1.2 Mục tiêu nghiên cứu:Để tiếp tục đóng góp vào những tranh luận hiện nay và làm rõ mối quan hệ giữa FDI, tăng trưởng kinh tế, tự do kinh tế và sự ổn định kinh tế vĩ mô,đồng thời lấp
Trang 1NGUYỄN ĐỖ BÌNH AN
TÁC ĐỘNG CỦA FDI, TỰ DO KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ KINH
TẾ VĨ MÔ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa
Tp Hồ Chí Minh, năm 2014
Trang 2Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quảnêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trìnhnào khác.
Tp Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2014
Tác giảNguyễn Đỗ Bình An
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tóm tắt 1
Chương 1 2
GIỚI THIỆU 2
1.1 Vấn đề nghiên cứu: 2
1.1.1 Tình hình FDI toàn cầu: 2
1.1.2 Đặt vấn đề: 12
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 13
1.3 Phương pháp nghiên cứu: 13
Chương 2 15
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 15
2.1Cơ sở lý thuyết: 15
2.1.1 Tăng trưởng kinh tế: 15
2.1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài: 15
2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây: 16
2.2.1 Các nghiên cứu về lý thuyết: 16
2.2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm: 18
2.2.2.1 Tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế: 18
2.2.2.2 FDI và hiệu ứng lan tỏa công nghệ: 22
2.2.2.3 Khả năng hấp thụ dòng vốn FDI: 25
Chương 3 34
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
Trang 43.3 Kiểm định củng cố mô hình: 40
Chương 4 42
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
Chương 5 57
KẾT LUẬN 57
5.1 Các kết quả nghiên cứu chính 57
5.2 Chính sách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: 58
5.3 Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo: 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
Trang 5Multinational corporation (Các công ty đa quốc gia)
Mô hình Moments Tổng quátPhương pháp bình phương bé nhấtWorldBank (Ngân hàng Thế Giới)
Trang 6Hình 2.1 Dòng FDI vào khu vực Châu Á- Thái Bình Dương 3
Hình 2.2 Dòng FDI vào khu vực Châu Âu 5
Hình 2.3 Dòng FDI vào khu vực Bắc Mỹ 7
Hình 2.4 Dòng FDI vào khu vực Mỹ Latinh và vùng Caribbean 9
Hình 2.5 Dòng FDI vào khu vực Trung Đông và châu Phi 11
Trang 7Bảng 4.1 Ma trận hệ số tương quan Thời kì 2000-2013 42
Bảng 4.2 Biến phụ thuộc: tăng trưởng GDP đầu người Kết quả hồi quy GMM chomẫu toàn bộ các nước đang phát triển Thời kì 2000-2013 44
Bảng 4.3 Biến phụ thuộc: tăng trưởng GDP đầu người Kết quả hồi quy GMM chomẫu các nước có thu nhập trung bình cao Thời kì 2000-2013 49
Bảng 4.4 Biến phụ thuộc: tăng trưởng GDP đầu người Kết quả hồi quy GMM chomẫu các nước có thu nhập trung bình thấp và thấp Thời kì 2000-2013 51
Bảng 4.5 Biến phụ thuộc: tăng trưởng GDP đầu người Kết quả hồi quy OLS cho mẫutoàn bộ các nước đang phát triển Trung bình thời kì 2000-2013 53
Bảng 4.6 Biến phụ thuộc: tăng trưởng GDP đầu người Kết quả hồi quy OLS với biếntrễ FDI Trung bình thời kì 2008-2013 55
Trang 8Tóm tắt
Bài viết này tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm về mối liên hệ giữaFDI với tăng trưởng kinh tế Đồng thời, bài nghiên cứu này cũng cung cấp mộtcái nhìn sâu hơn vào các điều kiện địa phương mà có thể ảnh hưởng đến quan
hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Trong bài nghiên cứu này tôi sử dụng haiphương pháp hồi quy: phương pháp bình phương bé nhất và phương phápGMM hệ thống để làm rõ những vấn đề nêu trên Về dữ liệu định lượng, dữ liệutrong bài nghiên cứu được lấy từ nguồn World Bank (WB) và chuỗi quan sátkéo dài từ năm 2000 đến năm 2013 Bài nghiên cứu đồng thời cũng xem xéttầm quan trọng của môi trường kinh tế vĩ mô cũng như các yếu tố tự do kinh tếkhi đánh giá tác động kinh tế của các dòng vốn nước ngoài
Trang 9Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Vấn đề nghiên cứu:
1.1.1 Tình hình FDI toàn cầu:
Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương
Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương dẫn đầu với tổng số dự án và giá trịròng vào khoảng 184,67 tỉ đô la Con số này giảm nhẹ 4,67% trong năm 2013.Trung Quốc vẫn là quốc gia nhận được dòng FDI lớn nhất với 61,14 tỉ đô lachiếm 34,73% Trong khi dòng FDI vào Trung Quốc giảm nhẹ thì các quốc giakhác cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ Tổng giá trị FDI vào Việt Nam tăng gấp 3lần từ 5,34 trong năm 2012 đến 15,31 tỉ đô la năm 2013 do Việt Nam ngày cànghội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu và đưa ra nhiều chính sách thu hút cácnhà đầu tư nước ngoài FDI vào Myanma tăng từ 1,54 tỉ lên 13,22 tỉ trong năm
2013 chiếm 7,16% do hưởng lợi từ tự do kinh tế và chính trị ổn định từ cuộcbầu cử dân chủ năm 2010
Dòng vốn vào Ấn Độ giảm một nửa trong năm 2013 Ngược lại NhậtBản nhận sự gia tăng đáng kể lên 8,91 tỉ đô la so với 3,84 tỉ đô la trong năm
2012 chiếm 4,83% tổng giá trị FDI vào khu vực này Trong số các dự án vàoNhật Bản, có một số dự án lớn như dự án của công ty SanDisk (Mỹ) và Toshiba(Nhật Bản) đang có kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất chip trị giá 4 tỉ đô la ởthành phố Yokkaichi
Trang 10Hình 2.1 Dòng FDI vào khu vực Châu Á- Thái Bình Dương
Nguồn: FDI Market
Than đá, dầu mỏ và khai thác khí ga tự nhiên là những khu vực thu hútFDI nhiều nhất ở khu vực này Tổng giá trị tăng gấp đôi từ 13,23 tỉ đô la trongnăm 2012 đến 24,98 tỉ đô la năm 2013 Khu vực này thu hút những dự án lớnnhư nhà máy năng lượng hóa thạch trị giá 9,85 tỉ đô la của Mitshubishi với sựtham gia của Electricity Generating của Thái Lan và Thai Development của Ý,một sự dự án khác là nhà máy lọc dầu trị giá 9 tỉ đô la của Kuwait Petrolium vàmột số đối tác khác đến từ Nhật Bản và Việt Nam
Trang 11Các ngành khác đều cho thấy sự sụt giảm trong dòng FDI bao gồm: bấtđộng sản, khách sạn, hóa chất, nhựa và cao su Trong đó ngành dịch vụ tàichính cho thấy sự sụt giảm mạnh nhất là 21,69% Hóa chất, nhựa và cao sugiảm nhẹ 8% trong năm 2013 xuống còn 17,14 tỉ đô la Tuy nhiên số dự án tăngnhẹ 4,29% cho thấy các nhà đầu tư sẽ vẫn tiếp tục phát triển lĩnh vực này vớimột mức độ thấp tùy thuộc vào sự phát triển của kinh tế toàn cầu.
