Tiến sĩ Mark Deuze1 đưa ra hai cách định nghĩa TTĐPT trong báo chí: Trước hết, TTĐPT giống như trình bày một bài báo hoàn chinh trên một trang web, có sử dụng hai hoặc nhiều dạng truyền
Trang 1LUẬN VĂN THẠC s ĩ KHOA HỌC BÁO CHÍ • • •
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM THÕNG TIN THƯ VIỄN
Y - u l m
Ngucri hướng dẫn khoa học: TS THANG ĐỨC THẮNG
Hà Nội - 2005
Trang 2MỤC LỤC
Trang
Chuong 1: Khái niệm truyền thông đa phirong tiện
1.1 Khái niệm truyền thông đa phuomg tiện
1.2 Nhĩmg đặc điếm của truyền thông đa phương tiện
1.2.1 Thông tin tầng lớp theo nhiều dạng truyền thông 27
1.2.3 Phá vỡ giới hạn chuyển tải và tiếp nhận thông tin 32
1.2.5 Đòi hỏi sự sáng tạo, hiểu biết của một tập thể nhà báo 35
1.2.7 Sự kén chọn đề tài ứng dụng truyền thông đa phương tiện 37
1.3 Việc xuất hiện và mở rộng ứng dụng truyền thông đa phương tiện
1.3.1 Truyền thông đa phương tiện và các loại hình báo chí 401.3.2 Truyền thông đa phương tiện và máy tính, nghệ thuật 441.3.3 Việc xuất hiện và mở rộng ứng dụng truyền thông đa phương tiện ờ 47Việt Nam
Chương 2: ứng dụng truyền thông đa phương tiện trên báo trực tuyến
của các cơ quan phát thanh, truyền hình ở Việt Nam
2.1 Chủ trương của cơ quan phát thanh, truyền hình đối với các trang báo 51
trực tuyến
2.2 Hoàn cảnh ra đời và phát triển ba tờ báo trực tuyến của Đài Phát thanh
- Truyền hình Hà Nội, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình thành phố
Hồ Chí Minh
2.2.1 Trang báo trực tuyến của Đài Tiếng nói Việt Nam 532.2.2 Trang báo trực tuyến của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội 542.2.3 Trang báo trực tuyến của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh 56
2.3 ứng dụng truyền thông đa phicơng tiện trên ba trang báo trực tuyến
2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng truyền thông đa phương tiện 572.3.2 Các hình thức ứng dụng truyên thông đa phương tiện 62
Trang 3Chirong 3: Co* hội và thách thức đấy nhanh việc ứng dụng truyên thông
đa phương tiện ỏ' các CO' quan phát thanh, truyền hình
3.L ư u thê của việc ứng dụng truyền thông đa phương tiện ở các cơ quan
phát thanh, truyền hình
3.1.1 Có sẵn một lượng lớn audio, video sản xuất hàng ngày 80
3.1.3 Cập nhật nhiều lần và không giới hạn sổ lượng 82
3.1.6 sằn cơ sở hạ tầng để sản xuất các bài báo truyền thông đa phương tiện 863.1.7 Một đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỳ thuật viên chuyên sản xuất 87các đoạn băng audio, video
3.2.Hạn chế cùa việc ứng dụng truyền thông đa phương tiện ớ các cơ quan
3.3 Cơ hội đối với báo trực tuyến của các cơ quan phát thanh - truyền hình
3.3.1 Sự phát triển mạnh mẽ của báo trực tuyến trên thế giới và Việt Nam 933.3.2.Sự ủng hộ của Đảng, Nhà nước đối với việc phát triển báo trực tuyến 943.3.3 Sự phát triển của khoa học công nghệ và phổ biến kiến thức báo trực 96
tuyến
3.3.4 Mở rộng lượng người truy cập các trang báo trực tuyến 983.3.5 Có sẵn các phương tiện truyền thông để quảng bá báo trực tuyến 993.3.6 Nâng cao vị thế của cơ quan phát thanh, truyền hình !00
3.4 Thách thức đôi với báo trực tuyến của các cơ quan phát thanh - truyền hình
3.4.1 Cạnh trạnh giữa chính các trang báo trực tuyến của các cơ quan phát 101 thanh, truyền hình
3.4.2 Cạnh trạnh giữa các trang báo trực tuyến khác 1033.4.3 Sự tụt hậu về công nghệ và kỹ năng làm báo trực tuyến 1053.4.4 Công chúng ngày càng chủ động trong việc tiếp nhận thông tin 107
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
113
Trang 4DANH MỤC TỪ VIÉT TẮT
Báo trực tuyến của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội HanoiTV T
Báo trực tuyến của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh HTV TT
Trang 5Trần Thi Thủy Bình Luân văn tốt nshiêp
Phần mỏ'đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đều biết, toàn cầu hoá đang là xu thế chủ đạo trong tiến trình phát triển của thế giới Toàn cầu hoá biến thông tin thành sức mạnh to lớn Cơ quan báo chí nào nắm được nguồn thông tin, thuyết phục công chúng tin tưởng vào nguồn thông tin của mình, cơ quan báo chí đó có khả năng định hướng dư luận
Sức mạnh này được khẳng định rõ nét hơn sau sự kiện ngày 11/9/2001 Hình ảnh Trung tâm thương mại thế giới (Mỹ) bốc cháy sau khi bị máy bay của nhóm khủng bố tấn công không chỉ làm chấn động thế giới về sự bành trướng của chủ nghĩa khủng bố mà còn cho thấy nguy cơ đơn cực trong thế giới thông tin Bởi lẽ, chỉ
có nguồn thông tin nhiều chiều mới đảm bảo sự an toàn của các quốc gia, đảm bảo trọng lượng tiếng nói của người phát ngôn trên trường thế giới Vì vậy, các cơ quan báo chí luôn nỗ lực khuếch trương thông tin, mờ rộng tầm phủ sóng của minh bằng mọi phương tiện thông tin, đặc biệt là việc phổ biến thông tin trên mạng Internet Từ
đó, xây dựng một thế giới thông tin nhiều chiều
Báo chí Việt Nam không nằm ngoài xu hướng chung đó Kể từ sự xuất hiện
đầu tiên của tờ BTT Tạp chí Quê hương vào tháng 12.1997 cho đến nay, con số
thống kê về BTT Việt Nam liên tục gia tăng Phần lớn các cơ quan báo chí trên toàn quốc đều có một kênh thông tin riêng trên mạng Khái niệm báo chí trực tuyến dần trở nên quen thuộc và dễ hiểu như khi chúng ta nói về các loại hình báo chí như phát thanh, truyền hình, báo in, báo ảnh
Có thể nói, BTT Việt Nam đã và đang nắm giữ một kênh thông tin quan trọng, giúp thế giới có một cái nhìn đầy đủ về Việt Nam, đồng thời mang đến cho đồng bào
trong và ngoài nước một nguồn tin “sạch ”, đáng tin cậy về tình hình thời sự trong
Trang 6Trần Thi Thủy Bình _ Luân văn tốt nghiệp
nước và quốc tế Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong thời điểm xuất hiện ngày càng nhiều các trang web tiếng Việt cố tình bóp méo thông tin về Việt Nam
Nhấn mạnh đến vai trò phát tán thông tin của BTT, Văn kiện ĐH đại biểu toàn quốc Đảng CSVN lần thứ IX tháng 4 năm 2001 nêu rõ: "Sử dụng Internet đẩy mạnh thông tin đối ngoại, đồng thời hạn chế, ngăn chặn những hoạt động tiêu cực qua mạng." [14-116]
Tiếp sau Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng CSVN lần thứ IX, ngày 23 tháng 8 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải ký Nghị định số 55/2001/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet Đây được coi là một bước hiện thực hoá các định hướng chính trị của Đại hội Đảng lần thứ IX nói chung, đồng thời mở ra hướng phát triển của BTT Việt Nam nói riêng Nghị định này, ngoài phần đề dẫn cho Internet Việt Nam, đã cụ thể hoá loại hình báo chí trên mạng Internet: "Dịch vụ thông tin Internet là một loại hình dịch vụ ứng dụng Internet bao gồm dịch vụ phát hành báo chí (báo nói, báo hình, báo điện tử), phát hành xuất bản trên Internet và dịch vụ cung cấp các loại hình tin tức điện tử khác trên Internet" [31 - Điều 12] Quan trọng hơn, đó là việc mở rộng cho hoạt động báo chí írên mans
“Cơ quan báo chí và nhà xuất bản có giấy phép hoạt động theo quy định, được thiết lập hệ thống thiết bị tại cơ sở của mình để trực tiếp tổ chức phát hành hoặc uỷ thác cho đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin Internet phát hành báo và xuất bản phẩm trên Internet”
Có thể nói, văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng CSVN lần thứ IX và
Nghị định số 55/2001/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ là cơ sở quan trọng để các
cơ quan báo chí tiếp tục đẩy mạnh việc đưa các ấn phẩm truyền thông lên mạng Internet
Đến ngày 22/7/2005, Ban Bí thư Trung ương Đản? ban hành Chỉ thị số 52- CT/TW về phát triển và quản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay Chỉ thị khẳng định
Trang 7Trần Thi Thúy Bình _ Luân văn tốt nshiêp
“Báo điện tử ở nước ta phải được phát triển nhanh, vững chắc, có hiệu quả” và “các
cơ quan chủ quản báo chí, các cơ quan báo điện tử và các cơ quan báo chí có báo điện tử, các đơn vị, tổ chức có trang thông tin điện tử cần có kế hoạch nâng cao chất lượng nội dung, hình thức, trình độ kỹ thuật cùa báo điện tử”
Dựa trên những văn bản này, BTT Việt Nam ngày càng trở nên phong phú, đa dạng hơn về nội dung cũng như phương thức truyền tải Nếu như trước kia, các tờ BTT Việt Nam chỉ chủ yếu tận dụng thế mạnh ảnh tĩnh, ảnh động và văn bản thì nay các thế mạnh âm thanh, băng video được khai thác nhiều hơn Hay nói cách khác thế mạnh TTĐPT của BTT đã được khai thác nhiều hơn Trong đó, có một số tờ báo đáng chú ý như VOVNEWS, HanoiTV TT, HTV TT Ưu thế vượt trội của những tờ báo trên là cùng lúc có thể thoả mãn nhu cầu xem, nghe, nhìn của người truy cập
Sự xuất hiện trang BTT của các cơ quan phát thanh, truyền hình góp phần làm phong phú làng BTT nước ta nhưng cũng tạo ra “khoảng trống” lý luận Cho đến nay, trong các tài liệu lý luận về BTT Việt Nam, vẫn chưa có một nghiên cửu nào trực tiếp đề cập đến ứng dụng TTĐPT trên BTT Việt Nam Điều này, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển báo chí trực tuyến vì thực tiễn có lý luận “dẫn đường"
