1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hà Nam

101 68 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 724 KB

Nội dung

Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hà Nam Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hà Nam Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hà Nam Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hà Nam Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hà Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI - TRẦN HỒNG MINH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Hà Nội, Năm 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI - TRẦN HỒNG MINH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số : 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Minh Hà Nội, Năm 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật Tác giả Trần Hồng Minh ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ rất lớn của nhiều cá nhân và tập thể Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Văn Minh- người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Khoa học quản lý và các cán bộ Viện Đào tạo Sau đại học – Trường Đại học Thương mại đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Xin chân thành cảm ơn các anh/chị trong Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh Hà Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, thu thập số liệu để hoàn thành đề tài nghiên cứu Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp Trân trọng cảm ơn! iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii 5 Phương pháp nghiên cứu 3 CHƯƠNG 1 7 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO 7 1.1 Những quan diểm cơ bản về phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao trong phát triển kinh tế - xã hội 7 1.2.1 Về lĩnh vực nông nghiệp .9 1.2.2 Về quy hoạch nông nghiệp công nghệ cao 10 1.2.3 Tổ chức triển khai thực hiện 12 Nhân tố khoa học và công nghệ 19 Chính sách của Nhà Nước .20 Thị trường .21 Nguồn lao động 21 Các nhân tố kinh tế - xã hội 38 2.2.1 Đô thị hóa 38 2.2.5.5.Các nhân tố tự nhiên 46 Vị trí địa lý 46 2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế 68 PHỤ LỤC 88 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Diễn giải 1 CNC Công nghệ cao 2 PTNT Phát triển nông thôn 3 KHCN Khoa học công nghệ 4 NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao 5 NNƯDCNC Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 6 UBND Ủy ban nhân dân 7 SXNN Sản xuất nông nghiệp 8 HTX Hợp tác xã 9 ĐBSH Đồng bằng sông Hồng 10 CNSH Công nghệ sinh học v DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii 5 Phương pháp nghiên cứu 3 CHƯƠNG 1 7 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO 7 1.1 Những quan diểm cơ bản về phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao trong phát triển kinh tế - xã hội 7 1.2.1 Về lĩnh vực nông nghiệp .9 1.2.2 Về quy hoạch nông nghiệp công nghệ cao 10 1.2.3 Tổ chức triển khai thực hiện 12 Nhân tố khoa học và công nghệ 19 Chính sách của Nhà Nước .20 Thị trường .21 Nguồn lao động 21 Các nhân tố kinh tế - xã hội 38 2.2.1 Đô thị hóa 38 2.2.5.5.Các nhân tố tự nhiên 46 Vị trí địa lý 46 2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế 68 PHỤ LỤC 88 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống của nông dân và xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Sau hơn 30 năm đổi mới, nền nông nghiệp nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được những kết quả to lớn Việt Nam đã xuất khẩu với doanh thu 30 tỷ USD, cung cấp sinh kế cho hơn 10 triệu nông hộ, hơn 68% số dân, đóng góp khoảng 22% GDP cho nền kinh tế và đến 35% giá trị xuất khẩu, đời sống của nông dân được nâng cao và bộ mặt nông thôn từng bước thay đổi ngày càng hiện đại Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo và ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo huy động gói tín dụng thương mại 100 nghìn tỷ đồng, khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, với lãi suất cho vay thấp hơn từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường cùng kỳ hạn Công nghệ cao là lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng nông sản, trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp Tỉnh Hà Nam xác định doanh nghiệp vừa là “hạt nhân” vừa là động lực để hướng nông nghiệp đến sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn Tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về hạ tầng cơ sở như: điện, đường tại những khu nông nghiệp công nghệ cao và thời gian tới Hà Nam sẽ tiếp tục mời gọi những doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính, đầu tư xây dựng nhà máy ứng dụng công nghệ chế biến để khép kín chuỗi