Khu vực Châu Âu
Dòng FDI vào Châu Âu giảm 12,08% trong năm 2013 xuống còn 137,26
tỉ đô la và số lượng dự án giảm 6% xuống còn 4166 Nước Anh vẫn dẫn đầukhu vực này với 796 dự án với tổng giá trị 26,51 tỉ đô la Tuy nhiên tỉ trọng sovới toàn khu vực thì sụt giảm xuống còn 20% trong năm 2013 so với 26,13trong năm 2012 Thổ Nhĩ Kì liên tục gia tăng dòng vốn FDI nhận được trongcác năm qua và chiếm 6,69% tổng giá trị của khu vực Châu Âu Hà Lan giatăng gấp đôi từ 3,7 đến 6,87 tỉ đô la trong năm 2013 và thay thế vị trí củaSecbia trong bảng xếp hạng Châu Âu
Về số lượng dự án FDI, 10 nước đầu trong bảng xếp hạng đều cho thấy
sự sụt giảm ngoại trừ Ireland (tăng 0,68%) Đức tăng ba bậc lên vị trí thứ nămliên quan đến số lượng việc làm được tạo ra ở châu Âu cụ thể FDI trong nướctạo ra 23.836 việc làm trong năm 2013, tăng 33,62%
Trang 12Hình 2.2 Dòng FDI vào khu vực Châu Âu.
Nguồn: FDI Market
Trong năm 2013, công nghệ thông tin là lĩnh vực lớn nhất đối với FDIvào châu Âu, tăng từ vị trí thứ ba trong năm 2012, chiếm 18,08% tổng vốn đầu
tư vào khu vực này Bất động sản, khách sạn và du lịch giảm từ vị trí dẫn đầuxuống vị trí thứ ba vào năm 2013 với sự sụt giảm 43,84% Than, dầu và khí tựnhiên tụt khỏi nhóm năm xuống vị trí thứ chín, bị giảm đáng kể 63,99% Mặc
dù động cơ, tua bin, máy móc không lọt vào đầu nhóm năm nhưng khu vực này
Trang 13đạt mức tăng trưởng mạnh với lượng đầu tư gấp đôi đến 7,8 tỉ đô la trong năm2013.
Khu vực Bắc Mỹ
Dòng FDI vào Bắc Mỹ giảm 1,36% trong năm 2013 xuống còn 58,06 tỉ
đô la, số lượng dự án giảm 0,77% xuống còn 1680 và số lượng việc làm đượctạo ra tăng 4,48% lên 141.452 Ontario là bang hàng đầu ở Bắc Mỹ, vào năm
2013 thu hút 7,23 tỉ đô la FDI, chiếm hơn một phần mười của FDI ở Bắc Mỹ.Vốn đầu tư vào Ontario tăng hơn gấp đôi so với năm 2012, bất chấp sự sụt giảm23,81% số lượng dự án và 20,97% về số lượng việc làm được tạo ra
Năm bang hàng đầu cho đầu tư vốn chiếm 44,97% tổng thị phần của FDIvào Bắc Mỹ trong năm 2013 là Ontario chiếm 12,46%, theo sau là Texas(11,4%), California (8,65% ), Quebec (6,77%) và Louisiana (5,69%) Texas làtiểu bang duy nhất trong đầu năm có một sự suy giảm FDI, giảm 31,93% so vớinăm 2012
Trong số 15 quốc gia hàng đầu ở Bắc Mỹ, phát triển nhanh nhất vềnguồn vốn đầu tư từ các dự án FDI đã công bố là Quebec (321,44%), NorthCarolina (133,26%), Oklahoma (130,98%) và Georgia (125,10%) California đãthu hút 206 dự án trong năm 2013, cao hơn 24,76% so với New York.California cũng là bang dẫn đầu về số lượng việc làm được tạo ra, có 14.263việc làm mới trong năm 2013, tăng 48,76% so với năm 2012 và chiếm 10,08%tổng số vốn FDI giải quyết việc làm ở Bắc Mỹ
Trang 14Hình 2.3 Dòng FDI vào khu vực Bắc Mỹ.
Nguồn: FDI Market
Trong năm 2013, công nghệ thông tin với 13,8 tỉ đô la và hóa chất, chấtdẻo, cao su với 9,78 tỉ đô la là hai lĩnh vực thống trị về dòng FDI ở Bắc Mỹ.Nói chung, hai ngành này chiếm 40,61% vốn đầu tư trong khu vực
Trong số 10 ngành hàng đầu thì ngành gỗ, giấy và may mặc đã trải qua
sự gia tăng lớn nhất vào năm 2012 Đầu tư tăng từ 420 triệu đô la Mỹ trongnăm 2012 lên 1,6 tỷ đô la trong năm 2013 Số lượng việc làm được tạo ra gầnnhư tăng gấp ba trong ngành và số lượng dự án tăng 41,67%
Trang 15Linh kiện điện tử và chất bán dẫn có vốn đầu tư FDI suy giảm đáng kểnhất, giảm 92,39%, từ 4,94 tỉ đô la năm 2012 còn 370 triệu đô la Năm 2013, sốlượng việc làm được tạo ra giảm 76,17% và số lượng các dự án giảm 37,5% sovới năm 2012.
Khu vực Mỹ Latinh và vùng Caribbean
Trong năm 2013, FDI vào Mỹ Latinh và Caribbean tăng hơn gấp đôi từ69,37 tỉ đô la vào năm 2012 lên 139,81 tỉ đô la, số dự án tăng 10,18% lên 1320,
và tăng 20,54% số lượng việc làm được tạo ra
Với ước tính khoảng 40,51 tỉ đô la FDI, Nicaragua đứng đầu trong năm
2013 ở Mỹ Latinh và vùng Caribbean thay cho Brazil, do khoản đầu từ 40 tỉ đô
la bởi công ty Hong Kong Nicaragua Canal Development Investment FDI vàoBrazil đã giảm 3,31% trong năm 2013 xuống còn 27,32 tỉ đô la so với năm
2012, theo sau sự sụt giảm đảng kể về số lượng dự án Brazil là quốc gia duynhất trong nhóm 10 quốc gia có một sự suy giảm về số dự án, chỉ còn 327 các
dự án trong năm 2013 FDI vào Mexico tăng 48,5% lên 22,47 tỉ đô la vào năm
2013 Nhóm ba quốc gia dẫn đầu về lượng vốn đầu tư trong khu vực Mỹ Latinh
là Nicaragua, Brazil và Mexico chiếm gần 65% FDI vào năm 2013
FDI vào Colombia tăng năm lần cụ thể là 10,58 tỉ đô la vào năm 2013với số lượng các dự án FDI tăng 12,38% Trong khi đó, FDI vào Chile và
Argentina đã giảm 1,84% và 29,64%, tương ứng 9,7 tỉ đô la và 4,16 tỉ đô la.Trong số 10 nước đứng đầu về vốn đầu tư, Nicaragua chiếm 28,97% vốn FDIvào châu Mỹ La tinh và vùng Caribbean, tiếp theo là Colombia (7,57%), Peru(4,34%), Cộng hòa Dominica (1.85%), Puerto Rico (1,74%) và Venezuela(1,35%)
Trang 16Hình 2.4 Dòng FDI vào khu vực Mỹ Latinh và vùng Caribbean.
