1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nhu cầu giải trí của thanh niên: Nghiên cứu khuôn mẫu giải trí của thanh niên và sự đáp ứng nhu cầu giải trí tại Hà Nội : TS Xã hội học 5.01.09

242 79 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 242
Dung lượng 20,52 MB

Nội dung

Nhu cầu giải trí với tư cách một bộ phận cấu thành hệ thông các nhu cầu của con người đóng vai trò không nhỏ trong việc hình thành động cư hành động của thanh niên trong thời gian rỗi..

Trang 1

(Đính ^7h i (ĩ)ăn @hi

NHU CẨU GIẢI TRÍ CỦA THANH NIÊN

ịNghiên cứu khuôn mẫu giải trí của thanh niên

và sự đáp ứng nhu cầu giải trí tại Hà Nội)

Trang 2

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc cia riêng tôi Các thông tin và kết quả điều tra trong luận án do chính tôi cùng các

o n g tác viên thu thập và xử lý trong quá trình thực hiện luận án, chưa hề được ai

o n g b ố trong b ất kỳ công trình nào khác.

H à Nội, ngày 15/12/20001 Tác g iả luận án

Đ inh T h ị V ân C hỉ

Trang 3

1 C h ú d ẫ n : N goài những chú dẫn t h e o quy định của Bộ G iáo dục- đào tạo

(đặt trong ngoặc vuông với số thứ tự của tài liệu và số trang), trong luận án còn có những chú dẫn cho những thông tin được trích từ báo viết, báo hình, báo điện tử và

m ạng điện tử Những chú dẫn này được đặt trong ngoặc vuông với số thứ tự củ a tư liệu trong danh m ục tài liệu tham khảo, nhưng không có số trang, ví dụ: [37]

2 C h ú th íc h : Những thông tin cần chú thích, mà không phải trích từ tài liệu tham khảo, đều có chỉ dẫn bằng m ột ngoặc đơn với số thứ tự của chú thích đó và số trang, ví dụ: (X chú thích 5, tr 166) Lời chú thích được đặt sau phần “ K ết luận” của luận án với thứ tự lần lượt theo các chương.

3 C á c b ả n g thống kê, sơ đ ồ , biểu đồ được đánh số riêng cho từng loại theo thứ tự xuất hiện trong luận án.

Trang 4

T rang

M ơ đ ầ u

1 T ín h c ấp thiết củ a đề t à i 6

1 Ý n g h ĩa kh o a học và thực tiễn của đề t à i 7

2 Lịch sử nghiên c ứ u 8

4 Phương pháp luận nghiên c ứ u 12

5 M ục đ ích và nh iệm vụ nghiên c ứ u 14

t G iới hạn phạm vi đề t à i 16

7 G iả th u y ế t nghiên c ứ u 16

8 Phương pháp và kỹ thuật nghiên c ứ u 16

5 Cơ cấu của luận á n 18

Chương 1: Một sô vấn đề lý luận về giải trí và nhu cầu giải trí c ủ a th a n h n i ê n 20

1 Cơ sở lý luận nghiên cứu nhu cầu giải trí 20

1.1 Một số học thuyết, quan điểm của các nhà xã hôi h ọ c 20

1.2 Quan điểm của Đảng CSVN về nhu cầu giải tr í 27

2 Nhu cầu giải t r í 29

2.1 Giải tr í 29

2.1.1 Giải trí - M ột dạng hoạt động xã h ộ i 30

2.1.2 Một số đặc trưng cơ bàn của giải t r í 31

2.1.3 Cơ cấu của hoạt động giải tr í 33

2.1.4 Chức năng xã hội của giải trí 33

2.2 Nhu cầu giải tr í 37

2.2.1 Bản chất của nhu cầu giải tr í 38

2.2.2 N hững nhân tố tác động quyết địn h tới Iihu cầu giải trí 40

2.3 Khuôn mẫu giải t r í 42

3 T hanh niên và vai trò củ a giải trí đối với thanh n i ê n 44

3.1 T hanh niên và văn hoá nhóm của thanh n i ê n 44

3 1.1 K hái niệm thanh niên và thanh niên H à N ộ i 44

3 1 2 Văn hoá nhóm của thanh niên và văn hoá nhóm c ủ a thanh

MỤC LỤC

Trang 5

niên Hà N ộ i 46

3.2 Vai trò của giải trí đối với thanh n iê n

Chương 2: N h u c ầ u giái t r í củ a th a n h niên H à Nội hiện n ay và sự đ á p ứ ng c ủ a x ã hội đôi vói n h u cầu đ ó 53

1 Một s ố điều kiện tự nhiên- xã hội của Hà Nội ảnh hưởng tới nhu cầu giải trí của thanh n iê n 53

2 Nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội qua các thời kỳ lịch s ử 54

2.1 Khái quát về nhu cầu giải trí của thanh niên Hà nội trước đ â y 54

2.1.1 Thời kỳ trước 1 9 5 4 55

2.1.2 Thời kỳ 1954-1985 55

2.1.3 Thời kỳ Đổi mới (1 9 8 6 -n ay ) 56

2.2 Nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội hiện n a y 57

2 2 1 Khuôn mẫu giải trí của thanh niên Hà Nội xét theo các cấp độ thời gian r ỗ i 57

2 2 2 Khuôn mẫu giải trí của thanh niên Hà Nội xét theo các chủ thể tổ chức giải trí 74

2.3 Đánh giá khuôn mẫu giải trí của thanh niên Hà Nôi hiên n a y 78

3 Thực trạng đáp ứng của Hà Nội đối với nhu cầu giải trí của thanh niên hiện n a y 81

3.1 Những hoạt động giải trí được thanh niên Hà Nội ưa thích nhưng không có điều kiện tham g ia 81

3.2 Khả năng đáp ứng của Hà Nội đối với nhu cầu giải trí của thanh niên 83 3.2.1 Đáp ứng tại khu vực địch vụ giải trí nhà n ư ớc 83

3 2 2 Đ áp ứng tại khu vực dịch vụ giải trí tư n h â n 90

3.3 Đánh giá sự đáp ứng của Hà Nội đối với nhu cầu giải trí của TN 97

3.3.1 Mức độ đáp ứng của HN đối với nhu cầu giải trí của TN 97

3.3.2 Những mạt tích cực và hạn ch ế trong việc đáp ứng nhu cầu giải trí cho thanh niên Hà N ộ i 100

3.4 Tác động tiêu cực của việc chưa đáp ứng thoá đáng nhu cầu giải trí của thanh n i ê n 102

4 N guyên nhân tình trạng đáp ứng chưa thoá đáng đối với nhu cầu giải trí của thanh niên Hà N ộ i 118

Trang 6

4 1 Nguyên nhân chủ q u a n 119

4.2 Vai trò của hệ thống dịch vụ giải tr í 125

4.3 Vai trò của hoạt động quàn l ý 126

4.4 Nguyên nhân khách q u a n 129

Chương 3: Xu hưứng biến đổi và giai pháp nâng cao hiệu quá đáp ứng nhu cầu giái trí cho thanh n iê n 131

1 Những nhân tố tác động tới sự biến đổi của nhu cầu giải tr í 131

1.1 Sự phát triển sản xuất xã h ộ i 131

1.2 Những phương thức đáp ứng nhu cầu giải tr í 131

1.3 Sự biến đổi của văn h o á 133

2 Xu hướng biến đổi nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội hiện n a y 134

2.1 Sự biến đổi nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội theo thời gian 134

2.2 Sự biến đổi nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội do tác động của kinh tế thị trường 143

3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đáp ứng nhu cầu giải trí của TN í 50 3.1 Đáp ứng nhu cầu giải trí cho thanh niên trên cơ sở khoa h ọ c 150

3.2 Quản lý và quy hoạch vĩ mô đối với văn hoá và giải tr í 154

3.3 Quản lý vù quy hoạch vi mô đối với giải tr í

Kết lu ậ n 164

Chú t h íc h 166

Phụ lục 1 168

Phụ lục 2 184

P hi lục 3 197

Phạ lục 4 215

P hi lục 5 223

Phi lục 6 231

Tà liệu tham k h ả o 235

Trang 7

MỞ ĐẨU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI:

Tuổi thanh niên là giai đoạn định hình và phát triển nhân cách, làm nền tảng cho sự phát triển các mặt sau này Nhân cách con người được hình thành thông qua

ba lĩnh vực: giao tiếp, hoạt động và tự ý thức, trong đó lĩnh vực hoạt động bao gồm không chỉ hoạt động lao động mà còn cả những hoạt động ngoài giờ làm việc (các hoạt động vui chơi giải trí) Điều này cho thấy giải trí là một trong những yếu tố cơ bin góp phần hình thành nên nhân cách con người.

Bên cạnh đó, các hoạt động giải trí (với tư cách là những hoạt động tự do, theo nhu cầu và sở thích của cá nhân) là m ột bộ phận quan trọng trong cơ cấu hoạt đòng sống của cá nhân, góp phần tạo nên diện mạo văn hoá cá nhân và là m ột trong những thước đo lối sống của con người.

X ã hội càng phát triển, thời gian lao động càng rút ngắn lại và thời gian rỗi cìng nhiều hơn Với xu hướng đó, mối quan tâm của xã hội không còn là “ Làm sao

đí làm việc được nhiều hơn” m à sẽ là “Làm thế nào đê giải trí hiệu quả hơn”

Từ tháng 10/1999, nước ta đã chuyển sang ch ế độ làm việc 40 giờ/tuần, các cớng chức nhà nước có 2 ngày nghỉ Nhưng trong điểu kiện cơ sở hạ tầng hiện có, vốc sử dụng số thời gian rỗi đó một cách hiệu quả, tích cực và lành m ạnh, không phải là vấn đề đơn giản Thực tế xã hội Việt Nam những năm gần đây cho thấy, bên caih những thành tựu 1ỚI1 của đất nước trong công cuộc Đổi mới, chúng ta cũng

đ aig chứng kiến những biểu hiện tiêu cực hoá đời sống văn hoá- tinh thần của xã híi: Một bộ phận thanh niên thê hiện sự phát triển nhân cách chưa đúng hướng, lối síng, lối suy nghĩ có những lệch lạc cần uốn chỉnh.

Đ iều này là một hệ quả tất yếu của sự phát triển: Nền kinh tế thị trường đòi h(i sự thay đổi không chỉ cơ cấu kỉnh tế mà cá hệ thốnơ giá trị- chuẩn mực Một số gií trị truyền thống đã không còn hoàn toàn phù hợp với điều kiện mới trong khi Iilững giá trị mới của kinh tế thị trường lại chưa tìm được cơ sở tồn tại trong tâm thức người Việt, gây nên sự lúng túng trong định hướng, làm biến đổi hành vi ứng

Trang 8

xử, thậm chí những lệch chuẩn xã hội trong một số người Thanh niên là Iihóm xã hội chịu sự chi phối mạnh mẽ nhất của những lệch chuẩn này Nguyên nhân sâu xa của tình hình là những nhu cầu khách quan không được đáp ứng của con người Nhu cầu giải trí (với tư cách một bộ phận cấu thành hệ thông các nhu cầu của con người) đóng vai trò không nhỏ trong việc hình thành động cư hành động của thanh niên trong thời gian rỗi Bởi vậy, chúng ta không thể không quan tâm đến nhu cầu giải trí của họ, và tìm những biện pháp thiết thực nhằm đáp ứng và định hướng nhu cầu ấy vì lợi ích toàn xã hội.

