1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CHÈ CỦA CÔNG TY TNHH THIÊN HOÀNG

21 314 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 45,96 KB

Nội dung

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CHÈ CỦA CÔNG TY TNHH THIÊN HOÀNG 3.1. Phương hướng phát triển của ngành chècủa công ty TNHH Thiên Hoàng 3.1.1. Phương hướng phát triển của ngành chè a) Tình hình thị trường trong nước Chè hiện đang đứng thứ 7 về kim ngạch xuất khẩu trong các mặt hàng nông sản, sau gạo, cao su, cà phê, hạt điều, rau quả và hạt tiêu tính đến hết tháng 12/2009. Kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam đạt 146 triệu đô la Mỹ, chiếm khoảng 2% tổng giá trị nông sản xuất khẩu. Trong năm 2009 vừa qua, tổng lượng chè xuất khẩu của Việt Nam đạt 110 nghìn tấn, tương đương với 147 triệu USD, tăng 7,5% về lượng và 12,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam có thể được kể tới là Đài Loan, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Irắc, Đức, Hà Lan, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh. Tuy nhiên, hiện nay chè của Việt Nam vẫn chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô, khâu chế biến lại thiếu tiêu chuẩn, nên giá trị xuất khẩu còn chưa cao. Ngay cả trên những thị trường truyền thống như Trung Quốc, Đài Loan, Nga, chè Việt Nam vẫn ít được người tiêu dùng biết đến do chủ yếu được nhập khẩu dưới dạng nguyên liệu thô. Thương hiệu chè “Vinatea” của Tổng Công ty chè Việt Nam vẫn chưa thực sự khẳng định được uy tín cho chè đen xuất khẩu. Tại thị trường Trung Quốc, chè của Việt Nam chưa có được thị phần và thương hiệu, chủ yếuxuất khẩu nguyên liệu thô nên giá trị xuất khẩu thấp. Về chất lượng thì mặt hàng chè của Việt Nam rất có uy tín, tuy nhiên do mới chỉ xuất khẩu nguyên liệu nên chưa được người tiêu dùng Trung Quốc biết đến nhiều. Các doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu nguyên liệu về chế biến và bán với giá cao hơn nhiều. Hơn nữa, theo nhận định của Hiệp hội Chè Việt Nam, hiện nay có quá nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chè sang cùng một thị trường. Đâymột trong những lý do làm giá chè của ta luôn thấp hơn so với các nước khác và chất lượng chè không được ổn định. Hiện bắt đầu có sự mất cân đối về khả năng cung cấp nguyên liệu chè và sự bùng nổ của các nhà máy chế biến chè. Tổng công suất chế biến của tất cả các cơ sở sản xuất đạt gấp hai lần tổng sản lượng nguyên liệu, thậm chí có địa phương nguyên liệu chỉ đáp ứng 30% năng lực chế biến, dẫn đến tình trạng tranh mua nguyên liệu gay gắt. Xét về cơ cấu sản phẩm, chè xanh hiện chiếm khoảng 20%, chè đen 79% và 1% là chè các loại khác. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu chè lại tăng chưa tương ứng, một mặt do giá chè chung trên thị trường thế giới giảm, mặt khác do phẩm cấp chè Việt Nam chưa cao, chủ yếu dùng để làm nguyên liệu chế biến chè các loại. Hơn nữa, thị trường chè xuất khẩu của Việt Nam chưa thật sự ổn định. Nguyên nhân hiện nay là sản phẩm chè cấp thấp chiếm tỷ trọng lớn, chất lượng chè không cao, chè được bán dưới dạng nguyên liệu là chính. Tuy nhiên, xét về mặt giá xuất khẩu, hiện giá chè của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với sản phẩm cùng loại của các nước trên thế giới. Đơn giá xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng 45-55% so với giá của nhiều nước tuỳ theo mặt hàng chè. b) Phương hướng phát triển của ngành chè Việt Nam đến năm 2015 Ngành chè đặt ra mục tiêu phát triển chung trong giai đoạn 2010-2015 sẽ trồng mới và thay thế diện tích chè cũ đạt mức độ ổn định khoảng 150.000ha, năng suất bình quân đạt 8-9 tấn búp/ha, giá trị thu nhập bình quân đạt 35-40 triệu đồng/ha và kim ngạch xuất khẩu đạt 300 triệu USD, giải quyết việc làm cho khoảng 1,5 triệu lao động trên cả nước. Về thị trường sẽ phấn đấu xuất khẩu khoảng 70% tổng sản lượng chè, tiêu thụ nội địa 30%. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu gồm 50% chè đen, 20% sản phẩm chè mới có giá trị cao và 30% chè xanh chất lượng cao. Bảng 14: Các chỉ tiêu phát triển ngành chè Việt Nam Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2015 Tổng diện tích chè cả nước ha 104000 150000 Năng suất bình quân Tấn/ha 6,36 8-9 Sản lượng chè búp tươi Tấn 665000 1200000 Sản lượng chè xuất khẩu Tấn 110000 250000 Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 200 300 (Nguồn: Định hướng phát triển ngành chè đến năm 2015) Ngành chè định hướng quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung tại 8 tỉnh phía Bắc: Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lâm Đồng. Viện nghiên cứu chè hỗ trợ các đơn vị nhân giống và đưa nhanh các giống có năng suất cao, chất lượng tốt để cải tiến chất lượng chè xuất khẩu. Cải tạo đất bằng phân bón hữu cơ tổng hợp phù hợp với loại đất. Đầu tư cải tạo các cơ sở chế biến công nghiệp, xây dựng thêm các nhà máy chế biến công suất 14 tấn/ngày, đẩu tư xây dựng nhà máy cơ khí chè để tạo phụ tùng thiết bị phục vụ cho sửa chữa và nâng cấp nhà máy cũ. Về xuất khẩu, tiếp tục giữ vững thị trường hiện có, mở ra các thị trường mới bằng việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý. Với các thị trường quen thuộc như Nga, các nước thuộc SNG và Đông Âu, cùng với việc phấn đấu đưa lượng chè xuất khẩu lên cao hơn nữa còn phải cải tiến về bao bì nhãn mác đặc biệt là chất lượng chè phải được chú trọng. Thị trường Trung Cận Đông chiếm một tỷ lệ tương đối lớn và nhiều tiềm năng do vậy cần đẩy mạnh hơn nữa khâu quảng cáo tiếp thị, giới thiệu sản phẩm. Thị trường Châu Á như Đài Loan, Nhật, đây là thị trường đòi hỏi chè có chất lượng cao cũng như nhãn mác bao bì. Ngoài ra các thị trường khác như Tây Âu, Bắc Mỹ cũng đã sử dụng chè Việt Nam nên tăng cường tiếp thị mở rộng các thị trường này. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, ngành chè đã tiến hành cổ phần hóa các cơ sở chế biến chè. Người nông dân trở thành cổ đông thông qua việc đóng góp cổ phần bằng đất đai và cây chè và sẽ được chia cổ tức theo kết quả sản xuất kinh doanh. Như vậy, lợi ích của người sản xuất không chỉ dừng ở nghĩa vụ thực hiện hợp đồng mua đứt bán đoạn trên cơ sở giá ấn định từ đầu vụ mà sẽ gắn với lợi ích mang lại từ quá trình chế biến và kinh doanh chè khô. 3.1.2. Định hướng xuất khẩu chè của công ty TNHH Thiên Hoàng Thông qua các dự báo, nghiên cứu thị trường cùng với việc quán triệt mục tiêu chung của ngành, công ty đã xây dựng mục tiêu xuất khẩu chè cụ thể cho các năm tới như sau: Bảng 15: Mục tiêu sản lượng xuất khẩu chè của công ty Đơn vị: nghìn tấn Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Tổng sản lượng chè xuất khẩu 1150 1500 Chè đen 520 750 Chè xanh 390 450 Các loại chè khác 240 300 (Nguồn: phòng kinh doanh) Bảng 16: Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu chè của công ty Đơn vị: USD Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Tổng kim ngạch xuất khẩu chè 1.817.000 2.430.000 Chè đen 780.000 1.185.000 Chè xanh 631.800 747.000 Các loại chè khác 405.200 498.000 (Nguồn: phòng kinh doanh) Trong thời gian tới việc xuất khẩu chè của công ty gặp những thời cơ như: đất nước đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới tạo điều kiện cho công ty mở rộng thị trường, công ty đã tạo dựng được thị trường riêng có được một lượng khách hàng nhất định, quy mô công ty ngày càng được mở rộng…Đồng thời công ty cũng gặp phải những thách thức khi gặp phải sự cạnh tranh lớn từ các công ty trong và ngoài nước, chất lượng hàng chè xuất khẩu của công ty còn hạn chế, đối đầu với