1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận phân tích lao động sáng tạo nhà báo khảo sát chất lượng nội dung chuyên đề an ninh thế giới giữa tháng cuối tháng của báo công an nhân dân

24 37 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 180 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Ngày nay khi xã hội phát triển, nhu cầu thông tin trở thành món ăn không, thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi con người. Chính vì vậy, để đưa đến cho công chúng những thông tin một cách chính xác, kịp thời nhất, những tác phẩm chính luận sâu sắc và có chất lượng cao là mục tiêu hàng đầu mà các cơ quan báo chí phấn đấu. Có nhiều tờ báo làm rất tốt tiêu chí này, nhưng bên cạnh đó cũng không ít tờ báo do nhiều yếu tố chưa tạo nên sự hấp dẫn đối với bạn đọc. Đặc biệt với những tờ báo có nội dung chính là chính luận thì làm thế nào để thu hút được độc giả một cách lâu dài, tạo được bản sắc, thương hiệu riêng mà không bị nhàm chán là vô cùng quan trọng. Trên cơ sở đó, người viết tiểu luận chọn đề tài: Khảo sát chất lượng nội dung Chuyên đề An ninh thế giới giữa thángcuối tháng của báo Công an nhân dân Trên cơ sở tìm hiểu, khảo sát nội dung của Chuyên đề, từ đó có những đánh giá, nhận định về nội dung tờ báo, rút ra được những kinh nghiệm cơ bản trong hoạt động báo chí thực tiễn và có những đề xuất những giải pháp nhằm góp phần đưa Chuyên đề ngày càng phát triển hơn.

MỤC LỤC MỞ ĐẦU .1 CHƯƠNG 1 KHÁT QUÁT VỀ CHUYÊN ĐỀ AN NINH THẾ GIỚI 3 GIỮA / CUỐI THÁNG 3 CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ AN NINH THẾ GIỚI GIỮA THÁNG/CUỐI THÁNG .5 2.1 Khảo sát chung 5 2.2 Khảo sát cụ thể từng chuyên trang 6 2.3 Khảo sát thông tin trong các lĩnh vực khác nhau 13 2.4 Khảo sát các thể loại 15 2.5 Về ảnh được sử dụng trên Chuyên đề .18 CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ AN NINH THẾ GIỚI GIỮA THÁNG/CUỐI THÁNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP .19 3.1 Nhận xét, đánh giá về thực trạng nội dung Chuyên đề An ninh thế giới giữa tháng/cuối tháng 19 3.2 Một số kiến nghị, giải pháp 21 KẾT LUẬN 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 MỞ ĐẦU Ngày nay khi xã hội phát triển, nhu cầu thông tin trở thành món ăn không, thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi con người Chính vì vậy, để đưa đến cho công chúng những thông tin một cách chính xác, kịp thời nhất, những tác 1 phẩm chính luận sâu sắc và có chất lượng cao là mục tiêu hàng đầu mà các cơ quan báo chí phấn đấu Có nhiều tờ báo làm rất tốt tiêu chí này, nhưng bên cạnh đó cũng không ít tờ báo do nhiều yếu tố chưa tạo nên sự hấp dẫn đối với bạn đọc Đặc biệt với những tờ báo có nội dung chính là chính luận thì làm thế nào để thu hút được độc giả một cách lâu dài, tạo được bản sắc, thương hiệu riêng mà không bị nhàm chán là vô cùng quan trọng Trên cơ sở đó, người viết tiểu luận chọn đề tài: Khảo sát chất lượng nội dung Chuyên đề An ninh thế giới giữa tháng/cuối tháng của báo Công an nhân dân Trên cơ sở tìm hiểu, khảo sát nội dung của Chuyên đề, từ đó có những đánh giá, nhận định về nội dung tờ báo, rút ra được những kinh nghiệm cơ bản trong hoạt động báo chí thực tiễn và có những đề xuất những giải pháp nhằm góp phần đưa Chuyên đề ngày càng phát triển hơn 2 CHƯƠNG 1 KHÁT QUÁT VỀ CHUYÊN ĐỀ AN NINH THẾ GIỚI GIỮA / CUỐI THÁNG Chuyên đề An ninh thế giới giữa tháng/cuối tháng là ấn phẩm của báo Công an nhân dân Báo Công an nhân dân là cơ quan ngôn luận của Bộ Công an Việt Nam Ngoài những tin thông thường như phóng sự xã hội, tin tức quốc tế, báo Công an nhân dân, báo cũng hướng đến các thông tin trong cuộc sống hàng ngày thậm chí là những đề tài giật gân Báo Công an nhân dân là cơ quan cấp Cục thuộc Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân của Bộ Công an (với số hiệu là X21) Tiền thân của Báo Công an nhân dân là Báo Công an Mới Tổng Giám đốc Nha Công an Trung ương Lê Giản là người khai sinh ra tờ báo Công an Mới Số đầu tiên của Công an Mới ra ngày 1/11/1946 dày 20 trang, khổ lớn 21 x 30 cm, bìa in màu Lê Giản đã đi mời một số nhà văn, nhà báo có tên tuổi về chuyên viết cho báo Công an Mới như, nhà văn Phạm Cao Củng (một nhà văn chuyên viết truyện trinh thám của báo Tiểu thuyết thứ bảy), nhà văn Hoàng Công Khanh, các nhà báo: Tân Lang, Kỳ Phát, Đại Thanh, Lê Chi Báo lần lượt có tên: Công an Mới, Bạn Dân, Nội san Rèn luyện, Tập san Công an nhân dân và từ năm 1965 đến nay là Báo Công an Nhân dân Năm 1988, Báo Công an nhân dân đã chuyển từ bao cấp (cấp phát trong nội bộ) sang cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu, phát hành công khai rộng rãi Năm 2004, Báo An ninh Thế giới và Văn nghệ Công an sáp nhập vào Báo Công an nhân dân, trở thành cơ quan ngôn luận duy nhất (cùng với Tạp chí Công an nhân dân - cơ quan lý luận của Bộ Công an) Tổng biên tập báo Công an nhân dân hiện nay là Thiếu tướng, TS Phạm Văn Miên Phó Tổng Biên tập: Đặng Văn Lân, Trần Kim Thẩm, Phạm Khải Các ấn phẩm của báo Công an nhân dân: • Báo Công an nhân dân ra hàng ngày, 7 số/tuần • Chuyên đề An ninh thế giới, phát hành thứ Tư và thứ Bảy hằng tuần 3 • Chuyên đề Chuyên đề An ninh thế giới giữa tháng/cuối tháng, phát hành tuần 1, tuần thứ 3 của tháng • Chuyên đề Văn