Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
380 KB
Nội dung
Thực trạng "ba thế giới" và lỗi của một nền giáodục Tác giả: Vương Thảo Bài đã được xuất bản.: 22/07/2010 06:00 GMT+7 Những đứa trẻ, nhìn một cách công bằng và sâu sắc, là những kẻ bị bỏ rơi trong chính ngôi nhà của mình. Hầu hết những con đường trong những cảm nhận tơ non đầu đời và trong trí tưởng tượng của chúng đã bị bịt lối. LTS: Chưa bao giờ dư luận xã hội lại bàn về giáodục một cách bức xúc như hiện nay. Điều đó cho thấy một cách gián tiếp những sản phẩm xuất xưởng của nền GD đang mắc nhiều lỗi tựa như Toyota mắc lỗi chân ga, chân phanh vậy. Nguyên nhân nào đưa đến những lỗi trong sản phẩm người của chúng ta? Đó là câu hỏi mà tất cả những ai có trách nhiệm và quan tâm đến GD đều đi tìm câu trả lời. Trong bài viết dưới đây, tác giả Vương Thảo đưa ra thực trạng "ba thế giới" mà những đứa trẻ phải đi qua trong giai đoạn trưởng thành quan trọng nhất của đời người, từ lúc sinh ra cho đến khi tốt nghiệp trung học phổ thông: đó là gia đình, nhà trường và xã hội. Và thực trạng của "ba thế giới" ấy được trình bày trong ý thức xây dựng một nền GD nhân văn và khoa học. Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu. "Vườn ươm" gieo hạt vô cảm Lâu nay, chúng ta phê phán ngành GD như là bộ phận chịu trách nhiệm chính đối với những vấn đề kiến thức, nhân cách và lý tưởng sống của học sinh, sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước. Điều đó không hoàn toàn đúng. Nhà trường chỉ là một trong "ba thế giới" - gia đình, nhà trường và xã hội - có tầm quan trọng như nhau để tạo ra một sản phẩm người như chúng ta mong đợi. Khi một trong ba thế giới đó bị lỗi thì sẽ dẫn đến lỗi trong sản phẩm người. Thế giới đầu tiên tôi muốn nói đến là gia đình. Đó là thế giới mà một con người vừa sinh ra đã được chứng kiến bằng cả sự vô thức của mình. Với những đặc điểm của đời sống xã hội và văn hoá Việt Nam, từ lúc sinh ra cho đến lúc bước vào lớp 1 của bậc tiểu học là khoảng thời gian mà con người đó chủ yếu sống trong thế giới gia đình. Đó là giai đoạn vô cùng quan trọng. Gia đình là thế giới đầu tiên của một con người Chúng ta vẫn thường ví tâm hồn con người ở giai đoạn này là một tờ giấy trắng. Vì vậy, đời sống gia đình chính là nơi sẽ viết những dòng đầu tiên vào tờ giấy trắng tâm hồn ấy. Bởi thế, những giá trị nhân văn trong đời sống gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đặt nền móng đầu tiên để hình thành nhân cách con người đó. Trong giai đoạn này, sự thiếu thốn vật chất có thể ảnh hưởng ở mức độ nào đó với việc phát triển thể lực. Nhưng sự thiếu thốn tinh thần sẽ ảnh hưởng một cách hệ trọng đến việc hình thành nhân cách và tâm hồn sau này của con người đó. Có thể nói, gia đình là "người" được chọn lựa một cách tự nhiên để gieo những hạt giống đầu tiên của Cái đẹp vào tâm hồn một đứa trẻ. Việc gieo những hạt giống này được thể hiện qua hai hình thức: Ngôn ngữ và hành động của những người lớn trong thế giới gia đình. Cho dù ở lứa tuổi này, sự nhận thức của một đứa trẻ đối với những thông điệp trong ngôn ngữ và trong hành động từ người lớn là vô cùng hạn chế thì sự liên tục của ngôn ngữ và hành động ấy vẫn tạo ra một môi trường bao phủ gần như toàn bộ sự thức dậy và lớn lên của tâm hồn trẻ nhỏ. Người Việt Nam có câu: "Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà". Câu nói đó không có nghĩa quy toàn bộ trách nhiệm dạy dỗ đứa trẻ cho hai người đàn bà quan trọng này trong gia đình. Mà có nghĩa, sự ảnh hưởng quan trọng của những người hàng ngày trực tiếp gần gũi nhất với việc nuôi dạy tâm hồn đứa trẻ. Vì lâu nay, việc chăm sóc đứa trẻ chủ yếu là công việc của hai người đàn bà đó trong gia đình. Nhưng với câu nói đó, cần hiểu là tất cả mọi thành viên trong gia đình có mối giao tiếp ngày ngày với đứa trẻ đều có ảnh hưởng