1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU THAN Ở TẬP ĐOÀN THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

41 324 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 252,27 KB

Nội dung

1 Chuyên đề tốt nghiệp THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU THAN TẬP ĐOÀN THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 2.1. Tổng quan chung về Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam. Tên doanh nghiệp: TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THANKHOÁNG SẢN VIỆT NAM Tên giao dịch: VIETNAM NATIONAL COAL, MINERAL INDUSTRIES GROUP. Tên viết tắt: VINACOMIN Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số: 653/TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ và số 345/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc Thành lập Tập Đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Địa chỉ trụ sở chính: Số 226 Lê Duẩn, Phường Trung Phụng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Điện thoại: (84)04.5180141 - (84)04.8510780 - Fax: (84)04.8510724 Email: vp.tkv@vinacomin.vn Website: www.vinacomin.vn , www.vinacomin.com.vn 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1.1. Sơ lược về quá trình phát triển của ngành Than Việt Nam và bối cảnh ra đời Tổng Công ty Than Việt Nam Ngành công nghiệp Than của Việt Nam đã ra đời rất sớm, từ dưới triều nhà Nguyễn (1802). Nhưng nó thực sự trở thành một ngành công nghiệp khai thác khoáng sản kể từ khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta (1885). Đến năm 1955, Nhà nước ta tiếp quản ngành công nghiệp khai khoáng này sau khi thực dân Pháp thất bại và rút về nước. Thời kỳ trước đổi mới (1955-1987), chúng ta đã khai thác được trên 100 triệu tấn, năm cao nhất đạt 6,4 triệu tấn. Tuy nhiên, kể từ sau đó đến trước khi thành lập Tổng công ty Than Việt Nam (1988-1994), kinh tế nước ta bị SV: Vũ Khánh Chi Lớp: Thương mại Quốc tế 46 1 2 Chuyên đề tốt nghiệp khủng hoảng, nhu cầu sử dụng than giảm sút nghiêm trọng. Sản lượng hàng năm không vượt khỏi con số 6,1 triệu tấn. Đến năm 1994, ngành than có 10 công ty trực thuộc Bộ Năng Lượng (sau này là Bộ Công nghiệp, rồi Bộ Công thương), trong đó có 6 công ty trực tiếp khai thác than; trên 10 đơn vị Quân đội tham gia khai thác than và 4 đơn vị sản xuất than trực tiếp thuộc tỉnh Quảng Ninh. Chính việc cho phép các tổ chức không chuyên khai thác than một cách ạt tại các lộ vỉa, thiếu sự tổ chức và quản lý thống nhất, vi phạm kỹ thuật, thuê mướn lao động không có nghề với chi phí thấp… đã đẩy các công ty than, các mỏ than chính thống vào tình thế phải thu hẹp sản xuất, giảm hệ số bóc đất để khai thác than các mỏ lộ thiên, giảm đào lò các mỏ hầm lò; phải đưa một phần thiết bị máy móc vào niêm cất; tiền lương của người lao động bị suy giảm để đảm bảo cân đối tài chính trong điều kiện phải tự trang trải. Người lao động thiếu việc làm trầm trọng, thợ bậc cao, thợ lành nghề bỏ xí nghiệp ra ngoài kiếm sống. Có thể nói rằng, thời gian những năm 1991-1994, ngành than đã rơi vào khủng hoảng trầm trọng. 2.1.1.2. Thành lập Tổng Công ty Than Việt Nam Trong bối cảnh như trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hai Quyết định số 381/TTg và 382/TTg ngày 28/7/1994 yêu cầu tăng cường quản lý, lập lại trật tự trong khai thác than và kinh doanh than. Theo đó, ngành than được tổ chức lại - Tổng Công ty Than Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 563/TTg ngày 10/10/1994 trên cơ sở sắp xếp lại các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Năng lượng, các công ty trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, và