Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
42,62 KB
Nội dung
TỔNGQUANVỀTHẨMĐỊNHTÀICHÍNHVÀCÁCPHƯƠNGPHÁPTRONGTHẨMĐỊNHTÀICHÍNHDỰÁNVAYVỐNTẠICÁCNGÂNHÀNGTHƯƠNG MẠI. 1.1. Tổng quanvềNgânhàngThươngmại 1.1.1. Vai trò của NHTM trong nền kinh tế Sơ đồ 1.1. Tổngquanvề thị trường tàichínhCác nhà kinh tế học thường nói NHTM đóng vai trò là mạch máu của nền kinh tế. Thông qua các hoạt động của mình NHTM có những vai trò sau: Thứ nhất: NHTM cung cấp tín dụng giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân mở rộng sản xuất thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong quá trình hoạt động, do quá trình chu chuyển tuần hoàn vốn, nhu cầu bổ sung vốn cho các đơn vị SXKD ngày càng tăng. NH có thể đáp ứng các nhu cầu vềvốn cho các chủ đầu tư sau khi đã thẩmđịnhphươngán kinh doanh của họ. Các nhà đầu tư có thể sử dụng nguồn tín dụng của NH để phục vụ mở rộng hoạt động SXKD thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thứ hai: NHTM tập trung vốn cho nền kinh tế. NH là một tổ chức tàichính trung gian. Đặc trưng của NH là nhận tiền gửi và cho vay. NH tập trung được các khoản tiền nhỏ, lẻ thời hạn ngắntrong nền kinh tế thành những khoản tiền lớn để tài trợ cho nền kinh tế. Trong thực tế, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm chiếm phần lớn trongtổng nguồn vốn mà chúng thì nhỏ lẻ, thời hạn ngắn nhưng NH vẫn có thể cung cấp những khoản vốn lớn thời hạn dài cho các nhà đầu tư. Thứ ba: NHTM giúp cho các nhà kinh doanh trong xây dựng chiến lược quản lý DN. NH tài trợ vốn cho các DN với điều kiện DN phải thỏa mãn những yêu cầu do NH đặt ra. Trong đó, các khoản tín dụng mà DN nhận được đều phải trả lãi và khi hết thời gian sử dụng phải hoàn trả gốc. Vì vậy, trước khi cho vay, NH cần phải thẩmđịnh kỹ phươngán sử dụng vốn của DN, thẩmđịnh những yếu tố liên quan đến DN (uy tín, trình độ nhân viên, tài sản bảo đảm…) một cách chính xác, rõ rang, chi tiết. Cán bộ tín dụng sẽ giúp DN xây dựng PAKD có hiệu quả. Sau khi vay vốn, NH sẽ giám sát quá trình sử dụng vốnvay của DN và thông qua hoạt động thanh toán hộ thì NH có thể giúp DN quản lý tốt hơn vềvốnvà sử dụng vốn. Thứ tư: NHTM khuyến khích tiết kiệm trong nền kinh tế. Bất kỳ đối tượng nào trong nền kinh tế gửi tiền vào NH đều được hưởng lãi. Điều đó có nghĩa rằng thu nhập của người gửi tiền tăng lên. Mọi người đều mong muốn có thêm một khoản thu nhập. Và người gửi tiền có thể gửi tiền theo bất cứ phương thức nào, bất kỳ thời hạn nào. Các tổ chức, cá nhân có số tiền nhàn rỗi chưa sử dụng đến thì có thể gửi các NH và khi cần sử dụng thì có thể rút ra bất cứ lúc nào. Người ta cũng có thể gửi tiền theo cách ủy thác đầu tư nghĩa là thông qua NH thực hiện công việc đầu tư của mình. NH khuyến khích khách hàng tiết kiệm tiêu dùng trong hiện tại để có thể tăng tiêu dùng trong tương lai. Thứ năm: NHTM góp phần làm chuyển dịch cơ cấu ngành nghề và phát triển kinh tế vùng. Trong hoạt động tào trợ của mình, NH có thể tài trợ đối với tất cả các đơn vị và cá nhân SXKD trong nền kinh tế. Ở các nước có cơ cấu ngành nghề phát triển không hợp lý NHTW sẽ có chính sách tín dụng ưu đãi giúp cho các ngành nghề kém phát triển. Khi muốn ưu tiên phát triển cho ngành nào, Chính phủ sẽ đưa ra những chính sách phát triển cho ngành nghề đó và thông qua NHTM, Chính phủ thực thi những chính sách phát triển của mình. Tương tự giữa các vùng trên lãnh thổ kinh tế - xã hội thường phát triển không đồng đều do điều kiện về tự nhiên - xã hội. NHTW cũng có những chính sách, biện pháp để điều chuyển vốn từ những vùng phát triển đến những vùng kém phát triển để đảm bảo thuận lợi cho phát triển kinh tế vùng. Ở Việt Nam hiện nay, chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành nghề hợp lý, chính sách phát triển vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo rất được coi trọng. Thứ sáu: NHTM góp phần chống lạm phát. Với đặc điểm NH là trung gian tàichính với hoạt động huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện trung gian thanh toán, lượng tiền trong lưu thông được NHTW kiểm soát thông qua kiểm soát các hoạt động của NHTM. Thông qua các khoản mục của NHTM, NHTW sẽ xác định được lượng tiền đang lưu thông trong nền kinh tế. Khi xảy ra lạm phát, NHTW sẽ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu hoặc tham gia vào thị trường mở để thông qua các NHTM thay đổi lượng tiền trong lưu thông. Các NHTM sẽ kiểm soát lạm phát thông qua các hoạt động tín dụng, bảo lãnh. Như vậy, NH là cơ quanquản lý tiền tệ của nền kinh tế, thông qua các nghiệp vụ của mình NH điều hòa lưu thông tiền tệ, ổn định sức mua của đồng tiền. Thứ bảy: NHTM tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa - thúc đẩy phát triển thươngmại thế giới. Ngày nay, thươngmại quốc tế ngày càng phát triển. Nền kinh tế của một quốc gia phát triển phụ thuộc vào sự phát triển của kinh tế thế giới, kinh tế khu vực. NH đã trở thành một trong những phương tiện nối liền các nền kinh tế trên thế giới với nhau. Đối với các nước đang phát triển, NHTM lại càng đóng vai trò quantrọngtrongthươngmại quốc tế. NHTM cấp tín dụng cho các nhà xuất nhập khẩu, thực hiện các hình thức thanh toán, bảo lãnh…cho hoạt động thươngmại quốc tế. Mặt khác, thông qua NHTM, nguồn tín dụng nước ngoài được thu hút để tiến hành CNH - HĐH đất nước. 1.1.2. Những hoạt động cơ bản của NHTM trong nền kinh tế NHTM là một DN đặc biệt, hoạt động và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng, không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất như các DN thuộc lĩnh vực SXKD nhưng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối sản phẩm xã hội bằng cách cung ứng vốn tín dụng, vốn đầu tư cho các tổ chức, DN, cá nhân mở rộng SXKD, góp phần tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế. * Hoạt động huy động vốn Hoạt động huy động vốn là hoạt động tạo vốn cho NHTM, nó đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của NH. Hoạt động huy động vốn của một NHTM bao gồm: Nhận tiền gửi, phát hành các giấy tờ có giá ra công chúng, vay từ các tổ chức khác, tự tài trợ bằng vốn chủ sở hữu của NH. Tuy nhiên, dưới bất cứ hình thức huy động nào thì NHTM đều phải trả một chi phí nhất định, đó là chi phí huy động vốn hay còn gọi là chi phí đầu vào của NH. Các chi phí này được bù đắp thông qua việc cho vayvà đầu tư của NH. * Hoạt động cho vayvà đầu tư Hoạt động cho vayvà đầu tư là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho NH. Thông qua hoạt động này NH có thể bù đắp được các chi phí cho việc huy động vốn. Trong đó, hoạt động cho vay chiếm vị trí quantrọng hơn cả, NH có khả năng đối diện với rủi ro mất khả năng thanh toán là rất lớn, quyết định sự tồn tại của mọi NH. Có nhiều hình thức phân loại một khoản vay của NHTM: Theo giá trị thời gian có vayngắn hạn, trung hạn và dài hạn; Theo đối tượng khách hàng có DN, cá nhân, Chính phủ… * Hoạt động trung gian Cũng như đã nói ở trên, nếu một tổ chức nào đó chỉ thực hiện 2 nghiệp vụ huy động vốnvà sử dụng vốn thì không thể coi là một NH được. Vì vậy, các NHTM muốn được hiểu theo đúng nghĩa của nó thì còn thực hiện cả nghiệp vụ trung gian thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như chuyển tiền, thanh toán không dùng tiền mặt, cung cấp dịch vụ…Nghiệp vụ này không những mang lại thu nhập cho NH ( hoa hồng ) mà còn góp phần thúc đẩy hỗ trợ các nghiệp vụ nói trên. NH cần phải hội tụ đủ cả 3 hoạt động trên. Nếu thiếu 1 trong 3 thì không thể coi là NH được. Vì vậy, ba hoạt động này là một thể thống nhất có quan hệ mật thiết với nhau, coi nhẹ hoạt động nào thì đều làm cho NH không thể phát huy được hết sức mạnh tổng hợp. Tóm lại, có thể định nghĩa NHTM như sau: “ NHTM là tổ chức kinh tế được thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh tiền tệ và tín dụng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng tiền gửi đó để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán vàcác hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. 1.1.3. Vài nét vềNgânhàng Công Thuơng Việt Nam * Quá trình hình thành và phát triển Trước năm 1998, NHCT VN là một bộ phận của NHNN có chức năng thực hiện nhiệm vụ tín dụng với các đơn vị kinh doanh công thương nghiệp. Sau năm 1998, hệ thống NH VN chuyển từ một cấp sang sang hệ thống NH hai cấp, tách bạch chức năng quản lý và kinh doanh theo nghị định 59/CP năm 1998, bộ phận này trở thành một NH quốc doanh độc lập hoạt động như một NHTM mang tên Ngânhàng Công Thương Việt Nam. NHCT VN được chính thức thành lập theo quyết định số 42/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và được Thống đốc Ngânhàng Nhà nước ký quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 thành lập lại theo mô hình Tổng công ty Nhà nước, theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, tại quyết định số 90/TTg ngày 07/03/1994 nhằm tăng cường tập trung, phân công chuyên môn hóa và hợp tác kinh doanh để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao, nâng cao khả năng và hiệu quả của các đơn vị thành viên và toàn bộ hệ thống NHCT VN để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. NHCT VN đặt trụ sở chínhtại số 108 đường Trần Hưng Đạo-Quận Hoàn Kiếm- TP.Hà Nội, có hệ thống mạng lưới gồm: 1 trụ sở chính, 3 Sở Giao dịch, 156 chi nhánh (trong đó có 93 chi nhánh trực thuộc và 63 chi nhánh phụ thuộc), trên 700 Phòng giao dịch, hơn 100 cửa hàng kinh doanh vàng bạc, hơn 400 quỹ tiết kiệm trong cả nước. Có 3 công ty hạch toán độc lập là Công ty cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản và 2 đơn vị sự nghiệp là Trung Tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâm Đào tạo. Là một trong bốn NHTM Nhà nước lớn của Việt Nam, NHCT VN có tổngtài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống NH VN. Nguồn vốn của NHCT VN luôn tăng trưởng qua các năm. NHCT VN ( Tên giao dịch quốc tế: VietinBank) được thành lập năm 1988 sau khi tách ra từ NHNN VN và được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt. NHCT VN là một trong những NHTM Việt Nam đi đầu trong việc cải tiến công nghệ thông tin NH, hiện đại hóa NH. Là NH đầu tiên của Việt Nam có Website và là thành viên chính thức của nhiều hiệp hội như: * Là thành viên sáng lập của các tổ chức Tàichính tín dụng như: • Sài Gòn Công thươngNgânhàng • Indovinabank (Ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt Nam ) • Công ty cho thuê Tàichính Quốc Tế-VILC (Công ty cho thuê Tàichính quốc tế đầu tiên tại Việt Nam ) • Công ty Liên doanh Bảo hiểm Châu Á-NHCT * Là thành viên chính thức của: • Hiệp hội Ngânhàng Việt Nam (VNBA) • Hiệp hội cácngânhàng Châu Á (AABA) • Hiệp hội Tàichính viễn thông Liên ngânhàng (SWIFT) • Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế * Các mốc lịch sử thành lập của NHCT VN: • Ngày 26/03/1988. Thành lập các NH Chuyên doanh (Theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng) • Ngày 14/11/1990. Chuyển NH Chuyên doanh CT VN thành NHCT VN (Theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ trưởng) • Ngày 27/03/1993. Thành lập DNNN có tên NHCT VN (Theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam ) • Ngày 21/09/1996. Thành lập NHCT (Theo Quyết định số 285/QĐ- NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam ) * Sơ đồ cơ cấu tổ chức của hệ thống NHCT VN CHI NHÁNH PHỤ THUỘC QUỸ TIẾT KIỆM PHÒNG GIAO DỊCH CHI NHÁNH CẤP 2 QUỸ TIẾT KIỆM PHÒNG GIAO DỊCH Sơ đồ 1.2. Hệ thống tổ chức của toàn NHCT VN 1.2. Thẩmđịnhtàichínhdựántrong công tác cho vaytạicác NHTM. 1.2.1. Hoạt động tín dụng - cho vay của NHTM Hoạt động tín dụng - cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, đồng thời nó cũng là hoạt động kinh doanh chủ chốt của NHTM để tạo ra lợi nhuận. Khoản mục cho vay chiếm quá nửa giá trị tổngtài sản và tạo ra từ ½ đến ¾ nguồn thu nhập của NH. Hay NH là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các tổ chức, DN, cá nhân, hộ gia đìnhvà một phần đối với Nhà nước ( Thành phố, tỉnh…). Vì vậy, có thể nói NHTM hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng thông qua việc cung cấp tín dụng, đáp ứng nhu cầu tàichính của xã hội với một mức lãi suất hợp lý. Hoạt động tín dụng - cho vay là chức năng kinh tế cơ bản hàng đầu của các NH. Ngày nay, nền kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu về tín dụng của khách hàng rất đa dạng và phong phú. Để đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn, các NHTM đã cung cấp nhiều loại hình tín dụng khác nhau. Tùy vào các căn cứ mà tín dụng có thể phân chia thành các loại sau: - Căn cứ vào mục đích vayvốn có thể kể đến các khoản tín dụng như sau: Cho vay kinh doanh, cho vay tiêu dùng vàcác khoản cho vay khác. - Căn cứ vào lãi suất thì có các loại hình như sau: Cho vay với lãi suất thả nổi, cho vay với lãi suất cố địnhvà cho vay với lãi suất ưu đãi. - Căn cứ vào tính chất bảo đảm, có các loại tín dụng: Cho vay có bảo đảm và cho vay không có bảo đảm. - Căn cứ vào thời gian vay của khách hàng ( đây là một tiêu thức phân loại rất quan trọng) thì có thể kể đến hai loại hình tín dụng: Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và tín dụng dài hạn. Cho vayngắn hạn: là những khoản cho vay có thời gian dưới 12 tháng. Cho vay trung hạn: là những cho vay có thời gian từ 12 tháng đến 60 tháng. Cho vay dài hạn: là những khoản cho vay có thời gian trên 60 tháng, được tiến hành chủ yếu trên cácdựán đầu tư với thời gian thu hồi vốn chậm. Hoạt động cho vay mang lại cho NH rất nhiều rủi ro tiềm ẩn, đặc biệt là cho vay trung và dài hạn theo DAĐT. Tuy nhiên, ngày nay các NHTM ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ cho các DN mua sắm trang thiết bị, xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mua công nghệ…đặc biệt là các ngành công nghệ cao. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, để tồn tạivà phát triển nhu cầu vốn trung và dài hạn ngày càng cao. Vàtrong đó thì lại phải nói đến cho vay theo các DAĐT. Khi khách hàng có kế hoạch mua sắm, xây dựng tài sản cố định…nhằm thực hiện dựán nhất định, có thể xin vay NH. Một trong những yêu cầu của NH là người vay phải xây dựng dự án, thể hiện mục đích, kế hoạch đầu tư cũng như quá trình thực hiện dựán (sản xuất kinh doanh). Thẩmđịnhdựán là điều kiện để NH quyết định phần vốn cho vayvà xác định khả năng hoàn trả của DN. Đặc điểm của loại hình này là có số cho vay lớn, thời gian cho vay dài, chịu nhiều biến động và do đó có độ rủi ro cao. Và cũng do đặc điểm này mà NH thường đòi hỏi phải có bảo lãnh, theo đó NH có thể thu hồi khoản vay từ tổ chức bảo lãnh khi khách hàng không có đủ khả năng trả nợ. Đồng thời việc cho vay đòi hỏi sự tham gia của một số tổ chức tàichính khác nhằm chia sẻ rủi ro. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế thị trường, cạnh tranh giữa các NH vàcác tổ chức tín dụng khác ngày càng gay gắt. Vì thế, để NH thắng trong cuộc cạnh tranh giành khách hàng này, NH sẽ phải tính đến biện pháp cho vay mà không cần bảo lãnh. Nhưng đây là một vấn đề khó khăn và nan giải. Vậy để NH vừa tăng được khả năng cạnh tranh mà vẫn bảo đảm cho khoản thu nhập xứng đáng và bảo đảm an toàn vốn thì NH phải có những dựán tốt. Ngày nay, trongquản trị hoạt động NHTM, các NH đều chú trọng tới việc làm giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra với cácdựán cho vay đầu tư. Quá trình cho vay của một dựánthường gồm nhiều khâu: từ thẩm định, xét duyệt, quyết định cho vay tới kiểm tra sử dụng vốnvayvà theo dõi, xử lý thu hồi nợ sau khi cho vay. Trong đó, các NHTM thường xem giai đoạn trước khi cho vay - giai đoạn phân tích tín dụng, thẩmđịnhdựán là quantrọng nhất. Kết quả của khâu này sẽ mang tính quyết định đối với một khoản cho vay. Đặc biệt, thẩmđịnhdựánchính là khâu mà NH cần phải quan tâm hàng đầu để đảm bảo tránh được các rủi ro của một khoản cho vay, tạo sự ân toàn và lành mạnh trong hoạt động của NH. 1.2.2. Hoạt động thẩmđịnhdựán đầu tư * Khái niệm Thẩmđịnh DAĐT là việc tổ chức xem xét một cách khách quan có khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới việc đầu tư cũng như tính khả thi của một dựán để ra quyết địnhvề đầu tư và cho phép đầu tư. Thẩmđịnh DAĐT là một khâu quantrọngtrong giai đoạn chuẩn bị cho vay, có ý nghĩa quyết định tới các giai đoạn sau của chu kỳ dự án. Vì vậy, kết quả thẩmđịnh phải độc lập với với tất cả những ý muốn chủ quan cho dù đến từ bất kỳ phía nào. * Mục đích Thông qua thẩmđịnh DAĐT các NHTM có được cái nhìn tổng quát nhất về chủ đầu tư vàvềdự án. Về chủ đầu tư, NH đánh giá được năng lực pháp lý, năng lực tài chính, trình độ, tình hình SXKD hiện tại của dự án. Còn vềdự án, NH đánh giá một cách toàn diện một dựánvềcác mặt: kỹ thuật, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội… Mục đích của thẩmđịnh cho DAĐT nhằm lựa chọn được dựán có tính khả thi cao, phát hiện loại bỏ những dựán xấu. Bởi vậy, mục đích cụ thể được đặt ra cho công tác thẩmđịnh DAĐT là: - Đánh giá tính hợp lý của dự án: tính hợp lý được thể hiện ở từng nội dung và cách thức tính toán của dự án. - Đánh giá tính hiệu quả của dự án: hiệu quả của dựán được xem xét trên hai phương diện: hiệu quả tàichínhvà hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. - Đánh giá khả năng thực hiện của dự án: Đây là mục đích hết sức quantrọngtrongthẩmđịnhdự án. Một dựán hợp lý và hiệu quả cần phải có khả năng thực hiện. Tất nhiên hợp lý và hiệu quả là hai điều kiện quantrọng để dựán có thể thực hiện được. Nhưng khả năng thực hiện của dựán còn phải xem xét đến các kế hoạch tổ chức thực hiện, môi trường pháp lý của dự án… * Yêu cầu - Lựa chọn được cácdựán đầu tư có tính khả thi cao (có khả năng thực hiện, đem lại hiệu quả và hiệu quả chắc chắn) - Loại bỏ được cácdựán đầu tư không khả thi, nhưng không bỏ lỡ mất các cơ hội đầu tư có lợi. Thẩmđịnh được tiến hành với tất cả các DAĐT xây dựng thuộc mọi nguồn vốn, của mọi thành phần kinh tế như: Vốntrong nước vàvốn nước ngoài, vốn NSNN, vốn của các DNNN, vốn của các tổ chức chính trị xã hội, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn của các thành phần kinh tế khác… Để công tác thẩmđịnh đạt chất lượng tốt, người làm công tác thẩmđịnh cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Nắm vững chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của ngành, của địa phương, vàcác qui chế, luật phápvềquản lý kinh tế, quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của nhà nước. - Hiểu biết về bối cảnh, điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án, tình hình và trình độ kinh tế chung của địa phương, đất nước và thế giới. Nắm vững tình hình SXKD, các số liệu tàichính của DN, cácquan hệ tàichính - kinh tế tín dụng của DN (hoặc của chủ đầu tư khác), với NH và NSNN. - Biết khai thác số liệu trong báo cáo tàichính của DN (hoặc chủ đầu tư), các thông tin về giá cả, thị trường để phân tích hoạt động chung của DN, từ đó có thêm căn cứ vững chắc để quyết định đàu tư hoặc cho phép đầu tư. - Biết xác địnhvà kiểm tra được các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật quantrọng của dự án, đồng thời thường xuyên thu thập, đúc kết, xây dựng các chỉ tiêu định mức kinh tế - kỹ thuật tổng hợp trongvà ngoài nước để phục vụ cho việc thẩm định. - Đánh giá khách quan, khoa học và toàn diện nội dung dự án, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia trongvà ngoài ngành có liên quan ở trongvà ngoài nước. - Thẩmđịnh kịp thời, tham gia ý kiến ngay từ khi nhận được hồ sơ. - Thường xuyên hoàn thiện qui trình thẩm định, phối hợp và phát huy được trí tuệ tập thể. * Căn cứ tiến hành thẩmđịnh - Hồ sơ dựán - Căn cứ pháp lý - Các tiêu chuẩn, quy phạm vàcácđịnh mức trong từng lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật cụ thể - Các quy ước, thông lệ quốc tế * Nội dung thẩmđịnhdựán đầu tư bao gồm - Thẩmđịnh khía cạnh pháp lý của dựán - Thẩmđịnh mục tiêu của dựán - Thẩmđịnh khía cạnh thị trường của dựán - Thẩmđịnh khía cạnh kỹ thuật - công nghệ của dựán - Thẩmđịnhvề kế hoạch tổ chức - triển khai thực hiện, quản lý và nhân sự thực hiện dựán - Thẩmđịnh khía cạnh tàichính của dựán - Thẩmđịnhvềcác chỉ tiêu kinh tế - xã hội của dựán - Thẩmđịnhvề môi trường sinh thái của dựán - Phân tích rủi ro của dựán * Quy trình tổ chức thẩmđịnhdựán Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vayvốn CBTD hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn: CBTD tiếp nhận hồ sơ khách hàng, đối chiếu và kiểm tra tính xác thực, đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ đủ CBTD sẽ báo cáo lãnh đạo và thực hiện các bước tiếp theo, nếu hồ sơ còn thiếu yêu cầu khách hàng bổ sung hoàn thiện cho đến khi đầy đủ. Nhận hồ sơ khách hàng có phiếu giao nhận. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, CBTD tiến hành thu thu thập thông tin từ CIC: thông tin khách hàng, quan hệ tín dụng của khách hàngtạicác tổ chức tín dụng tinh đến thời điểm gần nhất. Hồ sơ khách hàng được gửi đến phòng quản lý rủi ro, và tiến hành thẩmđịnh tín dụng độc lập nếu cần thiết theo quy định của Tổng giám đốc, cáctài liệu gửi đến phòng quản lý rủi ro bao gồm: hồ sơ pháp lý khách hàng, hồ sơ dựán đầu tư, hồ sở tài sản đảm bảo, các báo cáo tài chính. Bước 2: Kiểm tra hồ sơ vayvốnvà mục đích vayvốn CBTD kiểm tra tính xác thực, hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ văn bản trong danh mục hồ sơ khách hàng. Về mục đích vay vốn: cần kiểm tra nhu cầu vayvốn có thuộc đối tượng cho vay của NH không. Tính hợp pháp của mục đích vay vốn, mặt hàng kinh doanh có thuộc diện cấm lưu hành theo quy định của Chính phủ không? Đối với cácdựán [...]... Thẩmđịnhtàichính DAĐT là thẩmđịnhcác yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của dự án Hay nói cách khác, thẩmđịnhtàichính DAĐT là thẩmđịnh tính khả thi về mặt tài chính của dự án, nhu cầu vayvốn của dựán cũng như khả năng trả nợ và lãi vay của dựán 1.2.3.2 Sự cần thiết thẩmđịnhtàichính DAĐT trong hoạt động cho vay của các NHTM NH thu lợi chủ yếu nhờ hoạt động cho vayChính vì vậy mỗi... những dựánvayvốnngắn hạn và không quá 30 ngày với những dựánvayvốn trung và dài hạn 1.2.3 Hoạt động thẩmđịnhtàichínhdựán đầu tư Đối với NH thì thẩmđịnhtàichính DAĐT vẫn là mục tiêu quan tâm hàng đầu Bởi vì, trong khi tiến hành thẩmđịnh DAĐT , NH đặc biệt quan tâm tới hiệu quả tài chính của dự án mang lại, nhất là thời gian vàcác nguồn dùng để trả nợ cho NH 1.2.3.1 Khái niệm Thẩmđịnh tài. .. mức lãi lỗ hàng năm của dựán Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh kết quả của hoạt động sản xuất, dịch vụ trong từng năm của dòng đời dựán Đối với NHTM nó là cơ sở về mặt tàichính để đánh giá dựán một cách chính xác Trongthẩmđịnhtàichính DAĐT, việc thẩmđịnh dòng tiền của dựán có thể nói là việc khó nhất Thẩmđịnhtàichínhdựánquan tâm tới lượng tiền đi vào (dòng vào) và đi ra... án đầu tư tạicác NHTM 1.3.1 Cácphương pháp, điều kiện thực hiện và những khó khăn khi triển khai thực từng phươngpháptrong NHTM Trong việc thẩmđịnh một DAĐT nói chung thì có 5 phươngphápthẩmđinh là: Phươngphápthẩmđịnh theo trình tự, Phươngpháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu, Phươngpháp phân tích độ nhạy, Phươngphápdự báo vàPhươngpháp triệt tiêu rủi ro Nhưng chỉ có 3 phươngpháp cuối... với các bước cụ thể Thông thường, thẩmđịnhtàichính DAĐT được tiến hành thông qua một số bước sau: a Thẩmđịnhtổng mức vốn đầu tư và nguồn tài trợ cho dựán * Thẩmđịnhtổng mức vốn đầu tư Đây là nội dung quantrọng đầu tiên cần xem xét khi tiến hành phân tích tàichínhdựán Việc thẩmđịnhchính xác tổng mức vốn đầu tư có ý nghĩa rất quantrọng đối với tính khả thi của dựán Nếu mức vốn đầu tư dự. .. trữ vàvốndự phòng * Thẩmđịnh nguồn tài trợ cho dựán Trên cơ sở tổngvốn đầu tư cho dự án, NH tiến hành xem xét các nguồn tài trợ cho dự án, trong đó phải tìm hiểu về khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn về quy mô và tiến độ Các nguồn tài trợ cho dựán có thể do Chính phủ tài trợ, NHCV, vốn tự có của chủ đầu tư, vốn huy động từ các nguồn khác Để đảm bảo tiến độ thực hiện đầu tư của dự án, vừa để tránh ứ... của công tác thẩmđịnhtàichínhdựán bản thân nó đã và đang tiếp tục trở thành một bộ phận quantrọng mang tính quyết địnhtrong hoạt động cho vay của mỗi NH Tuy nhiên, để làm tôt công tác thẩmđịnhtàichính DAĐT, trước hết chúng ta phải hiểu nội dung thẩmđịnhtàichính DAĐT ở NHTM 1.2.3.3 Nội dung thẩmđịnhtàichínhdựán đầu tư trong hoạt động cho vay của NHTM Hoạt động thẩmđịnhtàichính DAĐT... quả thẩmđịnhchính xác và hiệu quả thì cần kết hợp tất cả các chỉ tiêu trên vì chúng bổ sung hỗ trợ cho nhau giúp người thẩmđịnh đưa ra được kết luận khách quanvàchính xác nhất Chất lượng thẩmđịnhtàichính DAĐT bị nhiều nhân tố khác nhau Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng thẩmđịnhtàichínhdự án, NHTM phải quan tâm đến các nhân tố này 1.3 Một số phươngpháp chủ yếu trongthẩmđịnhtàichínhdự án. .. dự tính quá thấp dựán sẽ không thục hiện được, ngược lại nếu dự tính quá cao sẽ không phản ánh chính xác hiệu quả tài chính của dự ánTổng mức vốn đầu tư của dựán bao gồm toàn bộ số vốn cần thiết để thiết lập và đưa dựán vào hoạt động Tổng mức vốn này được chia ra thành hai loại: Vốn đầu tư vào tài sản cố địnhvàvốn lưu động ban đầu - Vốn đầu tư vào tài sản cố định bao gồm: đầu tư vào trang thiết... yếu trong công tác thẩmđịnhtàichính DAĐT nói riêng Cụ thể như sau: 1.3.1.1 Phươngpháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu Đây là phươngphápthường được sử dụng trongthẩmđịnhtàichính DAĐT Nội dung của phươngpháp này so sánh, đối chiếu nội dung tàichínhdựán với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, thông lệ (quốc tế vàtrong nước) cũng như các . TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TRONG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương. lượng thẩm định tài chính dự án, NHTM phải quan tâm đến các nhân tố này. 1.3. Một số phương pháp chủ yếu trong thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các NHTM.