Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
35,82 KB
Nội dung
NHỮNG VẤNĐỀCHUNGVỀ THU NSNNVÀVAITRÒCỦAKBNNTRONGVIỆCQUẢNLÝTHUNSNN 1.1. Lý luận chungvềthu NSNN. 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm thu NSNN: Ngân sách Nhà nước là hệ thống các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính của xã hội để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước. ThuNSNN là quá trình dùng các quyền lực có được của mình để phân phối một bộ phận của cải xã hội dưới hình thức tiền tệ về tay mình, hình thành lên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước. Hay có thể nói thuNSNN nó bao gồm các khoản thu từ Thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản thu đóng góp của các tổ chức, cá nhân, các khoản viện trợ các khoản khác theo quy định của pháp luật và các khoản do Nhà nước vay để bù đắp bội chi ngân sách đều được dựa vào thu ngân sách. Nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước là thuế. Theo quy định của luật thuế có các loại thuế sau: Thuế lợi tức, thuế tài nguyên, thuế Nhà đất, thuế môn bài, thuế sử đất, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu Để thuế là nguồn thu chủ yếu chiếm tỷ lệ khoảng 85% tổng thu ngân sách Nhà nước thì Nhà nước, chính phủ ta phải có một chính sách về thuế một cách toàn diện. Về tỷ trọng, các khoản thu ngoài thuế hiện nay chiếm tỷ lệ khiêm tốn trongthu ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, đây là nguồn thuquan trọng, nếu biết phát huy, quảnlý tốt và có các biện pháp để nuôi dưỡng, khai thác triệt các nguồn thu thì nguồn thu đó là rất lớn chiếm một tỷ lệ không nhỏ cho ngân sách Nhà nước. Xét về nội dung ta thấy rằng thuNSNN một mặt chứa đựng các quan hệ phân phối các hình thức giá trị nảy sinh trong quá trình Nhà nước sử dụng quyền lực chính trị, tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước. Mặt khác thu ngân sách Nhà nước lại gắn chặt với thực trạng kinh tế đó là tổng sản phẩm quốc nội - GDP. ThuNSNN là chia nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước và các chủ thể trong xã hội dựa trên quyền lực của Nhà nước. Nhằm giải quyết hài hòa về lợi ích kinh tế. Sự phân chia đó là yếu tố khách quan nó xuất phát từ yêu cầu thực hiện các chức năng kinh tế xã hội của Nhà nước. Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI nền kinh tế nước ta bắt đầu chuyển từ cơ chế hành chính quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quảnlýcủa Nhà nước thì công cuộc đổi mới lúc này ngày càng được diễn ra toàn diện và sâu sắc nhất là những năm gần đây. VaitròcủaNSNNtrong thời kỳ này cũng có những chuyển biến tích cực rõ rệt và đóng vaitròquantrọngcủaNSNNtrong nền kinh tế thị trường, nó có những đặc điểm sau: + Nhà nước công nhận sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế phải coi việc tồn tại của nhiều thành phần kinh tế là hoàn toàn mang tính chất khách quan. Do đó quyền sở hữu hợp pháp về vốn và tài sản của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải được đảm bảo bằng pháp luật của Nhà nước. Điều này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp phát huy tính năng động sáng tạo của mình trongviệc cạnh tranh giành thắng lợi về mình. Không có doanh nghiệp độc lập, tự chủ thì không có kinh tế thị trường thực sự. Nhà nước cho phép và khuyến khích các doanh nghiệp được tự do sản xuất và phân phối sản phẩm, tự do liên doanh liên kết, thuê mướn công nhân. Tuy nhiên tất cả các hoạt