công ty Đông Bắc trực thuộc Bộ Quốc Phòng. Và từ ngày 01/01/1995, Tổng Công ty Than Việt Nam chính thức đi vào hoạt động, trở thành một trong hai tổng công ty 91 đầu tiên. Nhiệm vụ chính mà Đảng và Chính phủ giao cho Tổng công ty Than là: • Lập lại trật tự trong khai thác, kinh doanh than. SV: Vũ Khánh Chi Lớp: Thương mại Quốc tế 46 2 3 Chuyên đề tốt nghiệp • Thoả mãn các nhu cầu về than của nền kinh tế, Phát triển các ngành nghề khác trên nền công nghiệp than một cách có hiệu quả để giải quyết việc làm cho người lao động. Do đó, ngay từ khi mới được thành lập, Tổng Công ty Than Việt Nam đã xác định cho mình chiến lược phát triển lâu dài theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá là: “Xây dựng Tổng Công ty Than Việt Nam thành tập đoàn kinh doanh đa ngành trên nền sản xuất than”; sử dụng và phát huy hiệu quả các nguồn lực (vốn, tài nguyên, lao động) được Chính phủ giao quản lý; Khẳng định và hoàn thiện cơ chế hoạt động với mô hình tổ chức Than Việt Nam phù hợp với chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà Nước; Đáp ứng nhu cầu về than cho các ngành kinh tế trong nước, đặc biệt là nhu cầu than cho phát triển điện và các ngành công nghiệp khác; dành một khối lượng than phù hợp để xuất khẩu tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển; Phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước; củng cố xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân vững mạnh, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập người lao động. 2.1.1.3. Các mốc quan trọng trong 10 năm phát triển của TVN (1994-2004) - 01/01/1995: Tổng Công ty Than Việt Nam chính thức đi vào hoạt động - 11/1996: Ngành than đón nhận Huân chương Sao Vàng do có nhiều công lao trong 50 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - 12/1997: Đạt 10,7 triệu tấn than thương phẩm, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu sản lượng của năm 2000 do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đề ra cho ngành than (10 triệu tấn). - 5/1999: Điều chỉnh giảm sản xuất than do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khu vực. - 5/2001: Tiếp nhận Tổng Công ty Cơ khi Năng lượng và Mỏ sáp nhập vào TVN. SV: Vũ Khánh Chi Lớp: Thương mại Quốc tế 46 3 4 Chuyên đề tốt nghiệp - 4/2002: Khởi công xây dựng nhà máy điện Na Dương. - 8/2003: xuất xưởng lô xe tải KRAZ đầu tiên được lắp ráp tại Việt Nam. - 12/2003: Đạt 18,8 triệu tấn than thương phẩm, vượt mức chỉ tiêu sản lượng của năm 2005 do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra cho ngành than (15-16 triệu tấn). - 12/2004: Đạt 24,7 triệu tấn than thương phẩm (trong đó xuất khẩu 10,5 triệu tấn) đạt mục tiêu quy hoạch của năm 2010 (23-24 triệu tân). - 6/01/2005: Chủ tịch nước kí quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. 2.1.2. Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ. 2.1.1.1. Sơ đồ tổ chức SV: Vũ Khánh Chi Lớp: Thương mại Quốc tế 46 4 5 Chuyên đề tốt nghiệp 2.1.1.2. Bộ máy tổ chức a) Ban lãnh đạo Ban lãnh đạo điều hành Tập đoàn gồm có Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng giám đốc (12 người), Kế toán trưởng. - Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp ThanKhoáng sản Việt Nam là đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước tại Tập đoàn Công nghiệp ThanKhoáng sản Việt Nam, gồm 7 thành viên, là cơ quan quản lý cao nhất trong Tập đoàn, có quyền quyết định mọi hoạt động trong Tập đoàn. - Tổng Giám đốc: Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam, là tổng điều hành các hoạt động kinh doanh của Tập đoàn và kế hoạch phối hợp kinh doanh của Tập đoàn