Với ý nghĩa quan trọng như vậy, nhu cầu giải trí của thanh niên cần được quan tâm nghiên cứu một cách đúng mức Đ ó là lý do khiến chúng tôi chọn đề tài

“Nhu cầu giải trí của thanh niên (nghiên cứu khuôn mẫu giải trí của thanh niên

và sự đáp ứng nhu cầu giải trí tại Hà N ội)”

2 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THựC TIÊN CỦA ĐỂ TÀI:

* Ý nghĩa khoa học:

- Lần đầu tiên, nhu cầu giải trí được nghiên cứu từ hướng tiếp cận xã hội

học với m ột công trình cấp quốc gia, gồm cả nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu

thực nghiệm. Đ ề tài của chúng tôi sẽ góp phán bổ sung thêm lý luận nghiên cứu xã

hội học văn hoá, đổng thời là bước đi đầu tiên hướng tới sự hình thành môn xã hội học giải trí trong tương lai tại Việt Nam

- Phát triển và hoàn thiện khái niệm “Nhu cầu giải tr ĩ\ xảy dựng một

quan niệm khoa học vê giải trí. Bằng những phân tích sâu sắc về giải trí và nhu cầu giải trí, đề tài đề xuất một khái niệm khoa học vể nhu cầu giải trí, khắc phục quan niệm sai lệch đang phổ biến trong xã hội coi giải trí là rong chơi vô bổ và đối iập

với lao động.

- Phát triển phưong pháp quan sát trên cơ sở sử dụng kỹ thuật tin học:

Lần đầu tiên một phương pháp thu thập thông till truyền thống của xã hội học được

sử dụng thành công với phương tiện hiện đại của công nghệ tin học (Quan sát Iihộp cuộc qua mạng điện tử) Kỹ thuật này không chỉ mở rộng khả năng khai thác các

Trang 9

dịch vụ điện tử mà còn cho phép nhà xã hội học thâm Iihộp thực tế ngay cả khi

không điều tra điền dã.

* Ý n g h ĩa th ự c tiền :

- N ghiên cứu thực tiễn của đề tài sẽ cung cấp dữ liệu về nhu cầu giải trí củ a thanh niên Hà Nội, sự khác biệt giữa những hoạt động họ thường tham gia và những hoạt động họ m uốn tham gia, từ đó phác thảo khuôn mẫu giải trí của thanh niên

- Khảo sát hiện trạng hoạt động của hệ thông dịch vụ giải trí tại Hà Nội, đánh

g iá một cách khoa học về mức độ đáp ứng của chúng đối với nhu cầu giải trí của

thanh niên Đ iều đó giúp ta hình dung về khả năng đáp ứng của hệ thống này đối với nhu cầu giải trí của thanh niên nói riêng và cư dân H à Nội nói chung.

- Chỉ rõ nguyên nhản của những hạn chế trong việc đáp ứng nhu cẩu giải trí

<cho thanh niên Hà Nội. Những phân tích m à luận án đưa ra sẽ hướng sự quan tâm

củ a xã hội vào những hạn chế này và làm thay đổi định hướng đối vói nó.

Phân tích xu hướng phát triển nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội và đề jcuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đáp ứng đối vói nhu cầu đó. N hững giải

pháp này sẽ là những gợi ý đối với các nhà quản lý trong việc hoạch định các chính sách phát triển đời sống văn hoá- tinh thần của thanh niên và cư dân thủ đô.

Gợi ý một số mô hình các khu giải trí phục vụ thanh niên, trong đó có những nnô hình phù hợp với điều kiện thực tế hiện có củ a Hà Nội, và những m ô hình hiện

dại với định hướng xây dựng ngành công nghiệp giải trí tại Việt nam.

3 LỊCH SỪ NGHIÊN CỨU:

3.1 Một Số nghiên cứu về giải trí trên thê giới:

N hữig nghiên cứu đầu tiên vể giải trí đã xuất hiện ở Hy Lạp cổ đại, trong mhững bài viết của Aristote, Platon và các tác giả khác về bản chất và chức năng của ígiải trí tror.g đời sống con người [142] nhưng phái đến cuối thế kỷ 19, giải trí và inhững vấn 5ề liên quan (như thời gian rỗi, nhàn rỗi, ) mới được quan tâm thực sự.

Trang 10

Từ 1899 bắt đầu phát triển những nghiên cứu về giải trí với các công trình của

Yeblen, David Riesman Năm 1936, Léo Lagrange coi giải trí Iihư thành quả cuộc díu tranh cho phẩm giá người công nhân khi ông tuyên bố: “Chúng tôi muốn người

còng nhân, người nông dân, kẻ thất nghiệp tìm tliấy trong nhàn rỗi niềm vui sống vả

ý nghĩa của phẩm giá của họ” [31, tr.3] Bataille thì cho ràng giải trí hoàn toàn không phải trò vô bổ m à là sự sử dụng năng lượng vì sức khoẻ, là sự giải thoát khỏi những gì bị giám sát và khống chế, là điều kiện chuẩn bị cho lao động tốt hơn

[157] Rõ ràng, giải trí không còn bị coi là “ngồi rồi” mà đã trở thành đối trọng của la:> động và là một bộ phận không thể thiếu của văn hoá.

Hiện nay đã hình thành môn khoa học về nhàn rỗi với tư cách khoa học liên ngành với nhiều tác giả nổi tiếng [142]

N hàn rỗi (leisure- tiêhg Anh, gocỵr - tiếng Nga) vừa có nghĩa là “Thời gian rỗi”

vừa có nghĩa là “Hoạt động trong thời gian rỗi” Bởi vậy, ta có thể hiểu thuật ngữ này tương đương với “Giải trí” và chúng tôi sẽ dùng thuật ngữ “Giải trí” cho thống nhất (TG)

Trong số các khoa học vể giải trí có mặt cả Xã hội học giải trí- một chuyên

ngình có đối tượng nghiên cứu là thời gian rỗi trong mối tương tác với quỹ thời

gim , đặc biệt là then gian lao động, và trong mối quan hệ với các thiết ch ế xã hội,

cơ cấu xã hội, văn hoá và các quá trình xã hội [174, tr.342] Xã hội học giải trí ra

đờ; khoảng những năm 20 của th ế kỷ XX Đ ến sau chiến tranh th ế giới lần II, nó phct triển m ạnh m ẽ ở hầu hết các nước phương Tây do những thành tựu khoa học đã

chc phép rút ngắn thời gian lao động, làm thời gian rỗi tăng lên đáng kể và tập trung vào cuối tuần Lại thêm sự bùng nổ các phương tiện thông tin đại chúng, sự pha triển giao thông làm cho các hoạt động giải trí trở nên đa dạng và ngày càng phCc tạp hơn Các nghiên cứu Xã hội học giải trí cho thấy mối tương quan giữa thời giai lao động và thời gian rỗi đang thay đổi với lợi thế ngày càng nghiêng về phía

thờ gian rỗi, làm phức tạp hoá việc sử dụng thời gian rỗi của cư dân, thúc đẩy phát

triểi du lịch, công nghiệp giải trí và các hoạt động văn hoá- tinh thần Một số tác giả (chẳng hạn Dumazedier) còn khảng định về sự xuất hiện quá trình “văn minh

Trang 11

hca nhàn rỗi” với nghĩa giải trí sẽ trở thành động lực phát triển xã hội [174, tr 343], Nhà xã hội học Lafargue (Pháp) còn đòi hỏi "Quyền được lười biếng" bởi giải trí là

mỏt đ iều k iện quan trọng để COI 1 người thoát k h ỏi những lo toan bất tận củ a cu ộ c

rn.ru sinh, giải toả những cực nhọc của công việc, phát triển thể lực, tâm hồn và

những khả năn g cá nhân.

Ngày nay, tại các nước phương Tây đã hình thành một hệ thống thiết chế phạc vụ nghiên cứu và đào tạo các chuyên gia giải trí: v ề nghiên cứu lý thuyết, có mốt hệ thống tạp chí chuyên ngành, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm, trang Web

và địa chỉ truy cập trên Internet; Các nghiên cứu thực nghiêm cũng có thể kể rất

nhều (X chú thích 3, 4, 5, 6, tr 166) K hông những thế, khoa học về giải trí còn

tiên những bước dài khi mở các khoá đào tạo chuyên gia về giải trí bậc cử nhân, thic sĩ và thậm chí cả tiến sĩ tại các cơ sở nghiên cứu về giải trí [142],

Về mặt thực tiễn, nhu cầu giải trí được đặt vào vị trí xứng đáng trong sự quan tân của các nhà sản xuất- kinh doanh- dịch vụ Ngành công nghiệp giải trí khổng lồ

đã hình thành với hệ thống thiết c h ế phong phú và số lượng lao động to lớn K hoa

h ạ công nghệ tiên tiến được đầu tư cho ngành công nghiệp này, đáp ứng ngày càng

tốihorn nhu cầu giải trí của xã hội.

3.2 Nghiên cứu về giải trí ở Việt Nam:

Trong khi giải trí đã trở thành đối tượng nghiên cứu của một khoa học đang

trêi đà phát triển ở phương Tây thì ở V iệt Nam nó còn hầu như chưa được chú trọng

vàchưa được đưa vào danh mục nghiên cứu của giới học giả.

Trưóc đây, lác đác có một số tác giả (Nguyễn Tuân, Băng Sơn, Vũ Bằng )

để cập tới những khía cạnh đa dạng cùa văn hoá sinh hoạt và phong tục tập quán CỦI cư d ân ta (nhất là cư dân Hà N ội) [67, 48, 80, 99, 100, 122] Đ ặc biệt, cuốn

Vi t Nam phong tục của Phan K ế Bính có ghi lại nhiều thú chơi củ a cư dân miền

Bá: Việt Nam (nhất là Hà Nội) thời đầu thế kỷ như hát ả đào, hát tuồng, cuộc tiêu khê’n [ 17, tr 2 8 3 -2 9 1 ]

Nhưng các tác phẩm đó đều là những tác phẩm văn học hoặc văn hoá học,

Trang 12

Từ hướng tiếp cận khoa học hơn có thể kê tới những bài phóng sự, ghi chép, điều tra trên các phương tiện thông tin đại chúng về những khía cạnh cụ thể của

mu cầu giải trí như thực trạng thiếu địa điểm vui chơi và sự xuống cấp của cơ sở vit chất kỹ thuật, sự thiếu kinh phí đầu tư cho các điểm vui chơi giải trí tại địa bàn din cư (X Danh mục tài liệu tham khảo, tr 235).

Một công trình nghiên cứu thực sự khoa học về những vấn đề này là luận vãn thạc sĩ Văn hoá học của Phan Thanh Tá “Thời gian rỗi và hoạt động văn hoá của thanh niên Hà N ội” Tuy nhiên, đối tượng khảo cứu ở đây là thời gian rỗi, còn hoạt đfng giải trí chỉ được phân tích dưới góc độ là những hoạt động xảy ra trong thòi giin rỗi đó Khái niệm “nhu cầu giải trí” hoàn toàn chưa được đề cập Hơn nữa, hiớng tiếp cận của tác giả đối với những vấn đề này là hướng tiếp cận của Văn hoá hcc chứ không phải Xã hội học.

Người tiếp cận vấn để giải trí từ góc độ xã hội học văn hoá là cố tác giả Đeàn Vãn Chúc (Việt Nam chưa có khoa học giải trí, Xã hội học giải trí cũng chưa

ra iờ i Giải trí mới chỉ được nghiên cứu bước đầu trong khuôn khổ của Xã hội học văỉ hoá, với tư cách như một bộ phân cấu thành đời sống văn hoá của xã hội) Ông

đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về giải trí (mà ông thể hiện bằng khái niệm

“H^ạt động rỗi”) và khẳng định giải trí là một nhu cầu của con người (mà ông thể hiội bằng khái niệm “Nhu cầu văn hoá”) Trong công trình này, tác giả đã phân tích

sâ i sắc bản chất của nhu cầu văn hoá và một số khái niệm liên quan như Thời gian rỗi Hoạt động rỗi Đây thực sự là bước khai phá một lĩnh vực khoa học mới còn đaĩg để mở và chưa nhiều người quan tâm Tuy nhiên, ông chưa kịp làm được nhiều chc lĩnh vực mới mẻ này, nhất là về mặt nghiên cứu ứng dụng.

