Ngày soạn: 12/11/2010. Tiết 24 MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN A. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau: 1. Kiến thức: - Học sinh biết được các dạng toán, cách làm các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận. 2. Kỹ năng: - Vận dụng được tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận và tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải bài toán chia phần tỉ lệ thuận - Giải thành thạo bài toán chia một số thành những phần tỉ lệ (thuận) với những số cho trước 3. Thái độ: - Rèn tính cẩn thận, chính xác, khả năng tư duy logic B. Phương pháp giảng dạy: - Nêu và giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị giáo cụ: * Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu. * Học sinh: Học định nghĩa, tính chất đại lượng tỉ lệ thuận, xem lại tính chất dãy TSBN, xem bài mới. D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: (1’) Lớp 7A Tổng sô: Vắng: Lớp 7B Tổng sô: Vắng: 2. Kiểm tra bài củ: (5’) - Khi nào thì y tỉ lệ thuận x theo hệ số tỉ lệ k ? BT3SGK. - Nêu tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận. BT4SGK. 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: (1’) : ∆ ABC có ) A , ) B , ) C tỉ lệ với 1,2,3. Không dùng thước đo góc, làm như thế nào để tính ) A , ) B , ) C ? ⇒ vào bài mới b. Triển khai bài dạy : Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Bài toán 1 GV: Yêu cầu hs đọc bài toán 1 sgk HS: Đứng tại chỗ đọc GV: Có nhận xét gì về khối lượng và thể tích vật ? HS: Tỉ lệ thuận. GV: Nếu gọi khối lượng tương ứng của 2 thanh chì là 1 m (g), 2 m (g). Áp dụng tính chất 2 đại lượng tỉ lệ thuận Bài toán 1: (SGK) (8') Khối lượng Thể tích 1 m (g) 2 m (g) 1 m = ? 2 m = ? 12 cm 3 17 cm 3 Vì khối lượng và thể tích chì là 2 đại lượng tỉ lệ thuận, nên ta có: ta có đẳng thức nào ? HS: 1 2 m m = 12 17 hay 1 12 m = 2 17 m GV: Gọi 1HS lên bảng. HS: Thực hiện GV: Cho HS làm ?1 HS: Thực hiện GV: Nếu gọi khối lượng của hai thanh kim loại đồng chất lần lượt là a, b Hãy tóm tắt đề bài HS: Tóm tắt GV: Khối lượng và thể ích của thanh kim loại đồng chất có mối quan hệ như thế nào với nhau HS: Khối lượng và thể tích là 2 đại lượng tỉ lệ thuận với nhau. GV: Vậy làm thế nào để tìm được a, b HS: Suy nghĩ GV: Gọi 1 HS thực hiện ở bảng. GV: Bài toán trên được phát biểu như thế nào ? HS: Nêu nội dung của chú ý. GV: Chốt lại Hoạt động 2: Bài toán 2 GV: ) A , ) B , ) C tỉ lệ với 1,2,3 cho ta điều gì ? HS: Trả lời GV: Gọi 1HS lên bảng. HS: Thực hiện. GV: Cho HS làm BT ra (bảng phụ) HS: Thực hiện GV: Có nhận xét gì về thời gian làm việc và số sản phẩm làm được ? HS: Là 2 đại lượng tỉ lệ thuận. GV: Gọi 1HS lên bảng. HS: Thực hiện. 1 12 m = 2 17 m = 2 1 17 12 m m− − = 56,5 5 = 11,3 ⇒ 2 m = 192,1 (g) 1 m = 135,6 (g) ?1 (6') Gọi a,b là khối lượng 2 thanh kim loại đồng chất Khối lượng Thể tích a ? b ? a + b = 222,5 10 cm 3 15 cm 3 10 a = 15 b = 10 15 a b+ + = 222,5 25 10 a = 222,5 25 ⇒ a = 222,5*10 25 a = 89 (g) b = 133,5 (g) Chú ý: (3') (SGK) Bài toán 2 : (8') ?2 Gọi x,y,z là số đo ) A , ) B , ) C của ∆ ABC ta có: 1 x = 2 y = 3 z = 1 2 3 x y z+ + + + = 180 6 o = 30 o Vậy ) A = x = 1*30 o = 30 o ) B = y = 2* 30 o = 60 o ) C = z = 3* 30 o = 90 o Bài ra: (5') Một công nhân cứ 3 phút thì làm xong 3 sản phẩm. Hỏi trong 8 giờ làm việc thf công nhân đó làm được bao nhiêu sản phẩm ? Giải Thời gian (x) Số sản phẩm (y) 30'= 0,5 giờ(x 1 ) 8 giờ (x 2 ) 3 sản phẩm (y 1 ) y 2 Thời gian làm việc và số sản phẩm làm được là 2 đại lượng tỉ lệ thuận. Theo tính chất đại lượng tỉ lệ thuận ta có: 0,5 8 = 2 3 y ⇒ 2 y = 8*3 0,5 = 48 Vậy trong 8 giờ công nhân đó làm được 8 sản phẩm. 4. Cũng cố: (4') - Nhắc lại 2 bài toán vừa làm - Nhắc lại chú ý - Làm bài tập 6 SGK 5. Dặn dò, hướng dẫn về nhà: (4') -Xem lại các bài tập đã giải. -BT5,7,8,9,10 (SGK) Bài ra: Hai nền nhà hcn có chiều dài bằng nhau. Một nền nhà có chiều rộng 5m, nền nhà kia rông 4m. Để lát nền nhà thứ 1 phải dùng 700 viên gạch hoa. Hỏi phải dùng bao nhiêu viên gạch hoa cùng loại để lát nền nhà thứ 2 ? HD: Số gạch lát nền nhà tỉ lệ thuận với diện tích nền nhà. Do 2 nền nhà là hcn cùng chiều dài ⇒ tỉ số diện tích 2 nền nhà bằng tỉ số chiều rộng tương ứng của chúng. -Tiết sau luyện tập.