Nhận diện sử thi Xơ Đăng

19 285 1
Nhận diện sử thi Xơ Đăng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhận diện sử thi Đăng Nguyễn Xuân Kính - Vũ Hoàng Hiếu (Viện Nghiên cứu văn hoá) I. Lịch sử sưu tầm, nghiên cứu hơ m’uan Đăng Nếu như trên mảnh đất Tây Nguyên, sử thi Ê Đê được thế giới biết đến từ năm 1927 qua bản dịch tiếng Pháp của L. Sabatier, sử thi Mơ Nông được giới nghiên cứu Việt Nam biết đến muộn hơn vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX thì hơ m’uan Đăng mà PGS. TS. Võ Quang Trọng là người đầu tiên xác định là sử thi mới chỉ được phát hiện và sưu tầm vào thời gian từ cuối năm 2001 đến giữa năm 2002. Người Đăng đã sinh sống lâu đời ở vùng bắc Tây Nguyên. Năm 1998, GS. Đặng Nghiêm Vạn cho biết: họ có gần 100.000 người, “bao gồm năm nhóm địa phương chính: Teng, Tơ Đrá, Mơ Nâm, Ca Dong và Ha Lăng. Họ cư trú ở miền bắc tỉnh Kon Tum, trong sáu huyện: Đắc Tô, Sa Thầy, Đắc Glây, Kon Plông, Ngọc Hồi và Đắc Hà. Ngoài ra, họ còn sinh sống ở huyện Trà My thuộc tỉnh Quảng Nam và huyện Sơn Hà thuộc tỉnh Quảng Ngãi (15.000 người)” (1) . Hiện nay huyện Kon Plông được tách thành hai huyện Kon Plông và Kon Rẫy; huyện Đăc Tô được tách thành hai huyện Đắc Tô và Tu Mơ Rông. “Tên gọi Đăng là tên do người Ba Na gọi chệch từ tên tự gọi của nhóm địa phương đông đảo và chủ yếu nhất của dân tộc Đăng Teng hay Đang, về sau dần dần được mặc nhiên chấp nhận” (2) . Như mọi người đã biết, năm 2001, Chính phủ phê duyệt và giao cho Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp cùng các tỉnh Tây Nguyên thực hiện Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên. Trung tuần tháng 12 năm 2001, PGS. TS. Võ Quang Trọng, với cương vị là Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hoá dân gian (nay là Viện Nghiên cứu văn hoá), là Trưởng nhóm điều tra, sưu tầm tại tỉnh Kon Tum đã phát hiện sử thi của người Đăng. Địa điểm phát hiện là “làng Kon Gu 1, gọi theo tên mới là thôn 5 thuộc xã Ngọc Vang, huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum. Xã Ngọc Vang cách thành phố Kon Tum khoảng 35 km. Ngọc Vang có tám thôn người dân tộc Đăng thuộc nhóm Tơ Đrá cư trú và một làng cũ là Kon Chon, Kon Ré, Kon Ri, Kon Stiêu, Kon Gu 1, Kon Gu 2, Kon Prăm, Đắk KDem” (3) . Theo sự khảo sát của PGS. Võ Quang Trọng, tại xã Ngọc Vang vào thời điểm năm 2001 chỉ có một mình nghệ nhân A Ar hát kể sử thi hay nhất, một vài người khác chỉ biết kể vắn tắt. Tại tỉnh Kon Tum, trên địa bàn các huyện Đắc Hà, Đắc Tô, khi kết thúc Dự án sử thi, nhóm điều tra, sưu tầm đã sưu tầm được 106 bản kể, trong đó nghệ nhân A Ar hát kể 82 bản, còn lại là bản kể của các nghệ nhân: A Bih, A Hy Ai, A Ling, A Loan, A Lung, A Nglêuh, A Ri, A Tờ, A Vanh, A Yin, Đinh Viên, Plui Kong Ur, Rơ Ma Jouh, Ubrăng, Y Phi Em. Trong bộ sách Kho tàng sử thi Tây Nguyên (2004 - 2007) đã có bốn tác phẩm được xuất bản. Đó là: - Dăm Duông bị bắt làm tôi tớ - Dăm Duông cứu nàng Bar Mă - Dăm Duông hoá cọp - Dăm Duông trong lốt ông già. Hai tác phẩm trên được in thành một tập, Nhà xuất bản Khoa học xã hội công bố năm 2006. Hai tác phẩm dưới được in thành một tập, Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 2007 (4) . Trên phương diện nghiên cứu giới thiệu, trên Tạp chí Văn hoá dân gian số 3 năm 2002, PGS. TS. Võ Quang Trọng công bố bài “Đăm Giông, phát hiện mới về sử thi của người Xê Đăng ở Kon Tum”. Tác giả cho biết, từ trung tuần tháng 12 năm 2001, lần đầu tiên đã phát hiện ra sử thi của người Đăng tại xã Ngọc Vang, huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum. Ông giới thiệu về nghệ nhân A Ar, về nội dung một tác phẩm sử thi và nêu vài nhận xét bước đầu. Trong bài viết, tác giả không dùng từ (người) Đăng mà viết Xê Đăng, gọi tên tác phẩm là Đăm Giông. Trên Tạp chí Văn hoá dân gian số 4 năm 2002, tác giả công bố tiếp bài “Đăm Duông - bộ sử thi liên hoàn của người Xê Đăng”. Trong bài viết, tác giả giới thiệu sơ lược về người Đăng ở Kon Tum, thông báo kết quả điều tra, sưu tầm từ cuối năm 2001 đến giữa năm 2002 đã thống kê, lập danh sách được trên 30 tác phẩm. Tác giả cũng phác hoạ vài nét về Duông. Ông viết: “Nhân vật chính xuất hiện, tồn tại và hành động xuyên suốt các tác phẩm sử thi đó là Đăm Duông. Hầu hết các tác phẩm sử thi kể trên đều liên quan đến nhân vật Duông, nhân vật có uy tín lớn trong hệ thống các tác phẩm sử thi Xê Đăng. Đăm Duông là cháu của ông Gleh, con của Sét và Bia Jit. Chàng tiêu biểu cho chàng trai Xê Đăng: thông minh, gan dạ, dũng cảm, siêng năng và giàu lòng nhân ái” (5) . ở bài này, khi chỉ tộc người, tác giả dùng từ Xê Đăng, còn tên nhân vật chính được viết là Duông. Qua các tác phẩm đã công bố, chúng ta thấy rằng tên tác phẩm mà lúc đầu Võ Quang Trọng gọi là Đăm Giông (trong bài viết trên Tạp chí Văn hoá dân gian, số 3 năm 2002) chính là Dăm Duông cứu nàng Bar Mă trong tập sách được Nhà xuất bản Khoa học xã hội