nông sản, tạo điều kiện tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm Phát triển kinh tế nông nghiệp CNC là xu hướng tất yếu để hướng tới một nền nông nghiệp sạch và là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên cùng một diện tích canh tác Mặc dù đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng phát triển kinh tế nông nghiệp CNC ở Hà Nam còn không ít khó khăn, hạn chế Cụ thể, sản xuất chủ yếu vẫn là quy mô hộ, đất đai phân tán, nhỏ lẻ Sản xuất nông nghiệp CNC đòi hỏi vốn đầu tư lớn, lực lượng lao động có trình độ quản lý và tay nghề cao, cho nên chỉ có những tổ chức, cá nhân có điều kiện về năng lực chuyên môn, về vốn mới thực hiện được Nhiều sản phẩm được sản xuất CNC và theo hướng CNC nhưng chưa xây dựng được nhãn hiệu, vì vậy giá bán chênh lệch không nhiều, hiệu quả kinh tế thấp Ngoài ra, sản 2 xuất nông nghiệp là lĩnh vực có nhiều rủi ro, thị trường tiêu thụ nông sản, nhất là sản phẩm chăn nuôi không ổn định cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư, phát triển sản xuất Chính vì vậy em lựa chọn đề tài: Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hà Nam 2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan Đã có nhiều tác giả trong nước có công trình nghiên cứu hoặc viết bài về các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam, bao gồm: - Luận văn "Hoàn thiện các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của ThS Vũ Thị Thảo, Trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2013 và Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Tiến Dĩnh, năm 2013: "Hoàn thiện các chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa" đã khái quát những nội dung liên quan đến chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp - Tác phẩm "Ảnh hưởng của chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của PGS.TS Ngô Đức Cát, năm 2016, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã chỉ ra tầm ảnh hưởng của chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao tròg thời đại mới - Tác phẩm "Về một số chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao nước ta trong thời kỳ mới" của PGS.TS Đặng Văn Thanh, năm 2017, Bộ Tài chính đưa ra một số chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao nói chung ở nước ta hiện nay Các công trình nghiên cứu trên đã tập trung vào phân tích vai trò của hệ thống chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao ở hai khía cạnh lý luận và thực tiễn, trên phạm vi quốc gia và địa phương Đồng thời, đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta và ở một số địa phương cụ thể Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chưa có điều kiện đi sâu tính đặc thù, điều kiện xuất phát thấp, tính đa dạng và phức tạp trong phát triển kinh tế nông nghiệp của một địa phương như ở Hà Nam 3 Vì vậy, việc tiếp tục hướng nghiên cứu về vấn đề hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao là cần thiết, có cơ sở khoa học và thực tiễn 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu: Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hà Nam Nhiệm vụ: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao - Đánh giá thực trạng chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2015- 2018 - Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hà Nam 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao đã và đang được triển khai trên địa bàn tỉnh Hà Nam, trong đó bao gồm xác định lĩnh vực phát triển đối với kinh tế nông nghiệp công nghệ cao, quy hoạch vùng phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Hà Nam và công tác tổ chức triển khai phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Hà Nam 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao và các yếu tố ảnh hưởng, nội dung chính sách, phạm vi thực hiện, các quy định… từ đó đưa ra ưu điểm và hạn chế - Không gian: địa bàn tỉnh Hà Nam - Thời gian: thông tin, số liệu tập hợp ở giai đoạn 2015- 2018, định hướng giải pháp tới năm 2025 5 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp thu thập thông tin số liệu 5.