sẽ có kết quả tốt hơn Rõ ràng, đã đến lúc phải có những nghiên cứu, khảo sát về vấn
đề này để thu hẹp “khoảng trống” lý luận, phục vụ hoạt động báo chí thực tế cũng như công tác giảng dạy về BTT
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu vấn đề “ửng dụng
truyên thông đa phương tiện trên các báo trực tuyến của các cơ quan phát thanh, truyền hình ” (trên cơ sở khảo sát báo trực tuyến của vov, HanoiTV, HTV từ năm
2002 đến tháng 9/2005) Ket quả khảo sát từ luận văn tốt nghiệp này sẽ được sử
dụng trong hoạt động nghiệp vụ của chúng tôi, có thể sử dụng trong công tác giảng dạy cũng như trong những ngiên cứu sau này
Trang 8Trần Thi Thúy Bình Luân văn tôt nshiêp
Như trên đã đề cập, BTT du nhập vào Việt Nam chưa đầy 10 năm và đang
trong £Ìai đoạn phát triển mạnh Tuy nhiên, trong hệ thống lý luận báo chí, lĩnh vực
này chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu và đặc biệt, chưa có bất kỳ một đề tài nào
nghiên cứu về ứng dụng TTĐPT trên BTT Việt Nam
Thông qua việc tiến hành khảo cứu nguồn tài liệu luận văn, tiểu luận khoa học
của học viên, sinh viên Khoa Báo chí - trường Đại học KHXH & NV từ năm 1998
đến nay, chúng tôi nhận thấy có những nghiên cửu đáng chú ý như đề tài luận văn
thạc sĩ “Ngôn ngữ báo chí Internet” của Phạm Thu An (Lớp cao học khoá 2, Khoa
Báo chí, ĐH Quốc gia Hà Nội), “Phát thanh trên mạng Internet” của Nguyễn Sơn
Minh (Lớp cao học khoá 4, Khoa Báo chí, ĐH Quốc gia Hà Nội), đề tài khoá luận tốt
nghiệp “Bước đầu tiếp cận loại hình báo chí điện tử” của Nguyễn Sĩ Hoàng (K42,
Khoa Báo chí, ĐH Quốc gia Hà Nội), “Thể loại tin trên báo điện tử” của Nguyễn Thị
Huyền (K43, Khoa Báo chí, ĐH Quốc gia Hà Nội), “Đặc thù công tác biên tập báo
chí Internet” của Nguyễn Thị Ngọc Linh (K43, Khoa Báo chí, ĐH Quốc gia Hà
Nội) Trong các đề tài trên, không có nghiên cứu nào trực tiếp đề cập đến ứng dụng
TTĐPT trên BTT Việt Nam
3 Mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn này được thực hiện nhằm mục đích làm rõ việc ứng dụng TTĐPT
trên các tờ BTT ở Việt Nam, đồng thời đưa ra những đề xuất nâng cao chất lượng
ứng dụng TTĐPT trên ấn phẩm báo chí trực tuyến, cung cấp kết quả nghiên cứu
phục vụ công tác giảng dạy, học tập BTT trong nhà trường Bên cạnh đó, chúng tôi
hy vọng triển khai một hướng tiếp cận mới đối với lí luận và thực hành BTT
Để thực hiện mục đích trên, đề tài tập trung vào một số nhiệm vụ sau:
- Cung cấp khái niệm và quá trình xuất hiện của TTĐPT trên BTT của thế giới
và Việt Nam (trình bày trong chương 1)
Trang 9Trần Thi Thúy Bình Luân văn tốt nghiêp
- Khảo sát việc ứng dụng TTĐPT trên BTT của cơ quan phát thanh, truyền
hình (VOVNEWS, HTV TT, HanoiTV TT) (trình bày trong chương 2)
- Trên kết quả khảo sát của chương 2, đưa ra nhận xét về mặt mạnh và hạn chế cùa các cơ quan phát thanh, truyền hình trong việc ứng dụng TTĐPT trên BTT của
cơ quan phát thanh, truyền hình, cơ hội và thách thức đối với BTT của cơ quan phát thanh, truyền hình, (trình bày trong chương 3)
- Đe xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng BTT thông qua việc phát huy thế mạnh của TTĐPT
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
về đối tượng nghiên cún, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu việc ứng dụng TTĐPT tại BTT của các cơ quan phát thanh, truyền hình Bởi vì BTT ở những cơ quan này thường khai thác các thế mạnh tổng hợp của các loại hình báo chí song hầu như chưa có đề tài nào nghiên cửu về vấn đề này
Với đối tượng nghiên cứu như trên, chúng tôi tập trung khảo sát toàn bộ quá trình hoạt động của HTV TT (http://www.htv.com vn~) HanoiTV TT ('http://www.htv.org.vn~) của VOVNEWS (http://www.vov.org.vn) Vì đến nay, đây
là những cơ quan báo chí khai thác nhiều thế mạnh TTĐPT Chúng tôi lựa chọn thời gian nghiên cứu bắt đầu từ năm 2002 vì đây là thời điểm ứng dụng mạnh TTĐPT: tranh ảnh, âm thanh, băng video, ảnh động Thời gian khảo sát kéo dài đến tháng 9 năm 2005 vì khoảng thời gian ba năm giúp người làm luận văn có được cái nhìn toàn diện về việc ứng dụng BTT
5 Phưong pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã nghiên cứu vấn đề trên quan điểm duy vật biện chứng lịch sử, quan điểm của Đàng, Lênin, Hồ chủ tịch về hệ
Trang 10Trần Thi Thúy Bình Luân văn tót nẹhiêp
thống báo chí tuyên truyền cách mạng và cơ sở lý luận báo chí truyền thông Những quan điểm này góp phần làm rõ đặc trưng TTĐPT của BTT ở Việt Nam nói chung và
ở các đài phát thanh - truyền hình
Trên nền tảng lý luận đó, chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích văn bản, so sánh đối chiếu đồ xem xét các tác phẩm ở dạng phát thanh, truyền hình, báo
in trước và sau khi đưa lên mạng Internet Đồng thời, chúng tôi cũng phỏng vấn những người trực tiếp tham gia làm BTT Những phương pháp nghiên cứu này giúp chúng tôi hiểu rõ quá trình hoạt động và sự cải tiến của tờ báo nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người truy cập
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trong bối cảnh BTT vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ, đề tài này góp phần làm rõ diện mạo BTT ở Việt Nam Đồng thời, chúng tôi lần đầu tiên đã đề cập đến
sự kết họp các thế mạnh của tranh ảnh, ảnh động, âm thanh, băng video trên BTT Việt Nam Từ đó, đây cũng là lần đầu tiên xem xét đầy đủ những thế mạnh của báo Internet so với báo chí truyền thống
Sự xuất hiện ngày càng nhiều các tờ BTT từ các cơ quan PT-TH đã tạo nên một đội ngũ phóng viên, biên tập viên hoạt động trong lĩnh vực này Kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ giúp họ hiểu hơn về những điểm khác biệt của BTT với báo chí truyền thống, cách thức đưa thông tin đến với người đọc dựa trên việc khai thác thế mạnh riêng có của BTT Bên cạnh đó, BTT cũng đã trở thành một môn học trong các trường báo chí, thậm chí thành một ngành học độc lập trong khoa báo chí (tại Phân viện Báo chí và Tuyên truyền) Những giảng viên về BTT có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài này làm phong phú bài giảng về phần lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn
Trang 11Trần Thi Thúy Bình Luân văn tốt nghiêp
7 Kết cấu luận văn
Luận văn bao gồm phần mờ đầu, ba chương và kết luận
Phần mở đầu
Chương 1: Khái niệm về TTĐPT
Chương 2: ứng dụng TTĐPT trên BTT của các cơ quan phát thanh, truyền hình ở Việt Nam
Chương 3 : Cơ hội và thách thức đẩy nhanh việc ứng dụng TTĐPT ở các cơ quan phát thanh, truyền hình
Phần kết luận: Tóm tắt kết quả nghiên cứu chính và đưa ra những đề xuất nâng cao chất lượng BTT của một Đài PT-TH
Trang 12Trần Thi Thúy Bình Luân văn tốt nghiệp
Chương 1: Khái niệm truyền thông đa phưong tiện
1 1 Khái niệm
1 1.1 Khái niệm
Như chúng ta đều biết, thuật ngữ TTĐPT xuất hiện cách đây khoảng 150 năm Cùng với thời gian, thuật ngừ này có mặt trong nhiều lĩnh vực và được định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi phân tích, xem xét một số định nghĩa TTĐPT tiêu biểu đang được áp dụng phổ biến trên thế giới
Tiến sĩ Mark Deuze1 đưa ra hai cách định nghĩa TTĐPT trong báo chí:
Trước hết, TTĐPT giống như trình bày một bài báo hoàn chinh trên một trang web, có sử dụng hai hoặc nhiều dạng truyền thông (không giới hạn dạng truyền thông) như là các từ ngữ được dùng thường xuyên trong ngôn ngữ nói và viết, âm nhạc, hình ảnh động và tĩnh, hình họa đồ thị, yếu tố tương tác hoặc siêu văn bản.Thứ hai, TTĐPT như một sự trình bày tích họp (mặc dù không nhất thiết đòi hỏi sự tích hợp) thông qua dạng truyền thông khác (không giới hạn dạng truyền thông) như là một trang web, thư điện tử, SMS, MMS, phát thanh, truyền hình hoặc cung cấp thông tin qua báo, tạp chí (tích hợp truyền thông theo bề ngang)
Như đã trình bày ngay phần đầu, ở đây, tôi chỉ xem xét các định nghĩa dưới góc độ BTT Bởi vậy, tôi quan tâm đến định nghĩa thứ nhất của tiến sĩ Mark Deuze Định nghĩa của ông đã nhấn mạnh đến sự hội tụ của các dạng truyền thông và đề cập đến sự liên quan giữa tính TTĐPT và hai đặc điểm cơ bản của BTT (tính tương tác
và tính siêu văn bản) Ông cho rằng việc hội tụ này thành công khi tăng cường mối
1 Bài “Báo chí TTĐPT là g ì?" (W hat is Multimedia Journalism?), Tạp chí Nghiên cứu báo chí (Journalism Studies)
(quyến 5, số 2 năm 2004, trang 139-152)
Trang 13Trần Thi Thúy Bình Luân văn tốt nghiêp
liên hệ giữa các phòng tin cũng như giữa các phòng ban khác trong mỗi công ty truyền thông
Theo Từ điển tiếng Anh Cambridge (2004)1 , TTĐPT là sự kết nỗi các hình
ảnh động và tĩnh, tiếng động, âm nhạc và từ ngữ, đặc biệt trong lĩnh vực máy tính và giải trí.