các công ty; Trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức, cán bộ; chiến lược phát triển và quan hệ quốc tế; Là Chủ tịch Hội đồng thi đua Tập đoàn; Thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công. - Các phó tổng giám đốc: trong đó có 1 phó tổng giám đốc thường trực giải quyết công việc thường ngày của Tập đoàn, thay Tổng giám đốc (là quyền Tổng giám đốc) điều hành Tập đoàn khi Tổng giám đốc vắng mặt (nghỉ ốm, nghỉ phép, đi học, đi công tác nước ngoài .) và 11 phó tổng giám đốc có trách nhiệm điều hành toàn diện hoạt động sản xuất, kinh doanh của các Khối kinh doanh cụ thể của Tập đoàn; thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công. - Kế toán trưởng:Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kế toán trưởng Tập đoàn theo quy định của pháp luật, theo Điều lệ và các quy chế quản lý của Tập đoàn, đồng thời là Trưởng ban Kế toán - Thống kê - Tài chính theo Luật kế toán; Thường trực Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp Tập đoàn; Thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công. SV: Vũ Khánh Chi Lớp: Thương mại Quốc tế 46 5 6 Chuyên đề tốt nghiệp b) Bộ máy giúp việc Bao gồm 41 phòng ban, trong đó: - 14 ban chức năng thuộc khối quản lý tổng hợp có chức năng tham mưu, giúp việc HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn trong việc sắp xếp, tổ chức và quản lý các hoạt động chung trong toàn Tập đoàn - 27 ban chức năng thuộc 7 khối kinh doanh có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn trong việc sắp xếp, tổ chức và quản lý các hoạt động của từng khối. c) Cơ cấu tổ chức Cơ cấu các công ty trong Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam như sau: - 11đơn vị trong cơ cấu tổ chức công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp ThanKhoáng sản Việt Nam,. - 8 Công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó công ty mẹ do Tập đoàn Công nghiệp ThanKhoáng sản Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ. - 42 công ty cổ phần do Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. - 6 công ty do Tập đoàn Công nghiệp ThanKhoáng sản Việt Nam nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ. - 3 trường đào tạo nghề: 2.1.3. Ngành nghề kinh doanh - Công nghiệp than: khảo sát, thăm dò, đầu tư xây dựng, khai thác, sàng tuyển, chế biến, vận tải, mua, bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm than, khí mỏ, nước ngầm và khoáng sản khác đi cùng với than. - Công nghiệp khoáng sản (bao gồm công nghiệp bô xít – alumin - nhôm và các khoáng sản khác): khảo sát, thăm dò, đầu tư xây dựng, khai thác, làm giàu quặng, gia công, chế tác, vận tải, mua, bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm SV: Vũ Khánh Chi Lớp: Thương mại Quốc tế 46 6 7 Chuyên đề tốt nghiệp alumin, nhôm, đồng, chì, kẽm, crôm, thiếc, đá quý, vàng, các kim loại đen, kim loại mầu khác và khoáng sản khác. - Công nghiệp điện: đầu tư xây dựng, khai thác vận hành các nhà máy nhiệt điện, các nhà máy thuỷ điện; bán điện cho các hộ kinh doanh và tiêu dùng theo quy định của pháp luật. - Cơ khí: đúc, cán thép; sửa chữa, lắp ráp, chế tạo các sản phẩm cơ khí, xe vận tải, xe chuyên dùng, phương tiện vận tải đường sông, đường biển, thiết bị mỏ, thiết bị điện, thiết bị chịu áp lực và các thiết bị công nghiệp khác. - Vật liệu nổ công nghiệp: đầu tư xây dựng, sản xuất, mua bán, dự trữ, xuất nhập khẩu các loại vật liệu nổ công nghiệp; cung ứng dịch vụ khoan nổ mìn, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. - Quản lý, khai thác cảng biển, bến thuỷ nội địa và vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ chuyên