MỘTSỐ BIỆN PHÁPNHẰMNÂNGCAOCHẤTLƯỢNG SẢN PHẨMDỆTMAYTẠICÔNGTYCỔPHẦNDỆTCÔNGNGHIỆPHN Như Bộ Côngnghiệp Việt Nam đã rút ra được một nhận định đúng đắn: “Nâng caochấtlượng là một trong ba xu thế của thập kỷ này (chất lượng hàng hoá, đa cực nền kinh tế và quốc tế hoá đời sống xã hội). Coi nhiệm vụ cơ bản của quản lý đảm bảo và nângcaochấtlượngsảnphẩm là thoả mãn tối đa nhu cầu của thị trường và tối thiểu chi phí thoả mãn nhu cầu. Để thực hiện nhiệm vụ đòi hỏi phải có nguồn lực về vật chất và con người, có căn cứ về tính hợp lý của việc áp dụng các biệnpháp quản lý đảm bảo và nângcaochấtlượngsản phẩm”. Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, ngành dệtmay nói chung và mỗi doanh nghiệpmay mặc nói riêng sẽ phải nỗ lực rất nhiều. Dệtmay Việt Nam phải duy trì và không ngừng nângcao uy tín và chấtlượngsản phẩm. Điều này chỉ có thể đạt được thông qua việc tiến hành nhiều biệnpháp đồng bộ, bắt đầu từ khâu nghiên cứu thị trường, thiết kế, sản xuất cho đến phân phối. Chỉ có thể cóchấtlượngsảnphẩm khi mỗi khâu đều được thực hiện một cách cóchất lượng. Để nângcaochấtlượng mặt hàng may mặc, tôi xin đề nghị mộtsố biện phápnhằmnângcaochất lượng, cũng tức là nângcaonăng lực cạnh tranh của hàng may mặc tạicôngty trong thời gian tới. 1. Đào tạo, nângcao trình độ và tay nghề của cán bộ công nhân viên. Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào cũng vậy yếu tố con người là tàisản quý giá nhất. Máy móc thiết bị, công nghệ chỉ có thể phát huy được hiẹu quả nếu có những người lao động có trình độ và tay nghề của công nhân có tính quyết định. 1 Trường ĐHKT Quốc dân – Khoa QTKDTHA 1 Bố trí lao động vào thực hiện mộtsốcông việc cụ thể chưa hẳn đã đảm bảo hoàn thành tốt công việc. những người lao động mới thường không cảm thấy vững tâm về vai trò và trách nhiệm của họ khi làm mộtcông việc nào đó. Để hoàn thành tốt công việc được giao, mỗi người lao động cần phải có sự tương đồng giữa khả năng làm việc và yêu cầu về thực thi công việc đó. Vì vậy không chỉ đối với những nhân viên mới được thu nhận vào làm việc mà cả đối với những nhân viên cũ đều phải không ngừng được đào tạo để đảm bào yêu cầu tương đồng đó và đảm bảo trách nhiệm những nhiệm vụ đây khó khăn và thử thách. - Xí nghiệp nên thường xuyên mở các lớp đào tạo nhằmnângcao tay nghề của công nhân. Tổ chức các tổ kỹ thuật hướng dẫn cho công nhân xử lý các sự cố nhỏ có thể xảy ra. Công nhân phải sử dụng tinh thông các trang thiết bị máy móc phục vụ trong quá trình sản xuất, thao tác mang tính tối ưu, có khả năng tự kiểm tra chấtlượngsảnphẩm của mình từ đó có thể tìm ra nguyên nhân gây ra sai sót để khắc phục kịp thời. - Lập ra các quỹ khen thưởng, khuyến khích cho các cá nhân có sáng kiến cải tiến chấtlượngsản phẩm. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, tổ chức sắp xếp điều động cán bộ một cách hợp lý. - Trên đây là các biệnpháp tác động vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề của người lao động. Đó mới chỉ là một vế của một vấn đề, muốn nângcaochấtlượngsảnphẩm toàn diện cần bồi dưỡng nângcao ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên về chất lượng. Mọi cá nhân trong doanh nghiệp từ người lãnh đạo, công nhân trực tiếp sản xuất đến các bộ phận hành chính sự nghiệp phải được học tập để thấu hiểu chính sách chấtlượng của doanh nghiệp cũng như nắm rõ trách nhiệm cá nhân trong công việc có tác động như thế nào đến chấtlượngsảnphẩm của doanh nghiệp. Để làm được điều này xí nghiệp cần tổ chức cho các bộ công nhân viên