công bố năm 2006. Những thông tin nêu trên phản ánh việc công bố kịp thời một phát hiện lớn của công cuộc điều tra, sưu tầm sử thi Tây Nguyên. Những sự chỉnh sửa về sau là dễ hiểu. Những phân tích kĩ hơn về nội dung và nghệ thuật của bốn tác phẩm sử thi Đăng được PGS. TS. Võ Quang Trọng và ThS. Bùi Ngọc Quang thể hiện trong bốn bài giới thiệu in trong hai tập sách về sử thi Đăng (công bố năm 2006 - 2007) mà chúng tôi đã nhắc đến ở trên. Như vậy, so với các sử thi Ê Đê, Mơ Nông, Ba Na, việc sưu tầm, xuất bản sử thi Đăng được tiến hành muộn hơn, số tác phẩm công bố ít hơn; còn việc nghiên cứu, giới thiệu nó cũng chưa được tiến hành đầy đủ và kĩ lưỡng. II. Nhận diện hơ m’uan Đăng qua bảy bản dịch Như trên đã nói, 106 bản kể sử thi Đăng hiện đang được lưu trữ tại Viện Nghiên cứu văn hoá. Trong số bản kể đó, chỉ có bốn tác phẩm được biên dịch và công bố trong các năm 2006 - 2007: 1. Dăm Duông bị bắt làm tôi tớ 2. Dăm Duông cứu nàng Bar Mă 3. Dăm Duông hoá cọp 4. Dăm Duông trong lốt ông già. Hiện nay, Viện Nghiên cứu văn hoá vừa mới tổ chức biên dịch và biên tập văn học được ba tác phẩm nữa: 1. Duông đi theo thần Tung Gur 2. Duông làm thủ lĩnh 3. Duông làm nhà rông (6) . Bởi vậy, những nhận xét của chúng tôi về sử thi Đăng chỉ là kết quả của việc quan sát, phân tích bảy bản dịch vừa nêu. 1. Hơ m’uan cho thấy người Đăng chăm chỉ làm lụng, thích sống hoà thuận, thanh bình trong buôn làng a. Dăm Duông là chàng trai Đăng rất chăm chỉ làm việc. Mặc dù không được ăn uống đầy đủ, nhưng chỉ trong vài ngày Duông đã làm sạch cỏ cả đám rẫy rộng lớn của nhà ông Dur Teh. Khi ở nhà ông Tung Brung, Duông đi chặt nứa, chặt lồ ô, rồi chẻ rồi vót, đan những chiếc rổ rất đẹp. Với những chiếc rổ đó, hai cô gái Măng Yang và Rang Hu không những chỉ có dụng cụ xúc cá tốt mà còn đem đổi được gà, được những tấm chăn để đắp (7) . Ngay cả sau khi bị kẻ xấu hãm hại phải đội lốt cọp, Dăm Duông vẫn giúp đỡ người khác. Đợi khi màn đêm buông xuống, hai cha con nàng Bar Mă đã ra về, chàng đã gom các khúc cây cháy dở lại thành đống rồi dọn sạch rẫy cho họ (8) . Không chỉ có thế, chàng còn làm một ngôi nhà mới cho gia đình Bar Mă (9) . Ngoài ra Duông còn rất giỏi bắt cá ở dưới sông suối (10) . Trong Duông đi theo thần Tung Gur, khi chàng lang thang đến làng ông Nhâk Kân, được ông và Bar Mă - con gái ông mời ở lại sống cùng gia đình, chàng đã một mực từ chối với lí do chàng không muốn làm phiền tới họ vì tự nhận mình là kẻ lười làm, nhác việc. Nhưng trên thực tế, trong suốt thời gian ở đây, Dăm Duông đã cho thấy chàng là một người siêng năng, chịu thương chịu khó. Chàng tỏ ra thông thạo mọi việc; khi biết ông Nhâk Kân muốn làm một việc gì, chàng đều chủ động giành làm trước. Ông Nhâk Kân rất hài lòng khi sống cùng với Dăm Duông, thậm chí ông còn vui mừng thốt lên: “Con ơi! Ta không biết phải làm gì nữa. Việc gì con cũng làm hết cả. Ta chỉ đứng nhìn con làm thôi. Ta trở thành một ông chủ trông coi con làm việc”. Nhờ có Duông mà việc nương rẫy nhà ông Nhâk Kân trở nên suôn sẻ. Chỉ trong một đêm, Duông và những người bạn của chàng đã phát được một đám rẫy rộng mênh mông chiếm trọn mười ngọn đồi, khiến dân làng ai nấy đều ngạc nhiên, khâm phục. Phát rẫy xong, Duông lại chăm chỉ cùng Bar Mă trỉa lúa. “Vài ngày sau, cả rẫy nhuộm một màu xanh ngắt. Lúa đã lên cao, che kín lưng chim cu đất”. Đến khi những gia đình khác, những ngôi làng khác bắt đầu rậm rịch đốt rẫy thì Duông đã chuẩn bị thu hoạch. Nhờ Duông, năm đó gia đình ông Nhâk Kân đã có một vụ mùa bội thu. Không chỉ giỏi việc nương rẫy, Duông còn thành thạo việc săn bắn. Một lần, Duông đem ná vào rừng săn thú. Chỉ trong một buổi chiều mà chàng đã bắn được không biết bao nhiêu là thú: nào cheo, nào mang, nào trĩ, nào sóc, nào lợn lòi . Con lợn Duông bắn được to đến nỗi chàng phải gọi tất cả anh em đến để khiêng. Khi mọi người đến, ai nấy đều trầm trồ kinh ngạc, tán tụng Duông tài giỏi vì đã bắn được con thú rừng to lớn đến như vậy. Anh em Duông rất muốn chàng ở lại làng vì nhờ có chàng mà ngày nào họ cũng có thịt thú rừng để ăn. Ngoài việc săn bắn và làm rẫy, Duông còn biết dựng chòi rẫy rất nhanh, đan gùi rất giỏi, nói chung là làm việc gì cũng khéo (11) . Người làm việc giỏi không chỉ tự mình làm, mà còn biết hướng dẫn, trông coi những người cùng làm. Có cả một sử thi kể chuyện “Duông làm nhà rông”. Ông Gleh cùng với các già làng quyết định làm nhà rông mới thay cho nhà rông cũ đang dần đổ nát. Duông được các già làng giao cho trông coi việc làm nhà này. Duông nói với mọi người rằng, phải làm ngôi nhà rông mới cao to, bề thế nhất vùng. Duông điều động cả làng tham gia: con trai khoẻ hơn thì vào rừng chặt cây to, loại tốt nhất để làm cột, làm kèo; con gái thì chặt cây nhỏ làm rui, cắt cỏ tranh để có cái lợp mái, một số khác thì vào rừng nấu ăn cho đám trai tráng; người già thì vót mây, chẻ tre đan phên; hai