nghệ Công an, phát hành 2 số/tháng • Chuyên đề Cảnh sát toàn cầu phát hành thứ Ba và thứ Sáu hàng tuần • Chuyên đề Cảnh sát toàn cầu giữa tháng, cuối tháng phát hành tuần 2 và tuần 4 của tháng Năm 2015, Chuyên đề An ninh thế giới giữa tháng/cuối tháng bước sang năm thứ 20 Chức năng, nhiệm vụ của Chuyên đề An ninh thế giới giữa tháng/cuối tháng: Đối tượng đọc Chuyên đề An ninh thế giới giữa tháng/cuối tháng là những cán bộ lãnh đạo chỉ huy trong ngành Công an Nhân dân có thiên hướng tìm hiêu, cập nhật khoa học, an ninh và văn hóa an ninh tư tưởng thế giới, các nhà khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, những người có trình độ chuyên môn cao trên các lĩnh vực có nhu cầu và sở thích đọc, tìm hiểu về tình hình an ninh trên thế giới và sự biến động của các thể chế chính trị, cuộc đời, nguyên nhân thành công và thất bại của một số chính trị gia nổi tiếng trên thế giới, vai trò của họ đối với thể chế chính trị của một đất nước nào đó, được viết dưới ngòi bút của những chuyên gia Chủ đề xuyên suốt của báo Công an Nhân dân (trong đó có Chuyên đề An ninh thế giới giữa tháng/cuối tháng): nhân văn, tin cậy, kịp thời Nội dung của Chuyên đề An ninh thế giới giữa tháng/cuối tháng: phản ánh, tổng hợp thông tin, phân tích, bình luận các mặt đời sống an ninh chính trị, an ninh kinh tế và an ninh văn hóa tư tưởng trong nước và thế giới; Trao đổi với một chuyên gia, một nhà nghiên cứu trên một lĩnh vực nào đó, lãnh đạo các Bộ, Ngành, về một vấn đề nổi cộm đã và đang xảy ra được sự quan tâm của công chúng, định hướng thông tin, góp phần điều chỉnh nhận thức chưa đúng hoặc sai lệch trong xã hội và trong một số bộ phận nhân dân 4 CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ AN NINH THẾ GIỚI GIỮA THÁNG/CUỐI THÁNG 2.1 Khảo sát chung Mỗi Chuyên đề An ninh thế giới giữa tháng/cuối tháng được trình bày trên 32 trang báo khổ A3 Mỗi trang báo đều có những chức năng riêng, một nội dung nhất định Theo hình thức chung của tờ báo trang nhất thường đăng một ảnh lớn, các tin tức thời sự quan trọng và giới thiệu các tít bài chính Các trang tiếp theo được tổ chức theo các chuyên trang, bài, chuyên bài và lồng ghép các mục quảng cáo Đặc điểm nổi bật của Chuyên đề là chuyên trang nào viết gọn nội dung trong 1 trang hoặc là 2 trang liên tiếp chứ không có sự ngắt quãng Chuyên đề An ninh thế giới giữa tháng/cuối tháng thường được trình bày theo các chuyên trang sau: - Theo dòng thời sự - Chính khách và chính trường - Một thời để nhớ - Thư ngỏ của trí thức - Sống và nghĩ - Chuyện những người nổi tiếng - Làng văn nghệ - Chùm bình luận về một chủ đề - Khoa học và những nền văn minh - Dọc đường gió bụi - Sống chậm - Những vẻ đẹp có nguy cơ biến mất - Người trong cuộc - Sau bức màn bí mật - Đằng sau vụ án 5 - Trà dư tửu hậu - Bạn đọc hỏi nhà báo trả lời - Chuyện tình nghệ sĩ - Khoảnh khắc thay đổi số phận - “Hồ sơ” người của công chúng - Câu chuyện khó tin nhưng có thật - Mua vui cũng được một vài trống canh 2.2 Khảo sát cụ thể từng chuyên trang • Trang nhất: Gồm măng sét, Biểu tượng của Công an Nhân dân Việt Nam và dòng chữ “Vì an ninh Tổ quốc”, tên chuyên đề “An ninh thế giới giữa tháng/cuối tháng”, Chuyên đề của báo Công an Nhân dân, góc bên phải ghi năm thứ…, số báo, tháng, năm ra tờ báo; Nội dung thông tin chính của chuyên đề với ảnh và tiêu đề lớn, phần dưới là các tít bài chính quan trọng kèm ảnh và số thứ tự trang tương ứng Trong số báo 94 này trang nhất gồm bài đinh và giới thiệu nội dung chính có trong Chuyên đề Bài đinh chiếm phần lớn nội dung trang nhất là bài báo: “Bế tắc người nhập cư châu Âu: Bỏ thì thương vương thì tội” kèm ảnh lớn Phía dưới là các tít bài chính: trang 5, trang 8 và trang 16 • Trang 2, trang 3: Theo dòng thời sự Một số báo có 2 bài thuộc chuyên trang Theo dòng thời sự được in trên trang 2 và trang 3 với nội dung: các sự kiện, vấn đề nóng liên quan đến an ninh thế giới đang diễn ra đang công chúng quan tâm theo dõi Trang 2 của chuyên trang thường là những bài phân tích, bình luận nhân những những ngày kỷ niệm lớn, sự kiện chính trị lớn của đất nước, ví dụ như Hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Kỷ niệm 45 năm thực hiện di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh,…Trong số báo này là bài “Thời đại ngày nay” Đây là bài bình luận về ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), sự kiện mở ra bước ngoặt lịch sử, còn gọi là thời đại ngày 6 nay, thời đại nhân loại quá độ lên chủ nghĩa xã hội Bài bình luận đã khái quát lại những luận điểm truyền thống dựa trên kho tư liệu quá khứ về cuộc cách mạng và tiến trình chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XX, đồng thời nhìn nhận lại bản chất của thế giới mới để đánh giá đúng khuynh hướng phát triển để đi đến nhận thức khách quan về giá trị thời đại của cách mạng Tháng Mười Trang 3 của chuyên đề dành cho tình hình thời sự quốc tế nổi bật trong thời điểm hiện tại Cứ mỗi lần trên thế giới xảy ra một sự kiện nổi bật nào đó, ví dụ như sự trỗi dậy của nhà nước Hồi giáo cực đoan IS, Những biến tướng khó lường của hình thái chủ nghĩa khủng bố mới, Xung đột giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Căng thẳng trong những Hội nghị toàn cầu (Hội nghị Thượng đỉnh của Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO,…), Tình hình bất ổn ở Ucraina và Syria,…thì Chuyên đề đã có những cập nhật liên tục trước, trong và sau khi xảy ra sự kiện Bên cạnh đó Chuyên đề còn tóm tắt một cách khá đầy đủ và khách quan diễn biến sự kiện, thể hiện quan điểm khá rõ ràng về tính đúng – sai của các bên liên quan • Trang 4, trang 5: Chính khách và chính trường Chuyên trang này có 2 bài viết ở mỗi số, viết về các chính trị gia nổi tiếng trên thế giới đương đại Các chính trị gia này, bằng cách này hay cách khác đã có những ảnh hưởng nhất định trên chính trường ở những quốc gia khu vực địa chính trị trên thế giới Ngoài ra chuyên trang còn phân tích, bình luận về tình hình chính trường của một quốc gia hoặc về quan hệ chiến lược giữa các quốc gia trên thế giới Trong số 94 của Chuyên đề, ở trang 4 có bài viết về Chính trường Mỹ “Triều đại nhà Bush trên chính trường Mỹ: Tổng thống là nghề gia truyền” Bài báo có 2 luận điểm rõ ràng xuyên suốt nội dung, đó là nguyên nhân thành công của gia tộc Bush trên chính trường Mỹ và tham vọng tổng thống thứ ba của gia tộc này Trang 5 của số báo 94 là bài báo “Tân thủ tướng Canada Justin Trudeau: Con vua xứng đáng làm vua” Bài báo đã khắc họa lên chân dung về tân thủ tướng trẻ thứ hai trong lịch sử của Canada, từ thân thế con nhà nòi khi có cha 7 từng là thủ tướng, gia đình, sự nghiệp ban đầu, sự nghiệp chính trị, chiến dịch tranh cử, đặc biệt là phong cách lãnh đạo và những việc làm đầu tiên sau khi lên nắm quyền Mặc dù không thể hiện quá rõ chính kiến của tác giả nhưng bài báo này đã phần nào thể hiện điều này qua việc phản ánh về thái độ của cử tri Canada “tín nhiệm Justin Trudeau như một người bạn mà họ vô cùng tự hào và tin tưởng sẽ đem lại những thay đổi tích cực cho đất nước” • Trang 6: Một thời để nhớ Trang 6 là nơi dành cho những câu chuyện, những hoài niệm, chân dung những nhân vật trong nước có những đóng góp trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ an ninh Tổ quốc, có những người còn sống và cả những người đã ra đi vào cõi vĩnh hằng Câu chuyện của số báo 94 là “Khủng bố trắng khởi nghĩa Nam Kỳ và chuyện chưa kể về chân dung hoàng hậu Đỏ” Đây là câu chuyện về Anh hùng liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Bảy (1908 – 1941) với biệt danh Hoàng hậu đỏ Đan xen trong bài viết là những chi tiết, tư liệu bây giờ mới kể về nữ anh hùng bất khuất của dân tộc trong kháng chiến chống Pháp (quá trình hoạt động cách mạng, cuộc sống gia đình, chuyện về con trai) Bài viết được kết bằng một lời bình đầy xúc động của tác giả: “Đầu tháng 7 – 2015, Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Thị Bảy – Hoàng hậu đỏ được truy tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng Và tôi thầm nghĩ nếu Sài Gòn có một con đường mang tên Hoàng hậu đỏ sẽ ấn tượng và nồng ấm biết bao!” • Trang 7: Thư ngỏ của trí thức Chuyên trang này của số báo 94 là “Thư ngỏ gửi một nhà văn là ủy viên ban chấp hành” của nhà thơ Đỗ Trọng Khôi Nội dung cả lá thư là những tâm sự, chia sẻ tâm huyết của nhà thơ về chất lượng của các giải thưởng văn học, tư chất nhà văn trong con mắt xã hội xuất phát từ câu chuyện đạo thơ dẫn đến phải thu hồi giải thưởng vừa qua • Trang 8 - 9: Trò chuyện và suy ngẫm Mỗi số có 1 cuộc trò chuyện, là một trong những chuyên trang ổn định được khởi động và tồn tại gần như ở thời điểm ra đời của Chuyên đề Nhà báo 8 và nhân vật - thường là những người nổi tiếng, những chuyên gia, những nghệ sĩ trao đổi, chia sẻ về cuộc đời, những suy ngẫm và bàn luận về những vấn đề, sự kiện, con người có liên quan Trong Chuyên đề 94 là bài phỏng vấn: “Giáo sư – TSKH Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội: Không có quyền lực nào tuyệt đối” • Trang 10, trang 11: Những người nổi tiếng Như tựa đề của chuyên trang, mỗi số Chuyên đề có 2 bài viết về những người nổi tiếng trong các lĩnh vực khác nhau trong nước và thế giới Trong số 94 là chân dung và những cống hiến của một nhân vật trong nước, một nhân vật quốc tế Ở trang 10 là bài báo “Sự phẫn nộ mang tên Kailash Satyarthi”, ông là người Ấn Độ thứ hai đoạt giải Nobel hòa bình sau mẹ Teresa vào năm 1979 Với những luận điểm như “Hào phóng, vị tha và chu đáo”, “Đối mặt với hiểm nguy” và “Thay đổi nhận thức”, bài báo đã khái quát lên chân dung của nhà hoạt động xã hội lớn của Ấn Độ Bằng những nỗ lực không mệt mỏi, ông đã tạo ra động lực mạnh mẽ thay đổi xã hội, tạo ra sự chia sẻ với cộng đồng, làm giảm bớt sự đau khổ của con người và để có một xã hội tốt đẹp hơn Trang 7 là bài viết của PGS TS Trần Hữu Tả mang tên: “Giáo sư Vũ Đình Hòe: Người tạo nền cho giáo dục Việt Nam hiện đại” Bài báo đã nêu lên rát chi tiết về cuộc đời và những cống hiến cho nền giáo dục nước nhà của vị giáo sư đáng kính • Trang 12: Sống và nghĩ Nội dung của chuyên trang là những suy ngẫm, trăn trở của nhà báo về một vấn đề nào đó trong xã hội, thường trong văn học, nghệ thuật là phần nhiều Trong số 94 chủ đề được bàn luận là sự nhạt nhòa, vắng bóng của thể loại hài song sáng tác nghệ thuật Bài báo có tựa đề: “Danh hài mà đâu phải là hài” với lời kết đáng suy ngẫm: “Mặc dù như vậy, nhưng đáng buồn thay, mỹ từ cao quý danh hài vẫn đang bị lạm phát, lạm dụng Chính thực trạng này đối chiếu