V iệc chuyển sang chế độ làm việc 40 giờ/tuần đang đặt chúng ta trước hai khả năng: 1- Xuất hiện những cơ hội to lớn cho sự phát triển toàn diện và của mỗi

cá ihân gắn với sự gia tăng của khoảng thời gian mà COI1 người được giải phóng khỏ việc mưu sinh để đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần; hoặc 2- Khả năng đáp

Trang 13

tội phạm ) nảy sinh, làm tiêu cực hoá đời sống xã hội.

Hãy còn sớm để nói đến Xã hội học giải trí ở Việt Nam Nhưng tất yếu khách quan của việc xuất hiện một khoa học như vậy đã được thấy rõ từ những thành tựu của chúng ta hôm nay và xu hướng phát triển chung của xã hội Bởi vậy, việc Iighiên cứu nghiêm túc và sâu sắc vể giải trí hoàn toàn không còn là sớm, nếu không muốn nói là chúng ta đã chậm chân so với thế giới.

4 PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN c ứ u NHU CẦU GIẢI TRÍ:

Nhu cầu giải trí được nghiên cứu theo hưóĩìg tiếp cận duy vật biện chứng

Nó được coi như một chỉnh thể thống nhất của các bộ phận cấu thành, nghĩa là bao

gổm nhiều dạng hoạt động khác nhau, có quan hệ m ật thiết và gắn bó hữu cơ với

nhau Chúng tương tác với nhau, thay thế lẫn nhau trong những điều kiện cụ thể, cùng nhau tạo nên bộ phận quan trọng của đời sống tinh thần của chủ thể.

Nhu cầu giải trí là một chỉnh thể sống động, luôn biến đổi, vận động và phát triển không ngừng Không chỉ tương tác giữa các dạng hoạt động, mà bản thân nhu cầu giải trí cũng biến đổi theo không gian, thời gian, theo sở thích và sự lựa chọn chủ quan của chủ thể hành động Tiếp cận nhu cầu giải trí bằng phương pháp duy vật biện chứng, chúng ta sẽ có một cái nhìn toàn diện và khoa học về vấn đề này.

Bên cạnh đó, chúng ta sẽ không thể hiểu được nhu cầu giải trí Iiếu không đặt

nó trong bối cảnh của m ột cơ cấu xã hội cụ thể, nghĩa là nghiên cứu I1Ó theo hướng tiếp cặn cấu trúc. Cơ cấu xã hội bao gồm cơ cấu giai cấp, cơ cấu nghề nghiệp, cơ

cấu dân số, cơ cấu lãnh thổ Nhu cầu giải trí trước hết phụ thuộc vào đặc điểm sinh

học, tâm lý, sở thích của chủ thể, nên những đặc trưng nhân khẩu xã hội trong cơ

cấu dân số là những biến số quan trọng giúp chúng ta lý giải sự khác biệt về nhu cầu giải trí giữa các lứa tuổi, giới tính, dân tộc Ngoài ra, con Iigười luôn phải thực hiện những vai trò xã hội tương ứng với vị trí xã hội mà mình chiếm giữ trong cư cấu nghề nghiệp Mỗi vai trò đều có một hệ thống chuẩn mực buộc người ta phải

Trang 14

tuân thủ, và vì tuân thủ những chuẩn mực đó m à chúng ta buộc phải hạn c h ế khả năng lựa chọn một số hình thức giải trí nào đó Hơn thế, giải trí là m ột nhu cầu khách quan và thường xuyên, đòi hỏi sự đáp ứng liên tục hàng ngày, nên cơ cấu

lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt: Sự phân bố dân CƯ theo địa bàn cư trú, số lượng và mật

độ các điểm dịch vụ giải trí tại các khu vực dân cư là những yếu tố quan trọng tác động tới nhu cầu giải trí của cư dân.

T iếp theo, hướng tiếp cận hệ thống cho thấy, nhu cầu giải trí là m ột bộ phận không thể tách rời của nhu cầu văn hoá Nó, một m ặt, là sản phẩm của điều kiện kinh tế- xã hội hiện có, được hình thành và đáp ứng bởi điều kiện đó M ặt khác, nó cũng tương tác và chịu sự chi phối m ạnh mẽ của văn hoá (hệ giá trị- chuẩn mực; hệ thống pháp luật ) và cùng với các yếu tố đó tác động trở lại xã hội m ột cách tích cực: Chính nhu cầu giải trí là nguồn động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế nhằm

m ục đích đáp ứng nó ngày càng tốt hơn.

V ận dụng vào thực tế sẽ thấy: Nhu cầu giải trí chịu sự chi phối m ang tính quyết định củ a các yếu tố: 1/ Cơ sở hạ tầng- kỹ thuật, và 2/ Đ ịnh hướng củ a xã hội Trong đó, định hướng củ a xã hội, một m ặt, quyết định sự hình thành nhu cầu giải trí theo cơ c h ế như nhân tố khách quan; m ặt khác, nó điều chỉnh, định hướng nhằm tạo

ra những hình thức giải trí này, làm m ai m ột hoặc xoá bỏ những hình thức giải trí khác Hai yếu tố này đóng vai trò Cung, quyết định sự đáp ứng đối với giải trí.

V à cuối cùng, hướng tiếp cận văn hoá cho thấy: M ỗi con người vừa là chủ thể sáng tạo văn hoá vừa là sản phẩm của văn hoá cộng đổng Bằng q uá trình xã hội hoá, con người sinh học tiếp nhận văn hoá cộng đồng để trở thành con người xã hội

Họ được nhào nặn, được khuôn theo văn hod củ a cộng đổng, khiến cho Iihững đặc trưng cơ bản của văn hoá đó luôn hiện diện trong họ, chi phối từ tư duy tới hành động của họ Trong điều kiện đó, nhu cầu giãi trí (như sự m ong m uốn cá nhân ẩn giấu trong tâm tư) và hoạt động giải trí (như những hành động xã hội được biểu hiện ra ngoài của nhu cầu đó) đều không thể vượt ra khỏi sự chi phối củ a khuôn

m ầu vãn hoá Chính W eber, trong Thuyết Hành động xã hội của m ình, đã chì ra bốn dạng hoạt động xã hội: Loại hợp m ục đích, loại hợp giá trị, loại cảm xúc và loại

Trang 15

hợp truyền thống [51, tr 160] Trong bốn loại này, loại hợp giá trị và hợp truyền

thống chịu sự chi phối mạnh mẽ của văn hoá cộng đổng.

Bởi vậy, văn hoá cộng đổng là yếu tố quan trọng, không thể xem nhẹ khi

nghiên cứu nhu cẩu giải trí Mong muốn giải trí cùa thanh niên như thế nào, phương

thức giải trí ra sao, luôn ghi đậm dấu ấn văn hoá cộng đồng đã được thẩm thấu vào mỗi cá nhân thông q u a quá trình xã hội hóa Hiểu biết về phong tục tập quán, về thói quen và tâm lý cộng đổng, về tín ngưỡng, niềm tin và cả những m ối quan hệ xã hội của chủ thể, là những cơ sở đáng tin cậy đế lý giải nhu cầu giải trí củ a họ.

5 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM v ụ NGHIÊN CỨU:

* M ụ c đ ích n g h iê n cứu:

Tìm hiểu thực trạng nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội hiện nay, khả năng đáp ứng củ a xã hội và khuyến nghị những giải pháp nâng cao hiệu quả đáp ứng đối với nhu cầu giải trí của thanh niên.

* N h iệm vụ n g h iên cứ u:

- Đ ề cập m ột số vấn đề lý luận về giải trí: Khái niệm giải trí; G iải trí là m ột nhu cầu khách quan; Chức năng của giải trí; Vai trò củ a giải trí đối với xã hội và đối với thanh niên.

- Tìm hiểu cơ cấu nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội hiện nay: Những hoạt động giải trí m à thanh niên H à Nội thường tham gia; N hững hoạt động giải trí họ ưa thích nhưng không thể tham gia, nguyên nhân của nó.

- Phân tích thực trạng sự đáp ứng của xã hội đối với nhu cầu giải trí của thanh niên H à Nội; Những tác động tiêu cực đối với xã hội khi sự đáp ứng

đó chưa thoả đáng và nguvên nhân củ a tình hình.

- Phân tích xu hướng biêìi đổi của nhu cầu giải trí của thanh niên H à Nội

trong giai đoạn hiện đại; Đề xuất các giải pháp nhằm định hướng và thoả mãn nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội ngày càng tốt hơn.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu như trên là cơ sở đê chúng tôi xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội như sau:

Trang 17

6 GIỚI HẠN PHẠM VI ĐÊ TÀI:

Nhu cầu giải trí rất đa dạng và không phải m ọi khía cạnh của I1Ó đều thể hiện

ra ngoài q ua hoạt động nên khó tiếp cận bằng các phương pháp xã hội học Bởi vậy, luận án củ a chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu là khuôn m ẫu giải trí của thanh niên (X Sơ đồ 3, tr 43) và sự đáp ứng của xã hội đối với nhu cầu giải trí trên địa bàn H à Nội.

7 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:

Chúng tôi xây dựng ba giả thuyết làm cơ sở nghiên cứu về nhu cẩu giải trí của thanh niên H à Nội:

Giả thuyết thứ nhất: Nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội hiên nay đa dạng, phong phú hơn trước, với nhiểu hình thức hoạt động mới xuất hiện, dẫn tới sự biến đổi cả về lượng và chất trong khuôn mẫu giải trí K huôn mẫu đó chịu tác động

củ a nền kinh tế thị trường và đang vận động theo xu hướng chung củ a các nước phát triển.

Giá th u y ết thứ h ai: K hả năng đáp ứng của xã hội đối với nhu cầu giải trí cho thanh niên Hà N ội còn hạn ch ế do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Giả th u y ết thứ b a : Sự đáp ứng chưa đúng mức đối với nhu cầu giải trí đang phát triển đa d ạn g củ a thanh niên Hà Nội là một trong những nguyên nhân làm biến dạng các hoạt đ ộ n g giải trí, xuất hiện những hoạt động không lành m ạnh (thậm chí những lệch ch u ẩn xã hội) trong một bộ phậti thanh niên Hà Nội.

8 PHƯƠNG PHÁP VẢ KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU:

Đ ê thu Ihộp thông tin phục vụ đề tài nghiên cứu, bên cạnh phương pháp phân tích tư liệu, chúng tôi đ ã tiến hành 6 cuộc khảo cứu thực tế như sau:

8.1 ĐIÍỈU TRA XÃ HỘI HỌC' VỀ NIIƯ CẦlI CiIẢI TRÍ CỦA THANH NIÊN HÀ NỘI [Phụ

lục 1, tr 168]:

Phương pháp: Bảng hỏi.

Mẫu dieII tra: 504 thanh niên, được chọi) theo 3 bước: Phân cụm , phân tầng

Trang 18

Người trả lời được chúng tôi lựa chọn là sinh viên, bởi: M ột m ặt, sinh viên

có nhu cầu giải trí tương đối cao vì họ nhiều khát vọng, lại được giáo dục theo định hướng phát triển toàn diện M ặt khác, họ chịu sự hạn ch ế tương đối lớn trong việc thoả m ãn nhu cầu giải trí của m ình M âu thuẫn này cho phép chúng ta tiếp cận được không chỉ nhu cáu giải trí và những trở ngại trong việc đáp ứng nó, m à cả những biến thái củ a hoạt động giải trí khi không được thoả mãn đầy đủ Tuy nhiên, chỉ phỏng vấn sinh viên thì thông tin còn phiến diện Điều này sẽ được bổ sung bằng phương pháp quan sát nhập cuộc (X m ục 8.4)

8.3 PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA VH s ự ĐÁP ÚNG NHU CẦU GIẢI TRÍ CỦA THANH NIÊN HÀ NỘI [Phụ lục 3, tr 197]

Phương pháp: Phỏng vấn sâu cá nhân đối với các chuyên gia.