học tập, nghiên cứu và đóng góp vào chính sách chấtlượngsảnphẩm của doanh nghiệp. Việc học tập đóng góp này phải trên cơsở tự giác, tự nguyện trên cơsở mọi người đã hiểu được chấtlượngsảnphẩmcó 2 Trường ĐHKT Quốc dân – Khoa QTKDTHA 2 ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp, và từ đó nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của chính họ. Doanh nghiệp cần gắn chấtlượngsảnphẩm với đời sống công nhân viên sẽ ràng buộc mật thiết trách nhiệm của họ đến việc xây dựng và bảo đảm chấtlượng của doanh nghiệp. 2. Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, nângcao hiệu suất sử dụng của máy móc thiết bị hiện có. Máy móc thiết bị và công nghệ là phương tiện để người công nhân làm ra sản phẩm, do đó nó là điều kiện cần để đảm bảo chấtlượngsản phẩm. Vì vậy đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, nângcao hiệu suất sử dụng của máy móc thiết bị là một trong những biện pháp để nângcaochấtlượngsản phẩm. Để làm được điều đó côngty cần thực hiện các biệnpháp sau; - Trong đầu tư doanh nghiệp cần hết sức thận trọng trong việc lựa chọn đúng công nghệ và hình thức đầu tư phù hợp với tiềm lực tài chính, chiến lược sản xuất kinh doanh (sản phẩm, sản lượng, chấtlượng và giá cả ) và trình độ của người lao động. Xí nghiệp nên chú trọng đầu tư theo chiếu sâu vì hàng may mặc có vòng đời ngắn, thị hiếu nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi liên tục. Vì vậy công nghệ cũng phải đổi mới nhanh chónh mới theo kịp yêu cầu của thị trường. Trong quá trình đầu tư ưu tiên đầu tư một cách đồng bộ để nângcao hiệu suất lao động. Ví dụ nên đầu tư cho cả hệ thống giác sơ đồ cắt tự động CAD/CAM chứ không nên chỉ đầu tư từng bộ phận. Hệ thống thiết kế và cắt tự động này có tính chính xác rất cao, giảm thiểu tối đa dung sai ở khâu cắt và tránh được sai hỏng, mặt khác hệ thống này còn có tính năng tự động loại trừ khả năng sai hỏng hàng loạt. Hệ thống này sẽ tạo điều kiện để lập mộtphân xưởng cắt riêng biệt cung cấp bán thành phẩm cho cả xí nghiệp thay vì mỗi tổ cắt riêng bịêt như hiện nay. Bên cạnh đó để nângcao hiệu suất lao động, cần chú ý đầu tư đồng bộ hoá cả các thiết bị phụ và thiết bị hoàn thiện. *)Để nângcao hiệu quả sử dụng của máy móc thiết bị doanh nghiệp cần: 3 Trường ĐHKT Quốc dân – Khoa QTKDTHA 3 - Bố trí công nhân trong dây chuyền phải phù hợp với trình độ tay nghề cũng như khả năng của họ. Tận dụng hết công suất cho phép của máy móc thiết bị trong dây chuyền do vậy nên đầu tư vào các thiết bị côngnghiệp phụ trợ như băng tải, máy đếm để giảm thời gian, chi phí vận chuyển từ máy này sang máy khác, góp phầnnângcaonăng suất lao động. - Sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao để tiết kiệm chi phí, khi giá điện tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất vì vậy phải quản lý tốt việc sử dụng điện của xí nghiệp bằng cách giáo dục ý thức trách nhiệm của những người lao động và cán bộ công nhân viên trong việc sử dụng tiết kệm điện. - Xí nghiệp cần nghiên cứu tận dụng các nguồn nguyên liệu cósẵn trong nước thay thế cho việc phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, như vậy chi phí sẽ giảm. Để nângcaonăng suất lao động cần có những biệnpháp khen thưởng nhằm khuyến khích công nhân tăng năng suất lao động và sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu. 3. Đầu tư hơn nữa cho công tác thăm dò, nghiên cứu thị trường Trong nền kinh tế thị trường, với môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, khi chấtlượngsảnphẩm