1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VỚI HOẠT ĐỘNG VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

30 327 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 46,24 KB

Nội dung

DOANH NGHIỆP VỪA NHỎ VỚI HOẠT ĐỘNG VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. TỔNG QUAN VỀ DNVVN 1.1.1. Khái niệm DNVVN, tiêu chí phân loại Câu hỏi đầu tiên được đặt ra khi nghiên cứu vấn đề này là: Thế nào là DNVVN ? Việc nghiên cứu những tiêu chuẩn này vốn đã cần thiết lại càng trở nên quan trọng hơn do có sự khác biệt khá lớn về tiêu chuẩn DNVVN giữa nước này với nước khác. Nếu không có tiêu chuẩn rõ ràng chính xác về DNVVN thì không thể theo dõi được tình hình, đánh giá được chất lượng hoạch định hiệu quả thực hiện chính sách đối với DNVVN, hiểu phân tích được số liệu thống kê về kết quả hoạt động của các DNVVN. Vì vậy hầu hết các nước đều nghiên cứu tiêu thức phân loại DNVVN. Tuy nhiên không có tiêu thức thống nhất để phân loại DNVVN cho tất cả các nước ngay trong một nước việc phân loại cũng có sự khác nhau tuỳ theo từng thời kỳ, ngành nghề, địa bàn. Có hai nhóm tiêu chí phổ biến dùng để phân loại doanh nghiệp vừa nhỏ:  Tiêu chí định tính  Tiêu chí định lượng Tiêu chí định tính: Tiêu chí này dựa trên những đặc trưng cơ bản của các DNVVN như trình độ chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít . Sử dụng các tiêu chí này có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhưng thường khó xác định trên thực tế. Do đó các tiêu chí này chỉ làm cơ sở để tham khảo, kiểm chứng mà ít được sử dụng để phân loại. Tiêu chí định lượng: Có thể sử dụng các tiêu thức như số lao động, giá trị tài sản hay vốn, doanh thu, lợi nhuận. Số lao động có thể là lao động trung bình trong danh sách, lao động thường xuyên, lao động thực tế. Tài sản hoặc vốn có thể dùng giá trị tổng tài sản (hay vốn), tài sản cố định, giá trị tài sản còn lại. Doanh thu có thể là tổng doanh thu trong một năm, tổng giá trị gia tăng trong một năm. Ở các nước tiêu chí định lượng để xác định quy mô doanh nghiệp rất đa dạng. Dưới đây là một số tiêu chí phân loại DNVVN qua điều tra ở 12 nước khu vực thuộc APEC. Trong các nước này tiêu chí số lao động được sử dụng phổ biến nhất (11/12 nước sử dụng chiếm 91,67%). Các tiêu chí khác thì tuỳ thuộc vào điều kiện của từng nước: vốn đầu tư (3/12 chiếm 25%), tổng giá trị tài sản (4/12 chiếm 33,33%), doanh thu (4/12 chiếm 33,33%) tỷ lệ vốn góp (1/12 chiếm 8,33%). Số lượng tiêu chí chỉ có từ một đến hai cao nhất là ba tiêu chí phân loại. Bảng 1.1: TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI DNVVN TRÊN THẾ GIỚI Nước Tiêu chí phân loại Australia Số lao động Canada Số lao động; Doanh thu Hong Kong Số lao động Indonesia Số lao động; Tổng giá trị tài sản; Doanh thu Nhật Bản Số lao động; Vốn đầu tư Malaysia Doanh thu; Tỷ lệ vốn góp Mexico Số lao động Philippines Số lao động; Tổng giá trị tài sản; Doanh thu Singapore Số lao động; Tổng giá trị tài sản Đài loan Vốn đầu tư; Tổng giá trị tài sản; Doanh thu Thái Lan Số lao động; Vốn đầu tư Mỹ Số lao động (Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư) Sự phân loại doanh nghiệp theo quy mô lớn, vừa nhỏ chỉ mang tính tương đối do quá trình phân loại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:  Trình độ phát triển kinh tế của một nước Trình độ phát triển càng cao thì trị số các tiêu chí càng tăng lên. Như vậy ở một nước có trình độ phát triển kinh tế thấp thì các chỉ số về lao động, vốn để phân loại doanh nghiệp sẽ thấp hơn so với các nước phát triển. Rõ ràng là ở các nước phát triển, môi trường sống, thu nhập cũng như trình độ của người dân cao hơn hẳn so với các nước khác nên các quan niệm, yêu cầu đặt ra cho nền kinh tế chắc chắn sẽ cao hơn. Ví dụ như ở Nhật Bản, doanh nghiệp có 300 lao động 1 triệu USD tiền vốn là DNVVN còn doanh nghiệp có tiêu chí như vậy ở Thái Lan lại là doanh nghiệp lớn. Ở Mỹ doanh nghiệp có 500 lao động là DNVVN trong khi đó ở Hồng Kông với tiêu chí này doanh nghiệp đó lại được coi là doanh nghiệp lớn.  