1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC QUY ĐỊNH, NGHIỆP VỤ CỦA MSB VỀ LC

4 547 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 16,46 KB

Nội dung

CÁC QUY ĐỊNH, NGHIỆP VỤ CỦA MSB VỀ L/C I. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Mục đích và phạm vi áp dụng 1.Quy định này áp dụng cho Sở Giao dịch và các Chi nhánh Maritime Bank ( sau đây gọi chung là Chi nhánh) trong giao dịch về nghiệp vụ tài trợ thương mại với Trung tâm Thanh toán. 2. Quy định này được ban hành nhằm xác định trách nhiệm của Trung tâm Thanh toán và các Chi nhánh trong nghiệp vụ tài trợ Thương mại. Điều 2: Trách nhiệm của các đơn vị Maritime Bank 1.Đối với các Chi nhánh a) Chịu trách nhiệm tiếp nhận, giao dịch, thẩm định và quyết định nghiệp vụ cho Khách hàng theo đúngquy định hiện hành của pháp luật, quy định, quy trình nghiệp vụ của Maritime Bank; b) Chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung hồ sơ nghiệp vụ, yêu cầu và thông tin đã cung cấp cho Trung tâm Thanh toán; c) Thực hiện các yêu cầu nghiệp vụ từ Chi nhánh đối với các nghiệp vụ cụ thể đảm bảo an toán cho Khách hàng và cho Maritime Bank; d) Phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Thanh toán trong việc giải quyết các tranh chấp khiếu nại hoặc các phát sinh có liên quan đến các giao dịch Khách hàng; e) Thông tin và bổ sung đầy đủ các nội dung liên quan đến giao dịch được thực hiện tập trung tại Trung tâm Thanh toántheo yêu cầu của Khách hàng và các Chi nhánh; f) Có trách nhiệm gửi báo cáo hoạt động Tài trợ Thương mại hàng tháng về Trung tâm Thanh toán trước ngày thứ 05 của tháng kế tiếp. Điều 3: Nguyên tắc thực hiện giao dịch 1.Về thời gian giao dịch a) Quy định chung: - Maritime Bank thực hiện chuyển điện đi Ngân hàng nước ngoài từ thứ 2 đến thứ 6. Sáng thứ 7 chỉ xử lý các giao dịch nội bộ (không chuyển điện đi Ngân hàng nước ngoài); b) Quy định cụ thể tại Chi nhánh - Kể từ khi nhận được đầy đủ bộ hồ sơ, chứng từ yêu cầu thực hiện nghiệp vụ tài trợ Thương mại từ Khách hàng, Ngân hàng trong nước hoặc nước ngoài, trong vòng 02 giờ đồng hồ các nhân viên chi nhánh có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan tới Trung tâm thanh toán. Trường hợp nghiệp vụ phát sinh sau 15h30’ sẽ được thực hiện vào đầu giờ sáng ngày làm việc kế tiếp; - Nghiệp vụ Tài trợ Thương mại sau khi được Trung tâm Thanh tóan xử lý và thông báo kết quả đến Chi nhánh, nhân viên Chi nhánh có trách nhiệm thông báo lại kết quả nghiệp vụ đến Khách hàng trong vòng 01 giờ đồng hồ; c) Tại Trung tâm Thanh toán - Sau khi nhận đầy đủ bộ hồ sơ từ Chi nhánh, thanh toán viên tại TTTT có trách nhiệm thực hiện nghiệp vụ trong vòng 02 giờ đồng hồ. Trường hợp nhận được chứng từ sau 16h00’, thanh toán viên có trách nhiệm thực hiện xong nghiệp vụ chậm nhất vào ngày làm việc kế tiếp. Điều 4 : Thương lượng và chiết khấu L/C Trong phạm vi hướng dẫn và chiết khấu được hiểu như sau: 4.1. Thương lượng L/C : Là việc MSB ứng trước một phần tiền theo yêu cầu của khách hàng khi họ xuất trình chứng từ xuất khẩu theo L/C nhờ MSB đòi tiền. MSB có quyền truy đòi khách hàng nếu ngân hàng nước ngoài không thanh toán hoặc thanh toán không đủ số tiền MSB đã ứng cộng các khoản lãi và các phí liên quan. 4.2. Chiết khấu L/C : Là việc MSB mua hẳn bộ chứng từ của khách hàng khi họ xuất trình chứng từ L/C xuất khẩu theo một mức giá nhất định. Sau khi mua, MSB là người sở hữu bộ chứng từ (gồm hối phiếu) và hưởng khoản lợi hay rủi ro mà nó đem lại. Điều 5: Thẩm quyền trong nghiệp vụ L/C 5.1. Các chi nhánh MSB đều được thực hiện nghiệp vụ L/C, trừ khi có những quy định riêng khác về chức năng và nhiệm vụ của một chi nhánh cụ thể. 5.2. Mức phán quyết trong nghiệp vụ L/C áp dụng theo quy định hiện hành của chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT) MSB Điều 6 : Cơ sở pháp lý chung 6.1. Chi nhánh MSB phải tuân thủ quy định quản lý ngoại hối, chính sách xuất nhập khẩu và các quy định khác liên quan (nếu có) theo từng thời kì của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 6.2. Trong phạm vi hướng dẫn