tở thành một trong những căn cứ quan trọng nhất quyết định sự mua hàng của khách hàng thì việc xác định khách hàng và nhu cầu của khách hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp. Khách hàng là điều kiện tiên quyết để mỗi doanh nghiệpcó thể tồn tại và phát triển. Chìa khoá của sự thành công trong cạnh tranh là duy trì và phát triển khách hàng thông qua việc liên tục đáp ứng các nhu cầu của họ một cách tốt nhất. Như vậy nhiệm vụ đầu tiên đối với mỗi doanh nghiệp là xác định rõ khách hàng của doanh nghiệp là ai, từ đó doanh nghiệp mới biết được cần cung cấp cái gì và làm như thế nào để thoả mãn tốt hơn nhu cầu của họ. Như vậy để có thể đứng vững trên thị trường thì doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Để có định hướng chính sách sảnphẩm đúng đắn các 4 Trường ĐHKT Quốc dân – Khoa QTKDTHA 4 doanh nghiệpmay mặc cần đầu tư thích đáng cho khâu nghiên cứu thị trường. Khi xu hướng giảm tỷ lệ gia công, tăng doanh thu xuất khẩu trực tiếp đang ngày càng chiếm ưu thế thì việc nghiên cứu thị trường càng trở nên quan trọng. Nếu như mở văn phòng đại diện hoặc cử người đi tìm hiểu thị trường ở nước ngoài là quá tốn kém thì doanh nghiệp phải biết tận dụng thông tin trên mạng internet hoặc qua văn phòng đại diện của tập đoàn dệtmay Việt Nam. Ngoài việc nắm bắt các thông tin thời trang, nghiên cứu thị trường còn giúp cho các doanh nghiệp xây dựng chính sách sảnphẩm phù hợp với từng thị trường riêng biệt. Ví dụ; Thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc thường ưa chuộng các loại quần áo theo kiểu truyền thống, thị trường Mỹ thích các loại quần áo "bụi", mầu đỏ là màu yêu thích của Trung Quốc nhưng tạimộtsố nước Châu Phi mầu đỏ lại là mầu của sự chết chóc. Nếu doanh nghiệp nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng sẽ giúp doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện tốt ngay từ đầu việc thiết kế sảnphẩm sao cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Như vậy từ việc xác định nhu cầu một cách chính xác đó doanh nghiệp sẽ xây dựng được các mẫu thiết kế sản phẩm, kiểu dáng, mầu sắc, chấtlượng được khách hàng tin dùng. Đó là một trong những chiến lược kinh doanh đúng đắn. 4. Quản lý chặt chẽ quá trình sản xuất, đề caocông tác tiết kiệm chi phí. Công tác tổ chức sản xuất cử xí nghiệp đã đạt được mộtsố thành công nhất định. Tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tạimộtsố nhược điểm. Để đạt được điểm chấtlượngcao nhất xí nghiệp cần thực hiện mộtsốbiệnpháp sau: - Côngty cần tiến hành xây dựng và hoàn thiện các định mức lao động, định mức tiêu hao nguyên vật liệu và định mức thời gian chế tạo. Các định mức này sẽ là cơsở để côngty lập kế hoạch chi phí và tìm những giải pháp để giảm thiểu những chi phí không chấtlượng trong sản xuất. 5 Trường ĐHKT Quốc dân – Khoa QTKDTHA 5 - Điện năng tiêu thụ là một trong nhuẽng yếu tố tính vào chi phí sản xuất. Như vậy để tiết kiệm chi phí điện năng xí nghiệp cần chú ý xây dựng định mức điện năng chuẩn trong sản xuất, đồng thời phải tuyên truyền cho công nhân lao động có ý thức tiết kiệm điện. Côngty cần tổ chức nghiên cứu tài liệu để đưa ra quy trình vận hành, sử dụng thiết bị một cách hợp lý nhất, đòng thời bố trí sắp xếp dây chuyền công nghệ và người sử dụng thiết bị hợp lý nhằm tăng năng suất lao động, tiến hành kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng điện. Xí nghiệp cần xây dựng định mức tiêu thụ điện năng cho một áo sơ mi chuẩn, một áo jacket chuẩn .và từ đó cóbiệnpháp