thiên tai hạn hán khiến chè bị mất giá… Trước những thời cơ và thách thức đó công ty đã đề ra phương hướng cho xuất khẩu chè trong những năm tới. Trong những năm qua công ty xuất khẩu những loại chè đen, chè xanh…nay cần phải bổ xung thu mua những loại chè có chất lượng cao hơn thế nữa. Bên cạnh việc thu mua chè chất lượng cao thì mẫu mã bao bì cần phải đa dạng để chè xuất khẩu đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Công tác thị trường, tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu chèmột trong những chiến lược của công ty. Với những thị trường quen thuộc như Pakistan, Apghanistan, Nga công ty phấn đấu nâng cao lượng chè xuất khẩu, chú trọng hơn đến bao bì mẫu mã. Với thị trường mới xâm nhập hiện tại như Ấn Độ, Anh… công ty cần đẩy mạnh hơn nữa khâu tiếp thị quảng cáo. Đi đôi với mở rộng thị trường là đa dạng hóa chè xuất khẩu tạo ra nhiều loại thích hợp với thị hiếu của khách hàng, đồng thời áp dụng các hình thức bán linh hoạt như: buôn bán đối lưu, ký hợp đồng gửi bán… Ngoài ra công ty còn đặt ra những mục tiêu cụ thể cho từng thị trường và từng thời gian cụ thể như tháng, quý, năm. Công ty đề ra biện pháp để thực hiện những mục tiêu đã đề ra, thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh hợp lý. 3.2. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè 3.2.1. Hoàn thiện công tác tạo nguồn và mua hàng Giống như những mặt hàng nông nghiệp nói chung, với mặt hàng chè việc thu mua thường diễn ra trên phạm vi rộng, công tác thu mua chè diễn ra trong thời gian ngắn với khối lượng lớn, vì vậy đòi hỏi công ty phải có mạng lưới thu mua rộng. Mặc dù hiện nay nguồn cung cấp chè cho xuất khẩu tương đối dồi dào, nhưng để tránh những biến động do hạn hán, thiên tai, có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chè… và đồng thời tạo được chân hàng ổn định công ty cần kết hợp chặt chẽ với nhà sản xuất. Công ty cần gắn hơn nữa lợi ích của người sản xuất nông nghiệp với lợi ích của sản xuất công nghiệp và xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu tăng phải kéo theo năng lực sản xuất của các đơn vị tăng và đời sống của người dân trồng chè được cải thiện. Bên cạnh đó từng bước thống nhất lợi ích với các đơn vị khác trên cùng một địa bàn nhằm loại bỏ những yếu tố cạnh tranh không lành mạnh, gây phương hại tới lợi ích chung. Muốn vậy công ty cần thực hiện những nhiệm vụ sau: - Gắn bó chặt chẽ hơn nữa với người trồng chè, người sản xuất từ khâu chọn giống đến chăm bón, thu hoạch để có được mặt hàng đạt chất lượng tiêu chuẩn. - Mở rộng nguồn hàng, cử cán bộ đi khảo sát những nguồn hàng mới như: Lâm Đồng, Tuyên Quang, Hà Giang. - Trong khâu thu mua công ty phải thực hiện giám định nghiêm chỉnh, tiến hành đầy đủ các bước giám sát kiểm tra chất lượng. - Giảm lượng chè hao hụt trong quá trình thu mua và bảo quản, chú trọng khâu bảo quản với hệ thống kho bãi đúng tiêu chuẩn thuận tiện cho việc vận chuyển, xếp dỡ. - Gắn sản xuất với thị trường, hỗ trợ người trồng chè về giống, phân bón, kỹ thuật để tạo nên sự phối hợp thống nhất từ khâu sản xuất nông nghiệp đến tận khâu lưu thông để làm sản phẩm luôn đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng. 3.2.2. Đa dạng hóa các mặt hàng chè xuất khẩu Các mặt hàng chè xuất khẩu chủ yêu của công ty vẫn là chè đen chiếm hơn 50% và chè xanh chiếm 35% , còn các mặt hàng chè khác chỉ chiếm 10% trong cơ cấu xuất khẩu của công ty. Tuy nhiên giá trị xuất khẩu của mặt hàng chè đen lại tương đối thấp hơn so với các loại chè khác, bình quân 1 tấn chè đen xuất bán thu về lợi nhuận thấp hơn từ 200 đến 800 USD so với các loại chè khác. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của công ty. Các loại chè có chất lượng cao và giá trị xuất khẩu lớn như chè Vàng, chè Shan, chè tuyết, việc tiếp cận nguồn hàng này cũng rất khó khăn do các loại chè này chỉ được trồng trên những vùng núi cao hơn 1000m và diện tích trồng rất ít. Tuy vậy công ty cần có chiến lược cụ thể để tranh thủ được nguồn hàng này như: đặt hàng, bao tiêu sản phẩm từ đầu vụ, tìm kiếm các nguồn hàng mới… Bên cạnh việc tìm kiếm các mặt hàng chè mới, công ty cũng có thể đa dạng hóa mặt hàng chè xuất khẩu từ các nguồn hàng hiện tại. Do đặc điểm của chè xuất khẩu là khi đấu các loại chè khác nhau theo tỷ lệ khác nhau sẽ cho ra một loại chè mới, do đó công ty cần tập trung nguồn lực khai thác nguồn nguyên liệu và thị trường vốn có. Đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh không những giúp công ty giảm rủi ro trong kinh doanh mà còn tăng cao lợi nhuận, kinh doanh có lãi. Do vậy công ty cần tìm tòi mở rộng nguồn hàng, tìm kiếm các loại chè mới phù hợp với nhu cầu khách hàng, tích cực xây dựng mở rộng thị trường xuất khẩu chè. 3.2.3. Đẩy mạnh ứng dụng Mar – Mix vào hoạt động xuất khẩu Trong những năm gần đây thị trường chè thế giới có sự cạnh tranh gay gắt, luôn có tình trạng cung lớn hơn cầu. Tuy nhiên theo các chuyên gia nhận định và thực tế cho thấy mặt hàng chè của Việt Nam và của công ty vẫn có lượng cầu lớn hơn nhiều lượng cung trên thị trường. Cơ hội thị trường chè vẫn còn nhiều, điều quan trọng để giữ được khách hàng và mở rộng thị trường đó là ta cần phải làm tốt công tác thị trường. Để làm tốt công tác này, công ty Thiên Hoàng nói riêng cũng như các công ty trong ngành chè Việt Nam nói chung cần tuần theo quan điểm marketing hiện đại, đặt nghiên cứu nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu. Cần phải xóa bỏ tư tưởng cũ mang nặng tính bao cấp là bán những gì mình có mà phải bán những gì thị trường cần. Trong thời gian tới công ty cần chú trọng xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing hiệu quả gồm: Về sản phẩm: 80% lượng chè tiêu thụ trên thế giới là chè đóng gói, thị hiếu tiêu dùng chè trên các thị trường cũng rất đa dạng, người Mỹ đang ưa dùng các loại chè ướp lạnh, ở Indonexia là chè đóng chai còn ở Nhật chè đóng lon cũng được tiêu thụ một cách đáng kể…Coi trọng sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường là xu hướng tiêu dùng hiện nay, gắn tiêu dùng với bảo vệ sức khỏe. Vì vậy chiến lược phổ biến trong kinh doanh hiện nay là đa dạng hóa sản phẩm chèchú trọng tới công dụng chữa bệnh. Ngày càng xuất hiện các loại chè thuốc như: chè thanh nhiệt, chè sâm, chè giảm cafein, chè dược thảo… Trước xu hướng đó công ty cần chọn cho mình một cách đi phù hợp trên cơ sở cân đối giữa nguồn lực bên trong và điều kiện bên ngoài. Việc sáng tạo ra sản phẩm mới thường tốn công sức, thời gian và tiền bạc nhưng cũng chính là cách đem lại kết quả khả quan và lâu bền nhất. Về bao gói: đâyyếu tố quan trọng cấu thành lên sản phẩm mà công ty cần phải chú ý. Ngoài tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm thì mẫu mã nhãn mác cũng là yếu tố quan trọng khi đi vào các thị trường khó tính. Về tính cân đối lượng chè đóng gới cần tính toán phù hợp với thói quen tiêu dùng như chỉ vừa đủ 1 ấm hoặc chỉ đủ dùng trong thời gian ngắn tránh việc chè để lâu bị mốc, bốc mùi. Về tính tiện dụng cũng cần được quan tâm. Về phân phối: chính sách phân phối phảm đảm bảo yêu cầu đưa hàng đến với người tiêu dùng đúng mặt hàng đúng nơi đúng lúc với chi phí thấp. Nếu được công ty nên đặt các đại lý của mình ở các thị trường truyền thống cũng như thị trường mới để tiện cho việc giao dịch cũng như nghiên cứu nắm bắt thị trường. Người sản xuất Khách hàng Công ty Thiên Hoàng Nhà trung gian đồ 03: đồ phân phối sản phẩm của công ty (Nguồn: phòng kinh doanh) Về chiến lược xúc tiến và yểm trợ: công ty nên sử dụng chiến lược kéo và chiến lược