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 80 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hệ thống phân phối hàng nông sản như: siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ, các kho dự trữ hàng hóa nông sản thiết yếu, đảm bảo hàng hóa phân phối và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm Bên cạnh việc quản lý thị trường đầu ra, cần phải thực hiện tốt quản lý thị trường đối với các yếu tố đầu vào như các loại giống cây trồng vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn gia súc là những yếu tố có tính chất quyết định đối với chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp, ngoài ra cần có những biện pháp xử lý nghiêm túc đối với hành vi vi phạm quy định thị trường về an toàn thực phẩm Đẩy mạnh và đổi mới phương thức hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các nhà sản xuất, các doanh nghiệp như cung cấp thông tin về các thị trường, đối thủ cạnh tranh, tư vấn pháp lý; hướng dẫn và hỗ trợ cho các nhà sản xuất, doanh nghiệp trong các hoạt động nghiên cứu triển khai cải tiến kỹ thuật, đăng ký và quảng bá thương hiệu hàng hóa, thực hiện nghiên cứu thị trường nước ngoài; lựa chọn triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại có giá trị gia tăng cao như kết hợp xúc tiến thương mại với các hoạt động quảng bá du lịch, truyền thông đại chúng, văn hóa ẩm thực… nhằm giúp các nhà sản xuất, các doanh nghiệp tranh thủ được các cơ hội xuất khẩu và giảm thiểu rủi ro trên thị trường Tiếp tục đào tạo mới và đào tạo lại để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại những kiến thức cơ bản và nâng cao về thương mại quốc tế, ngoại ngữ, kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng… Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng Cung cấp thông tin thị trường về giá cả, địa điểm bán, nguồn gốc xuất xứ của nông sản Tổ chức các hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị khách hàng tạo điều kiện giao lưu giữa người sản xuất - người lưu thông phân phối - người tiêu dùng Liên kết chặt chẽ giữa các quầy hàng, cửa hàng, siêu thị… với các cơ sở chế biến nông sản Phát triển và gắn kết chặt chẽ mối quan hệ giữa tiêu thụ nông sản với 81 sản xuất, chế biến góp phần đảm bảo sự ổn định trong tiêu thụ nông sản trên thị trường về số lượng, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi đòi hỏi khi phát triển quan hệ liên kết, các thành viên tham gia phải phân tích đầy đủ các công việc phải thực hiện, từ đó mới chủ động phân chia công việc hợp lý giữa các thành viên Bên cạnh đó, cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Nội dung các hợp đồng liên kết phải được xây dựng khoa học, đảm bảo xác định trách nhiệm và quyền lợi hợp lý giữa các bên - Cần xây dựng lòng tin giữa các tác nhân của chuỗi bằng quan hệ chân thành và dân chủ - Thường xuyên có sự trao đổi thông tin giữa các thành viên về tất cả những vấn đề liên quan đến tổ chức và quản lý chuỗi - Xây dựng cơ chế kiểm soát hoạt động của chuỗi để giải quyết những xung đột có thể xảy ra - Các thành viên trong chuỗi cùng xây dựng một tổ chức chung để hỗ trợ hoạt động kinh doanh của nhau, nhằm đảm bảo sự phát triển của toàn bộ chuỗi Đối với thương hiệu Sản phẩm nông sản phải có bao bì bảo quản, nhãn mác; tổ chức hoạt động sơ chế, chế biến cấp giấy chứng nhận sản phẩm nông sản an toàn nhất là các sản phẩm sản xuất theo quy trình VietGap Hoạt động vận chuyển, giao hàng đến tận nơi cho người tiêu thụ, mua bán theo hợp đồng với khối lượng lớn, sản phẩm đồng đều, chất lượng, hình thức mẫu mã đẹp, thuận tiện trong tiêu dùng, đa dạng mẫu mã, đa dạng chủng loại Các cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp với các sở, ngành chức năng của tỉnh hướng dẫn các hợp tác xã chuyên doanh tại các vùng việc đăng ký thương hiệu sản phẩm, mã vạch, bao gói để phân biệt với các sản phẩm thông thường và được thực hiện cho tất cả các vùng chuyên canh sản xuất các nông sản sạch Hỗ trợ cho các Hợp tác xã và câu lạc bộ quảng bá giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng cho người tiêu dùng biết về các thương hiệu sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh 82 3.2.4 Đối với công tác hoàn thiện đánh giá kết quả phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao Đối với nguồn vốn đầu tư cho các Vùng - Khuyến khích, tạo môi trường pháp lý thuận tiện cho các hợp tác xã và các chủ trang trại chủ động liên doanh, liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh bỏ vốn đầu tư, kinh doanh - Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình, dự án, lồng ghép, vốn vay ưu đãi từ ngân hàng phát triển, Quỹ khoa học công nghệ kết hợp với nguồn vốn Ngân sách dành cho phát triển nông nghiệp, nông thôn để đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất, công tác tiếp nhận chuyển giao ứng dụng công nghệ, đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật cho các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - Huy động nguồn vốn đối ứng trong dân về vật tư, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, công lao động, các vật liệu rẻ tiền, mau hỏng phục vụ sản xuất Tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân tiếp cận với nguồn vốn vay cảu Quỹ hỗ trợ nông dân - Tọa đàm, trao đổi với lãnh đạo các