Định nghĩa này mang tính sơ lược do mới đề cập đến sự kết nối giữa các dạng truyền thông mà chưa làm rõ được ưu thế trình bày thông tin dựa trên thế mạnh của mồi dạng truyền thông Hơn nữa, việc kết nối thông tin này không tuỳ tiện mà theo một chủ đề nhất định Bên cạnh đó, không nhắc đến đồ hoạ - một dạng truyền thông khá quan trọng góp mặt trong ứng dụng TTĐPT
Ngoài ra, TTĐPT không chỉ xuất hiện trong lĩnh vực máy tính và giải trí mà còn được ứng dụng trong BTT
Trong khi đó, Từ điển phim và ảnh kỹ thuât số (2005)2 nhận định, TTĐPT
được định nghĩa là việc sử dụng nhiều dạng truyền thông khác nhau trong cùng một sản phẩm truyền thông Nói cách khác, một sản phẩm TTĐPT có thể được hiểu ngủn gọn như một trình diễn slide (trình diên các hình ảnh trên máy tính - người viêt) được gắn với phân nhạc minh hoạ, các đô hoạ, bài text, âm thanh hoặc hình ảnh động; hoặc thậm chí bao gồm các bộ phim có âm thanh và diễn viên trong đó Bất
cứ sản phấm truyền thông nào sử dụng các yêu tô trên đêu là các sản phảm TTĐPT.
Rõ ràng, TTĐPT được định nghĩa là việc sử dụng nhiều dạng truyền thông khác nhau trong cùng một sản phẩm truyền thông (phần nhạc minh hoạ, các đồ hoạ, bài text, âm thanh hoặc hình ảnh động ) Điều này làm nên sự khác biệt của sản phẩm TTĐPT so với các sản phẩm báo chí khác Nếu như báo in chỉ có đồ hoạ, chữ
1 http://dictionarv.cambridge.org/define.asp?kev=52484&dict=CALD)
2 http://photonotes.org/cgi-bin/entrv.pl?id=M uỉtimedia
Trang 14Trần Thi Thúy Bình Luân văn tốt nẹhiêp
viết, hình ảnh; phát thanh chỉ có âm thanh, tiếng động; truyền hình chỉ có hình ảnh (động và tĩnh) thì sản phẩm TTĐPT hội tụ mọi ưu điếm của báo in, phát thanh và truyền hình
TTĐPT được hiểu như một sự trình diễn thông tin tuần tự dưới những dạng truyền thông khác nhau Điều này không hẳn đúng trong BTT Thực tế cho thấy những bài báo TTĐPT trình bày thông tin theo nhiều dạng truyền thông khác nhau
và những dạng truyền thông này không trình diễn tuần tự mà được bày sẵn trên trang BTT theo một chủ đề nhất định Nói cách khác, nhà báo căn cứ vào nội dung bài báo
và quyết định xem thông tin thể hiện ở dạng truyền thông nào là họp lý nhất và thoả mãn nhu cầu thông tin ở mức cao nhất
Trong bài báo TTĐPT, nhà báo chỉ đóng vai trò là người cung cấp thông tin theo một lịch trình (gồm nhiều điểm) mà nhà báo đó cho là họp lý Tuy nhiên, người truy cập mới là người quyết định có đi theo lịch trình đó hay chọn một hoặc một vài điểm trong lịch trình đó Chúng ta có thể hình dung bài báo TTĐPT như một tua du lịch đã được định sẵn và người truy cập như khách hàng có quyền quyết định đi hết tua hoặc chỉ đi một vài điểm mình yêu thích
TTĐPT trong BTT không thể coi là các bộ phim có âm thanh và diễn viên trong đó bởi vì một đặc điểm của báo chí nói chung và BTT là tính chân thực, sự thực cuộc sống như thế nào thì sự thực trong tác phẩm báo chí cũng phải được tái hiện nguyên vẹn như vậy Do đó, việc ứng dụng TTĐPT trong BTT cũng phải trên
cơ sở hiện thực và không được tô vẽ, thay đổi
Theo Từ điển Bách khoa Toàn thư Encarta (2005)1, trong lĩnh vực khoa học
máy tính, TTĐPT được hiểu là việc trình bày thông tin thông qua sự kết nối bài text,
âm thanh, ảnh, ảnh động và video Sự kết nổi giữa các thành phần truyền thông (bài
1 http://encarta.msn.com/text 761562178 1/Multimedia.html
Trang 15Trần Thi Thúy Bình Luân văn tốt nghiêp text, âm thanh, ảnh, ảnh động và video) được thực hiện có chủ ỷ và theo một chủ đề Mỗi một thành phần truyền thông được găn với một liên kết trên mạng Sự kết nối này còn được gọi là siêu liên kêt.
Các văn bản TTĐPT thường tìm thấy trên mạng InternetJà các trang web Việc nối kết thông tin với các siêu liên kết của các trang web được tiến hành nhờ những chương trình máy tính đặc biệt hoặc bằng các ngôn ngừ máy tính
Từ điển Bách khoa Toàn thư Encarta chú giải thêm: TTĐPT không chỉ giúp nhà báo trình bày tác phẩm theo một cách mà còn trình bày theo nhiều cách Sự đa dạng trong trình bày thực hiện được nhờ đưa thông tin dưới các dạng khác nhau như ảnh tĩnh, ảnh động, video, âm thanh Thông tin ở từng dạng được gắn với một liên kết Như vậy, một bài báo có nhiều liên kết sẽ tạo cơ hội cho người truy cập có hàng ngàn sự lựa chọn tiếp cận thông tin Họ có thể đọc liên kết đến một video, liên kết đến phần âm thanh hay thậm chí chỉ đọc liên kết đến bài dạng text
Định nghĩa của Từ điển Bách khoa Toàn thư Encarta nhấn mạnh đến việc các sản phẩm TTĐPT tồn tại trên mạng Internet Điều này hoàn toàn đúng vì nhắc đến BTT là nhắc đến TTĐPT và ngược lại nói về TTĐPT thì nhất định không thể không nói đây là một trong ba đặc điểm cơ bản của BTT
Sự kết nối giữa các thành phần truyền thông (bài text, âm thanh, ảnh, ảnh động và video) được thực hiện có chủ ý và theo một chủ đề, điều này hoàn toàn đúng
đối với các bài báo TTĐPT Việc kết nối các dạng truyền thông không tuỳ hứng mà theo sáng tạo chủ quan của nhà báo nhằm làm rõ, làm phong phú thông tin mà nhà báo đề cập đến trong bài báo
Thông tin không chỉ dừng lại trong bài báo đó mà còn có sự liên kết với các các nguồn thông tin khác thông qua các liên kết đến thông tin liên quan mà nhà báo cung cấp
Trang 16Trần Thi Thúy Bình Luân văn tốt nghiên
Định nghĩa việc nối kết thông tin với các siêu liên kết của các trang web nhấn
mạnh đến tính tương tác của sản phẩm TTĐPT Mỗi sản phẩm báo chí TTĐPT là một sản phẩm báo chí mở Nó có thể có sự liên kết với các bài báo khác thông qua các liên kết Tuy nhiên, điều này không bắt buộc Thực chất của TTĐPT trong báo chí là mỗi thông tin được gắn với một liên kết và các liên kết tạo nên một bài báo TTĐPT Người truy cập là người quyết định đọc liên kết nào trước, liên kết nào sau, đọc hết các liên kết hay chỉ một vài liên kết
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia1, TTĐPT là việc sử dụng các
dạng truyền thông khác nhau để truyền tải thông tin (dạng văn bản, phát thanh, đồ hoạ, ảnh động, video và tương tác) TTĐPT cũng liên quan đến truyền thông máy tính Vì thông tin được trình diễn trong những dạng khác nhau, TTĐPT tăng cường kinh nghiệm cho người dùng và giúp họ nắm bắt thông tin tốt hơn TTĐPT sử dụng trong nghệ thuật nghe nhìn để miêu tả các công việc được sảng tạo từ hai phương tiện trở lên.
Định nghĩa này cung cấp thêm ưu thế của TTĐPT so với từng dạng truyền
thông đơn lẻ là “tăng cường kinh nghiệm cho người dùng và giúp họ nam bắt thông
tin tot hơn
Bên cạnh đó, định nghĩa cho thấy một sản phẩm được tạo nên từ hai phương tiện truyền thông trở lên có thể được gọi là một sản phẩm TTĐPT Như vậy, chúng ta
có thể hiểu một sản phẩm báo chí sử dụng hai dạng truyền thông trở lên được gọi là sản phẩm báo chí TTĐPT Sử dụng càng nhiều dạng truyền thông trong một bài báo thì sản phẩm báo chí càng khai thác tốt thế mạnh trinh bày thông tin của mỗi dạng truyền thông và giúp người dùng nắm bắt thông tin tốt hơn
1 http://en.vvikipedia.org/wiki/Multimedia
Trang 17TTĐPT cũng liên quan đến truyền thông máy tính Định nghĩa đã nhấn mạnh
đến sự mới mẻ trong trình diễn thông tin của TTĐPT Chúng ta đều biết trình diễn thông tin dưới nhiều dạng không còn là điều lạ đối với con người nhưng sự mới mẻ của TTĐPT nằm ở chồ: tạo cơ hội cho việc trình bày thông tin theo các dạng kỹ thuật
số Các dạng kỹ thuật số bao gồm ảnh tĩnh, ảnh động, audio, video được nén lại dưới dạng thức phù hợp có thể đưa lên mạng Internet Thông tin theo mỗi dạng kỹ thuật số được thể hiện qua các siêu liên kết độc lập với nhau Nói cách khác, mỗi siêu liên kết thể hiện một khía cạnh thông tin, các khía cạnh thông tin họp lại và tạo nên một tác phẩm báo chí hoàn chỉnh
Tôi cho rằng chính sự nối kết các siêu liên kết tạo nên sức hấp dẫn, sống động của các tác phẩm sử dụng TTĐPT Bởi vì, người truy cập có thể tiếp cận thông tin không theo cách tiếp cận tuyến tính (tiếp cận theo trình tự như báo in, phát thanh, truyền hình) Họ có thể tuỳ chọn siêu liên kết để xem một video trước, hay đọc bài text hoặc chỉ đơn giản nghe một audio
Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu báo chí đã đi đến ý kiến thống nhất; Việc tăng các siêu liên kết gắn với tranh, ảnh, audio và video có thể tăng tốc độ tiếp thu và làm giàu kiến thức cho người sử dụng Chúng ta đều biết con người nhận thức nhanh hơn nhờ kết hợp ba khả năng xem, nghe và đọc hơn là chỉ một khả năng Và TTĐPT hoàn toàn có thể kết họp khả năng xem, nghe và đọc nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết của con người
Trên cơ sở phân tích các định nghĩa trên, tôi nhận thấy: TTĐPT là việc trình
diễn íltông tin dưới nhiều dạng truyền thông khác nhau (audio, video, tranh ảnh,
đồ họa, văn bản ) trên cơ sở khai thác thế mạnh của từng dạng truyền thông
Việc trình diễn thông tin phụ thuộc vào chủ quan của người làm báo nhưng người xem hoàrt toàn chủ động tái tạo thông tin theo ý muốn của mình Các sản
Trang 18phẩm TTĐPT thường có mặt trên BTT và có thế xem đi xem lại tlỉông tin nhiều lần.