Nguồn: FDI Market
Ba lĩnh vực hàng đầu ở Mỹ Latinh và vùng Caribbean trong năm 2013 làkinh doanh và dịch vụ tài chính với FDI trị giá 48,19 tỉ đô la, công nghệ thôngtin với 17,04 tỉ đô la và tái tạo năng lượng với 13,28 tỉ đô la Ba ngành nàychiếm 56% vốn FDI ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribbean
Trong năm ngành hàng đầu, thiết bị vận tải là ngành duy nhất có một sựsuy giảm trong năm 2013, với FDI giảm 4,19% xuống 11,72 tỉ đô la Điều này
Trang 17đã bất chấp sự gia tăng về số lượng dự án 7,03% Các ngành kinh doanh, dịch
vụ tài chính, than, dầu và khí tự nhiên là những ngành phát triển nhanh nhất
Khu vực Trung Đông và châu Phi
FDI vào Trung Đông và châu Phi (MEA) tăng lên vào năm 2013 khoảng24,27% Tuy nhiên, số lượng các dự án trong khu vực giảm 8,59% và số lượngviệc làm được tạo ra giảm 12,98%
FDI và Iraq gia tăng mạnh mẽ, tăng từ 960 triệu đô la trong 2012 lên14,96 tỉ đô la vào năm 2013 Jordan cũng đã trải qua một sự gia tăng đáng kể vềFDI vào năm 2013, chủ yếu là do một dự án nhà máy điện hạt nhân 10 tỷ USD.FDI vào Jordan tăng từ 1,26 tỉ đô la lên 10,9 tỉ đô la trong năm 2013 Thị phầnvốn đầu tư của Jordan cũng tăng trong năm 2013, đạt 11,03% so với 2012, bấtchấp số lượng dự án giảm 35,29% Điều này cho thấy niềm tin của các nhà đầu
từ về một sự hồi phục kinh tế ở quốc gia này
Do bất ổn chính trị và kinh tế ở Ai Cập, dòng vốn FDI suy giảm đáng kể,giảm từ 9,66 tỉ đô la năm 2012 xuống còn 2,93 tỉ đô la vào năm 2013 tươngđương 69,65% và số lượng việc làm được tạo ra giảm 65,45%
Trang 18Hình 2.5 Dòng FDI vào khu vực Trung Đông và châu Phi.
Nguồn: FDI Market
Trong năm 2013, than, dầu và khí tự nhiên là lĩnh vực hàng đầu thu hútFDI trong khu vực MEA, tăng 52,01% chiếm khoảng 29,14 tỉ đô la, tăng60,61% về số lượng các dự án và tạo ra 9.165 việc làm mới
Ngành gỗ, giấy và may mặc tăng từ mức thấp 200 triệu USD trong năm
2012 lên 3,8 tỉ đô la trong năm 2013, tạo hơn 12.000 việc làm mới Bất động
Trang 19sản, khách sạn và du lịch; công nghệ thông tin; tái tạo năng lượng; kinh doanh
và dịch vụ tài chính; vật liệu xây dựng, gốm sứ và thủy tinh; giao thông vận tải,lĩnh vực kho bãi đều có sự gia tăng trong năm 2013
Đầu tư vốn vào khu vực giải trí và vui chơi giải trí giảm từ 1,68 tỉ đô latrong năm 2012 xuống còn 330 triệu đô la trong năm 2013 Ngành kim loại vàkhoáng chất giảm số lượng dự án từ 59 trong năm 2012 còn 31 trong năm 2013
1.1.2 Đặt vấn đề:
Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đầu tư trực tiếpnước ngoài (FDI) được xem là một trong những nhân tố quan trọng, góp phầnđáng kể vào tăng trưởng kinh tế - xã hội Nó góp phần tích cực cải thiện cán cânthanh toán, tạo việc làm cho người lao động Đồng thời nó cũng tạo động lựcthúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý kinh doanh,nâng cao sức cạnh tranh hơn cho nền kinh tế Có rất nhiều nghiên cứu tranhluận về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, các bằngchứng thực nghiệm cho thấy rằng mối quan hệ nhân quả giữa FDI và tăngtrưởng kinh tế vẫn còn là một câu hỏi không rõ ràng Bên cạnh đó, vai trò của
tự do kinh tế và kinh tế vĩ mô trong quá trình thúc đẩy nền kinh tế hấp thụ FDIcũng là một vấn đề gây nhiều tranh cãi Trong bài nghiên cứu này, tôi kiểm traxem xét liệu quốc gia có môi trường tự do kinh tế và kinh tế vĩ mô tốt hơn cóthể khai thác FDI hiệu quả hơn không Qua đó, bài viết này kiểm tra các mốiliên hệ khác nhau giữa FDI, sự phát triển của môi trường tự do kinh tế, sự ổnđịnh kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế Tất cả những yếu tố này không chỉđóng một vai trò quan trọng như lực hút chính của dòng vốn nước ngoài mà còngóp phần làm tăng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế
Trang 201.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Để tiếp tục đóng góp vào những tranh luận hiện nay và làm rõ mối quan
hệ giữa FDI, tăng trưởng kinh tế, tự do kinh tế và sự ổn định kinh tế vĩ mô,đồng thời lấp vào những khoảng trống về nghiên cứu tác động giữa FDI và tăngtrưởng kinh tế, bài viết hướng đến các mục tiêu chủ yếu sau:
- Đánh giá mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế;
- Ngoài ra, để hỗ trợ trong việc đề xuất chính sách đối với việc hấp thụdòng vốn FDI phục vụ tăng trưởng kinh tế, bài viết nghiên cứu các yếu tố như chất lượng
tự do kinh tế và môi trường vĩ mô tác động tới tăng trưởng kinh tế cũng như mối quan hệcủa FDI và tăng trưởng
Các mục tiêu nghiên cứu ở trên hướng vào trả lời các câu hỏi nghiêncứu:
- FDI tác động như thế nào đến tăng trưởng?
- Tự do kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô tác động như thế nào đến tăngtrưởng?
- Quốc gia có môi trường tự do kinh tế và kinh tế vĩ mô tốt hơn có thểkhai thác mối quan hệ FDI và tăng trưởng kinh tế hiệu quả hơn hay không?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Bài nghiên cứu tập trung vào 21 nướcđang phát triển trong giai đoạn 2000-2013
1.3 Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trên cơ sở bài nghiên cứu
Trang 21của các tác giả trên thế giới và được thực hiện trên cơ sở các bước tiến hành sauđây:
Trước tiên, xác định câu hỏi nghiên cứu;
Thứ hai, xác định khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu lý thuyết trướcđây;
Thứ ba, xây dựng mô hình và phương pháp thực nghiệm;
Thứ tư, thu thập dữ liệu phục vụ mô hình thực nghiệm;
Thứ năm, sử dụng phần mềm Eview 7.2 để xử lý dữ liệu và hồi quy theophương pháp bình phương bé nhất và phương pháp GMM hệ thống;
Thứ sáu, kiểm định củng cố mô hình bằng các phương pháp và mẫu khácnhau Cụ thể là phương pháp OLS hồi quy với dữ liệu chéo và biến trễ FDI để
xử lý vấn đề nội sinh Qua đó thảo luận kết quả từ ước lượng;
Cuối cùng, kết luận, gợi ý chính sách, xác định hạn chế và các hướngnghiên cứu tiếp theo của đề tài
Bố cục luận văn: Mở đầu bài nghiên cứu, tôi sẽ trình bày một cách ngắngọn mục tiêu nghiên cứu và những kết quả đạt được như trên Nội dung nghiêncứu chính, tức là các phần trình bày sẽ được tóm tắt trong phần giới thiệu, cũngnhư vấn đề tại sao phải nghiên cứu đề tài này Phần II là phần trình bày cácnghiên cứu và các kết quả đã đạt được trước đây Phương pháp nghiên cứu, nộidung và kết quả được trình bày trong phần III và phần IV; cuối cùng tôi đưa racác kết luận, thảo luận và kiến nghị của bài nghiên cứu trong phần V
Trang 22Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1 Cơ sở lý thuyết:
2.1.1 Tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP)hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bìnhquân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định
Tăng trưởng kinh tế có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia Nó làmcho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống củacộng đồng được cải thiện Ngoài ra, nó tạo điều kiện giải quyết công ăn, việclàm, củng cố an ninh quốc phòng, chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lýcủa Nhà nước đối với xã hội
2.1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI)
là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khácbằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh Cá nhân hay công ty nước ngoài
đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: “Đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủđầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng vớiquyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với cáccông cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà
Trang 23người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trườnghợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi
là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"
2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây:
2.2.1 Các nghiên cứu về lý thuyết:
Mô hình tăng trưởng Solow là một mô hình về cơ chế tăng trưởng kinh
tế do Robert Solow và Trevor Swan xây dựng rồi được các học giả kinh tế
khác bổ sung Solow đã nhận được giải Nobel về kinh tế năm 1987 nhờ cốnghiến này Mô hình này còn gọi là Mô hình tăng trưởng tân cổ điển vì một số giảthiết của mô hình dựa theo lý luận của kinh tế học tân cổ điển Mô hình này còn
có cách gọi khác, đó là mô hình tăng trưởng ngoại sinh, bởi vì không liên quanđến các nhân tố bên trong, cuối cùng tăng trưởng của một nền kinh tế sẽ hội tụ
về một tốc độ nhất định ở trạng thái bền vững Chỉ các yếu tố bên ngoài, đó làcông nghệ và tốc độ tăng trưởng lao động mới thay đổi được tốc độ tăng trưởngkinh tế ở trạng thái bền vững
Mô hình tăng trưởng Solow mở rộng mô hình tăng trưởng của Harrod–Domar (1946) bằng việc thêm vào lao động như là một yếu tố sản xuất, và tỉ lệgiữa lao động và vốn là không cố định Điều này cho phép tách biệt giữa thâmdụng vốn và tiến trình công nghệ
Mô hình này dựa trên một số giả định sau:
Giá cả linh hoạt trong dài hạn Đây là một quan điểm của kinh tế họctân cổ điển Khi này, lao động L được sử dụng hoàn toàn, và nền kinh tế tăng
Trang 24trưởng hết mức tiềm năng và ổn định Đồng thời toàn bộ tiết kiệm sẽ chuyển hóa thành đầu tư.
