1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TONG QUAN VHVN

2 221 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 50 KB

Nội dung

Giáo án tuần 1 Ngày soạn: 12/8/2010 TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM Tiết theo phân phối chương trình: 1- 2 Đọc văn I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: 1. Kiến thức: những bộ phận hợp thành, tiến trình phát triển của VHVN và tư tưởng , tình cảm của người VN qua văn học. 2. Kĩ năng: nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì phát triển của văn học dân tộc. 3. Tư tưởng, tình cảm: bồi dường tình yêu Tiếng Việt và nền VHVN. II. CHUẨN BỊ: III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. ỔN ĐỊNH LỚP: P: ……………… K:…………… 2. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5 phút) Kiểm tra vở soạn của học sinh 3. BÀI MỚI: * Giới thiệu bài mới: Lịch sử văn học của bất kì dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em nhận thức những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta tìm hiểu về tổng quan văn học Việt Nam. * Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận, diễn dịch, quy nạp,bình giảng * Phương tiện: tài liệu chuẩn, SGK, SGV, Bảng phụ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHẦN GHI BẢNG *Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu trúc bài học nhằm xc định trọng tâm. Gv yêu cầu Hs quan sát các mục lớn trong sgk từ trang 5 đến trang 13 và đặt câu hỏi : CH1:VHVN đựơc khái quát trên những mặt nào ? thử xác định trọng tâm và lý giải? Hs làm việc với sgk và trả lời Gv định hướng : sử dụng bảng phụ bài học có cấu trúc 3 phần _Các bộ phận hợp thành VHVN (1) _Quá trình ptriển của VH viết VN (2) _Con ngừơi VN trong VH (3)  (2) & (3) là trọng tâm. Hoạt động 2 : hướng dẫn Hs tìm hiểu phần I ở sgk. CH2:VHVN bao gồm mấy bộ phận lớn? Đó là những bộ phận nào? Thao tác 1: tìm hiểu & ôn lại kiến thức về VHDG CH3: Ai là tác giả VHDG? VHDG lưu truyền bằng cách nào? Vì sao? Có khi nào người trí thức tham gia sáng tác VHDG? Thử tìm vài vd? CH4: Kể tên các thể lọai chủ yếu của VHDG mà em đã học ở THCS? CH5: VHDG có đtrưng gì? em hiểu ntn về tính thực hành trong sinh họat khác nhau của VHDG? Vd? Thao tác 2 :Tìm hiểu VH viết. Hs so sánh với VHDG và trả lời các câu hỏi sau : CH6: Tác giả Vh viết là ai ? Có khác gì với VHDG? CH7:VH viết đựơc viết bằng chữ gì? nêu cụ thể? CH8: Hệ thống những thể lọai của VH viết mà em đã học ở THCS?  hs làm việc theo nhóm, từng nhóm trình bày kết quả. Hoạt động 3 : hướng dẫn tìm hiểu qúa trình phát triển của Văn học viết VN CH9: Chữ Hán du nhập vào VN vào thời gian nào? Tại sao đến tk X, vhọc VN mới thực sự hình thành ? chữ Hán đóng vai trò gì đvới nền VHVN trung đại? Kể tên những tác giả, tác phẩm lớn viết bằng chữ Hán mà em đã đựơc học ở THCS?  HS chia nhóm và trả lời theo nhóm CH10: Chữ Nôm ra đời từ thế kỉ nào, trong văn bản nào? Đạt đến đỉnh cao vào thời kì nào với những tác giả, tác phẩm nào? I.Các bộ phận hợp thành của VHVN 1.Vhọc dân gian - Là những sáng tác tập thể và truyền miệng, thể hiện tình cảm của nhân dân lao động - Thể lọai : thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, câu đố, vè, chèo, truyện thơ… - Đặc trưng : truyền miệng và tính tập thể,… 2.Văn học viết - Sáng tác của trí thức, mang đậm dấu ấn sáng tạo của cá nhân. - Chữ viết : chữ Hán, chữ Nôm, Chữ quốc ngữ. - Thể lọai : văn xuôi tự sự, trữ tình, văn biền ngẫu, kịch và nhiều thể lọai. II.Quá trình phát triển của VH viết VN: 1.VH trung đại ( TK X – hết TK XIX) - Chữ viết: chữ Hán, chữ Nôm. - Tác giả: chủ yếu là nhà Nho. - Thể loại: tiếp nhận hệ thống thể loại từ VH Trung Quốc; các thể loại sáng tạo của dân tộc như: thơ lục bát, hát nói… - Thi pháp: ước lệ, sùng cổ, phi ngã. - Thành tựu: thơ văn yêu nước Lí Trần, thơ văn Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… Việc sáng tạo ra chữ Nôm và dùng chữ Nôm để sáng tác Văn học chứng tỏ điều gì?  hs chia nhóm thảo luận, trả lời CH11:Kể tên 1 số tgiả, tác phẩm tiêu biểu trong từng giai đoạn mà em đã học ở THCS? CH12:Vai trò của CMT8 đối với sự pht triển của VHVN hiện đại? CH13:Vai trò của đại thắng mùa xuân 1975 và sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo đã có ảnh hưởng ntn đến sự nghiệp pht triển của VHVN đương đại?  hs thảo luận, pbiểu ý kiến d.Kết tinh tinh hoa VHVN có bao nhiêu danh nhân văn hóa thế giới ?(Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh) Hoạt động 4 : Tìm hiểu con ngừơi VN qua Vh. CH14: VH thể hiện mqh giữa con người với thế giới tự nhiên, trước hết là thể hiện quá trình tư tưởng, tình cảm nào? Dẫn chứng minh họa. CH15:Tạo sao chủ nghĩa yêu nứơc lại trở thành 1 trong những ndung quan trọng và nổi bật nhất của VHVN? CH16:Những đđiểm nội dung của Chủ nghĩa yêu nứơc trong VHVN là gì? CH17:Những biểu hiện nội dung của mqh với XH trong văn học là gì? GV phn tích một vài dẫn chứng minh họa CH18: Con người Vn và ý thức về bản thân được thể hiện ntn trong VHVN? 2.Văn học hiện đại ( từ đầu XX – hết XX) - Chữ viết: chủ yếu là chữ quốc ngữ. - Tác giả:nhà văn chuyên nghiệp. - Thể loại: tiểu thuyết, kịch… - Thi pháp: lối viết hiện thực, đề cao ca tính sáng tạo dần được khẳng định. - Thành tựu: Thơ mới, Tiểu thuyết TLVĐ, VH hiện thực phê phán,… III.Con người VN qua Văn học 1.Con người VN trong quan hệ với thế giới tự nhiên - VHDG: thiên nhiên là đối tượng nhận thức, cải tạo, chinh phục (thần thoại), TN hiện ra ở vẻ đẹp phong phú của các vùng miền trên quê hương đất nước (Ca dao). - VH trung đại: hình tượng TN gắn với lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ. - VH hiện đại: hình tượng TN gắn với tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm lứa đôi.  Tình yêu TN trong văn học. 2.Con ngừơi VN trong quan hệ quốc gia, dân tộc. - VHDG: TY làng xóm, quê cha đất tổ, sự căm ghét các thế lực giày xéo quê hương. - VHTĐ: ý thức sâu sắc về quốc gia dân tộc, về truyền thống văn hiến. - VHHĐ: TY nước gắn nước gắn với sự nghiệp đấu tranh giai cấp và lí tưởng XHCN.  TY nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt VHVN. 3.Con người VN trong quan hệ xã hội. - Khao khát vươn tới XH công bằng, tốt đẹp. - Phê phán các thế lực chuyên quyền, cảm thông với thân phận con người bị áp bức. - Nhìn thẳng vào thực tại với tinh thần nhận thức, phê phán và cải tạo XH.  CN hiện thực và nhân đạo trong VH. 4.Con người VN và ý thức bản thân. - Tùy điều kiện lịch sử mà con người trong VH xử lí mối quan hệ giữa ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. - Đạo lí làm người ,mà VH xây dựng: nhân ái, thủy chung, tình nghĩa, vị tha, hi sinh vì chính nghĩa, đề cao quyền sống của con người cá nhân nhưng không cực đoan. * Ghi nhớ : SGK / 13 4. CỦNG CỐ: Hình ảnh con người VN thể hiện ntn trong văn học? 5. DẶN DÒ: * Học bài cũ: : trình bày quá trình ptriển của Vh viết VN. Kể tên 5 tgiả tbiểu của VHTĐ và 5 tgiả tbiểu của VHHĐ? Hãy làm sáng tỏ nhận định : vhọc vn đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng tình cảm của con người VN trong nhiều mối quan hệ đa dạng * Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” - Đọc SGK và trả lời câu hỏi ở SGK - Hoạt động giao tiếp là gì? - Các quá trình của hoạt động giao tiếp? - Các nhân tố giao tiếp. - Làm các BT ở SGK. 6. RÚT KINH NGHIỆM: . . thành 1 trong những ndung quan trọng và nổi bật nhất của VHVN? CH16:Những đđiểm nội dung của Chủ nghĩa yêu nứơc trong VHVN là gì? CH17:Những. hưởng ntn đến sự nghiệp pht triển của VHVN đương đại?  hs thảo luận, pbiểu ý kiến d.Kết tinh tinh hoa VHVN có bao nhiêu danh nhân văn hóa thế

Ngày đăng: 19/10/2013, 20:11

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w