dùng, xếp dỡ, chuyển tải hàng hóa. - Vật liệu xây dựng: khai thác đá, sét, cát, sỏi, các loại phụ gia; sản xuất xi măng, gạch ngói và các loại vật liệu xây dựng khác. - Xây lắp đường dây và trạm điện; xây dựng các công trình công nghiệp, luyện kim, nông nghiệp, giao thông và dân dụng. - Đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng và bất động sản. - Cấp nước, xử lý chất thải, trồng rừng và sản xuất, dịch vụ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Sản xuất kinh doanh dầu mỡ bôi trơn, nitơ, ôxy, đất đèn, hàng tiêu dùng, cung ứng vật tư, thiết bị. - Các dịch vụ: đo đạc, bản đồ, thăm dò địa chất; tư vấn đầu tư, thiết kế; khoa học công nghệ, tin học, kiểm định, giám định hàng hóa; in ấn, xuất bản; đào tạo, y tế, điều trị bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng; thương mại, khách sạn, du lịch; hàng hải; xuất khẩu lao động; bảo hiểm, tài chính. - Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. SV: Vũ Khánh Chi Lớp: Thương mại Quốc tế 46 7 8 Chuyên đề tốt nghiệp 2.1.4. Hệ thống cơ sở, vốn và nguồn lực 2.1.4.1. Cơ sở vật chất - hạ tầng kỹ thuật a) Công nghiệp than: - Trong Tập đoàn hiện có 29 mỏ và các điểm được khai thác bằng phương pháp lộ thiên, trong đó có 6 mỏ lớn công xuất thiết kế mlix mỏ từ 800.000 – 1.500.000 tấn/năm; các mỏ còn lại công xuất tử 200.000 – 400.000 tấn/năm. Thiết bị công nghệ chủ yếu được sử dụng tại các mỏ lộ thiên nay là các loại khoan xoay cầu có đường kính mũi khoan 100 – 250 mm; máy xúc với dung tích gầu xúc 4-5 m 3 và 8-12m 3 ; Vận tải than từ mỏ đến nhà máy tuyển than và cảng tiêu thụ bằng ôtô, hoặc liên hợp ôtô- băng tải. - có 20 mỏ khai thác hầm lò, trong đó có 7 hầm lò có công xuất từ 1.000.000 tấn than trở lên. hầu hết các mỏ hầm lò, sơ đồ khai thông, mở vỉa được áp dụng là phương pháp khai thông bằng giếng nghiêng kết hợp lò bằng từng tần, sử dụng băng tải vận chuyển than trên giếng chính để đáp ứng yêu cầu nâng công suất mỏ hàng năm. Khâu đào lò than hiện đại đã có 11 tổ hợp máy Combai đào lò AM – 45 và AM -50Z đang hoạt động. - Hiện tại có ba cụm sàng tuyển trung tâm tỉnh Quảng Ninh: Cửa ông (Cẩm Phả), Nam Cầu Trắng (thành phố Hạ Long) và nhà máy sàng Vàng Danh (Uông Bí). Cụm sàng tuyển Cửa ông gồm hai nhà máy tuyển than là nhà máy tuyển than l với công suất 2,7 triệu tấn/năm do Pháp xây dựng từ năm 1924 và nhà máy tuyển than 2 với công suất 3 triệu tấn/năm sử dụng công nghệ tiên tiến cúa Australia, được đưa vào vận hành từ năm 199l. Nhà máy sàng tuyển Nam Cầu Trắng công suất 2 triệu tấn/năm là nhà máy mới, công nghệ của Ốtxtrâylia được đưa vào vận hành từ năm 1996. Nhà máy sàng Vàng Danh chủ yếu sàng và chế biến than cho mỏ Vàng Danh theo công nghệ của Liên Xô. SV: Vũ Khánh Chi Lớp: Thương mại Quốc tế 46 8 9 Chuyên đề tốt nghiệp b) Công nghiệp cơ khí: Hệ thống cơ sở cơ khí, cơ điện phục vụ sản xuất than của Tập đoàn Than Việt Nam hiện nay bao gồm 5 nhà máy cơ khí tập trung và 24 xưởng cơ khí, cơ điện tại các mỏ, các xí nghiệp. Ngoài ra trên địa bàn Quảng Ninh còn có 3 nhà máy cơ khí lớn trực thuộc Tập đoàn Cơ khí Năng lượng và Mỏ, các nhà máy này được xây dựng với nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ sản xuất than. c) Vật liệu xây dựng: Tập đoàn có hai nhà máy xi măng: La Hiên (Thái Nguyên) công suất 140 ngàn tấn/năm và Đại Yên (Quảng Ninh) công suất 20 ngàn tấn/năm; các cơ sở sản xuất gạch với tổng công suất 20 triệu viên/năm, hiện nay các cơ sở này đang hoạt động tốt, cung cấp sản phấm cho các đơn vị xây dựng trong và ngoài ngành. 