Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
2,61 MB
Nội dung
HọcUbuntu7.10phiênbảnDesktop 31 / 407 • Places: Trình đơn này cho phép bạn dễ dàng truy cập vào thư mục chính của mình, các thiết bị bên ngoài và các vị trí trên mạng nội bộ mà máy tính bạn được kết nối. Hình 3.5: Trình đơn Places Chú ý: Thư mục chính ’Home’ được tạo ra cho mỗi người dùng, và tự động lấy theo tên người dùng. Thư mục này chứa tất cả các tập tin dành cho người dùng. Trong một hệ thống có nhiều người dùng, dữ liệu cá nhân của mỗi người dùng sẽ được lưu trong thư mục Home của họ. • System: Trình đơn này cho phép bạn thay đổi các thiết lập hệ thống cho máy mình. Bạn có thể truy cập vào hệ thống trợ giúp của Ubuntu và tắt máy thông qua trình đơn này. HọcUbuntu7.10phiênbảnDesktop 32 / 407 Hình 3.6: Trình đơn System Có 3 biểu tượng lối tắt mặc định ở bên cạnh các trình đơn trên thanh bên trên màn hình nền: Mozilla Firefox, Evolution và Help. Bạn có thể tạo ra các phím tắt khác tới các ứng dụng trong hệ thống trên vùng này để chạy chúng nhanh hơn. Hình 3.7: Các biểu tượng lối tắt Để thêm các biểu tượng lối tắt lên trên thanh, bạn: 1. Bấm chuột phải lên vùng trống trên thanh ngang bên trên và chọn Add to Panel. Hộp thoại Add to Panel xuất hiện. Hình 3.8: Thêm một biểu tượng lối tắt 2. Hộp thoại Add to Panel liệt kê tất cả các ứng dụng có trong hệ thống. Chọn một ứng dụng và nhấn Add để thêm nó vào vùng trống trên thanh ngang. Nếu bạn muốn chạy các chương trình nằm trong trình đơn Applications, hãy nhấn Application Launcher. Chú ý: Ngoài cách này, bạn còn có thể dùng thao tác kéo thả, kéo một biểu tượng trong hộp thoại Add to Panel và thả nó lên trên thanh ngang để tạo lối tắt cho ứng dụng đó. HọcUbuntu7.10phiênbảnDesktop 33 / 407 Hình 3.9: Thêm Application Launchers 3. Các ứng dụng được nhóm lại theo từng hạng mục tương tự như trong trình đơn Applications sẽ xuất hiện. Bạn chọn một ứng dụng trong danh sách và nhấn Add. HọcUbuntu7.10phiênbảnDesktop 34 / 407 Hình 3.10: Chọn ứng dụng Biểu tượng của ứng dụng được chọn sẽ xuất hiện trong vùng trống của thanh ngang bên trên. HọcUbuntu7.10phiênbảnDesktop 35 / 407 Hình 3.11: Thêm Application Launcher Bạn có thể thay đổi vị trí của biểu tượng mới tạo bằng cách bấm phải vào nó và chọn Move. Di chuyển biểu tượng sang vị trí khác trên thanh và bấm chuột trái để kết thúc việc di chuyển. Hình 3.12: Di chuyển biểu tượng Bên cạnh vùng trống trong thanh ngang bên trên (nơi bạn tạo các biểu tượng lối tắt) là biểu tượng đổi nhanh người dùng. Biểu tượng này hiển thị tên người dùng đang làm việc trên máy. Bạn có thể bấm lên nó để xem các người dùng khác có trong máy bạn và chuyển sang tài khoản khác. Chú ý: Bạn sẽ biết thêm về phần chuyển đổi người dùng nhanh chóng ở phần Chuyển nhanh người dùng trong bài này. Hình 3.13: Biểu tượng Chuyển người dùng nhanh Bên cạnh biểu tượng chuyển nhanh người dùng là biểu tượng công cụ tìm kiếm. Biểu tượng này giúp bạn nhanh chóng tìm ra thông tin mình cần trên máy. Bấm vào nó, hộp thoại Deskbar Applet sẽ xuất hiện để bạn nhập từ khoá