Trần Thi Thúy Bình Lư ân văn tốt nghiẻp
Căn cứ vào định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu TTĐPT trên các trang BTT dưới hai phương diện Thứ nhất, TTĐPT được xem như kết quả sự hội tụ các phương thức truyền thông (nơi TTĐPT được coi là tổng hợp của các dạng truyền thông khác) trong một tác phẩm báo chí Thứ hai, tính TTĐPT thể hiện ở sự đa dạng của các dạng truyền thông trong việc tạo nên mô hình khác nhau của các trang BTT (bản thân các nội dung trong trang web được coi là ứng dụng của TTĐPT)
1.1.2 Các thành phần truyền thông đa phương tiện
Các thành phần TTĐPT nằm trong sự trình bày theo một cốt truyện mà khuyến khích người sử dụng đọc và tương tác với thông tin Như dùng dạng text để giải thích, dùng audio để kiểm nghiệm tính chân thực của phòng vấn, video và ảnh
để minh chứng tính chính xác và sinh động của sự kiện, sự việc
Các thành phần tương tác bao gồm các phần pop-up1, các cửa sổ nhỏ xuất hiện trên màn hình máy tính với một danh sách các câu lệnh hay các thành phần TTĐPT cho người dùng lựa chọn Khi nhấp chuột vào các thanh trượt biểu thị trên màn hình
vi tính, người dùng có thể mở một phần khác của văn bản hoặc xem một bức ảnh
Sau đây là các thành phần TTĐPT thông dụng được dùng trên các trang web
Văn bản
Đây là thành phần cơ bản của báo chí trực tuyến, được sử dụng ở mọi trang tin chính Thành phần này được xây dựng dưới dạng văn bản như trên báo in Văn bản thường miêu tả lịch sử bài báo (có thể kết nối với các bức ảnh), miêu tả một tiến trình (có thể kết nối với các đồ hoạ), hoặc cung cấp thông tin đầu tiên về một sự kiện
1 trang web xuất hiện đồng thời khi nhấn chuột mơ trang chính
Trang 19Trần Thi Thủy Bình Luân văn tốt nshiẻp
Thông thường, văn bản được sử dụng khi nhà báo không thể truyền thông tin qua ảnh, video, audio hoặc đồ hoạ
Trình diễn hình ảnh (slideshows)
Gồm nhiều hình ảnh khác nhau, được sắp xếp theo một trật tự cố định, nhằm
kể một bài báo với tốc độ đổi hình ảnh định sẵn - tạo ra một bài trình bày hình ảnh Những hình ảnh có thể có các chú thích nhằm làm rõ nội dung của hình ảnh
\
Anh tĩnh
Ảnh tĩnh có vai trò quan trọng trong nhiều phần của bài báo Bởi vì những bức ảnh tĩnh làm nổi bật cảm xúc, nhấn mạnh một điểm quan trọng trong bài báo, dễ dàng tạo ra cảm xúc đặc biệt đối với người truy cập Những cảm xúc này ở lại lâu hơn so với cảm xúc từ các đoạn băng video Nhìn chung, các bức ảnh tĩnh thường nối kết với audio, đặc biệt, các bức ảnh toàn cảnh hoặc 360o khi kết nối với audio hay lôi cuốn người đọc đến với bài báo tức thì
Audio
Audio có thể thế mạnh về kể chuyện Thông thường các phần audio được sư dụng khi âm thanh không thể miêu tả bằng lời hay cần có người trả lời phỏng vấn khi bản thân từ ngữ không thể truyền tải Nhà báo Jonathan Dube1, người sáng lập và đồng thời là tổng biên tập Cyberjoumalist.net: Sử dụng ảnh chân dung người trả lời phỏng vấn sẽ hấp dẫn người truy cập hơn là gắn đoạn audio với văn bản bởi tính thuyết phục sẽ cao hơn nhờ tạo cảm giác “người thật, việc thật” Bên cạnh đó, có thể
sử dụng audio theo nhiều cách nhằm tạo cảm giác cho người truy cập được trò chuyện với “người trên đường phố” và “hỏi chuyện các chuyên gia” về mọi chuyện liên quan đến cuộc sống
1 Bài “Các dạng viết trực tuyến” (Online storytelling forms), Cyberjournalist.net ngày 10/7/2000
Trang 20Trần Thi Thúy Bình Luân văn tốt nshiêp
Video
Thế mạnh của video là đem lại hình ảnh động và chân thực Video là phương tiện tốt nhất để miêu tả hành động, đưa người đọc đến nội dung chính của bài báo, hoặc theo dõi nhân vật chính trong chuyện Nói cách khác, video giúp người truy cập
có cảm nhận họ cũng là một phần của bài báo video đang diễn ra vì họ có thể theo dõi mỗi biến chuyển của nó Các nhà báo thường dùng video tường thuật các cuộc tranh luận giữa những nhân vật nổi tiếng hay những sự kiện lớn Trong cuộc tranh luận tổng thống năm 2000, người truy cập trang web MSNBC.com có thể trực tiếp theo dõi cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên tổng thống qua một màn hình nhỏ trên trang web
Phỏng vấn trực tuyến (Giao lưu trực tuyến)
Phỏng vấn không giống như cách viết phóng sự Phỏng vấn trực tuyến gần với
phần Cảu hỏi thường gặp (FAQ) trên các trang BTT Trong phỏng vấn trực tuyến,
người đọc có thể tìm thấy các câu hỏi sẵn có (có thể gần hoặc trùng với vấn đề họ định hỏi) Dạng giao lưu này giúp người truy cập dễ dàng nhận được giải đáp về thông tin họ cần Tuy nhiên, nếu phỏng vấn trực tuyến được sử dụng quá nhiều hoặc
có nội dung kém thì không có giá trị
Thi đố và khảo sát
Hai thành phần này dường như không thích hợp với báo chí nhưng vẫn áp dụng được Chẳng hạn, nhà báo có thể đưa ra câu đố như một nét hài hước của bài báo và toàn bộ bài báo có thể kể dưới dạng câu đố, mà theo đó cung cấp thông tin qua các câu hỏi và trả lời Việc sử dụng thành phần này rất hiệu quả vì chúng thường lôi cuốn người truy cập Bên cạnh đó, kết quả khảo sát về một vấn đề sẽ cung cấp những con số đáng tin cậy cho người truy cập
Trang 21Trần Thi Thúy Bình Luân văn tốt nẹhiêp
Đồ thị và bản đồ
Các đồ thị góp phần biểu diễn quá trình diễn biến của sự việc Đồ thị soi rọi sự việc ở nơi mà camera không thể tiếp cận như trong cơ thể con người hay cách xa trái đất hàng triệu năm ánh sáng Có trường hợp, đồ thị là phương tiện chính thể hiện bài báo và văn bản, ảnh tĩnh và video giữ vai trò phụ trợ
Bản đồ định vị khi đi kèm thông tin khác sẽ giúp người truy cập định vị thông tin hiệu quả GIS (các hệ thống thông tin địa lý học) và hình ảnh vệ tinh rất quan trọng đối với phóng viên GIS tương tác có thể cá nhân hoá một bài báo trong văn bản qua bản đồ, người đọc xác định địa điểm xảy ra sự kiện trong thành phố hay vùng phụ cận
Phim hoạt hình
Phóng sự có thể thực hiện dưới hình thức phim hoạt hình Phim hoạt hình thường dùng để tái tạo lại một sự kiện có chuyển động hay làm rõ cái đã xảy ra hoặc đang tiến hành Đây là cách làm hiệu quả khi không có ảnh tĩnh hay video
Tuy nhiên, không nên lạm dụng phim hoạt hình trực tuyến vì phim hoạt hình thường không có nội dung nên đối tượng truy cập giàu kinh nghiệm dễ coi đây là hình thức quảng cáo và bỏ qua phim hoạt hình Bên cạnh đó, khi khán giả quá tập trung theo dõi phim hoạt hình thì họ dễ xao lãng nội dung bài báo
Các thành phần trên kết hợp và tạo nên các bài báo báo chí trực tuyến ở nhiều dạng khác nhau Trong đó, dạng phức tạp nhất phải kể đến công nghệ Flash để nhập văn bản, audio, ảnh, video và thậm chí các cuộc tranh luận trực tuyến, các câu đố -
để tạo ra bài báo tương tác toàn diện về một vấn đề mà không phương tiện truyền thông nào làm được
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM THỐNG TIN THƯ VIỆN
Trang 22Trần Thi Thủy Bình Luân văn tốt nshiêp
1.1.3 ứng dụng truyền thông đa phuong tiện
Nói đến ứng dụng TTĐPT, tôi muốn đề cập đến việc áp dụng lý thuyết TTĐPT vào hoạt động thực tế của các trang web Như vậy, một sản phẩm TTĐPT yêu cầu tối thiểu hai điều từ các nhà báo trực tuyến Trước hết, đó là kiến thức về các dạng kỹ thuật số mà phóng viên ứng dụng trong bài Điều này đồng nghĩa với việc phóng viên sử dụng tốt các un điểm của máy ảnh, máy quay, máy ghi âm và các chương trình máy tính liên quan Với phương tiện ghi âm, nhà báo trực tuyến có thể cung cấp phần audio, gắn vào đó một siêu liên kết, mà ở đó, người truy cập có thể tự bản thân nghe các câu trả lời phỏng vấn và kiểm định các thông tin mà nhà báo đưa
ra trong suốt cuộc phỏng vấn
Với camera kỹ thuật số, nhà báo trực tuyến có thể chụp ảnh, quay phim và tải lên máy chủ, trưng bày trên các trang web chỉ vài phút sau khi chụp, quay phim Người truy cập có thể theo dõi trực diện mặc dù họ không ở gần sự kiện, sự việc được đề cập trong các bức ảnh, các đoạn video
Thứ hai, nhà báo trực tuyến phải có khả năng phối họp nhiều dạng truyền thông để trình bày một vấn đề và khả năng xác định loại phương tiện sử dụng hiệu quả nhất Khả năng ứng dụng nhuần nhuyễn các thành phần TTĐPT sẽ tạo chiều sâu cho bài báo khi tiếp cận người truy cập
Như vậy, việc sử dụng các dạng kỳ thuật số không được tuỳ tiện mà nhất thiết phải có sự cân nhắc kỹ trước khi đưa vào bài báo Một câu trích dẫn ở dạng text hay audio, hình ảnh ở dạng tĩnh, dạng động, hay video không phải phụ thuộc vào ý thích
cá nhân Sự hiện hữu của nó trong bài báo là cần thiết và khiến người truy cập ưa thích hơn những dạng truyền thông khác Rõ ràng, sự cẩn trọng đến từng chi tiết quyết định mức độ thành công của việc ứng dụng TTĐPT
Trang 23Trần Thi Thúy Bình Luân văn tốt nghiên
Vì vậy, nhà thiết kế web Tim Guay' đã nhận định về cạm bẫy của nội dung TTĐPT đổi với các trang web: “Nếu người ta sử dụng mà không quan tâm đến các lý
do tại sao TTĐPT có mặt trên trang web hay TTĐPT được trình bày nghèo nàn hoặc
nội dung kém giá trị thì việc ứng dụng đó coi như thất bại và gây ra sự lãng phí về
dung lượng mà nó chiếm trên trang web và ảnh hưởng đến tốc độ truy cập trang web
một cách không cần thiết.”