Những người trả lời: G iám đốc Sở Văn hoá- Thông tin H à Nội; V iện trưởng Viện nghiên cứu thanh niên; G iám đốc Sở Thể dục thể thao Hà Nội; G iám đốc Cung văn h oá T hanh niên Hà Nội; M ột số giám đốc các nhà văn hoá cấp quận.

8.4 QUAN SÁT HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ CỦA THANH NIÊN HÀ NỘI [Phụ lục 4, tr 215]

Phương pháp: Q uan sát nhập cuộc qua m ạng Trí tuệ V iệt N am (m ạng máy tính nội địa) Phương pháp này thực hiện được vì m ạng TTVN có các hộp thư công cộng dành cho các dạng hoạt động giải trí khác nhau Thông tin trên các hộp thư Iiày phản ánh chân thực hoạt động củ a các nhóm sờ thích trên m ạng.

Khách thể quan sát: Những người sử dụng mạng TTV N , sống tại H à Nội, với cơ cấu nghề nghiệp đa dạng: 1- Học sinh/sinh viên (con em những gia đình khá giả); 2- Thanh niên trí thức, cần tìm thông tin và trao đổi trên m ạng; 3- Thanh niên

Trang 19

ỉàm nghể kinh doanh dịch vụ, cần giao dịch thương mại qua m ạng; 4 / Nhân viên văn phòng tại các cơ quan có nối mạng; Và thậm chí, 5/ Thanh niên đang tìm việc làm (con em các gia đình khá giả), tham gia mạng để “ giết thời g ian ” và “đỡ hư người”

Nội dung quan sát: Các hình thức hoạt động giải trí của thanh niên H à Nội trên m ạng và ngoài đời nhưng dùng mạng làm phương tiện liên lạc.

Để kiểm chứng độ tin cậy của những thông tin thu được kể trên chúng tôi bổ sung thêm những thông tin vi mô qua khảo cứu thứ 5:

8.5 ĐIỀU TRA VỀ SựĐẢP ÚNG NHU CẦU GIẢI TRÍ CỦA THANH NIÊN HÀ NỘI TẠI c ơ

SỞ (PHƯỜNG) [Phụ lục 5, tr 223]

Phương pháp điều tra: Bảng hỏi.

Khách thể điều tra: Cán bộ văn hoá phường.

Mẫu điều tra: Vì trên địa bàn nội thành Hà Nội chỉ có 102 phường, dung lượng tổng thể chung tương đối nhỏ, nên chúng tôi đã điều tra toàn bộ.

V à cuối cùng, để phác thảo về nhu cầu giải trí của thanh niên H à Nội được trực quan hơn và có tính thuyết phục hơn, chúng tôi tiến hành khảo sát thứ 6:

8.6 LẬP BẢN Đ ổ PHÂN B ố HỆ THốNG DỊCH v ụ GIẢI TRÍ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

[Phụ lục 6, tr 231]

Phương pháp: Đ iền dã thực địa, vẽ bản đồ.

Thiết kê mẫu: 3 quận nằm trong mẫu của cuộc điều tra thứ nhất: H oàn

K iếm , Đ ống Đ a và T ây Hổ.

Đối tượng khảo sát: Các điểm dịch vụ giải trí nhà nước và tư nhân.

9 C ơ CẤU CỦA LUẬN ÁN:

M ục lục

M ở đầu

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về giải trí và nhu cầu giải trí của thanh niên

Trang 20

Chương 2: Nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội hiện nay và sự đáp ứng

nhu cầu đó từ phía xã hội Chương 3: Xu hướng biến đối và các giải pháp nâng cao hiệu quả đáp ứng

nhu cầu giải trí cho thanh niên Kết luận

Chú thích

Phụ lục

Tài liệu tham khảo

Trang 21

Chương 1

M ỘT SỐ VÂN ĐỂ LÝ LUẬN VỂ G IẢI TRÍ

VÀ NHU CẦU GIẢI TR Í CỦA TH ANH NIÊN

1 Cơ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN c ứ u NHU CẨU GIẢI TRÍ:

1.1 MỘT SỐ HỌC THUYẾT, QUAN ĐIEM c ủ a c á c n h ả x ã h ộ i h ọ c l à m

C ơ SỞ NGHIÊN CỨU NHU CẦU GIẢI TRÍ:

* Cơ sở lý luận làm nền tảng nghiên cứu nhu cầu giải trí là lý th u y ế t về n h u

cầu: Theo Từ điển tóm tắt Xã hội học tiếng Nga: “Nhu cầu là đòi liỏi điêu gì đó

cần thiết đ ể đảm bảo hoạt động sống của cơ thể, của nhân cách con người, cùa

nlĩóm xã hội hoặc toàn x ã hội nói chung; là nguồn thôi thúc nội tại của hành động'

[174, tr 243]

Nhu cầu m ang tính sinh học, nhằm đáp ứng những đòi hỏi củ a sự phát triển

sinh học của COI1 người Nhưng mặt khác, nhu cầu lại mang tính x ã hội, thể hiện ở

chỗ: Thứ nhất, dù là của riêng mỗi cá nhân nhưng nhu cầu chỉ có thể được đáp ứng

nhờ nền sản xuất xã hội, bị nền sản xuất đó quy định, và vì vậy, chúng mang tính xã

hội rõ nét: Các nền sản xuất đưa ra những sản phẩm khác nhau nên nhu cầu được

thoả mẫn theo sự quy định của nền sản xuất Thứ hai, cũng những nhu cầu như

nhau nhưng mỗi thời đại, mỏi xã hội lại đáp ứng chúng theo những cách khác nhau,

phù hợp với điều kiện lịch sử và mức độ phát triển xã hội đó Max đã từng nói:

“Cùng là cái đói, nlìỉtng cái đói được tliođ mãn bằng dĩa và dao khác với cái đói

ngốn ngấu tliịt sống bằng bàn tay, móng tay và răng” (X chú thích 1, tr 166) Và

thứ ba, nhu cầu còn được đáp ứng trong khuôn khổ của phong tục tập quán (văn

hoá) của cộng đồng và bị quy định bởi văn hoá cộng đồng Chính bởi vậy nên mỗi

xã hội đều có văn hoá ẩm thực, văn hoá trang phục rất khác nhau.

Nhu cẩu giải trí, với tư cách là một nhu cầu của con người, cũng hàm chứa

Trang 22

R õ ràng, tính khách quan của nhu cẩu giải trí là không thể phủ nhận Nếu vì

lý do nào đó m à nhu cầu này không được đáp ứng thoả đáng, nó sẽ dẫn COI1 người tới các lệch chuẩn xã hội.

Các loại nhu cầu khác nhau không tồn tại đơn lẻ, tách rời, m à nằm trong mối quan hệ ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau, tương tác lẫn nhau Chúng tạo thành m ột hệ thống nhu cầu.

H ệ th ố n g n h u c ầ u được phân loại trên cơ sờ của nhiều tiêu ch í khác nhau:

- Theo tính chất: Có Nhu cầu tự nhiên (m ang tính bẩm sinh: nhu cầu ăn, ở,

m ăc, an toàn tính m ạng ) và N hu cầu xã hội (những nhu cầu do cuộc sống

xã hội tạo nên: nhu cầu học tập, sáng tạo nghệ thuật, làm chính trị )

- T heo đối tượng thoả m ãn nhu cầu: Có Nhu cầu vật chất (ăn, m ặc, m ua sắm các tiện nghi cá nhân và gia đình ) và N hu cầu tinh thần (giao tiếp, thưởng thức nghệ thuật, vui chơi- giải trí )

- Theo lĩnh vực hoạt động: Có Nhu cầu kinh tế, Nhu cẩu chính trị, Nhu cầu văn hoá, Nhu cầu giáo dục, Nhu cầu tâm linh,

- Theo phương thức sử dụng sản phẩm của xã hội: Có Nhu cầu sản xuất (sử dụng các sản phẩm có sán với m ục đích sản xuất ra các sản phẩm m ới) và Nhu cầu tiêu dùng (sử dụng các sản phẩm có sẩn cho sinh hoạt cá nhân hoặc gia đình )

Trang 23

- Theo mức độ cấp thiết phải đáp ứng: Có Nhu cầu tuyệt đối (các nhu cầu

thiết yếu cơ bản đảm bảo sự tồn tại của COI) người: ăn 110, mặc ấm, đổ dùng đầy đủ Những nhu cầu này nhất thiết phải được đáp ứng thì con người mới sống được) và Nhu cầu tương đối (những nhu cầu được nâng cao về mặt chất lượng: ăn ngon, mặc đẹp, đồ dùng tốt Những nhu cầu này được đáp ứng theo mức độ, tương ứng với trình độ phát triển của sản xuất xã hội

và khả năng tài chính của cá nhân)

- T heo nhóm xã hội: Có thể phân chia theo nhóm lứa tuổi (nhu cầu củ a trẻ

em , nhu cầu của thanh niên, nhu cầu của người già ) theo nhóm nghề nghiệp (nhu cầu của nhóm công nhân, nhu cầu của nhóm nông dân ) theo khu vực cư trú (nhu cầu của cư dân thành thị, nhu cầu của cư dân nông thôn )

Nhu cầu giải trí thuộc phạm vi nhu cầu tinh thần, là một bộ phận cấu thành

quan trọng củ a nhu cầu tinh thần (X Sơ đồ 2, tr 41).

Các tác g iả khi nghiên cứu về nhu cầu, đều thống nhất rằng nhu cầu là nguồn gốc m ọi hành động củ a con người [23, tr 117- 182] Chính khi m ột nhu cầu xuất hiện, sẽ hình thành trong con người m ột động cơ, thôi thúc hành động để thoả mãn nhu cầu đó N hà phân tâm học nổi tiếng Freud còn khẳng định rằng m ọi hiện tượng tâm lý (trong đó có nhu cầu) đều có nguồn năng lượng nuôi dưỡng, càng nhiều Iihu

;ầu thì nguồn năng lượng trong cơ thể càng lớn Nguồn năng lượng này tuân theo {Uy luật bảo toàn và ch uyển hoá năng lượng và cần được sử dụng hết N ếu không lược sử dụng hoặc bị dồn nén, năng lượng đó sẽ tìm cách giải toả trong giấc mơ, rong các hành động p há phách, lố lăng Còn khi được sử dụng đúng cách, nó có

hể thăng hoa và giúp các thiên tài làm nên những kiệt tác nghệ thuật V à như vậy,

ton người chỉ có thể phát triển toàn diện khi các nhu cầu của mình được đáp ứng

(ầy đủ Trong trường hợp ngược lại, họ sẽ bị kìm hãm và không thể phát triển hoặc ịhát triển lệch lạc.

Liên hệ với nhu cầu giải trí, điều này cũng được khẳng định: Khi nhu cầu gải trí được đáp ứng thoả đáng, trí não được thư giãn, tinh thần được thanh thản,

Trang 24

tâm hôn thêm trong sáng, đời sống cảm xúc thêm phong phú với nhiều rung cảm

thẩm mỹ Sự phát triển của COI1 người trở nên toàn diện Ngược lại, khi nhu cầu giải

trí không được đáp ứng đầy đủ, nguồn năng lượng tiềm ẩn không được sử dụng hết

sẽ bột phát ra ngoài và được tiêu hao vào những trò chơi nguy hiểm , những trò quậy

phá

* K hi nghiên cứu về nhu cầu giải trí không thể không dựa trên cơ sở củ a lý

th u y ế t T h ờ i g ia n rỗ i bởi các hoạt động giải trí diễn ra trong m ột khoảng thời gian

dành riêng- thời gian rỗi.