Tính chất ngành nghề Do đặc điểm của từng ngành nghề nên có ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, lại có ngành sử dụng nhiều vốn, ít lao động như hoá chất, điện. Chính vì vậy cần tính đến nhân tố này để có sự so sánh đối chứng trong phân loại DNVVN giữa các ngành khác nhau. Thực tế nhiều nước cho thấy người ta thường phân chia thành hai đến ba nhóm ngành với các tiêu chí phân loại khác nhau. Thường là các ngành sản xuất có tiêu chí cao hơn còn các ngành dịch vụ có tiêu chí thấp hơn. Ngoài ra có thể dùng khái niệm hệ số ngành Ib để so sánh đối chứng giữa các ngành khác nhau.  Vùng lãnh thổ Do trình độ phát triển giữa các vùng khác nhau nên số lượng quy mô doanh nghiệp cũng khác nhau. Ở thành phố một doanh nghiệp được cho là quy mô nhỏ nhưng nó là lớn đối với các vùng núi, nông thôn. Vì vậy cần tính đến cả hệ số vùng Ia để đảm bảo tính tương thích trong việc so sánh quy mô doanh nghiệp giữa các vùng khác nhau.  Tính chất lịch sử Một doanh nghiệp trước đây được coi là lớn nhưng với quy mô như vậy, hiện tại hoặc trong tương lai có thể là nhỏ hoặc vừa. Lấy ví dụ đơn cử như ở Việt Nam trước năm 1986 doanh nghiệp có quy mô từ 100 lao động trở lên là doanh nghiệp lớn nhưng hiện nay các doanh nghiệp có số lao động dưới 300 người thì là doanh nghiệp vừa nhỏ. Từ đó thấy rằng trong việc xác định quy mô doanh nghiệp cần tính thêm hệ số tăng trưởng quy mô doanh nghiệp trung bình Id. Hệ số này chỉ được sử dụng khi xác định quy mô doanh nghiệp cho các thời kỳ khác nhau.  Mục đích phân loại Khái niệm DNVVN sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích. Nếu mục đích phân loại là để hỗ trợ các doanh nghiệp yếu mới ra đời sẽ khác với mục đích là để giảm thuế cho các doanh nghiệp có công nghệ sạch, hiện đại không gây ô nhiễm môi trường. Như vậy để xác định quy mô DNVVN của một nước trước hết cần xác định quy mô trung bình chung sau đó xác định các hệ số Ia, Ib, Id. Qua việc phân tích, đánh giá các tiêu chí phân loại DNVVN ở một số nước, ta thấy rằng để xác định tiêu chí phân loại DNVVN ở Việt Nam một cách phù hợp cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam tính đến các yếu tố tác động đến việc phân loại như đã trình bày ở trên.  Về tiêu chí phân loại: Phân loại DNVVN chủ yếu theo hai tiêu chí là lao động thường xuyên vốn sản xuất vì chúng có tính phổ dụng, tính khả thi tính chuẩn xác. + Tính phổ dụng: tất cả các doanh nghiệp đều có số liệu về hai tiêu thức này. + Tính khả thi: có thể xác định được hai tiêu chí này ở mọi cấp độ (toàn bộ nền kinh tế, ngành, doanh nghiệp). + Tính chuẩn xác: đây là hai tiêu chí có thể xác định tương đối chính xác trị số của chúng trong điều kiện Việt Nam.  Về trị số các tiêu chí: Ngày 20/6/1998, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 681/CP-KTN quy định tiêu chí tạm thời xác định DNVVN, đó là các doanh nghiệpvốn pháp định tối đa 5 tỷ đồng số lao động trung bình hàng năm dưới 200 người. Thế nhưng qua quá trình khảo sát điều tra các doanh nghiệp, Chính phủ thấy rằng hai tiêu chí này chưa có sự tương thích với nhau. Vì vậy ngày 23/11/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/NĐ-CP quy định DNVVN là những doanh nghiệpvốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.  