Sự thất bại và lãng phí mà Tim Guay đề cập thể hiện rõ khi mở trang phóng sự thu thanh của VOVNEWS2 Trên trang này xuất hiện hàng loạt tiêu đề và mỗi tiêu đề
gắn với một đoạn băng audio (thường có độ dài từ 15 phút đến 30 phút) như “Phát
triển cộng đồng ở La Hay”, “Bản sắc La Hay - hội nhập và thay đổi”, “Tinh trạng buôn bán phụ nữ vẫn diễn biến phức tạp”, “Chương trình tìm hiểu đôi nét về các làn điệu hát ru” Ngoài các tiêu đề trên, người truy cập không nhận được bất cứ thông
tin nào như phần tóm tắt, ảnh tĩnh khiến họ thấy cần thiết phải mở audio Rõ ràng, việc thiếu vắng thông tin làm người truy cập mất hứng thú và không đủ kiên nhẫn để theo dõi những đoạn băng quá dài Đó chính là sự lãng phí về dung lượng khi các audio trên có mặt như sự trang trí trang BTT chứ không có ích cho người truy cập
Điều này hoàn toàn đúng vì các bài báo ứng dụng càng nhiều tiện ích cua TTĐPT càng có dung lượng lớn hơn nhiều lần so với các bài báo không ứng dụng TTĐPT Theo TS Thang Đức Thắng, tổng biên tập VNExpress: “Trước khi xuất hiện dịch vụ truy cập Internet băng thông rộng (ADSL), ngưỡng thất vọng của người đọc khi tải xuống một trang web là 1 phút Sau khi xuất hiện dịch vụ ADSL, chất lượng đường truyền được cải thiện rõ rệt nên ngưỡng thất vọng giảm xuống còn 30 giây Nếu nội dung không xuất hiện trong vòng 30 giây thì 90% người đọc sẽ ấn nút Stop của trình duyệt để ngưng tải trang web đó” Như vậy, khi các audio, video được sử
1 Bài “Lý thuyết siêu văn bản và truyền thông” (năm 1995) http://hoshi.cic.sfii.ca/~guav/Paradigm/Disciiss.htmli
2 Ngày 15/9/2005, http://www.vov.o^<;.vn/amthanhl/tiengviet/Dhon»suthuthanl^/phon^suthuthanh.htm.
Trang 24dụng không đúng chỗ làm trang báo trở nên nặng nề và số lượng người truy cập bấm nút Stop kết thúc lệnh tải trang web sẽ gia tăng.
Hiện nay, dung lượng của đường truyền và việc giữ bản quyền trên mạng vẫn
là những yếu tố cản trở tiến trình mở rộng việc ứng dụng TTĐPT trong các bài báo Ngoài ra, để có những bài báo thể hiện các chi tiết dưới dạng kỹ thuật số khác nhau, các công ty truyền thông phải tích họp các phòng tin truyền thống (thậm chí phòng tin “ảo”) với những nhà cung cấp nội dung khác
Tính TTĐPT trong các trang web tin tức được hiểu theo hai cách Thứ nhất, nó được xem như là kết quả sự hội tụ các phương thức truyền thông (nơi TTĐPT được coi là tổng của các dạng truyền thông khác) Thứ hai, tính TTĐPT thể hiện ở mô hình khác nhau (bản thân nội dung trong trang web được coi là ứng dụng của TTĐPT) Nếu hiểu theo cách thứ hai thì hầu hết các trang đều làm được điều này, ví
dụ như BTT của CNN và BBC Những trang web này, bên cạnh các sản phẩm báo chí chính thống, có những sản phẩm ngoài dòng chính thống như các trò chơi, các bình chọn, trắc nghiệm
TTĐPT đưa người truy cập vào sâu trong các bài báo Tính tích cực của nó thể
hiện ở chỗ mỗi phần video, audio, ảnh, văn bản, hoạt hình trong tác phẩm báo chí
có ứng dụng TTĐPT sẽ kể một phần bài báo một cách thuyết phục nhất
Ngày nay, các cơ quan báo chí đều nhận thức hai điểm lợi thế của việc thông
tin trên web: ngữ cảnh và tính liên tục Ngữ cảnh ở đây chính là thông tin nền cho
bài báo từ dữ liệu, thông tin đối với danh sách các bài báo liên quan, các liên kết đến các nguồn khác và các diễn đàn trên mạng Thông tin của mỗi nguồn sẽ cho người đọc nhận thức về ngữ cảnh bài báo và sự liên quan của nó với những bài báo khác cùng một chủ đề Tính liên tục ở đây chỉ sự không giới hạn số lần cập nhật thông tin cũng như nội dung thông tin Thông tin được đưa lên khi mới bắt đầu và liên tục cho đến khi kết thúc
Trần Thi Thủy Bình _Luân văn tốt nọhiép
Trang 25Trần Thi Thúy Bình Luân văn tốt nghiêp
Trang báo truyền thông đa phương tiện
BTT của CNN, BBC, Reuteurs, MSNBC không phải là bài báo TTĐPT, mà
là các trang TTĐPT Những trang BTT này tuy có nhiều dạng truyền thông như văn bản, video, audio, ảnh, có đồ hoạ nhưng bài báo chính của các trang này thường giới hạn và được sản xuất với sự kết họp ba dạng truyền thông văn bản, ảnh tĩnh và video hoặc sự kết họp hai dạng truyền thông văn bản và audio Nói cách khác, mỗi dạng truyền thông tuy cùng phản ánh một vấn đề nhưng được sản xuất phục vụ một loại hình báo chí riêng, độc lập về nội dung phản ánh và sau đó được tập hợp lại để tạo nên một sản phẩm TTĐPT Các dạng truyền thông tham gia sự kết hợp này thường được giữ nguyên dạng như khi xuất hiện trên các ấn phẩm báo chí trước đó
Cụ thể là đoạn băng video được giữ nguyên như đã phát trên truyền hình, văn bản đi kèm đoạn băng video chính là lời bình trong đoạn băng video và ảnh minh họa được lấy từ một cảnh trong đoạn băng video Hiếm khi video, văn bản, các bức ảnh, audo
và đồ hoạ được tích hợp trong một bài báo
Hai dạng bài báo TTĐPT
Thứ nhất, đó là dạng bài theo định hướng của phóng viên Phóng viên lựa chọn chủ đề, phác thảo nội dung và quyết định dạng truyền thông của mồi phần trong bài báo Sau đó, sử dụng các thiết bị kỹ thuật để sản xuất video, audio, văn bản và đồ hoạ Dạng này thường dùng để nói về một phần của vụ điều tra dài kỳ hoặc dự án đặc
biệt Bài báo “Lay động trái tim”x (Touching Hearts) của Joe Weiss hoàn toàn do
phóng viên định hướng
Thứ hai, là dạng bài theo định hướng của biên tập viên/nhà sản xuất Dạng bài này áp dụng đối với thông tin giờ chót hoặc các vấn đề đặc biệt Biên tập viên chỉ định các phóng viên sản xuất các phần của bài báo vào giờ chót Ví dụ như đưa tin về
1 “Lay động trái tim”, BTT của HeraldSun.com, ngày 4/2/2001
Trang 26Trần Thi Thủy Bình _ Luân văn tốt nghiệp
các cơn bão phá hoại thành phố Biên tập viên yêu cầu một phóng viên chụp ảnh, một phóng viên đi phỏng vấn tại hiện trường, một người quay phim ghi hình, một phóng viên thu thập thông tin qua điện thoại và một kỹ thuật viên chịu trách nhiệm sản xuất các bản đồ và minh hoạ Lúc này, bài báo định hình trong đầu biên tập viên/nhà sản xuất và những người này đưa ra các quyết định cơ bản về việc tập hợp
các phần để tạo nên một tác phẩm báo chí TTĐPT hoàn chỉnh “Nhũng thảm họa
không tự nhiên”2 (Unnatural Disasters) là bài báo viết theo hướng của nhà sản xuất,
biên tập
Căn cứ theo cách hiểu thứ nhất, hiện nay, vẫn chưa có một bài báo TTĐPT đúng nghĩa Do đó, trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi xem xét việc ứng dụng TTĐPT theo cách thứ hai, có nghĩa là bản thân các nội dung trong trang web được coi là ứng dụng của TTĐPT
Qui trình sản xuất bài báo TTĐPT
* Chọn chủ đề
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, không phải chủ đề nào cũng có thể sản xuất bài báo TTĐPT Chủ đề phù hợp cần có những hành động thích hợp để ghi hình, sản xuất thành các đoạn băng video mô tả một quá trình; có những chi tiết có thể được
mô tả bằng đồ thị; có thể thực hiện các cuộc trả lời phỏng vấn hấp dẫn bằng video, audio; có những bức ảnh tạo cảm xúc mạnh đối với người truy cập Những chủ đề ưa thích thường là vấn đề mang tính toàn cầu hoặc gây sự quan tâm trên diện rộng như khủng bố, ô nhiễm, chiền tranh, bệnh dịch
2 “Những thảm họa không tự nhiên”, BTT của tờ The Sun ngày 31/12/2003
Trang 27Trần Thi Thúy Bình Luân văn tốt nghiép
* Xây dựng kịch bản
Kịch bản đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng bài báo TTĐPT vì đó là
cơ sở giúp nhà báo tìm kiếm ý tường xây dựng bài báo tại hiện trường, thu thập thông tin từ các nguồn liên quan cũng như ý kiến của những phần dự kiến trong bài báo TTĐPT hay các hình ảnh động (video), hình ảnh tĩnh, audio, tư liệu Như vậy, kịch bản có ba nhiệm vụ: xác định các giới hạn của bài báo (các nguồn thông tin, thời gian diễn ra); tổ chức các phần bài báo theo một chủ đề xuyên suốt; lựa chọn phương tiện cần dùng cho mỗi phần bài báo