đẩy. Để kéo khách hàng về phía minh cần tăng cường tuyên truyền quảng cáo, mặc dù nguồn tài chính dành cho quảng cáo còn eo hẹp nhưng công ty có thể tận dụng sách báo, webside…Một quảng cáo hay ấn tượng có thể gây chú ý đến khách hàng và công ty có thể bán được hàng. Cần lưu ý nêu bật lên những tác dụng tốt cho sức khỏe, gắn hình ảnh chè của ta với hình ảnh thảo dược phương đông vốn nổi tiếng lành tính và hiệu quả. Về giá cả: do nước ta là nước nhỏ lượng hàng xuất khẩu chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ so với thế giới, chè là hàng nông sản nên độ co giãn của cầu theo giá là không cao vì vậy nước ta là nước chấp nhận giá và phải theo giá của các nước xuất khẩu lớn khác. Năng lực sản xuất của nước ta còn hạn chế, chất lượng sản phẩm chưa cao, không cho phép hạ giá để cạnh tranh. Bởi vậy chính sách giá trước mắt chỉ nhằm định ra một mức giá hợp lý, thống nhất, kèm theo phương thức thanh toán thuận lợi hấp dẫn… 3.2.4. Quản lý và nâng cao chất lượng chè xuất khẩu Chất lượng chè xuất khẩuyếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Công tác quản lý và nâng cao chất lượng chè xuất khẩu luôn được công ty chú trọng đẩu tư các nguồn lực. Để làm tốt công tác này công ty cần áp dụng đồng bộ các biện pháp sau:  Kiểm tra, giám sát sát sao, hướng dẫn chỉ đạo đúng quy trình sản xuất tại nguồn hàng của công tyYêu cầu, khuyến khích người dân trồng trọt, chế biến theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho chè xuất khẩu  Kiên quyết không thu mua, loại bỏ những loại chè kém chất lượng  Thực hiện quy trình bao gói cẩn thận, đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Về lâu dài, để chủ động về nguồn hàng cũng như chất lượng chè xuất khẩu, công ty cẩn thực hiện những công việc sau:  Xây dựng nhà máy chế biến chè xuất khẩu với chất luợng ISO 9001  Hiện công ty đang đầu tư xây dựng nhà máy tách cọng ở Phủ Lỗ, Sóc Sơn gần kho của công ty. Đây sẽ là một nhà máy hiện đại với dây chuyền công nghệ chuyển giao trực tiếp từ Trung Quốc. Với việc xây dựng nhà máy này, trong tương lai các mặt hàng chè xuất khẩu của công ty sẽ được tách cọng trước khi mang đi xuất khẩu, đảm bảo chè ít cọng mịn hơn đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.  Công ty cần phối hợp thống nhất giữa cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, người dân trồng chè để cho những sản phẩm có chất lượng mà thị trường mong muốn.  Luôn coi lợi ích của các hộ nông dân như chính lợi ích của công ty. [...]... tín của ngành chè, đồng thời nâng cao tính cạnh tranh của chè Việt Nam 3.3.3 Với tổng công ty chè Việt Nam (vinatea) Là công ty đầu tàu trong xuất khẩu chè của Việt Nam, tổng công ty cần đi đầu, đóng vai trò quan trọng để thực hiện mục tiêu của ngành chè và giúp đỡ các doanh nghiệp xuất khẩu khác Tổng công ty cần thực hiện quy hoạch tổng thể các vùng chè, trong đó có những vùng chè sản xuất, xuất khẩu. .. đọng, thúc đẩy xuất khẩu chè của công ty cả về số lượng và chất lượng Đứng trước xu hướng hội nhập khu vực và thế giới, rất nhiều chông gai thử thách đang đặt ra với công ty TNHH Thiên Hoàng Nhưng tôi tin với sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên công ty và những mục tiêu, giải phápcông ty đang thực hiện công ty sẽ vượt qua khó khăn, tiếp tục đạt những thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh xuất. .. nhưng công ty đã có những bước phát triển vững mạnh, đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành chè nói riêng và kinh tế xã hội nói chung Công ty vẫn đang nỗ lực không ngừng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu chè, nâng cao vị thế của chè Việt Nam trên trường quốc tế Qua chuyên đề này chúng ta có thể thấy được phần nào tình hình xuất khẩu của công ty trong thời gian qua, một