với thực trạng sân khấu, điện ảnh của ta hiện nay đã làm giảm đi giá trị rất nhiều của mỹ từ này, đó là chưa kể làm một bộ phận không nhỏ vì sự lạm dụng, gán bừa này đã hiểu sai, đánh giá thấp hai chữ danh hài.” 9 • Trang 13: Chuyện về những người vô danh Nội dung của chuyên trang là những bài viết về chân dung, câu chuyện cuộc đời, những trải nghiệm của những con người, những số phận khác nhau trong xã hội Nhân vật trong bài báo số 94 “Gương mặt vỉa hè” là anh Nguyễn Đình Dân với góc bán hàng bên vỉa hè • Trang 14, trang 15: Làng văn nghệ Chuyên trang Làng văn nghệ gồm có 2 trang Trang 14 đăng tải những bài viết về những khía cạnh khác nhau của làng văn, làng báo trong nước và thế giới Câu chuyện của số này là về Nhà thơ Ngô Minh : Nhờ in tuyển tập mà sống khỏe Còn trang 16 là những bài viết về các nghệ sĩ trong nước, từ những câu chuyện đời cho đến chuyện nghề Nhân vật nghệ sĩ của số báo 94 là “Ca sĩ Trọng Tấn: Chẳng buồn nghĩ đến chiêu trò” • Trang 16, trang 17: Đàm luận Chuyên trang được trình bày ở dạng đàm luận, bao gồm những ý kiến của các nhà báo, các chuyên gia về những vấn đề xã hội, những hiện tượng đang được quan tâm hiện nay Là số báo được phát hành gần ngày Nhà giáo Việt Nam 20/10 nên chủ đề được lựa chọn là: “Nhà giáo – Từ đường làng cho đến Internet” • Trang 18, trang 19: Khoa học và những nền văn minh Mỗi số có 2 bài viết, đi vào tìm hiểu những vấn đề thuộc về khoa học Cụ thể trong số 94 là tìm hiểu về “Chạy đua khai khoáng ngoài không gian” và “Vì sao bộ não chúng ta ngừng phát triển” • Trang 20, trang 21: Dọc đường gió bụi Chuyên trang với nội dung là bút ký, nhật ký của các phóng viên trên những hành trình ở các vùng đất khác nhau, từ trong nước cho đến thế giới Số báo này 2 bài báo với tựa đề “Cuộc chiến viễn thông: Bức tâm thư phút 89” – về dự án đầu tư quốc tế trị giá 1 tỷ USD của Viettel tại Tanzania vào tháng 10 – 2015; bài thứ 2 là “Tam Bạc bất tử trong tranh” – bài bút ký về một dòng sông nhiều giá trị văn hóa lịch sử của đất cảng Hải Phòng • Trang 22: Sống chậm 10 Chuyên trang thường có những bài bút ký, tản văn về những suy ngẫm về cuộc đời, về con người Số 94 có bài “Đi câu” nói lên những suy ngẫm của tác giả, từ chuyện đi câu nói đến việc sống chậm và cái thú vui được chìm đắm trong yên tĩnh của con người • Trang 23: Những vẻ đẹp có nguy cơ biến mất Bài báo “Câu chuyện về một món ăn” nói về món canh ốc, không những là giá trị văn hóa mà còn chứa đựng một phần lịch sử của làng, của quê hương xứ sở Đó là một món ăn nhưng lại làm ra một nếp sống, những lời kể của tác giả xưng tôi là những bộc bạch hết sức chân thành về một thông điệp: Cho dù cuộc sống có nhiều thăng trầm, biến đổi, những lề thói của một gia đình, một dòng họ và một quốc gia không thể đổi thay…Bởi những điều giản dị đó lại là những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm sự bền vững và thúc đẩy sự phát triển của một quốc gia • Trang 24 : Người trong cuộc Chuyên trang Người trong cuộc với những bài viết về các nhân vật, có thể là những nghệ sĩ hoặc những chính trị gia với những câu chuyện cuộc đời, sự nghiệp Nhân vật của chuyên mục này trong số 94 là “Nữ bộ trưởng giáo dục Thụy Điển Aida Hadzialic: Lắng nghe phản biện và tôn vinh sáng tạo” • Trang 25 : Sau bức màn bí mật Chuyên trang Sau bức màn bí mật viết về các vấn đề bí ẩn trong các lĩnh vực khác nhau trên thế giới Chẳng hạn như hậu trường chính trường những nước lớn, những chương trình nghiên cứu bí mật của các nước hoặc cái chết của một nhân vật nổi tiếng,…Nội dung của bài viết trong số 94 là “Giấc mơ hạt nhân của IS : Chỉ là quả bom tâm lý?” – phân tích kế hoạch vũ khí hạt nhân của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và chỉ ra đây chỉ là trò tuyên truyền nhằm thu hút sự chú ý của dư luận và tạo tâm lý sợ hãi • Trang 26 : Đằng sau vụ án Đúng như tên của chuyên trang, là những câu chuyện về về các vụ án, các đối tượng tội phạm đã và đang chịu án hình sự Trong số báo 94 này, vụ án được nhắc tới đã làm rúng động dư luận hồi đầu tháng 11 năm 2015 khi người đàn 11 ông tuổi 45 làm ăn sa cơ lỡ vận đã tự tử và lôi theo vợ và 2 con trai Qua bài báo này tác giả gửi thông điệp rằng xin đừng nhân danh bất kỳ điều gì để tước đoạt mạng sống của con người bởi • Trang 27 : Trà dư tửu hậu Chuyên trang luận đàm, bàn luận về một chủ đề nào đó trong xã hội mang tính chất “Trà dư tửu hậu” Chuyên trang thường có một dòng chữ luôn xuất hiện phía trên của bài viết thể hiện đậm màu sắc cá nhân của tác giả: “Là chuyện gió sớm mưa chiều, những lúc rỗi rãi, những lúc nhàn hạ Thích, thì đọc cho biết Không thích thì đọc cho vui Bởi đời sống là mấy chốc đâu Vui được lúc nào thì vui, cười được khi nào thì cười Bạn có đồng ý với quan điểm của tác giả hay không, là chuyện của cá nhân bạn Văn minh là gì ? Văn minh là biết cách tôn trọng : mỗi cá nhân khác nhau, luôn có những tư duy khác nhau” Những vấn đề được bàn luận có thể là cá nhân và tập thể, vấn đề tiền, vấn đề bất cập của nhiều văn bản luật hiện nay Cụ thể trong số 94 là chủ đề “Mấy người nổi tiếng” thể hiện những suy nghĩ của tác giả về những thị phi đang gây sự chú ý của một số người đẹp trong làng giải trí hiện nay • Trang 28 : Bạn đọc hỏi nhà báo trả lời hoặc chủ đề Bóng