động này của doanh nghiệp phải tuân thủ khuôn khổ pháp luật và phải được pháp luật thừa nhận. + Nhà nước từ bỏ can thiệp trực tiếp và kiểm soát vào các hoạt động kinh tế, xã hội, Nhà nước giảm bớt vaitrò làm kinh tế để thực hiện vaitrò người quảnlý trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc không can thiệp sâu vào cơ chế thị trường, có các chính sách đảm bảo cạnh tranh công bằng và giải quyết nhữngvấnđề còn tồn tại trong nền kinh tế mà cơ chế thị trường không giải quyết nổi. Trong cơ chế mới “cơ chế thị trường” Nhà nước phải dùng các công cụ chính sách để điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế đây là đặc trưng cơ bản nhất của nền kinh tế thị trường. + Sự phát triển đa dạng của thị trường và các yếu tố tích cực của nó được Nhà nước tôn trọngvà khuyến khích. Cùng với thị trường hàng hóa, cơ chế thị trường khi phát triển đến một giai đoạn nhất định còn là tiền đề cho sự ra đời của thị trường tài chính, thị trường sức lao động. Những đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường cho thấy những bước phát triển mới, tiến bộ so với cơ chế bao cấp. Bên cạnh đó, cơ chế thị trường còn bộc lộ nhiều mặt trái tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. - Về mặt xã hội: Trong cơ chế thị trường Nhà nước đảm bảo được sự công bằng xã hội như các hình thức thuế, phí và lệ phí đảm bảo nhu cầu chính đáng cho người lao động kích thích họ đầu tư vốn, đầu tư chất xám để tăng năng suất hạ giá thành sản phẩm nâng cao tinh thần trách nhiệm với người lao động. - Về kinh tế: Sự phát triển của nhiều hình thức sở hữu, mở rộng quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh sẽ dẫn đến cạnh tranh, tạo ra hàng hóa phong phú đa dạng, đồng thời vì mục đích lợi nhuận mà nhiều nhà sản xuất cho ra những sản phẩm không đảm bảo chất lượng trên thị trường hoặc tạo ra môi trường cạnh tranh không bình đẳng. Vì vậy muốn đạt được những mục đích về thị trường kinh tế và xã hội thì cũng cần phải có sự can thiệp của Nhà nước. Nhà nước phải biết vận dụng các công cụ tài chính, tiền tệ để tác động đến mọi mặt hoạt động của nền kinh tế xã hội. Trong các công cụ đó thuNSNN được coi là công cụ quan trọng, chiếm một vị trí không nhỏ góp phần làm ổn định nền tài chính, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, thuNSNN có vaitrò rất quantrọng đó là: Huy động các nguồn tài chính thông qua thuNSNN đảm bảo việc chi tiêu của Nhà nước, như phục vụ cho bộ máy quảnlýcủa Nhà nước và đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội do Nhà nước đề ra. Xã hội muốn phát triển đòi hỏi chi ngân sách mở cả về chiều rộng và chiều sâu do vậy thuNSNN có hiệu quả sẽ góp phần cân đối thu chi đảm bảo cho xã hội phát triển. Đây là vaitrò không thể thiếu được củathuNSNN ở bất cứ một quốc gia nào. Trong cơ chế thị trường thuNSNN không chỉ nhằm mục tiêu tạo nguồn tài chính cho Nhà nước như trong cơ chế cũ mà nó có nhiệm vụ quantrọngtrongviệc điều chỉnh các hoạt động kinh tế - xã hội. ThuNSNN góp phần làm lành mạnh nền kinh tế - xã hội, thể hiện trên các mặt kinh tế thị trường xã hội. Ngoài ra thuNSNN còn góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế xã hội. Trong đó thuế là công cụ quantrọng nhất, đồng thời Nhà nước sử dụng các khoản thuNSNNđể điều hòa lưu thông tiền tệ, bình ổn giá cả giảm lạm phát. Thực hiện phân phối thu nhập đảm bảo công bằng xã hội, Nhà nước hoạt động thuNSNN dưới hình thức thuế gián thu, thuế trực thuđể điều tiết