T heo K M arx, quỹ thời gian củ a xã hội và cá nhân được phân chia thành

thời gian lao động và thời gian tự do Thời gian lao động là khoảng thời gian tất yếu

mà m ỗi cá nhân buộc phải thực hiện công việc lao động để đảm bảo sự sinh tồn;

Thời gian tự do là k h oảng thời gian còn lại ngoài thời gian lao động, dành cho

những hoạt động m à cá nhân có quyền tự quyết định Với M arx, khái niệm “ thòfi

gian rỗ i” ch ư a xuất hiện, bởi khi đó các hoạt động giải trí chưa phong phú, công

nghiệp giải trí chưa ra đời Tuy vậy, M arx cũng đ ã từng coi thời gian tự đo là

khoảng thời gian dành cho sự thoải m ái, cho giải trí, và mở ra m ột khoảng trời cho

những hoạt đ ộ n g tự d o và sự phát triển [174, tr 300].

Theo T ừ điển tóm tắt Xã hội học tiếng N ga, thời gian rỗi được coi là khái

niệm đồng n g h ĩa với thời gian tự do, nghĩa là “phần thời gian ngoài lao động của

cá nhân (nhóm x ã hội) còn lại sau klii đ ã trừ đi chi p h í thời gian cho những hoạt

độr.g càn thiết không thể thiếu" [174, tr 67, 299] Tuy nhiên, từ điển này cũng giải

thích sự xuất hiện và phát triển của khái niêm Thời gian rỗi với tư cách m ột bộ phận

cấu thành trong cơ cấu củ a thời gian tự do.

Theo chúng tôi, Thời gian rỗi là khoảng thời gian mà trong đó con người

ktìô ig bị th ú c bách bởi các /lim cầu sinh tồn, không bị chi phối bởi bất c ứ nghĩa vụ

khá:h quan nào N ó được dành cho các hoạt động tự nguyện, theo s ở thích của chủ

t h ể thâm th o ả mân nhu câu tinli thần của con người (hoạt độnẹ i>iải trí).

Cấc nhà xã hội học marxist cho rằng việc sử dụng thời gian rỗi phụ thuộc

Trang 25

vào 1/ Mức độ phát triển của các nhu cầu cá nhân, mà trước hết là nhu cầu tinh

thần; 2/ T rình độ phát triển của giáo dục và văn hoá; 3/ Sự hiểu biết và các kỹ năng

mà một lĩnh vực hoạt động nào đó có được Nó phụ thuộc không chỉ vào điều kiện sống hiện tại của con người, mà còn vào sự giáo dục ở gia đình và nhà trường từ khi

họ còn nhỏ [170, tr 156-157].

Trong khi đó, Dumazedier (nhà xã hội học giải trí người Pháp) coi giải trí như sự biến đổi về chất của xã hội công nghiệp, từ chỗ bị bóc lột thô bạo bằng việc kéo dài thời gian lao động, người công nhân đã có được quyền nghỉ ngơi và giải trí

m à vẫn được hưởng lương Sự tiên đoán của ông về xã hội hậu công nghiệp được thể

hiện trong luận điểm về một “xã hội giải trí” [142], là xã hội mà thời gian lao động được rút ngắn tới mức tối thiểu nhường phần áp đảo cho thời gian rỗi, và mối quan tâm của xã hội không phải là làm gì để sống mà là làm thế nào để giải trí tốt hơn

Có thể hiểu được Dumazedier thông qua tiên đoán của Marx rằng ở xã hội tương lai, lao động không còn cực nhọc mà là lao động sáng tạo, mang lại niểm vui và trở thành một hình thức giải trí Khi đó, thời gian rỗi dành cho giải trí là thước đo sự

phát triển c ủ a xã hội Thời gian rỗi càng nhiều chứng tỏ năng suất lao động củ a xã

hội càng cao, càng tạo điều kiện cho con người thoát khỏi sự năng nhọc vất vả của lao động để phát triển mình một cách đầy đủ và toàn diện hơn.

C h ú n g ta có nhiều cấp độ thời gian rỗi khác nhau [23, tr 239], gồm :

- Thời gian tôi cấp ngày: Gồm hai dạng: 1/ K hoảng nghỉ giữa buổi lao động

để phục hồi sức lao động, chủ yếu là nghỉ ngơi thụ động và 2 / K hoảng nghỉ

sau m ột ngày lao động, cũng để phục hồi sức lao động nhưng không chỉ có

nghỉ ngơi thụ động mà CÒI1 gồm nhiều hoạt động giải trí chủ động khác.

- Thời gian rỗi cấp tuần (chỉ có ở xã hội công nghiệp): (N hững) ngày nghỉ cuối tuần.

- Thời gian rỗi cấp nam: Với xã hội nông nghiệp, đó là những ngày tết và

những ngày nông nhàn, tổng cộng 72 ngày [23, Tr 236] (Có thể ví dụ một

sô tết như tết Nguyên đán (1/1 AL), tết Đoan ngọ (5/5 AL), tết Trung

Trang 26

nguyên (15/7 AL), tết Trung thu (15/8 AL) )- Với xã hội công nghiệp, đó

là những ngày tết (đã giám bớt nhiều) và những ngày nghỉ lễ Ngoài ra,

công chức có kỳ nghỉ phép 15 ngày/ năm và học sinh- sinh viên có kỳ nghỉ

hè từ 1- 3 tháng tuỳ theo cấp học.

- Thời gian rỗi cấp đời người: Thời gian nghỉ hưu đối với xã hội công

nghiệp.

Thời gian rỗi với các cấp độ khác nhau cho phép thực hiện những hoạt động

giải trí khác nhau Vì thế, khi nghiên cứu về nhu cầu giải trí không thể không căn

cứ theo các cấp độ thời gian rỗi này.

* C ơ sở lý luận tiếp theo để nghiên cứu nhu cầu giải trí là th u y ế t H à n h

đ ộ n g x ã hội Các tác giả của thuyết này coi hành động xã hội là cốt lõi của m ối

quan hệ con người- xã hội, là cơ sở của đời sống xã hội của con người Theo

W eber, hành động xã hội là hành vi được chủ thể gắn cho một ý nghĩa chủ quan

nhất định. V à cái m à W eber gọi là “ ý nghĩa chủ q u an ” chính là ý thức [29, tr 128]

Đ ối chiếu với giải trí, chúng ta thấy giải trí cũng là hành động có sự tham gia của ý

thức, thể hiện ở sự lựa chọn của chủ thể về nhiều khía cạnh (hình thức giải trí, địa

điểm giải trí, những người cùng giải trí ) N ghĩa là, giải trí chính là m ột dạng hành

động xã hội.

T heo Parsons, hành động xã hội có một sô đặc trưng sau [29, tr 131 - 132]:

- H ành động xã hội được điều chỉnh bởi m ột hệ thống biểu tượng (ngôn ngữ,

quy tắc, ) ng h ĩa là những biểu tượng m à COĨ1 người sử dụng trong tương tác hàng

ngày G iải trí, với tư cách hành động xã hội, cũng được điều chỉnh bởi hệ thống

biểu tượng này (trong giải trí, các cá nhân tương tác với nhau thông qua ngôn ngữ)

và những biểu tượng khác nữa (những quy tắc của trò chơi).

- H ành động xã hội có tính chuẩn mực, luôn phụ thuộc vào hê giá trị- chuẩn

mực c ủ a xã hội Xét với giải trí: Các hoạt động giải trí được điều chỉnh bởi những

giá trị được xã hội công nhận rộng rãi Các cá nhân, khi giải trí, không thể không

tính tới hệ giá trị của xã hội.

Trang 27

- H ành động xã hội có tính duy lý, nghĩa là phụ thuộc vào nhận thức chủ

quan của chủ thể Nghĩa là, các cá nhân, một mặt, tuân theo hệ giá trị- chuẩn mực của xã hội, mặt khác, vẫn hành động rất khác nhau Khi giải trí cũng vậy, xem phim ảnh đổi truỵ là vi phạm hệ giá trị của xă hội Việt Nam, còn với những phim lành mạnh thì ai chọn thể loại nào lại tuỳ sở thích mỗi người.

V ận dụng luận điểm của Parsons [51, tr 262] sẽ thấy: với tư cách là hành

động xã hội, hoạt động giải trí chịu sự chi phối của 3 yếu tố tác động cơ bản: 1- Thực tê' của tình huống, 2- Nhu cầu của chủ thể hành động, và 3- Sự đánh giá tình huống của chủ thể hành động Nhu cầu là xuất phát điểm, nhưng thực tế của tình

huống là yếu tố khách quan không thể bỏ qua, buộc chủ thể phải cân nhắc trước khi

quyết định hành động Trong trường hợp này, có thể nảy sinh hai khả năng:

- Thực tế củ a tình huống phù hợp với nhu cầu của chủ thể hành động, hay

nói cách khác là nhu cầu giải trí gặp những điều kiện tương ứng c ó thể thoả mãn I1Ó

Khi đó, hoạt động giải trí sẽ diễn ra đúng theo nhu cầu của chủ thể.

- Thực tế của tình huống không phù hợp với nhu cầu của chủ thể hành động,

thì chủ thể phải tìm phương án tối ưu nhằm dung hoà sự xung đột này Khi đó, các hoạt động giải trí mà chủ thể mong muốn sẽ biến dạng thành các hoạt động khác, bị thay thế bởi các hoạt động khác, hoặc thậm chí hoàn toàn không được thực hiện.

C ăn c ứ vào hai k hả năng cụ thể nêu trên, chúng ta có thể đánh giá về mức độ

đáp ứng của xã hội đối với nhu cầu giải trí.

X uất phát từ luận điểm này, nghiên cứu nhu cầu giải trí là nghiên cứu các

dạng thức hoạt động giải trí cụ thể mà chủ thể thường tham gia; Nghiên cứu sự đáp

ứng nhu cầu giải trí là so sánh các loại hình hoạt động chủ thể thường tham gia với những hoạt động m à họ m ong m uốn, nếu chúng trùng khớp- nhu cầu giải trí được đáp ứng, nếu chúng càng khác biệt- mức độ đáp ứng càng giảm.

Trong mọi trường hợp, chủ thể luôn phải hành động theo cách có thể dung

hoà giữa lợi ích cá nhân và hệ giá trị của xã hội Đây là luận điểm cơ bản giúp

chúng ta tìm hiểu sự không trùng khớp giữa nhu cầu giải trí với các hoạt động giải

Trang 28

trí mà con người buộc phải tham gia trong những hoàn cảnh cụ thể để “lấp đầy”

thời gian rỗi củ a m ình Khi đó, hoạt động giải trí có thể phong phú nhưng nhu cầu

giải trí chưa chắc đã được đáp ứng thoả đáng.

* Trong điều kiên kinh tế thị trường, m ột bộ phận không nhỏ các hoạt động giải trí được đáp ứng thông qua hệ thống dịch vụ xã hội, theo quy luật thị trường

Mức độ đáp ứng nhu cầu giải trí phụ thuộc vào khả năng kinh tế của chủ thể Khi

quá trình phân tầng xã hội ở nước ta đang diễn ra ngày càng sâu sắc, thì sự phân

hoá trong khả năng tham gia giải trí và đáp ứng nhu cầu giải trí là điều không tránh

khỏi Bởi vậy, nghiên cứu về giải trí không thể đạt kết quả nếu không dựa trên cơ

sở của thuyết Phân tầng xã hội.