đá Chuyên trang bình luận về Bóng đá nói riêng, Thể thao nói chung, gắn liền với những sự kiện, con người trong bóng đá/thể thao đang nhận được sự quan tâm trong nước và thế giới Hoặc sự xuất hiện của Chuyên trang Bạn đọc hỏi nhà báo trả lời tùy nội dung từng số Bạn đọc đặt câu hỏi và các nhà báo trả lời, trong số 94 có 4 câu hỏi về các chủ đề được đặt ra : đó là Vẻ đẹp của quà tặng đang bị giết chết, Sửa đổi, bổ sung một số điều luật là đương nhiên và cần thiết, Nguy cơ đánh mất căn cước “văn hóa” ngày càng lớn, Cuộc chiến chống lại những đội quân “kháng thuốc kháng sinh” • Trang 29 : Chuyện tình nghệ sĩ Chuyên trang được thể hiện dưới dạng tự thuật về cuộc đời của các nghệ sĩ trong nước Câu chuyện của số báo 94 là NSND Doãn Hoàng Giang : Kỳ 2 Ngã rẽ số phận • Trang 30 : Hồ sơ người của công chúng 12 Mỗi số báo có một bài viết tổng hợp, bình luận về những câu chuyện thị phi, chuyện bên lề của làng giải trí dưới góc nhìn châm biếm và hài hước Số báo 94 có chủ đề “ Ước mơ thôn nữ” với 6 mẩu chuyện nhỏ về :Thúy Vi, Hải Băng, Quách Ngọc Ngoan, Hiệp Gà, Cường Đô la, Hoa hậu Việt Nam • Trang 31 : Câu chuyện khó tin nhưng có thật Đây là một trong những chuyên trang làm nên thương hiệu cho Chuyên đề, đăng tải những tâm sự, những câu chuyện đời thường của độc giả gửi đến cho Ban biên tập Những câu chuyện nghe qua có vẻ vô lý nhưng lại có thật đúng như tên của chuyên trang Câu chuyện của số 94 mang tên : Câu chuyện thứ 238 : Cháu hận ba má và không bao giờ muốn trở về nhà • Trang 32 : Mua vui cũng được một vài trống canh Trang Mua vui cũng được một vài trống canh do một mình Đạo diễn Lê Hoàng, lấy bút danh là Lê Thị Liên Hoan chấp bút Bài viết được trình bày dưới dạng đối thoại về một vấn đề nào đó giữa phóng viên và đối tượng được phỏng vấn Có khi đối tượng đó là con người, hoặc nhân vật giả tưởng như Phỏng vấn Xe buýt, Phỏng vấn Thỏ bông, Phỏng vấn Tê giác,…Bài phỏng vấn của số 94 có chủ đề Phỏng vấn một luật sư 2.3 Khảo sát thông tin trong các lĩnh vực khác nhau Người viết tiểu luận phân chia thông tin trên Chuyên đề số 94 thành các nhóm lĩnh vực sau: an ninh chính trị - quân sự, văn học - nghệ thuật, văn hóa giải trí, đời sống xã hội - pháp luật, khoa học công nghệ Trong số báo này, số lượng các bài thuộc các lĩnh vực thông tin như sau: - Chính trị - quân sự: 7 bài - Văn học - nghệ thuật: 4 bài - Thể thao - Văn hóa - giải trí: 3 bài - Đời sống xã hội - pháp luật: 10 bài - Khoa học công nghệ: 3 bài 2.3.1.Thông tin an ninh chính trị, quân sự: Thông tin về lĩnh vực an ninh chính trị, quân sự luôn được ưu tiên trên Chuyên đề An ninh thế giới giữa tháng/cuối tháng Không chỉ chiếm số lượng 13 lớn về mặt số lượng tin bài, bài viết đăng lên trang nhất của Chuyên đề hầu hết thuộc lĩnh vực này – một sự kiện nóng hổi về an ninh chính trị, quân sự trên thế giới Những khu vực điểm nóng trên thế giới (Châu Phi và đại dịch Ebôla, Ukraine, Khu vực Trung Đông, Thái Lan, ), Căng thẳng giữa các quốc gia và khu vực (Quan hệ Nga – EU, Quan hệ Mỹ - Isael, tranh chấp trên Biển Đông, ), các vụ tai nạn hàng không diễn ra liên tiếp trên thế giới, thường là đối tượng được chuyên trang quan tâm và lấy làm chủ đề Đây là lĩnh vực chiếm tỷ lệ bài viết lớn bởi nó tựu trung nội dung chính luận cơ bản của Chuyên đề, phản ánh cơ bản đúng như tên gọi của Chuyên đề Ngoài ra đây là lĩnh vực có khả năng tác động mạnh mẽ trên một bình diện rộng lớn đến đời sống con người, do đó luôn thu hút được sự chú ý của công chúng Không chỉ tổng hợp thông tin, tính chính luận của Chuyên đề còn thể hiện rõ qua những những bài bình luận sắc sảo, thể hiện rõ chính kiến của cơ quan báo chí chủ quản, giúp công chúng hiểu được vấn đề và cho công chúng khả năng đánh giá các vấn đề một cách khách quan, chính xác 2.3.2.Thông tin Văn học - nghệ thuật Thông tin về lĩnh vực Văn học - nghệ thuật cũng chiếm nội dung khá lớn trong nội dung của Chuyên đề Mỗi số thường có một hoặc vài bài tản văn, vài bài thơ của nhiều tác giả Ngoài ra còn có những bài tiểu luận, phê bình tác phẩm văn học, chân dung những nhà văn, nhà báo nổi tiếng trong nước và thế giới với những câu chuyện cuộc đời, sự nghiệp và cái nhìn về nghề văn, nghề báo 2.3.3.Thông tin văn hóa - giải trí Đây là nhóm lĩnh vực chiếm tỷ lệ tin bài tương đối Thể thao với những chuyển động không ngừng cũng là chuyên trang không thể thiếu trong Chuyên đề có những bài bình luận sắc sảo về bóng đá, về thể thao trong nước và quốc tế Văn hóa – giải trí nổi bật với chân dung các nghệ sĩ nổi tiếng, những phân tích bình luận về chủ đề nóng đang được quan tâm của làng giải trí Việt 2.3.4.Thông tin đời sống xã hội - pháp luật 14 Lĩnh vực đời sống xã hội – pháp luật cũng chiếm một thời lượng tương đối trên Chuyên đề Những bài viết về đời sống xã hội được thể hiện qua câu chuyện cuộc đời của những nhân vật khác nhau (Người trong cuộc), hay là ký sự đến các vùng đất khác nhau trên thế giới qua chuyên trang ”Dọc đường gió bụi”, có khi là những bài viết rất đỗi sâu cay, châm biếm và không khém phần hài hước thuộc hai chuyên trang ”Trà dư tửu hậu” và Mua vui cũng được một vài trống canh” Thông tin về câu chuyện pháp luật được mang tới qua những vụ án trong chuyên trang Phía sau vụ án 2.3.5.Thông tin khoa học - công