thu nhập điều tiết tiêu dùng đảm bảo thu nhập chính đáng của người lao động đồng thời thực hiện công bằng xã hội. Mặt khác thuNSNN nhanh, đầy đủ, kịp thời vào NSNN cũng là nhằm để thực hiện nhu cầu chi tiêu của xã hội với hiệu quả cao. Tóm lại thu có vaitròquantrọngtrong nền kinh tế thị trường. Đểquảnlý các nguồn thu được tốt và hiệu quả cao thì cần thiết phải phân loại các khoản thu NSNN. 1.1.2. Phân loại theo nội dung kinh tế: Từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước nước ta bắt đầu chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường do đó sự phát triển tất yếu của quy luật kinh tế khách quan, đó là kinh tế nhiều thành phần bởi thế việc phân loại các nguồn thuNSNN có ý nghĩa cực kỳ quantrọngtrong quá trình quản lý, phân tích và đánh giá thực trạng thu NSNN, việc phân loại thuNSNN được thực hiện theo các nguồn thuvà theo luật NSNN ban hành năm 2002 như sau: Bảng phân loại các nguồn thu theo nội dung kinh tế Nội dung Nội dung Ghi chú A Thu cân đối NSNN (I-VIII) VII I Thu huy động ĐT theo khoản 3 I Thu nội địa không bao gồm thu dầu thô điều 8 luật NSNN 1 Thuế GTGT từ SXKD trong nước B Thu vay cân đối ngân sách TW 2 Thuế thu nhập doanh nghiệp 1 Vay trong nước - Thuế thu nhập doanh nghiệp - Vay tín phiếu, trái phiếu 3 Thuế tài nguyên - Vay công trái xây dựng tố quốc 4 Thuế sử dụng đất nông nghiệp - Vay khác 5 Thuế môn bài 2 Vay nước ngoài khác 6 Thuế trước bạ C Thuđể lại ĐV chi QL qua NSNN 7 Phí và lệ phí khác D Thu chuyển giao giữa các cấp NS 8 Tiền thuê mặt nước, mặt đất 1 Thu bổ sung từ NS cấp trên 9 Các khoản thuvề nhà đất - Thu bổ sung cân đối - Thuế nhà đất - Bổ sung có mục tiêu - Thuế chuyển quyền sử dụng đất BS có MT bằng nguồn vốn trong nước - Tiền bán nhà và thuê nhà thuộc sở hữu NN 2 Thu NS cấp dưới nộp lên 10 Thu khác E Các khoản tạm thuvà vay khác - Thu khác từ các cá nhân SXKD, HH, D vụ 1 Vay nước ngoài về cho vay lại - Thu khác của NS 2 Thu nợ gốc , lãi cho vay NVNN về cho vay lại II Thu dầu thô 3 Các khoản khác III Thu hoạt động xuất nhập khẩu Trong đó: Vay Ngân hàng Nhà nước IV Thu huy động quỹ dự trữ Tài chính Vay quỹ dự trữ tài chính V Thu kế dư ngân sách năm trước Vay các quỹ khác VI Thu chuyển nguồn năm trước Vay KBNN VII Thu viện trợ không hoàn lại Vay ngân hàng cấp trên - Qua việc phân loại từ bảng trên ta thấy đã có sự thay đổi vềquan niệm sở hữu trong cơ chế thu NSNN, phân loại theo quan niệm đối tượng và lĩnh vực thu nộp từ đó phân theo nội dung kinh tế. Trong luật NSNN năm 2002 với chính sách khuyến khích sự phát triển của tất cả các thành phần kinh tế, sẽ không có sự phân biệt đối xử giữa kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh. Hệ thống chính sách được áp dụng cho tất cả các ngành nghề. Các hình thức kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trong xã hội không có sự phân biệt quốc doanh tập thể hay cá thể. Việc phân loại như vậy sẽ đáp ứng được yêu cầu quảnlý vĩ mô của Nhà nước trong hoạt động điều chỉnh nền kinh tế quốc dân. Thông qua phân loại như vậy Nhà nước mới có thể đánh giá được tính hiệu quả của nến kinh tế cũng như xu hướng phát triển để có thể điều chỉnh chế độ chính sách cho phù hợp . Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thuNSNN trên địa bàn Kho bạc Nhà nước Phong thổ đã phối hợp tốt với cơ quan thuế, hải quanvà các cơ quanthu khác tăng cường việcthuNSNN qua KBNN, tập trung đầy đủ kịp thời, điều tiết chính xác các khoản thu cho các cấp ngân sách theo luật định. Tham gia thu thuế trực tiếp tại cửa khẩu quốc tế, và các trung tâm tập trung dân cư tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng nộp thuế trực tiếp qua KBNN đạt khoảng 20% tổng số thu ngân sách trên địa bàn, chiếm 80% số thu ngân sách bằng tiền mặt. Phối hợp với cơ quan tài chính đôn đốc các đơn vị có thu phí, lệ phí nộp kịp thời vào KBNN , hạn chế hiện tượng tọa chi từ số thu tại các đơn vị thực hiện theo dự toán được duyệt, phối hợp thu thuế với các đơn vị thi công xây lắp qua thanh toán vốn đầu tư tại KBNN, phối hợp với cơ quan tài chính xác định ghi thu, ghi chi vào ngân sách các khoản thu huy động từ các xã , thị trấn. Tuy nhiên trong công tác quảnlýthu ngân sách nhà nước hiện tại vẫn còn có những khó khăn , một số đơn vị có thu phí, lệ phí được phép để lại một phần để chi tiêu sử dụng nên việc phản ánh số thu vào NSNN còn chưa được kịp thời, việc hoàn tất thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách từ số thu huy động ở các xã còn chậm, do khó khăn về biên chế nên các điểm thu trực tiếp qua KBNN còn hạn chế, số điểm thu thuế trực tiếp qua KBNN tỷ lệ còn thấp. 1.2. Vaitròcủa Kho bạc Nhà nước trong công tác thu NSNN: 1.2.1. Sự ra đời và phát triển của hệ thống KBNN Việt Nam: Sự ra đời và phát triển hệ thống KBNN gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng - Nhà nước, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước cũng dần dần được thay đổi cho phù hợp với nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ. Trong thời kỳ chống pháp Kho bạc Nhà nước đã được hình thành với tên gọi là ngân khố Đông Dương trực thuộc phủ toàn quyền Đông Dương. Sau cách mạng tháng tám thành công năm 1945, tổng nha ngân khố quốc gia trực thuộc Bộ Tài chính với nhiệm vụ quảnlý quỹ ngân sách NSNN là in tiền, quảnlý tiền và các loại tài sản quý hiếm của Nhà nước như vàng, bạc, kim khí quý, đá quý . Từ năm 1951 nhiệm vụ của ngân khố quốc gia được chuyển sang hệ thống Ngân hàng quốc gia Việt Nam (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu quảnlý quỹ NSNN, in tiền, quảnlý vàng bạc kim khí quý, đá quý . lúc này Ngân hàng Nhà nước thực hiện quảnlý quỹ ngân sách và kinh doanh tiền tệ, đồng thời thực hiện thêm nhiệm vụ là tập trung các nguồn thucủa NSNN, tổ chức cấp phát chi trả các khoản chi theo Luật phân phối của cơ quan Tài chính Nhà nước.Việc phân phối cấp phát mang nặng tính bao cấp chủ yếu là để thanh toán cho các chỉ tiêu hiện vật đã được cân đối. Do cơ quan Tài chính không trực tiếp quảnlý quỹ NSNN, không nắm được thường xuyên chính xác tình hình thu chi và tồn quỹ NSNN nên không thể chủ động trong khâu cấp phát chi trả, thường xuyên xảy ra các khoản chi cần thiết củaNSNN đã được bố trí trong kế hoạch như chi lương, trợ cấp xã hội, chi quốc phòng, an ninh .phải dừng lại, lúc này Chính phủ lại phải phát hành thêm tiền cho nhu cầu chi tiêu của NSNN. Do yêu cầu đổi mới cơ chế quảnlý tài chính, tiền tệ, tín dụng đòi hỏi phải tách bạch phân định rõ vốn củaNSNNvà vốn kinh doanh của Ngân hàng. Mặt khác, các chính sách tài chính, đặc biệt là sự ra đời các luật thuế mới vừa chế độ quảnlý tài chính của các đơn vị, đòi hỏi phải thành lập hệ thống thu Nhà nước và phải có một hệ thống quảnlý thống nhất quỹ NSNN cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng quảnlý điều hành NSNN, nâng cao hiệu lực, trách nhiệm quyền hạn của hệ thống tài chính quốc gia. Trong số các phương tiện tài chính