Mức sản lượng thực tế Y phụ thuộc vào lượng lao động L, lượng tư
bản K vài năng suất lao động A Từ đó, ta có một hàm sản xuất vĩ mô Y =F(A,L,K) Giả thiết là hàm này có dạng Cobb-Douglas, tức là:
Nền kinh tế đóng cửa và không có sự can thiệp của Chính phủ
Có sự khấu hao tư bản Khi có đầu tư mới, trữ lượng vốn tăng lên.Nhưng đồng thời, vốn cũng bị khấu hao theo thời gian Khi đó lượng vốn mới có sẽ bằnglượng vốn mới tạo ra từ đầu tư, trừ đi các khoản hao mòn
Tư bản K và lao động L tuân theo Quy luật lợi tức biên giảm dần Có
nghĩa là khi tăng k thì ban đầu y tăng rất nhanh đến một lúc nào đó nó tăng chậm lại
Một số kết luận của mô hình Solow:
Đầu tiên, mô hình này chỉ ra trạng thái dừng của nền kinh tế Trạngthái dừng là điểm cân bằng mà ở đó lượng vốn giữ nguyên không đổi, bởi vì
lượng đầu tư để tạo ra vốn mới mỗi năm chỉ đủ để bù trừ phần vốn bị hao mòn.Khi vốn không tăng thì sản lượng cũng sẽ không tăng Vì vậy, ở trạng tháidừng, lượng vốn trên một lao động là cố định, và sản lượng trên một lao động
là cố định Vốn và lao động không tăng thì tổng sản lượng cũng là cố định Đây
là hệ quả của hàm sản xuất có hiệu suất biên giảm dần Nếu vốn tiếp tục tăng,sản lượng sẽ tăng nhưng với tốc độ giảm dần Do vậy, thu nhập dành cho tiếtkiệm cũng tăng với tốc độ giảm dần, và đầu tư tăng cũng với tốc độ giảm dần
Vì vậy, luôn luôn tồn tại một “trạng thái dừng” của nền kinh tế, nơi mà mọi
Trang 25biến số đều hội tụ về một giá trị cố định Như vậy, mô hình Solow dự đoán rằngnhững nước có tăng trưởng dân số cao hơn sẽ có mức vốn và thu nhập trên laođộng thấp hơn trong dài hạn.
Mô hình giải thích được sự tăng trưởng đều đặn của thu nhập bìnhquân một số nước là do tốc độ tăng trưởng về công nghệ Còn tốc độ tăng trưởng tổng sảnlượng Y là do tăng trưởng lao động và tăng trưởng công nghệ
kết hợp
2.2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm:
2.2.2.1 Tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế:
FDI dường như mang lại nhiều lợi ích ngoài việc tăng vốn cổ phần trongnước mà còn tác động tích cực đến tăng trưởng năng suất thông qua chuyểngiao công nghệ và kinh nghiệm quản lý FDI có xu hướng ổn định hơn, và sẽ ítgây hậu quả hơn so với những loại khác Tuy nhiên, tác động của FDI lên tăngtrưởng vẫn còn là một bài toán khó đối với các nhà kinh tế học Kết quả đạt
được rất đa dạng: chẳng hạn, Soto (2000) sử dụng dữ liệu của 44 quốc gia trong
giai đoạn 1986-1997 nghiên cứu tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế vớiphương pháp ước lượng GMM sai phân Kết quả cho thấy dòng vốn FDI tác
động dương và có ý nghĩa thống kê đối với tăng trưởng kinh tế Li và Liu
(2005) sử dụng dữ liệu của 84 quốc gia giai đoạn 1979-1999 để đánh giá tác
động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế Kết quả cho thấy FDI tác độngmạnh đến tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển cũng như đang phát triển
Borensztein và Lee (1998) đã thực hiện phân tích hồi quy trên 69 quốc
gia đang phát triển cho những năm từ 1970-1979, tác giả đã đưa ra bằng chứng
Trang 26rằng FDI là phương tiện quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ và đónggóp nhiều đến tăng trưởng kinh tế.
Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI, xuất khẩu và tăng trưởng, với
dữ liệu thời kì từ 1970 đến 2005 của India, Pakistan, Malaysia, Thailand, Chile
và Mexico bằng mô hình VECM và kiểm định quan hệ nhân quả Granger,
Miankhel, Thangavelu (2009) cho thấy tồn tại một mối quan hệ trong dài hạn
giữa FDI với tốc độ tăng trưởng ở các nước Ấn độ, Malaysia, Chi Lê
Tuy nhiên, như đã nói, kết quả nghiên cứu là có nhiều đối nghịch Kose
(2006) lại kết luận rằng trên góc độ lý thuyết kinh tế vĩ mô thì các dòng vốn
quốc tế có rất ít tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế, nhưng ông cũng thấy
rằng yếu tố thể chế đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút FDI Alfaro
và Ozcan (2009) cho rằng những tác động tổng quan của FDI lên tổng sản
lượng và tăng trưởng kinh tế của một quốc gia là không rõ ràng
Bende-Nabende et al (2003) tìm thấy FDI có tác động dương đáng kể
đối với các nước kém phát triển ở châu Á như Philippines và Thái Lan, nhưngđóng một vai trò tiêu cực ở các quốc gia hay vùng lãnh thổ phát triển hơn về
kinh tế như Nhật Bản và Đài Loan Durham (2004) điều tra về vai trò của FDI
tới tăng trưởng của 80 quốc gia giai đoạn 1979-1998 đã không tìm thấy mốiquan hệ dương giữa hai biến và lập luận rằng tác động của FDI phụ thuộc vào
khả năng hấp thụ của nước nhận đầu tư Gorg và Greenaway (2004) cũng tiến
hành những phân tích lý thuyết lại đưa ra kết luận rằng FDI hầu như tạo ranhững tác động tiêu cực cho tăng trưởng kinh tế
Đóng góp khá nhiều vào các tranh luận xoay quanh mối quan hệ tích cựchay tiêu cực của FDI lên tăng trưởng kinh tế phải kể đến bài nghiên cứu của tác
Trang 27giả Lipsey và Sjöholm (2005) xem xét tác động của FDI tới các nước sở tại và
đã thấy các kết quả khác nhau ngay cả khi sử dụng kỹ thuật ước lượng, dữ liệu
và khoảng thời gian tương tự Nguyên nhân là do thể chế thị trường lao động(luật lao động) ảnh hưởng tới hiệu ứng lan tỏa tiền lương, hoặc quy mô thịtrường sở hữu nhỏ, lạc hậu ảnh hưởng tới sự cạnh tranh với các công ty nướcngoài khác Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI còn làm suy giảm tiền lương vàviệc làm tại nước sở tại bằng cách di chuyển sản xuất ra nước ngoài Họ ép tiềnlương ở nước sở tại bằng cách khai thác công nhân có năng lực yếu hơn, dẫn tớibóp nghẹt tăng trưởng và cản trở tiến bộ công nghệ Như vậy, sự không đồngnhất trong các yếu tố nước sở tại hay còn được gọi là "năng lực hấp thụ" chính
là nguồn gốc cho những phát hiện mâu thuẫn nhau trong các nghiên cứu thựcnghiệm
Chúng ta tiếp tục tìm hiểu sự ảnh hưởng của FDI tới tăng trưởng kinh tế
thông qua phương trình tăng trưởng Mankiw, Romer và Weil (1992) nghiên
cứu sự phù hợp của mô hình tăng trưởng Solow và thấy rằng tiết kiệm cũng nhưtăng trưởng dân số đều ảnh hưởng đến thu nhập Những nước có tỷ lệ tiết kiệmcao hơn thì nhanh giàu có hơn, nước có tỷ lệ tăng trưởng dân số cao hơn thìnhanh nghèo hơn Nhưng xu hướng gần đây các nhà kinh tế đã bác bỏ mô hìnhtăng trưởng Solow và ủng hộ mô hình tăng trưởng nội sinh giả định rằng cácnước đang từ quá trình năng động và chuyển dần sang trạng thái ổn định Do
đó, đã xuất hiện các phương trình hồi quy phân tích vai trò của FDI là nguồngốc của tăng trưởng bao gồm GDP và các biến khác nhằm mục đích giải thích
sự khác biệt về sự ổn định của các quốc gia khác nhau
Tuy nhiên, khi nghiên cứu về vấn đề này, ta mở rộng vai trò của FDI vànhận thấy: trong mô hình tăng trưởng nội sinh, đầu tư và tiến bộ công nghệ cómối quan hệ chặt chẽ với nhau và tương tác với các nguồn khác của tăng trưởng
Trang 28để xác định được con đường phát triển trong trạng thái ổn định của các quốc
gia Yao và Wei (2007) có nói lý thuyết tăng trưởng nội sinh nhấn mạnh vai trò
của khoa học và công nghệ, nguồn lực và các yếu tố bên ngoài Trong đó,nguồn lực là điều kiện cơ bản nhất cho một cuộc công nghiệp hóa, đổi mới vàtạo ra tri thức thông qua việc vừa học, vừa làm và học tập bằng sự quan sát.Ngoài ra, chính sách của Chính phủ và tự do hóa tài chính cũng là điều kiệnquan trọng trong việc bắt kịp sự phát triển kinh tế Trường hợp này, ta có thểnhắc tới sự thất bại của Trung Quốc vào trước khi cải cách kinh tế so với cácnước Phương Tây vì lúc bấy giờ họ sử dụng chính sách đóng cửa, tự chủ mặc
dù giáo dục phát triển khá tốt Đến năm 1978, kinh tế Trung Quốc đã có cải tiếnnhờ chính sách cải cách tự do thị trường Bên cạnh đó, khả năng tạo ra và ápdụng công nghệ mới như viễn thông, Internet giúp ta bắt chước và áp dụng mộtcách nhanh chóng hơn, cải thiện được rào cản về tiếp thị thông tin giữa cácvùng trong nước Thông qua FDI các nước sẽ tăng cường nhập khẩu trực tiếpcông nghệ, nhờ đó mà đảm bảo được một thị phần sản phẩm nhất định với chiphí sản xuất rẻ, nâng cao lợi nhuận và mở rộng lợi thế cạnh tranh Lý thuyếtcòn làm rõ được sự khác nhau giữa FDI và đầu tư trong nước (DI): Trong khi
DI là một điều kiện cần thiết cho sự phát triển về sản xuất và tiến bộ kỹ thuật,nhưng nó lại không cho phép việc tận dụng lợi thế từ công nghệ tiên tiến củacác nước phát triển thì FDI lại làm tăng tốc độ phát triển kinh tế từ việc áp dụngcông nghệ của các nước sở tại kết hợp với việc sử dụng công nghệ mới, tiêntiến từ các nước khác Sự khác biệt này là do các công ty đa quốc gia muốn tối
đa hóa lợi nhuận đầu tư của họ ở các nước sở tại Mặt khác, các công ty trongnước cũng phải học hỏi về cách thức tổ chức và kinh nghiệm quản lý từ cáccông ty đa quốc gia Việc này làm tăng cạnh tranh giữa các công ty có vốn đầu
tư trong nước và nước ngoài, nhờ đó làm tăng việc sử dụng hiệu quả nguồn lựctrong quá trình sản xuất
Trang 29Một số nhà nghiên cứu cũng cho rằng những tác động của FDI tới tăng
trưởng kinh tế dự kiến sẽ có hai phần (De Mello, 1999; Kim và Seo, 2003) Đầu
tiên, các mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng có thể liên quan đến tác động củaFDI đối với việc tích lũy vốn Dòng vốn dường như được khuyến khích nếu có
sự kết hợp giữa các yếu tố đầu vào mới và kỹ thuật nước ngoài trong quá trìnhsản xuất Thứ hai, FDI dự kiến sẽ đẩy mạnh tăng trưởng bằng cách tăng năngsuất ở các nước sở tại thông qua chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độngười lao động và phương thức quản lý mới Như vậy, FDI dường như là cáchtrực tiếp nhất và hiệu quả nhất trong các nền kinh tế tiên tiến nhất, và do đó làmột cơ chế quan trọng của hội nhập kinh tế
2.2.2.2 FDI và hiệu ứng lan tỏa công nghệ:
Tại sao các quốc gia cố gắng để thu hút đầu tư nước ngoài? Sự thật làhầu hết các quốc gia nhận nguồn vốn FDI, đều mong muốn nhận được nhữnglợi ích đi kèm với chuyển giao nguồn vốn từ hiệu ứng lan tỏa do FDI tạo ra.Những lợi ích này chính là tiếp thu công nghệ hiện đại bao gồm cả sản phẩm,quy trình, công nghệ phân phối, cũng như kỹ năng quản lý, đào tạo nguồn nhân
lực Blomstrom, Jian-Ye Wang (1992) và Rodriguez-Glare (1996) cho rằng FDI
có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước sở tại thông qua chuyển giao côngnghệ và hiệu ứng lan tỏa Như vậy, tốc độ tăng trưởng ở các nước đang pháttriển một phần được giải thích bởi quá trình bắt kịp trình độ công nghệ
Ngoài ra, sự lan truyền công nghệ có thể chuyển từ nơi này đến nơi khácthông qua nhiều kênh và kênh quan trọng nhất là thông qua con đường cạnh
tranh (Blomstrom và Wolff, 1994) Cụ thể là công ty trong nước hoạt động có
thể bị ràng buộc bởi sự cạnh tranh đối với công ty nước ngoài và làm cho mìnhhiệu quả hơn bằng cách đầu tư về quy mô, nguồn lực, hoặc nhập khẩu công