số giải pháp thiết thực giải quyết... trách nhiệm 3.3 Một số kiến nghị với nhà nước, hiệp hội chè và tổng công ty chè Việt Nam nhằm góp phần thực hiện những giải pháp trên 3.3.1 Về phía nhà nước a) Về thuế Mặt hàng chè xuất khẩu cũng như các mặt hàng nông sản khác, trong quá trình sản xuất đến xuất khẩu phải trải qua các doanh nghiệp: doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp chế biến công nghiệp, doanh nghiệp xuất khẩu Nếu thực hiện... hội của đất nước Mặc dù cây chè trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, nhưng nó vẫn luôn là cây công nghiệp mũi nhọn, gắn liền với cuộc sống của hàng vạn người dân trong đó có không ít là đồng bào dân tộc ít người Việc đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu chè vẫn luôn là mối quan tâm, là mục tiêu lâu dài của đất nước ta Công ty TNHH Thiên Hoàng tuy mới chỉ thành lập được 6 năm, còn gặp nhiều khó khăn nhưng công. .. những vùng chè sản xuất, xuất khẩu có chất lượng cao như chè Thái Nguyên, chè Nghĩa Lộ, chè Hà Giang Quy hoạch vùng chè xuất khẩu nhất thiết phải gắn liền nhu cầu nước ngoài cả về số lượng và chất lượng, chủng loại để thực hiện sản xuất chè mà thị trường cần chứ không phải sản xuất chè ta có Trong quy hoạch sản xuất cần ưu tiên bố trí trồng chè xuất khẩu ở những vùng đất có thuận lợi nhất cả về trồng,... suất cho các doanh nghiệp xuất khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn vay dễ dàng hơn Khuyến khích các ngân hàng cho vay vốn để thu mua và xuất khẩu chè Trong trường hợp giá chè bấp bênh, giá chè thu mua xuất khẩu tăng lên thì nhà nước nên xem xét bằng quỹ bình ổn giá cả để giảm bớt khó khăn cho công ty xuất khẩu chè Hiện nay người nông dân trồng chè ở các vùng dùng sổ giao...3.2.5 Các giải pháp khác Ngoài các giải pháp nêu trên, để thúc đẩy xuất khẩu chè công ty cần có - những đổi mới cải cách toàn diện như sau: Cải cách bộ máy hoạt động của công ty với các phòng chuyên trách, có sự - phân công rõ rệt trách nhiệm cho từng người Đào tạo nguồn nhân lực, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có... khuyến khích bởi đầu ra có ý nghĩa to lớn quyết định đến sự sống của ngành chè Đầu ra cho ngành chè Việt Nam vẫn còn yếu kém do đó chính phủ cần có những chính sách ưu tiên hợp lý như: đánh thuế cao mặt hàng chè nhập khẩu, miễn thuế chè xuất khẩu, hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu chè Tạo điều kiện cho ngành chè Việt Nam chiếm lĩnh thị trường nội địa từ đó làm bệ... kim ngạch toàn ngành Theo tôi tổng công ty cần phải tiếp tục thực hiện chính sách phát triển thị trường như hiện nay, với việc mở rộng hơn nữa thị trường từ đó tiến tới xuất khẩu có chọn lọc về hình thức chất lượng chè Bên cạnh đó tạo tiền đề giúp đỡ các doanh nghiệp xuất khẩu chè khác tiếp cận các thị trường mới KẾT LUẬN Chè đã và đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là sản phẩm quan trọng . MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CHÈ CỦA CÔNG TY TNHH THIÊN HOÀNG 3.1. Phương hướng phát triển của ngành chè và của công ty TNHH Thiên Hoàng. hình xuất khẩu của công ty trong thời gian qua, một số giải pháp thiết thực giải quyết những tồn đọng, thúc đẩy xuất khẩu chè của công ty cả về số lượng và

Ngày đăng: 20/10/2013, 12:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 14: Các chỉ tiêu phát triển ngành chè Việt Nam - MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CHÈ CỦA CÔNG TY TNHH THIÊN HOÀNG
Bảng 14 Các chỉ tiêu phát triển ngành chè Việt Nam (Trang 3)
Bảng 15: Mục tiêu sản lượng xuất khẩu chè của công ty - MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CHÈ CỦA CÔNG TY TNHH THIÊN HOÀNG
Bảng 15 Mục tiêu sản lượng xuất khẩu chè của công ty (Trang 4)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w