Chẳng hạn, kịch bản làm rõ các phần của bài báo TTĐPT (không cần theo trật
tự trước sau)
Một đoạn dẫn nêu bật tầm quan trọng của bài báoTóm tắt về một hay nhiều nhân vật chính tham gia bài báo
Sự kiện, tình tiết chínhMọi tiến trình, sự việc đang vận độngNhững lý lẽ thuận và chống
Lịch sử của sự kiện, sự việcNhững vấn đề khác liên quan đến bài báoNhư vậy, trang chủ của bài báo TTĐPT thường bao gồm tiêu đề, đoạn dẫn, hình ảnh động (ảnh trung tâm, trình diễn ảnh, video) và các đường dẫn đến những phần khác làm rõ chủ đề của bài báo
Sau khi xác định rõ các phần của bài báo TTĐPT, chúng ta quyết định dạng phương tiện truyền thông gắn với mỗi phần (Phần này dùng video, phần kia phải minh họa bằng đồ thị, phần khác phải dẫn chứng bằng audio ) Mỗi phần bài báophải được gắn với phương tiện tốt nhất có thể truyền tải thông tin phần đó chứađựng
Trang 28Trần Thi Thúy Bình _ Luân văn tốt nshiêp
Thông tin trong mỗi phương tiện có sự liên kết nên có thể có một vài chồng chéo nhỏ Sự chồng chéo đó cũng có ích vì bài báo TTĐPT là bài báo không tuyến tính nên có thể coi sự chồng chéo như sự mời gọi người đọc khám phá các phần khác của bài báo Điểm này tạo nên sức hấp dẫn tương tác giữa các phần Nhằm tăng sức hấp dẫn tương tác, nhiều phần của bài báo có thể đưa dữ liệu đến người truy cập thông qua diễn đàn trực tuyến, các trò chơi trực tuyến để công chúng tự mình xây dựng bài báo
Xây dựng thông tin trên trang chủ xong, nhà báo tiến hành xây dựng các trang trong trên cơ sở xác định phần chính và phần phụ trợ của mỗi trang
Rõ ràng, xây dựng xong kịch bản, nhà báo có thể hạn chế các lỗ hổng có thể
có của bài báo, xác định những gì cần thiết (thời gian, thiết bị, sự trợ giúp), các nguồn thông tin khai thác và xây dựng bài báo TTĐPT không tuyến tính
* Công việc thực địa
Nhà báo triển khai các công việc dự định trong kịch bản trên thực địa Tại hiện trường, căn cứ vào tình hình thực tế, nhà báo cân nhắc xem thông tin chuyển tải qua phần ghi băng video, audio hay ảnh tĩnh có phải là phương án tối ưu hay không? Neu như có gì thay đổi thì cần quyết định nhanh và sau đó, tập trung làm việc theo dự kiến để có hiệu quả thông tin tốt nhất ở mỗi loại phương tiện Bên cạnh đó, nhà báo cần linh hoạt để có nhiều thông tin ở dạng video để sử dụng sau này
Theo Jane Stevens’, việc phỏng vấn nên được tiến hành hai lần, một lần khi người đó đang trong hoạt động thường ngày mà sẽ được sử dụng trong các đoạn băng video, lần thứ hai trong khu vực yên tĩnh, miêu tả lại hoạt động và bình luận của họ về những điều quan trọng trong hành động đó Lý do thực hiện việc này là
1 Giảng viên TTĐPT, Trường đào tạo báo chí Berkeley (UC Berkeley Graduate School o f Journalism)
Trang 29Trần Thi Thúy Bình Luân văn tốt nghiệp
nhằm lại bỏ tiếng ồn xung quanh Có thể chỉ quanh một đoạn ngắn hành động quan trọng và thu audio từ một chỗ có điều khiển để giải thích hành động
Nếu lưu giữ bài báo TTĐPT hàng ngày
Xem băng và ghi lại ảnh tĩnh, đánh dấu những đoạn băng video có thể dùng Viết thông tin chi tiết trên băng như số băng, ngày quay, những vấn đề chính, cảnh quan trọng, tên và số điện thoại của mình (trong trường hợp đánh mất băng)
Ghi chú ý trên các thành phần bài báo khi xem băng - chuyển một đoạn chính và kịch bản cho người biên tập nếu cần thiết Thông thường nếu phóng viên ghi băng hàng ngày, phóng viên và biên tập sẽ thiết kế hai mẫu để chọn xem cái gì sẽ trình diễn những kế hoạch cơ bản bao gồm video, ảnh tĩnh và văn bản trên trang web
Biên tập ảnh tĩnh và các đoạn băng video trên thực địa (hạn chế sự điều chình của biên tập viên tại cơ quan)
Gửi ảnh tĩnh (gửi các đoạn băng video từ thực địa nguy hiểm do chiếm đường truyền lớn hơn)
Viết các đoạn văn bản đính kèm và gửi đi
• Gửi các đoạn băng video (điều này thường xuyên mất thời gian để tiếntrình, vì vậy nó là cơ hội tốt để chuẩn bị cho ngày hôm sau)
• Gửi các đồ thị phù hợp nếu có thể (các nhà khoa học thường làm việctrên máy tính cá nhân và có thể có thông tin cho phóng viên)
Neu không liru giữ bài báo TTĐPT hàng ngày
Nhà báo không cần phải tiến hành những công việc trên cho đến khi quay về
cơ quan, nhất là khi họ có thời gian dài để hoàn thành bài báo
Trên thực địa
Xem và dán băng mỗi đêm
Trang 30Trần Thi íhúv Bình Luân văn tốt nshiêp
Chép lại tư liệu phỏng vấn cho đến khi nó phù hợp với các đoạn văn bản hay hình ảnh
• Ghi lại chú thích cho các cảnh và thông tin nhà báo cần cho ngày hômsau
Xem lại kịch bản và điều chinh nếu cần thiết
Quay trở về cơ quan
• Xem băng, chọn các ảnh và đoạn băng video rõ ràng để sau đó biên tập Làm kịch bản chi tiết
Thu thập phần còn lại của thông tin nhà báo cần cho bài báo (tìm kiếm thông tin ờ dạng đồ thị, bản đồ)
Bắt đầu tập hợp nội dung cho các trang, các đoạn văn bản thô trước, sau
đó, các thành phần nghe nhìn Chắc chắn làm việc với biên tập viên và người phụ trách đồ thị tại điểm này vì vậy nhà báo có thể làm các đoạn băng video và ảnh tĩnh trở đi trở lại nhiều lần
• Biên tập nội dung
Trong báo in, thông thường nhà báo viết bài, sau đó tìm ảnh hoặc ấn định ảnh
để minh họa hoặc tăng sức thuyết phục của văn bản Trong truyền hình, nhà bao chọn những hình ảnh tốt nhất, viết một đoạn văn bản, sau đó bắt đầu điều chỉnh cho đến khi chúng hài hòa với nhau Trong TTĐPT, hướng tiếp cận tốt nhất là đặt kịch bản chọn lọc, sau đó:
chọn những đoạn băng video, ảnh tĩnh, và audio để sử dụng theo kịchbản
biên tập video, ảnh và audio, tập hợp các đồ thị cho mỗi trang hoàn thành việc viết và biên tập văn bản (các chú thích, đoạn văn bản, tít dẫn, đồ thị chính)
26
Trang 31Trần Thi Thúy Bình Luân văn tốt nghiệp
Trong phần biên tập, nhà báo phải quyết định dòng chảy của bài báo, các bộ phận cấu thành và điểm nhấn quan trọng ở mỗi phần đó Ví dụ quyết định phần nghe nhìn nằm ở trọng tâm của bài báo và trình bày ở vị trí ưu tiên so với phàn nghe nhìn phụ trợ
Sau khi nhà báo hoàn thành bài báo TTĐPT theo kịch bản, họ có thể làm việc với các nhà thiết kế đồ họa để thiết kế giao diện trang chủ và các trang trong của bài báo Thông thường, những phần quan trọng nhất được đặt lên đầu, chọn con người hoặc địa điểm quan trọng nhất để làm ảnh, xác định thông tin đồ thị ở vị trí phù hợp Các nhà thiết kế trang web có thể tư vấn để giao diện bài báo TTĐPT trở nên thú vị hơn đối với mắt và thông tin được truyền tải tốt hơn
1.2 Những đặc điểm của TTĐPT
1.2.1 Thông tin tầng lóp theo nhiều dạng truyền thông
Trong cuốn Cơ sở lý luận báo chỉ (1999)1, các tác giả nhận định “báo chí ra
đời và phát triển do nhu cầu khách quan của xã hội về thông tin” Như vậy, cung cấp thông tin (bao gồm thông tin mô tả, thông tin phân tích, thông tin khái quát, thông tin hướng dẫn) là chức năng quan trọng nhất thể hiện sức mạnh của báo chí Mỗi dạng truyền thông có cách cung cấp thông tin riêng
Vì TTĐPT sử dụng tổng hợp các dạng truyền thông nên việc tận dụng thế mạnh của mỗi dạng truyền thông để thông tin đã khiến TTĐPT tạo nên nguồn thông tin tầng lớp TTĐPT đem lại sự phối hợp hài hoà giữa thông tin cũ (những thông tin giúp công chúng có khả năng hình dung các hiện tượng, sự kiện, vấn đề đã chìm sâu vào quá khứ) và thông tin mới (những giá trị tri thức và tư tưởng mà công chúng chưa biết, chưa được tiếp cận) qua thông tin tầng lóp Thông tin không chỉ gói gọn trong sự kiện hiện tại mà đặt trong mối liên hệ với thông tin quá khứ, thông tin của
