Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
28,43 KB
Nội dung
DOANHNGHIỆPVỪAVÀNHỎVÀVAITRÒCỦATÍNDỤNGNGÂNHÀNGĐỐIVỚIDOANHNGHIỆPVỪAVÀ NHỎ. 1.1. Khái niệm, đặc điểm vàvaitròcủaDoanhnghiệpvừavànhỏ trong nền kinh tế thị trường. 1.1.1. Khái niệm doanhnghiệpvừavà nhỏ. Trong nền kinh tế thị trường, Doanhnghiệp được hiểu là những đơn vị kinh tế được thành lập bởi một cá nhân, nhóm cá nhân hay bởi các tổ chức, được nhà nước cho phép hoạt động nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực nhất định vì mục đích công ích hay lợi nhuận. Các loại hình doanhnghiệp tồn tại rất đa dạng và phong phú, DNV&N được phân loại dựa vào tiêu chí quy mô kinh doanh. DNV&N là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mô trong những giới hạn nhất định theo các tiêu thức vốn , lao động hay doanh thu, giá trị gia tăng trong từng thời kì theo quy định của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, tiêu chí phân loại DNV&N đã được quy định tại công văn số 681/CP- KTN ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ, theo quy định của công văn này, tiêu chí xác định DNV&N là vốn và số lao động. Cụ thể DNV&N là doanhnghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ VND và số lao động trung bình hàng năm dưới 200 người. Vậy, khái niệm DNV&N ở nước ta có thể hiểu khái quát như sau: DNV&N là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, không phân biệt thành phần kinh tế, có quy mô về vốn hoặc lao động thoả mãn các quy định của Chính phủ đốivới từng ngành nghề tương ứng với từng thời kì phát triển của nền kinh tế. 1.1.2. Đặc điểm củadoanhnghiệpvừavà nhỏ. DNV&N tồn tại và phát triển với những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, DNV&N tồn tại và phát triển ở mọi nganh nghề, mọi thành phần kinh tế, nó hoạt động tại mọi lĩnh vực củađời sống kinh tế xã hội. Theo số liệu thống kê cho thấy, DNV&N chiếm khoảng 90% trong tổng số các doanh nghiệp. Các DNV&N chiếm khoảng 31% tổng giá trị sản lượng công nghiêp; chiếm 78% tổng mức bán lẻ; 64% tổng lượng vận chuyển hàng hoá. Các loại hàng hoá được ưa chuộng hiện nay như chiếu cói, mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ . đều do các DNV&N sản xuất. Như vậy chúng ta có thể khẳng định loại hình kinh doanhcủa DNV&N là rất đa dạng và phong phú. Thứ hai, DNV&N có tính năng động và linh hoạt cao. Với quy mô khiêm tốn của mình, các doanhnghiệp có thể dễ dàng thay đổi loại hình kinh doanh trước những biến động của thị trường. Việc phổ biến áp dụng các chính sách kinh tế vào DNV&N cũng dễ thực hiện hơn, như đổi mới công nghệ sản xuất, thực hiện chính sách tiên lương mới . Thứ ba, DNV&N có bộ máy sản xuất và quản lí gọn nhẹ, hiệu quả. Đây là một lợi thế của DNV&N trong việc tiết kiệm chi phí hành chính, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.Với số lượng lao động trong mỗi doanhnghiệp không vượt quá 200 người thì việc bố trí môt đội ngũ quản lí sản xuất và điều hành gọn nhẹ là hoàn toàn có thể làm được. Thứ tư, DNV&N có vốn ban đầu ít, khả năng thu hồi vốn nhanh, mang lại hiệu quả cao. Là loại hình doanhnghiệp có quy mô vừa phải nên việc đầu tư vốn sản xuất không yêu cầu quá lớn, hơn nữa chu kì sản xuất của các doanhnghiệp này thường ngắn nên vòng quay của mỗi đồng vốn nhanh, hiệu quả kinh tế cao. Thứ năm, thị trường cạnh tranh của các DNV&N là thị trường cạnh tranh gần như hoàn hảo. Trên thị trường này, số lượng các doanhnghiệp việc gia nhập hay rút lui củahãng kinh doanh là dễ dàng. Hầu như không có một doanhnghiệp nào có đủ sức mạnh thị trường mà có thể làm biến động đến giá cả và sản lượng trên thị trường sản xuất của mình. Như vậy, qua những đặc điểm trên ta thấy DNV&N có nhiều ưu điểm trên thị trường. Đó là với quy mô vừa phải, doanhnghiệp có thể tổ chức được bộ máy sản xuất và điều hành gọn nhẹ, hiệu quả. Hơn nữa, doanhnghiệp có khả năng thu hồi vốn nhanh cũng như khả năng ứng biến nhanh nhạy trên thị trường, làm tăng cơ hội tồn tại và phát triển củahãng kinh doanh. Bên cạnh đó, DNV&N cũng có những bất lợi sau: - Vị thế trên thị trường thấp, tiềm lực tài chính nhỏ nên khả năng cạnh tranh thấp. - Ít có khả năng huy động vốn lớn để đổi mới công nghệ cao. - Ít có điều kiện để đào tạo công nhân, đầu tư cho nghiên cứu, thiết kế cải tiến công nghệ, đổi mới sản phẩm. 1.1.3. Vị trí vàvaitròcủa DNV&N trong nền kinh tế thị trường. Thực tế phát triển kinh tế thế giới đã khẳng định, DNV&N vẫn giữ một vị trí vàvaitrò hêt sức quan trọng nhằm thúc đẩy và mở rộng cạnh tranh, đảm bảo ổn định kinh tế, phòng chống nguy cơ khủng hoảng. Thật vậy, khu vực DNV&N là xương sống trong nền kinh tế của nhiều quốc gia hiện tại và cả trong tương lai. Đặc biệt, khi cuộc Cách mạng Khoa học kĩ thuật và công nghệ ngày càng phát triển đã tạo điều kiện cho các DNV&N nhiều cơ hội tập trung kĩ thuật, có khả năng sản xuất sản phẩm có chất lượng không thua kém các doanhnghiệp lớn. Mặt khác, xét trên phạm vi toàn cầu hiện nay, tính chất cạnh tranh giữa các doanhnghiệp đang chuyển từ cạnh tranh giá cả sang cạnh tranh về chất lượng và công nghệ. Sự phát triển của chuyên môn hoá và hợp tác hoá, đã không cho phép một doanhnghiệp tự khép kín chu trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Mà với mô hình sản xuất kiểu vệ tinh, trong đó các DNV&N là vệ tinh của các doanhnghiệp lớn tỏ ra thích hợp hơn. DNV&N ngày càng không thể tan biến trong các tập đoàn kinh tế lớn mà khả năng hợp tác mở rộng ngày càng tăng. Đốivới Việt Nam, DNV&N càng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Thứ nhất, DNV&N có vị trí rất quan trọng ở chỗ chúng chiếm đa số về mặt số lượng trong tổng số các cơ sở sản xuất kinh doanhvà ngày càng gia tăng mạnh. ở hầu hết các nước, số lượng các DNV&N chiếm khoảng 90% tổng các doanhnghiệp . Tốc độ gia tăng các DNV&N nhanh hơn tốc độ gia tăng của các doanhnghiệp lớn. Ở nước ta, DNV&N chiếm khoảng 80% - 90% tổng số các doanh nghiệp. Thứ hai, các DNV&N có vaitrò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế. Ở các nước, bình quân các DNV&N chiếm trên dưới 50% GDP. Còn ở Việt Nam, theo đánh giá của Viện Nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương thì hiện nay khu vực DNV&N chiếm khoảng 24% GDP. Thứ ba, tác động kinh tế xã hội lớn nhất của các DNV&N là giải quyết một khối lượng lớn việc làm cho dân cư, làm tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo. Tại nước ta, số lao động của các DNV&N trong lĩnh vực phi nông nghiệp hiện có khoảng 8 triệu người, chiếm khoảng 80% tổng số lao động phi nông nghiệpvà chiếm khoảng 22,5% lực lượng lao động cả nước. Một vaitrò nữa của DNV&N đó là nó góp phần làm năng động nền kinh tế. Do lợi thế quy mô nhỏ là năng động, linh hoạt và sáng tạo, cùng với hình thức tổ chức kinh doanh có sự kết hợp chuyên môn hoá và đa dạng hoá, thích ứng nhanh với mọi sự biến động của thị trường . Do đó nó có vaitrò to lớn góp phần vào sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế trong cơ chế thị trường. Hơn nữa, các DNV&N còn đóng góp vào đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt đốivới khu vực nông thôn và nông nghiệp. Với mạng lưới rộng khắp, lại có truyền thống gắn bó với nông nghiệpvà kinh tế xã hội nông thôn sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, sẽ hình thành những tụ điểm, cụm công nghiệp để tác động chuyên môn hoá nông nghiệp theo hướng Công nghiệp hoá hiện đại hoá. Như vậy, không còn nghi ngờ gì nữa về tiềm năng và lợi thế của DNV&N. Khi chúng ta thấy rõ vị trí chiến lược của nó thì cần có những chính sách nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các DNV&N sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Bảng 1: Đánh giá vaitrò các DNV&N ở Việt Nam STT Vaitrò Tỉ lệ(%) 1 Góp phần tăng trưởng kinh tế 51,7 2 Tạo việc làm - Tăng thu nhập 88,5 3 Tính năng động & Hiệu quả của nền kinh tế 8,9 4 Tham gia đào tạo đội ngũ nhà kinh doanh Việt Nam 63,2 1.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanhcủa các DNV&N trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Nền kinh tế của một quốc gia là do tổng thể các doanhnghiệp lớn, nhỏ tạo thành. Phần đông các doanhnghiệp lớn trưởng thành từ các DNV&N thông qua liên kết các DNV&N. Như đã nêu ở trên, theo công văn số 681/CP - KTN ngày 20/06/1998, Chính phủ đã quy định thống nhất việc xác định DNV&N ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là những doanhnghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỉ đồng và có số lao động binh quân dưới 200 người. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến cuối năm 1999, tình hình DNV&N theo tiêu chi trên là: Bảng 2: Tình hình DNV&N Việt Nam LOẠI TIÊU CHÍ Doanhnghiệp (số lượng) Tổng số Tỉ lệ Nhà nước Ngoài quốc doanh Vốn dưới 5 tỉ VND 3670 40100 43770 91% Lao động dưới 200 người 5420 41590 46830 97% Nguồn: Báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư Như vậy, ta có thể điểm qua một vài nét về tình hình sản xuất kinh doanhcủa các DNV&N hiện nay như sau: - Về hình thức sở hữu: Với đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước nên các DNV&N cũng tồn tại dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau như: sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân… nhưng tập trung chủ yếu là thành phần ngoài quốc doanh. Xét về tiêu chí vốn thì DNNN chiếm hơn 64% và theo tiêu chí lao động thì chiếm 91,7% tổng số doanhnghiệp hiện có. Tỷ lệ tương ứng với DNV&N ngoài quốc doanh là 95,4% và 98% tổng số doanhnghiệp ngoài quốc doanh hiện có. - Về lĩnh vực hoạt động: Hầu hết các DNV&N hoạt động trong ngành công nghiệp(Công nghiệp nhẹ, Công nghiệp chế biến thực phẩm), thương mại, dịch vụ. Đến năm 1998, số lượng DNV&N trong công nghiệp đạt 5620 doanh nghiệp, chiếm 28% trong tổng số các DNV&N ngoài quốc doanh. Các doanhnghiệp này thường tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, chiếm đến 81%, các tỉnh phía Bắc chỉ chiếm 12,6% tổng số các DNV&N đang hoạt động tại các vùng ven đô thị và nông thôn. - Tình hình tài chính: Tổng số vốn đăng kí sản xuất kinh doanhcủa các DNV&N hiện nay khoảng hơn 50000 tỷ VND, bằng 30% tổng vốn kinh doanhcủa tổng số doanhnghiệp cả nước. DNV&N chiếm tỷ trọng 26% tổng sản phẩm trong nước. Nếu cả khu vực kinh tế cá thể thì chiếm tỷ trọng 34%- 40%, còn lại của GDP là kinh tế nhà nước(quy mô lớn) và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp. -Về thiết bị công nghệ và thị trường: Nằm