Theo Marx, từ khi xã hội Công xã nguyên thuỷ tan rã, các tổ chức xã hội loài

người không còn thuần nhất mà được phân chia thành những tầng lớp khác nhau,

m à ô ng gọi là các giai cấp Các tiêu ch í phân chia giai cấp là 1) Q uan hộ sở hữu đối

vói tư liệu sản xuất; 2) V ị trí trong hệ thống kinh tế xã hội; 3) Vai trò trong quản lý

xã hội; và 4) Mức độ và phương thức nhận thu nhập [29, tr 227] Trong đó, quan hệ

sở hữu là yếu tố quyết định Nói khác đi, các tiêu ch í phân tầng của Marx đều thuộc

lĩnh vực kinh tế hoặc do kinh tế quyết định.

Trong khi đó, W eber đưa ra m ột hướng tiếp cận 3 chiều T heo ông, xã hội

được phân chia thành những tầng lớp khác nhau căn cứ theo: 1- Địa vị kinh tế (tài

sản); 2- Địa vị chính trị (quyền lực); và 3- Địa vị xã hội (uy tín) [29, tr 231].

Phân tầng xã hội là nguyên nhân dẫn tới những khác biệt trong phương thức

hoạt động, lối sống giữa các cá nhân Khi đó, ở vào mỗi tầng lớp xã hội nhất định,

họ sẽ có phương thức giải trí khác nhau và có cơ m ay khác nhau trong việc đáp ứng

nhu cầu giải trí của mình Luận điểm này soi lối cho chúng ta khi tìm hiểu sự khác

biệt giữ a các tầng lớp xã hội trong nhu cầu cũng như k hả năng tham gia các hoạt

động giải trí.

1.2 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỂ NHU CẦU GIẢI TRÍ:

Trong thực tế của cách mạng Việt Nam và sự mới m ẻ củ a khoa học giải trí,

Trang 29

ch ú n g ta chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này Tưy vậy, quan niệm xã hội vể giải trí đang dần thay đổi theo chiều hướng tích cực nhờ sự xác định đúng đắn của

Đ ản g CSVN về vai trò của giải trí trong xã hội hiện đại „

Từ Đ ại hội lần thứ 6, Đ ảng ta đã xác định hướng phát triển chiến lược của

V iệt N ain theo Công cuộc Đổi mói, chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ bao cấp sang thị trường Đ ây thực sự là động lực thúc đẩy phát triển xã hội, khiến đời sống của toàn dân (và tất nhiên cả thanh niên) ngày càng được nâng cao không chỉ về kinh tế mà

c ả về văn hoá- tinh thần, trong đó, giải trí là m ột bộ phận không thể thiếu.

Trong tình hình đó, Đ ảng CSVN xác định lại những tiêu ch í xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt N am , trong đó có tiêu ch í về con người: “ Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn d iên ” [8, tr 9] Đ ể đạt được điều đó không chỉ cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu vật chất, m à quan trọng hơn, ý nghĩa hơn, chính ỉà đáp ứng nhu cầu tinh thần phong phú củ a cư dân, bao gồm cả nhu cầu học tập, thưởng thức nghệ thuật, vui chơi giải trí

M ặc dù không để cập trực tiếp tới giải trí và không sử dụng khái niệm giải trí, nhưng Đ ảng CSVN coi các hoạt động vui chơi lành m ạnh, văn hoá- văn nghệ- thể thao là m ột bộ phận không thể thiếu của đời sống văn hoá- tinh thần củ a cư dân

Nghị quyết TW 5 về “X ây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm

đà bản sắc dân tộc” đã chỉ rõ nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hoá lành m ạnh, đáp ứng những nhu cầu văn hoá đa dạng và không ngừng tăng lên của các tầng lớp cư dân [9, tr 9, 14]

Đ iều đó cũng được thể hiện rõ trong những chương trinh lớn và dài hạn

Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, phát triển văn hoá- nghệ thuật, chấn hưng nền văn hoá dân tộc Thêm vào đó, chê độ làm việc 40 giò/ tuần đã tăng thời gian rỗi cuối tuần củ a cóng chức nhà nước lên gấp đôi, thực sự m ở ra cho họ m ột khả năng rộng lớn đê Iighỉ ngơi phục hồi sức khoẻ và thoả mãn nhu cầu giải trí của m ình Bên cạnh

đó những cóng trình xây dựng các công viên, khu du lịch, khu vui chơi giải trí tại

Hà Nội trong thời gian qua cũng là biểu hiện sống động về sự quan tâm của Đ ảng

Trang 30

C ộng sản Việt Nam đối với việc đáp ứng nhu cầu giải trí cho cư dân.

Gần đây nhất, trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đ ảng

ta cũng xác định chiến lược phát triển văn hoá theo định hướng:

Tạo điều kiện để nhân dân ngày càng nâng cao trình độ thẩm mỹ và thưởng thức nghệ thuật, trở thành những chủ thể sáng tạo văn hoá, đồng thời hưởng thụ ngày càng nhiều các thành quả văn hoá Nâng cao chất lượng hệ thống bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng; đẩy mạnh xây dựhg thư viện, nhà văn hoá, nhà thông tin, câu lạc bộ sức khoẻ, sân bãi thể dục thể thao, khu vui chơi giải trí [11, tr 114-115]

Đ iều đáng nhấn m ạnh là văn kiện này, lần đầu tiên các khu vui chơi giải trí được đưa vào chiến lược phát triển văn hoá Dù chỉ đề cập trong m ột câu nhưng cũng chứng tỏ nhận thức của Đ ảng ta vể nhu cầu giải trí ngày càng khoa học, đúng hướng và ngày càng được nâng cao Đ iều đó đổng thời thể hiên sự quan tâm sâu sắc

củ a Đ ảng tới việc đáp ứng nhu cầu giải trí của cư dân.

Các học thuyết kinh điển và hiện đại nêu trên là cơ sở để chúng tôi triển khai nghiên cứu nhu cầu giải trí như sau:

2 NHU CẨU GIẢI TRÍ:

2.1 GIẢI TRÍ:

Theo từ điển X ã hội học, “G iải trí lù một dạng hoạt động của con người, đáp

ítng những nhu cầu p h á t triển của con người vê các m ặt th ể chất, trí tuệ và m ỹ h ọc

“Giỏi trí không chỉ là nhu cầu của từng cá nhân, mà còn lủ nhu cầu của đời sống cộng dồng” [125, tr 116]

Chúng tôi xin đề xuất m ột định nghĩa về giải trí như sau:

“G iải trí là hoạt động trong thời gian rỗi, nhằm giải toả củng thẳng trí não, tạo s ự hứng thú cho con người và là điểu kiện p hú t triển con người m ột cách toàn diện vê trí tuệ, thê lực và thẩm m ỹ”

T ừ định nghĩa này, có m ột số khía cạnh của giải trí cần lưu ý như sau:

Trang 31

T heo quan niệm phổ biến trước đây, giải trí được đặt đối lập với lao động

Nó được đồng nhất với tình trạng “ ăn không ngồi rồi” , là “ nguồn sinh ra mọi tật xấu” (n h àn cư vi bất thiện) và hầu như không được chấp nhận N gay trẻ em cũng bị phạt n ế u nghỉ ngơi giải trí không đúng giờ nghỉ Nếu hoạt động sản xuất được giám sát c h ặ t chẽ vì là điều kiện để xã hội tồn tại thì hoạt động giải trí (giống như tất cả những g ì ngoài lao động hoặc đối lập với lao động) được xác định m ột cách dễ dãi, thậm c h í tuỳ tiện N guồn năng lượng cho giải trí được coi là nguồn năng lượng không hiệu quả bởi nó không sinh ra các sản phẩm vật chất Trên thực tế, giải trí

không đối lập với lao động Ngược lại, I1Ó và lao động là những bộ phận cấu thành

của h o ạt động sống của con người.

H oạt động giải trí trong hệ thống các hoạt động của con người:

T heo Đ oàn Văn Chúc, trong bất kỳ xã hội nào cũng có 4 dạng hoạt động m à con người phải thực hiện [23, tr 224- 225]:

- N hững hoạt động lao động sản xuất để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của

cá nhân và xã hội Đ ó là nghĩa vụ xã hội củ a mỏi người.

- N hững hoạt động thuộc các quan hệ cá nhân trong xã hội như nuôi dạy con cái, chăm sóc gia đình, thăm viếng họ hàng, bạn bè Đ ó là ng h ĩa vụ cá nhân của m ỗi người.

- Những hoạt động thuộc đời sống vật chất của COI1 người như nấu nướng, ăn

uống, nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân Đ ó là hoạt động thoả m ãn nhu cầu vật chất của m ỗi người.

- N hững hoạt động thuộc đời sống tinh thần của cá nhân như thưởng thức nghệ thuật, chơi các trò chơi, sinh hoạt tôn giáo Đ ó là hoạt động thoả

m ãn nhu cáu tinh thần của mỗi người.

D ạng hoạt động thứ nhất được thực hiện theo quy tắc chung của xã hội, không thế tuỳ tiện theo ý thích hoặc hoàn cảnh củ a cá nhân Nó được xác định một cách nghiêm ngặt và được diễn ra trong khoảng thời gian dành riêng, với thời điểm

2.1.1 G iải trí - M ột dạng hoạt động xã hội:

Trang 32

v ì độ lớn được quy định chặt chẽ, m à K M arx gọi là thời gian tất yếu.

Ba dạng hoạt động còn lại cũng không thể thiếu, nhưng chúng được thực

hiện m ột cách linh hoạt tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi cá nhân Chúng được

diễn ra trong khoảng thời gian còn lại sau khi đã trừ đi thời gian tất yếu K hoảng

thòri gian dành cho những hoạt động đó được gọi là thời gian tự do (Thời gian tự do

còn có tên gọi khác là thời gian ngoài lao động), nghĩa là thời gian m à xã hội dành

cho cá nhân quyền tự do sử dụng.

Trong ba hoạt động sau thì hoạt động thứ tư m ang tính tự do hơn cả Nó

không gắn với m ột sự thúc bách sinh học nào, cũng không hề m ang tính cưỡng bức

Nc là dạng hoạt động hoàn toàn tự do m à cá nhân có toàn quyền lựa chọn theo sở

thí-h, trong khuôn khổ hệ chuẩn mực củ a xã hội Nó là bước chuyển từ những hoạt

đ ộ ig nghĩa vụ, bổn phận sang Iihững hoạt động tự nguyện Nó đổng thời cũng là

hoỉt động không vụ lợi, nhằm m ục đích giải toả căng thẳng thể chất và tinh thần để

đạt tới sự thư giãn, thanh thản trong tâm hồn, và cao hơn nữa là đạt tới những rung

c ả n thẩm mỹ Với tính chất đặc biệt như vậy, để phân biệt với các hoạt động trên,

người ta gọi nó là hoạt động giải trí và thời gian dành cho hoạt động giải trí được

gọi là thời gian rỗi.

N hư vậy, hoạt động giải trí tuy cũng diễn ra trong khoảng thời gian tự do

ngoài lao động, nhưng vì tính tự do củ a nó cao hơn hẳn, gần đạt mức tuyệt đối,

h o ài toàn phụ thuộc vào sở thích của chủ thể, nên, để phân biệt rõ hơn, người ta gọi

k hoing thời gian tự do dành cho hoạt động giải trí là thời gian rỗi.