tới đứa trẻ tuy ở những mức độ khác nhau. Những lời nói thô tục, ích kỷ, hằn học, vô cảm .cùng những hành xử thiếu sự chia sẻ, yêu thương, tôn trọng giữa những người lớn trong gia đình với nhau hoặc với người hàng xóm và ngược lại, sẽ đi vào tâm hồn của trẻ nhỏ trực tiếp hoặc gián tiếp. Theo kết quả điều tra xã hội học ở nhiều nước trên thế giới thì những đứa trẻ có vấn đề như tự kỷ, trầm cảm, bỏ học, sống ích kỷ, quan hệ tình dục sớm, tham gia vào các tệ nạn xã hội, phạm tội . chủ yếu là những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong những gia đình có một đời sống tinh thần nghèo nàn, bất hạnh. "Nghèo nàn" nuôi dưỡng "nghèo nàn" Một đời sống tinh thần nghèo nàn chính là nguy cơ lớn nhất hiện nay đang lan rộng vào các gia đình Việt Nam. Những đứa trẻ không còn được uống dòng sữa của những lời ru, những câu chuyện cổ tích, những thì thầm yêu thương .nữa. Người lớn đã không làm điều đó và đang dần quên điều đó. Hơn nữa, người lớn đã mở mắt về một phía khác. Họ chăm sóc phần thân xác của con cái một cách quá mức. Với họ, mục đích sống là nhanh chóng và bằng mọi cách tạo dựng một đời sống vật chất cho dù là để cho con cái họ mà lại bỏ quên việc tạo dựng một đời sống tinh thần cho chúng. Đấy là sai lầm nghiêm trọng của họ trong việc GD con cái. Và khi con cái họ rơi vào một đời sống tồi tệ thì họ không thể hiểu vì sao lại thế. Họ tự tin rằng họ đã làm hết sức mình cho con cái. Đúng vậy. Nhưng họ đã làm ở một phía khác, cái phía mà vô tình họ đã đẩy con cái mỗi lúc một đến gần hơn miệng vực của đời sống thực dụng này. Chúng ta hãy tự hỏi và hãy trả lời thật trung thực: Mỗi ngày, một đứa trẻ sẽ nghe được bao nhiêu lời yêu thương hay những điều đẹp đẽ trong ngôi nhà của nó? Ngay cả khi một đứa trẻ chưa biết đi hoặc chưa biết nói thì mọi ô cửa tâm hồn của nó lúc nào cũng mở ra đến đón nhận tất cả những gì đang hiển hiện và chuyển động quanh nó. Thực tế, tâm hồn của đứa trẻ đã được hình thành từ khi nó chỉ là một bào thai trong bụng mẹ. Và như thế, nó đón nhận rất nhiều điều để nuôi dưỡng tâm hồn từ phía đời sống mà nó chưa chính thức gia nhập. Quá nhiều sữa và vật chất nhưng lại quá ít những lời ru, những câu chuyện cổ tích . Nhưng hiện thực nói rằng: Câu chuyện mà không ít những đứa trẻ nghe được từ khi nằm trong nôi cho đến khi cắp sách tới trường ngày đầu tiên chỉ là những câu chuyện "vật chất hóa" của người lớn. Những câu chuyện đó từng tí một, từng tí một gieo vào những đứa trẻ lòng tham muốn đầy thói sở hữu, hưởng lạc và chiếm đoạt chứ không phải một giấc mơ ngập tràn ánh sáng nhân văn. Không phải tất cả người lớn chỉ chăm chắm vào mục đích tạo dựng một đời sống vật chất mà là họ đã không nhận thức được ý nghĩa quan trọng của đời sống tinh thần trong việc GD con cái. Hơn nữa, chúng ta không hề có một chiến lược trợ giúp những kỹ năng cho người lớn trong việc nuôi dưỡng con cái. "Sống" cho người lớn nhưng lại bị bỏ rơi Hiện thực cũng nói rằng: Quá nhiều gia đình cha mẹ chỉ nói chuyện với con cái về những vấn đề của họ chứ không phải của những đứa trẻ. Đó là những yêu cầu của người lớn đối với một đứa trẻ phải thực hiện cho họ chứ không phải cho chúng. Người lớn yêu cầu đứa trẻ phải đi ngủ đúng giờ, phải ăn những thứ mà người lớn muốn, phải học thêm các môn, phải biết nói tiếng Anh hoặc Pháp, phải đạt học sinh giỏi, phải biết chơi piano, phải vào được trường chuyên . Những yêu cầu đó luôn luôn giống như những mệnh lệnh đầy áp lực. Và để thực hiện được những yêu cầu đầy tính ham muốn đó của người lớn, đứa trẻ phải sống một cuộc sống "khổ sai" và đơn điệu. Đó không phải là những lắng nghe, những chia sẻ, những gợi mở, những khuyến khích, những dẫn dắt .của những người trải nghiệm. Và những đứa trẻ vẫn sống đủ thời gian của tuổi thơ cho mỗi đời người nhưng bản chất của tuổi thơ đó lại bị đánh cắp. Các