Kho bạc Nhà nước có một vị trí đặc biệt quan trọng, vaitròcủa Kho bạc Nhà nước trongviệc thực hiện chính sách tài chính quốc gia . Do đó để đáp ứng tình hình và yêu cầu mới của công tác tài chính, tiền tệ, tín dụng hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 07/HĐBT ngày 01/04/1990 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính Phủ vềviệc chuyển giao công tác quảnlý quỹ NSNN từ Ngân hàng Nhà nước sang Bộ tài Chính và thành lập Kho bạc Nhà nước trực thuộc bộ Tài Chính để thực hiện nhiệm vụ quảnlý quỹ ngân sách Nhà nước. Hệ thống Kho bạc Nhà nước được thành lập và chính thức đi vào hoạt động trong phạm vi cả nước. Hoạt động Kho bạc Nhà nước trong thời gian qua đã khẳng định việc chuyển giao nhiệm vụ quảnlývàviệc thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn phù hợp với công cuộc cải tổ nền kinh tế đất nước. Nó khẳng định được vaitrò vị trí của Kho bạc Nhà nước, phù hợp với đặc điểm tình hình và hướng đổi mới cơ chế quảnlý tài chính tiền tệ nói chungvà nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước nói riêng.Tuy nhiên, vị trí của tài chính càng được nâng cao thì việc sử dụng công cụ này càng trở nên phức tạp. Chính vì vậy, để đảm bảo tăng cường hiệu quả sử dụng các công cụ tài chính, cần thiết phải sử dụng triệt để thế mạnh của các phương tiện tài chính nhằm triển khai thực hiện các chính sách tài chính đồng bộ và nhất quán. Trong số các phương tiện tài chính Kho bạc Nhà nước có một vị trí đặc biệt quan trọng. Do vậy để gắn quyền hạn và phân cấp quản lý, ngày 05/4/1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/CP về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước thay cho quyết định số 07/HĐBT ngày 01/4/1990 . 1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước : Căn cứ Nghị định 25/CP ngày 05/04/1995 củaThủ tướng Chính phủ thì Kho bạc Nhà nước là một tổ chức trực thuộc Bộ tài chính có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ tài chính thực hiện chức năng quảnlý Nhà nước, Về quỹ NSNN (Bao gồm quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước, quỹ dự trữ Tài Chính Nhà nước, tiền, tài sản, tạm thu, tạm giữ, huy động vốn cho NSNNvà cho đầu tư phát triển, với nhiệm vụ chủ yếu sau: - Soạn thảo các dự án, văn bản pháp qui vềquảnlý quỹ NSNN, quỹ dự trữ tài chính Nhà nước, tiền và tài sản tạm thu, tạm giữ để Bộ trưởng bộ tài chính ban hành theo thẩm quyền hoặc trình thủ tướng chính phủ quyết định. - Tập trung và phản ánh các khoản thu NSNN, thực hiện điều tiết các khoản thuNSNN cho các cấp quảnlýNSNN theo quy định của các cấp có thẩm quyền, thực hiện chi trả và kiểm soát chi NSNN theo dự toán NSNN được duyệt. - Ban hành các văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ hoạt động Kho bạc Nhà nước. - Mở tài khoản kiểm soát tài sản tiền gửi và thực hiện thanh toán giao dịch bằng tiền mặt và bằng chuyển khoản với các đơn vị, các nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước. - Mở tài khoản tiền gửi (có kỳ hạn, không kỳ hạn) tại Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại để giao dịch, thanh toán giữa Kho bạc Nhà nước với Ngân hàng thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng theo sự ủy nhiệm của thống đốc Ngân hàng Nhà nước. - Kiểm soát và thực hiện nhập xuất các quỹ dự trữ tài chính, tiền, tài sản tạm thu, tạm giữ theo quyết định của cấp có thẩm quyền. - Tổ chức huy động vốn cho NSNNvà cho đầu tư phát triển. - Tổ chức kế toán thống