2 12 Một số đ ặ c trưng cơ bản củ a giải trí:

- M ột một, giải trí là hoạt động trong thòi gian rỗi, nhưng ngược lại, không phả bất cứ hoạt động nào được thực hiện trong thòi gian rỗi đêu là giải trí

Trorg thời gian rỗi người ta có thể làm nhiều việc khác nhau: Có người tranh thủ

làm thêm kiếm sống hoặc học thêm nâng cao trình độ (khi đó thời gian rỏi đã bị

biến thành thời gian lao động); Cũng có người dùng thời gian rỗi để thực hiện

Iihữrg hoạt động không hể có tác dụng gì đối với sự phát triển toàn diện của cá

Trang 33

nhân, thậm chí là vô bổ hoặc có hại (la cà hàng quán, rong chơi không m ục đích hoặc hút hít m a tuý ) Những hoạt động lệch chuẩn như vậy không thuộc nội hàm khái niệm giải trí Hoạt động giải trí là những hoạt động tạo cho cá nhân m ột đời sống tinh thần trong sáng, lành mạnh, phấn chấn , giúp họ phát triển toàn diên

G iải trí là những hoạt động thuộc đời sống văn hoá- tinh thần.

- Giải trí hoàn toàn không phải sự nghỉ ngoi thụ động của con người mà

là những hoạt động mang tính chủ động. Nó là những hoạt động hoàn toàn tự do,

do m ỗi cá nhân tự lựa chọn và tham gia một cách chủ động, không hề bị thúc bách bởi m ột nghĩa vụ, bổn phận nào cả Nhân tố quyết định m ang tính tiên quyết của giải trí là sở thích cá nhân (với điều kiện phù hợp hệ chuẩn mực và hoàn cảnh thực

tế khách quan củ a xã hội) Bởi vậy, sự nghỉ ngoi thụ động không phải là giải trí

“ N ghỉ” là sự ngừng làm việc, ngừng hoạt động nhằm lấy lại sức lực vật chất, sự thăng bằng sinh lý để có thể tiếp tục làm việc sau đó Tất nhiên, lúc nghỉ có thể đọc báo, nghe nhạc nhưng đó chỉ là phụ, điều chính yếu là để cơ thể không hoạt động (N hưng nghỉ cũng khác với ngủ ban đêm) Nghỉ thuộc dạng hoạt động thứ b a và

m ang tính thụ động, trong khi giải trí thuộc dạng thứ tư (nằm trong phạm vi hoạt

độ n g tinh thần), m ang tính chủ động và tích cực.

Về điểu này, Seigíied Lehrl, chuyên gia não học thuộc Viện đại học Erlangen-

Nuremberg của Đức, đã chứng minh rằng sự lười biếng quá lâu của các tế bào thần kinh sẽ ảnh hưởng tới trí thông minh Ngay cả nhũng "giai đoạn lười biếng ngắn hạn" của não cũng gây hậu quả xấu Ông khẳng định: "Não hoạt động như mọi bắp thịt bình thường Để "bắp thịt" này nảy nở, phải năng luyện tập nó thường xuyên" Ở người cao tuổi, trí nhớ bị suy giảm, ngoài nguyên nhân sinh học, còn do

não không chịu hoạt động, không bị kích thích thường xuyên Thập niên 80, người

ta đã làm thí nghiệm trong 4 năm với 791 người trên 75 tuổi và nhận thấy rằng những người qua đời sớm đều có một điểm chung: cực kỳ thụ động về trí tuệ, không chịu hoạt động trí não [73, tr 54]

- Cái đích cuối cùng của giải trí là giải toả những căng thẳng về thể chất

và tình thần, đạt tói sự thư giãn trong tám hồn, và cao hơn nữa là những rung cảm thẩm mỹ. G iải trí là dạng hoạt động không vụ lợi, không nhằm m ục đích sinh tổn, m ục đích kinh tế hay chính trị nào cả Nó chỉ đơn thuần là hoạt động nhằm

Trang 34

thoả m ãn nhu cầu tinh thần của con người: thư giãn, giải sầu, tìm trạng thái hưng phấn, vui thích Vì lẽ đó, mọi hoạt động của con người, dù bằng hình thức nào, diễn ra ở đâu, như th ế nào, mà đạt được mục đích đó, đều là giải trí Ngược lại, những hoạt động thoạt nhìn có vẻ là giải trí nhưng vì lý do gì đó m à không đạt được tới m ục đích trên, đều không phải (hoặc không còn là) giải trí: C ùng là chơi bài, nếu đó là hoạt đ ộ n g không vụ lợi, chỉ để tiêu khiển, giải toả căng thẳng tinh thần hoặc thể chất, là hoạt động giải trí Nhưng nếu lại gắn với m ục đích kinh tế (ăn tiền) hoặc vụ lợi (cá cược điều gì đó) thì không còn là giải trí nữa.

2.1.3 Cơ cấu của hoạt động giải trí:

Có thể phân ch ia theo nhiều tiêu chí khác nhau:

+ Theo chức năng của các hoạt động: Có hoạt động giải toả căng thẳng thể chất (thể dục thể thao ), hoạt động giải toả căng thẳng tinh thần (nghe nhạc, dạo chơi, giao tiếp ), hoạt động nhằm đạt khoái cảm thẩm m ỹ (thưởng thức nghệ thuật)

+ Theo chủ thể tổ chức hoạt động: Có hoạt động cá nhân (nghe nhạc, làm

s '

thơ, đọc sách báo, tự giải trí ), hoat đông trong nhóm hạn c h ế (giao lưu với bạn bồ, tham gia các hoạt đ ộ n g cùng với họ), hoạt động tập thể (hoạt động cùng các đồng nghiệp hoặc trong m ột tổ chức đoàn thể nào đó), hoạt động công cộng ngoài xã hội

+ Theo địa điểm hoạt động: Có hoạt động giải trí tại gia đình, hoạt động giải trí tại nơi làm việc, hoạt động giải trí ngoài xã hội

+ Theo hình thức hoạt động: Có những hoạt động vui chơi (chơi các trò chơi, dạo chơi, ); các hình thức TDTT; thăm quan, du lịch; những hoạt động thoả mãn nhu cầu thưởng thức nghệ thuật (xem phim , c a nhạc, sân khấu ); những hoạt động sáng tạo nghệ thuật (tham gia các CLB năng khiếu hoặc các hoạt động nghệ thuật nghiệp dư); những hoạt động thoả m ãn nhu cầu giao tiếp (gặp gỡ bạn bè, trò chuyện, tâm sự ); những hoạt động thoả m ãn nhu cầu niềm tin (thăm các thiết ch ế tôn giáo, tham gia các lễ hội hoặc các hoạt động m ang tính tôn giáo như cúng tế, lễ vái xein b ó i ), v.v

2 1 4 C h ứ c n ă n g x â h ộ i c ủ a g iả i t r í :

Trang 35

- Chức năng đôi trọng của lao động: Giải trí là sản phẩm của lao động Lao

động phải đạt tới trình độ phát triển nhất định mới tạo được thời gian rỗi cho giải

trí Ngược lại, giải trí giúp con người phát triển toàn diện, và nhờ vậy, sẽ lao động

tốt hơn N ghĩa là có lao động thì mới có giải trí, giải trí tốt sẽ lao động tốt, lao động

tốt sẽ lại giải trí tốt hơn Cứ như vậy, lao động và giải trí nằm trong m ối tương tác

chặt chẽ, chuyển hoá cho nhau, tạo sự phát triển cho xã hội và cá nhân K hông có

lao đông thì không thể có giải trí đích thực Ngược lại, không có giải trí thì con

người sẽ chỉ còn là cỗ máy làm việc không ngừng nghỉ, không cảm nhận được ý

nghĩa củ a cuộc sống, không biết hưởng thụ những thành quả lao động của chính

m ình, và không thể phát triển m ột cách toàn diện Lao động và giải trí tạo nên hai

chiều cạnh cơ bản trong hoạt động sống của con người.

Chức năng tái nhận thức- tái sáng tạo: Người ta không thể đạt được mục đích giải trí thực sự khi những hoạt động giải trí không phải là những hoạt động tích

cực N ếu chỉ đơn thuần lặp đi lặp lại những thao tác cũ m òn, theo bản năng hoặc

theo phản xạ, không phải động não suy nghĩ, tìm tòi, phát hiện, thì chẳng m ấy m à

não sẽ bị ức chế, con người lại rơi vào trạng thái m ệt mỏi và căng thẳng, giải trí sẽ

không đạt hiệu quả N hưng một khi là những hoạt động m ang tính tích cực, giải trí

sẽ tạo hứng thú, giúp con người sảng khoái, lấy lại tinh thẩn để tiếp tục làm việc

Hơn thế, m ột số dạng hoạt động giải trí tích cực (thưởng thức hoặc sáng tạo nghệ

thuật) thậm ch í còn cho phép con người hồi suy về những gì họ đ ã được chiêm

nghiệm , tái sáng tạo thành những tác phẩm văn hoá, hoặc thưởng thức chúng để tái

nhận thức về cuộc sống.

Tác phẩm văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng, là toàn bộ những sản phẩm của

các lĩnh vực thuộc nhu cầu tinh thần (X Sơ đổ 2, tr 41) Như vậy, không chỉ khi

thưởng thức nghệ thuật mà ngay cả khi chúng ta tham gia một trò choi cũng là

thưởng thức một tác phẩm văn hoá Theo nghĩa đó, hàng ngày chúng ta vẫn sáng

tạo và thưởng thức các tác phẩm văn hoá [23, Tr 28],

- Chức năng thúc đẩy kinh tế: ở phương Tây, công nghiệp giải trí là một

trong những ngành kinh tế lớn nhất xét về lượng tiền mặt lưu thông, lợi nhuận và

khá năng tạo việc làm Lữ hành và du lịch hiện đang là ngành công nghiệp lớn nhất,

Trang 36

lơn hơn cả tổng sản lượng nông nghiệp hay sản lượng công nghiệp c h ế tạo ô tồ vốn

là những Iìgười khổng lồ trên thị trường thế giới.

Riêng Mỹ, công nghiệp giải trí gấp khoảng từ 5 tới 20 lần ngành công nghiệp

ô tô, du lịch và lữ hành, tạo việc làm cho 9 triệu người Nhưng vì không thể phân

loại chính xác những nghề liên quan tới giải trí và quỵ đổi chúng về những công việc chính thức, nên người ta lấy số lượng chi phí cho giải trí rồi quy đổi thành số lượng việc làm Nếu như khoảng 40 0 0 0 USD chi phí cho giải trí tương đương một

chỗ làm đầy đủ (full time) thì 10 tỷ USD chi phí cho giải trí được quy đổi thành

2 5 0 0 0 chỗ làm, chiếm khoảng 1 /4 tổng số việc làm năm 1990 Mỹ Chưa hết,

mỗi việc làm phục vụ giải trí lại liên quan tới những việc làm hỗ trợ, nghĩa là khoảng nửa tổng số công việc tham gia vào các mắt xích phục vụ giải trí [153].

Ở 1/5 trong số các bang của M ỹ, du lịch được xếp trong 3 ngành đứng đầu

về thu nhập và (hoặc) số lao động: Du lịch với 621 tỷ USD tiêu dùng, y tế với 604

tỷ USD và giáo dục với 331 tỷ USD [153] Chưa có thống kê đẩy đủ về vấn đề này ở Viét N am , nhưng theo quy luật phát triển khách quan, Việt N am không thể nằm ngoài guồng m áy kinh tế toàn cầu N ghĩa là giải trí ở Việt Nam cũng sẽ phải m ang lại lợi ích kinh tế tương tự.

