chỉ chiếm 12%, nhưng kém thì có tới 52%; uy tín quốc tế có 4% và khả năng cạnh tranh quốc tế khá có 8%. Ðặc biệt, có tới 92% DN “xếp loại” vănhoá kinh doanh bình thường và kém. Thực tế DN VN nhìn chung rất “bỡ ngỡ” với các tiêu chuẩn cho hộinhập như trách nhiệm xã hội của DN, an toàn vệ sinh lao động và hệ thống quản lý môi trường, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tính sáng tạo, sẵn sàng hợp tác. Rõ ràng khi hội nhập, vănhoá sẽ thay đổi, mọi nhân viên thuộc DN cũng phải thay đổi để thích nghi với quy trình kinh doanh mới, được chuẩn hoá. Nhất là khi đã vào WTO, DN cần vượt qua chính mình để thành thạo “luật chơi mới”, sẵn sàng liên kết với đối tác đáng tin cậy để đôi bên cùng có lợi thay vì chỉ nghĩ đến quyền lợi của bản thân. Ông Ðặng Lê Nguyên Vũ, Tổng giám đốc Cty Cà phê Trung Nguyên cho rằng: “Nếu không sớm hình thành một nền vănhoádoanh nhân, DN phù hợp, chúng ta khôngthể giải quyết được bài toán liên kết, khôngthể có được cơ chế phối hợp hiệu quả để tạo nên những tập đoàn kinh tế lớn, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Người Việt chúng ta thường chỉ mạnh, chỉ thật sự đoàn kết trong thời khắc khó khăn. Ðây chính là thời điểm cần phải làm cho mọi doanh nhân, DN và lớn hơn là toàn thể cộng đồng ý thức được điều này!”. Nguồn : NQ Center . Văn hoá doanh nghiệp không thể thiếu trên đường hội nhập Trong khi các DN đang dồn tâm sức vào cuộc cạnh tranh quyết liệt cho từng mặt hàng trên thị. cho rằng: “Nếu không sớm hình thành một nền văn hoá doanh nhân, DN phù hợp, chúng ta không thể giải quyết được bài toán liên kết, không thể có được cơ