Về lĩnh vực ngành: Cần phân biệt hai lĩnh vực chính là sản xuất công nghiệp thương mại dịch vụ. Tuy nhiên việc phân loại theo hai nhóm ngành này là quá rộng vì trong các ngành sản xuất công nghiệp thì tính chất mức độ sử dụng vốn, lao động doanh thu rất khác nhau. Để đạt tới mức chuẩn xác hơn cần phân loại theo ngành hẹp hơn dựa trên đặc tính sử dụng lao động, vốn của các ngành kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở những phân tích trên có thể đi đến ước lượng tiêu chí để phân loại DNVVN như sau: Tiêu chí Công nghiệp Thương mại, dịch vụ Doanh nghiệp vừa nhỏ Trong đó: Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa nhỏ Trong đó: Doanh nghiệp nhỏ Vốn sản xuất ( đồng Việt Nam ) Dưới 10 tỷ <3 tỷ Dưới 5 tỷ <2 tỷ Lao động thường xuyên ( người ) Dưới 300 <100 <200 <50 Từ tiêu chí phân loại về DNVVN mà ta có thể đưa ra khái niệm một cách chuẩn xác. Ngày 23/11/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2001/NĐ-CP định nghĩa DNVVN như sau: Doanh nghiệp vừa nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Theo định nghĩa này DNVVN bao gồm những doanh nghiệp sau: - Các doanh nghiệp có quy mô vừa nhỏ thành lập hoạt động theo Luật doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp nhà nước có quy mô vừa nhỏ thành lập hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước. - Các hợp tác xã có quy mô vừa nhỏ thành lập hoạt động theo Luật Hợp tác xã. - Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 2 năm 2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh. 1.1.2. Đặc điểm của DNVVN Bất kỳ một nước nào cũng đều có DNVVN muốn phát triển các doanh nghiệp này càng ngày càng lớn mạnh. Muốn thế họ cần nắm được đặc điểm của DNVVN. Đặc điểm DNVVN bao gồm cả điểm mạnh điểm yếu.  Những điểm mạnh của DNVVN: - Dễ khởi nghiệp, lúc ban đầu không đòi hỏi gì nhiều về mọi mặt. Các doanh nghiệp lớn hiện nay cũng thường bắt đầu từ DNVVN . - Các DNVVN năng động linh hoạt nên dễ thích ứng thậm chí còn đón đầu những biến chuyển của công nghệ quản lý, những dao động từng lúc hoặc cơ bản lâu dài của thị trường, những thay đổi có khi đột ngột của môi trường thể chế, chế độ kinh tế xã hội - Đặc biệt thích nghi với việc phát huy mọi tiềm năng của địa phương cơ sở, khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống. - Tạo ra những hiệu ứng tích cực giảm bớt được những hiệu ứng tiêu cực so với các doanh nghiệp lớn. - Thuận lợi để kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, thể hiện trong kinh tế bản sắc văn hoá dân tộc những nét riêng ưu trội của địa phương. - Là sự bổ sung thiết yếu cho chính sự sinh tồn phát triển các doanh nghiệp lớn. Về nghiên cứu triển khai, DNVVN là nơi thử nghiệm những đổi mới phát minh sáng chế. Về sản xuất là người đảm nhiệm có hiệu quả cao những công đoạn cả ở phần đầu, phần giữa phần cuối của quá trình chế tác mà doanh nghiệp lớn không cần làm. Về dịch vụ DNVVN có khả năng cung ứng tốt nhiều dịch vụ do có ưu thế trong việc tiếp xúc với khách hàng. Về thương mại DNVVN có tính cơ động nhanh nhạy thâm nhập vào những thị trường tốt rút khỏi những thị trường không có tiềm năng.  Những điểm yếu của DNVVN - Thiếu nguồn lực để tiến hành những công trình nghiên cứu lớn đáp ứng yêu cầu tận dụng khả năng của cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là vốn. - Không đủ sức thực hiện những dự án lớn về đầu tư chuyển đổi cơ cấu, về tiếp thị quảng cáo, về đào tạo để theo kịp, thúc đẩy tận thu lợi ích của toàn cầu hoá hội nhập kinh tế quốc tế. - DNVVN thường "lép vế " trong các mối quan hệ (với Nhà nước, với thị trường, ngân hàng, các trung tâm khoa học, với giới báo chí .). Hơn nữa các DNVVN thường phải dựa vào các doanh nghiệp lớn để tồn tại phát triển. - Thiếu sức phòng, tránh chống các rủi ro. Càng có nhiều DNVVN ra đời thì cũng có nhiều DNVVN phá sản. - Dù dược công nhận là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển song DNVVN rất khó tự tập hợp hoặc được tập hợp thành lực lượng thống nhất đủ mạnh để có vị thế chi phối về kinh tế, xã hội chính trị. 1.1.3. Nguồn vốn phát triển DNVVN  Vốn tự có Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh doanh mọi thành phần kinh tế muốn tiến hành sản xuất kinh doanh phải có vốn tự có (VTC). Đối với DNNN, vốn tự có là giá trị thực có của vốn điều lệ do nhà nước quy định được ngân sách nhà nước cấp phát. Đối với công ty cổ phần, VTC hình thành từ vốn do các cổ đông đóng góp. Đối với các doanh nghiệp tư nhân, VTC là vốn riêng của chủ doanh nghiệp. Như vậy VTC là một bộ phận vốn quan trọng thể hiện hình thức tiền tệ nằm trong tổng vốn hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp thường được chia làm hai phần: một phần nộp NSNN hoặc để trả lãi cổ phần (nếu là công ty cổ phần) một phần đưa vào dự trữ để tăng vốn tự có. VTC càng lớn, doanh nghiệp càng giảm được chi phí đầu vào mà vẫn mở rộng được sản xuất kinh doanh. Ngược lại VTC càng ít thì rủi ro trong kinh doanh càng lớn, chi phí phải trả vốn đi vay làm giảm một phần quan trọng thu nhập của doanh nghiệp. VTC của các DNVVN thường được tạo ra từ vốn riêng của chủ doanh nghiệp, vốn đóng góp của các cổ đông, bạn bè, họ hàng, của các xã viên Nguồn vốn này chỉ chiếm khoảng 5-10% vốn luân chuyển của doanh nghiệp, đây là một bất lợi cho DNVVN. Các DNVVN cần phải tìm cách tăng lợi nhuận từ đó làm cho tỷ trọng VTC trong nguồn vốn của doanh nghiệp được nâng lên một bước đáng kể.  Nguồn vốn chính thức Nguồn vốn này bao gồm vốn vay từ ngân hàng các tổ chức tín dụng khác, vốn do NSNN cấp phát, vốn vay ưu đãi, viện trợ của Quỹ hỗ trợ phát triển, của các tổ chức phi Chính phủ. Nói chung các DNVVN rất khó tiếp cận với các nguồn vốn chính thức này. Về nguồn vốn vay ngân hàng, các DNVVN chủ yếu chỉ được vay vốn ngắn hạn, vay trung dài hạn đòi hỏi các điều kiện rất chặt chẽ mà các DNVVN chưa đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng như không có đủ các giấy tờ pháp lý của các bất động sản đem thế chấp, chưa đủ sức lập các phương án kinh doanh có hiệu quả, doanh thu không cao .Các DNVVN cũng có rất ít cơ hội được ngân sách nhà nước cấp phát do quy mô nhỏ không đủ năng lực để đầu tư vào những lĩnh vực trọng điểm của nhà nước. Hơn nữa các nguồn vốn vay ưu đãi viện trợ của các tổ chức quốc tế như ILO, UNIDO, ZDH, Viện Friedrich Erbert .tuy đã phần nào cải thiện nguồn vốn cho DNVVN song chỉ những doanh nghiệp có đủ điều kiện vay vốn như vốn điều lệ tối thiểu, phương án khả thi, sự cam kết thực hiện hợp đồng của chủ doanh nghiệp thì mới được vay hoặc viện trợ. Vì vậy thiếu vốn đang là một trở ngại lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DNVVN.  Nguồn vốn phi chính thức Trước tình hình thiếu vốn nghiêm trọng này, các DNVVN phải dựa vào nguồn vốn phi chính thức là chủ yếu. Theo Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, 75% doanh nghiệp Việt Nam có vốn dưới 50 triệu đồng, chỉ có khoảng 1/3 số doanh nghiệp nhỏ vay được vốn trong đó 20% là vốn vay ngân hàng còn lại 80% là từ nguồn vốn phi chính thức. Nguồn vốn phi chính thức được tìm kiếm từ cho vay nặng lãi, vay người thân, bạn bè với lãi suất khá cao chủ yếu là vay nóng song các chủ doanh nghiệp vẫn chấp nhận do nhu cầu cấp bách về vốn. Ngoài ra các doanh nghiệp còn có thể chiếm dụng vốn của nhau qua hình thức mua chịu. Tuy nhiên phạm vi quy mô nguồn vốn này không lớn lắm. Chi phí cho nguồn vốn tín dụng phi chính thức của DNVVN rất cao song cũng không thể phủ nhận được vai trò của nguồn vốn này trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DNVVN nhất là trong điều kiện hiện nay khi các DNVVN không có khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức. Do đó có thể thấy rằng các DNVVN đang rất cần vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, hiện đại hoá công nghệ thiết bị. Trước tình hình này, Nhà nước cần đưa ra những chính sách, biện pháp hỗ trợ nhằm tăng năng lực tài chính cho DNVVN. Bởi các DNVVN là "xương sống" của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. 