ngân hàng trên địa bàn tỉnh để thống nhất tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân, Hợp tác xã, các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn có thể tiến cận nguồn vốn vay dễ dàng hơn Đối với phát triển các tổ chức kinh doanh, sản xuất Để các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển bền vững cần thiết phải có sự tham gia của cả “bốn nhà” trong chuỗi giá trị sản xuất Hiện nay, sự xuất hiện của các doanh nghiệp đang rất mờ nhạt Do đó, cần tạo những điều kiện hỗ trợ để thu hút doanh nghiệp tham gia liên kết kinh doanh, sản xuất tại các vùng theo đúng Nghị định số 61/2010/NĐ-CP về ưu đãi về đất đai, hỗ trợ đầu tư: Đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường, hỗ trợ dịch vụ tư vấn, hỗ trợ áp dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ cước phí vận tải - Tiến hành đẩy mạnh nâng cao năng lực của hoạt động kinh tế tập thể thông qua đào tạo cán bộ quản lý, xúc tiến thương mại tạo vị thế trên thị trường - Khuyến khích phát triển các hình thức liên kết tự nguyện, các liên minh trong tổ chức sản xuất, dịch vụ đầu vào, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa nông hộ với doanh nghiệp, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng, trong đó doanh nghiệp là trung tâm 83 - Tập trung nâng cao năng lực của các thành viên Ban chủ nhiệm hợp tác xã Thông qua các chương trình thu hút nhân lực của tỉnh từ Đề án 922, Quyết định 7303/QĐ-UBND để có thể tiếp nhận nguồn nhân lực bổ sung vào những vị trí thích hợp Đối với tăng cường quản lý nhà nước đối với các vùng sản xuất Thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước trong công tác thực hiện quy hoạch - Công khai quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh, tuyên truyền và vận động hộ nông dân, các chủ trang trại và các nhà đầu tư thực hiện theo đúng quy hoạch - Thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới, đồng thời triển khai các quy hoạch chi tiết như quy hoạch sử dụng đất, định hình quy mô các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được chọn - Quy hoạch, bố trí vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống thuỷ lợi, giao thông, cung cấp điện nước, cơ sở cung ứng giống cây, con, cơ sở chế biến sản phẩm … nhằm bảo đảm đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển sản xuất Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ - Khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp Tăng cường năng lực của cán bộ kiểm tra, giám sát, đảm bảo không nhập các thiết bị công nghệ lạc hậu, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái đảm bảo giống nhập về địa bàn tỉnh phải được qua kiểm nghiệm và có xuất xứ rõ ràng - Làm đầu mối giúp cho các hợp tác xã, các chủ trang trại và hộ nông dân gặp gỡ giao lưu giữa bốn nhà: nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp để trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, chuyển giao khoa học công nghệ và hỗ trợ về tiêu thụ sản phẩm Đối với xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phục vụ sản xuất - Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật như: thủy lợi, giao thông, điện nông thôn, ưu tiên tại các vùng trong quy hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 84 - Tăng cường phát triển hệ thống công nghệ thông tin để người dân nắm bắt được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới Đối với bảo vệ môi trường - Tuyên truyền, vận động người dân trực tiếp tham gia sản xuất tại các vùng thực hiện các nội dung sau: + Khuyến khích tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình “3 tăng, 3 giảm”, IPM, ICM…, từ đó sẽ góp phần hạn chế sử dụng các loại thuốc BVTV, phân vô cơ và khuyến khích chuyển sang các loại phân hữu cơ, chế phẩm sinh học, phân vi sinh, compost… trong sản xuất + Đặc biệt, sử dụng chế phẩm sinh học xử lý ao hồ tại vùng nuôi trồng thuỷ sản nhằm hạn chế ô nhiễm nguồn nước sau khi thải ra môi trường - Sử dụng chất thải của vùng này làm nguyên liệu đầu vào của vùng khác Chất thải là mùn cưa, rơm của vùng sản xuất nấm sau khi xử lý bằng chế phẩm sinh học sử dụng làm phân hữu cơ cho các vùng sản xuất rau, lúa và hoa Đối với việc vận động tuyên truyền phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức đến các cấp, các ngành xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nhiệm vụ chiến lược, trọng tâm của ngành nông nghiệp tỉnh, giúp ổn định đời sống, tăng thu nhập cho nông dân, xây dựng một nền nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng hóa, phát triển bền vững - Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh, mặt trận, đoàn thể trong tỉnh, UBND các xã và