kê và báo cáo quyết toán quỹ NSNN, quỹ dự trữ tài chính Nhà nước, tiền và tài sản tạm thu, tạm giữ. - Tổ chức thanh toán điều hòa vốn và tiền mặt trong hệ thống KBNNtrong trường hợp cần thiết khi nguồn thu chưa tập trung kịp thời theo kế hoạch, Kho bạc Nhà nước được sử dụng vốn nhàn dỗi vay ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước để giải quyết kịp thời nhu cầu chi của NSNN. Việc vay vốn ngắn hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định. - Lưu giữ bảo quản tiền, tài sản và các chứng chỉ có giá của Nhà nước, của các cơ quan đơn vị cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước. Khi phát hiện các đơn vị, tổ chức được thụ hưởng NSNN vi phạm chế độ quảnlý tài chính. Kho bạc Nhà nước tạm thời đình chỉ việc chi trả thanh toán và báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền để xử lý. Tổ chức công tác, kiểm tra kiểm soát trong nội bộ hệ thống Kho bạc Nhà nước, quảnlý công chức, viên chức, vốn và tài sản thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước quản lý. 1.2.3. Mô hình và quy trình thuNSNN qua Kho bạc Nhà nước. a. Mô hình thuNSNN qua Kho bạc Nhà nước. Sơ đồ số 1.1 (1) Cơ quan Tài chính (6) (2) KBNN Cơ quan Thuế (5) (3) Ngân hàng (4) Đơn vị nộp Ghi chú (1.) Cơ quan Tài chính thông báo kế hoạch thuNSNN gửi cho cơ quan Thuế và cơ quan Kho bạc Nhà nước. (2.) Cơ quan Thuế gửi Kho bạc Nhà nước bộ sổ thuế và kế hoạch thu theo tháng. (3.) Cơ quan Thuế ra thông báo thu (người hoặc cơ quan nộp thuế). (4.) Đơn vị nộp tiền cho KBNN bằng tiền mặt, séc hoặc ủy nhiệm chi qua hệ thống Ngân hàng để trích tài khoản của mình nộp NS. (5.) Ngân hàng trích tài khoản của đơn vị chuyển vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước và báo lại cho Kho bạc Nhà nước và đơn vị được biết. (6.) Kho bạc Nhà nước hạch toán thu NSNN, đồng thời thông báo cơ quan Tài chính và cơ quan Thuế Qua mô hình trên ta thấy quy trình thu NSNN, Kho bạc Nhà nước là người đứng ra thực hiện NSNN, Kho bạc Nhà nước thuNSNN theo lệnh thuchứng từ của cơ quan Thuế trên cơ sở kế hoạch thu NSNN. Như vậy Kho bạc Nhà nước là người thực hiện khâu cuối cùng trong quy trình thu NSNN. b. Quy trình thu các khoản thucủa NSNN: - Thông báo thu: Căn cứ vào tờ khai thuế và các khoản phải nộp cơ quanthu kiểm tra xác định thu thuế và các khoản phải nộp NSNNvà ra thông báo thu [...]... thực hiện thu NSNN, KBNN tránh được những tiêu cực trongthu nộp thu , ngoài ra KBNN chủ động tổ chức thu thuế trực tiếp qua KBNN tạo cho người nộp thu tin tưởng rằng số tiền đó được nộp ngay vào NSNNKBNN giám sát hoạt động thuNSNN chặt chẽ, đồng thời cung cấp báo cáo cho cơ quan Tài chính và cơ quanThu nhằm hoàn thiện chế độ thu thuế và điều hành tốt NSNNKBNN không chỉ là người thuNSNNthụ động... của Nhà nước Tổ chức công tác thanh toán và kế toán KBNNKBNN Phong thổ nói riêng và hệ thống KBNN nói chung xác định rõ vaitrò vị trí của mình trongviệc thực hiện nhiệm vụ quảnlý quỹ NSNN Đây là nhiệm vụ trọng tâm của Kho bạc Nhà nước Để thực hiện được nhiệm vụ này KBNN phối hợp với cơ quan Tài chính, thutrongviệc tổ chức thu thuế để tập trung các nguồn thuNSNN nhanh đủ kịp thời thông qua việc. .. từ hạch toán thuNSNN (3) 1 liên gửi đối tượng nộp làm giấy báo nợ (4) 1 liên gửi cơ quanThu trực tiếp quảnlý đối tượng nộp 1.2.4 .Vai tròcủaKBNNtrong nhiệm vụ tổ chức quảnlýthu NSNN: Là một cơ quan thực hiện nhiệm vụ chính trị đó là quảnlý quỹ NSNN, các quỹ tài chính của Nhà nước