tìm kiếm vào hộp Search. Bạn cũng có thể mở hộp thoại này bằng phím tắt F11. Hộp thoại này cũng cho phép bạn: HọcUbuntu7.10phiênbảnDesktop 36 / 407 • Chạy các ứng dụng bằng cách gõ tên ứng dụng hoặc tên tập tin thực thi nó. • Tra cứu một từ thông qua từ điển. Hình 3.14: Công cụ tìm kiếm Nằm kế bên công cụ tìm kiếm là khay System. Nó chứa biểu tượng mạng và âm thanh để bạn có thể điều chỉnh các thiết lập khi truy cập Internet và âm lượng khi nghe nhạc. Ngày giờ hiện tại cũng được biểu diễn bên cạnh khay System. Nếu bạn nhấn vào ô ngày giờ, một cửa sổ lịch sẽ xuất hiện. Tại đây bạn có thể thay đổi ngày hiện tại. Biểu tượng cuối cùng trên thanh ngang phía trên là biểu tượng tắt máy, khởi động lại, ngủ đông hoặc khoá máy tính và để nó vào chế độ chờ. Hình 3.15: Các biểu tượng trên thanh ngang bên trên Biểu tượng đầu tiên của thanh ngang bên dưới cho phép bạn mở nhanh vào màn hình nền. Nhấn vào nó để thu nhỏ tất cả các cửa sổ đang mở trong vùng làm việc. Nếu nhấn thêm lần nữa, trạng thái của các cửa sổ sẽ được phục hồi. HọcUbuntu7.10phiênbảnDesktop 37 / 407 Hình 3.16: Xem màn hình nền Bên cạnh biểu tượng để thu nhỏ các cửa sổ đang mở là một vùng trống liệt kê các ứng dụng đang mở, tương tự như thanh tác vụ của Windows. Khi bạn mở một ứng dụng, cửa sổ chứa ứng dụng đó sẽ được liệt kê trong ùng này để bạn dễ dàng truy cập tới, giống như trong hình dưới đây: Hình 3.17: Các ứng dụng đang chạy Biểu tượng kế bên, vùng làm việc, cho phép bạn đặt các cửa sổ đang mở vào các vùng làm việc khác nhau. Bạn có thể di chuyển giữa các vùng làm việc bằng tổ hợp CTRL+ALT và mũi tên trái phải. Nhờ vậy, các cửa sổ sẽ trở nên gọn gàng hơn và bạn thao tác với chúng cũng dễ hơn. Ví dụ, bạn đang chạy Firefox, OpenOffice, công cụ tìm kiếm và máy tính cùng một lúc Hình 3.18: Biểu tượng Vùng làm việc Bạn có thể di chuyển cửa sổ Firefox sang vùng làm việc khác bằng cách giữ phím CTRL+ALT+SHIFT và nhấn mũi tên trái hoặc phải. Hai vùng làm việc được biểu diễn ở góc dưới bên phải của màn hình – một vùng làm việc chứa cửa sổ Firefox và vùng làm việc còn lại chứa các cửa sổ khác. HọcUbuntu7.10phiênbảnDesktop 38 / 407 Hình 3.19: Chuyển đổi vùng làm việc Giờ, bạn có 2 vùng làm việc riêng biệt. Lưu ý là cửa sổ Firefox được di chuyển tới vùng làm việc ban đầu. Vì vậy, tuỳ thuộc vào tác vụ bạn thực thi, bạn có thể đặt các cửa sổ ra các vùng làm việc khác nhau. Hình 3.20: Đặt các cửa sổ vào những vùng làm việc khác nhau Ubuntuban đầu có sẵn 2 vùng làm việc. Nếu bạn muốn Ubuntu có thêm vùng làm việc, hãy bấm chuột phải lên biểu tượng vùng làm việc và nhấn Preferences. Hộp thoại Workspace Switcher Preferences xuất hiện. HọcUbuntu7.10phiênbảnDesktop 39 / 407 Hình 3.21: Tạo thêm vùng làm việc Trong hộp thoại Workspace Switcher Preferences, gõ hoặc chọn số vùng làm việc từ danh sách Number of workspaces và nhấn Close. Hình 3.22: Workspace Switcher Preferences Giờ, số vùng làm việc mới sẽ được cập nhật vào trong góc dưới bên phải của màn hình làm việc. Biểu tượng cuối cùng trên thanh ngang nằm dưới là Waste basket, tương