các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tuyên truyền đến nhân dân việc phát triển một số vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh và đặc biệt là các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh - Đài phát thanh tỉnh có trách nhiệm xây dựng chuyên trang, chuyên mục về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nội dung Đề án này một cách phù hợp thông qua lồng ghép với nội dung tuyên truyền các chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn 3.3 Một số kiến nghị 85 Đối với Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn và các đơn vị trực thuộc Sở Ưu tiên hỗ trợ về công tác khuyến nông, khuyến ngư, công tác giống và các ứng dụng công nghệ cao cho các vùng sản xuất được lựa chọn Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng các sản phẩm do các vùng sản xuất được lựa chọn tiến đến cấp giấy chứng nhận an toàn cho các sản phẩm đó Xúc tiến tiến độ triển khai của các dự án do các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư tại các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được lựa chọn Đối với Sở Công thương Hỗ trợ các HTX và các câu lạc bộ tại các vùng sản xuất được lựa chọn trong việc xây dựng thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu Đồng thời, tạo điều kiện cho các HTX và Câu lạc bộ được tham gia vào các hội chợ triển lãm tổ chức trong tỉnh hoặc tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh để tăng cường quảng bá sản phẩm của vùng Xúc tiến các hoạt động thương mại nhằm hỗ trợ công tác tiêu thụ các sản phẩm do các vùng sản xuất vào các siêu thị như Big C, Metro, Intimex Hàng năm, ưu tiên cho cán bộ quản lý của các HTX, câu lạc bộ tại các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ quản lý, marketing do Trung tâm Khuyến Công tỉnh tổ chức Đôi với Sở Tài nguyên và Môi trường Hỗ trợ cho tỉnh trong công tác quy hoạch diện tích sử dụng của các Vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam thông qua Đối với Sở Nội vụ Xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút sử dụng nguồn nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp Đối với Trung tâm Công nghệ sinh học Hà Nam Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, tạo nguồn giống tốt đảm bảo về mặt chất lượng và giá thành hợp lý cho nông dân Tư vấn, hỗ trợ cho nông dân có nhu cầu tìm hiểu, thường xuyên gặp gỡ các chủ nhiệm hợp tác xã, câu lạc bộ của các vùng để nhanh chóng phổ biến thông tin công nghệ cho nông dân 86 KẾT LUẬN - Từ những vấn đề như đã phân tích cho thấy, chính sách kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp công nghệ cao nông thôn Việc thường xuyên tiến hành xây dựng, thực thi, kiểm tra, bổ sung nhằm hoàn thiện chính sách kinh tế phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương trong những giai đoạn khác nhau là yêu cầu khách quan trong quá trình quản lý đối với lĩnh vực hoạt động nông nghiệp công nghệ cao nông thôn - Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản có tính lý luận về vai trò của nông nghiệp công nghệ cao, nông thôn; những chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước ta đối với nông nghiệp công nghệ cao - Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Hà Nam và những yêu cầu đặt ra trong quá trình quản lý nhà nước, luận văn đề xuất hoàn thiện 6 chính sách kinh tế chủ yếu để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp công nghệ cao hướng tới một nền nông nghiệp công nghệ cao bền vững Đồng thời, luận văn đã phân tích các bước tổ chức thực hiện, nhằm biến chính sách thành những kết quả trên thực tế Kinh tế nông nghiệp công nghệ cao là một bộ phận qua trọng trong cơ cấu kinh tế-xã hội của tỉnh Hà Nam Do vậy, yêu cầu đặt ra là phải nhanh chóng thực hiện đồng bộ các chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh phát triển Tôi tin tưởng và hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có đóng góp tích cực trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra, đặc biệt là mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Hà Nam 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bạch Đình Ninh (2014), "Đẩy mạnh chế biến nông sản trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn", Kinh tế nông nghiệp, 7(25) 2 Ban Kinh tế Tỉnh ủy Hà Nam (2018), Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 4 năm 2015 - 2018, Hà Nam 3 Ban Kinh tế Tỉnh ủy Hà Nam (2018), Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện một số chính sách kinh tế cơ bản trong nông nghiệp, nông thôn Hà Nam giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nam 4 Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2016), Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 