0
Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Các hình thức hỗ trợ của nhà nước

Một phần của tài liệu DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VỚI HOẠT ĐỘNG VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 25 -28 )

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và môi trường pháp lý lành mạnh tạo tiền đề cơ sở cho DNVVN tiếp cận các nguồn vốn tín dụng được thuận lợi.

Đây là một hình thức hỗ trợ rất cần thiết và hữu hiệu của nhà nước dành cho DNVVN. Một môi trường pháp lý lành mạnh là một môi trường không có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Các DNVVN và các doanh nghiệp lớn có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong mọi lĩnh vực hoạt động. Đồng thời tất cả các loại hình doanh nghiệp đều tuân theo những quy định của pháp luật, được cạnh

tranh bình đẳng, được quyền vay vốn ngân hàng…miễn là đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn của ngân hàng.

Nhà nước còn tiến hành xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật bao gồm những chủ trương chính sách tạo điều kiện cho DNVVN tiếp cận được vốn vay ngân hàng đặc biệt là những quy định, nghị định của Chính phủ về tài sản thế chấp cầm cố thông thoáng hơn đảm bảo cho các DNVVN có được những giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cũng như bảo đảm quyền tự chủ cho ngân hàng trong việc xử lý tài sản thế chấp. Và như thế nhà nước đã tiến hành hỗ trợ song song cả hai phía ngân hàng và doanh nghiệp nhằm giải toả khó khăn cho cả hai bên: một bên thừa vốn, một bên thiếu vốn đến một điểm cân bằng tương đối về vốn.

Hỗ trợ DNVVN trong công tác đào tạo, nâng cao năng lực xây dựng và đánh giá các dự án vay vốn tạo điều kiện tiếp cận tốt hơn tới các NHTM cho loại hình doanh nghiệp này

Một trong những khó khăn hiện nay của DNVVN khi vay vốn ngân hàng là không có phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do trình độ tổ chức quản lý cũng như trình độ chuyên môn của chủ doanh nghiệp còn hạn chế. Việc xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh đòi hỏi người xây dựng phương án phải hiểu biết rộng do phương án sản xuất kinh doanh liên quan tới nhiều lĩnh vực, phải tính toán trước được những biến động của thị trường trong tương lai. Ta biết rằng có những phương án là khả thi ở thời điểm hiện tại nhưng đến thời điểm kết thúc phương án thì phương án đó lại không còn khả thi nữa. Cũng có trường hợp DNVVN có phương án khả thi nhưng doanh nghiệp không biết chứng minh, giải trình để cho ngân hàng thấy được tính khả thi của phương án đó.

Chính vì vậy để giúp đỡ các DNVVN vay được vốn ngân hàng, nhà nước nên có những biện pháp, hình thức hỗ trợ cụ thể nhằm đào tạo các chủ doanh nghiệp đạt tới một trình độ nhất định mà chủ yếu là đào tạo cho chủ DNVVN những kiến thức để tạo lập và đánh giá được một phương án sản xuất kinh doanh khả thi.

Tăng năng lực tài chính cho các DNVVN

Năng lực tài chính của DNVVN thể hiện ở quy mô vốn tự có của doanh nghiệp. VTC của doanh nghiệp mà lớn thì năng lực tài chính của DNVVN mạnh và ngược lại trong khi đó các DNVVN thường có năng lực tài chính không đủ mạnh. Điều này khiến cho các NHTM không muốn cho các DNVVN vay sợ rủi ro xảy ra làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Vì thế tăng năng lực tài chính cho các DNVVN là nhà nước đã góp phần giảm bớt khó khăn của DNVVN khi muốn vay vốn ngân hàng. Nhà nước tăng năng lực tài chính cho các DNVVN bằng cách hỗ trợ về tài chính thông qua ngân sách nhà nước, hỗ trợ về thị trường đầu ra cho DNVVN, miễn giảm thuế cho những DNVVN mới thành lập hoặc làm ăn thua lỗ cũng như khuyến khích việc hình thành những tập đoàn kinh tế mạnh. Cụ thể là nhà nước sẽ sử dụng NSNN để cấp phát cho các DNVVN có tiềm lực phát triển, các DNVVN hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề cần khuyến khích phát triển nhằm hỗ trợ một phần nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời việc hình thành các tập đoàn kinh tế sẽ tạo ra chỗ dựa vững chắc cho các DNVVN trước các cơn sốt biến động của thị trường, tập trung đầu tư chiều sâu theo hướng chuyên môn hoá vào một lĩnh vực hoạt động cụ thể.

Đây cũng là một hình thức hỗ trợ rất quan trọng và cần thiết của nhà nước dành cho các DNVVN thoả mãn điều kiện về tài chính của ngân hàng khi doanh nghiệp đi vay.

Khuyến khích việc thành lập các tổ chức hỗ trợ tư vấn và các tổ chức đại diện cho DNVVN

Việc ra đời các tổ chức này có ý nghĩa rất lớn đối với các DNVVN. DNVVN còn nhiều khó khăn hạn chế rất cần đến những tổ chức tư vấn, hỗ trợ về tài chính, đào tạo, về thông tin và nhất là lập các phương án sản xuất kinh doanh khả thi…cũng như các tổ chức đại diện cho DNVVN là các Hiệp hội DNVVN, các Câu lạc bộ DNVVN để nói lên những nhu cầu, nguyện vọng và cả những đề xuất

đối với các ngành các cấp. Từ đó nhà nước có thể biết được những khó khăn vướng mắc của DNVVN khi vay vốn ngân hàng để có những biện pháp hỗ trợ thiết thực, hiệu quả và gắn với thực tiễn hơn.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng đầu tư của Quỹ hỗ trợ phát triển

Khi hình thức hỗ trợ này được đẩy mạnh sẽ giúp các chủ DNVVN mạnh dạn đầu tư, nhà nước chỉ phải bỏ vốn ra khi chủ đầu tư không trả được nợ đúng hạn cho ngân hàng và cùng chia sẻ rủi ro với ngân hàng trong trường hợp đó. Do đó với hình thức này các DNVVN sẽ dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng, các ngân hàng sẽ yên tâm hơn khi cho vay khắc phục được tình trạng "ngân hàng thừa vốn, doanh nghiệp thiếu vốn".

Với hình thức bảo lãnh tín dụng đầu tư, DNVVN sẽ tháo gỡ được khó khăn về điều kiện tài sản thế chấp cầm cố nên sẽ vay được nhiều vốn TDNH hơn trước. Vì thế nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa hình thức hỗ trợ này tạo điều kện cho các DNVVN có đủ vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và đổi mới máy móc thiết bị công nghệ.

Một phần của tài liệu DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VỚI HOẠT ĐỘNG VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 25 -28 )

×