anh em Duông, Diă thì đi bứt dây song mây trong rừng. Dân làng đều nhiệt tình. Do sự nỗ lực của mọi người, dưới sự hướng dẫn của Duông, lại được Nhện thần giúp đỡ, cuối cùng chiếc nhà rông mới, to đẹp nhất vùng đã hoàn thành. b. Trong bảy tác phẩm đã dịch, không có những tình tiết con cái chống lại cha, anh em ruột thịt xâu xé nhau, người trẻ hỗn hào với người già, dân làng chống lại thủ lĩnh. Bản thân Duông luôn làm tốt vai trò, trách nhiệm của người con, người chồng, người anh em trong gia đình. Chàng nói: “Phận con cháu phải vâng lời người lớn. Người lớn bảo chúng ta làm thế nào thì phải làm thế nấy. Ông, bà, cha, mẹ sinh ra chúng ta, nuôi nấng chúng ta từ bé biết bao khổ cực, lẽ nào chúng ta lại không nghe lời? Vâng! Con xin vâng lời cha. Con sẽ cố gắng sống làm sao cho vừa lòng mọi người, vui lòng cha mẹ. Điều gì cha không mong đợi, con cũng không làm” (12) . Trong cuộc rượu, Dăm Duông tỏ ra là người biết nhìn trước ngó sau, biết tôn ti trên dưới: “Nàng phải mời cha, mời mẹ trước, vì cha mẹ là chủ nhà. Cha mẹ phải được mời uống trước. Đằng này lại mời con cái uống trước, như thế là không đúng” (13) . Trong tác phẩm Duông làm thủ lĩnh, sau khi nghe cha và anh bàn về chuyện hôn nhân của mình, Duông đã nói với cha: “Cha ơi! Cha là người chủ của con, con chỉ nhờ cậy cha. Nếu cha không bảo, mặc dù Bar Mă có ở luôn với con, con cũng không biết làm thế nào. Cha có bằng lòng cho con lấy vợ thì con mới dám lấy. Cha không bằng lòng cho con lấy vợ thì con sẽ không lấy” (14) ; Duông đã nói với các anh của mình: “Các anh hãy ngồi suy nghĩ những điều em đã nói từ nãy đến giờ. Có những câu gì chưa đúng, những lời nào sai; đúng thì anh nhớ, còn sai thì hãy sửa giùm em” (15) . Khi đến nhà nàng Bar Mă (ở làng khác), được dự đám cưới của con gái ông Nur Lao lấy con trai ông Tur Ri Mu, “Duông đứng lên nói: - Thưa tất cả mọi người, bây giờ tôi xin nói thế này. Trước hết, xin thưa cùng mọi người. Tôi là Duông, con trai ông Gleh, ở nơi thượng nguồn dòng sông bên xứ Hơ Dang Wang Mơ Nâm, tôi không phải là người làng này, tôi cũng là khách mời. Đáng lẽ tôi không có mặt ở đây, tôi phải đi tới mấy làng dưới kia. Nhưng khi đi ngang qua làng này, gặp bác Tur Ri Mu bảo phải nán lại đây nên tôi mới có mặt buổi hôm nay, trong đám cưới này. Tôi cũng giống như bao người khách khác, không phải là người của làng này. Chủ nhà bảo tôi nói chuyện với mọi người. Tôi biết nói gì, tuổi đời tôi còn nhỏ. Tôi chưa phải là người lớn, nói năng còn thiếu suy nghĩ, không rành rọt, không trôi chảy. Lời nói ra còn nhiều sai sót. ( .). Bây giờ tôi xin nói thế này. Trước hết tôi xin tạ ơn thần linh, thần thánh. Tạ ơn thần núi cao, thần sông dài. Tạ ơn thần sấm sét ngự trên trời cao đã cho chúng ta sức khoẻ và gặp nhau hôm nay. Thứ hai, tôi coi làng này cũng như chính làng của tôi vậy, nên tôi muốn nói đôi lời dặn dò: khi chúng ta uống rượu . các cô gái và các chàng trai làng cũng như ngay cả người già cả, chúng ta phải biết thương yêu nhau. Chúng ta phải làm thế nào cho ngày vui hôm nay thật là vui, ăn uống đàng hoàng tử tế, không để có sự rắc rối xảy ra. Không được một ai gây sự, chửi bới nhau hoặc đánh lộn nhau. Đó là điều cấm kị, không để xảy ra trong ngày vui này. Cháu nói như thế, các bác, các ông thấy có phải không? Có đúng không?” (16) . c. Qua các bản dịch, người đọc thấy một nét đặc sắc ở người Đăng là họ chăm chỉ làm việc, nhưng không làm đến mức căng thẳng, kiệt lực. Trong quá trình dựng nhà rông, khi họp bàn, lúc vào rừng đốn gỗ, cắt tranh, khi xuống sông bắt cá, lúc làm lúc nghỉ, lúc ăn, lúc trò chuyện, . Đó là sinh hoạt thường ngày của họ, một cuộc sống ổn định và thanh bình. Đoạn văn sau kể về làng của ông Gleh (cha của Duông) giúp ta hình dung cụ thể hơn sự thanh bình, thảnh thơi ấy: “Sau khi trồng trỉa xong, họ cùng các cô gái trong làng lên rừng để chặt cây mây và hái đọt mây làm thức ăn. Còn các nàng Bia Môn, Bia Bar, Bia Pêng, Bia Puôn, Rang Tôl, Yăng Chau, Plôi Goi, tất cả có bảy chị em, ai cũng xinh xắn, với dáng hình thon thả, bước đi uyển chuyển, kẻ trước, người sau, trên lưng mang gùi cùng nhau đi hái rau diệu, đi hái hoa rừng bên bờ sông, bờ suối. Mùa này đang rảnh rang, mùa để cho các cô gái lên rừng, xuống bờ sông, bờ suối tìm hoa, hái rau. Họ vừa đi, vừa hát cười đùa vui vẻ; tuổi trẻ thường vui nhiều, buồn ít. Các nàng mang theo những chiếc ô che nắng. Họ đi ven theo con đường vắng đến ven sông. Khi các nàng bước đi, những bước chân nhịp nhàng như ánh chớp lập loè của những cặp đùi trắng nõn nà, lúc ẩn lúc hiện trong những bộ váy đẹp. Những người đàn ông, đàn bà trong làng lúc này cũng rảnh rang, thảnh thơi, họ không còn vướng bận công việc ngoài rẫy. Do vậy, người ta dành thời gian cho việc dệt khăn, đan gùi và làm mọi thứ khác” (17) . 