N goài ra, giải trí đổng thời là nguồn động lực phát triển kinh tế Chính nó tạo nên “C ầu” cho kinh tế vươn lên cố gắng đáp ứng: D ụng cụ và quần áo thể thao, nhà

n g h :, khách sạn, các phương tiện và dịch vụ du lịch

Các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết 1 /3 thời gian của chúng ta được dành cho giải

trí; Người Mỹ chi tiêu khoảng 1 /3 thu nhập của mình cho mục đích giải trí [153Ị

Đối với nước Mỹ, khi nhìn lại th ế kỷ 20, có thể nói thành quả lớn nhất của công

nghiệp Mỹ không phải là xe hơi hay máy bay, mà là công nghiệp giải trí, với những thế giới giải trí kỳ diệu như Disneyland, trung tâm điện ảnh Hollywood, hệ thống

truyền hình giải trí, thị trường đĩa nhạc và trò chơi điện tử Công nghiệp giải trí đã đem lại cho ngân sách quốc gia những khoản tiền khổnq lồ, đẩy mạnh nền kinh tế địa phương, đưa nhữiig nhà kinh doanh trong lĩnh vực này lên hàng tỉ phú [70],

Ở V iệt N am , điều này chưa được thống kê đầy đủ, nhưng m ột điều không thê không nhận thấy là nhu cầu giải trí của người Việt cũng có xu hướng được nâng cao

và d í dạng hoá N ó cũng đã bắt đầu được xã hội lưu tâm đáp ứng với tư cách m ột

Trang 37

- Chức năng gắn kết cộng đồng: Giải trí có khả năng to lớn trong việc tạo dựng và củng c ố lực gắn kết cộng đổng và sự thoả mãn tính cộng đổng (V í dụ:

C ộng đồng tự hào về đội bóng/ đội văn nghệ của m ình )

Chúng ta có thể thấy biểu hiện của lòng tự hào dủn tộc được thể hiện rõ ràng

và đáng xúc động trong Giải bóng đá Tiger Cup 98 vừa qua, khi cả sân vận động cùng hát Q uốc Ca với đội bóng của m ình Có lẽ đó là một trong những lúc người ta cảm nhận rõ nhất sự liên kết với những người xung quanh và tự hào rằng: C húng ta

là người V iệt Nam.

Chính những hoạt động giải trí như bóng đ á có khả năng đáng ngạc nhiên trong việc tạo dựng sự liên kết giữa các thành viên xã hội Nó có thể xoá nhoà m ọi khác biệt về lứa tuổi, nghề nghiệp, quan điểm sống, định hướng giá trị, thậm ch í cả

m âu thuẫn trưóc đó củ a các c á nhân, cuốn hút họ vào một đam m ê chung (thưởng thức bóng đá), với m ột m ục đích chung (cổ vũ cho đội bóng yêu thích) Chính niểm say m ê đó tạo nên sự đồng cảm , tăng m ối liên hê, tương tác giữa các cá nhân, xây dựng nên những quan hệ xã hội mói.

- Chức năng củng cố cơ cấu gia đình: Những hình thức giải trí còn góp phần củ n g cố cơ cấu g ia đình, làm xuất hiện nhiều dạng thức quan hệ nội bộ, tăng ý nghĩa cuộc sống chung R ất nhiều hoạt động giải trí công cộng ngày nay cho phép

cả g ia đình cùng tham g ia bởi xã hội hiểu rằng rất nhiều người coi giải trí cùng gia đình là hình thức giải trí tốt nhất.

Điểu này đã được khẳng định bằng kết quả cuộc khảo sát của Kimberly J Shinew

và Laura Valerius thuộc ĐHTH Illinois của Urbana-Champaign năm 1996: Hầu hết

những người được hỏi đều cho biết phần lớn các hoạt động giải trí của họ được thực hiện cùng gia đình [151] Witt and Goodale (1981) cũng khẳng định tầm quan trọng của giải trí gia đình như là phương tiện giao tiếp và thư giãn, và là nhân tố thúc đẩy sự trưởng thành của các thành viên cũng như sự bển vữtig của gia đình Kraus (1984) thậm chí còn đi xa hơn khi tuyên bố nguyên nhân quan trọng của tội phạm vị thành niên chính là sự thiếu vắng lực gắn kết và mong m uốn giải trí cùng nhau giữa cha m ẹ và con cái Cơ sở của tuyên bô đó là kết quả cuộc nghiên cứu về

nhu cầu khách quan.

Trang 38

mối quan hệ giữa giải trí và tình trạng sử dụng m a tuý, mà theo đó, những thanh

niên tham gia tích cực các hoạt động giải trí cùng gia đĩnh thường không sử dụng

(hoặc sử dụng rất ít) ma tuý, và mối quan hệ này là tuyến tính tỷ lệ nghịch [149]

- Chức năng an sinh xã hội: Giải trí là m ột trong những phương pháp tốt nhất làm giảm thiểu chi phí y tế đang ngày càng tăng Đó chính là sự đầu tư tốt nhất

cho sức khoẻ và cuộc sống như ý.

Theo Viện nghiên cứu sức khoẻ Walnut Creek- California- thì chi phí dự tính cho

việc chăm sóc sức khoẻ ở Mỹ 5 5 0 0 U S $ / người/ năm có thể giảm 22% nhờ

chuyển đầu tư sang việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu và cuộc sống lành mạnh nhiều

hơn cho chữa bệnh Theo các nhà nghiên cứu Australia và Canada, giải trí có thể

giảm bảo hiểm sức khoẻ quốc gia xuống 10% Thậm chí, Robert Omstein và Paul

Erlich còn khẳng định: Sức khoẻ của chúng ta là kết quả của điều kiện vệ sinh tốt,

nước sạch, ch ế độ dinh dưỡng, lương thực an toàn chứ không phải của sự chăm

sóc y tế của các bác sĩ [154].

Đ iều này lại càng đúng với Việt N am , nơi m à chi phí y tế bình quân đầu

Ìgười chỉ có 4Ư S$/ người/ năm [25] Nếu trông cậy vào sự chăm sóc sức khoẻ của

Ìgành y tế thì khô n g thể hy vọng người V iệt nam khoẻ m ạnh được V ậy thì sức

íhoẻ củ a ch ú n g ta cẩn phải nhờ cậy vào chương trình thể dục thể thao, tập luyện và

ioạt động giải trí thường xuyên.

Chính nhờ những chức năng đó mà giải trí trở thành m ột bộ phận của mục

ách sự phát triển xã hội'. X ã hội phát triển là xã hội giải phóng con người khỏi

ríiững cực nhọc cù a lao động, biến lao động thành q uá trình sáng tạo, k éo dài thời

gan rỗi cho con người để đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của họ, trong đó giải trí là

mu cầu không thể thiếu, để đảm bảo sự phát triển toàn diện.

22 NHU CẦU GIẢI TRÍ:

G iải trí là nhu cầu của con người là vì nó đáp ứng những đòi hỏi bức thiết

cia cá nhân, m à nếu thiếu nó thì sự phát triển của họ không thể đầy đủ và toàn diện

Dtp ứng nhu cầu giải trí là một trong những phương tiện giúp con người phát triển

totn diên.

G iải trí là nhu cầu của COI1 người còn bởi I1Ó là động cơ của hoạt động giải

Trang 39

trí K hi xuất hiện nhu cầu giải trí, COIÌ người sẽ bị thôi thúc hành động để thoả mãn

nhu c ầ u đó.

2 2 1 B ả n c h ấ t c ủ a n h u c ầ u g iả i t r í :

2.2.1.1 Nhu cầu giải trí là nhu cầu hoạt động trong thcyi gian rỗi:

Lý thuyết về thời gian rỗi cho thấy: Ban đầu, trong cơ cấu quỹ thời gian của

xã h ộ ĩ, người ta m ới chỉ phân biệt thời gian luo động và thời gian tự do (với nghĩa tự

do k h ỏ i sự lao động và dành cho các hoạt động không phải là lao động sản xuất) (X tr 23) V ề sau, khi năng suất lao động xã hội được nâng cao, thời gian lao động ngày c à n g rút ngắn, khoảng thời gian tự do ngày càng nhiều và cơ cấu củ a nó càng phức tạp với những bộ phận nhỏ dành cho các dạng hoạt động đa dạng, thì việc

n g h iên cứu cơ cấu thời gian tự do trở thành một tất yếu khách quan Khi đó, m ột bộ phận c ấ u thành c ủ a thời gian tự do- bộ phận mang tính tự do nhất- dành cho các

hoạt đ ộ n g giải trí được phân biệt với các bộ phận khác bởi thuật ngữ Thời gian rỗi

(Đ iều này giải thích m ột thực tế: Trong những tác phẩm và cỏng trình nghiên cứu trước đ â y , khái niệm “Thời gian tự do” nhiều khi được sử dụng với nội hàm của khái n iệm “ Thời gian rỗi” m à chúng tôi đề cập trong luận án)

Có thể hiểu về thời gian rỗi qua cơ cấu thời gian trong ngày như ở sơ đổ 1.

Thời gian lao động các nghĩa vụ cá nhân các nhu cầu vật chất các nhu cầu tinh thần

Khi khô n g bị thúc bách bởi các nhu cầu sinh tồn, con người sử dụng thời gian rỗ i cho những hoạt động giải trí Nó đồng thời còn là thời gian để con người

p h á t limy hết những khả năng tiềm ẩn của mình Bởi chì có trong thời gian rỗi con người m ới tham g ia các hoạt động sở thích, bộc lộ và nàng cao những khả năng mà

Sơ đồ 1

Cơ cấu thời gian trong ngày

Thời gian đáp ứng Thời gian đáp ứng Thời gian đáp ứng

Trang 40

trong thời gian lao động không có điều kiện thể hiện.

Vì thời gian rỗi có những cấp độ khác nhau Iihư thời gian rỗi cấp ngày, thời gian rồi cấp tuần, thời gian rỗi cấp năm (X tr 24) nên hoạt động giải trí cũng có những cấp độ tương ứng:

- G iải trí cấp ngày bao gồm những hoạt động nhằm giải toả căng thẳng do công việc tạo ra trong suốt một ngày lao động Nó nhằm lập lại sự cân bằng về thể chất và tinh thần, tạo sự hưng phấn cho não bộ để chuẩn bị bước sang ngày lao động mới.

- Trong khoảng thời gian rỗi cấp tuần, ngoài những hoạt động giải trí như

ở thời gian rỗi cấp ngày, người ta còn có thể tham gia những hoạt động giải trí khác m à chỉ ở cấp tuần mới có thể thực hiện được Đ ó là những hoạt động đòi hỏi một khoảng thời gian rỗi liên tục tương đối dài như đi

d ã ngoại, tổ chức gặp mặt liên hoan với bạn bè, người thân

- Trong thời gian rỗi cấp năm, ở xã hội nông nghiệp thường có các lễ hội thờ cúng các vị thần thánh, cầu tài cầu lộc, cầu mưa thuận gió hoà để làm

ăn thuận lợi Còn ở xã hội công nghiệp, kỳ nghỉ cấp năm là khoảng thời gian thuận lợi để thực hiện những chuyến du lịch đi xa hoặc tham gia những chương trình giải trí dài ngày.

Đ ối với Viột N am , từ tháng 10/1999, cùng với thời gian làm việc 5 ngày/ tuần, thời gian rỗi cấp tuần chiếm phần đa số tuyệt đối trong quỹ thời gian rỗi của

th a ih niên công chức nhà nưóc Ví dụ với năm 2000, tổng số ngày nghỉ cuối tuần:

106 ngày, các ngày nghỉ khác: 10 ngày Ngoài ra còn nghỉ phép (đối với CB, CNV):

15 ngày, nghỉ hè: 30 ngày (đối với sinh viên) hoặc 90 ngày (đối với học sinh) Đ iều

đ ó dãn tới những thay đổi trong khuôn mẫu giải trí củ a bộ phận thanh niên này.

2.2.Í.2 Nhu cầu giải trí là nhu cầu phát triển toàn diện:

N hư đ ã nêu trong Từ điển Xã hội học, giải trí là một dạng hoạt động của con ngư ri, đáp ứng những nhu cầu phát triển của con người về các m ặt thể chất, trí tuệ

và mỹ học (X tr 29) M ặt khác, giải trí là hoạt động được thực hiện trong thời gian

Ngày đăng: 22/09/2020, 01:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w