2.1.4.2. Nguồn nhân lực Tính đến tháng 10/2007, tổng số công nhân, viên chức trong toàn Tập đoàn là 115.992 người. Trong đó: Nữ giới chiếm 20,22%; Đảng viên Cộng Sản chiếm 20,65 % và người Dân tộc thiểu số chiếm 2,12 %. (Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - TKV) Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn nhân lực của TKV. SV: Vũ Khánh Chi Lớp: Thương mại Quốc tế 46 9 10 Chuyên đề tốt nghiệp Với chính sách khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, động viên công nhân tăng năng suất lao động, Tập đoàn Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam luôn có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho người lao động theo nhu cầu kinh doanh, chính sách và tiêu chuẩn công nhân viên chức. Trong giai đoạn 2003-2007, đã có tổng số 46.057 lượt công nhân, viên chức được cử đi học (đào tạo, bồi dưỡng). Trong đó: đào tạo trong nước 44.504 lượt người, đào tạo nước ngoài 1.533 lượt người; xuất thân từ công nhân có 26.912 lượt người (57,87%), người dân tộc thiểu số có 449 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng. 2.1.4.3. Trình độ công nghệ - Trang thiết bị ngành than hầu hết đều được đầu tư đã khá lâu, giá trị còn lại của các chủng loại máy công tác cũng như thiết bị điện đều chỉ nằm trong khoảng 40-60%. Thế hệ các trang thiết bị và sự đồng bộ của chúng trong dây chuyền sản xuất còn mức thấp. Nhìn chung, so với các nước, ngành khai thác than lộ thiên nước ta có trình độ kỹ thuật công nghệ có thể coi vào loại trung bình tiên tiến. - Trình độ kỹ thuật công nghệ của nhân lực ngành than mức trung bình. Cấp độ tinh xảo của công nhân chỉ mức có “khả năng tiếp thu và cải tiến công nghệ”, chưa đạt đến mức có khả năng có những phát minh sáng chế. Bảng 2.2: Tổng hợp về tuổi thọ và năng suất của thiết bị ngành than SV: Vũ Khánh Chi Lớp: Thương mại Quốc tế 46 10 [...]... trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 2.3 Thực trạng hiệu quả xuất khẩu Than của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam trong thời gian vừa qua 2.3.1 Thực trạng xuất khẩu than của TKV 2.3.1.1 Quy trình xuất khẩu than a) Công tác chuẩn bị giao hàng - Các đơn vị giao than xuất khẩu chủ động bố trí sản xuất, đảm bảo đủ khối lượng và chất lượng than giao xuất khẩu theo kế hoạch chuẩn bị chân hàng tháng, quý... 0.6 0.6 0.6 0.6 0.6 7800 7800 7650 7650 8100 8000 7450 7900 7450 0-1 5 0-1 5 1-1 0 1-6 1-5 1-1 5 1-1 5 1-1 5 1-1 5 1-1 5 1-1 5 1-1 5 1-1 5 1-1 5 7.00 9.00 8.50 8.50 9.00 9.00 11.50 14.00 16.50 20.00 24.00 30.00 36.00 42.00 6.0 0-8 .00 8.0 1-1 0.0 8.0 1-1 0.0 8.0 1-1 0.0 8.0 1-1 0.0 8.0 1-1 0.0 10.0 1-1 3 13.0 1-1 5 15.0 1-1 8 18.0 1-2 2 22.0 1-2 6 26.0 1-3 3 33.0 1-4 0 40.0 1-4 5 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 6.5 6.5 6.5 6.5 6.5 6.5 6.5 6.5... Khoáng sản Việt Nam sát nhập vào Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam cũng có mức tăng trưởng cao: doanh thu năm 2007 tăng 30% so với năm 2006 2.2.2 Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 200 5-2 007 (Nguồn: Ban Kế toán- Thống kê - Tài chính, TKV) Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh của TKV giai đoạn 200 5-2 007 Nhận xét: Các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Than - Khoáng. .. 