nghiên cứu khoa học trên thế giới từ trước đến nay đều đi đến kết luận: Một đứa trẻ không sống đủ và đúng với bản chất của tuổi ấu thơ sẽ thường trở thành một người có tâm hồn khiếm khuyết hoặc méo mó. Những chuyện mưu kế, chuyện ăn chia, chuyện tranh giành, chuyện tư thù, chuyện bất mãn .ngoài xã hội đến những cãi cọ, trách móc, những tranh giành, những mắng nhiếc, ngờ vực .giữa những thành viên người lớn trong gia đình hoặc giữa những thành viên ấy với các quan hệ xã hội bên ngoài của họ đều trở thành những ám ảnh tồi tệ và giá lạnh, gián tiếp vây bọc đứa trẻ. Tôi đã từng nghe một đứa trẻ lên 7 kêu lên: "Bố mẹ suốt ngày chỉ nói chuyện tiền". Hoặc một đứa em nói với đứa anh: "Hôm nay bố chửi ông nội đấy, anh ạ". Khi một đứa trẻ ngày ngày phải nghe chuyện đồng tiền thì đến một lúc nào đó đồng tiền sẽ trở thành mối quan tâm của chính nó một cách vô thức. Và khi một đứa trẻ thường xuyên phải nghe những lời nói "hỗn xược" của bố hay mẹ nó với ông hoặc bà của nó thì đến một lúc nào đó nó sẽ "hỗn xược" với một người hơn tuổi mà không thấy sợ hãi. Sai lầm này bắt nguồn từ hai nguyên nhân cơ bản. Thứ nhất, hầu hết các bậc cha mẹ và những người lớn trong gia đình không nhận thức được tính hệ trọng trong việc GD thẩm mỹ cho trẻ nhỏ và chính họ không được truyền dạy phương pháp GD một đứa trẻ. Thứ hai, người lớn không nhận thức được ý nghĩa đích thực của hạnh phúc con người mà ngược lại chính họ đã và đang bị chủ nghĩa vật chất kích động và thống trị. Có bao nhiêu người mỗi ngày có một chương trình cụ thể để dành riêng cho những đứa trẻ như: Kể một câu chuyện xúc động, đọc cho chúng nghe một cuốn sách hay, đặt những câu hỏi về cái đẹp và lòng tốt cho chúng, gợi mở trí tưởng tượng của trẻ nhỏ, tạo mối quan hệ giữa chúng với những thành viên khác trong gia đình cũng như mối quan hệ giữa chúng với các đồ vật, các vật nuôi và thiên nhiên quanh ngôi nhà của chúng? Hiện thực đời sống trong nhiều gia đình Việt Nam chứng thực rằng: Có quá ít những gia đình làm được điều đó cho những đứa trẻ. Những đứa trẻ, nhìn một cách công bằng và sâu sắc, là những kẻ bị bỏ rơi trong chính ngôi nhà của mình. Hầu hết những con đường trong những cảm nhận tơ non đầu đời và trong trí tưởng tượng của chúng đã bị bịt lối. Người lớn thường kêu lên với những đứa trẻ về sự chìm ngập của họ trong hàng núi công việc. Nhưng người lớn đã không nhận ra những đứa trẻ cũng phải gánh vác một khối lượng công việc như những trái núi khổng lồ. Chúng phải giã từ bản chất của tuổi ấu thơ để thực hiện quá nhiều "đơn đặt hàng" ép buộc của người lớn. Trong khi đó, một không gian mỹ học thật vô cùng khó tìm thấy trong hầu hết các ngôi nhà chúng ta kể cả những ngôi nhà của những người có điều kiệt rất tốt để tạo nên không gian đó. Không gian mỹ học này là tất cả những gì tạo nên những vẻ đẹp từ màu sắc, hình khối, âm thanh. Trong đó có nét mặt, giọng nói và các động tác khác của con người. Bây giờ, mỗi gia đình Việt Nam thử làm thống kê về những gì họ nói và hành động một ngày trong gia đình họ thử xem. Qua khảo sát và quan sát một cách tự nhiên trong rất nhiều năm nay, tôi thấy ngôn ngữ và những hành động chủ yếu của các thành viên người lớn diễn ra trước mắt những đứa trẻ trong ngôi nhà của họ hầu hết lại không thuộc về một đời sống tinh thần. Tâm hồn và nhân cách của những đứa trẻ sẽ như thế nào khi được hình Suốt ngày sống trong "ngôn ngữ" của tiền, một đứa trẻ lớn lên sẽ thế nào. Ảnh minh họa thành trong một thế giới như thế? Và những khiếm khuyết, méo mó trong tâm hồn của một con người cũng bắt đầu từ những điều đó. Mời các bạn đón đọc tiếp kỳ 2: Trò chuyện với thú nhồi bông - một bí mật của giáodục Trò chuyện với thú nhồi bông - một bí mật của giáodục Tác giả: Vương Thảo Bài đã được xuất bản.: 23/07/2010 06:00 GMT+7 Chỉ khi nào nhà trường lắng nghe những biến động trong tâm hồn và tư duy của học sinh như bà mẹ lắng nghe những thay đổi của thai nhi thì lúc đó nhà trường mới trở thành thế giới của những đứa trẻ. Nhà trường của trò hay của thầy? Khi đứa trẻ rời ngôi nhà của mình đến trường là lúc nó bắt đầu phải sống thêm hai thế giới mới cùng lúc ngoài thế giới gia đình của chúng: Nhà trường và xã hội. Nếu hai thế giới kia không chuẩn bị những gì tốt nhất để cho đứa trẻ bước vào thì dù cho cái thế giới gia đình đã chuẩn bị tốt đến đâu cũng khó có thể có được một "sản phẩm người" như xã hội mong đợi. Nhưng quả thực, hình ảnh về ngôi trường ở Việt Nam đã thay đổi nhiều cả hình thức lẫn nội dung. Mấy năm gần đây, người ta đã đặt một câu hỏi nghe rất vô lý nhưng lại là một cảnh báo về sứ mệnh của trường học trong việc GD những công dân tương lai cho xã hội. Câu hỏi ấy là: Nhà trường của học sinh hay của thầy cô? Nhà trường chính là nơi tạo ra mọi điều kiện tốt nhất để mỗi học sinh, hay có thể gọi là mỗi con người, hiển lộ những phẩm chất tốt đẹp của cá nhân con người đó và được thầy cô gợi mở, hướng dẫn để phát triển và hoàn thiện những phẩm chất ấy, bằng kiến thức khoa học và chủ nghĩa nhân văn. Vì vậy, chủ nhân chính của nhà trường là học sinh chứ không phải giáo viên. Nhưng hiện thực trong các nhà trường của chúng ta lâu nay đã minh chứng một cách đáng buồn: Chủ nhân của nhà trường lại là các giáo viên. Nghĩa là ở đó, giáo viên (từ một giáo viên làm nhiệm vụ giảng dạy đến một cán bộ quản lý GD) là những người áp đặt các nguyên tắc và các đòi hỏi của mình đối với học sinh. Học sinh, nói một cách bi hài, là những "công nhân" đến đó để thực hiện các nguyên tắc và đòi hỏi của các ông chủ (!). Có một câu quảng cáo cho một sản phẩm in trên áo mưa mà chúng ta vẫn nhìn thấy trên đường: "Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu". Câu quảng cáo này rất hay, nhưng lẽ ra đó phải là phương châm của các giáo viên đối với học sinh. Nhưng sự lắng nghe học sinh, hay nói đúng hơn nữa, là sự lắng nghe một con người với những chuyển động trong tâm hồn và tư duy của con người đó đã và đang không còn là mối quan tâm lớn nhất của nhà trường nữa. Nói vậy không có nghĩa là tất cả các giáo viên đều như thế. Có không ít giáo viên đã nhận thức đúng điều đó. Nhưng sự nhận thức đúng của các giáo viên ấy cũng giống như những hành khách trên một con tàu đang rẽ sang một hướng khác. Những hành khách đó nhận ra sự chuyển hướng của con tàu nhưng họ không có khả năng dừng con tàu ấy lại hoặc bẻ lái cho con tàu đi đúng hướng. Họ chỉ biết kêu lên một cách bất lực hoặc bỏ mặc cho con tàu đi đến đâu thì đến và cùng lắm là nhảy ra khỏi con tàu. Để tiếp thu kiến thức các môn khoa học tự nhiên hay xã hội, thì phương pháp truyền bá những kiến thức này cho một học sinh và cho một phạm nhân là như nhau. Nghĩa là nó không phải là một vấn đề quá phức tạp. Nhưng ở đây, chúng ta đang bàn đến hai chữ - GD. Mà sứ mệnh GD trong các trường học phổ thông không phải là đào tạo một công nhân, một kỹ sư, một người anh hùng, một chính khách .trong tương lai mà đào tạo ra một con người nhân văn. Liệu mỗi ngày đến trường có còn là "náo nức một ngày vui"? Ảnh minh họa Thế nhưng, phần đào tạo ra một con người trong các trường học đã bị xem nhẹ hay có thể nói đã rơi vào nhiều sai lầm. Nếu làm một điều tra xã hội học, chúng ta sẽ thấy tỷ lệ các giáo viên đến trường với một nguồn cảm hứng nhân văn còn lại rất ít. Mà thay vào đó là một lối làm việc thô cứng, áp đặt và ít nhiều vô cảm. Thậm chí, càng ngày càng nhiều hơn các giáo viên đến trường mỗi ngày như đến chợ để bán những sản phẩm (kiến thức) mình có. Nếu chúng ta yêu cầu học sinh của một trường chọn lựa danh sách các giáo viên dạy giỏi (có kiến thức chuyên môn sâu), học sinh sẽ cho chúng ta một danh sách đúng ngay lập tức. Nhưng nếu chúng ta yêu cầu chúng chọn lựa một danh sách những giáo viên đã dựng lên hay để lại trong tâm hồn chúng những xúc động, sự thiêng liêng hay là người đã tạo ra những sự kiện trong tâm hồn chúng thì chúng rơi vào lúng túng. Khi học sinh "trò chuyện" với thú nhồi bông Các thế hệ học sinh bây giờ như các con, các cháu tôi khi chúng ngồi nói chuyện với nhau về các thầy, cô giáo cũ là chúng nói về cách dạy toán khác thường của thầy này, cách ăn mặc rất "mô-đen" của cô kia hoặc là cách "kỷ luật" học sinh mà không ít học sinh vẫn nói với nhau là rất "phát xít". Còn thế hệ chúng tôi khi nhắc đến thầy cô cũ là nhắc đến những kỷ niệm đẹp, thổn thức của thương yêu và che chở. Điều tôi nói đã xác lập một cách đầy đủ và chính xác về sự khác nhau mang tính cốt lõi của việc GD trong các nhà trường. Có người đã nói một cách hình tượng rằng mỗi ngôi trường trước kia chỉ có một cổng trường còn bây giờ có nhiều cổng. Hình tượng ấy nói với chúng ta điều gì? Nó nói rằng: Nhà trường đã đánh mất đi tính thuần khiết của nó. Nhà trường đã bị quá nhiều những vấn đề của xã hội và của thị trường xâm nhập. Nếu chúng ta lắng nghe những câu chuyện của học sinh với cha mẹ sau khi từ trường về, chúng ta có thể nhận ra hiện thực đó. Viết đến đây, tôi lại nhớ câu nói của GS Hồ Ngọc Đại: "Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui". Nhưng sự thật bây giờ, nhiều đứa trẻ đến trường với một tâm lý nặng nề và đôi khi cả sợ hãi. Trạng thái tâm lý đó xuất phát bởi áp lực từ những thành tích học tập được "số hoá" đến từ 2 phía- nhà trường và gia đình, nếu không muốn nói đến cả từ chính Bộ GD và ĐT. Nếu học sinh ngày ngày đến trường không "náo nức một ngày vui" thì nhà trường đó đã thất bại. Bây giờ, nhà trường không còn "nín thở" quan sát xem một học sinh - một con người - có khả năng chia sẻ, thương yêu với một con người bên cạnh và với một cái cây bên cạnh không mà chỉ là giám sát xem học sinh đó - con người đó - có thực hiện những đòi hỏi của mình như thế nào. Trong một bộ phim tâm lý của Mỹ mà tôi đã xem kể về một học sinh trong một thời gian dài không muốn trò chuyện với bất cứ thầy cô nào. Cô bé gặp rất nhiều vấn đề trong sinh hoạt và học tập. Lúc đầu, người ta cho rằng cô bé mắc bệnh trầm cảm. Nhưng rồi, một thầy giáo phát hiện cứ sau giờ học cô bé lại tìm đến một nơi vắng vẻ để trò chuyện không biết chán với con thú nhồi bông của mình. Thầy giáo này đã gặp bà hiệu trưởng và nói với bà ấy rằng cô bé không mắc bệnh trầm cảm mà là cô không muốn nói chuyện với các thầy cô của mình. Hay nói chính xác là các thầy cô đã không nghe được những tiếng nói trong tâm hồn cô bé và tìm cách trò chuyện với cô. Và cô bé không tìm thấy sự chia sẻ, đồng cảm và tin cậy nơi các thầy cô. Khi nhận ra sai lầm của mình, các thầy cô đã họp bàn tìm cách để có thể trò chuyện với cô bé. Nhưng họ gần như thất bại cho dù họ nghĩ ra rất nhiều cách. Cuối cùng, người thầy giáo kia đã tìm ra cách để bước vào thế giới của cô bé. Người thầy giáo này cũng mang một con thú nhồi bông và nói chuyện với con thú đó. Hành động này của người thầy giáo đã đưa ông đến với cô học trò nhỏ của mình như một người bạn cùng lứa tuổi đáng tin cậy. Và cô học trò đã nói với người thầy của mình tất cả những gì cô đang nghĩ. Sau đó, cô trở lại hoà đồng với cộng đồng lớp học của cô và luôn thổ lộ mọi khúc mắc với người thầy đó với một lòng tin sâu sắc. Điều mà các nhà làm phim muốn nói khi dùng chi tiết người thầy trò chuyện với con thú nhồi bông chỉ đơn giản là: Nếu chúng ta muốn giúp đỡ và sau đó là dẫn dắt đứa trẻ đi theo con đường của những điều tốt đẹp mà chúng ta muốn thì chúng ta phải hiểu nó. Và để hiểu nó, chúng ta phải có khả năng sống trong thế giới mà chúng đang sống. Có một câu chuyện có cùng tư tưởng với bộ phim trên kể về một đứa trẻ bị những con quỷ lọt được vào giấc mơ của nó. Và trong giấc mơ của đứa