khoán điện cho các tổ đội sản xuất. - Bên cạnh đó xí nghiệp cần áp dụng các hình thức thưởng cho các cá nhân, các đơn vị có thành tích tốt trong công tác tiết kiệm, có như vậy công tác sản xuất và thực hành tiết kiệm mới thực sự đem lại hiệu quả mong muốn. - Trên đây là mộtsốbiệnpháp mang tính cá nhân nằm nângcaochấtlượngsảnphẩmmaytạicôngtycổphầndệtcôngnghiệp Hà Nội. Hy vọng rằng nó sẽ phần nào đóng góp được cho việc nângcaochấtlượngsảnphẩm của xí nghiệpmay và công ty. 6 Trường ĐHKT Quốc dân – Khoa QTKDTHA 6 KẾT LUẬN Một trong những đặc điểm của chấtlượng là chấtlượng không tự nhiên sinh ra, chấtlượng không phải là thứ cho không, vì nó là kết quả của sự tác động hàng loạt các yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được chấtlượng mong muốn cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này. Quản lý chấtlượng là một khía cạnh của chức năng quản lý để xác định và thực hiện chính sách chất lượng. Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt như hịên nay, các doanh nghiệp muốn đứng vững được thì không còn con đường nào khác là phải tiết kiệm chi phí và nângcaochấtlượngsản phẩm. Bài toán nâng caochấtlượngsảnphẩm là một bài toán khó và luôn làm đau đầu các nhà quản lý. Muốn làm tốt được điều này thì toàn thể cán bộ công nhân viên trong côngty phải đồng lòng, cùng chung sức và cố gắng hết mình, có như vậy mới mong muốn có được lời giải đáp tốt nhất cho bài toán đó. Trong thời gian thực tập tại xí nghiệpmaytạicôngtycổphầndệtcôngnghiệp Hà Nội, trên cơsở nghiên cứu thực tế có kết hợp với lý luận em đã hoàn thành chuyên đề và mạnh dạn đưa ra mộtsố biện phápnhằmnângcaochấtlượng sản phẩmdệtmay của côngty trong thời gian tới. Mặc dù đã hết sức cố gắng tuy nhiên do trình độ, năng lực và kiến thức còn hạn chế vì vậy bài viết này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo, các cán bộ, nhân viên trong côngty để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Th.s Trần Thị Thạch Liên cùng các cô chú cán bộ trong côngty nói chung và trong xí nghiệpmay nói riêng đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! 7 Trường ĐHKT Quốc dân – Khoa QTKDTHA 7 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quản lý chấtlượng hàng hoá và dịch vụ (Trần Sửu- Nguyễn Chí Tụng) (Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật) 2. Quản lý chấtlượngsảnphẩm theo TQM và ISO 9000 (PGS.TS. Nguyễn Quốc Cừ) (Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật 2000) 3. Quản lý chấtlượng (Nguyễn Quang Toản) (Nhà xuất bản Trẻ 1991) 4. Chấtlượng là thứ cho không (Phillip Crosby) (Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật 1989) 5. Marketing (Giáo trình trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1998) 6. Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lườngChấtlượng (số 1, 2, 3, 5, 7, 8, 9 năm 2002) 7. Các báo cáotài chính, số liệu thống kê, sổ tay chấtlượng của côngtyMay 10 8 Trường ĐHKT Quốc dân – Khoa QTKDTHA 8 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 9 Trường ĐHKT Quốc dân – Khoa QTKDTHA 9 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 10 Trường ĐHKT Quốc dân – Khoa QTKDTHA 10 . MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DỆT MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT CÔNG NGHIỆP HN Như Bộ Công nghiệp Việt Nam đã rút ra được một nhận. nằm nâng cao chất lượng sản phẩm may tại công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội. Hy vọng rằng nó sẽ phần nào đóng góp được cho việc nâng cao chất lượng sản