2. Hơ m’uan phản ánh những sinh hoạt thường ngày, phong tục tập quán và cách ứng xử bè bạn, thân thiện với môi trường tự nhiên, thiên nhiên Từ những sinh hoạt thường ngày như làm rẫy, đan lát, đánh bắt cá, sự trao đổi sản phẩm, ăn uống, tiếp khách, cách xưng hô giữa các thành viên trong gia đình, ở nơi công cộng cho đến tình yêu, hôn nhân đều được phản ánh trong bảy tác phẩm sử thi. Nếu như người Ê Đê, người Mơ Nông đã biết thuần dưỡng voi thì người Đăng chưa làm việc đó. Vì vậy các nhân vật trong sử thi chỉ cưỡi ngựa, phi ngựa mỗi khi cần đi nhanh, đi xa; hình ảnh con voi vắng bóng. Trong các tác phẩm sử thi, đặc biệt là trong tác phẩm Dăm Duông trong lốt ông già, nhiều chim, thú có mặt. Trong chuyến chu du của mình, Dăm Duông gặp rất nhiều loài muông thú. Đầu tiên, chàng gặp các loài chim như chim cu, chim tre wet, chim bồ chao, chim tar yang . Chàng đi theo và học được tiếng hót véo von, thánh thót của chúng. Sau đó, Dăm Duông còn gặp nhiều loài thú như khỉ, vượn, trăn, cọp, cá sấu, rồng, thuồng luồng . Lang thang trong rừng sâu, Dăm Duông đã trở thành người bạn thân thiết của các loài muông thú từ lúc nào không hay. Chàng hoà mình vào cuộc sống của những người bạn thú và học được rất nhiều điều hay. Đi đến đâu chàng cũng được đón chào yêu mến. Chàng được những người bạn chim thú tặng những chiếc áo da của chúng để khi chàng khoác vào sẽ biến thành đồng loại với tất cả sức mạnh và sự khéo léo của chúng. Nhờ chiếc áo da của chim tre wet, Duông hóa thành một chú chim có cặp chân màu vàng óng ả và bộ lông tuyệt đẹp. “Chim” được nàng Bar Mă bắt đem về nuôi, chăm sóc chu đáo, yêu quý đến nỗi từ lúc “chim” bay đi, suốt ngày nàng ủ rũ khóc thương, không thiết làm bất cứ việc gì. Chúng tôi chia sẻ với nhận xét rằng, sử thi Dăm Duông trong lốt ông già “mang một thông điệp mang tính thời đại. Đó là vấn đề thiên nhiên và môi trường, mối quan hệ tương tác giữa con người và thiên nhiên. Con người là bạn, con người hoà vào thiên nhiên, được thiên nhiên nuôi dưỡng. Ngược lại, con người tàn phá thiên nhiên thì sẽ nhận được sự phẫn nộ của thiên nhiên” (18) . Trong tác phẩm Duông theo thần Tung Gur, độc giả sẽ không khỏi ngạc nhiên trước sự chủ động của người phụ nữ trong tình yêu và hôn nhân. Ngay từ lần đầu tiên gặp Dăm Duông, Bar Mă đã có cảm tình đặc biệt với chàng. Càng thương chàng phải sống xa nhà, bơ vơ từ nhỏ, Bar Mă càng cảm phục chàng đã vượt qua những năm tháng khó khăn bằng nghị lực phi thường. Và nàng đã không ngần ngại thể hiện tình cảm của mình với người mà nàng yêu mến. Nàng đã mời Duông về nhà và thậm chí còn mời Duông ở lại sống cùng gia đình. Chưa hết, nàng còn cảm thấy Duông chính là người đàn ông của cuộc đời mình. Nàng muốn cưới và phải cưới bằng được người đó làm chồng. Không ít lần, Bar Mă đã giãi bày những suy nghĩ, tình cảm của mình. Nàng nói với cha: “Cha ơi! Chàng ta phải thuộc về con cha nhé”, “Con chấm rồi, bông này con sẽ tô thêm cho tươi thắm, cho đẹp xinh hơn, con sẽ dùng thuốc để cây không có bệnh. Cha ơi! Hoa đó là của con, nhất định không ai có thể cướp mất của con” (19) . Có lúc, Bar Mă còn mạnh bạo cho cha của Dăm Duông biết: “Bác ơi! Con muốn nói thật điều này với bác . Dù Duông có yêu hay không yêu, con xin nói thẳng Duông vẫn phải thuộc về con” (20) . Nàng yêu Duông và dám công khai thể hiện tình cảm của mình với người mình yêu. Nàng không rời Duông nửa bước. Duông đi đâu, nàng theo đó, nàng chia sẻ với Duông mọi việc. Khi được Duông ngỏ lời cầu hôn, Bar Mă đã không cần phải kiềm chế niềm hạnh phúc. Nàng bộc lộ niềm hạnh phúc ấy một cách tự nhiên như chính con người nàng. Khi Dăm Duông và Bar Mă đã thành vợ chồng, thời gian đầu họ sống ở nhà ông Nhâk Kân, sau đó lại chuyển về sống ở nhà ông Gleh, và cứ như thế, họ lần lượt sống ở mỗi bên nội - ngoại một thời gian. Cặp đôi Dăm Dia và Rang Hơ Long cũng vậy. Dăm Dia lấy Rang Hơ Long và ở bên nhà vợ suốt năm năm. Sau đó, chàng xin cha mẹ vợ cho phép đưa vợ con về làm ăn, sinh sống ở làng mình. Đấy là những biểu hiện của hình thức cư trú luân phiên trong hôn nhân mà cho đến nay vẫn tồn tại trong đời sống xã hội của người Đăng. Hình thức cư trú luân phiên trong hôn nhânsự chủ động của người phụ nữ trong tình yêu đã cho thấy trong xã hội Đăng, người phụ nữ nhìn chung có địa vị bình đẳng với nam giới, và đó chính là nét đặc trưng của chế độ song hệ. 3. Hơ m’uan phản ánh chiến tranh và những xung đột cá nhân của người Đăng a. Trong bảy tác phẩm đã biên dịch, có ba cuộc chiến tranh với những nguyên nhân khác nhau. Trong tác phẩm Dăm Duông bị bắt làm tôi tớ, lí do của cuộc chiến là để trừng phạt kẻ ăn ở tàn ác, không biết điều. Duông là cậu bé đi chăn trâu chẳng may do sơ suất để trâu phá hết năm mươi bụi chuối và năm mươi bụi mía của ông Dur Teh. Con trai ông Du Teh là Duông Nâng tức giận chém chết đàn trâu, bắt Duông đền bù số mía và chuối. Ông Glaih (là cha của Duông) mặc kệ cho Duông phải lo. Duông bị Duông Nâng quát tháo, mắng chửi, bị bắt làm