nghệ Lĩnh vực Khoa học, công nghệ chiếm một diện tích thường trực trên Chuyên đề, đều đặn ít nhất 2 bài viết mỗi số trong chuyên trang mang tên Khoa học và những nền văn minh Chuyên trang không chỉ cung cấp những thông tin về khoa học, công nghệ cho độc giả về cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội mà còn phân tích những khía cạnh có liên quan nhất định Bên cạnh đó, chuyên trang có những bài viết về những nền văn minh trên thế giới với nhiều bí ẩn đã và chưa được giải mã, Chẳng hạn như vai trò và ý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn mà các nhà khoa học - chủ nhân của các giải thưởng mang lại, giúp độc giả hiểu có cái nhìn tổng quát, hiểu rõ hơn về những công trình khoa học được giải 2.4 Khảo sát các thể loại Về thể loại, với những đặc trưng riêng mà chuyên đề không có nhiều thể loại thông tấn như tin, phóng sự, bài phản ánh, ghi nhanh, và chủ yếu sử dụng thể loại chính luận và văn nghệ - khoa học trên một sản phẩm báo chí Các thể loại được sử dụng trong Chuyên đề bao gồm: Bình luận, đàm luận, phỏng vấn, thơ, truyện ngắn, tiểu phẩm, ký, bài nghiên cứu khoa học, ghi chép 2.4.1.Bình luận Đây là thể loại được sử dụng nhiều trong các chuyên trang như Theo dòng thời sự, Chính khách và chính trường, Những người nổi tiếng, Sống và nghĩ, Hồ sơ người của công chúng Trong số báo 94 chủ đề chính của thời sự quốc tế là: “Bế tắc người nhập cư châu Âu: Bỏ thì thương vương thì tội” 2 vế đối lập trong tít của bài báo đã 15 nói lên tình thế bế tắc trong việc giải quyết vấn đề người nhập cư của Liên minh Châu Âu Bài báo bình luận về kết quả của Hội nghị Liên minh Châu Âu (EU) và các nước Balkans vừa kết thúc tại thủ đô Brussels (Bỉ) từ đó đưa ra những nhận định tiếp theo về vấn đề người nhập cư Châu Âu Bài báo tổng hợp, khái quát về diễn biến của Hội nghị, từ mục tiêu (nhằm giải quyết vấn đề người di cư đang đổ về lục địa già thông qua cửa ngõ Hy Lạp trong bối cảnh một số nước tuyến đầu cảnh báo đóng cửa biên giới nếu các nước Bắc Âu ngừng tiếp nhận người di cư), kết quả của Hội nghị (thông qua bản kế hoạch 17 điểm) Từ đó bài báo đưa ra những nhận định, phân tích và bình luận về kết quả của Hội nghị Bài báo thể hiện chính kiến rõ ràng, đó là kết quả của Hội nghị mang tính cục bộ, chưa phải là lời giải thấu đáo cho bài toán nhập cư và đưa ra lời bình luận: “ Trong bối cảnh cả EU đang loay hoay đi tìm tiếng nói chung của khủng hoảng người tị nạn, giải pháp tốt nhất hiện nay là cần thống nhất hành động, nhưng lục địa già vẫn chưa tìm được tiếng nói chung Rất có thể trong tương lai không xa, thế giới sẽ phải chứng kiến sự sụp đổ lặng lẽ của Liên minh châu Âu” 2.4.2 Đàm luận Thể loại đàm luận được sử dụng trong nội dung văn hóa – giải trí của Chuyên đề (nằm ở hai trang giữa của Chuyên đề) Mỗi số sẽ có một bài viết bao gồm suy nghĩ của một vài người, cụ thể là các nhà báo, các văn nghệ sĩ, các chuyên gia về lĩnh vực có liên quan bàn về một vấn đề nóng đang được quan tâm của đời sống xã hội Cụ thể trong số 94 bàn luận về chủ đề Ngày nhà giáo Việt Nam có sự tham gia của 3 nhà báo, đó là nhà báo Ngô Nguyệt Lãng với “Ngày quê đến lớp”, nhà báo Phạm Gia Hiền với bài “Những chuyện tôi thấy”, nhà báo Hoàng Minh Trí với bài “Định kiến phấn trắng” 3 nhà báo với 3 phong cách viết khác nhau, cùng bàn luận về nhà giáo nhưng tựu trung lại là sự tri ân đến các thầy cô giáo trong công cuộc chấn hưng dân trí nhân ngày Hiến chương nhà giáo 2.4.3 Phỏng vấn Chuyên trang Trò chuyện và suy ngẫm là điển hình cho thể loại này, mỗi số có một cuộc trò chuyện với một nhân vật, trao đổi trò chuyện để lấy thông tin 16 và ý kiến theo chủ đề định sẵn Bài phỏng vấn của số 94 là cuộc trò chuyện của nhà báo Phan Đăng với Giáo sư – TSKH Vũ Minh Giang về cách nhìn nhận nhiều chiếu, thấu đáo những bài học lịch sử rút ra từ những vinh hiển lẫy lừng cho đến những nỗi đau tột bậc của nó, từ đó hy vọng kiến thiết một tương lai vững bền Đây là một vấn đề lớn và không dễ để bàn luận, tuy nhiên cách đặt vấn đề từ những bài học lịch sử dựng nước và giữ nước, các thế hệ tương lai cần phải làm gì,…của nhà báo Phan Đăng rất hay và gợi mở cho cuộc trò chuyện 2.4.4.Nhóm thể loại Văn nghệ - khoa học trên một sản phẩm báo chí • Ghi chép, thơ, tạp văn, tiểu phẩm, phê bình văn học Tùy từng số mà Chuyên đề đăng tải mỗi số một hoặc một chùm bài thơ ngắn, chẳng hạn chùm thơ của nhà thơ Hồng Thanh Quang Có những số lại sử dụng thể loại phê bình văn học cũng được sử dụng trong chuyên trang Phê bình – Tiểu luận Còn thể loại Ghi chép ghi lại bên lề những tác phẩm văn học trong nước của những nhà văn đương đại Một số Chuyên đề có khảng 1 đến 2 bài tạp văn thể hiện những suy nghĩ, chiêm nghiệm của các nhà báo Trong số báo được khảo sát đó là bài “ Đi câu”., Với tiểu phẩm, các tác giả thể hiện cái nhìn và giọng văn hài hước, thâm thúy, cụ thể là bài chẳng hạn bài viết “Mấy người nổi tiếng” ở chuyên trang “Trà dư tửu hậu” • Nhật ký phóng viên Mỗi chuyên đề có ít nhất 1 bài viết thuộc thể loại này Nhật ký phóng viên theo mạch hành trình, bước chân của các nhà báo, phóng viên đến những vùng đất khác nhau trong nước và trên thế giới Trong số báo 94 đó là vùng đất Tanzania và sông Tam Bạc ở Hải Phòng • Ký chân dung Đây là thể loại