1.1.4. Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế Trên khắp thế giới người ta đã thừa nhận rằng khu vực DNVVN đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước vai trò đó được thể hiện khác nhau ở mỗi nước. Đối với các nước công nghiệp phát triển như Đức, Nhật, Mỹ . mặc dầu có nhiều công ty lớn nhưng DNVVN vẫn có vai trò hết sức quan trọng. Ở Nhật Bản người ta coi DNVVN là một nguồn lực đảm bảo cho sức sống của nền kinh tế, là bộ phận hợp thành quan trọng của cơ cấu quy mô nhiều tầng của các doanh nghiệp. Đối với các nước đang phát triển chậm phát triển thì ngoài vai trò là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân, tạo công ăn việc làm, góp phần tăng trưởng kinh tế, DNVVN còn có vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiến hành công nghiệp hoá đất nước, xoá đói giảm nghèo, giải quyết những vấn đề xã hội. Đối với các nước ở châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Philippines, DNVVN còn có vai trò tích cực trong việc chống đỡ các tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ, góp phần đáng kể vào sự ổn định kinh tế xã hội từng bước khôi phục nền kinh tế. Ở Việt Nam, DNVVN đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm, huy động nguồn vốn trong nước, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hơn thế nữa các DNVVN chiếm một tỷ lệ áp đảo trong tất cả các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam. Theo tiêu chí phân loại dựa vào tổng giá trị vốn thì DNVVN chiếm tỷ lệ 95,6% trong tổng số các loại hình doanh nghiệp; chiếm khoảng 99% trong tổng số các doanh nghiệp tư nhân; chiếm 97,38% trong tổng số các hợp tác xã; chiếm 94,72% trong tổng số các công ty TNHH; chiếm 42,37% trong tổng số các công ty cổ phần 65,88% trong tổng số các DNNN. Vai trò của DNVVN được thể hiện qua các nội dung sau:  Tạo việc làm cho người lao động Đây là một thế mạnh rõ rệt của DNVVN là nguyên nhân chủ yếu khiến chúng ta phải đặc biệt chú trọng phát triển DNVVN ở nước ta hiện nay. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2000 cả nước có tới 1.447.000 người trong độ tuổi lao động không có việc làm trong đó khu vực thành thị có 692.000 người chiếm 48%, còn khu vực nông thôn chiếm 52%. Theo dự báo từ nay đến năm 2010, dân số có thể tăng chậm lại nhưng nguồn lao động vẫn tăng nhanh liên tục đòi hỏi giải quyết việc làm hết sức khẩn trương. Khu vực DNVVN thuộc các thành phần kinh tế hiện thu hút khoảng 25-26% lực lượng lao động phi nông nghiệp của cả nước nhưng triển vọng thu hút [...]... kinh doanh theo định kỳ phù hợp quy định của pháp luật Ngân hàng xem xét khả năng tài chính của doanh nghiệp trước khi vay vốn sau khi vay vốn Khả năng tài chính của doanh nghiệp trước khi vay thể hiện ở quy mô vốn tự có của doanh nghiệp Quy mô vốn tự có của doanh nghiệp càng lớn thì ngân hàng càng yên tâm Về khả năng tài chính của doanh nghiệp sau khi vay vốn được thể hiện ở hiệu quả của vốn vay. .. lần vay vốn doanh nghiệp lại phải tiến hành các thủ tục cho vay như trước rất tốn thời gian tiền bạc  Cho vay theo hạn mức tín dụng: Hình thức cho vay này được áp dụng đối với những doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn thường xuyên, mục đích sử dụng vốn rõ ràng có tín nhiệm với ngân hàng Căn cứ nhu cầu vay vốn theo hạn mức của doanh nghiệp, trị giá tài sản cầm cố, thế chấp, ngân hàng cùng doanh nghiệp. .. kiện vay vốn ngân hàng Những điều kiện quy định đối với người vay vốn có tác dụng ràng buộc trách nhiệm của người vay vốn đối với việc sử dụng đúng mục đích thu hồi vốn vay để trả nợ đúng hạn, giảm bớt các tổn thất cho ngân hàng khi xảy ra rủi ro Các ngân hàng thương mại xem xét quyết định cho vay khi