tôi tớ, thậm chí hắn đem Duông đi bán. Hai ông Tung Brung và Pom Moh mua được Duông, yêu quý chàng như con đẻ. Sau khi biết chuyện Duông Nâng đối xử tàn tệ với Duông, hai ông hết sức tức giận. Họ gọi thêm Măng Lăng và một số người khác, bàn việc đánh Duông Nâng để trả thù cho Duông. Họ nhờ người báo trước cho Duông Nâng chuẩn bị. Đây là lời Măng Yang (con gái ông Tung Brung) nói với Bar Mă (người cùng làng với Duông Nâng): “Cha của chị có dặn thế này: Hãy nói với Duông Nâng rằng ba ngày nữa cha chị sẽ đến đây giao chiến với Duông Nâng. Hiện giờ cha chị đang bàn với các chú Măng Lăng, chú Ring Rông, Ring Grang. Nói cho Duông Nâng nếu có họ hàng có ai muốn giúp hắn đánh nhau, cứ mời. Đánh nhau phải đàng hoàng, chứ không thích đánh cướp, đánh lén. Cha dặn bọn chị nói như thế” (21) . Trong tác phẩm Duông làm thủ lĩnh và Duông làm nhà rông thì nguyên nhân của chiến tranh là do các đối thủ (Tur Gôk - vua dưới nước và Nhâk Kân - kẻ đội lốt thuông luồng ở làng dưới) ghen tức với thủ lĩnh làng khác (ghen tức về danh tiếng của Duông, vì ngôi nhà rông mới của làng Duông to cao, lộng lẫy). Về quy mô và phương thức của chiến tranh, đây là những cuộc chiến giữa các làng đậm chất thần thoại. Trong tác phẩm Duông làm thủ lĩnh, thủ lĩnh của một làng dưới nước là Tur Gôk cử quân tướng đến đánh Dăm Duông. Măng Lăng (tướng của Tur Gôk) trong lốt ba ba khổng lồ đào bới dưới lòng đất về phía làng mà Duông đang ở hòng làm sụp đổ nhà cửa của cư dân nơi đây. Những chàng trai bên phía Duông đã bê các tảng đá lớn ném về phía trước để cản trở đối phương. Sau khi các chàng trai lực lưỡng ném đá vào các hang do Măng Lăng đào, bắt trói được Măng Lăng, cuộc chiến mặt đối mặt giữa hai bên bắt đầu: “Các thủ lĩnh và quân lính của Tur Gôk với thuẫn, khiên, mác, giáo, cung tên đã sẵn sàng. Từ trên mặt đất, quân Duông bắn xuống hồ nước hàng ngàn tên trút như mưa rào, phát ra những tiếng đing đing . đing đing . Cá lớn, cá bé chết không còn một con. Những con tôm, những con cua chết la liệt nổi đầy mặt nước. Bắn xong, mặt nước yên lặng đìu hiu, những tảng đá, cục đá nhỏ vỡ nát tan tành. Nhiều mũi tên bắn trúng ngay mái nhà ông Tur Gôk, ngôi nhà rộng lớn đồ sộ, ngôi nhà của người giàu có, đầy đủ mọi thứ. Từ dưới nước, hàng trăm, hàng ngàn người xuất hiện, xông lên với gươm, khiên lăm lăm trên tay, phóng lên bầu trời cao vợi. “Nào, chúng ta hãy đọ sức xem sao”. Những làn khói xám, đen ngùn ngụt bốc lên trên trời cao báo hiệu một cuộc hỗn chiến bắt đầu. Người ta đã không chịu nổi những làn khói cay, lại còn bị dầm mình dưới cơn mưa rào ào ào đổ xuống như trút nước. Từ dưới nước, những ngọn lửa đỏ hừng hực bốc lên cao, những làn khói màu lam ngùn ngụt bay theo” (22) . Làng của Tur Gôk bị phá sạch. Tur Gôk phóng mình bay lên không trung, Tur Gôk dùng khiên tròn bay cao nữa, quân của Duông cũng đem khiên tròn bay theo. Tur Gôk bay sà xuống, bỏ trốn về nhà, cũng bị truy đuổi. Cuối cùng, quân của Tur Gôk bị giết sạch, Dăm Duông lặn xuống dưới nước, bắt trói và giết chết Tur Gôk. Trong tác phẩm Duông làm nhà rông, thủ lĩnh Nhâk Kân trong lốt con bạch tuộc quyết dâng nước cho ngập làng Duông ở nhằm cho dân làng chết hết, ngôi nhà rông cao đẹp phải đổ nát. Duông đã hạ lệnh cho các trai làng dùng khiên để phát ra những tiếng kêu lớn, phát ra lửa cháy. Tiến về phía hạ nguồn, các chàng trai đã vặn khiên cho ra gió bão, sấm sét. “Tất cả mọi người để ngửa chiếc khiên của mình để đẩy hết nước mà Nhâk Kân dâng lên. Từ những chiếc khiên phát ra những tiếng kêu vang . ơ ơ oong . vang trời dậy đất. Những giọt nước tung toé bay lên trời rớt xuống thành cơn mưa rào ào ào rớt xuống các xứ Lào, xứ Yuăn khiến ai ai cũng ca thán. Mưa suốt ngày suốt đêm, dân làng lo sợ bị lũ lụt” (23) . Chàng Rok đã nhảy xuống nước, ôm vật Nhâk Kân rồi ném lên trời. Rok phóng lên theo, hai bên vật lộn nhau qua ba ngày đêm không phân thắng bại. Cuối cùng Nhâk Kân phun nước, phun lửa, phun ra những tảng đá to bằng cái gùi, cái trống ném về phía Rok. Rok hất những tảng đá và bắt được Nhâk Kân ném cho các chàng trai. Chàng Gáp đã rút gươm chém đứt đôi địch thủ. ở cuộc chiến này, bên đối phương chỉ có một, còn bên Duông là các trai làng, bản thân Duông không tham gia cuộc chiến. Trong tác phẩm Dăm Duông bị bắt làm tôi tớ, cuộc chiến nổ ra giữa một bên gồm những người đi trừng trị kẻ đã đối xử tàn tệ với Duông là Măng Lăng, Ding Grang, Ring Rông và một bên là Duông Nâng, Rang Neng, Tre Wet Krong Buông, Tek Teo, Greo Yang, Rok Kok, . Bên Măng Lăng chủ động tấn công: “Ai cũng vặn khiên của mình ( .). Họ bay về hướng thượng nguồn, vùng người Hơ Dang. Tiếng “ong . ong” lượn bay trong gió mây, những chiếc khiên bay vun vút, . cây cối ngả nghiêng. Gió bão thổi ào ào. Bầu trời bỗng tối sầm lại, không còn ánh sáng của mặt trời hay mặt trăng rọi xuống. ( .) Các tảng đá to bằng gùi to, gùi nhỏ trốc hết tung bay lên