1 Cơ SỞ lý luận báo chí, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội 1999, tr 15.
Trang 32Trân Tlii Thủy Binh Luân văn tốt nghiệp
các sự kiện liên quan Ví dụ bài báo “Trận bão 20ỡ5”'(Storm 2005) chúng ta có thể
tìm thấy thông tin về trận bão Katrina và nhũng thiệt hại do bão gây ra, đồng thời, xem lại thông tin về các trận bão trước đó từ năm 2002 đến năm 2004 và phản ứng, động thái của các phía (quan chức chính phủ, chuyên gia, người dân địa phương và những người quan tâm)
Nhờ thông tin tầng lófp của TTĐPT, người truy cập có thể tìm lại những bài báo mà họ bỏ qua hoặc muốn đọc lại, hay có thể nghe ý kiến của những người trong cuộc, tìm hiểu các thông tin bên lề Rõ ràng, thông tin tầng lớp tạo nên môi trường tương tác có chiều sâu cho công chúng và là điểm khác biệt quan trọng của BTT
“không khí của sự vĩnh cửu” (thông tin tầng lóp không bao giờ mất đi mà tồn tại lâu dài trên trang web) so với các loại hình báo chí khác
TTĐPT tận dụng được thế mạnh tiếp nhận thông tin của báo in và nâng cao khả năng mở rộng thông tin của phát thanh và truyền hình Chúng ta đều biết rằng báo in cung cấp cho người đọc thông tin với tốc độ tiếp nhận theo khả năng của họ Trong khi đó, do tốc độ nhanh của phát thanh và truyền hình nên người đọc khó có thể chủ động trong việc tiếp cận thông tin theo trình độ của mình Còn TTĐPT có thề thoả mãn mọi trình độ của người truy cập do thông tin được phân cấp trong từng dạng truyền thông như văn bản, audio, video, đồ hoạ Công chúng có thể điều khiển việc tiếp nhận mỗi tầng thông tin thông qua việc đọc văn bản, xem video, audio theo khả năng bản thân
Thông tin tầng lớp của TTĐPT tạo nên sức hấp dẫn thông tin trên mạng nhờ thoả mãn đồng thời nhu cầu xem, nghe, nhìn của người truy cập Nhờ vậy, người truy cập tập trung lâu hơn khi tiếp nhận các thông điệp TTĐPT mà nối kết các thành phần của văn bản, audio, đồ hoạ và video Các nghiên cứu truyền thông đã chỉ ra rằng sự nối kết của các dạng truyền thông (trong đó có nghe nhìn) tạo ra sự hiểu biết
1 "Trận bão 2005'\ PalmBeachPost.com ngày 26/8/2005
Trang 33Trần Thi rhúy Bình Luân văn íôt nshiép
và thông tin hiệu quả hon Trở lại ví dụ về bài báo “Trận bão 2005”, người xem
không chỉ ấn tượng bởi những bức ảnh tĩnh ghi lại sự khốc liệt của cơn bão mà còn xem những đoạn băng video về sự chuẩn bị trước bão của người dân Florida, hay cảnh Floria trước, trong và sau cơn bão, cũng như theo dõi phản ứng của người dân qua các tin tức cập nhật liên tục và bình luận của những người truy cập trang web
Như vậy, TTĐPT thoả mãn nhu cầu thông tin xã hội ờ mức cao nhất và kết quả là thông tin tầng lớp khiến con người - cá nhân góp phần tạo nên xã hội- thoả mãn nhu cầu tự nhận thức của bàn thân đặt trong mối quan hệ với thế giới xung quanh Rõ ràng, trong quá trình thoả mãn nhu cầu thông tin của người truy cập, TTĐPT thúc đẩy khả năng tiếp nhận thông tin của con người, gián tiếp thực hiện chức năng giáo dục của báo chí thông qua việc nâng cao trình độ hiểu biết của con người, khả năng ứng xử trong các mối quan hệ với xã hội và tự nhiên
Theo cuốn Cơ sở lý luận báo chí, “trình độ văn hoá - xã hội càng cao, nhu cầu
thông tin của công chúng càng lớn, càng phong phú Cùng với đòi hỏi số lượng là đòi hỏi về chất lượng và phương thức thông tin phù họp.” Như vậy, việc ứng dụng TTĐPT ở mỗi nền báo chí cho thấy trình độ kinh tế văn hoá chung của nhân dân mỗi nước Nếu trình độ kinh tế văn hoá chung của nhân dân thấp kém, công chúng báo chí thu hẹp ở một số ít những người biết chữ, việc ứng dụng TTĐPT vì thế sẽ hạn hẹp và ít thông tin tầng lớp Nói cách khác, thông tin tầng lóp của TTĐPT có thể được coi như thước đo đánh giá nhu cầu thông tin và trình độ kinh tế văn hoá của mỗi quốc gia Thông tin càng nhiều tầng lớp chứng tỏ nhu cầu thông tin càng cao và tương ứng với trình độ kinh tế văn hoá chung của nhân dân ở mức cao
1.2.2 Lưu giữ thông tin theo chủ đề lón nhất
Mở chủ đề “Thời sự thế giới” (2005), chúng ta có thể xem hànạ trăm bài báo
như OPEC quyết định tăng sản lượng dầu hoả, Mỹ phàn ímg tích cực về cam kết từ
bỏ chương trình Hạt nhãn của CHDCND Triên Tiên, NASA muôn trở lại mặt trăng
Trang 34Trần Thi íhúy Bình Luân văn tót nghiệp vào năm 2018, Phiên họp Đại hội đồng Liên hiệp Quôc: Các thành viên ủng hộ việc cải tổ Liên hiệp quốc Nếu như đăng những thông tin này trên báo in sẽ chiếm toàn
bộ tờ báo, còn nếu đăng trên phát thanh, truyền hình sẽ chiếm nhiều giờ phát sóng
Rõ ràng, những thông tin như vậy không thể đăng nhiều lần trên báo chí hay phát đi phát lại trên phát thanh, truyền hình bởi vì thời lượng phát sóng giới hạn trong một ngày (24h) và không thể dành nhiều giờ đồng hồ để phát lại về một vấn đề, tương tự như vậy, không thể dành nhiều trang báo trong một số báo để nói lại một vấn đề.Không gian trình bày thông tin trong phát thanh, truyền hình, báo in luôn có giới hạn, trong khi đó, với khả năng lưu giữ thông tin vô tận, BTT không bị giới hạn trong không gian chật hẹp Nhờ đó, các bài BTT không giới hạn số lượng tầng lớp
thông tin mà nhà báo khai thác Chẳng hạn bài báo “Những thảm họa không tự
nhiên" đối với vấn đề cháy rừng và lũ lụt của vùng San Bernardino County, các phóng viên, nhiếp ảnh gia của The Sun cung cấp cho người đọc thông tin như đám cháy bắt đầu như thế nào, cách dập lửa, bản đồ lưu vực/kiểm soát lũ; cung cấp những hình ảnh về cháy rừng, lũ lụt; cung cấp các lời kể của những những người tham gia, nhận định của các chuyên gia Thông tin giống như cây xanh nhiều tầng tán, mỗi cành tương ứng một tầng, một tán thông tin Cành cây càng vươn xa thì cây càng to lớn và người truy cập càng có nhiều cơ hội “leo trèo” trên cây để khám phá thông tin theo nhu cầu của mình
Không chỉ lưu nguồn dữ liệu vô tận, TTĐPT còn có khả năng trữ dữ liệu ở mức độ cao Thông tin không chỉ hiện diện ở dạng văn bản, ở dạng ảnh tĩnh mà còn được trình diễn sinh động qua những âm thanh chân thực, thú vị (như audio) và các hoạt động nghe nhìn hấp dẫn (như video, trình diễn tranh ảnh, phim hoạt hinh, đồ hoạ) Tất cả dạng thông tin này đều nhằm mục đích làm sáng rõ một chủ đề và để lại
ấn tượng mạnh trong trí nhớ người truy cập Trở lại ví dụ bài báo “Nhũng thảm họa
không tự nhiên”, chúng ta có thể xem quang cảnh đám cháy qua các đoạn băng
30
Trang 35Trần Thi [húy Bình Luân văn tốt nshiêp
video, tìm kiếm những vùng có nguy cơ cháy rừng và lũ lụt cao bằng bản đồ tương tác, lắng nghe cảm nhận của những người may mắn sống sót sau lũ lụt
Nói cách khác, nhà báo không còn lo lắng về thời lượng phát sóng (đối với truyền hình, phát thanh), hay độ dài bài báo (đối với báo in) mà họ chỉ cần tập trung vào khả năng sáng tạo không gian thông tin của mình Nhà sản xuất có thể dùr.g dữ liệu được tích hợp như một nguồn cho các ấn phẩm khác nhau
Nhờ có TTĐPT, nhiều bài báo trực tuyến với các dạng truyền thông khác nhau cùng tồn tại trên một trang web và chúng ta có thể coi trang BTT như một gian hàng khổng lồ bày bán các sản phẩm báo chí đa dạng Lượng thông tin lưu trữ vô tận thể hiện rất hiệu quả cơ chế cung cấp thông tin hai chiều của báo chí một cách chuẩn xác
và đầy đủ cụ thể như chiều thông tin thuận là từ chủ thể đến khách thể (ví dụ quyết định của các cơ quan chức năng, hướng dẫn cách thức, phương pháp điều kiện thực hiện chúng); chiều ngược lại là từ khách thể đến chủ thể (là việc thực hiện các quyết định trong thực tế, thành công và bất cập của các quyết định) Trong xã hội phát triển, lượng thông tin mà TTĐPT góp phần lưu giữ trên các trang BTT nhằm giúp báo chí đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin của công chúng và từ đó, thực hiện hiệu quả vai trò quản lý và giám sát xã hội của báo chí
Nếu như không có ứng dụng TTĐPT, BTT khó có thể chiếm vị trí vô địch về lưu giữ thông tin đa dạng, phong phú trong làng báo
Nhờ giữ “ngôi quán quân” về khả năng lưu giữ thông tin ở nhiều dạng truyền thông, TTĐPT vừa làm tròn chức năng giáo dục vừa làm tốt chức năng giải trí Vì trình diễn thông tin dưới nhiều dạng khác nhau nên TTĐPT không tạo người truy cập cảm giác nhàm chán khi tiếp nhận thông tin Họ có thể háo hức xem thông tin qua trình diễn hình ảnh, các đoạn băng video, phim hoạt hình, đọc thông tin để so sánh số liệu hay “lim dim” nghe thông tin qua các đoạn băng audio Thông tin được tái tạo theo những thao tác nhấp chuột cúa người truy cập khiến họ cảm thấv hứng thú Quá trình tiếp nhận thông tin không mang tính áp đặt, khô cứng mà như một bài học mở
Trang 36Trần Thi Thúy Bình Luân văn tót nshiêp
cho phép công chúng chủ động hoàn toàn về cách thức tiếp cận cũng như xử lý thông tin
1.2.3 Phá võ’ giói hạn chuyến tải và tiếp nhận thông tin
Trong các bài báo in, các chương trình phát thanh và truyền hình, công chúng không có nhiều lựa chọn trong việc tiếp nhận thông tin Họ thường xuyên phải theo dõi từ đầu đến cuối bài báo, chương trình phát thanh, truyền hình và nếu bỏ giữa chừng thì họ không có nhiều cơ hội để xem lại phần bỏ lỡ (trừ khi theo dõi lịch phát sóng để tìm chương trình đó phát lại lúc nào) Hay nói cách khác, thời gian trong báo
in, phát thanh, truyền hình là thời gian tuyến tính
Bên cạnh đó, việc không gian thông tin cũng có giới hạn do một bài báo, một chương trình dù dài đến mấy cũng chỉ phản ảnh một hoặc một vài khía cạnh của vấn