doanh nghiệp thoả mãn 5 điều kiện sau: Thứ nhất là điều kiện pháp lý của doanh nghiệp: Các doanh. .. phương thức cho vay chủ yếu này các ngân hàng đã đa dạng hoá thành 7 hình thức cho vay như sau:  Cho vay từng lần: Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên thì ngân hàng áp dụng phương thức cho vay từng lần Mỗi lần có nhu cầu vay vốn, doanh nghiệp lập hồ sơ vay vốn theo quy định của ngân hàng Sau khi ngân hàng thẩm định, nếu chấp thuận cho vay thì ngân hàng cùng doanh nghiệp ký hợp đồng... 2001-2010 đưa ra những hình thức hỗ trợ rất thiết thực cho DNVVN đặc biệt là giúp đỡ DNVVN tiếp cận vốn vay ngân hàng thương mại 1.2 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DNVVN 1.2.1 Tầm quan trọng của vốn vay ngân hàng đối với DNVVN Như trên đã trình bày, VTC của DNVVN rất nhỏ bé Vì thế để đảm bảo tiến trình sản xuất kinh doanh được liên tục ổn định, DNVVN phải dựa vào nguồn vốn vay là... cho ngân hàng cùng chia sẻ rủi ro với ngân hàng trong trường hợp đó Do đó với hình thức này các DNVVN sẽ dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng, các ngân hàng sẽ yên tâm hơn khi cho vay khắc phục được tình trạng "ngân hàng thừa vốn, doanh nghiệp thiếu vốn" Với hình thức bảo lãnh tín dụng đầu tư, DNVVN sẽ tháo gỡ được khó khăn về điều kiện tài sản thế chấp cầm cố nên sẽ vay được nhiều vốn. .. vay từng lần vì nó đơn giản hạn chế rủi ro 1.2.3 Quy trình cho vay của ngân hàng đối với DNVVN Ngân hàng trước khi đưa ra quyết định cho vay phải tiến hành theo một quy trình có trình tự như sau:  Khách hàng là các DNVVN có nhu cầu vay vốn ngân hàng phải lập hồ sơ vay vốn mang đến ngân hàng Hồ sơ vay vốn thường bao gồm: hồ sơ pháp lý chứng minh sự tồn tại của doanh nghiệp là hợp pháp; hồ sơ kinh... doanh thu thu được từ dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh so với chi phí bỏ ra Thứ ba là điều kiện về mục đích sử dụng vốn vay: Các doanh nghiệp có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp Đối với pháp nhân mục đích sử dụng vốn vay phù hợp với mặt hàng, ngành nghề đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh Với các đối tượng khác, mục đích vay vốn phù hợp với khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và. .. vay khác: Ngoài những hình thức cho vay cơ bản trên ngân hàng còn có thể cho doanh nghiệp vay theo một số hình thức khác tuỳ vào sự thoả thuận giữa ngân hàng doanh nghiệp như phương thức cho vay phát hành sử dụng thẻ tín dụng, phương thức cho vay chiết khấu, phương thức cho vay theo hạn mức thấu chi Trong các hình thức cho vay trên thì ngân hàng cho DNVVN vay vốn chủ yếu theo hình thức cho vay. .. công nghệ kỹ thuật hiện đại nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước quốc tế Thứ tư, TDNH góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng vốn của DNVVN Ngân hàng với cơ chế hoạt động cơ bản là vay để cho vay , vay có hoàn trả theo thời hạn quy định cả vốn lẫn lãi” nên một doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng phải tính đến khả năng trả nợ ngân hàng, nếu quá hạn doanh nghiệp phải . Tiêu chí Công nghiệp Thương mại, dịch vụ Doanh nghiệp vừa và nhỏ Trong đó: Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa và nhỏ Trong đó: Doanh nghiệp nhỏ Vốn sản xuất. DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VỚI HOẠT ĐỘNG VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. TỔNG QUAN VỀ DNVVN 1.1.1. Khái niệm

Ngày đăng: 21/10/2013, 16:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI DNVVN TRÊN THẾ GIỚI - DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VỚI HOẠT ĐỘNG  VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Bảng 1.1 TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI DNVVN TRÊN THẾ GIỚI (Trang 2)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w