tự như Recycle Bin trong Microsoft Windows. Nó chứa các tập tin đã được xoá trên máy bạn. Bấm phải vào biểu tượng này và nhấn Open để mở cửa sổ Trash . HọcUbuntu7.10phiênbảnDesktop 40 / 407 Hình 3.23: Biểu tượng Waste Basket Bạn có thể xoá hẳn khỏi máy tính một mục trong cửa sổ bằng cách nhấn phím DELETE sau khi chọn nó. Chú ý: Một cách khác, bạn có thể bấm chuột phải vào mục cần xoá và nhấn Delete from Trash để xoá hoàn toàn nó khỏi máy tính. Nếu bạn muốn khôi phục các mục đã xoá khỏi màn hình nền, hãy kéo mục đó từ cửa sổ Trash và thả nó vào màn hình nền. Hình 3.24: Xoá các mục khỏi Waste basket 3.2 Thay đổi ngôn ngữ mặc định Ubuntu hỗ trợ hơn 100 ngôn ngữ. Bạn có thể chọn ngôn ngữ mặc định cho máy mình trong quá trình cài dặt Ubuntu hoặc sau khi cài xong. Để chuyển ngôn ngữ mặc định trong khi cài đặt, chọn ngôn ngữ cần dùng khi được hỏi. Để chuyển ngôn ngữ mặc định sau khi cài đặt xong: 1. Trong trình đơn System, chọn Administration và nhấn Language Support. Hệ thống sẽ hỏi bạn thông tin về ngôn ngữ cần cài và các nâng cấp cần thực hiện đối với môi trường làm việc. [...].. .Học Ubuntu7.10 phiên bản Desktop 41 / 407 Hình 3.25: Cấu hình Language Support 2 Nhấn Install để tiếp tục Sau khi hoàn tất việc cập nhật, hộp thoại Language Support xuất hiện Học Ubuntu7.10 phiên bản Desktop 42 / 407 Hình 3.26: Cài đặt các cập nhật hỗ trợ ngôn ngữ 3 Trong hộp thoại Language Support, phần Supported Languages liệt kê các ngôn ngữ được Ubuntu hỗ trợ, bạn đánh... người dùng mới trên Ubuntu: 1 Trong trình đơn System, chọn Administration và nhấn Users and Groups Hộp thoại User settings xuất hiện Học Ubuntu7.10 phiên bản Desktop 44 / 407 Hình 3.28: Thêm bớt người dùng 2 Trong hộp thoại User settings, nhấn Add User để tạo một tài khoản mới trên hệ thống Hộp thoại New user account xuất hiện Hình 3.29: Thêm người dùng mới 3 Thiết lập các tham số cơ bản cho tài khoản,... ngôn ngữ 3 Trong hộp thoại Language Support, phần Supported Languages liệt kê các ngôn ngữ được Ubuntu hỗ trợ, bạn đánh dấu ngôn ngữ cần dùng Học Ubuntu7.10 phiên bản Desktop 43 / 407 Hình 3.27: Cài đặt Hỗ trợ ngôn ngữ mặc định 4 Nhấn vào Apply và nhấn OK Ubuntu sẽ tải về và cài đặt các gói cần thiết vào máy bạn Ngôn ngữ được chọn sẽ xuất hiện trong ô Default Language 5 Chọn ngôn ngữ mà bạn muốn... g Gõ mật khẩu của tài khoản mới vào trong ô User password Chú ý: Những thông tin này chỉ mang tính lưu trữ, những người khác không thể xem được chúng Nhấn Close để lưu lại các thiết lập Học Ubuntu7.10 phiên bản Desktop 45 / 407 Hình 3.30: Cấu hình tài khoản mới 4 Một tài khoản người dùng mới sẽ xuất hiện trong hộp thoại User settings Hộp thoại này báo với bạn về tên đầy đủ và tên đăng nhập của . liệt kê các ngôn ngữ được Ubuntu hỗ trợ, bạn đánh dấu ngôn ngữ cần dùng. Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 43 / 4 07 Hình 3. 27: Cài đặt Hỗ trợ ngôn ngữ. Bạn chọn một ứng dụng trong danh sách và nhấn Add. Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 34 / 4 07 Hình 3 .10: Chọn ứng dụng Biểu tượng của ứng dụng được chọn