đề vì thời gian phát sóng và khung bài trên báo giới hạn Để có thể hiểu tường tận vấn đề, công chúng cần theo dõi nhiều kỳ báo và nhiều chương trình tại những thời điểm khác nhau (phụ thuộc vào số báo và lịch phát sóng)
Tuy nhiên, trong BTT, khái niệm thời gian và không gian chật hẹp hoàn toàn biến mất, giờ đây, TTĐPT trao cho nhà báo các công cụ cần thiết để nhà báo sáng tạo không gian theo khả năng của mình và trao cho công chúng quyền tái tạo khôiiiỊ gian theo nhu cầu của mình Cụ thể là, nhà báo có thể viết bài báo dài bao nhiêu tuỳ thích, sử dụng các phương tiện truyền tải thông tin theo ý tưởng của họ, tận dụng thế mạnh của mỗi phương tiện truyền thống để làm nổi bật thông tin mà họ cung cấp Các nhà báo sắp xếp bài báo trực tuyến theo mạch thông tin mà họ cho là hợp lý và người truy cập toàn quyền trong việc quyết định theo mạch thông tin của nhà báo
hoặc theo trật tự thông tin ưa thích Trong bài “Cơ sở từ thiện xã hội chùa Kỳ Quang
2: 10 năm - Cháy mãi một ngọn lửa yêu th ư ơ n g , người đọc có thể quyết định xem
các ảnh trước, đọc một phần bài ở dạng văn bản, bỏ qua video hoặc đọc hoặc xem
1 “Cơ sớ từ thiện xã hội chùa Kỳ Quang 2: ì 0 năm - Chảy mãi một ngọn lừa yêu thương' đăng trên HTV TT ngày
19/9/2005
Trang 37Trần Thi Thúy Bình Luân văn tốt nghiêp
toàn bộ ảnh, văn bản và video Họ có thể xem đi xem lại thông tin, không bị giới hạn
về thời gian và tiếp nhận không gian tiếp nhận thông tin rộng hơn qua ba dạng truyền thông (ảnh tĩnh, video, văn bản)
Chính vì vậy, trong tập bài giảng “Lý thuyết vù thực hành báo chí trực tuyến5,1,
TTĐPT được nhấn mạnh là “khấc phục sự khô khan của những hình thức trình bày, trang trí “chết” trên báo in, không buộc người đọc phải tượng tượng ra diễn biến của
sự kiện bằng những âm thanh “chay” của phát thanh, cũng không biến khán giả thành thụ động trước hệ thống chương trình cố định, tuần tự như truyền hình”
TTĐPT cho phép người sử dụng chọn lựa không chỉ chương trình mà cắt từng đoạn cùng với chương trình đó Như đã lưu ý ở trên, truyền thông được lấy ra khỏi những giới hạn tuyến tính, bài báo tin tức, bản tin đài và các chương trình khác có thể được phá vỡ thành những phần nhỏ cho khán giả chọn như thể họ đang trong một quán cà phê Ví dụ mở HanoiTV TT, chúng ta dễ dàng tìm thấy các tin, bài phát trong chương trình thời sự của HanoiTV Ngay như chương trình thời sự 18h30 ngày
22/9/2005, các tin, bài được phát sóng theo thứ tự như sau: Hội nghị sơ kết thí điểm
mô hình công ty mẹ - công ty con, Chủ tịch thành phô làm việc với Haprosimex, Đại hội Đảng bộ quận cầu Giấy, Đối thoại giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các nhà đầu tư nước ngoài, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải kiêm tra tiên
độ cầu Thanh Trì, Dịp 10-10 thành phố xỏa xong nhà hư hỏng vầ không phát lại
Song trên HanoiTV TT, các tin, bài này được tách riêng và đưa vào từng chuyên mục
như Hội nghị sơ kết thỉ điểm mô hình công ty mẹ - công ty con, Đổi thoại giữa Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các nhà đầu tư nước ngoài được đưa vào
chuyên mục Kinh tế; Bộ trướng Bộ Giao thông vận tải kiểm tra tiến độ câu Thanh
Trì, Dịp 10-10 thành phố xóa xong nhà hit: hỏng được đưa vào chuyên mục Xã hội
Và người xem có thể xem lại các tin, bài này theo nhu cầu, không giới hạn sổ lượt xem
1 “Lý thuyết và thực hành báo chí trực tuyến” Khoa Báo chí, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (01/2003), tr.ic
Trang 38Trần Thi Thúy Bình _ Luân vàn tốt nghiép
Với TTĐPT, các giới hạn truyền thông được mở rộng và điều này chắc chắn ảnh hưởng sâu sắc đến văn hoá truyền thông Bời các nhà truyền thông luôn giải thích sự thiếu chính xác của thông tin là do thiếu thời gian và khoảng trống để kể một bài báo hoàn chỉnh với những giải thích đầy đủ các sắc thái thông tin Tuy nhiên, TTĐPT đã khắc phục hạn chế đó Các nhà truyền thông có thời gian và khoảng trống
họ cần để biểu diễn và giải thích bài báo một cách đầy đủ
1.2.4 Gắn bó chặt chẽ với khoa học công nghệ
TTĐPT là sản phẩm của khoa học công nghệ nên khoa học công nghệ có ảnh hường mạnh mẽ và quyết định đối với sự phát triển của TTĐPT Chúng ta có thể nhận thấy điều đó trong lịch sử phát triển báo chí: TTĐPT mở rộng từ hai dạng truyền thông (ảnh tĩnh, văn bản) ban đầu đến gần chục dạng truyền thông (ảnh tĩnh, văn bản, audio, video, phim hoạt hình, trình diễn hình ảnh, đồ hoạ ) Khoa học công nghệ càng phát triển, càng có nhiều dạng truyền thông mới ra đời và TTĐPT càng trở nên giàu có về phương tiện trình diễn thông tin Bên cạnh đó, sự phát triển trong lĩnh vực công nghệ còn nâng cao chất lượng hình ảnh, âm thanh của các bài báo TTĐPT thông qua các phiên bản phần mềm mới mạnh hơn, đủ để biến những sáng tạo của nhà báo thành hiện thực Chẳng hạn, các công nghệ mới như Flash Macromedia đarm làm thay đổi các định nghĩa truyền thống và các ranh giới báo chí - bài báo TTĐPT không đứng độc lập mà tập hợp nhiều bài báo nhỏ Nó dẫn dắt người đọc vào sâu các bài báo, trang báo ứng dụng TTĐPT và giữ họ ở lại đó lâu hơn
Do tích họp nhiều dạng truyền thông nên các sản phẩm TTĐPT có dung lượng lớn, chiếm nhiều diện tích trong máy chủ và đòi hòi phải có một đường truyền với tốc độ lớn để tải xuống và xem trên máy tính Để có thể nghe tốt một đoạn băng audio chỉ cần đường truyền 20 kbits/s, tuy nhiên để xem một đoạn băng video không
bị ngắt quãng cần có một đường truyền ít nhất từ 120 kbits/ Như vậy, khi máy tính
34
Trang 39Trần Thi Thúy Bình _ Luân văn tốt nshiêp
và đường truyền Internet được gia tăng về tốc độ xử lý thì ứng dụng TTĐPT sẽ phổ biến hơn và nhận được sự ủng hộ từ phía người truy cập
TTĐPT gắn bó với khoa học công nghệ ở mức độ cao hơn các dạng truyền thông khác nên nó đòi hỏi người truy cập phải có trình độ hiểu biết nhất định về công nghệ đê xem những sản phẩm báo chí được đóng gói ở các định dạng máy tính Chẳng hạn như, để khám phá các trang báo ứng dụng TTĐPT thì không thể thiếu các phần mềm đi kèm như phần mềm Windows Media Player, Real Player, QuickTime
1.2.5 Đòi hỏi sự sáng tạo, hiểu biết của một tập thể nhà báo
Như trên đề cập, TTĐPT phá vỡ giới hạn chuyển tải và tiếp nhận thông tin nhờ việc cung cấp thông tin tầng lớp theo nhiều dạng truyền thông Mỗi thông tin được đóng thành một gói nhỏ theo một dạng truyền thông Như vậy, TTĐPT đòi hỏi các nhà báo phải hiểu biết về nhiều công cụ để có thể vận dụng sáng tạo và “kể một bài báo hoàn chỉnh với những giải thích đầy đủ các sắc thái của thông tin” Như bài
báo TTĐPT Công ty Tiếng vọng '(Echo Company) kể về nhật ký đầu tiên của trận
tập kích và 12 người lính Mỹ đã tử vong trong trận tập kích tại Irắc Thông tin liên quan được cung cấp sinh động qua các bài báo, ảnh, bản đồ, băng video và băng audio của những người còn sống, của người thân đang than khóc Và một bài báo TTĐPT đòi hỏi sự tham gia của nhiều nhà báo, đảm nhận những phần việc khác nhau Do đó, nhà báo phải đảm bảo phần việc của mình “tương thích” với phần việc của các nhà báo khác Chúng ta có thể thấy một danh sách các nhà báo tham gia viết qua tên của họ dưới từng bài báo hay ở phần liên hệ Ngay trong bài “Lạy động trái tim ” viết theo định hướng của phóng viên, ở phần liên hệ vẫn ghi rõ: Viết và đạo
diễn bởi Joe Weiss, biên tập: Rocky Rosen, biên tập ảnh: Mark Dolejs, biên tập bổ sung: Claire Cusick
1 K R W a s h in g to n c o m n g à y 26/8/2005 http://w w w realcities.com /rnld/krw ashington/new s/special_packages/echo_com pany/
Trang 40Đê có thể kể một bài báo ứng dụng TTĐPT, nhà báo phải nắm vững thế mạnh của các dạng truyền thông cũng như các bước và cách thức tạo ra sản phẩm truyền thông ở dạng đó Như vậy, nhà báo ứng dụng tốt TTĐPT là người sử dụng thành thạo hoặc ít nhất có hiểu biết về các dạng truyền thông Việc ứng dụng đòi hỏi nhà báo phải có trí tưởng tượng tốt để hình dung vị trí ứng dụng từng dạng truyền thông cũng như sự sáng tạo để thuyết phục người truy cập sự hợp lý của dạng truyền thông
đó trong việc trình diễn thông tin TTĐPT là sự thử thách tay nghề cùa nhà báo và cũng là công cụ giúp nhà báo thể hiện thông tin khách quan và chính xác cao
Như trình bày ở phần trên, TTĐPT đòi hỏi hai điều kiện từ người sử dụng Đó
là khả năng hội tụ các loại truyền thông cùng nhau để kể một bài báo và khả năng biết loại phương tiện nào Những nhà báo có khả năng tạo ra các sản phẩm như vậy không nhiều Hiện nay, phần lớn những người quản trị mạng có xu hướng kết hợp với các cộng sự trong ngành báo in Những người này có thể nắm vững sức mạnh của báo in nhưng lại không quan tâm đến thế mạnh truyền hình, phát thanh Do vậy,
có rất ít tập thể nhà báo sáng tạo sức mạnh thông tin nhờ khai thác thế mạnh tổng hợp của các dạng truyền thông
1.2.6 Khả năng cá nhân hoá bài báo ử mức độ cao
TTĐPT làm tăng khả năng cá nhân hoá bài báo nhờ việc đưa ra nhiều sự lựa
chọn cùng một lúc cho người truy cập Chẳng hạn, bài báo “Trận bão 2005” nói về
trận bão Katrina đưa ra cho người xem nhiều sự lựa chọn như cung cấp các đoạn băng video về cơn bão, dự báo thời tiết, tin tức mới nhất liên quan đến cơn bão, các vùng chịu ảnh hưởng của bão Người truy cập có thể tuỳ chọn xem phần nào trước hay bỏ qua theo ý thích Thậm chí người xem có thể đưa ra các bình luận của bản thân qua diễn đàn, qua phần phản hoi (comment) cuối mỗi bài viết
Những lựa chọn đa dạng giúp người truy cập có thể tiếp cận thông tin theo ýmình Nhờ làm chủ quá trình tiếp nhận thông tin, họ tiếp thu thông tin tốt hơn, nhận
Trần Tlìi Thủy Bình _Luân văn tốt nọhiêp