Huy động vốn cho NSNNvà cho đầu tư phát triển Quảnlý tài sản, đơn vị cá nhân gửi tại KBNN tiền vàchứng chỉ... tiết theo từng sắc thuvà giấy nộp tiền cùng toàn bộ số tiền đã thu mang đến KBNNđể nộp vào NSNNKBNN căn cứ vào giấy nộp tiền của cơ quanThu kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp hợp lệ củachứng từ tiến hành thu tiền và hạch toán thuNSNN theo chế độ quy định Trường hợp thuNSNN bằng chuyển khoản: Khi nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản, đối tượng nộp lập 4 liên giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản,... quanThu (gửi vào cuối ngày cùng với bảng kê các khoản thu) + 1 liên lưu tại KBNNđể làm chứng từ hạch toán thu ngân sách KBNN chỉ nhận tiền đồng Việt Nam còn đủ tiêu chuẩn lưu thông và đủ tiêu chuẩn thanh toán Cuối ngày lập bảng kê các khoản thu (bao gồm toàn bộ các khoản thuNSNN vào KBNN: các khoản thu bằng tiền mặt, do KBNNthu trực tiếp, các khoản thu do cơ quanThu nộp vào KBNNvà các khoản thu. .. gửi cơ quanThu - Thu qua cơ quan Thu: Đối với hộ kinh doanh nhỏ và không cố định thì cơ quanThu tổ chức thu lưu động Cán bộ của cơ quanThu (Thu , Hải quan ) viết biên lai thu gốm 03 liên: + 1 liên lưu tại cuống + 1 liên gửi trả đối tượng nộp + 1 liên báo soát (Làm chứng từ lập bảng kê và giấy nộp tiền vào KBNN) Hàng ngày vào cuối cơ quanThu căn cứ vào giấy báo soát lập bảng kê biên lai thu chi tiết... mặt, đến cơ quanThuđể nộp Cán bộ cơ quanThu viết 4 liên giấy nộp tiền (lưu cuống 1 liên, căn cứ vào giấy nộp tiền của đối tượng nộp, thu tiền và viết biên lai thu cho đối tượng nộp (2) Cơ quanThu lập bảng kê các khoản thu kèm theo 3 liên giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt cùng toàn bộ số tiền đã thu nộp vào KBNN (3) Kế toán KBNN kiểm tra bảng kê, đối chiếu với giấy nộp tiền và chuyển tiền cho... Căn cứ vào thời hạn nộp tiền đã được ấn định trong thông báo thu, đối tượng nộp lập 05 liên giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản, lưu 1 liên tại gốc, 04 liên còn lại chuyển đến KBNN làm thủ tục trích chuyển số tiền phải nộp từ tài khoản của mình vào tài khoản củaNSNN mở tại KBNN Khi nhận được 4 liên giấy nộp tiền từ đối tượng nộp, KBNN thực hiện trích TKTG cử đối tượng nộp đểthuNSNNvà xử lý các... những vướng mắc còn tồn tại KBNN chủ động đề xuất với cơ quan Tài chính và cơ quanThuđể từ đó các cơ quan này chủ động nghiên cứu tính pháp lývà khả năng thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình để tham gia thực hiện chế độ chính sách vào phần hành công việc được giao Với các chứng từ thu thuế do cơ quanThu lập, KBNN tiến hành giám sát từng khoản thu, từng đối tượng nộp tiền, từng chứng từ nộp thu ... trung ngay vào NSNN không để xảy ra tình trạng điều tiết sai chế độ qui định, dây dưa, trốn thu , tồn đọng thu hoặc đã thu được nhưng không nộp vào quỹ NSNN, KBNN cùng với ngành Thu tổ chức các điểm và thời gian thu thuế thu n tiện cho người nộp thu Mặt khác Kho bạc Nhà nước Phong thổ đã cùng các cơ quan chức năng trong ngành tài chính còn thường xuyên tranh thủ sự chỉ đạo, lãnh đạo của huyện ủy, . NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THU NSNN VÀ VAI TRÒ CỦA KBNN TRONG VIỆC QUẢN LÝ THU NSNN 1.1. Lý luận chung về thu NSNN. 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm thu NSNN: . khoản thu của NSNN: - Thông báo thu: Căn cứ vào tờ khai thu và các khoản phải nộp cơ quan thu kiểm tra xác định thu thuế và các khoản phải nộp NSNN và ra