5 Bộ Giáo Dục và Đào tạo, Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, NXB Hà Nội 6 Cục Thống kê Hà Nam (2018), Niên giám thống kê 2015-2018, Nxb Thống kê, Hà Nội 7 Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng và tập thể (2016), Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội 8 Nguyễn Tiến Mạnh, Phạm Minh Đức (2017), "Tác động của chính sách kinh tế đến phát triển ngành nghề nông thôn", Kinh tế Nông nghiệp 9 Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang (2013), Chính sách kinh tế và vai trò của của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 10 Phạm Thị Quý (2016), Chuyển đổi mô hình kinh tế Việt Nam - Thực trạng và kinh nghiệm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 11 Quyết định số 1357/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, ngày 28 tháng 08 năm 2017 UBND tỉnh Hà Nam 12 Trần Văn Chử (2016), Giáo trình kinh tế học phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 13 Vũ Đình Thắng (2006), Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân 88 PHỤ LỤC Bảng hỏi khảo sát dành cho cán bộ tại các cơ quan trực thuộc Sở Tài nguyên môi trường và Sở Nông nghiệp tỉnh Hà Nam Tôi là học viên cao học của Trường Đại học Thương Mại, hiện tôi đang thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp về “Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hà Nam” Kính mong các anh/chị hợp tác để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài của mình Trân trọng cảm ơn anh/chị ! 1 Anh/Chị hiện đang công tác tại: 2 Anh/Chị đánh giá tổng quan về hệ thống chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện nay o o o o o Còn rất nhiều hạn chế Còn ít hạn chế Bình thường Khá phù hợp Hoàn toàn phù hợp Khảo sát về các chính sách hiện nay về phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Nam (1) Hoàn toàn không (2) Không (3) Bình thường (4) Có (5) Chắc chắn có 3 Theo Anh/Chị, chính sách chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Hà Nam hiện nay như thế TT Ý kiến 1 Chuyển giao thường xuyên chưa Nhiều vùng chuyển giao xuống tới 2 cơ sở, hộ sản xuất nông nghiệp chưa (1) (2) (3) (4) (5) 89 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Định hướng, nội dung chuyển giao thật sát thực với cơ sở chưa Chuyển giao kịp thời chưa Chuyển giao đã trọng điểm, còn tràn lan không Nhiều chuyển giao còn trên diễn đàn, hội nghị, nặng về lý thuyết không Cán bộ khuyến nông còn thiếu và yếu không Chính sách hỗ trợ đào tạo, tập huấn có cao không Phụ cấp cho cán bộ KNV có cao không Chính sách với KNV miền núi cao hay thấp Chính sách đủ mạnh để thu hút KNV tự nguyện chưa Khuyến cáo về giống, thức ăn, 12 thuốc bảo vệ thực vật, phân bón 13 tốt chưa Thiếu chính sách thưởng phạt, khuyến khích KNV không 4 Theo Anh/ Chị, Chính sách đầu tư vốn trong nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Hà Nam hiện nay như thế nào TT 1 Ý kiến Đầu tư còn dàn trải không (1) (2) (3) (4) (5) 90 Đầu tư cho nông nghiệp thấp so với 2 yêu cầu và so với các ngành kinh tế khác không Thời gian vay vốn ngắn, không kịp 3 thu hồi vốn để trả cho ngân hàng không Lãi suất cho vay là cao so với sản 4 xuất nông nghiệp hay không Người nông dân khó tiếp cận được 5 nguồn vay ưu đãi hay không Mức được vay thấp, vốn được vay 6 không đủ để thực hiện dự án hay không Điều kiện để vay vốn có tài sản thế chấp là khó thực hiện với nông dân 7 muốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh vì tài sản của hộ nông dân nhìn chung rất nhỏ bé hay không Mức đầu tư cho trồng rừng thấp 8 hay không Người nông dân thiếu thông tin, thiếu hiểu biết để tiếp cận các 9 nguồn vốn vay nhất là vay ưu đãi hay không 5 Theo Anh/Chị, Chính sách thị trường trong phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Hà Nam hiện nay như thế nào T Ý kiến T Thị trường đầu ra của sản phẩm nông nghiệp chưa có sự can 1 thiệp, điều chỉnh tích cực của nhà nước hay không (1) (2) (3) (4) (5) 91 Tư thương ép giá với sản 2 phẩm nông nghiệp hay không Chưa thực hiện tốt Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ về thu 3 mua nông sản thông qua hợp đồng hay không Lợi ích của doanh nghiệp thu mua chế biến sản phẩm nông nghiệp 4và người nông dân chưa gắn bó, bền chặt; thiệt thòi thường thuộc về nông dân hay không Giá nông sản các nhà máy thu 5mua luôn thấp hơn nhiều so với giá cả thị trường hay không Mạng lưới thu mua nông sản của nhà nước cũng như của tư nhân 6 còn quá yếu, nhất là cấp huyện, xã hay không Nhà nước mới định hướng sản xuất, chưa định hướng và tổ chức thị 7 trường đầu ra cho nông dân hay không Quá ít cơ sở chế biến sản 8 phẩm nông nghiệp hay không Còn hiện tượng độc quyền 9trong