trong tình trạng công nghệ chung của nền kinh tế, các DNV&N Việt Nam phần lớn sử dụng công nghệ máy móc trang thiết bị lạc hậu. Điều này đã hạn chế rất lớn đến khả năng cạnh tranh của các DNV&N. Do phần lớn các DNV&N mới được thành lập đều thiếu vốn và khả năng kĩ thuật chưa cao nên hạn chế việc đầu tư mua sắm trang thiết bị công nghệ hiện đại để tăng cường sản xuất kinh doanhvà cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, các DNV&N có một thị trường rất rộng lớn và đầy sức hấp dẫn. Nhưng do còn nhiều hạn chế, nên các doanhnghiệp này vẫn chưa thực sự chiếm lĩnh được thị trường, sản phẩm làm ra không đủ sức hấp dẫn người mua. Tuy vậy, có một số mặt hàng như: may mặc, thuỷ hải sản, thủ công mỹ nghệ… các DNV&N Việt Nam đang có chỗ đứng trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. - Về lực lượng lao động: Khu vực DNV&N là khu vực thu hút nhiều lao động, nó góp phần giải quyết vấn đề việc làm, nhất là đốivới nước đông dân như nước ta. Theo thống kê thì DNV&N thu hút khoảng 90% lực lượng lao động cả nước. Tuy nhiên, đội ngũ lao động này hiện có trình độ tay nghề chưa cao. Phần đông có trình độ văn hoá cấp 2(40- 45%), trình độ phổ thông trung học là 20-30%. Số lao động có tính chất phổ thông, có trình độ tay nghề giản đơn, chưa được đào tạo, bình quân chiếm 60-70%. - Về nhà xưởng, mặt bằng sản xuất kinh doanhvà kết cấu hạ tầng: Điều kiện mặt bằng cho sản xuất kinh doanhcủa các DNV&N nhìn chung hiện đang rất chật hẹp và gặp nhiều khó khăn trong việc tạo lập và mở rộng mặt bằng. Đa số các doanhnghiệp phải thuê mượn lại mặt bằng của các DNNN, hoặc phải dùng nhà ở làm nơi sản xuất, kinh doanh, giao dịch, bán hàng. Hệ thống điện nước cung cấp cho các DNV&N nhiều nơi không đảm bảo. Hệ thống xử lý nước thải và rác thải của các DNV&N hầu như không có, gây tác hại rất lớn tới môi trường sống. - Về khả năng tiếp cận thông tin: Do khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, nên việc khai thác thông tincủa các DNV&N ở nước ta hiện nay rất hạn chế. Điều này làm cản trở đến quá trình tìm hiểu thị trường, nâng cao chất lượng sản xuất, chất lượng bán hàng làm giảm sức cạnh tranh của các DNV&N. 1.2. Vaitròcủatíndụngngânhàngđốivới DNV&N. 1.2.1. Khái niệm và đặc trưng củatíndụngngânhàng trong nền kinh tế thị trường. Ngânhàng là loại hình tổ chức có vaitrò quan trọng đốivới nền kinh tế nói chung vàđốivới từng cộng đồng điạ phương nói riêng. Nó là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất- đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Khả năng cho vay đốivới khách hàng chính là lý do cơ bản để Ngânhàng được phép hoạt động. Mọi người mong muốn các Ngânhàng hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng địa phương thông qua việc cung cấp tín dụng, đáp ứng nhu cầu tài chính củadoanhnghiệpvàcủa người tiêu dùng. Rõ ràng cho vay là khả năng kinh tế hàng đầu của các Ngânhàng - để tài trợ cho chi tiêu của các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan chính phủ. Hoạt động tíndụngcủaNgânhàng có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế, bởi vì hoạt động tíndụng thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo sức sống cho nền kinh tế. Vậy, tíndụngngânhàng là một giao dịch về tài sản(tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (Ngân hàng) và bên đi vay(cá nhân, doanhnghiệpvà các chủ thể khác), trong đó Ngânhàng chuyển quyền sử dụng cho bên đi vay trong một khoảng thời gian nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vốn gốc và lãi cho Ngânhàng khi đến hạn thanh toán. Như vậy, tíndụngngânhàng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả và có những đặc trưng sau: - Tài sản được giao dịch trong tíndụngngânhàng thông qua hai hình thức là cho vay(bằng tiền) và cho thuê(bất động sản và động sản). - Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy Ngânhàng khi chuyển giao vốn cho khách hàng sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn. Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng. Cơ sở của sự tin tưởng là uy tíncủa người vay, hàng hoá, tài sản thế chấp, chứng từ có giá. - Giá trị hoàn trả của khoản vay thông thường phải lớn hơn giá trị ban đầu, hay nói cách khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc. Lãi chính là giá cho việc sử dụng vốn trong thời gian nhất định. Nó cũng biến động chịu ảnh hưởng của quan hệ cung cầu vốn trên thị trường. Nhưng giá này không phản ánh giá trị mà chỉ là giá cho quyền sử dụng vốn. - Trong quan hệ tíndụngngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện. Về khía cạnh pháp lý, những văn bản xác định quan hệ tíndụng như hợp đồng tín dụng, khế ước… thực chất là lệnh phiếu, trong đó bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. 1.2.2. Nhu cầu vốn của DNV&N vàvaitròcủa việc mở rộng tíndụngđốivới DNV&N. Công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước không thể không có các doanhnghiệp quy mô lớn, vốn nhiều, kĩ thuật hiện đại làm nòng cốt trong từng ngành nhằm tạo ra sức mạnh để có thể cạnh tranh thắng lợi trên thị trường quốc tế. Ngoài việc xây dựng các doanhnghiệp lớn thật cần thiết, chúng ta còn phải thực hiện biện pháp tăng khả năng tích tụ và tập trung vốn của các DNV&N, tạo điều kiện nhanh chóng vươn lên trở thành doanhnghiệp lớn. Sự kết hợp các loại quy mô doanhnghiệp trong nền kinh tế, trong đó nhấn mạnh đến phát triển những DNV&N là phù hợp với xu thế chung và thích hợp với đặc điểm kinh tế xã hội nước ta. Nhưng hiện nay, các DNV&N đang đứng trước những khó khăn cần tháo gỡ và qúa trình phát triển đã và đang bộc lộ hạn chế là do DNV&N đang trong giai đoạn khởi đầu nên khả năng tích luỹ vốn còn thấp. Thiều vốn là một hạn chế nghiêm trọng và thường xuyên đốivới sự phát triển của các DNV&N. Mặc dù, một điều thường hay xảy ra là các doanhnghiệp luôn mong muốn có nhiều vốn để họ tuỳ ý sử dụngvà thường phàn nàn về thiếu vốn, song chúng ta cũng cần lưu ý đến những phàn nàn đó một cách nghiêm túc. Nền tài chính Việt Nam chưa đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu là trung gian có hiệu quả về vốn trong một nền kinh tế nhiều thành phần. Việc thiếu vốn nó sẽ hạn chế nghiêm trọng sự phát triển củadoanh nghiệp, vì sự đầu tư được chi phối bởi sự sẵn sàng về vốn chứ không phải do khả năng thị trường và do có lợi. Thứ hai, sự phát triển củadoanhnghiệp hiện hành cần dựa vào việc tăng thu nhập, tăng việc làm và tạo ra lợi nhuận cao. Do đó việc tăng nguồn vốn cho DNV&N sẽ không chỉ làm tăng việc làm mà còn làm cho năng suất lao động tăng lên. Thứ ba, sự thiếu vốn hạn chế việc áp dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh, điều đó không chỉ ảnh hưởng xấu tới năng suất lao động, tăng thu nhập mà còn cản trở sự cạnh tranh và tồn tại lâu dài củadoanh nghiệp. Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, mặc dù số lượng DNV&N chiếm tới hơn 90% tổng số doanhnghiệp cả nước, song tổng vốn cho sản xuất kinh doanh chỉ mới bằng 30% so với tổng vốn của các doanhnghiệp trong cả nước. Thực trạng này phản ánh mức độ thu hút vốn vào sản xuất kinh doanhcủa các DNV&N còn thấp và hầu hết các DNV&N đều thiếu vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất. Theo kết quả của các tổ chức quốc tế tại hội nghị cấp cao lần thứ hai(tại Hà Nội ngày 21/11/2000) thì tình hình thiếu vốn chiếm 20- 40% tổng số DNV&N. Chủ đầu tư ít vốn, thiếu vốn nhưng lại rất khó vay vốn để đầu tư phát triển kinh doanh. Theo những số liệu gần đây của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thì đại đa số các DNV&N ở Việt Nam có mức vốn rất thấp: 75% số doanhnghiệp có mức vốn dưới 50 triệu VND. Thực tế là các DNV&N ở Việt Nam không được tiếp cận nhiều với những khoản vay ngắn hạn và hầu như không được vay dài hạn. Hiện nay chỉ có khoảng hơn 1/3 số DNV&N vay được vốn để bổ sung cho số vốn tự có ít ỏi của mình, khoảng 20% DNV&N ở Hà Nội tiếp cận được vốn Ngân hàng, còn đại đa số thường dựa vào thị trường tài chính, chọn giảp pháp huy động vốn trong gia đình, họ hàng, bạn bè và sử dụngtíndụng thương mại của bạn hàng. Rất nhiều chủ DNV&N cho rằng, tốc độ tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của họ bị hạn chế lớn do không có khả năng tiếp cận được nguồn vốn tíndụng cũng như do chi phí vay vốn từ Ngânhàng quá cao, thủ tục vay vốn phức tạp. Các doanhnghiệp mới thành lập rất khó khăn về vốn và họ sẵn sàng vay vốn Ngânhàngvới bất cứ giá nào. Ngânhàng lại không dám mạnh dạn cho vay vì không biết năng lực của họ như thế nào. Bởi thế, tự lực phần lớn về vốn là hiện trạng của nhiều DNV&N hiện nay. Việc vay vốn Ngânhàng là rất hiếm: chỉ có 4/95 công ty tài trợ cho kinh doanh thông qua một khoản vay trong 6 tháng đầu sau khi đăng kí thành lập doanh nghiệp. Như vậy, để phát triển DNV&N thì các Ngânhàng thương mại phải cung cấp đủ vốn cho các doanh nghiệp, phải tạo điều kiện thuận lợi để các DNV&N đến vay vốn ở Ngân hàng. Các DNV&N đang rất cần vốn, có thể nói như "nắng hạn chờ mưa rào", trong khi đó các Ngânhàng - một trung gian tài chính lớn nhất, có đầy đủ nguồn vốn để có thể thực hiện cho vay đốivới các DNV&N. Do đó, việc mở rộng tíndụngNgânhàngđốivới DNV&N là rất cần thiết và có vaitrò quyết định đến sự phát triển của DNV&N. Trước tiên, tíndụngngânhàng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tránh tình trạng sử dụng vốn sai mục đích. Khi Ngânhàng quyết định cấp tíndụng cho DNV&N, thì khoản tíndụng đó phải được khảo sát chặt chẽ [...]... và thực thi các chính sách hỗ trợ công nghệ, nghiên cứu và phát triển, chính sách quản lí và đào tạo, và chính sách hỗ trợ tài chính tíndụng Chính sách hỗ trợ tài chính tíndụng cho DNV&N bao gồm: - Khuyến khích các Ngânhàng cho DNV&N vay vốn Ngânhàng Trung ương Đài Loan yêu cầu các Ngânhàng thương mại thành lập phòng tíndụng cho DNV&N, tạo điều kiện để các doanhnghiệp này tiếp cận được vốn của. .. thông qua hệ thống hỗ trợtíndụngvà các tổ chức tai chính tíndụng công cộng phục vụ DNV&N Hệ thống này giúp các DNV&N tiếp cận đươc với nguồn vốn tín dụng, tạo điều kiên cho họ vay vốn của các tổ chức tíndụng tư nhân thông qua sự bảo lãnh của hiệp hội bảo lãnh tíndụng Ngoài ra còn có ba tổ chức tài chính công cộng là Công ti tài chính DNV&N, Công ty tài chính nhân dân vàNgânhàng Shoko Chukin do chính... cạnh tranh một cách hiệu quả được Vì vậy, vai tròcủatíndụngngânhàng còn là góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của DNV&N