này, MSB chấp nhận áp dụng chính thức các tập quán do phòng thương mại quốc tế ban hành dưới dạng các quy tắc sau: - “ Các quy định và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ ”, ấn phẩm hiện hành (UCP hiện hành) - “ Các quy định thống nhất về hàon trả tiền giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng từ” ấn phẩm hiện hành (URC hiện hành) - “ Quy tắc thực hành bảo lãnh dự phòng quốc tế” ấn phẩm hiện hành( ISP hiện hành) 6.3. Việc áp dụng các thông lệ và tập quán khác liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ L/C tùy thuộc vào các yêu cầu thực tế và khả năng nắm bắt, vận dụng thông lệ và tập quán đó tại chi nhánh MSB 6.4. Trong mọi trường hợp, các thông lệ, tập quán. quy tắc áp dụng phải được nêu rõ trong L/C và các hợp đồng thỏa thuận, điện, thư từ giao dịch với các bên có liên quan. 6.5. Mọi tranh chấp liên quan đến dịch vụ L/C của MSB sẽ được xét xử tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam trừ khi có sự thỏa thuận khác trước đó. Nhằm phục vụ cho hướng dẫn này, các chứng từ thỏa thuận, hợp đồng cảu MSB liên quan đến dịch vụ L/C cần dẫn chiếu cơ quan tài phán là trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. Điều 7 : Nguyên tắc cung cấp dịch vụ theo hạn mức 7.1. Chi nhánh MSB cung cấp các dịch vụ L/C cho từng khách hàng, ngân hàng khác trên cơ sở hạn mức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các dịch vụ L/C cho khách hàng chưa có hạn mức hoặc vượt hạn mức chi nhánh phải tiến hành thẩm tra theo từng trường hợp cụ thể và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tiến hành. 7.2. Chi nhánh MSB cung cấp các dịch vụ L/C tuân theo nguyên tắc về hạn mức như sau: a) Các dịch vụ không cần hạn mức: Thông báo L/C, chuyển nhượng L/C và nhờ thu chứng từ theo L/C xuất khẩu b) Các dịch vụ nằm trong hạn mức chung: - Mở L/C trả chậm, L/C thanh toán dần, L/C dự phòng: Thuộc hạn mứuc bảo đảm bảo lãnh cho khách hàng. Nếu MSB có cấp hạn mức chi tiết cho từng loại bảo lãnh thì việc mở L/C này cũng phải tuân theo các hạn mức đó - Bảo lãnh nhận hàng không có vận đơn gốc: Thuộc hạn mức bảo đảm bảo lãnh chung cho khách hàng. - Thương lượng L/C xuất khẩu dựa trên bộ chứng từ xuất trình L/C xuất khẩu: Nằm trong hạn mức cho vay cấp cho khách hàng c) Các dịch vụ cần có hạn mức chi tiét theo thẩm định và phê duyệt riêng: - Mở L/C nhập khẩu trả ngay, không kể L/C dự phòng ( dưới đây gọi là hạn mức mở L/C). Hạn mức này nằm trong hạn mức bảo đảm bảo lãnh cho khách hàng. - Xác nhận L/C do ngân hàng khác phát hành - Chiết khấu bộ chứng từ xuất trình theo L/C xuất khẩu 7.3. Việc thẩm định và phê duyệt hạn mức đối với các dịch vụ L/C được tiến hành theo định kì một quý một lần hoặc có thể tiến hành đột xuất khi có một trong các yêu cầu sau: - Yêu cầu của khách hàng về việc được cấp hạn mức - Yêu cầu của hội đồng quản trị, tổng giám đốc - Yêu cầu của giám đốc các các chi nhánh MSB đối với các hạn mức của khách hàng do chi nhánh mình quản lý 7.4. Khi cung cấp các dịch vụ vượt hạn mức và vượt thẩm quyền cảu mình hoặc cung cấp các dịch vụ L/C chưa được nêu ở trên thì chi nhánh MSB phải tiến hành thẩm định và trình trụ sở chính phê duyệt trước khi thực hiện. Điều 8: Các quy định chung khác 8.1. Các giao dịch nghiệp vụ phải có số tham chiếu thống nhất theo quy định hiện hành của MSB 8.2. Cán bộ đại diện cho khách hàng hoặc ngân hàng khác trong nước gaio dịch với các chi nhánh MSB liên quan đến giao nhận chứng từ theo nghiệp vụ L/C phải có ủy quyền hoặc giấy giới thiệu của đại diện pháp nhân có thẩm quyền. Trường hợp khách hàng có ủy quyền theo thời hạn thì thời hạn ủy quyền không đựoc quá 1 năm. . và quy t định nghiệp vụ cho Khách hàng theo đúngquy định hiện hành của pháp luật, quy định, quy trình nghiệp vụ của Maritime Bank; b) Chịu trách nhiệm về. CÁC QUY ĐỊNH, NGHIỆP VỤ CỦA MSB VỀ L/C I. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Mục đích và phạm vi áp dụng 1 .Quy định này áp dụng cho Sở Giao dịch và các Chi

Ngày đăng: 19/10/2013, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w