Trang 30nghệ mới Khi công ty nước ngoài đầu tư vào một quốc gia, quyết định của cácnhà đầu tư trong nước sẽ bị ảnh hưởng Một mặt, FDI có thể lấn át đầu tư trongnước nếu các công ty nước ngoài đầu tư tài trợ cho họ thông qua vay ở nước sởtại, do đó làm tăng sự quan tâm của nước sở tại Với tỷ lệ sự gia tăng đầu tưnước ngoài có thể dẫn đến sự gia tăng đầu tư trong nước Bên cạnh đó, công tytrong nước có thể cải thiện năng suất của họ như là một kết quả của việc chuyểngiao qua lại giữa các mối liên kết với các chi nhánh của công ty đa quốc gia Họ
có thể bắt chước công nghệ của các công ty, hoặc thuê người lao động được đàotạo bởi các công ty này Ngoài ra, các công ty đa quốc gia có lợi thế cạnh tranhtrong việc thâm nhập thị trường thế giới, chẳng hạn như kinh nghiệm và kiếnthức về tiếp thị quốc tế, mạng lưới phân phối quốc tế, và quyền lực vận độnghành lang ở đất nước họ Nhờ đó, các công ty đa quốc gia có thể mở đường chocác công ty trong nước gia tăng nhập khẩu bằng cách tạo ra cơ sở hạ tầng, giaothông vận tải Ví dụ đơn giản nhất của một hiệu ứng lan tỏa là trường hợp mộtcông ty trong nước cải thiện năng suất của nó bằng cách sao chép một số côngnghệ được sử dụng bởi chi nhánh của các công ty đa quốc gia khi hoạt động tạithị trường nội địa Nó xảy ra nếu sự xâm nhập của FDI dẫn đến cạnh tranh gaygắt hơn giữa các công ty trong nước và công ty nước ngoài, do đó công ty trongnước buộc phải sử dụng công nghệ hiện có và các nguồn lực hiệu quả hơn.Điều này phù hợp với khái niệm ngoại tác lan truyền công nghệ
Luận văn tiếp tục tìm hiểu thêm một số nghiên cứu gần đây, tiêu biểu là
bài nghiên cứu của Sadayuki Takii (2011) đã giải quyết câu hỏi liệu rằng tác
động đến tăng trưởng kinh tế của dòng vốn FDI có khác nhau đối với nguồngốc các nhà đầu tư khác nhau hay không Mẫu nghiên cứu là các công ty sảnxuất ở Indonesia trong thời kì 1990-2003 Tác giả sử dụng phân tích thống kê
Trang 31mô tả và hồi quy với dữ liệu bảng Đầu tiên, đối với phân tích thống kê mô tảông tìm ra rằng các công ty đa quốc gia (Multinational corporation – MNCs)
đến từ Nhật Bản chiếm tỉ trọng việc làm và giá trị gia tăng lớn trong ngành sảnxuất lớn và trung bình ở Indonesia mà nhiều hơn sự kết hợp của các công ty đaquốc gia khác ngoài khu vực Châu Á Điều này cho thấy sự có mặt của cáccông ty đa quốc gia bao gồm Nhật Bản đã đóng góp đáng kể đến tăng trưởngkinh tế của Indonesia trong giai đoạn này Thứ hai, đặc tính của các MNCs khuvực Đông Á khác biệt so với các MNCs Nhật Bản và ngoài Châu Á về mức độthâm dụng vốn và công nghệ Năng suất lao động của các MNCs Đông Á thấphơn các MNCs khác nhưng lại khá tương đồng với các công ty nội địa ởIndonesia Bằng phương pháp hồi quy ước lượng biến phụ thuộc là năng suấtlao động của các công ty nội địa, ông nhận thấy rằng hiệu ứng lan tỏa năng suấtlao động của các MNCs Đông Á mạnh hơn các MNCs Nhật Bản và ngoài Châu
Á, điều này cho thấy rằng khoảng cách về công nghệ lớn giữa các công ty trongnước và nước ngoài làm giảm cường độ của hiệu ứng lan tỏa công nghệ Kếtquả ủng hộ quan điểm rằng sự phù hợp của công nghệ là một yếu tố quyết địnhquan trọng của tác động lan tỏa năng suất Hơn nữa, công nghệ và sản phẩmtương đồng thúc đẩy cạnh tranh cao hơn, mà có thể buộc doanh nghiệp trongnước nâng cao khả năng cạnh tranh của mình Thứ ba, các MNCs Nhật Bảntruyền dẫn hiệu ứng lan tỏa năng suất tích cực đến các công ty nội địa trong khihiệu ứng này không tìm thấy ở các MNCs ngoài Châu Á Điều này cho thấyrằng các MNCs Nhật Bản đóng góp vào ngành sản xuất của Indonesia khôngchỉ về khía cạnh tăng trưởng việc làm và giá trị tăng thêm mà còn tạo ra hiệuứng lan tỏa năng suất đến các công ty nội địa Cuối cùng, kết quả phân tích chothấy tác động tích cực của các MNCs giảm sau cuộc khủng hoảng 1997 Điềunày cho thấy hiệu ứng lan tỏa phụ thuộc vào chu kì của nền kinh tế
Trang 32Alfaro và Ozcan (2009) cũng đã thống nhất rằng FDI giúp nâng cao công
nghệ của quốc gia nhận đầu tư, nâng cao tay nghề và kỹ năng của lao động
Gorg và Greenaway (2004) lại khẳng định rằng những doanh nghiệp nước
ngoài và các công ty nước ngoài có tác động xấu lên những công ty nội địa, làmgiảm năng lực sản xuất của các công ty nội địa
Tiếp theo, chúng ta có thể nhắc tới “hiệu ứng lan tỏa tiền lương” Tácđộng này có thể là tích cực hoặc tiêu cực Cụ thể, khi các công ty nước ngoàitrả lương cao hơn cho lao động trong nước làm tăng mức lương trung bình.Điều này gây ra hiệu ứng lan tỏa sang các công ty trong nước, đó là tác độngtích cực Nhưng nếu các công ty nước ngoài thuê được những nguồn lao độngtốt nhất (do trả lương cao hơn) và chỉ để lại nguồn lao động có chất lượng thấphơn cho các công ty trong nước thì đó lại là tiêu cực Nguyên nhân sâu xa chính
là do môi trường thể chế của quốc gia đó Lipsey và Sjöholm (2005) đã nghiên
cứu vì sao tác động của “hiệu ứng lan tỏa” có các kết quả khác nhau Đối vớicác quốc gia có luật lao động hạn chế thì sẽ có tác động lan tỏa tiền lương tiêucực Đối với các quốc gia trong đó khu vực sở hữu trong nước quá nhỏ hoặcquá lạc hậu cũng sẽ bị nghiền nát bởi sự cạnh tranh với các công ty nước ngoài
2.2.2.3 Khả năng hấp thụ dòng vốn FDI:
Các nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy hiệu quả tác động của FDI đếntăng trưởng kinh tế không phải là tự động, nó phụ thuộc vào một số yếu tố nhấtđịnh hay gọi là “khả năng hấp thụ” của nước sở tại (nguồn nhân lực, độ mở thươngmại, thị trường tài chính, chất lượng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải,…) Điều đógóp phần lý giải tại sao tác động của dòng vốn FDI là hoàn toàn khác nhau giữacác quốc gia có cùng mức độ phát triển, cùng lĩnh vực và cùng loại công ty Chínhxác là, nghiên cứu xác định rằng khả năng một quốc gia có
Trang 33thể đạt được thuận lợi từ ảnh hưởng của FDI dựa vào một loạt các yếu tố sauđây:
Nguồn nhân lực: FDI góp phần tăng trưởng kinh tế quốc gia khi lực
lượng lao động đạt được mức độ nhất định của tiêu chuẩn giáo dục Borensztein
và Lee (1998) sử dụng dữ liệu của 69 nước đang phát triển lập luận rằng việc
chuyển giao công nghệ và hiệu quả lan toả không xuất hiện tự động mà phụthuộc vào khả năng hấp thụ của nước sở tại được quyết định chủ yếu bởi các
điều kiện về nguồn nhân lực De Mello (1999) cũng cho rằng vốn FDI có thể
góp phần vào tăng trưởng kinh tế nơi chuyển giao công nghệ thông qua đào tạolao động, mua lại kỹ năng, phương thức quản lý mới và sắp xếp tổ chức
Athukorala và Menon (1995) cho thấy FDI tác động đến Malaysia về
chuyển giao công nghệ và cải thiện kỹ năng của lực lượng lao động Như vậy,FDI góp phần vào tăng trưởng kinh tế chỉ khi có một khả năng hấp thụ đầy đủcông nghệ tiên tiến có sẵn trong nền kinh tế cụ thể là sở hữu một lực lượng laođộng có trình độ cao để khai thác tốt hiệu ứng lan tỏa của FDI
Thị trường tài chính: thị trường tài chính nội địa phát triển tốt là một
công cụ phân bổ hiệu quả các dòng tài chính nước ngoài (bao gồm cả FDI) góp
phần cạnh tranh với các dự án đầu tư Hermes và Lensink (2003) có viết sự phát
triển hệ thống tài chính của nước sở tại là điều kiện tiên quyết quan trọng trongtác động của FDI và tăng trưởng (tập trung hầu hết ở Mỹ Latinh và Châu Á):
Nó giúp phân bổ hiệu quả nguồn lực, cải thiện khả năng hấp thụ đối với dòngvốn FDI FDI chỉ có thể đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thông qua hiệu ứnglan tỏa khi có một khả năng hấp thụ đầy đủ ở nước sở tại Hiệu ứng lan tỏacông nghệ hiệu quả hơn khi nó hiện diện trong môi trường hoạt động tốt, đảmbảo sự cạnh tranh, tăng cường trao đổi kiến thức giữa các công ty Ông cũng
Trang 34xem xét trong bối cảnh các nước kém phát triển và thấy rằng FDI có tỷ lệ thuậnvới tăng trưởng kinh tế, nhưng chỉ trong những điều kiện nhất định Cụ thể làcác nước phải cải cách hệ thống tài chính, phụ thuộc vào việc áp dụng thực hiệncông nghệ mới, nâng cao năng suất vốn và nguồn lực.