Khi khoản tíndụng được cấp ra, doanhnghiệp không chỉ có một phương án sản xuất kinh doanh hấp dẫn, mà với nguồn vốn này nó có thể đổi mới hệ thống dây chuyền sản xuất, thiết bị máy móc, có điều kiện áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng... tiền vay DNV&N nhận được khoản vay từ Ngân hàngvới sự bảo lãnh của các tổ chức bảo lãnh tíndụng Khi doanhnghiệp làm ăn thua lỗ, các tổ chức này có trách nhiệm trả khoản vay đó cho Ngânhàng Ngoài ra, các khoản vay này còn có thể được Chính phủ bảo lãnh 1.3.2 Bài học kinh nghiệm đốivới Việt Nam Qua phân tích kinh nghiệm một số nước trong việc mở rộng tín dụngđốivới DNV&N trên thế giới, đặc biệt có... rất nhiều Và từ tiền đề ấy, Ngânhàng có thể mở rộng hơn nữa cho vay đốivới DNV&N mà không lo ngại về điều kiện ban đầu 1.3.1.4 Kinh nghiệm của Liên bang Đức Đức là một quốc gia có số lượng DNV&N tương đối lớn Nó đóng một vaitrò quan trọng trong nền kinh tế, tạo ra gần 50% GDP, chiếm hơn 1/2 doanh thu chịu thuế của các doanhnghiệp Để đạt được những thành tựu đó, Chính phủ Đức đã áp dụnghàng loạt... củaNgânhàng - Thành lập Quỹ phát triển cho DNV&N: các quỹ được thành lập như Quỹ phát triển, Quỹ Sino-US, Quỹ phát triển DNV&N để cung cấp vốn cho DNV&N qua hệ thống Ngân hàng, nhằm tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh các DNV&N - Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng: Nguyên tắc hoat động của quỹ này là cùng chia sẻ rủi ro với các tổ chức tíndụng Từ đó, tạo lòng tinđốivới các tổ chức tín dụng. .. vốn không hoàn lại, cho vay với lãi xuất thấp cho các dự án ở vùng sâu, vùng xa, các trọng điểm kinh tế nông nghiệp, nông thôn Trên đây là những cơ sở lí luận về sự tồn tại và phát triển của DNV&N như là một tất yếu khách quan, cũng như tính cấp thiết phải mở rộng tín dụngngânhàngđốivới DNV&N Vậy, thực trạng tíndụng cho các DNV&N ở nước ta hiện nay như thế nào? Các Ngânhàng đã làm gì để tạo điều... chính sách và chương trình thúc đẩy DNV&N trong việc huy động vốn Công cụ chính để thực hiện các chính sách và chương trình này là thông qua các khoản tíndụng ưu đãi, có sự bảo lãnh của Nhà nước Các khoản tíndụng được ưu tiên phân bố cho các dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp, đổi mới công nghệ, đầu tư vào những khu vực kém phát triển của đất nước Ở Đức còn phát triển các tổ chức bảo lãnh tíndụng nhằm...về mục đích sử dụng, hiệu quả kinh tế mang lại, nên nó tránh được tình trạng rủi ro đạo đức từ phía khách hàng, hiệu quả sử dụng vốn thấp gây lãng phí vốn Thứ hai, với sự tài trợ vốn từ Ngânhàng các DNV&N có thể đảm bảo cho hoạt động của mình được liên tục thuận lợi Nhờ có tín dụngngân hàng, DNV&N có các nguồn thanh toán cho chi phí nguyên vật liệu, nhân công, khấu hao máy móc và các chí phí khác... Chính phủ có vaitrò quan trọng trong việc xây dựng một môi trường pháp lí ổn định, có những chính sách hỗ trợ cụ thể đốivới sự phát triển DNV&N Vì vậy, Chính phủ cần sớm thành lập các phòng, cơ quan chuyên phụ trách DNV&N để tạo điều kiện đưa ra các chương trình trợ giúp, điều phối, tư vấn phát triển DNV&N Thứ hai, các Ngânhàng cần có sự bình đẳng trong quan hệ tíndụngvới các doanhnghiệp đủ mọi . DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ. 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Doanh nghiệp vừa và. bán hàng làm giảm sức cạnh tranh của các DNV&N. 1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNV&N. 1.2.1. Khái niệm và đặc trưng của tín dụng ngân