trời vô cùng khủng khiếp” (24) . Bên Duông Nâng, Rang Neng cùng vặn khiên bay lên. Rok Kok định đánh nhau với Măng Lăng, lập tức bị Măng Lăng vặn chiếc khiên làm cho phát ra lửa, ập đến và làm bùng cháy hết tóc của y. Rok Kok vừa chạy vừa phải phủi lửa, vừa dùng tay che đằng trước, che đằng sau vì lửa bốc cháy trụi hết áo, khố. Măng Lăng vặn khiên dùng lửa thiêu cháy cả làng của Duông Nâng, khiến người già, trẻ nhỏ nhốn nháo, bỏ chạy tán loạn. Ring Rông, Ding Grang xông tới đá Tre Wet Krong Buông văng ra xa mười lăm dặm. Hút chưa xong điếu thuốc, đối phương đã bỏ chạy. Nhưng rồi bọn Tek Teo, Greo Yang lại tiếp tục bay lên không trung, tiếp tục đánh trả. Măng Lăng phóng tới, dùng tay tát tai Rok Kok, khiến máu mũi, máu miệng tung toé phun ra, y lảo đảo rơi xuống bỏ mạng. Măng Lăng dùng khiên tông thẳng vào Tek Keo và Greo Yang khiến khiên của đối phương bị vỡ, Ding Grang dùng gươm chém chết cả hai tên này. Tre Wet Krong Buông xông tới vật lộn với Ding Grang. Sau khi vật lộn hồi lâu, Ding Grang dùng dây trói tay chân, quấn chặt hắn lại rồi khiêng về. “Một lúc sau, Duông Nâng hăng máu quyết đánh để cố gắng giành phần thắng. Măng Lăng cũng chẳng kém, liền tóm đầu tóc Duông Nâng và tát liên hồi, tát xong, nắm hai chân của hắn quay nhiều vòng rồi ném mạnh lên chín tầng mây. Khi hắn vừa rơi xuống, Ring Rông liền bắt lại ném cho Măng Lăng, Măng Lăng nắm bắt, bạt tai mấy cái rồi ném xuống dưới nước sâu, chìm nghỉm. Một con cá sấu liền bơi đến, táp con mồi ngon, thế là hết đời Duông Nâng” (25) . Bên Duông Nâng chỉ còn Rang Neng (em ruột Duông Nâng). Rang Neng bỏ chạy, chạy mãi lên hướng bắc, rồi tình cờ vào đúng nhà ông Glaih (cha đẻ của Duông), xin tá túc. Cuối cùng hắn cũng bị Măng Lăng bắt trói đem về. ở ba trong bốn sử thi đã được dịch còn lại, nghệ nhân kể về những cuộc xung đột cá nhân (26) . Trong Dăm Duông trong lốt ông già, Duông đánh nhau với Ding Grang và Măng Lăng. Do ghen tức vì Bar Mă đã trở thành vợ của Duông, nên hai người này đã chặn đường, gây sự. Bằng trí thông minh và sức mạnh, Duông đã đánh bại chúng. Trong Dăm Duông hoá cọp, do ghen tức vì Duông nổi tiếng đẹp trai, Tre Wet Krong Bung (ở hạ nguồn) đã lừa Duông ra ngoài rìa làng, dùng gậy thần đánh vào chàng, khiến Duông hoá cọp. Vì quá tức giận, mấy anh em của Duông đã giết chết Tre Wet Krong Bung, kẻ đã hãm hại em trai họ. Trong Dăm Duông cứu nàng Bar Mă, Duông đã có những cuộc đấu sức, đấu trí với những thế lực siêu nhiên: quỷ cái Te Tô, thuồng luồng và đười ươi. Chàng bắt trói quỷ Te Tô, cảm hoá để nó thành người lương thiện; giết chết thuồng luồng dưới nước; đánh thắng đười ươi trong rừng và không giết, được đười ươi tặng thuốc quý, nhờ đó chàng rất giỏi leo trèo. b. Không so sánh với sử thi Iliat của Hy Lạp, chúng ta chỉ so sánh các cuộc chiến - xung đột trong sử thi Đăng với sử thi Ê Đê và sử thi Mơ Nông cũng thấy những nét riêng về nguyên nhân, mục đích, quy mô và phương thức giao đấu. Trong sử thi Mơ Nông, chiến tranh - xung đột xảy ra do rất nhiều nguyên nhân: “- Một lực lượng siêu nhiên nào đó tạo ra nạn đại hồng thủy, động đất, mất mùa gây thiệt hại cho bon Tiăng con Rong”. - Quái vật hãm hại bon làng Tiăng con Rong. Chẳng hạn như con sâu khổng lồ bú vú Djăn, vợ Tiăng, con châu chấu, con đỉa khổng lồ nuốt bon Tiăng, v.v. - Săn bắt sản vật, cướp đoạt giữa các gia tộc. Trong sử thi Mơ Nông, các gia tộc hay đi chiếm đoạt sản vật, săn bắt (thường là hành động vụng trộm, lén lút) trong lãnh địa của nhau. Chẳng hạn như Lêng, Liăng con Srai lấy trộm cái đập bông của bon Tiăng, những người bon Tiăng đi đánh trộm cá, chặt trộm cây thuốc hút của bon làng khác, Lêng đi cướp hoa bạc, hoa đồng, Yang tự ý cài bẫy bắt chim rling của Mưng, Meng con Trôk, v.v . - Thổi ngải, chuyển ma lai cho nhau. Rôch, Rông con Briăng nuôi mãi mối thù vì Tiăng đã chuyển ma lai sang mình. - Người bon làng Tiăng đi lấy lại các kỉ vật. Chẳng hạn như Lêng đi lấy đàn ndring, Yơng, Yang đi lấy ống bạc tượng người, Lêng, Lông, Mbong đi lấy ché con voi trắng, v.v. - Bắt cóc phụ nữ, nam giới giữa bon làng Tiăng con Rong với các bon làng khác. Chẳng hạn như Lêng đi cướp nàng Bing con Jri, Ndu, Yơng con Ka bắt cóc chàng Yơng con Brah (con Tiăng), Rớt, Rơ con Puh cướp nàng Kông, Glơng con Brah, v.v .… ( .) Trong sử thi Mơ Nông có khoảng trên dưới 100 trận đánh nhau. Trong đó, đánh nhau vì bắt cóc nam nữ và bon làng Tiăng con Rong đi giành lại các kỉ vật chiếm tới khoảng 60%” (27) . So với sử thi Mơ Nông, nguyên nhân, mục đích của các cuộc chiến trong sử thi Ê Đê và sử thi Đăng ít phong phú hơn. Các trận đánh nhau diễn ra trong sử thi Ê Đê thường được “châm ngòi” từ sự bội bạc bạn bè, thù nhà và đặc biệt là từ sự cướp đoạt, tranh giành phụ nữ. ở sử thi Đăng, căn nguyên, động lực của các trận đánh còn đơn giản hơn: do ghen ăn tức ở (vì Duông đẹp trai, tài giỏi, lấy được vợ đẹp) hay để trừng phạt kẻ sống tàn ác, không biết điều… Trong một bài viết khác (27) , chúng tôi đã trình bày về mối quan hệ giữa chiến tranh và hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên. Trong rất nhiều trường hợp, hôn nhân là nguyên cớ, là mục đích của chiến tranh, mặt khác, chiến tranh - đến lượt nó - lại trở thành phương tiện, con đường dẫn tới hôn nhân. Chính sự gắn bó, qua lại đặc biệt này mà chúng ta được chứng kiến trong sử thi Tây Nguyên nhiều cuộc hôn nhân thấm đẫm chất anh hùng ca. Trong sử thi Mơ Nông Cướp Bung con Klêt (28) chàng Lêng ước ao được lấy nàng Bung làm vợ. Nhưng thay vì trao chuỗi vòng làm tin, rồi dạm hỏi, kết hôn, Lêng đã “lên kế hoạch” cho một cuộc chiến cướp vợ và sẵn sàng đương đầu với đối thủ để chiếm đoạt bằng được người phụ nữ mà mình thích. Do vậy, một cuộc chiến tương tàn đã xảy ra, nhưng cũng nhờ có cuộc chiến ấy mà Lêng đã sở hữu được người phụ nữ mà mình ước ao, đã đạt được mục đích của mình. Câu chuyện anh hùng cướp người đẹp về làm vợ cũng được thể hiện qua một ot ndrong khác mà ngay từ tiêu đề chúng ta đã thấy rõ điều đó: Tiăng cướp Djăn, Dje (29) . Giống như Tiăng và Lêng trong sử thi Mơ Nông, thậm chí còn ngông cuồng hơn thế, Mơ Hiêng (30) và Dăm Tiông (31) trong các sử thi cùng tên của người Ê Đê còn sẵn sàng cướp bằng được vợ người về làm vợ. Có thể nói rằng, trong sử thi Mơ Nông và Ê Đê, không ít lần người anh hùng lao vào các cuộc chiến để cướp người đẹp về làm vợ - điều mà chúng ta tuyệt nhiên không hề thấy trong các tác phẩm sử thi của người Đăng. Bên cạnh những nét riêng về căn nguyên, mục đích của chiến tranh là những khác biệt về quy mô và phương thức giao đấu. Trong sử thi Mơ Nông, chiến tranh thường xảy ra giữa hai bon làng. Các cuộc chiến thường diễn ra khá dữ dội, dai dẳng với sự tham chiến của một số lượng đông đảo người và thần, tuy nhiên vai trò của thủ lĩnh hai bên không thực sự nổi bật. Trong sử thi Cướp chiêng cổ bon Tiăng (32) , một cuộc chiến ác liệt đã nổ ra giữa hai bên: bên phương Bắc gồm những người bon Tiăng và những người họ hàng ở bon khác, bên phương Nam, gồm những người bon Ndu con Srât. Ngoài ra, cuộc chiến còn có sự tham gia đắc lực của các thần. Mỗi vị thần trợ thủ cho một người anh hùng của riêng mình Cuộc chiến kéo dài hàng chục ngày đêm, có lúc đánh, có lúc hoãn binh để thương lượng. Thương lượng không được, hai bên lại tiếp tục giao chiến. Khi cuộc chiến lên tới cao trào chính là lúc các thần thực sự “ra tay”, “nhập cuộc”, họ đã can thiệp để làm thay đổi cục diện cuộc chiến. Nhờ sự trợ giúp của các thần, nhờ sự ứng cứu kịp thời của các cộng sự, bon Tiăng đã vùng lên chuyển bại thành thắng. Có thể nói, cuộc chiến trong tác phẩm Cướp chiêng cổ bon Tiăng là cuộc giao đấu giữa hai tập thể, trong đó vai trò của thủ lĩnh hai bên không thật nổi bật, nếu không muốn nói là mờ nhạt. Trong khi đó, ở sử thi Ê Đê, các cuộc chiến thường là và thực chất là những cuộc giao đấu tay đôi giữa hai đối thủ (người anh hùng với kẻ thù của anh ta). Cho dù người anh hùng có kéo theo cả một đoàn người đông đặc thì số đông ấy cũng không hề tham chiến mà trái lại đứng ngoài cuộc để làm nền, thậm chí còn hô hào, cổ vũ cho cuộc đọ sức tay đôi giữa người anh hùng và đối phương. Trong các cuộc chiến, thần linh có vai trò không đáng kể còn người anh hùng đã khẳng định được bản lĩnh của mình. Chẳng hạn, ở sử thi Đăm Săn, bên cạnh hình ảnh của số đông, hay nói cho đúng hơn là trên cái nền của số đông “ùn ùn như kiến, như mối”, vai trò, vị thế của Đăm Săn thật nổi bật: “Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết lụi, khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng khiên đồng, khi chàng múa trên cao vang lên tiếng khiên kênh. Khi chàng vừa múa vừa chạy, ba quả núi toác ra, ba đồi tranh bật rễ tung bay. Cây giáo thần, cây giáo dính đầy oan hồn của chàng nhằm đùi Mtao Mxây phóng tới nhưng không thủng. Chàng đâm vào người Mtao Mxây cũng không thủng. Đến lúc này, Đăm Săn đã thấm mệt. Chàng vừa chạy vừa ngủ, mộng thấy ông Trời” (33) . Trong bảy tác phẩm sử thi Đăng mà chúng tôi khảo sát, ba cuộc chiến và sáu cuộc xung đột cá nhân đã được miêu tả trong sáu tác phẩm. Đối thủ của Duông lúc là người, lúc là quái vật, lại có khi là nửa người, nửa quái vật. Điều đó đã góp phần khiến cho chất thần thoại ở các cuộc chiến trong sử thi Đăng đậm nét hơn. Ngoài tác phẩm Duông làm thủ lĩnh có số người tham chiến lên tới hàng trăm, hàng nghìn thì ở các tác phẩm còn lại, nhìn chung, số lượng nhân vật góp mặt vào các cuộc đánh nhau ít hơn trong các tác phẩm sử thi Mơ Nông. Các cuộc chiến về cơ bản và chủ yếu vẫn là các cuộc giao đấu tay đôi. Thần linh không can thiệp sâu và trực tiếp hòng làm thay đổi cục diện, quyết định kết quả của cuộc chiến mà tác động một cách gián tiếp bằng cách truyền dạy phép thuật hoặc ban tặng các báu vật thần kì cho Duông để chàng có thêm sức mạnh đánh bại kẻ thù. Duông với tư cách là người anh hùng cũng đã chứng tỏ được vai trò, bản lĩnh của mình. Trong tác phẩm Duông làm thủ lĩnh, Duông đã khẳng định được vị thế thủ lĩnh của mình. Chàng tỏ ra là người mưu trí, dũng cảm. Linh cảm thấy xứ mình sắp bị kẻ thù tấn công, chàng cắt cử người gác cẩn thận canh giữ ngày đêm. Không chỉ giỏi chỉ dẫn mọi người, chàng còn trực [...]... tác phẩm sử thi Mơ Nông khác Sự xuất hiện dày đặc của các công thức kể - tả trong sử thi Hi Lạp và sử thi Mơ Nông, Ê Đê là cơ sở để rút ra kết luận rằng các công thức kể - tả là một trong những đặc trưng quan trọng nhất của nghệ thuật sử thi nói chung và sử thi Tây Nguyên nói riêng Diễn giải dài dòng như vậy bởi chúng tôi muốn làm nổi bật điều bất ngờ sau: Trong các hơ m’uan của người Đăng, các... trong sử thi Đăng có một hay nhiều nhân vật Dăm Duông? Và nếu vậy thì, có nên hay không, có thỏa đáng hay không, khi gọi tập hợp các hơ m’uan kể về nhân vật có tên Duông là bộ sử thi liên hoàn (kết chuỗi)? III Nhận xét Theo Giáo Phan Đăng Nhật: “Nhân vật anh hùng trong sử thi Tây Nguyên có các nhiệm vụ chủ yếu là lấy vợ, làm lụng và đánh giặc Nhiệm vụ của anh hùng cũng là nội dung, đề tài của sử thi (44)... sự bổ sung cần thi t từ những kết quả của việc điều tra thực địa Nếu như các bản kể được dịch không có những yếu tố quan trọng của thể loại sử thi thì hiện tượng này nằm trong hai khả năng: hoặc là ở người Đăng, sử thi chưa hình thành trọn vẹn, hoặc là ở cư dân này đã có sử thi nhưng chúng đã bị phân rã Giả sử sau này giới nghiên cứu chứng minh được rằng hơ m’uan không phải là sử thi thì những tác... ấn cổ tích trong các tác phẩm sử thi Đăng đã cho thấy sự giao thoa về thể loại, và điều đó một lần nữa minh chứng cho luận điểm của E.M Meletinski khi ông chỉ ra hai cội nguồn của sử thi là thần thoại và cổ tích(37) 5 Trong hơ m’uan Đăng thi u vắng các công thức kể - tả và có hiện tượng nhiều nhân vật khác nhau mà giống nhau về tên gọi a Khi nói tới nghệ thuật sử thi, không thể không nhắc đến... phẩm sử thi Đăng mà chúng tôi khảo sát chỉ thấy xuất hiện một số hình ảnh lặp lại, một số cách nói lặp lại, và một số sự việc được nhắc lại, nhưng những yếu tố đó không phải là các công thức kể - tả (44) Phan Đăng Nhật (1999), Vùng sử thi Tây Nguyên, Nxb Khoa học xã hội, H., tr 124 (45) Câu nói của Lêng trong sử thi Mơ Nông Cướp Bung con Klêt (46) Trước đây, các nhà khoa học viết phân sử thi dân... tích đã khiến cho màu sắc sử thi trong các hơ m’uan trở nên nhạt nhòa Tóm lại, qua việc khảo sát bảy bản dịch, chúng tôi thấy rằng, trong các hơ m’uan của người Đăng có một số yếu tố của thể loại sử thi nhưng lại thưa vắng một số yếu tố không kém phần quan trọng khác của thể loại này Tuy nhiên, sẽ vẫn còn quá sớm để cho rằng hơ m’uan của người Đăng không phải là sử thi cổ sơ(46) đích thực, khi... Nghiên cứu văn hoá (35) Võ Quang Trọng (2007), Lời giới thi u sử thi Dăm Duông bị bắt làm tôi tớ, sđd, tr 28 - 29 (36) Võ Quang Trọng (2007), Lời giới thi u sử thi Dăm Duông bị bắt làm tôi tớ, sđd, tr 29 (37) E.M Meletinski (1974), “Về nguồn gốc sử thi anh hùng”, bản dịch, Tạp chí Văn học, số 1, H., tr 123 (38) Đỗ Bình Trị (1999), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, Nxb Giáo dục,... dải đất Tây Nguyên, người Đăng rất tôn trọng thần linh, họ quan niệm rằng vạn vật đều có linh hồn Hai phần ấy hòa quyện với nhau gần như là một Nói khác đi, ở đây đã tồn tại cùng lúc hai quá trình chuyển hóa trái chiều: thi ng hóa các mối quan hệ hằng ngày và tục hóa thế giới siêu linh Bởi thế, sẽ không mấy ngạc nhiên khi chúng ta nhận ra rằng, trong các tác phẩm sử thi Đăng, thần linh không hẳn... đến suồng sã giữa thần linh với con người thể hiện qua đoạn hội thoại thú vị trên là một minh chứng cho quan niệm thi n - nhân hợp nhất, người sao - thần vậy của người Đăng nói riêng và của đồng bào Tây Nguyên nói chung Tóm lại, trong sử thi Đăng, thần linh có mối quan hệ gần gũi, thân thi t với con người, họ cũng sống bình dị như con người, có những suy nghĩ, tình cảm, hành động như con người,... màu huyền ảo ấy còn gợi liên tưởng đến những câu chuyện cổ tích thần kì Thật vậy, qua các tác phẩm mà chúng tôi khảo sát, có thể thấy rằng, sử thi Đăng chứa đựng nhiều yếu tố cổ tích Ngoài những yếu tố thần kì đã nói ở trên, chúng ta còn bắt gặp trong sử thi Đăng những chi tiết, những môtíp, những tình huống, những kiểu nhân vật rất quen thuộc của truyện cổ tích thần kì Hình ảnh Dăm Duông với sức . Không so sánh với sử thi Iliat của Hy Lạp, chúng ta chỉ so sánh các cuộc chiến - xung đột trong sử thi Xơ Đăng với sử thi Ê Đê và sử thi Mơ Nông cũng thấy. với sử thi Mơ Nông, nguyên nhân, mục đích của các cuộc chiến trong sử thi Ê Đê và sử thi Xơ Đăng ít phong phú hơn. Các trận đánh nhau diễn ra trong sử thi

Ngày đăng: 20/10/2013, 02:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan