Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
3,64 MB
Nội dung
HọcUbuntu7.10phiênbảnDesktop 16 / 407 • Ubuntu luôn được cung cấp dịch vụ hỗ trợ thương mại từ công ty Canonical và hàng trăm công ty khác trên khắp thế giới. • Ubuntu có tất cả các bản dịch cũng như nguồn trợ giúp mà cộng đồng phần mềm tự do cung cấp. • Ubuntu CD chỉ chứa các phần mềm tự do; Ubuntu khuyến khích bạn dùng các phần mềm tự do và mã nguồn mở, cải tiến chúng và cung cấp chúng cho người khác. 2.3.2 Các phiênbảnUbuntu Trong tháng 10 năm 2004, Ubuntu phát hành phiênbản đầu tiên. Một phiênbản mới của Ubuntu được phát hành định kỳ 6 tháng 1 lần và việc nâng cấp lên phiênbản mới hoàn toàn miễn phí. Người dùng được khuyến khích nâng cấp lên phiênbản mới để có thể sử dụng các tính năng mới nhất mà ứng dụng cung cấp. Các phiênbảnUbuntu được đặt tên theo dạng Y.MM (tên), trong đó Y tương ứng với năm phát hành, và MM tương ứng với tháng phát hành. Tên trong ngoặc là tên hiệu được đặt cho phiênbản trước khi phát hành chính thức. Mỗi phiênbảnUbuntu thông thường được hỗ trợ trong vòng 18 tháng; Các phiênbản Hỗ trợ dài hạn - Long Term Support (LTS) được hỗ trợ trong vòng 3 năm đối với máy tính để bàn và 5 năm đối với máy chủ. Hình 2.4: Các phiênbản của Ubuntu Tóm tắt các phiênbản đã phát hành: • Ubuntu 4.10 (Warty Warthog) Ubuntu 4.10 được phát hành vào tháng 10 năm 2004. HọcUbuntu7.10phiênbảnDesktop 17 / 407 Bạn có biết? Sounder là tên của cộng đồng chạy thử Ubuntuphiênbản 4.10. Hòm thư chung Sounder tiếp tục hoạt động đến ngày nay, như một diễn đàn trao đổi cho cộng đồng. Phiênbản này được hỗ trợ tới tháng 4 năm 2006. • Ubuntu 5.04 (Hoary Hedgehog) Ubuntu 5.04 là phiênbản phát hành thứ 2, vào tháng 4 năm 2005. Phiênbản này được hỗ trợ tới tháng 10 năm 2006. • Ubuntu 5.10 (Breezy Badger) Ubuntu 5.10 là phiênbản phát hành thứ 3, vào tháng 10 năm 2005. Được hỗ trợ tới tháng 4 năm 2007. • Ubuntu 6.06 LTS (Dapper Drake) Ubuntu 6.06 LTS là bản phát hành thứ 4 của Ubuntu và là bản Hỗ trợ dài hạn đầu tiên; nó được phát hành vào tháng 6 năm 2006. Phiênbản Hỗ trợ dài hạn được đảm bảo hỗ trợ trong 3 năm đối với máy tính để bàn và 5 năm đối với máy chủ. Tất cả các phiênbản khác chỉ được hỗ trợ 18 tháng cho cả máy bàn và máy chủ. Việc hỗ trợ dài hạn như vậy cho phép triển khai hệ thống Ubuntu ở quy mô lớn. Đối với máy tính để bàn, phiênbản này được hỗ trợ tới tháng 6 năm 2009, và với máy chủ là tháng 6 năm 2011. • Ubuntu 6.10 (Edgy Eft) Ubuntu 6.10 là bản phát hành thứ 5, vào tháng 10 năm 2006. Phiênbản này có quá trình khởi động được tối ưu hoá. Nó được hỗ trợ tới tháng 4 năm 2007. • Ubuntu 7.04 (Feisty Fawn) Ubuntu 7.04 phát hành trong tháng 4 năm 2007. Phiênbản này có được những cải tiến rất lớn trong tác vụ mạng. Nó được hỗ trợ tới tháng 10 năm 2008. • Ubuntu7.10 (Gutsy Gibbon) Lần phát hành thứ 7 của Ubuntu, tháng 10 năm 2007. Tính năng nổi trội của phiênbản này là các hiệu ứng đồ hoạ mặc định, chức năng chuyển người dùng nhanh đối với các máy có nhiều người sử dụng, chức năng tự động nhận máy in, tính năng tìm kiếm nhanh tập tin. Nó được hỗ trợ tới tháng 4 năm 2009. • Ubuntu 8.04 LTS (Hardy Heron) Phiênbản thứ 8 của Ubuntu sẽ ra đời vào tháng 4 năm 2008 và đây là phiênbản Hỗ trợ dài hạn thứ 2 của Ubuntu. Máy tính để bàn sẽ được hỗ trợ tới tháng 4 năm 2011; Máy chủ sẽ được hỗ trợ tới tháng 4 năm 2013. 2.3.3 Các dự án khác bắt nguồn từ UbuntuUbuntu được chia thành nhiều phiênbản khác nhau, như Ubuntu, Edubuntu, Kubuntu và Xubuntu. Edubuntu là bản phân phối dựa trên Ubuntu, nhưng chú trọng tới các ứng dụng phục vụ công tác giáo dục. Kubuntu là bản phân phối khác sử dụng môi trường làm việc KDE thay vì GNOME. Xubuntu sử dụng môi trường làm việc XFCE, vốn nhỏ gọn hơn GNOME hay KDE, và rất phù hợp với các máy tính cấu hình thấp hay yêu cầu tốc độ cao. 2.3.4 Sự phát triển của Ubuntu và cộng đồng UbuntuUbuntu là một dự án liên kết giữa các thành viên trong cộng đồng người dùng Ubuntu trên khắp thế giới, với sự tài trợ của công ty Canonical. Từ khi ra đời vào năm 2004, nhờ có sự đóng góp của hàng nghìn người tham gia vào cộng đồng, Ubuntu ngày càng phát triển lớn mạnh hơn. Các đoạn mã được hoàn thiện dần, cùng với giao diện đồ hoạ cũng như ngôn ngữ ngày càng được hỗ trợ tốt hơn. Quá trình phát triển của Ubuntu hoàn toàn mở đối với mọi người, dù là chuyên gia máy tính hay người mới dùng. Ubuntu luôn khuyến khích mọi người tham gia vào việc cải tiến nó. Làm sao để tham gia vào việc phát triển Ubuntu? Cộng đồng Ubuntu bao gồm rất nhiều cá nhân và nhóm làm việc trên những lĩnh vực khác nhau. Nếu bạn là nhà lập trình, bạn có thể tham gia vào việc phát triển hệ lõi, viết các ứng dụng mới, đóng gói các phần mềm mới hoặc sửa lỗi cho chúng. Nếu bạn làm trong lĩnh vực nghệ thuật, hãy đóng góp bằng cách thiết kế sắc thái giao diện đồ hoạ hoặc âm thanh mới cho Ubuntu. Bạn cũng có thể tham gia tư vấn trực tuyến, viết tài liệu, biên soạn các tư liệu giảng dạy, tham gia vào diễn đàn và hòm thư chung của Ubuntu. Có rất nhiều cách để bạn tham gia vào cộng đồng này! Lãnh vực phát triển phần mềm Phần này bao gồm các nhà phát triển phần mềm chịu trách nhiệm tạo và đóng gói phần mềm, sửa lỗi cũng như duy trì hệ lõi của Ubuntu. Họ chịu trách nhiệm đảm bảo rằng Ubuntu có một hệ thống phần mềm đầy đủ và hoạt động suôn sẻ, ổn định. Cách hay nhất để bắt đầu tham gia vào lĩnh vực này là bạn thử đóng gói phần mềm, tham gia vào MOTU – xem thêm https://wiki.ubuntu.com/MOTU/GettingStarted để biết thông tin chi tiết. HọcUbuntu7.10phiênbảnDesktop 18 / 407 Đóng góp ý tưởng Nếu bạn có những ý tưởng mới lạ cho Ubuntu, dù rằng bạn không cần triển khai ý tưởng đó, hãy đóng góp nó cho chúng tôi. Xin gửi nó tớihttps://wiki.ubuntu.com/IdeaPool. Dân kỹ thuật Nếu bạn có một số kiến thức kỹ thuật nhất định, bạn có thể đóng góp cho cộng đồng bằng những cách sau: • Chạy thử các phiênbảnUbuntu để tìm và sửa lỗi trước khi phát hành chính thức. • Báo lỗi và giúp đỡ nhóm phát triển tìm nguyên nhân gây ra lỗi đó. • Hiệu chỉnh và phân loại các lỗi đã gặp để sắp xếp chúng trước khi chúng được sửa. • Tham gia vào hòm thư chung hoặc hòm thư hỗ trợ của Ubuntu. • Tham gia vào diễn đàn Ubuntu và trả lời các câu hỏi của người dùng mới. • Tham gia vào kênh IRC hỗ trợ của Ubuntu. Người dùng thông thường Mặc dù không phải là dân kỹ thuật, bạn vẫn có thể giúp đỡ cho cộng đồng bằng các cách sau: • Thiết kế giao diện • Dịch phần mềm và tài liệu • Biên soạn tài liệu • Chia sẻ Ubuntu với mọi người Về việc biên soạn giáo trình này Một nhiệm vụ của Canonical (Canonical bảo trợ cho Ubuntu) là cho phép triển khai rộng rãi Ubuntu trên thật nhiều máy tính trên khắp thế giới. Việc huấn luyện người dùng được coi là trọng tâm của nhiệm vụ này, và giáo trình này đã ra đời với mục đích công nhận các chuyên gia về Ubuntu, giúp các đối tác triển khai Ubuntu và những người dùng thông thường có thể sử dụng Ubuntu hiệu quả nhất có thể. Thông tin chi tiết về các khoá họcUbuntu và chứng chỉ, xin xem thêm tại http://www.ubuntu.com/training. Giống như sự phát triển của chính phần mềm, giáo trình này cũng được những thành viên tích cực trong cộng đồng cải tiến và phát triển. Chính cộng đồng người dùng đã đặt ra nội dung và cấu trúc của tài liệu giảng dạy, bằng cách xác định được những yêu cầu từ phía người dùng; họ cũng hỗ trợ Canonical và những người biên soạn bên ngoài trong việc phát triển nội dung và sửa lỗi. Thông tin chi tiết về cộng đồng Giảng dạy Ubuntu, xin xem http://wiki.ubuntu.com/Training. Toàn bộ quá trình phát triển nội dung giảng dạy cũng tuân theo tinh thần Ubuntu và các thông lệ mã nguồn mở đề ra. 2.4 Ubuntu và Microsoft Windows: Những khác biệt cơ bản Mã nguồn mở khác biệt so với mô hình phần mềm sở hữu ở một số điểm sau: • Khuyến khích sự thay đổi cải tiến phần mềm. • Dựa trên cơ sở mô hình kinh doanh ’dịch vụ đi kèm’ thay vì kinh doanh thông qua phí bản quyền và giấy phép sử dụng. • Sử dụng được sức mạnh tổng hợp từ sự hợp tác đa phương và đóng góp cộng đồng, thay vì các công trình do một nhóm nhỏ những nhà phát triển tạo ra. Ubuntu và Microsoft Windows có rất nhiều điểm khác biệt. Các yếu tố như giá thành, phiên bản, tính bảo mật, độ mềm dẻo và linh hoạt sẽ được giới thiệu dưới đây. Ta sẽ đề cập chi tiết đến các mục liệt kê ở bảng trên: Giá thành đi kèm: Microsoft Windows là một hệ điều hành sở hữu và giá thành của nó tăng lên khi bạn muốn thêm chức năng cũng như ứng dụng mới. Giá thành đi kèm tăng lên mỗi khi bạn phải mua các ứng dụng của nhà cung cấp khác, ngoài Microsoft để cài đặt lên máy. Còn với Ubuntu, các phần mềm ứng dụng và phiênbản mới phát hành đều hoàn toàn miễn phí. Phát hành phiênbản mới: Luôn chỉ có 1 bảnUbuntu mới phát hành và do đó, tính năng cung cấp cho mọi người dùng đều như nhau. So sánh với Windows, phiênbản Home và Professional hoàn toàn khác biệt. Ví dụ, Microsoft Windows Professional có nhiều tính năng bảo mật hơn là phiênbản Home. HọcUbuntu7.10phiênbảnDesktop 19 / 407 Attribute Ubuntu Microsoft Windows Giá thành sản phẩm • Không mất phí bản quyền • Thu phí đối với mỗi cá nhân và (có thể) đối với tổ chức Phiênbản phát hành • Cùng một số tính năng và phiênbản đối với cả người dùng thông thường lẫn chuyên gia • Phát hành phiênbản mới định kỳ 6 tháng • Khả năng bảo mật của phiênbản Professional cao hơn phiênbản Home • Kế hoạch phát hành phiênbản mới không được công bố Mức độ bảo mật • Khoá quyền quản trị • Ít bị tấn công bởi các phần mềm gây hại và virus • Dễ dàng thực hiện các tính năng quản trị • Thường xuyên bị tấn công bởi phần mềm gây hại và virus Mức độ tuỳ biến • Dễ dàng thiết kế và chỉnh sửa theo ý mình • Có thể chạy nhiều môi trường làm việc song song • Hệ điều hành đã được chuẩn hoá, rất ít tuỳ chọn để chỉnh sửa theo ý mình • Khi muốn cài đặt thêm ứng dụng, người dùng phải trả thêm tiền Lưu trữ dữ liệu • Rất dễ dàng để nâng cấp hoặc hạ cấp hệ thống • Dữ liệu của mỗi người dùng được lưu tại thư mục chính của họ • Dễ dàng sao chép hoặc sao lưu cả dữ liệu và cấu hình tới một máy khác • Dữ liệu người dùng được đặt tại nhiều vị trí khác nhau • Rất khó sao lưu hoặc sao chép sang máy khác Bảng 2.1: Đặc tính HọcUbuntu7.10phiênbảnDesktop 20 / 407 Ubuntu được phát hành phiênbản mới mỗi 6 tháng do vậy người dùng luôn có được những phần mềm ứng dụng mới nhất. Việc nâng cấp từ phiênbản này sang phiênbản kế tiếp cũng hoàn toàn miễn phí và được hỗ trợ đầy đủ. Microsoft không thường xuyên phát hành phiênbản Windows mới và việc đó cũng không được công khai rộng rãi như Ubuntu. Vấn đề bảo mật: Ubuntu rất ít bị dính malware và viruses. Các tác vụ quản trị chỉ được thực hiện bởi người dùng root, nhưng theo mặc định người dùng này được khoá lại. Trong khi đó, Microsoft Windows cung cấp môi trường làm việc trong đó mọi người đều có thể thực hiện được các tác vụ quản trị một cách trực tiếp. Hình 2.5: Ubuntu Security Khả năng tuỳ biến: Trong khoá học này, bạn sẽ thấy rằng Ubuntu hoàn toàn thuộc về bạn và bạn có thể tuỳ biến nó theo ý mình. Bạn có thể cài đặt nhiều môi trường làm việc khác nhau, như Kubuntu (KDE) chạy song song với Ubuntu (GNOME) và lựa chọn môi trường làm việc mình muốn dùng mỗi khi bật máy. Hơn 17000 luôn có sẵn trên mạng để bạn tải về và cài đặt. Kết quả là, nếu không vừa ý với hệ thống hiện tại, bạn luôn có quyền lưaj chọn một hệ thống khác thích hợp hơn. Microsoft Windows là một hệ điều hành chuẩn với một số ít tuỳ chọn để bạn chỉnh lại theo ý mình. Mặc dù có nhiều ứng dụng viết cho Windows, nhưng hầu hết chúng đều là các sản phẩm sở hữu và yêu cầu bạn trả tiền để có thể sử dụng. Hình 2.6: Tuỳ biến môi trường làm việc Lưu trữ dữ liệu: Dữ liệu của người dùng thường được sắp xếp tại rất nhiều vị trí trên Microsoft Windows, việc này làm cho thao tác di chuyển dữ liệu sang máy khác trở nên bất tiện. Với Ubuntu, các thông tin cá nhân của bạn được lưu lại trong thư mục chính của bạn. Bạn chỉ việc chép lại toàn bộ thư mục này và ghi lên máy khác để di chuyển hoặc sao lưu dữ liệu cá nhân. 2.4.1 Cài đặt HọcUbuntu7.10phiênbảnDesktop 21 / 407 Cài đặt Ubuntu Microsoft Windows Cài đặt hệ điều hành • Có thể tải về miễn phí từ trên Internet hoặc yêu cầu gửi CD miễn phí • Có thể chạy trực tiếp ở chế độ live-CD • Yêu cầu mua • Hệ điều hành nhất định phải được cài lên ổ cứng Cài đặt phần mềm • Rất nhiều ứng dụng được cung cấp mặc định • Tất cả các ứng dụng đều miễn phí và có thể tải về và cài đặt từ Internet. • Rất ít phần mềm được cài đặt mặc định • Người dùng có thể mua và tải về một số phần mềm từ Internet, một số khác chỉ có thể được cài đặt thủ công. Bảng 2.2: Các điểm khác biệt khi cài đặt • Cài đặt: Cả Microsoft Windows và Ubuntu đều phát hành dưới dạng cài đặt sẵn trên máy tính. Tuy nhiên, ta có thể tải Ubuntu từ Internet hoặc yêu cầu CD cài đặt miễn phí, trong khi bất cứ phiênbản Microsoft Windows nào cũng yêu cầu người dùng trả tiền. Ubuntu chạy được ở chế độ live-CD, cho phép bạn sử dụng nó trước khi cài đặt vào ổ cứng. Bạn có thể xem thử xem mình có thích nó hay không trước khi quyết định cài đặt. Nếu bạn không thích, hãy chuyển nó cho bạn bè mình. Chế độ Live-CD còn được dùng trong việc phục hồi hệ thống. Quá trình cài đặt Microsoft Windows và Ubuntu đều rất dễ dàng và bắt đầu bằng việc khởi động từ CD cài đặt. Quá trình cài đặt của chúng nhanh hay chậm sẽ tuỳ thuộc vào cấu hình máy tính bạn có, trung bình là từ 20 - 30 phút. • Cài đặt phần mềm: Ta có thể cài thêm các phần mềm lên Ubuntu thông qua Add/Remove Application và Synaptic Package Manager. Add/Remove Application cho phép ta tìm toàn bộ các ứng dụng miễn phí Ubuntu khuyên dùng và cài đặt về máy. Trên Microsoft Windows, các chương trình đều có phương thức cài đặt riêng. Microsoft Vista có tính năng Digital Locker cho phép người dùng mua phần mềm qua mạng và tải về thông qua phương thức bảo mật riêng. Hình 2.7: Cài đặt các phần mềm ứng dụng HọcUbuntu7.10phiênbảnDesktop 22 / 407 2.4.2 Các ứng dụng Bảng dưới đây so sánh các ứng dụng chạy trên Ubuntu và Microsoft Windows: Ứng dụng Ubuntu Microsoft Windows Trình duyệt Web và E-mail • Trình duyệt web Firefox • Quản lý thư điện tử với Evolution • Trình duyệt Internet Explorer • Quản lý thư điện tử với Outlook Xử lý văn bản • Bộ ứng dụng văn phòng OpenOffice.org • Chương trình WordPad Truyền thông đa phương tiện • Một số chương trình để xử lý video và âm thanh, như Sound Juicer, Rythmbox, Serpentine, Movie Player và Sound Recorder • Microsoft Windows Media Player 11 (WMP) và Microsoft Windows Media Center (WMC) Quản lý và hiệu chỉnh ảnh • Trình quản lý ảnh F-Spot • Bộ xử lý ảnh Gimp • Ứng dụng Picture Gallery • Paint Bảng 2.3: So sánh các ứng dụng Ta sẽ đề cập đến từng mục trong bảng trên một cách chi tiết: Duyệt web và thư điện tử Việc cài đặt mạng trên cả Ubuntu và Microsoft Windows đều rất dễ dàng. Các tính năng duyệt web tương đối giống nhau trên cả 2 hệ điều hành. Mozilla Firefox được dùng làm trình duyệt mặc định trên Ubuntu, và Internet Explorer được chọn mặc định trên Vista. Bạn cũng có thể cài đặt Firefox trên Microsoft Windows. Evolution là chương trình xem và quản lý thư điện tử mặc định trên Ubuntu. Nó hỗ trợ các giao thức POP và IMAP, rất thuận tiện cho các hòm thư kiểu UNIX và Exchange thông qua Outlook Web Access. Evolution còn có cả một Trình quản lý Thông tin cá nhân (Personal Information Manager (PIM)) và bộ quản lý lịch làm việc cũng như cuộc hẹn trong ngày của bạn. Ứng dụng Microsoft Windows Mail trong Vista là một phiênbản được viết lại của Outlook Express, thêm vào ứng dụng quản lý lịch làm việc, Microsoft Windows Calendar. Bạn phải nâng cấp trình Outlook nếu dùng trình quản lý lịch làm việc thường xuyên, hoặc bạn cần trình quản lý thông tin cá nhân. Những người dùng Ubuntu hoàn toàn thoả mãn với chương trình duyệt thư điện tử và quản lý lịch làm việc Evolution. HọcUbuntu7.10phiênbảnDesktop 23 / 407 Hình 2.8: Duyệt thư điện tử và quản lý lịch làm việc với Evolution Xử lý văn bản: Bộ ứng dụng văn phòng OpenOffice.org được cài đặt sẵn trên Ubuntu có rất nhiều tính năng tương đương với bộ Microsoft Office trên Windows. Tuy nhiên, với Windows Vista, chỉ có chương trình WordPad được cài đặt từ trước; nếu muốn dùng bản đầy đủ của Microsoft Word (hay Office), bạn sẽ phải mất thêm tiền mua bản quyền. HọcUbuntu7.10phiênbảnDesktop 24 / 407 Hình 2.9: OpenOffice.org Writer Truyền thoong đa phương tiện: Một số chương trình phát nhạc và phim đã được tích hợp sẵn trên Ubuntu, như Sound Juicer, Rythmbox, Serpentine, Movie Player và Sound Recorder. Sound Juicer là ứng dụng phát CD âm thanh mặc định. Nếu bạn cắm một máy iPod vào Ubuntu, Rhythmbox sẽ sắp xếp các tập tin âm thanh trong đó và tạo ra danh sách phát cho bạn. Tính năng này tương tự như trong Microsoft Windows Media Player. Bạn có thể dùng Serpentine để ghi đĩa CD âm thanh. Để phát định dạng âm thanh mp3 trên Ubuntu, bạn phải cài đặt một bộ mã hoá mp3. Ubuntu không được tích hợp bộ mã hoá mp3 vì lý do bản quyền. Việc phát lại các tập tin mp3 được cài đặt mặc định trong một số phiênbản Microsoft Windows. Vista có 2 chương trình truyền thông đa phương tiện là Windows Media Player 11 (WMP) và Windows Media Center (WMC). WMP rất phù hợp trong việc phát lại nhạc, và WMC thường được chạy khi bạn dùng máy tính làm hệ thống giải trí chính. WMP có thể chứa thư viện âm nhạc rất lớn. Với hệ thống tìm kiếm thông qua chỉ mục trên WMP, bạn có thể tìm kiếm tập tin âm thanh muốn phát dựa trên tiêu chuẩn về ca sĩ trình bày hoặc tên bài hát. Quản lý và Xử lý ảnh: Ứng dụng Picture Gallery trên Microsoft Vista cho phép bạn thêm thông tin phụ chú cho ảnh và tải chúng lên mạng Internet. Bạn cũng có thể sắp xếp phân loại các tấm hình một cách nhanh chóng nhờ có thông tin phụ chú có thể được thêm vào bằng vài lần bấm chuột. Trên Ubuntu, trình F-Spot giúp bạn quản lý các tấm ảnh có trên máy mình. Nó tích hợp tốt với các cơ sở dữ liệu ảnh dựa trên nền Web, như Flickr và Picasa Web. Ubuntu còn có công cụ Gimp để hiệu đính và xử lý hình ảnh. Đây là một công cụ rất mạnh, ngang với Adobe Photoshop. Microsoft Windows Vista chỉ cung cấp cho bạn ứng dụng ’Paint’, vốn chỉ có một số chức năng xử lý hình ảnh cơ bản. HọcUbuntu7.10phiênbảnDesktop 25 / 407 Hình 2.10: GIMP 2.5 Tổng kết bài giảng Trong bài này, bạn đã tìm hiểu về: • Các khái niệm cơ bản về mã nguồn mở • Mối liên hệ giữa Phần mềm tự do, Mã nguồn mở và Linux • Ubuntu gắn liền với mã nguồn mở như thế nào • Ubuntu được phát triển như thế nào • Các phiênbảnUbuntu • So sánh giữa Ubuntu và Microsoft Windows 2.6 Câu hỏi ôn tập Câu hỏi 1 Ý nghĩa của thuật ngữ ’phần mềm tự do’ là gì? Câu hỏi 2 Ubuntu cam kết những gì? Câu hỏi 3 So khớp các phiênbảnUbuntu với thời gian phát hành của chúng. 1) 7.04 a) Tháng 6 năm 2006 2) 4.10 b) Tháng 10 năm 2007 3) 6.06 c) Tháng 4 năm 2007 4) 7.10 d) Tháng 10 năm 2004 Câu hỏi 4 Liệt kê ba cách mà những người dùng thông thường có thể tham gia đóng góp cho sự phát triển của Ubuntu. Câu hỏi 5 [...].. .Học Ubuntu7.10 phiên bản Desktop 26 / 407 Trình duyệt web mặc định mà Ubuntu sử dụng là _ Câu hỏi 6 Trình xem và quản lý thư điện tử mặc định trên Ubuntu là Câu hỏi 7 Lợi ích của việc Ubuntu phát hành định kỳ 6 tháng 1 lần? HọcUbuntu7.10 phiên bản Desktop 27 / 407 Chương 3 Tìm hiểu môi trường làm việc trên Ubuntu Trọng tâm Trong phần này, bạn sẽ học về: • Môi trường... Ubuntu sẽ hiển thị biểu tượng của nó để bạn dễ dàng truy cập vào nội dung bên trong các thiết bị đó Học Ubuntu7.10 phiên bản Desktop 29 / 407 Hình 3.2: Các biểu tượng trên màn hình nền Trên màn hình làm việc, có 2 thanh ngang nằm bên trên và bên dưới, được gọi là ’bảng’ Học Ubuntu7.10 phiên bản Desktop 30 / 407 Hình 3.3: Các thanh ngang trên màn hình làm việc Có 3 trình đơn chính nằm bên trái của... điều hành khác, Ubuntu có sẵn một màn hình nền mặc định trống không, không có biểu tượng nào cả Học Ubuntu7.10 phiên bản Desktop 28 / 407 Hình 3.1: Màn hình nền mặc định của UbuntuBạn có thể sắp xếp các biểu tượng nàv tập tin lên màn hình nền để dễ dàng mở hoặc truy cập vào thư mục hay dùng đến Nếu một đĩa CD, ổ cứng hay các thiết bị bên ngoài được kết nối tới máy tính của bạn, Ubuntu sẽ hiển thị... đã đóng góp các bản dịch và các tiện ích cho môi trường GNOME để nó hỗ trợ rất nhiều ngôn ngữ khác nhau (Tham khảo: http://en.wikipedia.org/wiki/GNOME) Các thành phần chính trong môi trường làm việc trên Ubuntu7.10 Khi bật máy tính, màn hình đầu tiên Ubuntu hiển thị là màn hình đăng nhập để bạn gõ tên người dùng và mật khẩu Màn hình xuất hiện sau đó là màn hình môi trường làm việc của Ubuntu Không giống... này, bạn sẽ học về: • Môi trường làm việc GNOME trên Ubuntu • Làm cách nào để chuyển đổi ngôn ngữ mặc định • Làm sao để tạo một tài khoàn người dùng mới và chuyển đổi nhanh giữa các tài khoản người dùng • Thêm và bớt các ứng dụng như thế nào • Hiệu ứng 3D • Công cụ tìm kiếm trên Ubuntu Phần này đóng vai trò một bài tổng quan về môi trường làm việc trên Ubuntu Trong các bài sau, các thông tin chi tiết sẽ... Ubuntu Trong các bài sau, các thông tin chi tiết sẽ được đề cập tới 3.1 Các thành phần trên môi trường làm việc GNOME GNOME Môi trường làm việc GNOME được chọn làm môi trường làm việc mặc định cho Ubuntu7.10 GNOME (GNU Network Object Model Environment) là một môi trường làm việc—giao diện đồ hoạ người dùng trong hệ thống máy tính—hoàn chỉnh được rất nhiều người trên thế giới xây dựng, hoàn toàn dựa . Các phiên bản của Ubuntu Tóm tắt các phiên bản đã phát hành: • Ubuntu 4 .10 (Warty Warthog) Ubuntu 4 .10 được phát hành vào tháng 10 năm 2004. Học Ubuntu 7. 10. lưu hoặc sao chép sang máy khác Bảng 2.1: Đặc tính Học Ubuntu 7. 10 phiên bản Desktop 20 / 4 07 Ubuntu được phát hành phiên bản mới mỗi 6 tháng do vậy người