“ D©n ta ph¶i biÕt Sö ta Cho têng gèc tÝch níc nhµ ViÖt Nam” Hå ChÝ Minh TiÕt 22: Ch¬ng III: ViÖt Nam trong nh÷ng n¨m 1930-1939 Bµi 18: §¶ng céng s¶n ViÖt Nam ra ®êi Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Hội nghị họp từ ngày 3 đến 7-2-1930, quyết định thành lập Đảng chung trong cả nước là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. 1 Hội nghị thành lập đảng cộng sản Việt Nam (3-2-1930) a- Hoàn cảnh: Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3-2-1930)? - Cuối 1929, ba tổ chức cộng sản đã xuất hiện ở nước ta, lãnh đạo phong trào cách mạng - Ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, tranh giành với nhau => yêu cầu bức thiết của Lịch sử phải thống nhất các lực lượng Cách mạng ở Việt Nam - Nguyễn ái Quốc thấy cần thiết phải thống nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam b- Nội dung hội nghị thành lập Đảng : Em hãy trình bày hội nghị thành lập đảng 3-2-1930? - Hội nghị tiến hành từ ngày 3 -> 7-2-1930 tại Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc - Nội dung hội nghị: Nguyễn ái Quốc kêu gọi các tổ chức cộng sản xoá bỏ mọi hiềm khích, thống nhất với nhau thành tổ chức cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam - Hội nghị thống nhất chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, do Nguyễn ái Quốc khởi thảo - Nhân dịp này Nguyễn ái Quốc ra lời kêu gọi và báo tin sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam - Ngày 24-2-1930 Đông Dương cộng sản Liên đoàn xin gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam c. ý nghĩa hội nghị : Hội nghị thành lập Đảng có ý nghĩa quan trọng như thế nào? - Nó có ý nghĩa như một đại hội - Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt chính là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng =>Vai trò quan trọng của Nguyễn ái Quốc. Nội dung của Chính cương chính trị đầu tiên của đảng Việt Nam Làm tư sản dân quyền Cách mạng và thổ địa Cách mạng để đi tới xã hội Công sản Nhiệm vụ Cách mạng: Đánh đổ ách thống trị của Đế quốc Pháp và bọn vua quan phong kiến, tư sản phản cách mạng. Mục tiêu Cách mạng: Làm cho Việt nam hoàn toàn độc lập, dựng nên Chính phủ Công - Nông - Binh, tổ chức ra quân đội Công Nông, tịch thu hết sản nghiệp lớn của Đế quốc, lấy lại ruộng đất của Đế quốc và bọn phản Cách mạng chia cho dân cày nghèo. Lực lượng Cách mạng là Công nhân và Nông dân. Công nông là gốc cách mạng. Cách mạng đồng thời đoàn kết tiểu tư sản, tư sản dân tộc và trung tiểu địa chủ chưa lộ rõ phản cách mạng. Vai trò lãnh đạo cách mạng: Là Đảng cộng sản Việt nam - Đội tiên phong của giai cấp vô sản Việt Nam, Đảng lấy Chủ nghĩa Mác Lê nin làm nền tảng tư tưởng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của Cách mạng vô sản thế giới, đứng về phía Mặt trận cách mạng gồm các dân tộc thuộc địa và giai cấp công nhân trên thế giới. => Thể hiện sự đúng đắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc và tính nhân văn, với tư tưởng cốt lõi là độc lập dân tộc và tự do dân chủ. 2- Luận cương chính trị (10 - 1930) Hội nghị lần thứ nhất của ban chấp hành trung ương lâm thời của đảng họp ở đâu? vào thời gian nào? - 10 -1930 Tại Hương Cảng, Trung Quốc. Hội nghị lần thứ I BCHTƯ lâm thời quyết định đổi tên đảng thành Đảng cộng sản Đông Dương -> đồng chí Trần Phú làm tổng bí thư - Hội nghị thông qua luận cương chính trị của Đảng cộng sản Đông Dương do đồng chí Trần Phú khởi thảo + Nội dung hội nghị (nội dung luận cuơng ) Nêu nội dung hội nghị ? - Đường lối chiến lược Cách mạng Đông Dương : Cách mạng tư sản dân quyền sau đó tiến lên XHCN bỏ qua giai đoạn TBCN - Nhiệm vụ chiến lược : Đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và chế độ phong kiến - Phương pháp cách mạng: Khi tình thế cách mạng xuất hiện, lãnh đạo quần chúng vũ trang bạo động - Lãnh đạo cách mạng: Đảng cộng sản Đông Dương - Lực lượng cách mạng : Công nông - Xây dựng chính quyền công nông - Cách mạng Việt Nam gắn liền khăng khít với Cách mạng thế giới + Hạn chế:Điểm khác luận cương với chính cương ? - Chưa nêu cao vấn đề dân tộc (hàng đầu) - Nặng về đấu tranh giai cấp (Cách mạng ruộng đất) - Đánh giá không đúng khả năng Cách mạng của giai cấp Tiểu tư sản 3 - ý nghĩa lịch sử của việc thành lập đảng Nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng? - Đó là kết quả tất yếu lịch sử là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ba yếu tố (CN Mác-Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước) - Đó là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam - Khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng - Chấm dứt khủng hoảng trong phong trào cách mạng Việt Nam - Từ đây giai cấp công nhân Việt Nam nắm độc quyền lãnh đạo cách mạng mà đội tiên phong là Đảng cộng sản Việt Nam - Cách mạng Việt Nam là một bộ phân khăng khít với cách mang thế giới => Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị chính trị đầu tiên, tất yếu, qui định cho những bước nhảy vọt về sau của Cách mạng và Lịch sử dân tộc Việt Nam 4 - Củng cố 1- Điền các sự kiện chính vào mốc thời gian thể hiện quá trình hoạt động của Nguyễn ái Quốc từ 1919 -1930. Đó là quá trình chuẩn bị về tư tưởng và chính trị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. - 18 6 1919 Gửi tới hội nghị Véc xai bản yêu sách - 7 1920 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - 12 1920 Tán thành và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp - 1921 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - 1922 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - 6 1923 Rời Pháp sang Liên Xô dự hội nghị Quốc tế nông dân. - 1924 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - 6 1925 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - 1927 Xuất bản cuốn sách Đường cách mệnh vạch phương hướng cho Cách mạng Việt Nam 2- Bài tập về nhà : Phân tích ý nghĩa lịch sử sự ra đời Đảng cộng sản Việt Nam C¸c thµnh qu¶ c¸ch m¹ng díi sù l·nh ®¹o cña §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam 1. Khai sinh níc ViÖt Nam d©n chñ céng hoµ 2. Thắng lợi của các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc.