1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIỆC THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ THEO LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE

12 643 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 28,25 KB

Nội dung

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIỆC THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ THEO LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE I. Khái quát chung về du lịch MICE và phát triển du lịch bền vững 1. Khái quát chung về du lịch MICE 1.1. Khái niệm MICEloại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác. MICE – viết tắt của Meeting ( hội họp); Icentive (khen thưởng); Convention/ conference (hội nghị, hội thảo) và Events/Exhibition (triển lãm). Tên đầy đủ tiếng anh là Meeting Incentive Conference Event [1]. Cụ thể:  Gặp gỡ, hội họp (Meeting): các cuộc họp nội bộ của công ty, trong ngành hoặc các sự kiện lớn  Khen thưởng (Incentive): có tính chất như Meeting, nhưng những cuộc hội họp lại do một công ty hay một tập thể nào đó tổ chức để khen thưởng nhân viên, vừa hội họp vừa vui chơi.  Hội nghị/Hội thảo (Convention/ conferrence) còn là những diễn đàn quốc tế, mà những đại biểu tham dự là đối tượng khách của ngành du lịch hoặc hội nghị khen thưởng các khách hàng hay đại lý do các công ty tổ chức.  Triển lãm (Exhibition): các hội chợ hay triển lãm quốc tế, mà thành phần là những nhóm doanh nghiệp (DN) hoặc từng doanh nghiệp riêng lẻ, cũng chính là khách hàng tiềm năng của công ty du lịch. Ngoài ra, MICE còn được xem như một loại hình du lịch công vụ của các doanh nhân, các công ty, các tập đoàn hoặc các tổ chức trong và ngoài nước nhằm các mục đích như tìm kiếm thị trường, nghiên cứu dự án đầu tư, ký kết hợp đồng dự án hay tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo, các cuộc triển lãm hàng hóa, hội chợ. 1.2. Đặc điểm của loại hình du lịch MICE Du lịch MICE bao gồm các đặc điểm chính như sau:  Đối tượng chính của du lịch MICE chủ yếu là các tập đoàn hoặc các công ty trong và ngoài nước, những nhà tổ chức chuyên nghiệp, hiệp hội trong nước, quốc tế, thuộc chính phủ hoặc phi chính phủ. Cụ thể hơn, họ là những khách hàng thuộc giới thượng lưu như doanh nhân, chính khách, những người có vị trí quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, thể thao, nghệ thuật  Khách du lịch MICE là những khách sử dụng những dịch vụ cao cấp và yêu cầu của họ mang tính đa dạng bao gồm yêu cầu cả lợi ích kinh tế của tổ chức lẫn lợi ích hưởng thụ cá nhân.  Các đoàn khách MICE thường rất đông, từ vài trăm đến vài nghìn khách, với mức chi tiêu cuả họ cao hơn rất nhiều so với khách tour bình thường. Do họ luôn đặt phòng tại khách sạn 4-5 sao, sử dụng các dịch vụ cao cấp, các chương trình sau hội nghị được thiết kế chuyên biệt theo yêu cầu. Vì vậy, cơ sở vật chất để đáp ứng những yêu cầu của khách MICE phải đạt chất lượng cao.  Kinh doanh du lịch MICE khác với loại hình du lịch khác ở chỗ các chương trình MICE thường có nội dung chân phương. Những điểm-tuyến tham quan của khách MICE là những điểm du lịch phổ biến, những nơi có danh lam thắng cảnh đẹp hay gắn với các trung tâm mua sắm.  Một đặc trưng nữa của du lịch MICE là không có tính vụ mùa rõ rệt. Việc tổ chức chương trình MICE thường do người mua dịch vụ lên kế hoạch trước một thời gian dài, do đó kinh doanh MICE là một biện pháp hữu hiệu để hạn chế tính mùa vụ trong hoạt dộng kinh doanh du lịch nhằm tối ưu hóa việc khai thác các cơ sở vật chất sẵn có.  Chi tiêu của khách MICE không chỉ cao gấp 6 lần chi tiêu của các khách du lịch thông thường mà còn được phân bố cả trong lẫn ngoài hội nghị- hoạt động cơ sở ban đầu của chuyến đi. Một nghiên cứu cho thấy, một khách MICE chi 1 đồng khi họ tham dự một sự kiện nào đó của MICE thường sẽ chi đến 15 đồng cho các hoạt động bên ngoài khác. Đó là mức chi tiêu ở các nước phát triển, còn tại các nước đang phát triển thì mức chi tiêu có thể lên tới 25 đồng cho các hoạt động bên ngoài [20]. Do đó, loại hình này không chỉ đòi hỏi các dịch vụ cao cấp từ ăn uống, lưu trú, vận chuyển cho đến các dịch vụ kèm theo như hướng dẫn viên, nhân viên đón tiếp tại các cửa khẩu; mà còn yêu cầu có sự liên kết bên ngoài với các loại hìnhdu lịch khác. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới du lịch MICE 1.3.1. Nhân tố tự nhiên Đây là một nhân tố quan trọng và ảnh hưởng nhiều tới tiềm năng phát triển du lịch MICE. Bởi lẽ, khách du lịch MICE không chỉ đòi hỏi có được môi trường phù hợp với những mục đích chính trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo mà còn mong muốn có không gian thăm quan, giải trí thư giãn thực sự đảm bảo. Đó là các yếu tố về môi trường cảnh quan, khí hậu đường xá, các công trình xây dựng tiện nghi…Việc quản lí, tổ chức và xây dựng một môi trường vừa tự nhiên, giữ được ững vẻ đẹp hoang sơ mà vẫn có những nét hiện đại năng động là hết sức cần thiết. Vấn đề này hiện vẫn đang chờ những giải pháp hiệu quả của những nhà hoạch định. Đánh giá về tiềm năng phát triển MICE, các chuyên gia WTO cho rằng, Việt Nam có tiềm năng rất lớn và nếu phát triển MICE sẽ là đối thủ đáng ngại của Singapore (trung tâm thu hút MICE lớn nhất Đông Nam Á hiện nay). Cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, nhiều di sản văn hóa, thiên nhiên thuộc hàng kỳ quan thế giới, bãi biển đẹp, hệ thống khách sạn, resort phát triển… Tuy nhiên theo WTO, để MICE phát triển Việt Nam nên thành lập MICE Bureau (tổ chức xúc tiến MICE phát triển), xây dựng chiến lược marketing, cải thiện ngay hạ tầng phục vụ khách MICE: visa, hệ thống khách sạn, trong đó, việc xác định vị trí xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế rất quan trọng: phải gần sân bay, khách sạn, thuận tiện đi lại, giao dịch. 1.3.2. Lịch sử Các yếu tố lịch sử ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu hút khách du lịch, trong đó một phần không nhỏ là đối tượng khách du lịch MICE. Đối với mỗi quốc gia, thành phố, khu vực, các yếu tố lịch sử trong suốt quá trình phát triển đã mang những nét đặc thù riêng về văn hóa, cảnh quan, các địa danh gắn với các sự kiện lịch sử, tính cách của cộng đồng người sinh sống tại đó. Hơn nữa, với khách du lịch MICE, họ luôn chủ động chọn lựa những địa điểm có những nét văn hóa lịch sử thú vị, phù hợp nhất để tin tưởng thực hiện những chuyến thăm quan du lịch kết hợp với các sự kiện khác. Theo khảo sát, lượng du khách MICE đổ về các nước ở khu vực châu Á, cụ thể như Đông Á hay Đông Nam Á rất đông đảo. Đó là những nước có những đặc thù rất riêng, thú vị về lịch sử, văn hóa cùng những địa danh khơi dậy trí tò mò du khách. Điển hình như khu đền Ăng Co Vát ở Campuchia, các đền đài tráng lệ ở Thái Lan hay những khu di tích chiến tranh mang đậm dấu ấn lịch sử của Việt Nam…Đây là những thế mạnh cần khai thác nhiều đối với những quốc gia này, trong đó có Việt Nam. 1.3.3. Văn hóa- xã hội Khi kết hợp du lịch đi cùng các chuyến công tác, hội thảo, hội nghị, các du khách MICE luôn nhắm tới các quốc gia có những nét văn hóa phong phú, đặc sắc, phù hợp với tính chất của chuyến công tác đó. Ngoài ra, việc tận dụng các không gian văn hóa, xã hội mới lạ cũng luôn được chú ý. Hiện nay, Việt Nam được xem la một nước có tiềm năng phát triển du lịch MICE bởi xã hội Việt Nam mang những nét văn hóa đặc trưng pha trộn giữa cổ điển và hiện đại, truyền thống và và sôi động. Nước ta đang trên đà phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội nên việc xây dựng một nền văn hóa đa phong cách, đa tính chất là rất quan trọng. Đó là việc luôn giữ gìn nét truyền thống, đồng thời không ngừng tiếp thu những nét văn hóa mới mẻ hiện đại của thế giới. Đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều tới mục tiêu của khách du lịch MICE. 1.3.4. Kinh tế - chính trị Yếu tố kinh tế - chính trị ảnh hưởng rất lớn tới việc xây dựng hình ảnh về một môi trường du lịch MICE hiệu quả. Yếu tố này bao gồm nên tảng kinh tế phát triển mạnh mẽ, chất lượng cơ sở hạ tầng tốt, đời sống người dân được duy trì ổn định, anh ninh tốt, không có những rối loạn trong đời sống xã hội. Khi hai vấn đề trên song hành phát triển, gắn chặt với nhau sẽ tạo nên một môi trường an sinh xã hội rất tốt, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch, đặc biệt với khách du lịch MICE. Theo các nhà hoạch định, Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế lẫn chính trị, dần xây dựng một xã hội vững mạnh hơn. Chính điều đó đã tạo nên sự tin tưởng, sức hấp dẫn đối với những đối tượng khách du lịch mong muốn có một môi trường an toàn để thực hiện các chuyến nghỉ dưỡng, tham quan hay hội họp…Đây là yếu tố đòi hỏi những chính sách phát triển chiến lược quan trọng của Chính phủ. 2. Khái quát chung về phát triển du lịch bền vững 2.1. Phát triển bền vững: Phát triển bền vững ( Sustainable development) là thuật ngữ mới xuất hiện lần đầu vào năm 1987 trong báo cáo của ủy ban Môi trường và phát triển thế giới (World Committee of environment and Development, WCED), tựa đề “Tương lai của chúng ta”, theo đó ủy ban Liên hợp quốc tế về Môi trường và Phát triển (UNCED): “phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện taị, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Quan điểm này chủ yếu nhấn mạnh đến khía cạnh sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo môi trường sống cho con người trong quá trình phát triển kinh tế. Cũng từ đó, phát triển bền vững nổi lên như một mô hình mới cho chính sách toàn cầu, khu vực, quốc gia và từng địa phương. Trên cơ sở đó, Hội nghị thế giới về phát triển bền vững tổ chức tại Johnhannesbug (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã thống nhất khái niệm “phát triển bền vững” như là quá trình phát triển có sự hài hòa giữa các mặt phát triển: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. 2.2. Phát triển du lịch bền vững 2.2.1. Khái niệm Phát triển du lịch bền vững là phát triển du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì cả hai đều thống nhất với nhau về mục đích của sự phát triển, đều liên quan tới yếu tố môi trường. Trong du lịch, môi trường mang một hàm nghĩa rộng lớn. Đó là môi trường tự nhiên, kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội; là yếu tố rất quan trọng để tạo nên các sản phẩm du lịch đa dạng và độc đáo. Rõ ràng, nếu không có bảo vệ môi trường thì sự phát triển sẽ suy giảm; nhưng nếu không có sự phát triển thì việc bảo vệ môi trường sẽ thất bại. Chính vì vậy, chúng ta phải phát triển du lịch nhưng không làm tổn hại tới tài nguyên, không làm ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Nói cách khác, du lịch bền vững phải là xu thế phát triển của ngành du lịch. Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa thống nhất về quan niệm “phát triển du lịch bền vững”. Tuy nhiên vẫn có một số những định nghĩa như sau được chấp nhận rộng rãi: Trước hết, phải kể đến định nghĩa của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) trong Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro, 1992, theo đó: “Phát triển du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người”. Ngoài ra, Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) 1996, có định nghĩa: “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”. Đây là một định nghĩa ngắn gọn dựa trên định nghĩa về “phát triển bền vững” của UNCED, đảm bảo được tính khái quát của việc phát triển bền vững trong hoạt động du lịch. Trong khuôn khổ khóa luận này, khái niệm “phát triển du lịch bền vững” sẽ được hiểu theo nội hàm định nghĩa của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), 1996. Theo đó, sự phát triển của một hoạt động du lịch theo hướng bền vững sẽ được phản ánh qua 3 phương diện: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. 2.2.2. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững Nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững là những yêu cầu cơ bản đã được xác định để dùng làm cơ sở cho sự phát triển của hoạt động du lịch để đạt tới mức bền vững. Theo Hội đồng khoa học, Tổng cục du lịch, 2005 [21] cũng đã đề ra 12 nguyên tắc của du lịch bền vững, trong đó có nhiều nguyên tắc chứa đựng sự kết hợp các yếu tố và ảnh hưởng của môi trường, kinh tế và xã hội; bao gồm ( không xếp theo thứ tự ưu tiên): • Hiệu quả kinh tế • Sự phồn thịnh cho địa phương • Chất lượng việc làm • Công bằng xã hội • Sự thỏa mãn của du khách • Khả năng kiểm soát của địa phương • An ninh cộng đồng • Đa dạng văn hóa • Thống nhất về tự nhiên • Đa dạng sinh học • Hiệu quả các nguồn lực • Môi trường trong lành 2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch Để đánh giá tính bền vững của một loại hình du lịch hay môt địa diểm du lịch cần phải có những phương pháp thích hợp, rẻ tiền và ít tốn thời gian. Những phương pháp này một mặt là để đo sự thành công của công tác điều hành, quản lý du lịch; mặt khác, là để xây dựng hệ thống cảnh báo giúp cho các cơ quan quản lý phát hiện sớm tình trạng lâm nguy nếu có, để đưa ra những giải pháp cụ thể kịp thời và có hiệu quả. Trong khuôn khổ của khóa luận này, xin giới thiệu một phương pháp được Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) công nhận [22] và được sử dụng phổ biến để làm cơ sở đánh giá tính bền vững của một loại hình du lịch, đó là: Dựa theo các yêu cầu tổng quát về phát triển bền vững. Đây là phương pháp đánh giá tính bền vững lấy cơ sở từ khái niệm chung về bền vững của UNCED và phát triển du lịch bền vững của WTTC, do đó nó có thể được vận dụng để đánh giá tính bền vững của hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động du lịch nói riêng. Theo đó, sự phát triển của một hoạt động du lịch MICE theo hướng bền vững sẽ được phản ánh qua 3 độ đo cơ bản như sau: Độ đo kinh tế: Độ đo kinh tế của sự phát triển bền vững được thể hiện qua tổng thu nhập hay giá trị đóng góp của hoạt động kinh tế đó vào GDP (hoặc GNP), vào thu nhập bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng của đóng góp đó. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cần phải quan tâm đến sự chênh lệch của các giá trị đó ở các tầng lớp dân cư khác nhau để thấy được sự thay đổi trong cơ cấu của các giá trị bình quân trên. Độ đo xã hội – văn hóa: Độ đo này nhằm thể hiện những đóng góp của hoạt động du lịch vào tiến bộ xã hội, thể hiện qua mối liên hệ giữa tăng trưởng của hoạt động du lịch đó với chỉ số về tuổi thọ (LI); chỉ số về thu nhập (YI) và chỉ số về phát triển con người (HDI). Ngoài ra, tác động về mặt xã hội – văn hóa của hoạt động du lịch còn được xem xét qua các đóng góp của nó trong việc tạo ra công ăn việc làm, giảm bớt khoảng cách thu nhập giữa giàu với nghèo trong xã hội. Hơn nữa, gần đây, phát triển du lịch bền vững còn đề cập đến việc xây dựng “văn hóa xanh”. Văn hóa xanh là nền văn hóa phù hợp với sự phát triển bền vững, đó là toàn bộ các hoạt động văn hóa của con người dựa trên đạo đức thế giới và cuộc sống cộng đồng, các quan hệ xã hội như thái độ của con người hướng tới sự tiết kiệm, giảm nghèo đói, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong “văn hóa xanh” có cả thái độ đúng đắn của con người đối với các hiện tượng tiêu cực trong xã hội như: chống ô nhiễm môi trường, bài trừ các tệ nạn xã hội đang làm mai một đi cuộc sống tốt đẹp của cộng đồng. Độ đo về môi trường: Độ đo về môi trường có thể đánh giá thông qua chất lượng các thành phần môi trường như đất, nước, không khí, sinh thái; mức độ duy trì các nguồn tài nguyên không tái tạo; việc sử dụng, khai thác hợp lý các tài nguyên không tái tạo; nguồn vốn của xã hội dành cho bảo vệ môi trường, khả năng kiểm soát của chính quyền địa phương đối với các hoạt động kinh tế - xã hội, tiềm ẩn các hoạt động tiêu cực đối với môi trường, ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Đặc biệt, phát triển bền vững trong hoạt động du lịch còn chú trọng xem xét đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà cửa, đô thị….phù hợp với yêu cầu duy trì cảnh quan chung của môi trường để đảm bảo khai thác dài lâu các sản phẩm du lịch. Tóm lại, phương pháp đánh giá dựa theo các yêu cầu tổng quát về phát triển bền vững cho phép mô tả được sự phát triển của hoạt đông du lịch trên chiếc “kiềng ba chân” kinh tế - xã hội- môi trường. II. Ảnh hưởng của du lịch MICE đến sự phát triển du lịch bền vững 1. Tác động của MICE đối với kinh tế - chính trị MICE là một loại hình du lịch mới xuất hiện nhưng đã trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia vì mang lại nguồn thu ngoại tệ dồi dào. Khách du lịch MICE mang theo tiền từ nhiều quốc gia; điều này có hiệu quả giống như một ngành xuất khẩu và du khách có trách nhiệm mang ngoại tệ vào giúp cải thiện cán cân thanh toán. Bất kỳ một quốc gia nào đều mong muốn cải thiện nền công nghiệp, hệ thống giao thông, nguồn năng lượng…của mình nhưng phải đối mặt với nhu cầu ngoại tệ khổng lồ để chi trả cho việc nhập khẩu công nghệ. Du khách MICE có thể giúp cung cấp khoản ngoại tệ cần thiết đó. Lợi ích trên có được với điều kiện có một số lượng đáng kể du khách quốc tế đến và mang theo ngoại tệ. Du lịch MICE cũng đã đạt được những thành tựu lớn trong việc tổ chức thành công các sự kiện kinh tế; góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Hệ quả là thúc đẩy phát triển kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và tạo nhiều cơ hội việc làm. Ngoài ra MICE đóng góp tích cực vào việc tạo nguồn thu ngân sách và thúc đẩy các nước hội nhập sâu hơn, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Hoạt động du lịch MICE trong đối ngoại cung cấp đầy đủ thông tin, hình ảnh giúp công chúng và giới chức hữu quan có nhận thức đúng đắn về thiện chí của các quốc gia trong quan hệ chính trị. Sự nhận thức đúng đắn và hiểu biết sâu sắc về sự thân thiện giữa các quốc gia sẽ giúp duy trì mối quan hệ tốt đẹp. Từ đó thúc đẩy mối quan hệ nhiều mặt và trong đó có quan hệ về chính trị. Khi một quốc gia có những mối quan hệ chính trị tốt đẹp với nhiều quốc gia khác thì đó chính là một lợi thế rất lớn trong quan hệ quốc tế. Quốc gia đó sẽ nhận được nhiều sự đồng tình, ủng hộ trong nhưng vấn đề quốc tế, được đề của vào những vị trí quan trọng trong những tổ chức quốc tế và khu vực… 2. Tác động của MICE đối với xã hội – văn hóa MICE góp phần tạo ra nhiều việc làm mới; làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Công việc của loại hình du lịch này tạo ra có phạm vi rộng gồm các lĩnh vực quản lí, tài chính, điều hành, khoa học thông tin, bán hàng và marketing. Theo nghiên cứu của UNWTO, du lịch là ngành sử dụng lao động nhiều nhất và cũng là ngành tuyển lao động đầu vào nhanh trực tiếp thông qua các dịch vụ liên quan như xây dựng và thương mại. Du lich MICE đã trở thành động lực chính thúc đẩy tiến bộ xã hội và đa dạng văn hóa nhờ có sự giao lưu giữa các nền văn hóa khác nhau thông qua lượng du khách quốc tế. Cũng nhờ có sự giao lưu văn hóa này mà các quốc gia có cái nhìn thân thiện hơn về văn hóa của nước còn lại cũng như hòa nhịp theo xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế. 3. Tác động của MICE đối với môi trường Du lịch MICE mang lại những tín hiệu đáng mừng vì đã góp phần tích cực trong việc bảo vệ môi trường. Hoạt động du lịch này cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường trường thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng các cơ sở hạ tầng như sân bay, đường sá, khách sạn, khu resort. MICE cũng hưởng ứng mạnh mẽ khẩu hiệu “du lịch xanh”, thân thiện và bền vững cho môi trường. Mặc thu hút một lượng lớn khách du lịch quốc tế nhưng du lịch MICE vẫn luôn đảm bảo vấn đề môi trường và coi đây như một yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của loại hình du lịch MICE. III. Bài học kinh nghiệm từ các nước trong khu vực 1. Singapore Năm 2008, Singapore đứng vị trí thứ 3 với 30% lựa chọn từ hàng trăm công ty, tập đoàn trên khắp khu vực. Đến năm 2009, Singapore giữ vị trí thứ 4 sau Trung Quốc (đứng hạng 1) và Hồng Kông, Thái Lan (đồng hạng 2) với việc đăng cai trên 5.000sự kiện kinh doanh MICE. Thế mạnh du lịch Singapore chính là một hệ thống CSHT-KT đồng bộ mang đẳng cấp quốc tế và một giao hòa trong văn hóa, nghệ thuật giải trí, mua sắm và ẩm thực giữa Đông và Tây. Năm năm liên tiếp Singapore được bình chọn là “Thành phố có môi trường kinh doanh được yêu thích nhất” bởi độc giả tạp chí Time- một trong những tạp chí duy nhất trên thế giới. Đối với những hội nghị lớn, Singapore đem đến nhiều lựa chọn về địa điểm tổ chức như: Trung tâm hội nghị và triển lãm quốc tế Suntec Singapore, Singapore Expo, trung tâm hội thảo Raffes City, và trung tâm Hội nghị Harbourfront. Tất cả các trung tâm này đều nằm gần các khu vực lưu trú và vui chơi giải trí, quan trọng hơn là việc được trang bị những thiết bị hiện đại nhất với chất lượng phục vụ được đánh giá rất cao trong khu vực. Về khả năng đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách du lịch quốc tế. Singapore cung cấp nhiều lựa chọn vô cùng phong phú về chỗ ở có chất lượng tại hơn 100 khách sạn với trên 30.000 phòng khắp đảo quốc. Tổng cục du lịch Singapore đã trích 170 triệu SGP để đầu tư cho chương trình “Các sự kiện kinh doanh tại Singapore” trong vòng 5 năm, từ năm 2006-2010. Đây là chương trình khuyến khích phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của du lịch MICE tại đảo quốc này với sự tư vấn của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch MICE. Cụ thể, chương trình này hướng tới sự thúc đẩy phát triển ngành du lịch MICE bằng cách thu hút các tổ chức quốc tế (IOS) chọn Singapore làm địa điểm đặt trụ sở chính cho khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, khuyến khích ngành du lịch MICE tăng cường hoạt động Marketing và phát triển kinh doanh theo xu thế toàn cầu hóa. 2. Trung Quốc Vào năm 2007, Trung Quốc giữ vị trí thứ hai trong khu vực phát triển du lịch MICE. Đến năm 2008, nhân sự kiện Olympic Bắc Kinh, quốc gia này đã vươn lên vị trí dẫn đầu, trở thành nước tổ chức hội nghị, triển lãm, du lịch khen thưởng được ưa thích nhất với 37% trong tổng số 293 công ty được phỏng vấn và hơn một nửa (59%) đánh giá Trung Quốc có tỉ lệ tăng trưởng loại hình du lịch này cao nhất khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Để khai thác tiềm năng to lớn của du lịch MICE, Trung Quốc đã đầu tư xây dựng nhiều trung tâm triển lãm, hội nghị mang tầm cỡ quốc tế trải đều từ Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu nên đã thu hút được rất nhiều khách du lịch MICE quốc tế đến đây nhờ có khâu tổ chức qui mô và chu đáo. Theo Thẩm Quyến nhật báo, mỗi năm ở Trung [...]... trưng, các nhân tố ảnh hưởng đến loại hình du lịch này, cho đến vai trò của MICE trong việc phát triển du lịch bền vững Việt Nam đang được xem là một điểm sáng trong khu vực về địa điểm tổ chức MICE Vì vậy việc tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế MICE đến với Việt Nam thông qua việc phát triển loại hình du lịch này là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn sắp... thứ tư trong khu vực về tổ chức du lịch MICE và đến năm 2008 thì vươn lên vị trí thứ hai sau Trung Quốc Ủy ban du lịch Hồng Kông cho biết chi tiêu khách du lịch MICE khoảng 10.757 HKD, cao gấp hai lần chi tiêu của du khách thông thường, thời gian lưu trú bình quân là 4,8 đêm, cao hơn bình thường là 60% Kết luận chương1: Chương 1 đã đưa ra những kiến thức tổng quát về du lịch MICE từ khái niệm, đặc trưng,... nhiệm vụ hàng đầu của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn sắp tới Tuy nhiên để đảm bảo cho du lịch MICE ở Việt Nam có thể phát triển nhanh chóng và bền vững trước hết chúng ta cần đi sâu vào tìm hiểu, tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế theo loại hình du lịch MICE ở Việt Nam ... năng lan truyền mạnh mẽ giúp ngành du lịch Trung Quốc nói chungdu lịch MICE nói riêng có được sự tăng trưởng nhảy vọt trong giai đoạn vừa qua Hồng Kông Hồng Kông sở hữu một hệ thống CSHT-KT thu c loại tiên tiến nhất khu vực, đặc biệt là các trung tâm hội nghị Nổi bật nhất là trung tâm hội nghị Hồng Kông (HKCEC)- một trong những nơi hội tụ khách du lịch MICE lớn nhất Châu Á- Thái Bình Dương hiện nay... dựng để tổ chức buổi lễ trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc đã trở thành cơ hội khai thác thị trường MICE của ngành du lịch Hồng Kông Sự thật rất nhiều quốc gia và doanh nghiệp đã chọn trung tâm này làm nơi tổ chức hội nghị kinh tế, chính trị, văn hóa Trung tâm hội nghị Hông Kông hằng năm thu hút trên 4,5 triệu lượt khách/ năm tham gia dự các sự kiện MICE được tổ chức tại đây Nhờ sự đầu tư trên mà vào.. .Quốc có khoảng 3000 sự kiện có thể khai thác du lịch MICE Đây là một con số đáng mơ ước đối với MICE tại Việt Nam Bên cạnh đó Trung Quốc đã rất thành công trong việc quảng bá, giới thiệu du lịch của mình trên khắp thế giới Ví dụ, Trung Quốc đã đăng cai tổ chức cuộc thi sắc đẹp lớn nhất thế giới là Hoa Hậu Thế giới và... tại quốc gia này Trong suốt quá trình tổ chức sự kiện này, hình ảnh về đất nước con người, văn hóa Trung Quốc xuất hiện liên tục trên các phương tiện truyền thông đại chúng trên khắp thế giới và nhất là đêm chung kết hai cuộc thi này được truyền hình trực tiếp trên khắp các châu lục với hơn 1,5 tỉ người xem Điều này đã tạo nên một hiệu quả quảng bá có khả năng lan truyền mạnh mẽ giúp ngành du lịch . KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIỆC THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ THEO LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE I. Khái quát chung về du lịch MICE và phát triển du lịch bền. vực về địa điểm tổ chức MICE. Vì vậy việc tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế MICE đến với Việt Nam thông qua việc phát triển loại hình du lịch này

Ngày đăng: 19/10/2013, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w