VỏdaLớpLưỡngcư(Amphibia) Do thích nghi với việc chuyển từ môi trường nước lên môi trường cạn, dalưỡngcư có nhiều biến đổi, vẩy biến mất, biểu bì có tầng ngoài hóa sừng bảo vệ cho da khỏi bị khô. Tầng sừng này có thể bong ra ngoài và được thay thế bằng tầng sinh sản ở bên dưới, đó là hiện tượng lột xác. Da của nòng nọc có cấu tạo tương tự như da cá, nhưng ở trưởng thành thì cấu tạo phức tạp hơn. 1. Cấu tạo - Biểu bì có nhiều tầng: Tầng ngoài cùng là tầng tế bào chết, hóa sừng bảo vệ khỏi khô, nhưng vẫn đảm bảo sự trao đổi nước, được thay thế. - Bì là lớp trong, về cấu tạo cơ bản không sai khác cá nhưng có nhiều mạch máu hơn làm tăng khả năng hô hấp, có nhiều sợi đàn hồi. Tầng trên cùng của bì, năm dưới biểu bì là tầng có nhiều sắc tố. Màu sắc dalưỡngcư do 3 loại sắc tố là sắc tố đen (chứa melanin hay hạt nâu), sắc tố trắng (tinh thể guanin) và tế bào sắc tố mỡ chứa các hạt mỡ màu vàng hay đỏ. 2. Sản phẩm của da gồm - Có nhiều tuyến da đơn bào và đa bào. Tuyến đơn bào cấu tạo như ở cá, chỉ thấy ở một số Lưỡng cư có đuôi và nòng nọc. Tuyến đa bào phổ biến ở cá thể trưởng thành. Tuyến da tiết ra chất nhầy giữ cho da luôn ẩm, bôi trơn và dễ hòa tan khí. - Nhiều loài lưỡngcư không đuôi sống trên cạn có tuyến độc do tuyến da biến đổi thành (tuyến mang tai của cóc). Chất tiết của tuyến độc là một chất màu trắng, chứa alcaloit độc với nhiều loài động vật khác nhau nhưng không độc với đồng loại. Một số loài ếch núi có tuyến tiết chất dinh ở chân giúp chúng leo trèo trên vách đá. - Một số loài có di tích của vảy như các tấm xương ở lưng cóc (giống Bufo) hay bàn chân của giống Pelobates. Một số loài có vuốt ở chân do vảy biểu bì biến đổi thành (giống Xenopus, Hynobius .). 3. Chức phận của vỏdaDa của lưỡngcư có nhiều chức năng: bảo vệ, hô hấp và trao đổi nước. - Da chỉ gắn với cơ ở 1 số chỗ, do đó có các khoảng trống chứa bạch huyết tham gia tích cực vào quá trình hô hấp. Vì vậy, con vật không sống được ở môi trường có độ muối cao vì dễ mất cân bằng áp suất. - Da của lưỡngcư là bộ phận lấy nước và thải nước chủ yếu của lưỡng thê: Khi da khô, các tuyến da tăng cường tiết dịch để da luôn có một độ ẩm nhất định, vì thế mà cơ thể lưỡngcư phải dự trữ số lượng nước lớn trong các túi bạch huyết. Lượng nước bài tiết qua da phụ thuộc vào độ ẩm không khí của môi trường. Môi trường càng khô, lượng nước thải qua da càng nhiều do đó lưỡngcư phải sống ở các nơi có độ ẩm không khí cao. Khả năng chịu đựng sự mất nước còn phụ thuộc vào mức độ thích nghi của từng loài đối với môi trường cạn. Các loài lưỡngcư sống ở môi trường cạn như cóc, có thể chịu đựng được khi cơ thể mất một lượng nước từ 40 - 50% trọng lượng cơ thể, trong khi đối với những loài sống ở nước khi mất nước khoảng 30% trọng lượng cơ thể thì chúng sẽ bị chết. Có loài lưỡngcư sống vùng