bé, những con quỷ đã dẫn đứa bé đi theo con đường xấu xa của chúng. Cha của đứa bé ấy không biết làm thế nào để cứu con mình thoát khỏi sự dẫn dắt xấu xa của lũ quỷ. Ông đã tìm đến một vị Thần để cầu xin vị Thần giúp ông cách cứu con mình. Vị Thần nói nếu ông muốn cứu con ông khỏi bàn tay của lũ quỷ thì chính ông phải lọt được vào trong giấc mơ của đứa bé. Nhưng làm thế nào để lọt được vào giấc mơ của con mình thì vị Thần không thể giúp được. Chỉ bằng tình thương yêu thật sự và một trách nhiệm lớn lao của mình đối với đứa con, ông bố kia mới có thể tìm được lối đi vào giấc mơ của con mình. Tôi kể những câu chuyện này để nói đến một thực trạng là hiện nay nhà trường đã và đang trở thành một thực thể tách rời khỏi học sinh của mình. Chỉ còn lại mối ràng buộc duy nhất giữa nhà trường và học sinh là mối ràng buộc của sự áp đặt và các nguyên tắc như của một ông chủ đối với người làm thuê. Thậm chí, mối ràng buộc giữa nhà trường và học sinh đã và đang nhuốm đầy màu sắc thị trường: Tôi trả tiền cho anh chị thì anh chị phải dạy tôi, cho dù mối ràng buộc này được thông qua một người thứ ba đó là các bậc phụ huynh. Sai lầm này sinh ra bởi vì nhà trường của chúng ta đang vì lợi ích của chính nhà trường chứ không thực sự vì lợi ích của học sinh. Khi không thể trò chuyện với người lớn, những đứa trẻ tìm đến thế giới thú nhồi bông Món bánh khúc và tháng Giêng- Hai lộng lẫy Một đứa trẻ trước hết cần được dạy để kính yêu bà nội hay những người thân yêu của nó chứ không phải để hiểu lý lịch những người đó như một cán bộ tổ chức. Nhưng nhà trường của chúng ta đang từng bước lãng quên điều đó nếu không muốn nói đang từng bước đi ngược lại điều đó. Tôi có thể nói cho đến lúc này mình đã có những thành công nhất định trong việc GD các con. Một trong những phương pháp đơn giản nhất trong việc GD các con tôi là nói về các món ăn trong một bữa ăn. Điều này nghe có vẻ vớ vẩn phải không? Ví dụ khi tôi làm món bánh khúc là lúc tôi kể cho các con tôi về một đời sống xunh quanh món bánh khúc kia. Lúc đó, những cánh đồng Giêng- Hai hiện lên lộng lẫy, lúc đó hình ảnh của bà tôi, mẹ tôi hiện lên thân thuộc và xúc động. Kỹ thuật làm món bánh khúc không phải là mục đích của câu chuyện về bánh khúc. Các con tôi có thể không bao giờ làm bánh khúc trong suốt cuộc đời chúng. Nhưng trong suốt cuộc đời chúng phải hiện lên hình ảnh đẹp và xúc động về thiên nhiên và những người thân yêu trong gia đình chúng. Có thể nói, có cả triệu học sinh cùng thế hệ tôi đều học môn hoá học. Thực tế, cả phần đời còn lại sau đó, hầu hết chúng tôi đã không dùng kiến thức môn hoá học đã học cho công việc chúng tôi bây giờ. Nhưng những hạt giống của tình yêu thiên nhiên, yêu con người và khát vọng sống mà các thầy cô cũ của chúng tôi như thầy Hưởng, thầy Lăng, cô Lượt, cô Thái .gieo vào tâm hồn chúng tôi đã đưa chúng tôi đi qua bóng tối của sự ích kỷ, thói vô cảm và độc ác. Với cá nhân tôi, bây giờ chỉ mất một giờ đồng hồ đọc sách là tôi hiểu toàn bộ những gì liên quan đến cuộc đời của nữ anh hùng Võ Thị Sáu. Nhưng bài hát về người anh hùng này của nhạc sỹ Nguyễn Đức Toàn đã làm cho tôi yêu chị như yêu một người chị ruột đã ra đi. Mục đích tối thượng của GD trong các trường phổ thông, theo tôi, đơn giản chỉ là vậy. Không một người thầy nào dạy cho Beethoven những giai điệu diệu kỳ trong các tác phẩm của ông sau này. Nhưng những người thầy trong nhà trường, trong gia đình và trong xã hội đã chỉ cho ông vẻ đẹp huy hoàng của những đám mây, những ngọn đồi, những vòm lá .và vẻ đẹp lớn lao của tình yêu con người. Chúng ta đã không sống trong đời sống, tâm hồn của các em học sinh Tôi đã một lần tham dự một buổi sinh hoạt đầu tuần giữa thầy cô và học sinh ở một trường tiểu học ở Mỹ giống như lễ chào cờ trong các trường học của chúng ta. Và tôi thật sự bất ngờ khi mở đầu buổi sinh