thu mua sản phẩm của nông dân hay không 1 Chưa có chính sách bình ổn 0 giá cả nông sản hay không 1 Ít chợ đầu mối hay không 1 Người dân không biết gì, 1 chưa được hưởng gì từ chính sách thị 2 trường của nhà nước hay không 92 Không nhận thấy vai trò của 1thương mại nhà nước đối với thị 3 trường nông nghiệp, nông thôn hay không 6 Theo Anh/Chị, Chính sách phát triển quan hệ sản xuất trong nông nghiệp công nghệ cao Hà Nam hiện nay như thế nào T Ý kiến T Chưa có chính sách đủ mạnh để thu hút doanh nghiệp, các 1loại hình kinh doanh đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp Chưa có chính sách thu hút 2lao động có chuyên môn cao về làm việc tại các HTX Chất lượng hoạt động của 3HTX còn kém, nhất là trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm Các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp 4 phần lớn thiếu vốn, kiến thức và năng lực hạn chế (1) (2) (3) (4) (5) ... hiệu kinh tế - xã hội liên quan đến sách phát triển kinh tế nông nghiệp công nghiệp cao địa bàn tỉnh Hà Nam sau: Phân tích lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao mà địa bàn tỉnh Hà. .. kinh tế nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Hà Nam công tác tổ chức triển khai phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Hà Nam 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Chính sách phát triển kinh tế. .. cứu Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao triển khai địa bàn tỉnh Hà Nam, bao gồm xác định lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao, quy hoạch vùng phát triển kinh

Ngày đăng: 04/10/2020, 22:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bạch Đình Ninh (2014), "Đẩy mạnh chế biến nông sản trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn", Kinh tế nông nghiệp, 7(25) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh chế biến nông sản trong sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Tác giả: Bạch Đình Ninh
Năm: 2014
2. Ban Kinh tế Tỉnh ủy Hà Nam (2018), Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 4 năm 2015 - 2018, Hà Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện kếhoạch phát triển kinh tế 4 năm 2015 - 2018
Tác giả: Ban Kinh tế Tỉnh ủy Hà Nam
Năm: 2018
3. Ban Kinh tế Tỉnh ủy Hà Nam (2018), Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện một số chính sách kinh tế cơ bản trong nông nghiệp, nông thôn Hà Nam giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thực trạng, đề xuất giải phápnhằm hoàn thiện một số chính sách kinh tế cơ bản trong nông nghiệp, nông thôn HàNam giai đoạn 2016 - 2020
Tác giả: Ban Kinh tế Tỉnh ủy Hà Nam
Năm: 2018
4. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2016), Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ViệtNam
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2016
6. Cục Thống kê Hà Nam (2018), Niên giám thống kê 2015-2018, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2015-2018
Tác giả: Cục Thống kê Hà Nam
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2018
7. Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng và tập thể (2016), Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế Nôngnghiệp
Tác giả: Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng và tập thể
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2016
8. Nguyễn Tiến Mạnh, Phạm Minh Đức (2017), "Tác động của chính sách kinh tế đến phát triển ngành nghề nông thôn", Kinh tế Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của chính sách kinh tếđến phát triển ngành nghề nông thôn
Tác giả: Nguyễn Tiến Mạnh, Phạm Minh Đức
Năm: 2017
9. Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang (2013), Chính sách kinh tế và vai trò của của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách kinh tế và vai trò củacủa nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang
Nhà XB: Nxb Chính trị quốcgia
Năm: 2013
10. Phạm Thị Quý (2016), Chuyển đổi mô hình kinh tế Việt Nam - Thực trạng và kinh nghiệm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển đổi mô hình kinh tế Việt Nam - Thực trạng vàkinh nghiệm
Tác giả: Phạm Thị Quý
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2016
12. Trần Văn Chử (2016), Giáo trình kinh tế học phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế học phát triển
Tác giả: Trần Văn Chử
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2016
5. Bộ Giáo Dục và Đào tạo, Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, NXB Hà Nội Khác
11. Quyết định số 1357/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, ngày 28 tháng 08 năm 2017 UBND tỉnh Hà Nam Khác
13. Vũ Đình Thắng (2006), Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w