mà hầu như số nào báo ra cũng có, thường xuất hiện trong chuyên trang “Làng văn nghệ”, “Những người nổi tiếng” hoặc “Chuyện những người vô danh” Chuyên đề số 94 có vài bài ký chân dung đặc sắc, hấp dẫn bởi nội dung, nhân vật, tít, sự phá cách trong sự thể hiện, điển hình như “Ca sĩ Trọng Tấn: Chẳng buồn nghĩ đến chiêu trò”, “Gương mặt vỉa hè” 17 2.5 Về ảnh được sử dụng trên Chuyên đề Là một Chuyên đề mang tính chính luận, nhìn chung ảnh của Chuyên đề có chất lượng khá tốt Mỗi trang thường có khoảng 2 ảnh tùy theo nội dung, trung bình mỗi số Chuyên đề có khoảng 64 – 66 ảnh Hầu như bài nào cũng có ảnh minh họa ngoại trừ chuyên trang “Câu chuyện khó tin nhưng có thật” Trang nhất của Chuyên đề là những bức ảnh rất nghệ thuật và mang tính biểu tượng cao Trong số báo được khảo sát đó là bức ảnh trong bài báo “Bế tắc người nhập cư châu Âu: Bỏ thì thương vương thì tội” Bức ảnh với hình ảnh đoàn người nhập cư dài dường như vô tận đang tiến về Châu Âu tượng trưng cho những thách thức không nhỏ mà châu Âu phải giải quyết trong vấn đề nhập cư Phía dưới là bức ảnh nhỏ về một em bé đang được người thân luồn qua dây thép gai biên giới để sang một vùng lãnh thổ khác Hình ảnh này nói lên mong muốn cháy bỏng của những người nhập cư, bất chấp những nguy hiểm khó khăn để đến được vùng đất hứa – hi vọng về một cuộc sống mới ở trời Âu Chuyên đề có nhiều tranh và hình ảnh phong phú về tư liệu, quý hiếm, độc đáo, sinh động Với tính chất là những bài báo viết chính luận, văn học và nghệ thuật nên số lượng ảnh chân dung chiếm khoảng 1 nửa số ảnh trong 1 số Chuyên đề Ví dụ một số bài có 2 đến 3 ảnh chân dung, mỗi ảnh chân dung thể hiện một sắc thái riêng, sự sinh động riêng, có khi khi nhân vật trầm ngâm, suy ngẫm, ngồi nghiêm trang, khi thì đang nói và thể hiện quan điểm của mình, Ngoài ra những bức ảnh báo chí về hiện tượng, con người gắn với các hoạt động chủ yếu ở trong chuyên trang “Dọc đường gió bụi” – nhật ký của các phóng viên ở các vùng đất khác nhau Tranh minh họa được sử dụng trong chuyên mục “Trà dư tửu hậu”, “Mua vui cũng được một vài trống canh”, những bức ảnh hài hước, châm biếm, rất sinh động 18 CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ AN NINH THẾ GIỚI GIỮA THÁNG/CUỐI THÁNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP 3.1 Nhận xét, đánh giá về thực trạng nội dung Chuyên đề An ninh thế giới giữa tháng/cuối tháng 3.1.1 Nhận xét chung Từ phân tích, nghiên cứu một số chuyên trang ở số báo 94 của Chuyên đề An ninh thế giới giữa tháng/cuối tháng, người viết tiểu luận có những nhận xét chung sau: Là một ấn phẩm của Báo Công an nhân dân, sau 20 năm ra đời, Chuyên đề An ninh thế giới giữa tháng/cuối tháng đã có một vị trí rất vững vàng trong nền báo chí nước nhà Là tờ báo thể hiện rất rõ định hướng, tiêu chí: “Nhân văn – Tin cậy – Kịp thời” Với số lượng bản in rất lớn (có lúc lên đến trên 500 000 bản/số) và luôn luôn nằm ở top có số lượng bản in cao nhất của hệ thống báo chí Việt Nam Để đạt được sự thành công đó thì lãnh đạo và tập thể phóng viên của báo đã luôn luôn bám sát đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, định hướng công tác của ngành Công an Nhân dân và của Bộ Thông tin và Truyền thông, kịp thời bám sát đời sống chính trị văn hóa xã hội trên toàn thế giới ảnh hưởng đến đất nước Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa để kịp thời thông tin, bình luận, góp phần định hướng cho độc giả Do bạn đọc của báo Chuyên đề An ninh thế giới giữa tháng/cuối tháng phần lớn là những người có học thức, có trình độ lý luận tương đối cao để đáp ứng nhu cầu tương đối cao về nội dung và hình thức, tờ báo đã không ngừng đổi mới về mọi mặt như: Thông tin đa chiều có định hướng, thay đổi phong cách viết, đặt bài viết cho những nhà văn, nhà báo, những nhà chuyên môn giỏi trên mọi lĩnh vực Để một tờ chuyên đề tồn tại, phát triển ở đỉnh cao trên 15 năm, từ Chuyên đề An ninh thế giới cuối tháng do nhu cầu của bạn đọc đã tăng thêm chuyên đề 19 Chuyên đề An ninh thế giới giữa tháng, thể hiện nhu cầu cao của người đọc và sức hấp dẫn của chuyên đề này 3.1.2 Ưu điểm Qua khảo sát ta thấy, nội dung trên Chuyên đề khá phong phú, bên cạnh những nội dung đinh gắn với chủ đề chính của Chuyên đề còn có những thông tin về các lĩnh vực khác được quan tâm như thể thao, văn học, nghệ thuật, Chuyên đề đã có những chuyên trang nổi bật làm nên thương hiệu như: Chính khách và chính trường, Trò chuyện và suy ngẫm, Câu chuyện khó tin nhưng có thật Chuyên đề cung cấp cho khán giả thông tin tổng hợp trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các vấn đề quốc tế Nhiều bài bình luận quốc tế trên Chuyên đề có chất lượng cao, thể hiện rõ ở các chuyên mục “Chính khách và chính trường”, “Theo dòng thời sự”, “Sau bức màn bí mật” Điều thú vị nhất của chuyên đề là sự kết hợp hài hòa giữa tính báo chí và chất văn học Ngoài thời lượng cho văn học và phê bình văn học như Chuyên mục “Sống chậm, Làng văn nghệ”, nhiều bài viết ở Chuyên mục “Những vẻ đẹp có nguy cơ biến mất” hoặc “Dọc đường gió bụi” đều có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn học và báo chí khi xây dựng, tái hiện chân dung nhân vật, thể hiện trải nghiệm của các phóng viên trên hành trình tác nghiệp, Kích cỡ chữ viết dễ đọc, trang nhất có hình ảnh minh họa và chỉ dẫn đọc trước những bài hay, nổi bật trong số đó của chuyên đề giúp người đọc định hướng và dễ dàng có thể tìm đọc trước Tranh minh họa và hình ảnh trong Chuyên đề có chất lượng tốt, phong phú về nội dung, độc đáo, sinh động 3.1.3 Nhược điểm Do tờ báo đã ổn định trong nhiều năm nên một số chuyên mục có biểu hiện nhàm chán, nhạt, sa đà, nhất là trong khâu đặt câu hỏi, tiếp cận nhân vật, chủ đề Ví dụ Chuyên mục “Mua vui cũng được một vài trống canh” ở trang 32 do nhà báo Lê Thị Liên Hoan phụ trách, phần phỏng vấn giả tưởng; Trà dư tửu hậu do nhà báo Ngô Nguyệt Hữu phụ trách, “Hồ sơ” người của công chúng do 20 Mr Bim phụ trách Dung lượng cho văn hóa giải trí hơi nhiều, đôi khi hơi sa đà vào tính câu khách, không phù hợp với tiêu chí, nội dung chính của Chuyên đề Chẳng hạn có một số bài của chuyên mục “Những chuyện có tin nhưng có thật” có biểu hiện kéo dài, câu khách nên nhạt Một số câu chuyện chỉ nên gói gọn trong 1 số, nhưng lại được để thành 2 số, hơi lan man và nhạt, không được gấp dẫn như người đọc chờ đợi Còn rất hiếm những bài viết vừa có tính nghiệp vụ công an nhân dân vừa có chất báo chí và văn học về những cán bộ chiến sĩ công an đã từng công tác, chiến đấu, trưởng thành trong lực lược Công an nhân dân Hiện nay có nhiều Sỹ quan nghiệp vụ Công an nhân dân đang âm thầm cống hiến, đã nghỉ hưu là những nhân chứng sống động cho những chiến công trong đấu tranh phòng, chống tội phạm cần được phản ánh, ghi công 3.2 Một số kiến nghị, giải pháp Từ những khảo sát và đánh giá trên đây, người viết có một số kiến nghị sau: Thứ nhất, Chuyên đề cần có sự đổi mới, nâng cao chất lượng các chuyên mục như “Trò chuyện và suy ngẫm”, “Mua vui cũng được một vài trống canh”, “Hồ sơ người của công chúng” Chuyên đề nên có sự tiết chế lại nội dung văn hóa giải trí, không để có quá nhiều bài về mảng này làm ảnh hưởng đến chất lượng chung Thứ hai, Chuyên đề nên có chuyên mục “Chúng tôi nói về chúng tôi”, do chính những cán bộ chiến sỹ công an đã từng công tác, chiến đấu, trưởng thành trong lực lược Công an nhân dân viết Những bài viết như vậy sẽ vừa có tính nghiệp vụ công an nhân dân vừa có chất báo chí và văn học phù hợp với tiêu chí của Chuyên đề Thứ ba, Chuyên đề cần phải có những nghiên cứu và điều tra cụ thể đối tượng độc giả của mình, tìm hiểu tình hình, mức độ tiếp nhận thông tin và nhu cầu của các đối tượng khác nhau Trong đó, ngoài những đối tượng độc giả là cán bộ chiến sỹ Công an, cần có sự quan tâm đến đối tượng những người trẻ tuổi có trình độ, vốn tri thức nhất định 21 Thứ tư, Chuyên đề An ninh thế giới giữa tháng/cuối tháng cần dành sự quan tâm và dung lượng nhất định cho những người trẻ, có thể trong chuyên mục “Chuyện những người vô danh”, “Đằng sau số phận”, những mẫu hình thành công và thất bại, những bài học rút ra để độc giả trong nước biết được và có những kinh nghiệm cho riêng mình 22 KẾT LUẬN Là một ấn phẩm của Báo Công an nhân dân, sau 20 năm ra đời, Chuyên đề An ninh thế giới giữa tháng/cuối tháng đã có một vị trí rất vững vàng trong nền báo chí nước nhà đã đáp ứng được nhu cầu thông tin về an ninh thế giới, chính trị, văn hóa nghệ thuật của công chúng Thông tin trên Chuyên đề có sự chọn lọc, những đánh giá bình luận sắc sảo, có tính định hướng, góp phần nâng cao trình độ và sự hiểu biết chính xác cho độc giả, giúp họ hình thành nên cái nhìn toàn diện và đúng đắn trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Về kết quả nghiên cứu, trên cơ sở khảo sát đánh giá chất lượng nội dung, bao gồm các chuyên trang, các thể loại như: bình luận, đàm luận, thơ, ghi chép, phê bình văn học, nhật ký phóng viên,…trên Chuyên đề, từ đó chỉ ta những ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại và đề xuất những biện pháp, giải pháp để khắc phục Chuyên đề An ninh Thế giới cuối tháng/giữa tháng là một tờ báo lớn và có uy tín của Việt Nam Trong tương lai, để tiếp tục giữ vị trí và vai trò của mình trong việc là tiếng nói của Bộ Công an trong sự nghiệp giữ gìn an ninh trật tự và phòng chống tội phạm, Chuyên đề cần có những cải tiến hơn nữa để phù hợp với những đòi hỏi của thực tiễn và thời đại, nhu cầu ngày càng cao của công chúng 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao Động, Hà Nội 2 Nguyễn Thị Thoa (chủ biên) - Nguyễn Thị Hằng Thu (2012), Giáo trình tác phẩm báo chí đại cương, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 3 Nguyễn Quang Hòa (2015), Biên tập báo chí, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội 24 ... số phận nhân dân CHƯƠNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ AN NINH THẾ GIỚI GIỮA THÁNG/CUỐI THÁNG 2.1 Khảo sát chung Mỗi Chuyên đề An ninh giới tháng/ cuối tháng trình bày 32 trang báo khổ... 2004, Báo An ninh Thế giới Văn nghệ Công an sáp nhập vào Báo Công an nhân dân, trở thành quan ngơn luận (cùng với Tạp chí Công an nhân dân - quan lý luận Bộ Công an) Tổng biên tập báo Công an nhân. .. nội dung Chuyên đề An ninh giới tháng/ cuối tháng báo Công an nhân dân Trên sở tìm hiểu, khảo sát nội dung Chuyên đề, từ có đánh giá, nhận định nội dung tờ báo, rút kinh nghiệm hoạt động báo chí

Ngày đăng: 09/10/2020, 17:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w