hoạt đó thầy hiệu trưởng đã thông báo vể cái chết bất thường của một số con sóc nhỏ trong khu vườn nhà trường. Đây là một sự kiện lớn đối với học sinh trong tuần đó. Nhân cái chết của những con sóc nhỏ ấy, các thầy cô và những đứa trẻ bàn đến những mối đe doạ đối với môi trường và kêu gọi mọi người hãy thương yêu hơn nữa thiên nhiên quanh họ. Còn chúng ta, hãy cùng nhau nhìn nhận một cách trung thực nhất chúng ta đang nói gì với học sinh trong những buổi sinh hoạt như vậy hay trong những tiết học cho dù đó là những tiết học của môn tự nhiên thậm chí những tiết học văn. Xin các thầy cô hãy nhanh chóng nhận ra ra rằng: Hầu hết những gì chúng ta nói không phải là những điều mà học sinh quan tâm và chẳng để lại trong tâm hồn chúng một chút rung động nào. Bởi chúng ta đã không sống trong đời sống của học sinh. Chúng ta không có khả năng trò chuyện với chúng. Chúng ta không tìm được lối vào trong giấc mơ của chúng để biết chúng đang đi về đâu hay đang lạc đường ở chỗ nào. Chúng ta không có khả năng trở thành người bạn đồng hành của chúng. Bởi vì thế mà chúng ta đang gặp quá nhiều thất bại. Chỉ khi nào nhà trường lắng nghe những biến động trong tâm hồn và tư duy của học sinh như bà mẹ lắng nghe những thay đổi của thai nhi thì lúc đó nhà trường mới trở thành thế giới của những đứa trẻ. Việc làm cho những đứa trẻ trở thành thiên tài không phải việc bắt buộc của nhà trường nhưng việc GD những đứa trẻ trở thành những con người có tình yêu thương và có khát vọng sống chính là phần trách nhiệm lớn của nhà trường. Và nhà trường là một trong ba "bị cáo" (cùng với gia đình và xã hội) phải chịu trách nhiệm về những sản phẩm người "phế phẩm". Mời các bạn đón đọc tiếp kỳ cuối cùng: Xã hội - người dẫn dắt hay kẻ lôi kéo ? Xã hội - người dẫn dắt hay kẻ lôi kéo? Tác giả: Vương Thảo Bài đã được xuất bản.: 24/07/2010 06:00 GMT+7 Những lỗi trong "sản phẩm người" của chúng ta đang ngày một lộ ra. Và không ai khác mà là chính chúng ta đã trực tiếp làm hỏng những "sản phẩm người" ấy. "Xã hội người" bất an Khi một đứa trẻ bước ra khỏi cửa ngôi nhà mình đến trường là nó bắt đầu gia nhập đời sống xã hội một cách chính thức. Bởi từ lúc đó, cho dù nhiệm vụ chính của nó là học tập và thời gian cùng không gian chính của nó khi tạm thời tách khỏi gia đình là ở trong phạm vi nhà trường, thì nó bắt đầu phải tham gia vào những hoạt động xã hội như một công dân nhỏ. Từ lúc đó, xã hội bắt đầu tác động vào nó như một sự dẫn dắt hoặc như là lôi kéo. Đúng như vậy. Nếu xã hội mà đứa trẻ tham gia vào là một xã hội nhân văn và văn minh thì xã hội đó sẽ trở thành người dẫn dắt đứa trẻ. Và ngược lại, xã hội với quá nhiều thói hư tật xấu sẽ từng bước lôi kéo đứa trẻ vào một đời sống tinh thần méo mó. Theo tôi, xã hội mà đứa trẻ gia nhập được phân làm hai: Xã hội người và xã hội thiên nhiên. Vậy xã hội mà những đứa trẻ chúng ta đang sống là một xã hội như thế nào? Bạn đọc ai cũng có câu trả lời cho mình. Còn với tôi, khi tôi đặt câu hỏi ấy tôi đã mang trong lòng nhiều lo ngại về đời sống xã hội người lớn của chúng ta. Về xã hội người, trước hết, các bạn hãy cùng tôi làm một khảo sát nhỏ. Chúng ta hãy cùng nhau khảo sát con đường từ cửa nhà đến cổng trường mà ngày ngày một đứa trẻ phải đi qua ít nhất là hai lần. Tôi đoan chắc hầu hết các bậc cha mẹ sẽ phải thừa nhận rằng, họ không hề cảm thấy yên tâm mỗi khi con cái mình rời khỏi nhà nhập vào xã hội bên ngoài. Trong xã hội người ấy, chúng ta chỉ cần quan sát nó trong phạm vi là một con đường từ nhà đến trường và ngược lại. Các bậc cha mẹ thấy gì trong cái xã hội ở "đoạn đường" đó? Một thế giới của những bất trắc và nhiều cám dỗ. Đúng như vậy. Khi vừa bước ra khỏi cửa đứa trẻ bị bao vây bởi một trận đồ bát quái của các quán ăn, bia hơi, karaoke, quán chơi games, các quầy đồ chơi thiếu thẩm mỹ, những quầy sách với