bán hoang mạc mùa khô chúng vùi mình vào đất sau khi đã hấp thụ một lượng nước dự trữ đầy đủ. - Da là cơ quan tự vệ: Da luôn ẩm ướt tạo thành một môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển và gây bệnh. Tuy nhiên lưỡngcư có khả năng tiết chất độc tan vào chất nhầy làm cho chất nhầy của da có tính sát trùng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Vì lưỡngcư không có bộ phận truyền chất độc nên nọc độc của chúng chỉ là vũ khí để tự vệ. Nọc độc thường là một chất lỏng màu trắng như sữa. Nọc độc cóc là chất bufonin có tác dụng đến tính cường cơ tim, gây nôn mửa làm chậm nhịp thở dẫn đến cơ thể bị tê liệt. Giống cóc tía (Bombina) khi gặp nguy hiểm thường nằm ngửa, da tiết nhựa độc trắng xóa, nổi bọt có mùi tỏi làm kẻ thù phải hoảng sợ. Nọc của loài cóc Bufo maritima thể làm chết cả chó. Loài cóc Côcôa ở vùng rừng nhiệt đới Colombia có nọc độc có thể gây chết người. Thổ dân vùng này bôi nọc độc cóc này lên mũi tên dùng săn thú, thú trúng tên có thể bị chết tức khắc (nhựa một con cóc Côcoa có thể tẩm độc được 50 mũi tên). - Da là bộ máy hô hấp: Phổi của lưỡngcư có cấu tạo đơn giản không đủ khả năng cung cấp đầy đủ ôxy cần thiết cho nhu cầu của cơ thể. Thí nghiệm cắt bỏ phổi hay sơn da ếch thì thấy nó vẫn sống bình thường. Như vậy sự hô hấp bằng da chiếm một vai trò quan trọng có khi hơn cả phổi. Loài ếch xanh (Rana esculenta) trong quá trình hô hấp có 51% ôxy qua da, còn qua phổi chỉ 49%, có 80% khí CO 2 qua da, còn qua phổi có 14%. Da của lưỡng thê có nhiều mạch máu nhỏ, ôxy trong không khí hòa tan trong chất nhầy của da sẽ thấm qua da vào bên trong các mạch máu đỏ, mặt khác khí CO 2 trong máu sẽ thấm qua thành mạch máu, qua da rồi tan vào chất nhầy của da. Khi dalưỡngcư khô dù sống trong môi trường nhiều ôxy chúng vẫn bị chết ngạt, do đó đời sống lưỡngcư hoàn toàn gắn bó với môi trường nước. Sự hô hấp bằng da chẳng những bổ sung cho hô hấp bằng phổi mà trong một số trường hợp đã thay thế hoàn toàn cho sự hô hấp bằng phổi. Một số loài lưỡngcư sống một thời gian dài trong môi trường ẩm ướt hay trong nước thì phổi không hoạt động và lưỡngcư chỉ thở hoàn toàn bằng da, khi đó tâm nhĩ phải chỉ chứa máu động mạch (đỏ tươi) do tĩnh mạch da đổ vào còn tâm nhĩ trái chỉ chứa máu tĩnh mạch (đỏ thẩm). Ở một số loài lươngcư như cá cóc (Plethodontidae) không có phổi do phổi tiêu giảm và sống ở nơi ẩm ướt thì sự hô hấp hoàn toàn bằng da. Các loài này có biểu bì rất mỏng, dưới biểu bì có rất nhiều mạch máu và có tiết diện lớn. Hoàng Vân . Vỏ da Lớp Lưỡng cư (Amphibia) Do thích nghi với việc chuyển từ môi trường nước lên môi trường cạn, da lưỡng cư có nhiều biến đổi,. bằng áp suất. - Da của lưỡng cư là bộ phận lấy nước và thải nước chủ yếu của lưỡng thê: Khi da khô, các tuyến da tăng cư ng tiết dịch để da luôn có một