6a Cám 6b Độ tro (AK%) mm -3 Trung bình Giới hạn -4 -5 Độ ẩm Chất bốc Lưu TB WlvTB% -6 TB VKTB% -7 huỳnh SKTB% -8 QKmin(Cal/g) -9 Nhiệt nặng Than cám 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Cỡ hạt 5 0-1 00 2 5-6 0 5 0-1 00 2 5-2 00 3 5-5 0 1 5-3 5 1 5-3 5 6-1 8 6-1 8 7.00 7.00 9.00 9.00 4.00 5.00 9.00 6.00 7.00 6.0 0-8 .00 6.0 0-8 .00 8.0 1-1 0.0 8.0 1-1 0.0 3.0 1-5 .00 4.0 1-6 .00 6.0 1-1 2.0 5.0 0-7 .00 6.0 0-8 .00 3 3 3.5 3.5 3 3.5 3.5... (tiền thân của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam) hoạt động độc lập với kết quả kinh doanh được phản ánh như trong bảng kết quả trên Chuyển sang năm 2006, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam được thành lập, hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con trên cơ sở Tập đoàn Than Việt Nam và Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam Nhờ có sự chuyển... thì giá than xuất khẩu trong 2 năm này lại giảm, do chất lượng than xuất khẩu không đồng đều và có dấu hiệu đi xuống, xuất phát từ việc các đơn vị sản xuất trong Tập đoàn đã tiến hành khai thác và sản xuất than đại trà, thiếu chọn lọc 2.3.2 Hiệu quả xuất khẩu than tại TKV 2.3.2.1 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu Lợi nhuận là một chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất. .. của tình trạng này là do sự biến động không đều của chi phí xuất khẩu Tuy nhiên, nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận của Tập đoàn vẫn được duy trì mức tương đối cao, cho thấy hiệu quả xuất khẩu là khá tốt Biểu đồ 2.5 : Tỷ suất lợi nhuận của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam 2.3.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn trong xuất khẩu Vốn là nguồn lực rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp Các doanh nghiệp Việt Nam, do... Tài sản - Nguồn vốn của TKV đến 31/12/2006 2.2 Phân tích chung về tình hình hoạt động của Tập đoàn thời gian vừa qua Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam là một tập đoàn kinh tế hàng đầu của nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây với quy mô hoạt động rộng lớn, sản xuất kinh doanh đa ngành trên nền công nghiệp than Với xuất phát là Tổng công ty Than Việt Nam và sự sát nhập của Tổng công ty Khoáng sản. .. phần mở rộng thị trường tiêu thụ than ra nước ngoài, đẩy giá than xuất khẩu lên Nhờ sự gia tăng của giá than, cùng với sự gia tăng sản lượng than xuất khẩu đã đưa kim ngạch xuất khẩu năm 2004 và những năm tiếp theo tăng cao Tuy nhiên, năm 200 6-2 007, trong khi sản lượng than xuất khẩu vẫn tăng (49% và 10%) nhưng kim ngạch xuất khẩu lại không có mức tăng tương ứng do sự sụt giảm trong giá than xuất khẩu. .. sử dụng vốn đúng mục đích và đạt hiệu quả cao nhất là rất cần thiết Hiệu quả sử dụng vốn của Tập đoàn trong xuất khẩu than được thể hiện trong bảng dưới đây Do việc phân chia vốn nào dành cho xuất khẩu, vốn nào dành cho sản xuất trong nước là rất khó khăn nên nguồn vốn được xét đây là vốn kinh doanh nói chung Bảng 2.14: Hiệu quả sử dụng vốn tại Tập đoàn Than - Khoáng sản SV: Vũ Khánh Chi Lớp: Thương . tốt nghiệp THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU THAN Ở TẬP ĐOÀN THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 2.1. Tổng quan chung về Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam. Tên doanh. trong Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam như sau: - 11đơn vị trong cơ cấu tổ chức công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, . - 8 Công

Ngày đăng: 20/10/2013, 13:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.8: Các chủng loại Than của TKV - THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU THAN Ở TẬP ĐOÀN THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
Bảng 2.8 Các chủng loại Than của TKV (Trang 22)
Bảng 2.8: Các chủng loại Than của TKV - THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU THAN Ở TẬP ĐOÀN THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
Bảng 2.8 Các chủng loại Than của TKV (Trang 22)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w