các loại siêu nhân và truyện tranh đầy tính bạo lực . Thế giới của những thứ mà tôi vừa lướt qua theo đuổi những đứa trẻ từ cửa nhà đến cổng trường. Ngay cả nhiều ngôi trường cũng bị bao vây bởi một thế giới như thế tưởng không có lối thoát. Cái thế giới vật chất, thiếu thẩm mỹ, thiếu tính GD ấy ngày ngày bám riết lấy những đứa trẻ và lôi kéo chúng. Trong khi đó, chúng ta thật khó có thể tìm thấy một địa chỉ văn hoá tin cậy và đúng nghĩa cho những đứa trẻ trong thế giới của chủ nghĩa thực dụng kia. Trẻ sẽ nhìn thấy gì trong một môi trường đầy rẫy cám dỗ, thói xấu. Ảnh minh họa Bạn hãy chỉ cho tôi biết trong làng, trong khu phố của bạn, dọc con đường từ nhà bạn đến trường hay rộng hơn là trong thị trấn, thị xã hay thành phố bạn ở có bao nhiêu địa chỉ để bạn đưa con mình đến để chúng có thể nhìn thấy những vẻ đẹp gợi mở tâm hồn và trí tưởng tượng của chúng? Tôi có phải là một kẻ ngoa ngoắt hay cực đoan không khi nhận định rằng những đứa trẻ của chúng ta đang sống trong một xã hội người quá nhiều lầm lụi, hối hả, luộm thuộm, cãi cọ và thiếu ý thức chấp hành luật pháp. Đoạn đường mà một đứa trẻ ngồi sau xe đạp, xe máy của bố mẹ hoặc đi bộ đến trường là một đoạn đường đầy bất trắc bởi tai nạn giao thông cùng với sự chen chúc và cãi cọ của của người lớn. Những đứa trẻ thật khó nhận được những gì đó có khả năng tác động vào tình cảm và trí tưởng tượng đẹp đẽ của tuổi thơ ấu. "Xã hội thiên nhiên" bị hủy diệt và chứa đầy bệnh tật? Một hiện thực vô cùng bi hài trong các dịp nghỉ nhân các ngày lễ, là không ít bậc cha mẹ vắt óc không biết cho con cái mình đi chơi ở đâu. Và không ít người chỉ còn cách đưa con cái họ đến siêu thị. Siêu thị đâu phải là nơi để đưa trẻ em đến. Nhưng nói đi phải nói lại, nếu họ không đưa con cái đến siêu thị thì họ đưa chúng đi đâu? Những ngày nghỉ đó, các siêu thị Hà Nội và công viên Thủ Lệ đông đặc trẻ em cho dù cái công viên đó nghèo nàn đến mức tội nghiệp. Các con tôi sinh ra và lớn lên ở một thị xã sát Hà Nội. Nhưng cả thị xã ấy không có một nơi nào để tôi có thể đưa con đến đó trong những ngày chúng không phải đến trường. Ở đó chỉ có một công viên nhỏ bằng bàn tay bên cạnh con đường chính của thị xã suốt ngày đêm bụi bặm và chói tai bởi tiếng còi xe. Cái công viên bé xíu ấy mỗi [...]... chơi lấy thưởng, đủ thứ phim tâm lý tình tay ba, khóc than Chỉ nói riêng chuyện sách cho trẻ em thì thất vọng vô cùng Chúng ta biết rằng, trẻ em ở nông thôn chiếm khoảng 70% số trẻ em cả nước, nhưng có bao nhiêu đứa trẻ ở nông thôn có được một cuốn sách/ một năm? Thực tế có rất nhiều làng tỉ lệ 1 cuốn sách/1 đứa trẻ/ 1năm = 0 Hầu hết những đứa trẻ ở nông thôn từ lúc sinh ra cho đến 18 tuổi không hề được... "nhà tù khổng lồ" mà ít người nhận ra vì vẫn tưởng mình tự do Chúng ta đang từng ngày tranh thủ mọi cơ hội để hủy diệt thiên nhiên Chỉ lấy ví dụ về những hành xử của chúng ta đối với vùng thiên nhiên bao quanh những hồ nước ở Hà Nội đã đủ chứng minh sự sai lầm nghiêm trọng của người lớn Một đứa trẻ không hiểu biết thiên nhiên và không có mối liên hệ với thiên nhiên là một đứa trẻ chứa đầy "bệnh tật... lâu, những phụ huynh có con cháu mắc bệnh tự kỷ đã tổ chức một cuộc đi bộ để kêu gọi xã hội hãy nhìn nhận điều này một cách nghiêm túc và cũng nhau trợ giúp những đứa trẻ không may mắn ấy Nhưng hỏi có bao nhiêu người quan tâm đến tiếng kêu của các bậc phụ huynh ấy không Mà nói chính xác hơn đó là tiếng kêu cứu của những đứa trẻ thông qua cha mẹ chúng và những người yêu thương và muốn chia sẻ với chúng . tơ non đầu đời và trong trí tưởng tượng của chúng đã bị bịt lối. LTS: Chưa bao giờ dư luận xã hội lại bàn về giáo dục một cách bức xúc như hiện nay. Điều. chế thì sự liên tục của ngôn ngữ và hành động ấy vẫn tạo ra một môi trường bao phủ gần như toàn bộ sự thức dậy và lớn lên của tâm hồn trẻ nhỏ. Người Việt