Borensztein và Lee (1998) cũng tìm thấy rằng sự gia tăng FDI sẽ làm
thúc đẩy tăng trưởng ở các nước kém phát triển khi các quốc gia này đã đượccải thiện hệ thống tài chính trong nước Do đó, các nước kém phát triển phải cảicách hệ thống tài chính trong nước trước khi tự do hóa tài khoản vốn để chophép dòng vốn FDI mở rộng
Độ mở thương mại: cũng đóng vai trò như một nhân tố cần thiết cho
mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Nền kinh tế càng mở cửa thì mức
độ giao thương, buôn bán càng mạnh, các doanh nghiệp sẽ có thị trường xuấtnhập khẩu lớn hơn và có nhiều cơ hội hơn trong đầu tư mở rộng sản xuất kinh
doanh Lý thuyết tăng trưởng nội sinh, tiên phong của Romer (1986) và Lucas
(1988) cũng đã cung cấp bằng chứng thuyết phục cho đề xuất sự gia tăng trong
hoạt động xuất nhập khẩu có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế
Balasubramanyam và Sapsford (1996) cho rằng các bằng chứng về tác
động tích cực của FDI là mạnh nhất khi các nước kém phát triển đang theo đuổi
chính sách khuyến khích xuất khẩu Cuadros và Alguacil (2004) cũng nghiên
cứu tác động của tự do hóa ở Mexico, Brazil và Argentina trong giai đoạn 1970– 2000 có lập luận rằng xuất khẩu là một trong những kênh chính mà qua đóquá trình tự do hóa có thể ảnh hưởng đến mức sản lượng và cuối cùng là tốc độtăng trưởng kinh tế Xuất khẩu có thể thúc đẩy tăng trưởng bằng cách gia tăngphạm vi quy mô và hiệu ứng lan tỏa
Trang 35Bài nghiên cứu của Azman-Saini, Ahmad Zubaidi Baharumshah, Siong
Hook Law (2010) xem xét vai trò của tự do kinh tế trong mối quan hệ giữa FDI
và tăng trưởng Biến tự do kinh tế được lấy từ Heritage Foundation Tác giả sửdụng phương pháp hồi quy GMM với dữ liệu bảng gồm 85 quốc gia đang pháttriển từ 1975-2004 Ông nhận thấy rằng mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởngphụ thuộc vào mức độ của tự do kinh tế Đối với các quốc gia đạt đến mức độ
tự do kinh tế nhất định thì dễ dàng hấp thụ dòng vốn FDI và tiếp thu nền khoahọc tiến bộ của các công ty đa quốc gia
Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng thực nghiệm về vai trò của độ mở
thương mại trong việc cải thiện FDI là hỗn hợp Cụ thể Brainard (1997) phát
hiện các dòng FDI có tương quan dương với các hạn chế thương mại
Chất lượng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải là yếu tố góp phần quan
trọng hấp dẫn dòng chảy FDI và là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới mối
quan hệ FDI và tăng trưởng Bài nghiên cứu của Rudra P Pradhan, Neville R.
Norman, Yuosre Badir, Bele Samadhan (2013) xem xét vai trò của cơ sở hạ
tầng trong mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng ở Ấn độ trong giai đoạn
1970-2012 bằng hai phương pháp ARDL và VECM Kết quả từ ARDL cho thấy tồntại mối quan hệ đồng liên kết giữa 3 biến này trong dài hạn Tuy nhiên kết quả
từ VECM chỉ cho thấy mối quan hệ đồng liên kết hai chiều của FDI và tăngtrưởng trong khi tồn tại mối quan hệ đồng liên kết một chiều từ cơ sở hạ tầngđến hai biến này Điều này cho thấy cơ sở hạ tầng là một nhân tố quan trọngtrong mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng
Kinoshita và Lu (2006) cho rằng tác động lan toả công nghệ thông qua
FDI hiệu quả hơn khi nước sở tại được trang bị đầy đủ về cơ sở hạ tầng Vì nócải thiện môi trường đầu tư trong nước bằng cách hạ thấp chi phí đầu tư và
Trang 36nâng cao lợi nhuận Chỉ có xây dựng một kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phùhợp, thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì mới có thể thu hút vốn đầu
tư, hấp dẫn dòng FDI đổ vào trong nước và tạo nền móng cho các dự án đầu tưđược thực hiện nhanh chóng và hiệu quả Nếu hạ tầng cơ sở yếu kém và thiếuđồng bộ thì nhà đầu tư rất khó để triển khai dự án, chi phí đầu tư tăng cao,quyền lợi của nhà đầu tư không được bảo toàn Ngoài ra, các thuộc tính khácnhư quy mô thị trường, chi phí lao động, sự ổn định chính trị, xã hội cũng làmột trong những yếu tố chính quyết định tới dòng vốn FDI tại các thị trườngmới nổi Ta có thể nhắc tới trường hợp cụ thể ở Tứ Xuyên, Trung Quốc đã đầu
tư khá nhiều vào cầu, đường cao tốc, nhà máy điện để tái tạo sự thành côngphát triển do việc đầu tư nước ngoài ở các tỉnh ven biển Nhờ rút ngắn thời gianvận chuyển sau khi mở 1 con đường mới mà tỉnh Tứ Xuyên đã kéo vào đượchơn 6 tỷ đô la FDI trong năm 2005
Tác động của chính sách kinh tế vĩ mô
Ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô trên hoạt động kinh tế đã được nghiên cứutrong khá nhiều tài liệu Đây là nhân tố rất quan trọng trong thu hút FDI, bởitrong môi trường kinh tế vĩ mô thiếu ổn định, minh bạch sẽ tiềm ẩn nhiều rủi
ro, khiến các nhà đầu tư dè dặt và quan ngại
Demekas (2007) có nghiên cứu tác động ảnh hưởng của nền kinh tế vĩ
mô và dòng vốn nước ngoài FDI Ông thấy sự bất ổn định ở tầm vĩ mô có vẻ làkhông thuận lợi để tích lũy vốn và tăng trưởng kinh tế Trong đó, lạm phát cao
và tỷ lệ nợ nước ngoài cũng như thâm hụt ngân sách được cho là làm trầm trọngthêm môi trường kinh doanh và do đó làm giảm tốc độ tăng trưởng
Trang 37Prufer, P và Tondl G (2008) điều tra mối liên hệ giữa tăng trưởng và
FDI tại 16 nước ở Mỹ Latinh trong giai đoạn 1990 – 2003 và thấy rằng mốiquan hệ này là tích cực đòi hỏi đáp ứng một môi trường có khuôn khổ pháp lýđầy đủ và sự ổn định kinh tế vĩ mô Cụ thể ta có thể nhắc tới trường hợp của cácnước Mỹ Latinh có nền kinh tế bị sụt giảm do cuộc khủng hoảng nợ vào đầunăm 1980 Tuy nhiên, sau cuộc cải cách kinh tế phù hợp là giảm sự can thiệpcủa Chính phủ kết hợp với sự gia tăng tự do hóa kinh tế và ổn định kinh tế vĩ
mô mà tăng trưởng các nước đã lấy lại được đà từ nửa đầu năm 1990 Việc tự
do hóa kinh tế cũng kéo theo việc mở cửa đối với FDI Kể từ đó, thu hút FDI làmột trong những chiến lược quan trọng của Mỹ Latinh để thúc đẩy tăng trưởng
và phát triển
Schneider và Frey (1985) đã phát hiện lạm phát và thâm hụt cán cân
thanh toán cao tác động nghịch chiều đến FDI Tương tự Apergis và
Katrakilidis (1998) và Asiedu (2002) phát hiện lạm phát tác động âm lên FDI.
