- Do việc quản lý tiêu thụ than chưa chặt chẽ, đồng thời lợi dụng sự chênh lệch giữa giá bán than nội địa và giá than xuất khẩu dẫn đến tình trạng xuất khẩu lậu than nhằm thu lợ
2.3.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn trong xuất khẩu.
Vốn là nguồn lực rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam, do tiềm lực tài chính có hạn nên việc sử dụng vốn đúng mục đích và đạt hiệu quả cao nhất là rất cần thiết. Hiệu quả sử dụng vốn của Tập đoàn trong xuất khẩu than được thể hiện trong bảng dưới đây. Do việc phân chia vốn nào dành cho xuất khẩu, vốn nào dành cho sản xuất trong nước là rất khó khăn nên nguồn vốn được xét ở đây là vốn kinh doanh nói chung.
Việt Nam.
(Nguồn: Ban Kế toán- Thống kê - Tài chính, TKV)
+ Về hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Năm 2004, 1 đồng vốn cố định đem lại 0.372 đồng lợi nhuận. Năm 2005, sức sinh lời của vốn cố định tăng thêm so với năm 2004 là 0.149 đồng, tương ứng với 40%. Điều này cho thấy, vốn cố định của năm 2005 đã hoạt động tốt hơn so với năm 2004.
Năm 2006, sức sinh lời của vốn cố định gần như không có biến động so với năm 2005: 1 đồng vốn cố định năm 2005 mang lại 0.521 đồng lợi nhuận, sang năm 2006 cũng chỉ mang lại 0.523 đồng lợi nhuận. Con số này phản ánh một điều, sự tăng trưởng của lợi nhuận xuất khẩu năm 2006 so với năm 2005 và sự tăng trưởng của vốn cố định năm 2006 so với năm 2005 là tương đương nhau.
Tuy nhiên, sang năm 2007, mức sinh lời của vốn cố định giảm nhẹ 12.4%, chỉ đạt 0.458 đồng lợi nhuận xuất khẩu/1 đồng vốn định. Đó là do trong năm này, Tập đoàn đã đầu tư thêm một số dây chuyền, máy móc thiết bị hiện đại của Cộng hoà Liên bang Đức cho một vài dự án đang thực hiện làm tăng thêm chi phí cố định.
+ Về hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Vốn lưu động là nguồn vốn giúp doanh nghiệp duy trì sự hoạt động ổn định. Vì thế, hiệu quả sử dụng vốn lưu động được các nhà quản trị rất quan tâm. Từ năm 2004 đến năm 2007, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam có những biến động thất thường.
Năm 2005 là năm việc sử dụng vốn lưu động đạt hiệu quả cao nhất khi 1 đồng vốn lưu động được sử dụng đã đem lại cho Tập đoàn 1.609 đồng lợi
2005 tăng tới 45%. Sang năm 2006, trong khi vốn lưu động tăng 30% thì lợi nhuận xuất khẩu chỉ tăng 20% làm cho sức sinh lợi của vốn lưu động giảm xuống ở mức 1.389. Nếu mức sinh lời của năm 2005 được duy trì ở năm 2006 thì để tạo ra 2125 tỷ đồng lợi nhuận, Tập đoàn cần bỏ ra 3419 tỷ đồng vốn lưu động. Như vậy, Tập đoàn đã tiết kiệm được gần 2000 tỷ đồng vốn lưu động. Sang năm 2007, sức sinh lời của vốn lưu động tiếp tục giảm xuống mức 1.113. Tuy nhiên, điều này không nói lên rằng, Tập đoàn đã sử dụng vốn lưu động không hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu than.