Chính sự bất lợi kinh tế vĩ mô không những ngăn cản lối vào của dòng vốnnước ngoài mà còn làm giảm hiệu quả năng suất của FDI
Jallab và Sandretto (2008) có phân tích tác động của FDI đối với tăng
trưởng khi có sự tham gia ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô như mức độ
mở cửa thương mại, thu nhập bình quân đầu người, sự ổn định kinh tế vĩ môtrong trường hợp các nước Trung Đông và Bắc Phi (MENA) trong giai đoạn
1970 - 2005 Như vậy, chúng ta phải có một chính sách kinh tế quan trọng đểđẩy mạnh sự ổn định vĩ mô, thay đổi môi trường, nâng cao kỹ năng lao động,thúc đẩy phát triển thị trường tài chính song song với chiến lược FDI thì mớicải thiện được tăng trưởng kinh tế
Trang 38Yếu tố thể chế: vai trò của thể chế trong thu hút dòng vốn FDI cũng là
nhân tố khác trong nghiên cứu về chủ đề này Sự phát triển của các thể chế tàichính được phát hiện là thúc đẩy FDI
Easterly (2005) cho rằng hệ thống thể chế cũng đóng vai trò như một
yếu tố chính của FDI Ông nói tổ chức tốt dẫn đến giảm đầu tư liên quan đến
chi phí giao dịch (ví dụ như chi phí liên quan đến tham nhũng) Bouoiyour
(2003) xem xét các yếu tố quyết định của FDI ở Marốc, lập luận rằng sự bất ổn
của nền kinh tế Ma-rốc dẫn đến những trở ngại trong việc thu hút dòng vốnFDI, nên tác động của FDI đến tăng trưởng gần như không được thể hiện
Tương tự như vậy, Olofsdotter (1998) thấy rằng khả năng hấp thụ vốn FDI tại
nước sở tại và các tác dụng có lợi của FDI mạnh hơn ở những nước có trình độcao hơn về năng lực thể chế
Daniele và Marani (2006) cho rằng “tổ chức tốt” có thể khuyến khích
đầu tư tư nhân, nâng cao hiệu quả tổng thể nền kinh tế và đóng góp vào sự pháttriển kinh tế Qua đó thấy được mối quan hệ giữa hệ thống thể chế và khả năngthu hút đầu tư FDI Với quy mô thị trường nhỏ, sự thiếu hội nhập kinh tế, sự bất
ổn kinh tế vĩ mô và chính trị sẽ tạo ra hiệu suất FDI kém hơn Cùng với nghiêncứu này, các nghiên cứu thực nghiệm khác cũng cho thấy một mối quan hệ FDItăng trưởng tích cực đòi hỏi một khuôn khổ pháp lý hoạt động Do vậy, cầnquan tâm đến kết cấu hạ tầng xã hội, chia sẻ thành quả tăng trưởng cho mọitầng lớp xã hội tạo điều kiện ổn định chính trị trong nước - là tiền đề cho mọi
sự thành công khác, hạn chế mức độ rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài Bêncạnh đó, các quốc gia đều xúc tiến hoạt động ngoại giao, chính trị hình thànhnên khu vực ổn định chính trị, an ninh thông qua việc ký kết các hiệp định thânthiện, hợp tác theo xu hướng thống nhất Vì vậy, nâng cao năng lực của hệthống chính trị với hạt nhân là sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền, tăng cường
Trang 39vai trò quản lý của Nhà nước theo hướng vừa mềm dẻo, vừa cương quyết, bảo
vệ lợi ích của nhà đầu tư cũng như lợi ích của xã hội
Cũng nghiên cứu về môi trường thể chế, De Mello (1997) có viết về mức
độ ổn định chính trị, sự can thiệp của Chính Phủ trong nền kinh tế, pháp lý khixác lập quyền sở hữu nước ngoài, mức độ nghiêm trọng của thủ tục hành chính.Trong số các chính sách thể chế có liên quan phải kể tới chính sách ưu đãi tàichính (giảm thuế và miễn trừ), khuyến khích tài chính (cho vay và trợ cấp), ưuđãi chi phí tài chính (cung cấp cơ sở hạ tầng) FDI cũng khá nhạy cảm với cáncân thanh toán (nợ nước ngoài, chuyển tiền nước ngoài, ) và các yếu tố kinh tế
vĩ mô khác như lạm phát, chính sách tiền tệ Ngoài ra, FDI được cho là mộtnguồn rất quan trọng của việc tăng thêm nguồn nhân lực và thay đổi công nghệtrong nền kinh tế đang phát triển, vì nó thúc đẩy việc sử dụng các công nghệtiên tiến của các công ty trong nước và cung cấp quá trình sản xuất cụ thể tăngđào tạo lao động và mua lại kỹ năng
Kết luận chương 2
Có rất nhiều nghiên cứu tranh luận về mối quan hệ giữa FDI và tăngtrưởng kinh tế và thấy rằng mối quan hệ nhân quả giữa chúng vẫn còn là mộtcâu hỏi không rõ ràng Bên cạnh đó, vai trò của tự do kinh tế và ổn định kinh tế
vĩ mô trong quá trình thúc đẩy nền kinh tế hấp thụ FDI cũng là một vấn đề gâynhiều tranh cãi Mục tiêu của bài nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa FDI
và tăng trưởng kinh tế, qua đó đánh giá vai trò của các nhân tố hấp thụ dòngvốn FDI như môi trường thể chế và vĩ mô Bài luận văn sử dụng phương phápGMM hệ thống ước lượng trong mô hình dữ liệu bảng động để trực tiếp giảiquyết vấn đề của nội sinh và quan hệ nhân quả Bên cạnh đó, để giải quyết vấn
đề nhân quả bài luận văn cũng sử dụng phương pháp hồi quy OLS với biến